Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11911:2017 Hướng dẫn quản lý an toàn, VSLĐ trong sản xuất hỗn hợp bê tông trộn sẵn

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 11911:2017

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11911:2017 Hướng dẫn quản lý an toàn, vệ sinh lao động trong các cơ sở sản xuất hỗn hợp bê tông trộn sẵn - Yêu cầu chung
Số hiệu:TCVN 11911:2017Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Xây dựng
Ngày ban hành:29/12/2017Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11911:2017

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT HỖN HỢP BÊ TÔNG TRỘN SẴN - YÊU CẦU CHUNG

Guidance on health and safety management in the ready-mixed concrete plants - General requirements

Mục lục

Lời nói đầu

Lời giới thiệu

Phạm vi áp dụng

Tài liệu viện dẫn

Thuật ngữ và định nghĩa

Qui định chung

Yêu cầu chung về quản lý an toàn, vệ sinh lao động trong các cơ sở sản xuất hỗn hợp bê tông trộn sẵn

5.1  Mô hình quản lý

5.2  Lập kế hoạch

5.2.1  Yêu cầu về công tác chuẩn bị

5.2.2  Yêu cầu và nội dung kế hoạch

5.3. Thực hiện kế hoạch

5.3.1  Nguồn lực

5.3.2  Trao đi thông tin với người lao động

5.3.3  Đào tạo công tác an toàn, vệ sinh lao động

5.3.4  Ứng phó tình huống khn cấp

5.4  Kiểm tra quá trình thực hiện kế hoạch

4.4.1  Kiểm tra hàng ngày

5.4.2  Đánh giá định kỳ

5.5  Hành động khắc phục và cải tiến công tác an toàn lao động

5.5.1  Xem xét kết quả thực hiện

5.5.2  Hành động khắc phục và cải tiến

Phụ lục A (quy định): Các nguy cơ gây mất an toàn lao động trong dây chuyền sản xuất hỗn hợp bê tông trộn sẵn và biện pháp phòng ngừa

Phụ lục B (quy định): Ch số ri ro

Phụ lục C (tham khảo): Hướng dẫn lập danh mục kim soát ri ro trong dây chuyền sản xuất

Thư mục tài liệu tham khảo

Lời nói đầu

TCVN 11911:2017 do Hội Bê tông Việt Nam biên soạn, Bộ xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Công tác quản lý sức khỏe nghề nghiệp và an toàn lao động nói chung và trong lĩnh vực sản xuất hỗn hợp bê tông trộn sẵn nói riêng là yêu cầu cần thiết đối với người sử dụng lao động và người lao động.

Tổ chức sức khỏe thế giới công bố OHSAS 18001-2007 Occupational Health and Safety Management Systems (Hệ thống quản lý sức khỏe nghề nghiệp và an toàn lao động). Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế ISO lấy OHSAS 18001-2007 làm cơ sở để biên soạn ISO 45001, dự kiến công bố trong năm 2018.

Về hướng dẫn quản lý sức khỏe và an toàn lao động trong lĩnh vực sản xuất hỗn hợp bê tông trộn sẵn có Bn hướng dẫn của Hiệp hội bê tông trộn sẵn châu Âu (ERMCO) Guidance on Health and Safety Management in the European Ready- Mixed Concrete Industry (Hướng dẫn quản lý sức khỏe và an toàn lao động trong công nghiệp bê tông trộn sẵn ở châu Âu).

TCVN 11911:2017 “Hướng dẫn quản lý an toàn, vệ sinh lao động trong các cơ sở sản xuất hỗn hợp bê tông trộn sẵn - Yêu cầu chung” được biên soạn dựa vào các tài liệu tham kho nêu trên.

 

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT HỖN HỢP BÊ TÔNG TRỘN SẴN - YÊU CẦU CHUNG

Guidance on health and safety management in the ready-mixed concrete plants - General requirements

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này hướng dẫn công tác quản lý an toàn, vệ sinh lao động trong các cơ sở sản xuất hỗn hợp bê tông trộn sẵn.

Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho bộ phận trộn hỗn hợp bê tông tại các cơ sở sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn và tại các công trường xây dựng.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bn mới nht, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN ISO 9000-2007, Hệ thống quản lý chất lượng - Cơ sở và từ vựng.

3  Thuật ngữ, định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ liên quan nêu trong TCVN ISO 9000-2007 và các thuật ngữ sau:

3.1

Cơ sở sản xut hỗn hợp bê tông trộn sẵn (The ready-mixed concrete plant)

Công ty, xí nghiệp, xưởng, phân xưởng, trạm trộn hoặc đơn vị tương đương có nhiệm vụ sản xuất hỗn hợp bê tông trộn sẵn.

3.2

An toàn, vệ sinh lao động - ATVSLĐ (Occupational health and safety)

Giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm và có hại nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, t vong hay suy giảm sức khe đối với con người trong quá trình lao động.

3.3

Mối nguy hiểm (Danger)

Tác nhân, tình huống ở nơi làm việc có thể gây nguy hiểm cho tính mạng, sức khoẻ người lao động, cũng như tài sn và môi trường xung quanh.

3.4

Nguy cơ (Hazard)

Mối nguy hiểm hoặc tác hại có kh năng xảy ra trong thực tế nếu không có các biện pháp ngăn chặn kịp thời.

3.5

Sự cố (Incident)

Sự mất an toàn xảy ra trong hoặc ngoài giờ làm việc ở cơ sở sản xuất.

3.6

Rủi ro (Risk)

Tai nạn, bệnh tật, sự cố xảy ra không mong đợi, ngoài ý muốn.

3.7

Chỉ số rủi ro (Risk Index)

Sự kết hợp giữa mức độ rủi ro và tần suất rủi ro (xem phụ lục B).

3.8

Tình huống khẩn cấp (Emergency)

Tình trạng sự việc có thể gây nguy him, rủi ro cho con người, tài sản, môi trường cần nhanh chóng được xử lí.

3.9

Yếu tố nguy hiểm (Dangerous factor)

Yếu tố có thể gây mất an toàn, làm tổn thương hoặc gây t vong cho con người trong quá trình lao động.

3.10

Yếu t có hại (Harmful factor)

Yếu tố có thể gây bệnh tật, làm suy gim sức khỏe con người trong quá trình lao động.

4  Qui định chung

4.1  Người sử dụng lao động và người lao động tại cơ sở sản xuất hỗn hợp bê tông trộn sẵn có trách nhiệm và nghĩa vụ tuân thủ các quy định về quản lý ATVSLĐ theo tiêu chuẩn này.

4.2  Người sử dụng lao động phải công bố chính sách và kế hoạch quản lý ATVSLĐ, cam kết trước người lao động nghĩa vụ của mình là bảo đảm an toàn và sức khỏe cho người lao động trong mọi khía cạnh liên quan tới công việc; đồng thời yêu cầu người lao động tuân thủ các quy định về ATVSLĐ.

5  Yêu cầu chung về quản lý ATVSLĐ trong các cơ sở sản xuất hỗn hợp bê tông trộn sẵn

5.1  Mô hình hệ thống quản lý

Hệ thống quản lý ATVSLĐ trong cơ sở sản xuất hỗn hợp bê tông trộn sẵn được xây dựng theo mô hình: Lập kế hoạch - Thực hiện - Kiểm tra - Hành động khắc phục và cải tiến.

5.2  Lập kế hoạch

5.2.1  Yêu cầu về công tác chuẩn bị

a) Người sử dụng lao động phải tổ chức đánh giá các nguy cơ gây mất ATVSLĐ, trọng tâm là các yếu tố nguy hiểm hoặc có hại có thể dẫn đến mất an toàn, ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động.

b) Người sử dụng lao động quyết định thành phần tham gia và thời điểm đánh giá nguy cơ gây mất ATVSLĐ.

c) Thời điểm cần đánh giá nguy cơ gây mất ATVSLĐ:

- Trước khi cơ sở sn xuất bắt đầu hoạt động.

- Trước khi lập kế hoạch quản lý ATVSLĐ hàng năm.

CHÚ THÍCH: Năm sản xuất đầu tiên có thể sử dụng kết quả đánh giá các nguy cơ gây mất ATVSLĐ của lần đánh giá trước khi cơ sở sản xuất bắt đu hoạt động để lập kế hoạch quản lý ATVSLĐ.

- Đánh giá bổ sung sau khi thay đổi nguyên liệu, công nghệ hoặc sau khi có sự cố kỹ thuật.

d) Các nguy cơ gây mất ATVSLĐ chủ yếu trong cơ sở sản xuất hỗn hợp bê tông trộn sẵn được trình bày ở Phụ lục A.

đ) Người sử dụng lao động có thể căn cứ vào ch số rủi ro để lập danh sách sắp xếp thứ tự ưu tiên các trường hợp cn xử lý trước trong quá trình thực hiện kế hoạch quản lý ATVSLĐ (Phụ lục B và Phụ lục C).

e) Biên bn đánh giá nguy cơ gây mất ATVSLĐ và danh sách chỉ số rủi ro tương ứng với các nguy cơ gây mất an toàn được lưu h sơ và sẽ là những thông tin cn thiết cho việc lập kế hoạch qun lý ATVSLĐ.

5.2.2  Yêu cầu và nội dung kế hoạch

a) Yêu cầu chung

- Xác định mục tiêu và ch tiêu cụ thể cho công tác ATVSLĐ trong dây chuyền sản xuất.

- Có kế hoạch cụ thể cho công tác giáo dục, truyền thông và kiểm tra y tế.

b) Kế hoạch kiểm soát an toàn thiết bị và các vị trí trong dây chuyền sản xuất

- Lập danh mục kiểm soát rủi ro trong dây chuyền sn xut hỗn hợp bê tông trộn sẵn (tham khảo Phụ lục C).

- Trên cơ sở danh mục này người sử dụng lao động cần đ ra các mục tiêu và ch tiêu cụ thể cho công tác an toàn trong ngắn hạn và lâu dài.

c) Kế hoạch thông tin, tuyên truyn, giáo dục, huấn luyện và đào tạo

- Lập kế hoạch tổng thể về lĩnh vực công tác này.

- Có chương trình đào tạo cụ thể (tham khảo 5.3.3).

d) Kế hoạch y tế

- Tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, giám định sức khỏe và bố trí vị trí làm việc phù hợp cho người lao động tại các vị trí có yếu tố nguy cơ cao, nặng nhọc, độc hại (bụi, ồn, nóng, rung,...).

- Bố trí t thuốc với các danh mục thuốc, vật tư thông thường và thiết yếu phục vụ việc sơ cứu, cp cứu ban đầu tại nơi làm việc.

- Dự trù và lên lịch cấp phát các trang thiết bị bảo hộ lao động cá nhân và tập thể tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật.

5.3  Thực hiện kế hoạch

5.3.1  Nguồn lực

a) Người sử dụng lao động cần xây dựng cơ cấu quản lý, ch định nhân sự có trách nhiệm với thẩm quyền đầy đủ để thực hiện kế hoạch quản lý ATVSLĐ; phải có sẵn các nguồn lực cần thiết để xây dựng, thực hiện, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý ATVSLĐ. Các nguồn lực bao gồm: cơ sở hạ tầng, nhân lực, nguồn lực công nghệ và tài chính.

b) Về nguồn nhân lực quản lý ATVSLĐ: Tùy thuộc quy mô lớn, nhỏ của cơ sở sản xuất, người sử dụng lao động cần tổ chức bộ phận quản lý ATVSLĐ, bố trí cán bộ an toàn chuyên trách hoặc bán chuyên trách; lập Hội đồng bảo hộ lao động và tổ chức bầu An toàn - vệ sinh viên theo quy định hiện hành.

c) Người sử dụng lao động cần giao nhiệm vụ cho người trực tiếp ch huy sản xuất thực hiện kế hoạch ATVSLĐ, giao bộ phận quản lý ATVSLĐ và những người làm công tác ATVSLĐ hỗ trợ trong việc thực hiện kế hoạch quản lý ATVSLĐ.

d) Người trực tiếp chỉ huy sản xuất ngoài chức năng, nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm thay mặt người sử dụng lao động quản lý ATVSLĐ; phối hợp cùng cán bộ an toàn kiểm soát công tác ATVSLĐ trong phạm vi toàn bộ dây chuyền sn xut.

d) Những người làm công tác an toàn phải sâu sát hiện trường để nắm được các vấn đề về an toàn và sức khỏe của người lao động, kịp thời báo cáo với người có trách nhiệm.

5.3.2  Trao đổi thông tin với người lao động

a) Người sử dụng lao động có trách nhiệm tham khảo ý kiến người lao động v vấn đề ATVSLĐ nơi họ làm việc, thông báo cho họ các nguy cơ gây mất ATVSLĐ đã được xác định và các biện pháp cần thực hiện để kiểm soát ri ro.

b) Các cán bộ an toàn chuyên trách hoặc bán chuyên trách có nhiệm vụ trợ giúp người sử dụng lao động về ATVSLĐ và trao đổi thông tin với người lao động trong cơ sở sản xuất.

c) Người lao động cần chủ động trao đi vi người có trách nhiệm về những nguy cơ gây mất ATVSLĐ tại nơi làm việc có thể ảnh hưởng đến an toàn và sức khỏe của mình, đồng thời đề xuất với người sử dụng lao động biện pháp khắc phục. Khi xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mt an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc thì người bị tai nạn hoặc người biết sự việc phải báo ngay cho người phụ trách trực tiếp, người sử dụng lao động biết để kịp thời có biện pháp xử lý, khắc phục hậu quả xảy ra.

5.3.3  Đào tạo công tác ATVSLĐ

a) Người sử dụng lao động có trách nhiệm đào tạo cho toàn th người lao động về ATVSLĐ.

b) Chương trình đào tạo gồm:

- Chương trình chung áp dụng cho toàn th người lao động bao gồm giới thiệu tổng quan về chính sách ATVSLĐ và các qui trình kể cả tình trạng khẩn cấp (cháy, n, điện giật, tai nạn lao động) và lối thoát hiểm khi cần thiết.

- Chương trình chuyên sâu áp dụng thêm cho những người liên quan đến lĩnh vực đặc thù như tiếp xúc với cht nguy hại, bốc xếp thủ công, vận hành thiết bị đặc thù, môi trường ồn hoặc qun lý màn hình hiển thị hình ảnh.

- Tập huấn cho người lao động thành thạo các k thuật cơ bản về sơ cứu, cấp cứu thông thường ban đầu đối với các trường hợp say nắng, say nóng, điện giật, vết thương chảy máu, vết thương phần mềm, gãy xương; biết cách hô hp nhân tạo cấp cứu ngừng tim, ngừng thở; cách vận chuyển người bị tai nạn lao động, v.v...

5.3.4  Ứng phó tình huống khẩn cấp

a) Người sử dụng lao động cần xây dựng, thực hiện và duy trì các biện pháp phòng chống tình huống khẩn cấp (cháy, nổ, điện giật, tai nạn lao động, ...) trong cơ sở sản xuất, kịp thời ngăn ngừa và giảm nhẹ nguy cơ, hạn chế ri ro ảnh hưởng đến sản xuất, sức khỏe và tính mạng của người lao động.

b) Người sử dụng lao động cần định kỳ kiểm tra và soát xét các biện pháp sẵn sàng đáp ứng với tình huống khẩn cấp khi cần thiết, đặc biệt sau khi có sự cố hoặc tình huống khẩn cấp xảy ra.

5.4  Kiểm tra quá trình thực hiện kế hoạch

5.4.1  Kiểm tra hàng ngày

- Sau khi kế hoạch quản lý ATVSLĐ được người sử dụng lao động phê duyệt, công tác kiểm tra phải được tiến hành hàng ngày.

- Cán b ATVSLĐ chuyên trách, bán chuyên trách cần nhắc nh người lao động ở các vị trí làm việc như kho bãi, nhà xưởng, ... những hiện tượng có thể dẫn đến mất ATVSLĐ và ghi chép để báo cáo người có trách nhiệm. Đồng thời phải kiểm tra, nhắc nhở người vận hành thiết bị theo dõi và ghi chép hoạt động của thiết bị theo quy định.

5.4.2  Đánh giá định kỳ

a) Người sử dụng lao động quyết định thành phần tham gia và thời đim đánh giá thực trạng ATVSLĐ sau một thời gian thực hiện kế hoạch, xác định mức độ đạt được các mục tiêu và ch tiêu.

b) Hồ sơ cần có trước khi đánh giá định kỳ gồm:

- Bn kế hoạch quản lý ATVSLĐ.

- Biên bn đánh giá những nguy cơ gây mất ATVSLĐ.

- Biên bn kết quả đánh giá định kỳ lần trước.

- Biên bn về các rủi ro và sự cố đã xy ra (nếu có) và kết quả xử lý, khắc phục.

- Nhật ký theo dõi hoạt động của thiết bị.

- Sổ tay theo dõi ATVSLĐ.

- Tài liệu về trao đổi thông tin, giáo dục và đào tạo cho công tác ATVSLĐ.

c) Kết luận của đánh giá định kỳ phải nêu rõ mức độ đạt được so với mục tiêu và chỉ tiêu đề ra.

5.5  Hành động khắc phục và cải tiến công tác ATVSLĐ

5.5.1  Xem xét kết quả thực hiện

a) Người sử dụng lao động quyết định thời điểm xem xét kết quả thực hiện kế hoạch quản lý ATVSLĐ

b) Thành phần tham gia xem xét: ngoài những đại diện khi đánh giá nguy cơ gây mất ATVSLĐ hoặc khi đánh giá đnh kỳ, người sử dụng lao động có th mời thêm chuyên gia đánh giá hoặc cán bộ tư vấn nếu thấy cn thiết.

c) Trước khi xem xét kết quả thực hiện, cần kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất.

d) Hồ sơ và những thông tin cn có trước khi xem xét:

- Bản kế hoạch quản lý ATVSLĐ.

- Các biên bản đánh giá định kỳ.

- Tình trạng của các hành động khắc phục và phòng ngừa.

- Các khuyến nghị về cải tiến công nghệ, thiết bị,... của dây chuyền sản xuất.

- Những thông tin nhận được từ các tổ chức, cá nhân bên ngoài cơ sở sản xuất liên quan đến ATVSLĐ.

c) Kết luận của người sử dụng lao động sau khi xem xét kết quả thực hiện kế hoạch bao gồm mọi quyết định và hành động liên quan đến các thay đổi có thể có đối với chính sách, mục tiêu, chỉ tiêu ATVSLĐ trong cơ sở sản xuất; nhất quán với cam kết bảo đảm an toàn và sức khỏe cho người lao động.

5.5.2  Hành động khắc phục và cải tiến

a) Khắc phục các yếu tố nguy hiểm hoặc có hại đối với người lao động trong từng công đoạn, của từng thiết bị.

b) Nâng cấp điều kiện làm việc, thiết bị công nghệ theo hướng đảm bảo ATVSLĐ tốt hơn.

c) Thay thế những thiết bị công nghệ tiềm n nguy cơ mất an toàn bằng những thiết bị tiên tiến, hiện đại thỏa mãn các mục tiêu và tiêu chí ATVSLĐ.

d) Cải tiến các nội dung trong hệ thống quản lý để nâng cao hiệu quả của công tác ATVSLĐ.

Phụ lục A

(quy định)

Các nguy cơ gây mất ATVSLĐ trong cơ sở sản xuất hỗn hợp bê tông trộn sẵn và các biện pháp phòng ngừa

Các nguy cơ gây mất ATVSLĐ trong cơ sở sản xuất hỗn hợp bê tông trộn sẵn và các biện pháp phòng ngừa ch yếu được trình bày trong Bảng A.1.

Bảng A.1 - Vị trí có nguy cơ gây mất ATVSLĐ và biện pháp phòng nga

Vị trí

Nguy cơ gây mất ATVSLĐ

Các biện pháp chủ yếu phòng ngừa rủi ro

1. Kho bãi ct liệu, xe ti tự đổ, máy xúc lật.

- Xe tải, máy xúc lùi va phải người.

- Xe tải kéo sập mái nhà kho.

- Máy xúc. nghiêng, đ, cháy, nổ.

- Nguyên liệu trượt, sụt đè lên người lao động.

- Bụi.

- Có còi báo trút liệu và đèn báo trên xe tải tự đổ.

- Xe ti, máy xúc có còi và đèn chiếu ngược khi lùi.

- Cấm xe tải di chuyển khi chưa hạ ben.

- Máy xúc khi dừng cần hãm gầu xúc sát mặt đất.

- Cấm người qua lại khu vực xe tải và máy xúc đang làm việc, trừ khi có mặt người điều hành. Dành riêng phần đường cho người đi bộ.

- Nguyên liệu chứa trong kho chứa phải gọn gàng.

- Vệ sinh khu vực kho bãi thường xuyên.

- Có hệ thống chiếu sáng đảm bảo tiêu chuẩn.

- Có biển báo nguy hiểm tại khu vực xe, máy làm việc.

- Hướng dẫn an toàn cho người vận hành.

2. Bunke đá, cát.

- Ngã vào bunke.

- Bụi.

- Lắp rào chắn xung quanh bunke và lắp lưới hoặc song phía trên bunke.

- Tránh tràn cốt liệu để giảm công việc bằng tay.

- Người lao động phải sử dụng bảo hộ cá nhân và đeo khẩu trang.

3. Máy cấp cốt liệu và hệ thống định lượng.

- Ngã từ trên cao trong khi thực hiện công tác bo dưỡng.

- Kẹp giữa băng tải đang chuyển động và 2 đầu tang quay.

- Bụi và tiếng ồn.

- Bố trí lối đi thích hợp với thang, lan can ở phía trên cao.

- Bố trí máy rung tại phễu nạp đ chống tắc liệu.

- Lắp tấm che bảo vệ các đầu tang quay và các bộ phận chuyển động.

- Có nút dừng khẩn cp bố trí quanh khu vực của băng tải.

- Che chắn khu vực định lượng cốt liệu nhằm giảm thiểu bụi và tiếng ồn.

4. Băng ti cốt liệu (hoặc gầu/skip).

- Bị kẹp giữa băng tải và tang quay khi chúng đang hoạt động.

- Cáp kéo gàu đứt văng vào người lao động.

- Ngã trong khi leo cầu thang.

- Bụi và tiếng ồn.

- Bảo vệ đầu và đuôi tang quay, các chi tiết chuyển động.

- Có bng báo không làm việc phía trên băng tải đang hoạt động.

- Có lan can an toàn dọc lối đi, lát chống trơn trượt cho sàn đi bộ. Định kỳ phải kiểm tra các mối hàn ở các bậc cầu thang.

- Có khay hứng vật liệu rơi từ băng tải hoặc có nắp bảo vệ mặt dưới băng tải.

- Bố trí nút dừng khẩn cấp dọc theo chiều dài băng.

- Có nắp phủ bảo vệ băng tải để giảm bụi.

- Kim tra mức độ an toàn của băng tải, cáp kéo gầu/skip thường xuyên và bảo dưỡng định kỳ.

- Có rào ngăn cách hố gầu/skip.

- Ưu tiên sử dụng những người trẻ, khỏe; không sử dụng những người mắc bệnh tim mạch.

5. Silô xi măng.

- Ngã từ trên cao trong khi sửa chữa, bảo dưỡng.

- Ngạt khi phá dính ở cửa dưới của si lô.

- Nổ silô do quá áp trong quá trình nạp liệu.

- Phát sinh bụi.

- Thang lên phía đỉnh silô có đai an toàn. Sàn trên cao có lan can. Các lối đi nối giữa phía trên các silô phải có lan can an toàn.

- Thực hiện đúng quy trình, quy phạm làm việc trên cao (phải đeo dây an toàn, bắc dàn giáo, làm sàn thao tác, ...)

- Bố trí lọc bụi từng silô để tránh gây bụi.

- Kiểm tra định kỳ thiết bị lọc bụi.

- Sục khí tại cửa dưới để chống tắc.

- Có van giảm áp trên silô để chống quá áp.

- Có các đèn báo mức trên silô để cnh báo lái xe và nhân viên dừng nạp xi măng.

6. Cấp liệu vít đáy silô xi măng.

- Bị kẹt bởi cánh vít.

- Ngã trong khi sửa chữa và bảo dưng.

- Bị sập xi măng khi xử lý kẹt vít

- Bố trí sàn công tác phù hợp trong khu vực cấp liệu vít.

- Đóng kín hoàn toàn cấp liệu vít với nắp có khóa an toàn.

- Khi xử lý kẹt vít cần có người thứ 2 cảnh giới để xử lý nếu có sự cố sp xi măng.

7. Cân và nạp xi măng

- Ngã trong khi vận hành và bảo dưỡng.

- Rơi quả cân vào chân hoặc tay.

- Phát sinh bụi

- Bố trí sàn công tác phù hợp trong khu vực cân xi măng.

- Bố trí máy rung trên thùng chứa để chống dính tắc.

- Các qu cân để kiểm tra cn được đặt nơi thuận tin nhằm đỡ phải vận chuyển thủ công.

- Bao bọc kín khu vực cân và nạp liệu để tránh phát tán bi.

8. Cấp phụ gia.

- Dị ứng da

- Tiếp xúc với mắt, miệng

- Sử dụng găng tay bảo hộ. Khi bị vy bn, cần rửa sạch bằng nước. Nếu bị dây vào mắt, miệng cần rửa sạch và đến gặp bác sỹ.

9. Máy trộn bê tông.

- Ngã trong khi vệ sinh và bảo dưỡng.

- Kẹp, đt chân tay do cơ cấu trộn.

- Kẹt tay, chân vào hệ thống bánh đà và dây đai của hệ thống truyền động.

- Điện giật.

- Bố trí sàn công tác phù hợp trong khu vực trộn.

- Khóa an toàn máy trộn trong khi vận hành.

- Có đèn báo không được làm việc trên máy trộn khi máy đang hoạt động.

- Đặt chế độ tự động dừng để ngăn rủi ro khi chạm vào cửa nạp liệu.

- Có song bảo vệ trên cửa quan sát.

- Có vỏ bảo vệ cho toàn bộ các bộ phận chuyển động.

- Lắp camera quan sát.

10. Nạp xe trộn.

- Phát sinh bụi và tiếng ồn khi xả hỗn hợp bê tông từ ci trộn vào xe trộn.

Che chắn khu vực x/nạp hỗn hợp bê tông nhằm giảm bụi và tiếng ồn.

- Bố trí mnh chắn ti cửa vào khu vực nạp liệu.

- Sử dụng phễu đàn hồi cấp hỗn hợp bê tông từ cối trộn vào thùng của xe trộn.

- Phun mù nước quanh cửa thùng đ làm ẩm bụi.

11. Xe trộn.

- Bị kẹt do hệ thống truyền động và cánh trộn.

- Ngã từ khu vực máng nạp và tháo hỗn hợp bê tông.

- Tai nạn giao thông.

- Bỏng hóa chất khi vệ sinh máy.

- Bố trí rào chắn khu vực nạp/x hỗn hợp bê tông để đảm bảo an toàn.

- Bố trí thang và sàn công tác gấp được tại miệng nạp/xả.

- Quan sát đường khi lùi xe vào nhận hỗn hợp bê tông.

- Có dụng cụ phương tiện bảo hộ cho tay, mắt, tai, đu trong khi làm vệ sinh.

- Lái xe trộn phải được đào tạo vận hành đúng quy định, gồm cả việc bảo dưỡng và vệ sinh máy.

12. Buồng điều khiển.

Bụi, tiếng ồn, nóng, cháy.

- Buồng phải kín để chống bụi và tiếng ồn, có điều hòa không khí, bình cứu hỏa CO2 .

- Hiển thị trong buồng sơ đồ dây điện trong nhà máy.

- Có nút dừng khẩn cấp cho mọi thiết bị trong buồng điều khiển.

- Phòng làm việc phù hợp cho người vận hành.

13. Các thiết bị phụ trợ.

- Điện giật ở hệ thống bng điện chính.

- Tiếng ồn từ máy nén khí và bơm.

- Vướng vào đai máy nén khí.

- Ngã vào bể lắng.

- Kiểm tra định kỳ đường điện với tín hiệu tắt khi kết thúc.

- Lắp điện tuân theo quy tắc.

- Máy nén khí và máy bơm đặt trong buồng riêng xây gạch.

- Lắp rào bảo vệ cạnh dây đai máy nén khí.

- Bể nước phải có nắp đậy và hàng rào xung quanh.

14. Hệ thống điện và chiếu sáng.

- Điện giật do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp.

- Hỏa hoạn do cháy nguồn điện.

- Va đập do thiếu ánh sáng.

- Lắp bộ ngắt điện an toàn cho điện động lực và chiếu sáng.

- Lắp tiếp đất đúng kỹ thuật cho toàn bộ thiết bị điện.

- Cầu dao lắp riêng khỏi bảng điện chung, bng điện có cảnh báo rõ “nguy hiểm điện giật”.

- Cầu chì, aptomat đúng giới hạn quá tải.

- Chiếu sáng đủ cho toàn bộ nhà máy.

15. Các phòng ban.

- Nguy cơ tai nạn thường đi kèm với hỏa hoạn tại nơi làm việc.

- Trang bị dụng cụ cứu hỏa cho các phòng ban.

- Có tín hiệu cảnh báo rõ ràng cho nhân viên và khách tham quan.

16. Người lao động.

- Thiếu thông tin và không được đào tạo.

- Tình trạng sức khỏe không đảm bảo.

- Có chương trình đào tạo tại chỗ bắt đầu vào ngày đầu tiên. Chương trình gồm cả các thông tin về nguy cơ mất an toàn lao động trong cơ sở sản xut.

- Tư vấn cho người lao động về vấn đề an toàn lao động.

- Có chương trình đào tạo cho toàn bộ người lao động theo công việc được giao. Cấp chứng chỉ đào tạo.

- Bố trí vị trí lao động phù hợp.

Phụ lục B

(quy định)

Chỉ số rủi ro

Chỉ số rủi ro là sự kết hợp giữa mức độ rủi ro (thể hiện ở Bảng B.1) và tần suất rủi ro (thể hiện ở Bảng B.2).

Bảng B.1 - Mức độ rủi ro

Cấp

Mức ri ro

Hậu qu

A

Rất nguy hiểm

Có thể chết người

B

Nguy hiểm

Có thể gây thương tích hoặc bệnh nghề nghiệp nặng

C

Ít nguy hiểm

Có thể gây thương tích hoặc bệnh nghề nghiệp nhẹ

D

Không đáng kể

Không gây thương tích hoặc bệnh ngh nghiệp

Bng B.2 - Tần suất rủi ro

Cp

Mức tần suất

Tần sut

1

Thường xuyên

1 lần/ngày hoặc hơn

2

Không thường xuyên

Hàng tuần nhưng không hàng ngày

3

Đôi khi xảy ra không thể dự đoán

-

4

Rất ít khi xảy ra

-

CHÚ THÍCH: Sự kết hợp giữa mức rủi ro A, B với mc tần suất từ cao đến thấp nên theo th tự A1, A2, A3, A4, sau đó là B1, B2, B3 và B4. Các kết hợp giữa mức rủi ro C, D với mức tần sut rủi ro thì tùy thực trạng mỗi cơ sở sản xuất có thể hoán đổi, ví dụ D1 có thể xếp trên C2,... Sự sắp xếp chỉ số rủi ro này nhằm giúp người sử dụng lao động lập danh sách ưu tiên trong quá trình thực hiện kế hoạch quản lý ATVSLĐ (Điều 4.2.1.đ).

Phụ lục C

(tham khảo)

Hướng dẫn lập danh mục kiểm soát rủi ro trong dây chuyền sản xuất

Xác định cấp ri ro và tần suất xảy ra của các thiết bị, vị trí trong dây chuyền sản xuất điền vào cột 2 và 3 của bảng C.1.

Bảng C.1 - Danh mục đánh giá chỉ số rủi ro của các thiết bị và vị trí trong dây chuyền sản xuất hỗn hợp bê tông trộn sẵn

Loại máy, thiết bị, chi tiết máy, vị trí trong dây chuyền

Cấp rủi ro theo Bảng B.1

Cấp tần suất theo Bảng B.2

1. Xe tải

 

 

2. Máy xúc lật

 

 

3. Băng tải cốt liệu

 

 

4. Gầu / Skip

 

 

5. Cửa tháo đáy bunke đá

 

 

6. Cửa tháo đáy bunke cát

 

 

7. Vít tải đáy silô xi măng

 

 

8. Hệ thống cân định lượng

 

 

9. Cửa nạp máy trộn bê tông

 

 

10. Cánh trộn của máy trộn bê tông

 

 

11. Cửa xả hỗn hợp bê tông từ máy trộn

 

 

12. Cửa nạp hỗn hợp bê tông vào xe trộn

 

 

13. Các thiết bị phụ trợ

 

 

14. Các vị trí khác

 

 

...

 

 

CHÚ THÍCH: Tùy thuộc điều kiện cụ thể của cơ sở sản xuất, sau khi đánh giá các nguy cơ gây mất ATVSLĐ có thể lập danh mục này chi tiết hơn.

Thư mục tài liệu tham khảo

TCVN ISO 9001:2015, Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu.

TCVN ISO 14001:2015, Hệ thống quản lý môi trường - Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng.

ERMCO, Guidance on Health and Safety Management in the European Ready-Mixed Concrete Industry, 10.2006 (Hướng dẫn quản lý sức khỏe và an toàn lao động trong công nghiệp bê tông trộn sẵn ở châu Âu).

OHSAS18001-2007, Occupational health and safety management systems (Hệ thống quản lý sức khỏe nghề nghiệp và an toàn lao động).

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi