Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5724:1993 Điều kiện kỹ thuật tối thiểu để thi công kết cấu bê tông

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5724:1993

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5724:1993 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Điều kiện kỹ thuật tối thiểu để thi công và nghiệm thu
Số hiệu:TCVN 5724:1993Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Xây dựngLĩnh vực: Xây dựng
Ngày ban hành:23/07/1993Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5724:1993

KẾT CẤU BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP - ĐIỀU KIỆN KỸ THUẬT TỐI THIỂU ĐỂ THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU

Concrete and reinforced concrete structures - Minimum technical conditions for execution and acceptance

Lời nói đầu

- TCVN 5724 - 1993 tương ứng với TÀI LIỆU K THUẬT THNG NHẤT số 21 của nước Cộng hòa Pháp: Thi công các công trình tông - Tập các điều khon kỹ thuật - 9/1984.

- TCVN 5724 - 1993: Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Điu kiện kỹ thuật tối thiểu đ thi công và nghiệm thu do Vin Xây dựng công nghiệp và công trình đô thị - Bộ Xây dựng biên soạn, Vụ Khoa học kỹ thuật - Bộ Xây dựng trình duyệt, Bộ trưởng Bộ Xây dựng ký duyệt ban hành theo Quyết định s 194 BXD/KHKT ngày 23/7/1993.

 

Chương I

MỞ ĐẦU

1.1

Đối tượng

1.2

Phạm vi áp dụng

 

1.21 Các công trình thông dụng

1.22 Các công trình công nghiệp

1.23 Các công trình chuyên dùng

Chương II

QUY ĐỊNH CHUNG VỀ VẬT LIỆU SẢN XUẤT BÊ TÔNG

2.1

2.2

2.3

2.4

2.5

2.6

2.7

2.8

Xi măng

Cốt liệu

Cốt thép

Chất phụ gia

Vật liệu độn

Nước

Bê tông thương phẩm

Cấu kiện đúc sẵn bằng bê tông cốt thép

Chương III

QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THI CÔNG KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP

3.1

3.2

Ván khuôn hệ thống dàn giáo

Cốt thép

3.21 Gia công cốt thép

3.22 Đặt và neo cốt thép

3.23 Hàn cốt thép

3.24 Cốt thép chờ

3.3

Bê tông

 

3.31 Chế tạo bê tông

3.32 Vận chuyển bê tông

3.33 Đổ bê tông

3.34 Tác động của các điều kiện môi trường

3.35 Tháo dỡ ván khuôn

3.36 Bịt kín, sửa sang và hoàn thiện

3.37 Đục và hàn gắn

3.4

Cấu kiện đúc sẵn bê tông cốt thép

Chương IV

CÁC ĐẶC TRƯNG TỐI THIỂU CỦA BÊ TÔNG

4.1

4.2

4.3

4.4

4.5

4.6

Phân loại các công trường

Hồ sơ thí nghiệm bê tông

Liều lượng tối thiểu của bê tông

Mác bê tông

Độ linh động

Cường độ lớn nhất của mẫu thử bê tông

Chương V

KIỂM TRA

5.1

5.2

5.3

Kiểm tra ván khuôn

Kiểm tra cốt thép

Kiểm tra bê tông

5.31 Kiểm tra vật liệu

5.32 Kiểm tra thiết bị

5.33 Kiểm tra bê tông

5.331 Bê tông tươi

5.332 Bê tông đã cứng

5.34 Kim tra theo các giai đoạn xây dựng

Chương VI

CÁC ĐẶC TRƯNG KÍCH THƯỚC CỦA CÔNG TRÌNH

6.1

Sai số kích thước

6.11 Công trình hoàn thành

6.12 Vị trí cốt thép

6.121 Lớp bảo vệ

6.122 Sai số

6.2

Trạng thái bề mặt

 

6.21 Mặt ngoài các mặt bên và mặt dưới

6.22 Lớp mặt ngoài bề mặt các tấm đan và sàn

Chương VII

BẢN VẼ VÀ THUYẾT MINH TÍNH TOÁN

PHỤ LỤC

 

 

1

Cường độ chịu nén mẫu thử bê tông

2

Sử dụng súng bật nẩy để xác định cường độ bê tông

3

Các chỉ tiêu kỹ thuật được sử dụng ở một số tiêu chuẩn nước ngoài hoặc quốc tế

4

Các tiêu chuẩn đã trích dẫn có liên quan trong tài liệu kỹ thuật thống nhất "thi công bê tông và bê tông cốt thép"

 

Tài liệu k thuật thng nht

KẾT CẤU BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP - ĐIỀU KIỆN KỸ THUẬT TỐI THIỂU ĐỂ THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU

Concrete and reinfoced concrete structures - Minimum technical conditions for excution and acceptance

CHƯƠNG I

MỞ ĐẦU

1.1 - Đối tượng

Tài liệu kỹ thuật thống nhất này bao gồm các quy định kỹ thuật tối thiểu xác định các điu kin thi công và nghiệm thu công trình bng bê tông và tông cốt thép: Với cốt liệu thông dụng, phù hợp với các tiêu chun sau đây:

- Tiêu chun thiết kế kết cấu bê tông cốt thép TCVN 5574 - 91

- Tiêu chun thi công và nghiệm thu kết cấu ng cốt thép toàn khối TCVN 4453 - 87

Đối với các điểm không thống nhất giữa tài liệu này và các tài liệu đã ban hành khác thì các bên ký hợp đồng có th tha thuận để thực hiện phù hợp với điu kiện cụ thể.

Các công trình hoặc các cấu kiện bằng bê tông hoặc bê tông cốt thép trong tài liệu này có thể đổ toàn khối hoặc đúc sn tại công trường hoặc nhà máy

Ghi chú: Tài liệu k thuật thống nhất này không dùng cho các trường hp sau đây:

- Các công trình làm bng bê tông cốt liệu siêu nặng hoặc cốt liệu nhẹ, bê tông l rng hoặc xốp và bê tông khối lớn.

- Các công trình đặc bit phải có quy định riêng cho thi công.

- Các cấu kin đúc sn được chế tạo bằng phương pháp phi truyn thống.

- Các công trình bng kết cấu bê tông ứng suất trước.

Tài liệu này được áp dụng khi thi công các công trình, thực hiện trong các điu kiện khí hậu và làm việc thông thường; Các công trình chịu tác động của các điều kiện khí hậu hoặc điều kiện làm việc đc biệt thì phi có các quy định bổ sung.

Tài liệu này xác định các công việc kiểm tra kỹ thuật tối thiu thuộc trách nhiệm của đơn vị thi công.

1.2 - Phạm vi áp dụng:

Phạm vi áp dụng bao gm:

1.21 - Các công trình thông dng

Tài liệu này áp dụng cho các công trình thông dụng. Đó là các loại công trình có tải trọng tạm thời phân b đều q tương đi nh so với tải trng thường xuyên p:

q < 2p kg/m2

hoc q 500kg/cm2

Chi chú: - Ti trọng tạm thời bao gồm các giá trị sử dụng, v nguyên tắc đó là giá trị tiêu chuẩn (TCVN - 2737)

- Loại công trình này thường bao gồm:

Các loại nhà ở và khách sạn.

Các nhà dùng làm văn phòng.

Các công trình trường học.

Các công trình bệnh viện.

Các công trình dùng cho thương nghiệp (Các ca hàng) trừ các nhà kho.

Các phòng biu din.

Vân vân

Một số trường hợp không thuộc loại này, như: Kết cấu công trình có các gối tựa nằm trên các cao độ khác nhau không gối chng lên nhau.

Các tải trọng tạm thời cục bộ tác động lên một cấu kiện của sàn (bàn sàn, dm phụ, dầm chính) và thường tác động theo các điều kiện sau đây:

Qn < max (200 kg ; Q/4)

Q - Tổng tải trọng tạm thời có th tác dụng lên cấu kiện đó.

Ghi chú: Ví dụ: Các ti trọng di động nhẹ, tác động của các kích, đ dùng trong nhà, các vách ngăn và các thiết bị có trọng lượng nhẹ khác (thiết bị, đường ống).

1.22 - Các công trình công nghip:

Tài liệu này cũng áp dụng cho các công trình công nghiệp. Đó là các loại công trình có tải trọng tạm thời phân b đều q tương đối lớn so với các ti trọng thường xuyên p:

q < 2p kg/m2

hoc q > 500 kg/m2

Loại này thường bao gồm các loại tải trọng cục bộ lớn, có thể là tải trọng di động và có thể gây ra tác dụng động.

Ghi chú: Loại công trình này thường là:

- Các nhà công nghip.

(Các nhà máy, các phân xưởng)

- Các nhà kho.

1.23 - Các công trình chuyên dùng:

Là các công trình có phạm vi áp dụng được giới hạn các bộ phận của các công trình thông dụng và công trình công nghiệp.

Ghi chú: Ví dụ: Một bãi xe con trong thành phố, có phn mái là mặt đường công cộng thì riêng phn mái này phải tuân theo các quy định riêng.

CHƯƠNG II

QUY ĐỊNH CHUNG VỀ VẬT LIỆU SẢN XUẤT BÊ TÔNG

Trong quá trình lưu kho, gia công chế tạo, vận chuyển và trộn bê tông tại hiện trường, tất cả các loại vật liệu để sn xut bê tông và bê tông ct thép phải được bo vệ chu đáo, chống ảnh hưởng xấu của môi trường khí hậu và tránh nhim bẩn; hoặc phải khắc phc sai sót ngay nếu cn để bo đm chất lượng của công trình.

Các loại vật liệu không ch rõ trong tài liệu này, có th được sử dụng nếu như có thí nghiệm riêng chứng tỏ sử dụng được và phải có sự đồng ý của chủ đầu tư.

Đối với các loại vật liệu đã có chứng ch Quốc gia hoặc Quốc tế thì có th không cần có một lun cứ nào, nhưng phải được sự đng ý của Chủ đu tư thì mi được sử dụng.

2.1 - Xi măng:

Xi măng sử dụng phải đáp ứng quy định của các Tiêu chuẩn sau:

Xi măng Poóc-lăng TCVN 2682 - 87

Xi măng Poóc-lăng Pudolan TCVN 4033 - 85

Xi măng Poóc-lăng x hạt lò cao TCVN 4316 - 86

Chủng loại và mác xi măng phải thích hợp với điều kiện sử dụng và điều kiện làm việc của bê tông, tính chất và vị trí của công trình xây dựng (như xi măng dùng trong vùng biển, v.v) và phải thích hợp với chủng loại cốt liệu.

Đối với các trường hp riêng hoặc đc bit, các loại xi măng khác có th được dùng trong phạm vi có ch dẫn sử dụng.

Việc sử dụng xi măng nhập khẩu phù hợp với tiêu chuẩn nước sn xuất, phụ thuộc vào các ch dẫn sử dụng loại xi măng đó. Cường độ chịu nén của một số loại xi măng nước ngoài được ghi trong phụ lục 3. Các chứng ch kỹ thuật cn phù hợp với sản phẩm. Nếu không có các chứng chỉ k thuật cần tiến hành các thí nghiệm tương ứng theo tiêu chuẩn Việt Nam.

2.2 - Cốt liệu.

Cốt liệu sử dụng đáp ứng các quy định của các tiêu chuẩn sau:

Cát xây dựng - Yêu cầu kỹ thuật - TCVN 1770 - 86.

Đá dăm, si, sỏi dăm dùng trong xây dựng - Yêu cầu kỹ thuật - TCVN 1771 - 86

Trường hợp trong hợp đng theo quy định ca ch đu tư bt buộc sử dụng các loại cốt liệu không phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam thì cần tiến hành các thí nghiệm chứng minh cốt liệu sử dụng:

- Đạt cường độ cn thiết theo thiết kế.

- Cùng với xi măng đã chọn tạo thành hỗn hợp bê tông có độ bn lâu thích hợp. Việc này phi qua nhng kinh nghiệm đã làm.

Ghi chú: Trường hợp dùng cốt liệu đặc biệt, cn theo các quy định riêng.

Kích thước lớn nhất của ct liệu tương ứng với kích thước công trình xây dựng và với khong cách giữa các cốt thép quy định trong tiêu chuẩn thiết kế hiện hành.

2.3 - Cốt thép:

Cốt thép sử dụng phi đáp ứng quy định của các tiêu chuẩn sau đây:

TCVN * - Thép xây dựng - Các yêu cu kỹ thuật.

TCVN 5574 - 91 - Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu bê tông cốt thép

Ghi chú: * Tiêu chuẩn: Thép xây dựng - Các yêu cu kỹ thut đang soạn thảo.

Để tránh nhm ln tại công trường, cấm sử dụng trong cùng một công trình những loại thép có cùng hình dạng hình học nhưng có tính chất lý hoặc chủng loại khác nhau.

Có thể sử dụng thép nhập khu theo tiêu chuẩn nước sn xuất, nếu có các chứng ch kỹ thuật bo đảm các tính năng tương ứng. Độ bền cơ học của một số loại thép nước ngoài được ghi trong phụ lục 3. Nếu không có các chng ch kỹ thuật thì phải tiến hành các thí nghiệm tương ứng theo Tu chuẩn Việt Nam.

2.4 - Chất phụ gia:

Các chất phụ gia được sử dụng có các đc trưng kỹ thuật đạt Tiêu chuẩn hin hành. Việc sử dụng phải phù hợp với hướng dn của đơn vị chế tạo. Chng loại và phạm vi áp dụng phải được phê duyệt. Nếu không có các chứng ch kỹ thuật được phê duyệt thì chỉ được sử dụng phụ gia sau khi đã tiến hành thí nghiệm trong phòng thí nghiệm và được cơ quan thẩm quyền cấp giấy phép sử dụng.

Ch được dùng Cloruacalcium và chất phụ gia có Clo trong một số trường hp cho phép trong TCVN.

Ghi chú: Tiêu chuẩn v các chất phụ gia sẽ được ban hành.

2.5 - Vật liệu độn:

Khi sử dụng các loại vật liệu độn cần tiến hành thí nghiệm đ có các chứng ch kỹ thuậtđược sự đồng ý của cơ quan thiết kế.

2.6 - Nước:

Nước dùng trong bê tông là nước được cấp từ h thống công cộng, cũng như các nguồn nước sinh hoạt khác. Trong các trường hợp khác, nước trộn bê tông cần được phân tích và phải phù hợp với các quy định của tiêu chuẩn:

"Nước cho bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật - TCVN 4506 - 87"

2.7 - Bê tông thương phẩm:

Việc sử dụng bê tông thương phẩm phải căn cứ theo các yêu cầu của công trình (cường độ, điều kin môi trường v.v) yêu cầu thi công và điu kiện khí hậu. Nếu không có đặc trưng kỹ thuật đã chuẩn hóa và không có bo hành, thì bê tông thương phẩm được kiểm tra như bê tông thông thường tại các công trường.

2.8 - Cấu kiện đúc sẵn bằng bê tông cốt thép:

Sau khi đã sửa chữa các hư hỏng nhỏ có thể xảy ra trong các giai đoạn chế tạo, chứa kho, giao nhận và vận chuyển, mỗi cấu kiện đúc sẵn và công trình hoàn thành phải bảo đảm đạt chất lượng cn thiết.

Ghi chú: Cấu kiện đúc sẵn nêu trên là các cấu kiện được đúc theo phương pháp truyền thống tại nhà máy hoc trên ng trường, được áp dụng đầy đủ các điều khon của tài liệu này.

CHƯƠNG III

QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THI CÔNG KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP

3.1 - Ván khuôn - Hệ thống dà giáo:

Ván khuôn và hệ thống dà giáo cn có đ độ cứng để tránh gây ra lún và biến dạng có hại do nhng tác động của ti trọng phát sinh trong quá trình thi công và ch yếu là do dầm bê tông.

Ván khuôn đ kín để tránh làm mất nước xi măng trong lúc dm rung bê ng.

Ghi chú: Ván khuôn đủ kín stác dụng bo v tốt bê tông khỏi bị khô và cũng có độ bền chng nhit để tránh phát sinh các vết nứt trên b mt bê tông.

3.2 - Cốt thép:

3.21 - Gia công cốt thép:

Cắt cốt thép bng phương pháp cơ học và không được cắt bng các phương pháp nhiệt, trừ trường hợp đối với loại thép tròn có giới hạn đàn hi nhỏ hơn hoặc bng 240 MPa.

Uốn cốt thép tiến hành từ từ vi tốc độ chậm, bằng phương pháp cơ học, như dùng mâm cặp hoặc các phương pháp khác cho phép uốn được các bán kính cong tối thiểu theo quy định (cấm đốt nóng).

Đối với các loại thép có gii hạn đàn hi lớn hoặc bng 400 MPa, có th uốn nóng nhiệt độ môi trường. Cấm duỗi thng các thép cán nguội hoặc có độ cứng cao.

3.22 - Đt và neo cốt thép:

Trong lúc đổ bê tông, cốt thép không được bám dính vẩy st, muội than và không dính đất, dầu, m.

Cốt thép được đặt đúng theo đúng các bn vẽ thiết kế, phù hợp với quy định tại điu 6.12 và chương VII.

Các cốt thép được neo buộc và kê cao trên mặt ván khuôn, sao cho các cốt thép này không bị xê dịch hoặc biến dạng quá mức trong lúc đổ bê tông.

Vị trí và loại miếng kê trong bê tông cần phù hợp với tính chất chịu lực sau này của công trình, nhất là bảo vệ ct thép chng ăn mòn và chống cháy.

3.23 - Hàn cốt thép:

Việc hàn cốt thép phải được tiến hành phù hợp với các quy định trong tiêu chun và phiếu chứng nhận cht lượng thép, kể cả khi hàn giữ cốt thép.

Việc hàn cốt thép phải được tiến hành trong các điu kiện tốt nhất để đảm bảo chất lượng mối hàn.

 3.24 - Cốt thép chờ: 

Nên có những quy định để cốt thép chờ không bị hư hại (duỗi, ct, v.v) và không gây thương tích hoặc tai nạn cho mọi người trên công trường.

3.3 - Bê tông:

Lựa chọn thành phần bê tông phi căn cứ vào các yêu cu của công trình xây dựng (khả năng chịu lực, điều kiện môi trường, v.v, xem chương IV) và các yêu cu thi công và các điu kiện khí hậu.

3.31 - Chế tạo bê tông:

Liu lượng các vật liệu sản xuất bê tông được cân đong theo trọng lượng hoặc th tích bằng các dụng cụ đo bo đảm khi lượng trong thi công.

Các sai số cho phép trong cân đong thông thường có thể áp dụng theo bảng 3.1. Khi hồ sơ thí nghiệm bê tông (ghi ở điu 4 - 2) có yêu cầu chặt ch thì phải xác định cụ thể đ đảm bo cường độ bê tông.

Bảng 3 -1

Thành phần

Sai số cho phép theo trọng lượng hoặc th tích (%)

Cường độ bê tông
< 25/30 MPa (1)

Cường độ bê tông
25/30 MPa (1)

Xi măng

+ 5 ; -3

+3 ; -2

Nước

±4

±3

Cát

±4

±3

Đá sỏi

±4

±3

Vật liệu độn

±4

± 3

Phụ gia

±5

±5

(1) Cường độ bê tông do trên mu trụ hoặc mẫu lập phương đ tuổi 28 ngày, xem 4- 4

Chế tạo bê tông bằng những phương tiện nhm bảo đảm hỗn hợp bê tông đng nhất và các cốt liệu được bọc kín trong vữa xi măng.

3.32 - Vn chuyn bê tông:

Vic vận chuyn từ nơi chế tạo đến nơi sử dụng, trước khi đổ bê tông phải bảo đảm chất lượng cn thiết, đặc biệt tránh cho bê tông khi phân tầng.

Nếu không có lý do đặc biệt cấm cho thêm nước vào bê ng sau khi vận chuyn đến chân công trình và trước khi đ bê tông.

Ghi chú: Nên thiết kế hn hp bê tông theo các phương tiện vận chuyển (khong cách vận chuyển - thi công bằng bơm vữa vv) và theo điều kiện thời tiết (đặc biệt là nhit độ)

3.33 - Đổ bê tông:

Khi đổ bê tông cn bảo đảm cho bê tông tiếp xúc đều với các mt ván khuôn và dọn sạch các vật tha bên trong ván khuôn.

Đối với ván khuôn có khả năng hút nước hoặc làm bay hơi nước thì cn tạo cho ván khuôn có độ m thích hợp, nhưng không được có lượng nước dư thừa.

Trước khi tông bt đu ninh kết, phi có các biện pháp thi công để bo đảm tính đồng nhất.

Ghi chú: Phải đặc biệt chú ý đến chiều cao rơi tự do của bê tông để không gây ra sự phân tng (chiu cao giới hạn hoặc quy định đặc biệt).

tông cn được dầm chặt bằng dm nén, dm rung hoặc rung từng lp với b dày thích hợp.

Sử dụng các loại phụ gia thích hợp trong bê tông có th dm bê ng được d dàng.

Khi đổ bê tông công trình theo từng giai đoạn liên tiếp, phải lập bn v thi công hoặc các chỉ dẫn đ xác định các mạch ngừng đổ bê tông, các chi tiết liên kết và tiến độ thi công các khối đổ, nhm tránh sự chờ đợi và tránh sự cố có thể xảy ra làm gim chất lượng bê tông.

Các b mt tiếp giáp của bê tông yêu cầu sạch sẽ, g ghề, có độ ẩm thích hợp và được xử lý để dính kết tốt bê tông với nhau.

Ghi chú: Các mặt ngừng của ng thi công theo chiu đứng và chiu ngang được giữ ẩm thường xuyên cho tới khi tháo ván khuôn của các phn khác.

Các mạch ngừng của bê tông thi công theo chiều ngang được rửa sạch và tưới ẩm không đọng nước trên mặt, trước khi đổ bê tông phn tiếp theo.

Có th rửa bằng các tia nước hoặc khí nén đ làm trơ các cốt liệu trên b mặt. Nếu không được thì có th xử lý bằng cơ khí, bằng hóa chất để dễ dính kết giữa các mặt bê ng đổ tiếp với bê tông đã đông cứng.

Mạch ngừng của bê tông thi công theo chiều đứng hoặc chiều nghiêng đã có ván khuôn hoặc đt lưới thép cũng cần được rửa sạch và tưới ẩm trước khi đổ bê tông phn tiếp theo.

3.34 - Tác đng của các điều kin môi trường:

Các quy định v chế tạo và thi công bê tông được dự kiến cho những điều kiện môi trường thông thường.

Khi các điều kiện môi trường (như nhiệt độ, độ m, gió) có thể dẫn tới tình trạng làm khô mt bê tông không bình thường thì sử dụng các biện pháp bo qun và bảo dưỡng.

Ghi chú: Phải đc biệt tuân th các quy định trong Tiêu chuẩn: Bê tông nặng - Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên TCVN 5592 - 91.

Nếu nhit độ của bê ng tươi trong lúc đổ vượt quá 30o C thì phải có các quy định bổ sung.

Ghi chú: Phải tuân theo các quy định trong Tiêu chuẩn: TCVN 4453 - 87.

3.35 - Tháo d ván khuôn:

Việc tháo dỡ ván khuôn h thống dà giáo ch được thực hiện khi:

- Đạt cường độ bê tông có xét đến nội lực công trình để tránh các biến dạng quá mức.

- Ván khuôn không còn tác dụng bảo vệ bê tông.

Các quá trình tháo d ván khuôn được thực hiện từng bước đ không gây ra ứng xuất đột ngột trong kết cấu.

Ghi chú: Đặc bit, có thể giảm thời hạn tháo d ván khuôn nếu giữ lại một hệ thống giằng chống thích hợp trong thời gian xác định.

3.36 - Bịt kín, sa sang và hoàn thin:

Các lỗ chừa dùng để thi công công trình có thể được giữ tới giai đoạn cuối và được xử lý thích đáng để bo đm chất lượng cần thiết khi công trình hoàn thành. Nếu công trình có một số khuyết tật cục bộ (như cốt thép không được bao bọc kỹ, bê tông bị rỗ, v.v ) thì trước khi sa chữa phải xem xét nh hưởng của các khuyết tt đối với chất lượng công trình. Việc sửa chữa khuyết tt cục bộ được tiến hành khi hoàn thành công trình.

Việc sửa sang lại (sửa phng bề mặt, rãnh, loại b rìa xờm, xử lý l rỗng) phi tuân theo các quy định về sai số kích thước của công trình hoàn thành.

3.37 - Đục và hàn gn:

Việc đục và hàn gn sau khi bê tông đã đông cứng được tiến hành không tác hại tới yêu cầu chất lượng của công trình hoàn thành.

3.4 - Cấu kiện đúc sẵn bê tông cốt thép:

Các giai đoạn lưu kho, gia công, thi công và ging néo cấu kiện đúc sn được thực hin đ bảo đm chất lượng yêu cu của cấu kiện và của công trình hoàn thành sau khi đã xử lý các hư hỏng nh sinh ra trong các giai đoạn trên.

Các cấu kiện đúc sn phải được bảo đảm v ổn định trong suốt các giai đoạn trên.

CHƯƠNG IV

CÁC ĐẶC TRƯNG TỐI THIỂU CỦA BÊ TÔNG

Các đc trưng tối thiu của bê ng và vật liệu sản xuất bê tông, được xác định theo phân loại các công trường thi công. Việc phân loại này ghi điu 4.1.

Khi bt đu m công trường, bên nhận thu phi cung cấp mt số h sơ thí nghiệm các loại bê tông sử dụng. H sơ này được quy định điều 4.2 theo loại công trường.

Hồ sơ thí nghiệm này bao gồm những kết quả thí nghiệm và những thông tin cn thiết khác, có thể được lập:

Hoặc riêng cho công trường có liên quan.

Hoặc lấy toàn bộ hoặc từng phần những công trường ơng tự trước đó.

Hoặc lấy nhà máy bê tông thương phẩm.

Nếu tiến hành kiểm tra các đặc trưng ti thiểu của các công trường nhỏ (loại A, loại B) theo quy định ở phần sau, thì phải tuân thủ liều lượng xi măng tối thiểu trong bê tông và cường độ lớn nhất mẫu th, được ghi trong mục 4.3 và 4.4.

4.1 - Phân loại các công trường:

Việc phân loại các công trường nhằm mục đích bảo đảm những mức đ kim tra khác nhau, phụ thuộc vào:

- Khối lượng công việc thi công bê tông.

- Kết quả của việc thi công có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuối cùng của công trình theo yêu cầu của thiết kế.

Ghi chú: Công việc thiết kế đã đề cập đến:

- Các mức độ tác động của nội lực.

- Các phương pháp thi công.

- Các yêu cầu v độ bền lâu dài.

Các yêu cu v độ bn lâu dài không đưa vào việc phân loại công trường. Nó ch liên quan tới các quy định dưới đây:

- Vị trí cốt thép (điu 6.12)

- Liều lượng xi măng tối thiu (điều 4.3)

- Lựa chọn cùng loại xi măng (điều 2.1)

Loại A:

ng trường rất nhỏ, phù hợp với những điều kiện sau đây:

- Công trình xây dựng gồm có nhiu nhất là hai tầng gác trên tng trệt và một tng hầm;

- Ch có những cấu kiện bng bê tông cốt thép thông thường với khẩu độ nh, không có công-son lớn hoặc cột mnh.

Ghi chú: Theo tiêu chuẩn thiết kế TCVN 5574 - 91 thì độ mnh của cấu kiện được xác định như sau:

- Độ mảnh của cấu kiện có tiết din bất kỳ:

l - l0/r ; trong đó: l0 - chiu dài tính toán ca cấu kiện

r - bán kính quán tính chính nh nhất của tiết diện.

- Độ mnh của cấu kiện có tiết diện chữ nhật:

l = l0/b; trong đó: b - cạnh nh nhất của tiết diện chữ nht.

Cột có độ mảnh lớn nhất hoặc bng 48 đối với tiết diện bất kỳ, hoặc lớn nhất hoặc bng 14 đối với tiết diện chữ nhật là loại cột có độ mảnh thông thường.

Loại công trường này bao gồm những ngôi nhà cá biệt độc lập hoặc song lập, có s lượng ít.

Loại B:

Công trường loại nhỏ, phù hp với những điu kiện sau đây:

- Công trình xây dựng có trên năm tầng gác trên tầng trệt và một tng hầm.

- Ch có những cấu kiện thông thường bng bê tông cốt thép với khẩu độ nh, không có công-son lớn và cột mảnh.

Ví d:

Thuộc loại này gồm có những công trình nhà có hai mươi căn hộ hoặc một tổ hợp nhà có hai mươi biệt thự, khối lượng, bê tông thi công không vượt quá khoảng 1000 m3. Những giới hạn này có thể điều chnh bằng những tài liệu riêng của h sơ hợp đồng: giới hạn này có th được tăng lên trong trường hợp công trình kỹ thuật đơn gin, công trình không vượt quá 50 căn hộ và 2500 m3; Có thể được gim đi trong trường hợp là công trình phc tạp.

Loại C:

Công trường loại trung bình, ch bao gm những cấu kiện có kích thước và nội lực thông thường.

Ví d:

Thuộc loại này như tổ hợp công trình nhà nhiều nhất là 16 tng, một tổ hợp lớn nhiu gian nhà, một công trường xây dựng nhà hành chính hoặc văn phòng, một công trình công nghiệp thông thường, có khối lượng bê tông thi công không vượt quá khoảng 5000 m3.

Loại D:

Công trường loại ln, ch bao gm những cấu kin có kích thước và nội lực thông thường.

Ví d:

Thuộc loại này gm có những tòa nhà có chiu cao lớn, các kho công nghiệp có sức chịu ti lớn, các tổ hp th thao có kích thước lớn.

Loại E:

Công trường có những cấu kin đặc bit:

Công trường thuộc loại nhỏ, trung bình hoc lớn theo các điều kiện thuộc các loại A; B; C hoặc D nhưng có các cấu kiện đặc biệt như công-son lớn, cột rất mnh, sàn có khẩu độ lớn, kỹ thuật sử dụng phức tạp, cường độ chịu nén mẫu th bê tông nhỏ nhất bằng 30 MPa đo trên khối lập phương hoặc 25 MPa đo trên khối trụ.

Ghi chú: 1. Cường độ chịu nén mẫu th bê tông Rcn28 được xác định phụ lục 1.

2. Các công trường tương ứng của loại A; B; C; D ký hiệu bằng chữ AE; BE; CE; DE tùy theo mức độ quan trọng.

Trước khi m công trường, phải thông báo cho đơn vị thi công biết danh mục các cấu kin đặc biệt có thể có.

4.2 - Hồ sơ thí nghiệm bê tông:

Trước khi khởi công, bên nhận thu phi cung cấp hồ thí nghiệm bê tông theo phân loại công trường. H sơ này phải đáp ứng những yêu cu của bng 4.1 dưới đây.

Loại E không có trong bng vì đối với những cấu kiện thông thường loại này, người ta tham khảo các loại A; B; C hoặc D và đối với những cấu kiện đặc biệt ở loại này, có th tham khảo loại D.

Bng 4.1

TT

Đc trưng của bê tông

A

B

C

D

1

Nguồn gốc của cốt liệu.

x

x

x

x

2

Phân tích thành phần hạt của cốt liệu.

 

 

x

x

3

Thí nghiệm độ sạch của cát ("tương đương").

 

 

x

x

4

Chủng loại, định hạng và ngun gốc của xi măng.

x

x

x

x

5

Phân tích nước nếu không phải là nước ở hệ thống công cộng hoặc nước sinh hoạt.

x

x

x

x

6

Liều lượng các vật liệu sản xuất bê tông.

x

x

x

x

7

Ngun gốc, liu lượng và cách sử dụng các chất phụ gia.

x

x

x

x

8

Thí nghiệm độ sụt (bằng côn Abrams).

 

 

x

x

9

Thí nghim cường độ phá hoại mẫu th tuổi 28 ngày:

 

 

 

 

 

- Hoặc với 2 nhóm mẫu: mỗi nhóm có 3 mẫu thử, mỗi mu thử lấy ở một m vữa khác nhau, cả 3 mẫu thử cùng một nhóm mẫu lấy trong thời hạn lâu nht là một tháng, hai nhóm mẫu này cách nhau nhiu nhất là 6 tháng.

 

x

x

 

 

- Hoặc với 3 nhóm mẫu: mỗi nhóm có 3 mẫu th, cả 3 mu thử trong cùng một nhóm mẫu lấy ở cùng một mẻ vữa, toàn bộ những lần lấy mẫu được tiến hành trong thời hạn lâu nhất là một tháng.

 

x

x

x

10

Mô t các phương tin trộn bê tông.

x

x

x

x

11

Mô t phương tiện đổ bê tông.

x

x

x

x

12

Cường độ mu thử bê tông (xác định theo phụ lục 1).

 

 

x

x

Ghi chú: Cường độ một loại bê tông ch được công nhận khi có đ số lượng tối thiu các thí nghiệm tiến hành trong một thời gian nhất định. Nhưng không cần quy định thời hạn giữa giai đoạn thí nghim và giai đoạn lập hồ sơ thí nghiệm.

H sơ thí nghiệm được lập từ những tài liệu mẫu có sẵn của đơn vị thi công hoặc trên cơ s những chỉ dẫn do nhà máy bê tông thương phẩm cung cấp.

Bê tông dùng trong thi công phi có đủ đặc trưng nêu trong h sơ thí nghiệm.

Nếu thay đổi một trong những đặc trưng trên phải lập một h sơ thí nghiệm mới.

Các thí nghiệm phá hoại trên mẫu lập phương 150 x 150 x150 hoặc trên mu trụ có đường kính 150, chiều cao 300 cho phép dùng để xác định cường độ của bê tông (xem phụ lục 1).

4.3 - Liều lượng tối thiểu của bê tông:

Liều lượng xi măng tối thiểu trong những công trình bê tông cốt thép được chọn theo các ch tiêu cường độ nêu trong tiêu chuẩn thiết kế và tính toán công trình và theo các ch tiêu v độ bn lâu dài dưới đây, có xét đến những khả năng phá hoại của bê tông và cốt thép.

Căn cứ vào mức độ phá hoại của công trình và đối với các bộ phận kết cấu bê tông cốt thép ngoài trời bị xâm thực, tùy theo kích thước tối đa của cốt liệu trong bê tông, liều lượng tối thiểu của các loại xi măng Poóc- lăng và các loại xi măng có cường độ tương đương theo quy định ở bảng 4.2 dưới đây:

Bảng 4.2

Loại cỡ hạt cốt liệu

Liều lượng xi măng tối thiểu đối với công trình ở ngoài trời (kg/cm3)

Qua sàng lỗ vuông

Qua sàng lỗ tròn

Không có xâm thực đặc biệt

Điều kiện xâm thực mạnh (1)

10

12,5

330

420

16

20

300

385

20

25

290

370

(1) - Nước biển - Gần bờ biển - Nước có nồng độ sunphat canxi > 5

Trong các trường hợp trung gian, trị số được xác định bng nội suy.

Đối với các kết cấu nằm trong nhà thì không cn tuân theo bảng 4.2.

Khi độ đng nhất của khối bê tông không được đảm bo thì phải quy định liu lượng xi măng tối thiu lớn hơn.

Đối với các công trình loại A hoặc B có những điều kiện thẩm tra giới hạn như được nêu ở điều 5.33, nếu không có chứng minh đặc biệt thì nên tuân th theo các liu lượng tối thiểu sau đây:

Bảng 4.3

Chủng loại công trình

Liều lượng xi măng tối thiểu (kg/m3)

Xi măng P400

Xi măng P300

Bê tông không có cốt thép

300

350

Bê tông cốt thép

350

-

Ghi chú: Được coi như có chứng minh đặc bit khi có dn chứng những kết quả mới nhất về thẩm tra một công trường loại C hoặc D, hoặc dn chứng một h sơ thí nghiệm mới nhất bao gồm các chứng minh cần có đối với các loại C hoặc D. Mọi kết quả thí nghiệm trong vòng một năm tr lại có thể được coi là mới nhất.

Nếu bên nhận thầu thi công một công trường loại A hoặc B tuân th các điều kiện thẩm tra của loại C thì không cn thực hiện giới hạn v liu lượng tối thiu như quy định ở bảng 4.3.

4.4 - Mác bê tông

Cường độ chịu nén mu thử bê tông là cơ sở chung dùng đ thiết kế thi công và gii trình các mẫu thử bê tông. Giá trị này được xác định bằng cường độ chịu nén độ tuổi 28 ngày trên các mẫu trụ 150 x 300 (R nt28) hoặc mẫu lập phương 150x150x150 (R nl 28) được xác định với xác suất bảo đảm 95%.

Mác bê ng được xác định theo bảng sau:

Bảng 4.4

Loi mu thử

Đơn vị

Mác bê tông

M

M

M

M

M

M

M

M

M

M

150

200

250

300

350

400

450

500

550

600

Trụ lập phương

MPa

12

16

20

25

30

33

35

40

45

50

MPa

15

20

25

30

35

40

45

50

55

60

Ghi chú:

1/ Các trị số có gạch dưới được sử dụng phổ biến theo tiêu chuẩn Châu Âu.

2/ H s tính đổi giữa mẫu lập phương và mẫu trụ, ghi trong phụ lục 1, không phải hoàn toàn chính xác trong mọi trường hợp.

Khi bắt đu thiết kế phải chỉ định rõ làm thí nghiệm trên mẫu lập phương hay mẫu trụ.

Ghi chú: R nt 28 - cường độ nén mẫu hình trụ ở 28 ngày tuổi.

R nl 28 - cường độ nén mẫu lập phương 28 ngày tuổi

4.5 - Độ linh động

Độ linh động của bê tông được đo bng thiết bị côn Abrams là đặc trưng thể hiện khả năng thi công bê tông.

Bê tông được phân thành 4 mức độ theo bảng sau:

Bảng 4.5

Mức độ linh động

Độ sụt (cm)

Sai số (cm)

Cứng

1 - 4

± 1

Khô

5 - 9

± 2

Rất dẻo

10 - 15

± 3

Lng

≥ 16

± 3

Mức độ linh động hoặc trị số đo phải phù hợp với các thiết bị thi công do đơn vị thi công đề nghị tùy theo chủng loại kết cấu và tính chất bề mặt công trình, được xác định trong bản thuyết minh thí nghiệm các mẫu th bê tông.

4.6 - Cường độ lớn nhất của mẫu thử bê tông

Đi với các công trình loại A hoặc B tuân theo các điều kiện kiểm tra nêu ở điu 5.33 thì cường độ chịu nén lớn nhất mẫu thử bê tông nên đạt được trị số nêu ở bảng 4.6 sau đây đối với xi măng loại P400.

Bảng 4.6

Chứng minh đặc biệt

Loại công trường

R n28 ở mẫu lập phương (MPa)

R n28 ở mẫu trụ (MPa)

Liu lượng xi măng (kg/m3)

Liều lượng xi măng (kg/m3)

350

400

350

400

A

19

24,5

16

20

B

21,5

27

18

22,5

Không

A hoặc B

24

30

20

25

Nếu bên nhận thầu thi công ở một công trường loại A hoặc B thực hiện các điều kiện kiểm tra của loại C thì không cần tuân theo các giá trị nêu ở bảng 4.6 trên đây.

Ghi chú: Có thể coi là có chứng minh đc biệt khi có dẫn chứng những kết quả mới vkiểm tra một công trường loại C hoặc D, hoặc dẫn chứng một hồ sơ thí nghiệm mới bao gồm các chứng minh cần có đối với các loại C hoặc D. Mọi kết quả thí nghiệm trong vòng một năm trở lại có thể được coi là mới.

CHƯƠNG V

KIỂM TRA

Việc kiểm tra kỹ thuật tối thiểu thuộc trách nhiệm của cơ quan thi công. Việc đt mua vật liệu phải theo các quy định ở chương II.

5.1 - Kiểm tra ván khuôn.

Trước khi đổ bê tông phải tiến hành kiểm tra:

- Cường độ, độ cứng, vị trí, miếng kê chèn của dà giáo.

- n định của ván khuôn.

- Hình dạng hình học.

- Rửa sạch.

- Chuẩn bị bề mặt

- Độ ẩm.

- Chống thấm nước xi măng.

5.2 - Kiểm tra cốt thép.    

Bảng 5.1

 

Nghiệm thu cốt thép để gia công hoặc đã gia công

Cốt thép đã lắp đặt trước khi đóng xong cốp pha hoặc trước khi đ bê tông.

Phương pháp kiểm tra hoặc thí nghiệm

Xem phiếu giao hàng.

Xem hàng giao nhận bng mắt thường.

Trường hợp chung: kiểm tra bằng mắt thường.

Trường hợp đặc biệt (1) kiểm tra bằng mắt thường có xác nhận bằng một số biện pháp kiểm tra (2)

Mục đích

Bảo đm hàng giao nhận phù hợp với đơn đt hàng

Theo đúng bn vẽ, đt đúng vị trí và đặt sai số cho phép

S lần kiểm tra

Từng đợt giao nhận

Mỗi lần đ bê tông bằng sự kiểm tra thăm dò.

(1) - Ví dụ ở những vùng đt cốt thép phức tạp mà vị trí và hình dạng cốt thép có vai trò xác định hoặc thép của tấm công-son.

(2) - Kết quả kiểm tra ghi thành văn bn.

5.3 - Kiểm tra bê tông.

Công việc kiểm tra bê tông phụ thuộc vào phân loại công trường ở điều 4.1.

Loại E không quy định trong phn này, vì đối với những cấu kiện thông thường thuộc loại này thì căn cứ vào các loại A, B, C hoặc D và đối với những cấu kiện đặc biệt ở loại này thì căn cứ vào loại D, trừ việc kiểm tra bê tông (điều 5.33).

5.31 - Kiểm tra vật liệu.

Kiểm tra vật liệu được quy định ở bảng 5.2 dưới đây:

Bảng 5.2

S TT

Vật liệu

Phương pháp kiểm tra hoặc thí nghiệm

Mục đích

Số lần kiểm tra

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

1

Xi măng

Xem phiếu giao hàng

Bảo đảm việc giao hàng

theo đúng đơn đt hàng

Mỗi lần giao hàng

a

b

2

 

Xem phiếu giao hàng

Bảo đảm việc giao hàng

theo đúng đơn đặt hàng

Mỗi lần giao hàng

c

3

Cốt liệu

Kiểm tra vật liệu bằng mắt thường

So sánh với trạng thái thông thường về thành phần hạt, hình dạng và hàm lượng tạp chất

Mỗi lần giao hàng

 

4

 

Phân tích thành phn hạt bằng lưới sàng

Xem xét có phù hợp với thành phần hạt dự kiến

- Trong lần giao hàng đu tiên của nguồn cung cấp mới đối với loại C và D.

- Trường hợp có nghi ngờ sau khi kiểm tra bằng mắt thường

 

5

 

Độ sạch của cốt liệu.

Thí nghiệm độ sạch của cát

Đánh giá sự có mặt và s lượng tạp chất

- Trong lần giao hàng đầu tiên của nguồn cung cấp mới đối với loại C và D.

- Trường hợp có nghi ngờ sau khi kiểm tra bằng mắt thường.

- Theo định kỳ loại C: 500m3/1 ln; loại D: 150m3 bê tông tương ứng/1 lần

 

6

Phụ gia

Xem phiếu giao hàng và nhãn bao

Bảo đảm hàng giao phù hợp với đơn đặt hàng

Mỗi ln giao hàng

a

7

 

Kiểm tra phụ gia bng mắt thường

So sánh với trng thái thông thường.

- Mỗi lần giao hàng

- Trong quá trình sử dụng

b

8

Nước

Phân tích hóa học

Bo đảm nước không chứa các chất độc hại

- Lúc mở công trường nếu nước không lấy từ nguồn công cng hoặc nước sinh hoạt.

- Trường hợp có nghi ngờ

 

9

Bê tông thương phẩm

- Xem phiếu giao hàng.

- Bảo đm phiếu giao hàng theo đúng đơn đặt hàng

- Mi lần giao hàng

a

- Kim tra bê tông bằng mắt thường

- So sánh với trạng thái thông thường

- Mỗi lần giao hàng

b

Ghi chú: (Cột 6)

a) Trong một số trường hợp nên tiến hành theo định kỳ việc lấy mẫu bảo quản dùng để kiểm tra sau này.

b) Có thể yêu cầu nhng người cung ứng thông báo mọi thông tin kỹ thuật có ích về các đặc trưng của vật liệu đã giao trong thời hạn ngắn.

c) Có thể yêu cầu cung cấp những kết quả bằng phân tích hoặc thí nghiệm.

5.32 - Kiểm tra thiết bị

Đơn vị thi công phải bảo đảm kiểm tra theo định kỳ sự làm việc bình thường của thiết bị và đ chính xác của những dụng cụ đo đạc đang sử dụng.

5.33 - Kiểm tra bê tông

Bê tông bao gồm:

- Sản xuất tại công trường

- Bê tông thương phẩm.

Công việc kiểm tra được tiến hành:

. Bằng bê tông tươi.

. Bằng bê tông đã cứng.

5.331 - Bê tông tươi

Công việc kiểm tra như sau:

Bảng 5.3

Số TT

Đặc trưng

Kiểm tra/thí nghiệm

Mục đích

Số lần kiểm tra

Ghi chú

1

 

Kiểm tra bằng mt thường

So sánh với trạng thái thông thường

Mỗi lần trước lúc đổ bê tông vào công trình

a

2

Độ sụt tông

Đo độ sụt đối với các loại C và Đ

Đánh giá xem có phù hợp với độ sụt yêu cầu

- Lúc lấy mẫu thí nghiệm ở bê tông tươi để đúc mẫu

b

- Trường hợp có nghi ngờ sau khi kiểm tra bằng mắt thường.

a

- Theo định kỳ:

+ Loại C: 500m3/1 lần

+ Loại D: 150m3/lần

b

3

Nng độ không khí

Thí nghiệm chuẩn hóa

Kiểm tra nồng độ không khí

Nếu có sử dụng chất phụ gia hút không khí.

Loại C: 500m3/1 lần

Loại D: 150m3/1 lần

b

4

Nhiệt độ bê tông tươi

Đo nhiệt độ

Kiểm tra nhiệt độ

Mỗi lần đ bê tông nếu trời nóng

a

b

Ghi chú: (Cột 6)

a) Việc kiểm tra này bao gồm cả bê tông thương phẩm.

b) Việc kiểm tra ch thực hiện đối với bê tông sản xuất tại công trường.

Đối với những công trình đặc biệt thuộc loại F, ít nhất phải đưa vào loại D.

Ghi chú: Trường hợp dùng ván khuôn trượt và/ hoặc trong trường hợp cường độ chịu nén nhỏ nhất của mẫu th bê tông bằng 30 MPa trên mẫu lập phương hoặc bằng 25 MPa trên mẫu trụ thì phải có những kiểm tra bổ sung nhm bo đảm trước lúc đổ bê tông có những bo hành tốt nhất đối với các đặc trưng thiết kế. Ví dụ: Tăng s ln kiểm tra được nêu trong bảng, phân tích thành phn bê tông tươi v.v...

5.332 - Bê tông đã cứng.

Việc kiểm tra bê tông đã cứng bao gồm:

- Xem xét bằng mắt thường, nếu cần bổ sung bằng những kim nghiệm cơ bản nhm bảo đảm bê tông đã cứng có mt ngoài và tính chất của kết cấu bê tông thông thường.

- Đo cường độ mã phương pháp và số lần đo được xác định dưới đây, tùy theo loại công trường. Kết quả của những phép đo này dùng:

Để so sánh với cường độ chịu nén của mẫu thử bê tông Rcn 28

Để lưu trữ.

Nếu có nghi ngờ sau khi kiểm tra bằng mắt thường và/hoặc có những kết quả bất lợi v đo cường độ thì phải xem xét lại tính chất và số lần kiểm tra bê tông đã cứng tại công trường có liên quan.

Đo cường đ:

Loại A

Không có u cầu đo cường đ.

Ghi chú: Không cn có quy định đặc biệt khác đối với công trường ít quan trọng, kết cấu có nội lực tương đi nhỏ, cũng như yêu cầu về liều lượng tối thiểu (điều 4.3) và về cường độ chịu nén lớn nhất của mẫu thử bê tông (điều 4.4).

Loại B:

Phải làm các thí nghiệm kiểm tra lại tại công trình bằng loại súng bật nẩy (được kiểm nghiệm mỗi năm ít nhất 1 ln) để xác định các giới hạn v cường độ bê tông theo quy định tại phụ lục 2. Giá trị trung bình các kết quả đo được v cường độ theo những bản kê các ch số của súng bật nẩy bê tông trên cùng một bộ phận công trình cơ bản (cột, dầm...) dùng để đánh giá trị số của cường độ chịu nén của mẫu thử bê tông ở công trình này.

Ghi chú: - Cường độ chịu nén mẫu thử bê tông được suy ra từ trị số trung bình những lần đo đã nêu ở trên, có xét đến độ phân tán của các lần đo này. Nếu không đánh giá được độ phân tán này, thì trị số của cường độ chịu nén của mẫu thử bê tông sẽ được tính bằng trị s trung bình của các lần đo trừ đi 8 MPa.

- Do sự quan trọng có mức độ của công trường cũng như những yêu cầu khi dùng lượng xi măng tối thiểu và khi sử dụng cường độ lớn nhất mẫu th bê tông, cho phép làm thí nghiệm kiểm tra.

Loại C:

Đo cường độ bê tông bằng hai cách thí nghiệm:

Thí nghiệm NÉN:

- Tiến hành trên các loại mẫu thử: mẫu trụ hoặc mẫu lập phương ở tui 28 ngày.

- Bổ sung bng việc xác định khối tích của bê tông.

- Lấy ít nhất một nhóm 3 mẫu thử, mỗi mẫu lấy ở một m vữa khác nhau (Phụ lục 1 - Trường hợp 10).

- S lần thí nghiệm mi nhóm:

Trước lúc bắt đầu đổ bê tông.

Sau 500m3 đu tiên

Tiến hành đều đặn từ 500m3 đến 1200m3 tiếp theo tùy yêu cầu mc độ kỹ thuật của công trình và sự nm vững chất lượng bê tông tại công trường (800m3 cho một công trình có tính k thuật trung bình và kết quả đo được ở công trường là chính xác).

- Được giải thích theo phụ lục 1.

Thí nghiệm KIỂM TRA bổ sung:

Có thể xác định:

- Hoc cường độ chịu nén của bê tông ở tuổi 28 ngày bằng một súng bt nẩy bê tông.

- Hoặc cường độ chịu kéo khi uốn của mẫu thử bê tông.

a) Thí nghim bằng súng bật nẩy bê tông:

Súng bật nẩy bê tông được kiểm định ít nhất mỗi năm một lần theo các th thức của phụ lục 2.

Thí nghiệm tại 6 điểm đo trên mặt phẳng cùng một cao độ và/hoặc với 200m3.

Giải thích theo phụ lục 2.

Nếu thí nghiệm bng súng bật nẩy bê tông phù hợp với thí nghiệm nén thì trị số trung bình những cường độ đạt được bng súng bật nẩy bê tông được mang so sánh với trị số trung bình những cường độ đo trên các mẫu thử.

b) Thí nghiệm kéo khi uốn:

Thí nghiệm trên 3 khối lăng trụ 150x150x600 đúc bằng bê tông cùng loại đã dùng đ đúc các mẫu th dùng cho thí nghiệm nén và có cách bảo qun như nhau.

Số lần thí nghiệm: ba khối lăng trụ trên cùng một cao độ và/hoặc với 200m3.

Cường đ trung bình chịu kéo của bê tông dùng để so sánh với cường độ trung bình đạt được nếu các thí nghiệm v kéo và các thí nghiệm v nén trùng nhau theo thời gian.

Loại D:

Những s đo cường độ tính được từ một loại thí nghim.

Thí nghiệm nén:

- Tiến hành trên các loại mẫu th: mẫu trụ hoặc mẫu lập phương độ tuổi 28 ngày.

- Bổ sung bằng việc xác định khối tích của bê tông.

- Lấy 3 nhóm mẫu, mỗi nhóm có 3 mẫu thử được lấy trong cùng một m vữa (Phụ lục 1 - Trường hợp 3°).

- Số ln thí nghiệm:

Trước khi bắt đầu đổ bê tông.

Tiến hành đu đặn với từng:

*500m3

*và/hoặc 1000m3 sàn.

Và/ hoc một lần sau một tháng thi công liên tục

- Gii thích theo phụ lục 1.

Loại E:

Ngoài những cấu kiện đặc biệt, việc kiểm tra bê tông đã cứng giống như đã làm đối với loại A; B; C hoặc D tương ứng với từng loại công trường. Những thí nghiệm bê tông đã cứng của các cấu kiện đặc biệt được xác định trong những tài liệu riêng của hồ sơ hợp đồng hoặc theo đề nghị của bên thi công, hoặc trước khi khởi công công trình theo sự thỏa thuận giữa các bên.

Chú thích:

Nếu bên thi công một công trường loại A hoặc B tuân th những điều kiện kiểm tra của loại C thì không cần áp dụng những giới hạn về liều lượng tối thiểu (điều 4.3) và cường độ lớn nhất của mẫu thử bê tông (điều 4.4) đi với tất cả các công trường, các bên có thể thỏa thuận tăng cường những phương tin kiểm tra bê tông đã cứng.

5.34 - Kiểm tra theo các giai đon xây dựng.

Công việc tháo ván khuôn được tiến hành khi bê tông đạt độ đông cứng cần thiết, có tính đến các điều kin khí hu để có thể chịu được những nội lực phát sinh mà không b biến dạng quá mức, không mất ổn định. Đối với các công trình thi công không bình thường và/hoc phát sinh nội lực lớn, phải có sự thỏa thuận của cơ quan thiết kế. Các ti trọng tác động trong quá trình thi công phải tương ứng với sự làm việc bình thường của công trình ở giai đoạn xây dựng và ở giai đoạn cuối cùng, có xét đến trong thiết kế và tính toán.

CHƯƠNG VI

CÁC ĐẶC TRƯNG KÍCH THƯỚC CỦA CÔNG TRÌNH

6.1 - Sai số kích thước.

6.11 - Công trình hoàn thành.

Công trình hoàn thành được đặc trưng bằng mặt ngoài công trình bao gồm các loại sau:

- Cấp thấp

- Đơn giản

- Thường dùng

- Cấp cao

Những số liệu sau đây được quy định cho các công trình có mặt ngoài cấp cao. Sai s cho phép của các loại mặt ngoài khác phải được xác định rõ trong các tài liệu riêng của hồ sơ hợp đồng.

Phần này không đề cp đến các sai số của công trình so với mốc định vị chung của công trình. Đng thời các sai số dưới đây không xét đến các biến dạng (do các nội lực tác động) gây ra sau khi bàn giao công trình.

Sai số cho phép công trình hoàn thành (mặt ngoài cấp cao) được quy định ở bảng dưới đây:

Bảng 6.1

Số TT

Cu kiện

Sai scho phép

Ghi chú

1

Khoảng cách giữa hai bộ phận công trình knhau (2 tường, chiều cao tự do của một tầng ...)

± 2 cm

a

2

Kích thước mỗi bộ phận công trình (chiu dầy tường, chiu rộng dầm, chiều dày sàn v.v...)

± 1 cm

 

3

Theo phương nằm ngang của mt ngoài kết cu (độ nằm ngang của b mt tấm đan trên một mặt ngang...)

0,5cm/md

≤ 2 cm

 

4

Theo phương thng đứng mặt ngoài của một kết cấu (độ thẳng đứng của một cột hoặc một tường trên một chiu cao tng nhà)

0,5 cm/md

và/hoặc

b

 

a ≤ 15 cm

≤ 1 cm

 

 

15 cm < a ≤ 30cm

a/15

 

 

a > 30 cm

≤ 2 cm

 

5

Độ lệch giữa 2 tường hoặc 2 cột chồng lên nhau (do trên trục)

0,5 cm/md

và/hoặc

c

 

a ≤ 15 cm

≤ 1 cm

 

 

15 cm < a ≤ 30 cm

≤ a/15

 

 

a > 30 cm

2 cm

 

6

S đo vị trí của các công trình nhỏ (phu-bể dự trữ-bộ phận lng ghép v.v...) so với các kết cấu chịu lực (tấm đan, dầm v.v...)

± 2 cm

 

7

Kích thước của các công trình nhỏ

± 2 cm

 

Ghi chú: a) Độ lệch liên quan đến khoảng cách giữa hai bộ phận công trình thường được xem như tng chênh lệch trên nhng khoảng cách giữa các mặt phẳng trung bình (hoặc đường trục) của các công trình và độ lệch trên số đo kích thước của các công trình này so với nhng mặt phẳng trung bình của chúng (hoặc đường trục).

Các quy định là kết quả rút ra t những sai số v số đo kích thước và từ những sai số v khoảng cách giữa các mặt phẳng trung bình (hoặc đường trục) thông thường là ± 1 cm nếu nhng khoảng cách này nhỏ hơn 7,5 m.

b) a= kích thước cắt ngang đo song song với độ lệch (chiều dầy tường hoặc cạnh của cột).

c) a= kích thước ct ngang nhỏ nhất của hai cấu kiện chng lên nhau và đo song song với độ lệch.

Khi các trị số nêu trên đưc bảo đảm thì không cần có lun chứng về độ bn và độ ổn định của công trình xây dựng, trừ trường hp đặc biệt (vỏ mỏng, vòm mỏng...). Trường hợp vượt quá thì phải xác định nhng biện pháp thích hợp khi cần thiết để khc phục những ảnh hưởng đối với sự ổn định của công trình và đối với khả năng thi công của các công trình khác.

Trừ khi có quy định trái với các tài liệu riêng của hồ sơ hợp đng, còn đi với một số loại kết cấu, như đi với công trình không có yêu cầu mt ngoài thuộc cp cao, đối với một s quá trình xây dựng có đặc thù riêng (việc san lấp, lấp hố...), cho phép vượt quá các trị số quy định trên, nếu không nh hưng đến độ ổn định công trình.

6.12 - V trí cốt thép.

Vị trí cốt thép trong cốp pha phải căn cứ vào những quy định về lớp bo vệ và khoảng cách trình bày trong các tiêu chuẩn thiết kế và thi công hiện hành và với những ch dẫn đặc biệt trong các bn vẽ liên quan đến việc bảo v cốt thép.

6.121 - Lớp bo v

Lớp bo v cốt thép là khoảng cách từ trục của cốt thép tới mt ngoài gn nhất của kết cấu trừ đi bán kính danh nghĩa của thanh thép đó. Các quy định này được áp dụng đi với tất cả các cốt thép: thép chịu lực hoặc cấu tạo.

Lớp bảo v tối thiu của cốt thép phải tuân theo các trị số nêu bng 6.2 dưới đây:

Bảng 6.2

STT

Bộ phận công trình

Lớp bảo vệ tối thiểu

Ghi chú

1

Công trình ở biển hoặc nm dưới bụi nước và sương mù có muối mn

5 cm

a

2

Công trình nm trong khí quyển có tính xâm thực lớn

5 cm

 

3

Mt thành của kết cấu không làm cốp pha dễ bị ảnh hưởng của những tác động xâm thực.

3 cm

b

4

Mặt thành của kết cấu tiếp xúc trực tiếp với thời tiết xấu, ngưng kết hoặc có kh năng ngưng kết.

2 cm

 

5

Mặt thành của kết cấu tiếp xúc với chất lng

2 cm

c

6

Mt thành của kết cấu đặt trong các gian kín, có mái che và không tiếp xúc trực tiếp với hiện tượng ngưng đọng.

1 cm

d

7

Trong tất cả các trường hợp

f

e

Ghi chú: a) Khoảng cách trên biển tại đó có thể tiếp xúc trực tiếp với bi nước hoặc sương mù có muối phụ thuộc vào những điều kin địa phương (tính chất và tuyến bờ biển, điều kiện tiếp xúc với gió ch đạo).

Không cần tăng lớp bo vệ tối thiểu quy định đối với cốt thép trong các phn kéo căng ở những công trình ngoài biển, trừ những cấu kiện sản xuất hàng loạt.

Sự bảo vệ có hiệu quả các ct thép ch có thể thực hiện bng việc tuân thủ lớp bảo v đã quy định một điều không kém chủ yếu với bê tông là:

- Có đủ liu lượng xi măng (370-420 kg/m3 tùy theo c hạt của cốt liệu -Xem điều 4.3).

- Càng ít thấm và hút ẩm càng tốt (phải thật đặc chắc).

Điều này ch có thể đạt được bằng việc tuân thủ nghiêm túc thành phần cấu tạo và làm tốt công việc đ bê tông.

b) Đặc biệt phải làm như vy đối với các mặt ngoài của kết cấu huc-đi.

c) Thí dụ như: Bể chứa, đường ống, h thống thoát nước v.v...

d) Điều cn chú ý là trong thi công, không cho phép các sai số - 1 cm so với trị số danh nghĩa này. Đc biệt sự tuân thủ cht chẽ trị số này đòi hỏi phải có mật độ thích hợp các miếng kê hoặc miếng chèn giữa cốt thép và cốp pha.

e) f: Đường kính một thanh thép riêng lẻ hoặc chiu rộng một bó gồm có trên 2 cốt thép (chiu rộng đo theo hướng thng góc với hướng đ bê tông)

Phải bảo đảm lớp bảo vệ cốt thép cả sau khi đã làm vệ sinh, tẩy bỏ hết các tạp chất, được tiến hành sau lúc đ bê tông: như đánh sờm, lau chùi, cọ rửa v.v...

Ghi chú: Một s thép phải được đặt và giữ nguyên tại chỗ chính xác trong sut quá trình đ bê tông (thép bảo đảm sự ổn định của ban công thép chng cháy, thép mặt ngoài của kết cấu chịu tác động của thời tiết xấu và các tác nhân xâm thực khác...).

Nhưng có một số thép khác có thể được đt kém chính xác hơn (thép cấu tạo, thép đặt ở min thông thường...).

6.122 - Sai s

Trừ khi có căn cứ đặc biệt, không cho phép có sai lch nhỏ hơn khoảng cách tối thiểu giữa các cốt thép với thành vách kết cấu và khoảng cách tối thiu giữa các cốt thép với nhau.

Ghi chú: Trong bản v thiết kế thi công phải đề ra các yêu cầu khoảng cách tối thiểu giữa các cốt thép và phải được tuân thủ trong thi công. Như vậy phi có sự phi hợp giữa cơ quan thiết kế và đơn vị thi công.

Sai s và khoảng cách cho phép giữa các cốt thép xem trong bảng sau đây:

Bảng 6.3

Số TT

Các yếu tố

Sai s hoặc khoảng cách

Ghi chú

1

Chiều cao hữu ích hu đi với thép chịu lực ch yếu của cấu kiện chịu uốn:

 

a

 

h u ≤ 20 cm

- 1 cm

 

 

20 cm < h u ≤ 100 cm

- h u /20

 

 

h u > 100 cm

- 5 cm

 

2

Chiều dài thanh hoặc vị trí của thanh dọc theo trục

± 3,5 Ø

5 cm

b

3

Khoảng cách các thép chịu lực chủ yếu ở mt ngoài của những cấu kiện chịu lực có độ thanh mnh thông thường:

 

c

 

a 20 cm

+ 1 cm

 

 

20 cm < a ≤ 100cm

+ a/20

 

 

a > 100 cm

+ 5 cm

 

4

Khoảng cách tự do giữa hai cốt thép k nhau, đối với các thanh riêng lẻ hoặc bó có hai thanh thép trở lên:

 

đ

 

Nm ngang

> Ø

1,5 Cg

 

 

Thẳng đứng

Ø

1,0 Cg

 

Ghi chú:

a) Ví dụ: Tấm đan, panen, dầm, lanh tô.

b) Ø: Đường kính cốt thép.

Cơ quan thiết kế phải chrõ trên bản vẽ thi công những trường hợp đặc biệt mà các dung sai gim nhỏ phải được ghi nhận (ví dụ: một vài vị trí neo cốt thép trên các gối tựa hp v.v...).

c) Ví dụ: Cột, tường chịu lực v.v...

a= kích thước nhỏ nhất của cấu kin.

Độ mnh cấu kiện có tiết diện bất kỳ lớn nhất bằng 48 hoặc độ mảnh cấu kiện có tiết diện chữ nhật lớn nhất bằng 14 có th được coi là độ mnh thông thường.

d) Ø - Đường kính của thanh thép riêng lẻ hoặc chiu rộng một bó thanh thép.

Cg = Độ ln của cốt liệu lớn nhất được dùng

Nếu các trị số nêu trên được tuân thủ thì không cần phải có những luận cứ và cường độ ổn định của công trình xây dựng. Trường hợp vượt quá, để xác định các biện pháp thích hợp nhằm khắc phục nếu điều đó xảy ra, phải xem xét hậu quả của các sai số đi với sự n định của công trình và đối với kh năng thi công các công trình khác.

6.2 - Trạng thái bề mặt

6.21 - Mt ngoài các mt bên và mt dưới.

Trong phn này đề cập đến các mặt bên của tường và cột, các mt dưới tấm đan và dầm, các mặt bên của dầm.

Chất lượng của mt ngoài của kết cấu bê tông được phân thành 4 mức độ sau đây:

- Mặt ngoài cấp thấp.

- Mặt ngoài đơn giản.

- Mt ngoài thông thường.

- Mặt ngoài cấp cao.

Ghi chú: - Mt ngoài cấp thấp là mặt ngoài các gian phòng sử dụng không cần hoàn thiện kỹ, hoặc những mặt ngoài sẽ có lớp hoàn thiện không đt trực tiếp lên mặt tựa hoặc được che kín bằng vách ngăn kép độc lập với các mặt ngoài này.

- Lớp mặt ngoài đơn giản có thể thích hp cho những công dụng trên đây nếu mặt tường sẽ có một lớp trát mặt ngoài truyền thống dầy. Lớp mặt ngoài thông thường, tương ứng với những công trình có thể có các lớp hoàn thiện bằng giấy sơn hoặc sơn cn bịt kín từ trước và mang một lớp trát lát (Trừ phi có ch dẫn trái với các tài liệu riêng của hồ sơ hợp đồng, những công việc bịt kín và trát lát không thuộc trách nhiệm của đơn vị thi công phần thô).

- Lớp mt ngoài cấp cao có cùng công dụng như mt ngoài thông thưng nhưng với tính hoàn thin tt hơn cho phép hạn chế các công việc trát láng có th có sau này và chỉ đòi hỏi một sự sửa sang tối thiểu.

Nếu không có chỉ dẫn ở tài liệu riêng của hồ sơ hợp đng, các mặt ngoài cấp thấp và đơn giản được xem như cho phép sử dụng ln lượt cho bê tông không cốt thép và bê tông cốt thép. Tuy nhiên lớp mặt ngoài các công trình chịu mưa gió, nếu muốn đ thô hoặc quét sơn, phải là một lp mt ngoài làm kỹ

Có thể yêu cầu phải có chất lượng lớp mặt ngoài khác nhau, khi đó phải được xác định trong các tài liệu riêng của hồ sơ hợp đng (lớp mặt ngoài băm nhỏ, rửa sạch ...)

Đặc trưng của các lớp mt ngoài định nghĩa trên đây được tập hợp ở bảng sau:

Đc trưng của các lớp mặt ngoài khác nhau.

Bảng 6.4

Lớp mặt ngoài

Độ phng toàn bộ đo bng thước 2m

Độ phng cục bộ đo bằng thước con trượt 0,2m (lỗ hõm tối đa bên dưới thước)

Đặc trưng của lớp phủ ngoài và sai số b ngoài

Cấp thấp

Không có chỉ định đặc bit

Không có chỉ định đặc bit

Không có chỉ định đặc bit

Đơn giản

15mm

6mm

- Đồng đều và đồng chất

- Lô chứa sỏi hoặc vùng có cát

- Mép thừa nằm ngang nhau do mài trơn

Thông thường

7mm

2mm

- Bề mặt cá biệt của bọt nhỏ hơn 3cm2, chiều sâu dưới 5mm

- Mặt trái rộng lớn nhất các đám bọt 25%

- Đường cạnh sửa thẳng

Cấp cao

5mm

2mm

Tương tự như các lớp mặt ngoài thông dụng, mặt trái rộng các đám bọt giảm xuống 10%

Ghi chú: Các mặt 2 và 3 của bảng này chỉ có thể áp dụng cho các lp mặt ngoài phẳng; đối với các lớp mt ngoài có họa tiết hoặc phù điêu, các ch dẫn của nhng cột này, phải thích hợp với từng trường hợp riêng chỉ dẫn liên quan đến cht lượng của lớp phủ sẽ được áp dụng trực tiếp.

6.22 - Lớp mt ngoài b mt các tấm đan và sàn

Những chỉ dẫn có liên quan đến lớp mt ngoài các bmt tấm đan, sàn và panen, xem ở bng dưới đây:

Bng 6.5

Bề mặt

Lớp mặt ngoài

Độ phẳng toàn bộ đo bằng thước 2m

Độ phẳng cục bộ đo bằng thước con trượt 0,2m (lỗ hòm tối đa bên dưới thước)

Sai số bề ngoài và những chỉ định khác

1

2

3

4

5

Bê tông thô

Lớp mặt ngoài thô

Không có chỉ định đặc biệt

Không có chỉ định đặc biệt

Không có chỉ định đặc biệt

Bê tông gia công bề mặt

- Lớp mặt ngoài thông thường

10mm

3mm

- Bề ngoài đều mặt

- Bề ngoài mịn và đều mặt

- Lớp mặt ngoài cấp cao

7mm

2mm

Bê tông có lớp láng

- Lớp láng ăn nhập

- Lớp láng phụ thêm

7mm

5mm

2mm

2mm

- Như trên

- Bề ngoài nhẵn mịn và đều mặt

Trường hợp đặc biệt các tấm đan đúc sẵn

- Lớp mặt ngoài thường dùng

7mm

2mm

- Bề ngoài mịn và đều mặt

- Lớp mặt ngoài cấp cao

5mm

1mm

- Như trên

- Không sắp ngang nhau thẳng với các mối nối nhỏ hơn 3mm

Ghi chú: Trạng thái b mt nn lát tấm đan dùng trong công trình công nghiệp không đề cập đến trong tài liệu trên.

CHƯƠNG VII

BẢN VẼ VÀ THUYẾT MINH TÍNH TOÁN

Khi công trình đưa vào xây dựng phải có đầy đủ h sơ bản v với t l thích hp và cung cấp ngn gọn tất cả những ch dẫn cần thiết bao gồm việc sử dụng và kiến thức cn thiết cho cơ quan xây dựng công trình

Ghi chú: Đối với các công trình ít quan trọng hoặc những công trình đã quen thuộc với đơn vị xây dựng thì có th lập hồ sơ theo cách đơn gin bng việc tham khảo những thiết kế mu, catalô...

Hồ sơ bn vẽ thi công công trình phải có nhng ch dẫn sau:

- Các gi thiết về tải trọng sử dụng dùng trong thiết kế, sức chịu ti của nền...

- Điều kin đặc biệt thi công liên quan đến sự ổn định công trình (chế sn) các giai đoạn xây dng, dàn giáo, thời hạn xây dựng...

- Đc trăng của bê tông (liu lượng, cường độ. v.v ...) và cốt thép sử dụng, điều kin gia công cốt thép, trừ khi đã tham khảo các thiết kế mẫu.

- Lớp bảo vệ cốt thép dùng đ bo đảm ổn định (Ban công, cột mnh), bảo quản công trình (có tác dụng đến mặt tường chịu tác động trực tiếp của thời tiết và những tác nhân khác, tác động, xâm thực...) độ an toàn công trình (an toàn phong hỏa, bảo vệ...)

- Tên và ch ký của người thiết kế và kiểm tra.

- V nguyên tác, không cung cp cho cơ quan xây dựng các bản tính toán thiết kế. Tuy nhiên, các giả thiết và phương pháp tính toán sử dụng cho một phn hoặc toàn bộ công trình có th được cung cấp, cũng như thuyết minh tính toán những cấu kiện đặc biệt theo quy định của các văn bản ghi trong hợp đồng.

Thuyết minh tính toán và bản vẽ là những tài liệu dùng để xây dựng công trình phải phù hợp với hợp đồng giao nhận thầu. Các bn vẽ thi công công trình, mt bằng phân xưởng và các mặt bằng công trường th hin những công trình khác vi các công trình xây dựng thực tế, với những sai số cho phép của công trình, với những quy định khác nhau hoặc các thay đi thứ yếu theo các tiêu chun xây dựng. Những công trình được xây dựng theo quy định của cơ quan phụ trách xây dựng phải phù hợp với việc sử dụng và nếu cần phải có ý kiến tư vn của cơ quan thiết kế.

Ghi chú: Ví dụ về thay đi không quan trọng

- Mô tả việc làm cốt thép đ tạo điều kin dễ dàng gia công trong nhà máy hoc để tính đến chiều dài thực tế để ti ưu hóa đoạn tha...

- Mô t việc làm cốt thép, đsửa chữa tạm thời khi bị hỏng, về một đường kính, v lưới thép hàn, v một dạng thép...

Ví dụ về thay đi cần thiết cho một bản thiết kế sa đi:

- Chuyn vị trí một lỗ phễu ở sàn hoặc một vị trí đt tải quan trọng trên một kết cấu dầm hoc cánh dầm chịu lực

 

PHỤ LỤC 1

CƯỜNG ĐỘ CHỊU NÉN MẪU THỬ BÊ TÔNG

1 - Định nghĩa:

Đ phục vụ cho thiết kế trong các trường hợp thông thường, bê tông được xác định bằng cường độ chịu nén ở độ tuổi 28 ngày, được gọi là giá trị của cường độ chịu nén mẫu th bê tông theo yêu cu chung (hoặc riêng biệt).

Giá trị này được hiển thị bng Rnt 28 được chọn, trước hết có xét đến các khả năng cục bộ đạt được bng cách thống kê các giá trị này và các tiêu chuẩn kiểm tra cho phép kiểm tra các giá tr đạt được đó.

Ghi chú: Các giá trị cường độ chịu nén mẫu thử bê tông được xác định trên đây được dựa vào trong tính toán có xét đến các h số an toàn

Cường độ chịu nén được đo bng phương pháp nén dọc trục:

- Hoặc là mẫu trụ có đường kính 15cm và chiều cao 30cm

- Hoặc là mẫu lập phương có cạnh 15cm

H s tính đi như sau:

R lập phương

=

{

1,20 khi R lập phương > 25 MPa

R trụ

1,25 khi R lập phương ≤ 25 MPa


Ghi chú: Theo tiêu chuẩn ISO - 3893 “Bê tông - Phân loại theo cường độ nén”

Khi biu thị cường độ chịu nén mẫu thử bê tông phải xác định chính xác mẫu trụ” hoặc “mẫu lập phương”.

Khi thí nghiệm mẫu lập phương trong các điều kiện xác định theo điu 2.2- Cường độ chịu nén mẫu thử ở đ tuổi 28 ngày tương ng với các giá trị “R” ghi trong tiêu chuẩn thiết kế kết cấu bê tông cốt thép TCVN 5574-91

2 - Cách xác định.

Cường độ chịu nén mẫu th bê tông Rn 28 được xác định cho công trình hoặc bộ phn công trình tùy theo yêu cầu của hồ sơ thí nghiệm bê tông (điều 4.2) và được so sánh với kết quả kiểm tra trên bê tông đã cứng (mục 5.232).

Kết quthí nghiệm nén mẫu ở độ tuổi 28 ngày thực hiện trong các điều kiện tiêu chuẩn:

Ghi chú: Khi cần có cường độ chịu nén mẫu thử tông ở độ tuổi t ngày (t<28), kết qu thí nghiệm đó phải được thuyết minh theo cùng một tiêu chun

2.1 - Ly mẫu thử.

Các thí nghiệm được thực hiện trên một hoặc nhiều nhóm mẫu, mỗi nhóm 3 mẫu thử lấy trong nhiều m vữa (một m vữa được trộn trong cùng một ln).

Lấy mẫu thử phải được thực hiện trong một thời hạn nhất định.

Có 3 trường hp lấy mẫu thử, đưc trình bày trong bảng sau:

Bảng A1

Trường hợp

Số lần

Thời hạn tối đa
(tháng)

S

G/S

G

E/G

E

Từng nhóm

Giữa các nhóm

Tổng cộng

1

1

3

3

1

3

-

-

1

2

2

3

6

1

6

1

6

-

3

3

1

3

3(1)

9

-

-

1

S = S nhóm mẫu                                             G/S = Số m vữa trong mi nhóm mẫu.

G = Tổng số m vữa bê tông

E = Tổng số mẫu thử                                         E/G = Số thử trong mỗi mẻ vữa bê tông

(1): 3 mẫu thử của cùng nhóm mẫu.

2.2 - Cách tính các kết qu thí nghiệm.

Từ các kết quả tính ứng suất phá hoại mẫu thử, có th s dụng một trong hai phương pháp dưới đây:

- Phương pháp thứ nhất: Dựa trên kết quả thí nghiệm mẫu trụ.

- Phương pháp thứ hai: Dựa trên kết quả thí nghiệm mẫu trụ hoặc mẫu lập phương để xác định cường độ chịu nén mẫu thử bằng mẫu trụ hoặc mẫu lập phương.

Bảng A2

Trường hợp

E

Phương pháp thứ nhất

Phương pháp thứ hai

Rnt28 ≥

Điều kiện

Rn28

Điều kiện

1

3

min(m-8, l1 -2)

Rnt28<30 MPa

 

 

2

6

min(m-8, l1 -1)

Rnt28<30 MPa

3

9

min(m-4, s1 + 1)

min(m-6, s1 +0)

Rnt28<30 MPa

Rnt2830 MPa

m(1-1,64V)33

m= Giá trị trung bình của các kết qu thí nghiệm.

l1 = Giá trị nhỏ nhất của ứng suất phá hoại mẫu thử.

s1 = Giá trị trung bình nhỏ nhất của ứng xuất phá hoại mẫu thử của 3 nhóm mẫu.

V= Hệ số biến động có ý nghĩa với trường hợp có ít nht là 9 mẫu thử.

li = Giá trị của ứng suất phá hoại của mẫu thử thứ i.

với độ lệch toàn phương =

và n = số mẫu thử E

Ghi chú: - Công thức ở phương pháp thứ hai: Theo tiêu chun thiết kế kết cấu bê tông cốt thép TCVN 5574-91 công thức này chỉ được dùng với trường hợp ít nhất là 9 mẫu thử.

- Ở phương pháp th nhất cường độ chịu nén mẫu thử đã giảm từ các thí nghiệm ít nhất bằng giá trị tìm được.

- phương pháp thứ hai: Cường độ chịu nén mẫu thử đã được triết giảm từ các thí nghiệm cho kết qu với xác suất 95%.

- Trong h sơ thí nghiệm, tốt nhất là nên nh kết quả theo cả hai phương pháp, sử dụng kết quả có giá trị bé nhất để tính Rcn 28.

- Trong phn thuyết minh các kết quả thí nghiệm của phương pháp thứ nhất, điều quan trọng là phải nêu ra các giá trị triết gim ly theo các giá trị trung bình của các kết quả (4.6 hoặc 8) tương ứng với cường độ chịu nén của mẫu thử được chọn cho công trình (không phải là cường độ chịu nén mẫu thử được trên các kết quả thí nghiệm).

 

PHỤ LỤC 2

SỬ DỤNG SÚNG BẬT NẨY ĐỂ XÁC ĐỊNH CƯỜNG ĐỘ BÊ TÔNG

- Súng bt ny bê tông bằng va đp có thể dùng để ước lượng trị số cường độ chịu nén của bê tông đã cứng. Khi sử dụng tài liệu này có th kết hợp với tiêu chuẩn Việt Nam: tông nng - Phương pháp không phá hoại xác định cường độ nén bằng các súng loại bật ny 20TCN 162-87.

1 - Kim định và kiểm tra hoạt động

Tất c súng bật ny bê tông dùng vào công việc kiểm tra nói ở điều 5.232 phải được kiểm định chuẩn trong thời hạn dưới một năm ở một phòng thí nghiệm riêng, trên mẫu bê tông có thành phần thường dùng trong vùng, điều này cho phép lập ra một lưới đường cong cường độ - ch số theo súng bật ny bê tông.

Súng bật nẩy bê tông phải đưc bảo qun và kiểm nghiệm thường xuyên để hoạt động bình thường.

Phương thức tiến hành:

Thực hiện trên 3 nhóm mẫu với 3 mẫu thử bê tông: lấy ở 3 mẻ vữa khác nhau (một nhóm lấy cho mi m). Dùng cho một trong 3 cấp cường đ chịu nén: 15, 25 và 35 MPa (9 mẫu cho 1 cấp).

Các mẫu thử phải là mẫu thử hình trụ có đường kính 15 cm và chiều cao 30cm, được đúc theo tiêu chuẩn, mi mẫu thử được sửa thng từ trước, được giữ yên trong mâm cp của máy ép thí nghiệm, theo chiu đúc khuôn, dưới áp suất 0,5 MPa.

Những phép đo bằng súng bật nẩy bê tông được tiến hành thẳng góc với trục của mẫu thử, cn tiến hành 27 lần do phân b trên 3 đường sinh ở 27 điểm khác nhau và cách nhau 30mm. Không lần đo nào được đặt ít hơn 40mm với các mặt phẳng của mẫu thử.

Những phép đo ch số bằng súng bật nẩy bê tông có kèm theo một thí nghiệm cường độ chịu nén tiến hành theo tiêu chuẩn.

Những thí nghim chịu nén và đo bằng súng bật nẩy bê tông được tiến hành độ tuổi 28 ngày.

Trong mọi cách bảo qun mẫu, việc đo bằng súng bật nẩy bê tông ch được tiến hành sau một thời hạn ít nht là 48 giờ sau khi mang ra khi môi trường bảo quản. Ba kết quả của 3 mẫu thử tiến hành theo tiêu chuẩn trong cùng một mẻ vữa đạt được giá trị cường độ trung bình.

Đối với mỗi mẫu thử thì xác định được đường trung tuyến của ba chsố của súng bật ny bê tông - số trung bình của 3 đường trung tuyến ở 3 mu thử trong cùng một m vữa cho một chỉ số trung bình.

Như vy, đi với mi cấp cường đ có ba cặp trị số: Trị s trung bình của cường độ - trị số trung bình theo súng bật ny bê tông dựa vào đ thị B1.

Nếu có 9 đim tiêu biểu nằm ở bên trong hình thoi thì máy hoạt động tốt và được cấp chứng ch vạch chun cùng với đường cong vạch chuẩn

Trong trường hợp trái lại, máy bị hư hng và bt buộc phải thẩm tra đ có vạch chun mới.

Ghi chú: Đường trung tuyến được định nghĩa là trị s “nằm giữa những kết quả xếp theo thứ tự tăng dần hoặc giảm dần (Đối với 27 ln đo, đường trung tuyến sẽ là ở trị số 140).

2 - Thí nghiệm kiểm tra - Tiến hành những ln đo.

Mi ln kiểm tra b mặt công trình, phương thức tiến hành như sau:

Sau khi chuẩn bị (chọn lửa, bấm mũ...), chia b mặt chí nghiệm thành ít nhất là 3 miền, mỗi min ít nhất là 400 cm2 (ví dụ: 20cm x 20cm).

mỗi miền thí nghiệm, tiến hành 25 ln đo thng góc với bề mặt.

Khoảng cách giữa hai điểm đo phải ít nhất là 30 mm và không đim nào được nằm cách ít hơn 40 mm với một đường mép của b mt thí nghiệm.

Ghi chú: Trong thực tế, những cách b trí này tương ứng với một lưới có 5 hàng với 5 cột tạo thành những mắt lưới vuông góc có cạnh ít 3 cm.

Đi với mỗi min của b mặt đã phân tích, ch số độ cứng là đường trung tuyến của các trị số cá biệt của ch s.

Sự ước tính độ rắn của b mt thí nghiệm được căn cứ vào trung bình các giá trị trung tuyến tương ứng với các min khác nhau của bề mặt này, tạo thành một sự kiểm tra bề mặt như đã nêu ở điều 5.232 - Loại C”- mục e.

Nếu máy được sử dụng không ở vị trí nằm ngang (để dập vào các bmặt thng đứng), sẽ phi tiến hành hiệu chnh với các giá trị của ch số, theo bảng tính sn hoặc bảng hiệu chnh được cung cấp cùng với máy và tùy thuộc loại máy.

3 - Thm tra định k.

Để đảm bo độ chính xác cao trong khi kiểm tra các công trường B và C, những đường cong vạch chuẩn của máy có thêm một hệ số hiu chnh riêng cho các bê tông dùng trên công trường cần kiểm tra.

Hệ số này được xác định trong quá trình thí nghiệm về nén làm riêng cho hồ sơ thí nghiệm bê tông bằng cách thống kê các chỉ số đo độ cứng trên các mẫu th trước khi bị phá hoại.

Những phép đo độ cứng được tiến hành theo điều 1. (27 lần đo trên mẫu thử hình trụ, trung bình các chỉ số đo độ cứng của mỗi nhóm 3 mẫu thử đem so sánh với trung bình những cường độ chịu nén của mỗi nhóm mẫu). Trong quá trình kiểm tra, nếu các thí nghiệm đo độ cứng trùng với các thí nghiệm về nén thì điều có lợi là mỗi lần đo có th thẩm tra được sự làm việc tốt của súng bt nẩy bê tông để thí nghiệm trên các mẫu thử chịu nén trước khi bị phá hoại.

4 - Các chỉ số khác.

4.1 - Va đp không nm ngang.

Phi tiến hành việc hiu chnh các chỉ s đã thống kê nhờ dùng bảng tính sẵn hoặc bảng kèm theo máy.

4.2 - nh hưng của nhiệt độ.

Đối với bê tông có nhiệt độ trong khoảng 0 và 35° C ảnh hưng của nhiệt độ là không đáng kể.

Muốn sử dụng đúng súng bật nẩy bê tông, nhiệt độ của nó phải lớn hơn 15° C.

4.3 - Ảnh hưng của độ ẩm trong bê tông.

Việc tăng hàm lượng nước của bê tông làm giảm các giá trị của trị s đo độ cứng.

5 - Biên bản thí nghiệm.

Đối với mi b mặt thí nghiệm cần phải lập một biên bản thí nghiệm bao gồm các thông tin sau đây:

* Chỉ dẫn chung:

Nhận dạng công trình

Định vị b mặt thí nghiệm (và chiu dày thành vánh).

Mô tả bề mt (dùng bàn xoa, khô, mài bằng đá mài...).

Kiểu cốp pha đã dùng cho bề mặt (nếu biết hoặc phân biệt được).

Chdẫn bê tông.

*Thành phần:

Tính chất/ chủng loại cốt liệu.

Loại và hàm lượng xi măng.

Tỷ lệ nước/ xi măng.

Loại và liều lượng chất phụ gia v.v...

* Cường độ đặc trưng mu thử bê tông/ cường độ tính toán

* Tuổi

* Điều kiện bảo dưỡng hoặc bảo quản mẫu thử.

+ Chỉ dẫn thí nghim:

- Ngày tháng thí nghiệm.

- Nhiệt độ bên ngoài lúc thí nghiệm.

- Loại súng bật nẩy bê tông và số sêri.

- Góc định hướng của thí nghiệm.

+ Kết quả:

- Trị s đo độ cứng ở 25 điểm.

- Chi s đo độ cứng ở mỗi miền phân tích.

 

PHỤ LỤC 3

CÁC CHỈ TIÊU KỸ THUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG Ở MỘT SỐ TIÊU CHUẨN NƯỚC NGOÀI HOẶC QUỐC TẾ

1 - Những tiêu chuẩn liên quan về xi măng.

Cường độ chịu nén MPa.

NF (Pháp)

Phân loại cường độ

Chđịnh cấp

Phân cấp

Cường độ chịu nén

2 ngày

28 ngày

Giới hạn dưới danh nghĩa

Giới hạn dưới danh nghĩa

Giới hạn trên danh nghĩa

35

-

-

25

45

45

-

R

(nhanh)

-

15

35

35

55

55

55

-

R

(nhanh)

-

22,5

45

45

65

65

4.P

(hiu năng cao)

-

R

(nhanh)

-

27

55

55

-

-

Những loại xi măng chính

1. Xi măng Porland:

- Xi măng Porland tự nhiên                    - C.P.A

- Xi măng Porland t hợp                       - C.P.J

2. Xi măng lò cao                                  - C.H.F

3. Xi măng x clanhke                            - C.L.K

4. Xi măng x và tro                               - C.L.C

 

BS (Anh)

Cấp

Số ngày

Loại

1

3

7

28

Clanhke

Xỉ

Không khí vào

OP

 

23

 

41

100

 

 

RHP

 

29

 

46

100

 

 

PBLF

 

15

23

34

35

65

 

SRP

 

15

23

 

100

 

 

LPH

 

10

 

28

100

 

 

LHPBLF

 

8

14

28

50-10

50-90

 

SS

 

14

23

34

a)

75

 

RA

42

49

 

 

b)

 

 

M

 

 

4

6

X

 

X

a) Có thể cấu tạo bng xi măng Porland bằng clanhke xi măng Porland hoặc bằng nguồn đá vôi khác

b) Clanhke

 

DIN (Đức)

Loại

Số ngày

Loại

2

7

28

 

 

Ít nht

Nhiều nht

Ký hiệu

Clanh-ke

X

Pudo-lan

Z25

 

10

25

45

PZ

100

 

 

Z35L

 

18

35

55

RPZ

65-94

35-6

 

Z35F

10

 

35

55

TrZ

60-80

 

40-20

Z45L

10

 

45

65

HOZ

20-64

80-36

 

Z45F

20

 

45

65

HS (PZ)

100

 

 

Z55

30

 

55

 

HS (BLF)

30

70

 

 

ASTM (M)

Loại

S ngày

 

1

3

7

28

I

 

12,4

19,3

27,6

I A

 

10,0

15,5

22,1

II

 

10,3

17,2

27,6

IIA

 

8,3

13,8

21,1

III

12,4

24,1

 

 

III A

10,0

19,3

 

 

IV

 

 

6,9

17,2

V

 

8,3

15,2

20,7

Tất cả các loại xi măng đều có 100% Canhke

2 - Những tiêu chun liên quan về cốt thép trong bê tông cốt thép.

Bảng sau đây ch ra các giới hạn đàn hồi của thép theo các tiêu chuẩn của Pháp, Anh, Đức, Mỹ cũng như các giới hạn được Ủy ban Châu âu - quốc tế về bê tông công nhn.

Tiêu chuẩn

 

1

2

3

4(**)

NF (Pháp)

A 35-015

A 35-016

 

Fe E 215

(215)

 

Fe E 235

(235)

 

 

Fe E 400

(400)

 

 

Fe E 500

(500)

BS (Anh)

4449

4461

 

 

Gr 250

(250)

 

Gr.460/425

(f ≤ 16:460)

f >16 : 425

 

 

485

DIN (Đức)

448

 

BSt 220/340

GU (IG)

(220)

 

 

BSt 420/500

Ru và RK

(IIIU và III K)

(420)

 

BSt 500/550

GR, PK, RK

(I VG, I V P,

I V R)

(500)

ASTM (Mỹ)

A 615

 

A 616

A 617

 

Bậc

40

(276)

Bậc

60

(414)

(Nhẵn: 448,

HA: 517)

GEB

(Euro 80)

 

S 220

(220)

 

 

S 400

(400)

 

S 500

(500)

* Trong ngoặc đơn, giới hạn đàn hồi tính bằng MPa

** Thanh và sợi

3-  Tiêu chuẩn Pháp; đc trưng cơ hc (tháp trơn và thanh và sợi có đ dính cao f6 A 40)

Tiêu chuẩn
NF - A

 

Giới hạn đàn hồi (1) Rc MPa

Cường độ chịu kéo (1) Rm MPa

Độ dài ra sau khi phá hoại (2) A min %

Độ dài ra phân b đều Agt min %

35-016

Fe E 215

215

330-430

22

 

 

Fe E 235

235

410-490

25

 

 

Fe E 400

 

 

 

 

 

Loại 1

400

440

14

(2)

 

2

400

440

12

(2)

 

3

400

440

 

5

 

Fe E 500

 

 

 

 

 

Loại 1

500

550

12

(2)

 

2

500

550

8

(2)

 

3

500

550

 

5

(1) Các trị số của Re và Rm được tính toán bằng cách đưa các tải trọng nhn được tiết diện danh nghĩa của thanh hoặc của dãy không phải là tiết diện thực tế.

(2) Người sản xuất có thể bo đảm

- Hoặc độ dài dưới tải trọng tối đa lớn hơn hoặc bằng 2,5 % có kiểm nghiệm chỉ tiêu này bằng kiểm tra thông thường.

- Hoặc tỷ lệ  lớn hơn hoc bằng 1,05 việc đo đc đưc tiến hành ở cùng một thanh có kiểm nghiệm bằng kiểm tra thông thường.

Trong trường hợp thứ nhất, người sản xuất được min trừ việc đo đ dài khi bị phá hoại.

 

CÁC TIÊU CHUẨN ĐÃ TRÍCH DẪN CÓ LIÊN QUAN TRONG TÀI LIỆU K THUẬT THỐNG NHẤT THI CÔNG BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP

1.

TCVN 5574 - 91

Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu bê tông cốt thép.

2.

TCVN 4453 - 87

Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu kết cấu bê tông cốt thép toàn khối.

3.

TCVN 2737 - 90

Tiêu chun thiết kế - Ti trọng và tác động.

4.

TCVN 4033 - 85

Xi măng Poóc- lăng pudolan.

5.

TCVN 4316 - 86

Xi măng Poóc- lăng s hạt lò cao.

6.

TCVN 2682 - 87

Xi măng Poóc- lăng.

7.

TCVN 1770 - 86

Cát xây dựng - Yêu cầu kỹ thuật.

8.

TCVN 1771 - 86

Đá dăm, sỏi, sỏi dăm dùng trong xây dựng - Yêu cầu kỹ thuật.

9.

TCVN (1)

Thép xây dng - Yêu cầu sử dụng.

10.

TCVN (1)

Sử dụng Clorua canxi và phụ gia có Clo làm vữa lỏng, vữa và bê tông.

11.

TCVN 4506 - 87

Nước cho bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật.

12.

TCVN 5592 - 91

Bê tông nặng - Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên.

13.

TCVN 3105 - 92

Bê tông nặng - Lấy mẫu chế tạo và bảo dưỡng.

14.

TCVN 3106 - 92

Bê tông nặng - Phương pháp th độ sụt.

15.

TCVN 3118 - 92

Bê tông nặng - Phương pháp thí nghiệm mẫu chịu nén.

16.

TCVN 3119 - 92

Bê tông nặng - Phương pháp thí nghiệm mẫu chịu nén khi uốn.

17.

20 TCN 162 - 87

Bê tông nặng - Phương pháp không phá hoại xác định cường độ nén bng các súng loại bật nẩy.

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi