Tiêu chuẩn ngành 14TCN 197:2006 Hướng dẫn thiết kế cống lấy nước bằng thép bọc bê tông

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn ngành 14TCN 197:2006

Tiêu chuẩn ngành 14TCN 197:2006 Công trình thủy lợi - Cống lấy nước bằng thép bọc bê tông, bê tông cốt thép - Hướng dẫn thiết kế
Số hiệu:14TCN 197:2006Loại văn bản:Tiêu chuẩn ngành
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Xây dựng, Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:29/12/2006Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Tiêu chuẩn ngành 14TCN 197:2006

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN NGÀNH

14TCN 197:2006

CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - CỐNG LẤY NƯỚC BẰNG THÉP BỌC BÊ TÔNG, BÊ TÔNG CỐT THÉP - HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ

Hydraulic structure - Steel pipe - reinforced concrete culvert - Design manual

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho thiết kế mới cống lấy nước bằng ống thép bọc bê tông, bê tông cốt thép đặt dưới đập đất, đập đá đầm nén, đập đá xây hay bê tông thuộc công trình đầu mối thủy lợi và thiết kế sửa chữa, nâng cấp, cải tạo cống lấy nước loại nhỏ từ hồ chứa bằng biện pháp luồn ống thép tròn vào trong lòng cống cũ bằng bê tông cốt thép.

1.2. Tài liệu viện dẫn

- TCXDVN 285-2002. Công trình thủy lợi - Các quy định chủ yếu về thiết kế.

- QPTL C1-75. Quy phạm tính toán thủy lực cống dưới sâu.

- TCVN 4253-86. Nền các công trình Thủy công - Tiêu chuẩn thiết kế.

- 14TCN 123-2002. Đất xây dựng công trình thủy lợi - Phân loại.

- TCVN 4116:1985. Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép Thủy công - Tiêu chuẩn thiết kế.

- 14TCN 63-2002. Bê tông thủy công - Yêu cầu kỹ thuật.

- TCVN 5575:1991. Kết cấu thép - Tiêu chuẩn thiết kế.

- XNiP 2.04.12-86. Tính toán độ bền của ống thép (bản tiếng Nga).

1.3. Thuật ngữ và định nghĩa

1.3.1. Phân loại cống

- Theo đường kính trong của ống thép, cống được phân thành các loại: rất nhỏ, nhỏ, vừa, tương đối lớn và lớn theo bảng 1.

Bảng 1 - Phân loại cống theo đường kính trong của ống thép

Đường kính trong của ống (cm)

≤ 60

> 60 - 80

> 80 - 120

> 120 - 180

> 180

Loại cống

Rất nhỏ

Nhỏ

Vừa

Tương đối lớn

Lớn

- Theo cột nước công tác (chênh lệch cao trình mực nước giữa thượng lưu và hạ lưu cống), theo bảng 2.

Bảng 2 - Phân loại cột nước công tác của cống

Cột nước công tác lớn nhất (m)

≤ 5

> 5 - 10

> 10 - 20

> 20 - 25

> 25

Phân loại

Rất thấp

Thấp

Trung bình

Tương đối cao

Cao

- Theo cột đất, đá trên đỉnh cống (chiều dày lớn nhất của lớp đất, đá đắp trên cống, tính từ điểm cao nhất của mặt cắt thân cống đến mặt đất, đá đắp), theo bảng 3.

Bảng 3 - Phân loại cột đất (đá) trên đỉnh cống

Cột đất (đá) trên đỉnh cống (m)

≤ 5

> 5 - 10

> 10 - 20

> 20 - 25

> 25

Phân loại

Rất thấp

Thấp

Trung bình

Tương đối cao

Cao

1.3.2. Tường ngăn (diafrac): là tường bằng bê tông hoặc bê tông cốt thép đúc liền với thân cống, mở rộng về hai bên và phía trên thân cống để kéo dài đường thấm dọc theo thân cống;

1.3.3. Cốt thép phương dọc: là cốt thép đặt trong phần bê tông bọc ống cống, theo chiều dọc cống (từ thượng về hạ lưu).

1.3.4. Cốt thép phương ngang: là cốt thép đặt trong phần bê tông bọc ống cống, nằm trên các mặt phẳng vuông góc với tuyến cống.

1.3.5. Thép neo: thanh thép được hàn vào mặt ngoài của ống thép để tạo sự liên kết tốt giữa ống thép và bê tông bọc ngoài.

1.3.6. Khớp nối mềm: khớp ngăn cách giữa hai đoạn cống. Tại đây có bố trí thiết bị chống rò nước bằng tấm cao su, nhựa hay tấm kim loại có khả năng co giãn.

2. CÁC YÊU CẦU VỀ THIẾT KẾ

2.1. Cấp công trình và các chỉ tiêu thiết kế

Theo cấp của công trình đầu mối và xác định theo quy phạm hiện hành.

2.2. Lựa chọn vị trí và tuyến cống

2.2.1. Tùy theo vị trí khu tưới hoặc hộ dùng nước, cống có thể đặt ở bờ trái, bờ phải hoặc ở cả hai bờ của đập. Cao trình đặt cống cần đảm bảo yêu cầu lấy nước tự chảy và có mặt bằng thuận lợi cho việc đưa nước vào kênh dẫn.

2.2.2. Cống cần đặt trên có điều kiện địa chất đồng nhất để giảm bớt khối lượng xử lý tránh lún không đều. Nền cống cần có đủ sức chịu tải, tránh bị phá hoại cục bộ, hoặc biến dạng quá lớn. Loại đất đá thích hợp cho nền cống dưới đập khuyến nghị như sau (bảng 4).

Bảng 4. Đất đá thích hợp cho nền cống dưới đập

Loại nền

Cột đất trên đỉnh cống Hd (m)

≤ 5

> 5 - 10

> 10 - 15

> 15 - 20

> 20 - 25

> 25

1. Đá

x

x

x

x

x

x

2. Nữa đá

x

x

x

x

x

0

3. Đất mảnh vỡ thô

x

x

x

x

0

0

4. Đất cát ÷ cát vừa

x

x

x

0

0

0

5. Đất cát mịn, cát bụi

x

x

0

0

0

0

6. Đất á cát, á sét

x

x

x

0

0

0

7. Đất sét

x

x

0

0

0

0

Chú thích: Ký hiệu "x"; thích hợp: ký hiệu "0": không thích hợp

2.2.3. Tuyến cống nên bố trí thẳng và vuông góc với tuyến đập. Trường hợp do điều kiện địa hình, địa chất có thể bố trí tuyến cống xiên góc với tuyến đập, hay cống tuyến cong. Độ cong của tuyến cần đảm bảo điều kiện gia công ống thép và điều kiện thủy lực của dòng chảy trong cống. Bán kính cong R không được nhỏ hơn 10 lần đường kính ống cống.

2.3. Bố trí tổng thể cống

2.3.1. Cửa vào của cống cần bố trí các khe phai, lưới chắn rác. Đỉnh tường bên khe phai cần đặt cao hơn mực nước thấp nhất trong hồ để có thể đóng phai và tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng cống vào mùa nước kiệt khi cần thiết.

2.3.2. Cống có thể có hoặc không có tháp van

- Với các cống có quy mô tương đối lớn trở lên, cần bố trí tháp van ở thượng lưu để có thể chủ động trong việc kiểm tra, bảo dưỡng cống và để tăng mỹ quan cho công trình. Khi đó, cửa van sửa chữa đặt trong tháp, còn van công tác đặt ở hạ lưu cống. Đoạn cống trước tháp có kết cấu cống hộp bằng bê tông cốt thép. Phần cống sau tháp có kết cấu là ống thép bọc bê tông cốt thép; ở đầu phần này nên bố trí một đoạn chuyển tiếp dần từ mặt cắt chữ nhật sang mặt cắt tròn.

- Khi cống không có tháp van thì cả van sửa chữa và van công tác đều đặt ở hạ lưu cống.

Trường hợp này, toàn bộ thân cống có kết cấu là ống thép bọc bê tông cốt thép. Đầu cống nên bố trí đoạn chuyển tiếp dần từ mặt cắt chữ nhật (ở cửa vào) sang mặt cắt tròn.

2.3.3. Ở hạ lưu cống cần bố trí nhà công tác, tại đây có thể tiến hành công việc vận hành, bảo dưỡng, thay thế van công tác, van sửa chữa.

2.3.4. Sau cửa ra của cống cần bố trí buồng tiêu năng và sân sau nối tiếp với kênh hạ lưu.

2.4. Bố trí cửa van

- Phải bố trí van công tác và van sửa chữa ở tất cả các cống. Theo chiều dòng chảy trong cống, van công tác đặt phía sau, còn van sửa chữa đặt phía trước.

- Vị trí, loại van và phương thức đóng mở van có thể tham khảo bảng 5

Bảng 5. Chọn loại van và phương thức đóng, mở

Loại cống

Van sửa chửa

Van công tác (hạ lưu)

Vị trí đặt

Loại van

Phương thức đóng mở

Loại van

Phương thức đóng mở

1. Rất nhỏ

hạ lưu

khóa

thủ công (TC)

khóa

TC

2. Nhỏ

hạ lưu

khóa

TC

khóa

TC + cơ giới

3. Vừa

hạ lưu

khóa

TC + cơ giới

côn

cơ giới

4. Tương đối lớn

 

 

 

 

 

- Không có tháp

hạ lưu

khóa

TC + cơ giới

côn

cơ giới

- Có tháp

trong tháp

phẳng

TC + cơ giới

côn

cơ giới

5. Lớn (có tháp)

trong tháp

phẳng

TC + cơ giới

côn

cơ giới

2.5. Kích thước ống thép, vật liệu ống thép

2.5.1. Căn cứ vào lưu lượng thiết kế cấp nước và cột nước công tác của cống để tiến hành tính toán thủy lực xác định đường kính cần thiết của ống thép. Trị số đường kính ống được chọn quy tròn về trị số chẵn chục centimet (ví dụ 60, 70, 80, 90cm…). Đối với các cống rất nhỏ thì nên chọn đường kính ống thép theo kích thước chuẩn của ống thép định hình hiện có để tiện cho gia công và lắp đặt.

2.5.2. Thép tấm làm ống cần dùng thép nhóm CII hoặc chất lượng tương đương trở lên. Chiều dày ống thép cần thỏa mãn yêu cầu chịu lực và điều kiện thi công, có xét tới khả năng bị xâm thực do nước trong suốt thời gian làm việc của cống. Sơ bộ có thể tham khảo chiều dày ống thép ở bảng 6.

Bảng 6 - Trị số tham khảo của chiều dày ống thép

Loại cống

Chiều dày ống thép (mm)

Khi cột đất trên đỉnh Hd ≤ 10m

Khi 10 < Hd ≤ 20m

Khi Hd > 20m

1. Rất nhỏ

4

5

6

2. Nhỏ

6

7

8

3. Vừa

8

9

10

4. Tương đối lớn

10

11

12

5. Lớn

12

13

14

2.5.3. Ống thép cần gia công (uốn, hàn) thành từng đoạn tại xưởng (nhà máy cơ khí). Chiều dài mỗi đoạn được chọn căn cứ vào phương tiện vận chuyển. Việc hàn nối ống ở hiện trường phải tuân thủ các quy định của tiêu chuẩn gia công và hàn đường ống thép chịu áp lực cao.

2.5.4. Trường hợp luồn ống thép vào trong lòng cống cũ bằng bê tông cốt thép đã xuống cấp thì bên ngoài ống thép cần có các gân gia cường và các thép neo để đảm bảo độ cứng và sự liên kết giữa các ống thép mới và thân cống cũ qua lớp vữa bê tông được lấp nhét bằng bơm phụt.

2.6. Lớp bê tông, bê tông cốt thép bọc ngoài ống thép

2.6.1. Lớp bê tông, bê tông cốt thép bọc ngoài ống thép có nhiệm vụ:

- Bảo vệ ống thép, chống rỉ từ phía ngoài.

- Nối tiếp ống thép với đất (đá) đắp thân đập.

- Tham gia chịu lực cùng với ống thép.

Đối với cống rất nhỏ, đặt trên nền đá thì lớp bọc ngoài có thể dùng bê tông thường không có cốt thép hoặc chỉ đặt cốt thép cấu tạo. Với trường hợp khác thì lớp bọc ngoài phải là bê tông cốt thép, hàm lượng cốt thép (theo phương ngang và phương dọc) được xác định thông qua tính toán kết cấu (ống thép và lớp bọc cùng chịu lực).

2.6.2. Vật liệu lớp bọc ngoài ống cống: bê tông mác từ M20 trở lên, cốt thép chọn theo kết quả tính toán. Sơ bộ chiều dày lớp bê tông bọc ngoài, có thể tham khảo Bảng 7.

Bảng 7 - Trị số tham khảo của chiều dày lớp bê tông bọc ngoài ống thép

Loại cống

Chiều dày bê tông (cm)

Bản đáy

Hai bên, trên đỉnh

1. Rất nhỏ

25

20

2. Nhỏ

30

25

3. Vừa

35

30

4. Tương đối lớn

40

35

5. Lớn

50

40

2.6.3. Cần bố trí các khớp nối giãn nhiệt ở lớp bọc bê tông cốt thép. Vị trí và khoảng cách các khớp nối được xác định căn cứ vào điều kiện địa chất nền và bố trí cụ thể của cống. Tại vị trí khớp nối, cần đặt thiết bị chống rò nước kiểu cao su củ tỏi hay tấm kim loại có khả năng co giãn.

Đối với các cống mà lớp bọc có tham gia chịu lực thì các khớp nối này cần được xét đến khi tính toán kết cấu theo phương dọc cống.

2.6.4. Đối với các cống lớn nên bố trí hành lang kiểm tra sửa chữa. Khi đó trong thiết kế cần xem xét sử dụng kết hợp hành lang để dẫn dòng thi công. Kích thước của hành lang cần được luận chứng trong tính toán dẫn dòng, đồng thời thỏa mãn điều kiện thi công lắp đặt và sửa chữa ống thép bên trong.

2.6.5. Với loại cống có ống thép đặt trong hành lang, sự làm việc của ống thép và vỏ bê tông cốt thép bên ngoài là độc lập: ống thép chịu áp lực nước từ phía trong, còn vỏ bê tông cốt thép chịu các áp lực từ phía ngoài, tải trọng từ ống thép và các tải trọng khi lắp đặt, sửa chữa ống.

2.7. Tính toán thủy lực

2.7.1. Nội dung tính toán thủy lực cống

a) Tính toán khả năng lấy nước của cống ứng với trường hợp mực nước hồ thấp nhất, cửa van mở hoàn toàn. Với trường hợp này còn cần phải kiểm tra chế độ chảy trong cống để đảm bảo cống chảy có áp ổn định.

b) Kiểm tra áp suất thủy động tại một số vị trí cần thiết, chủ yếu là ở sau cửa vào của cống để đảm bảo độ chân không (nếu có) không vượt quá mức cho phép.

c) Kiểm tra cao trình đặt cống để đảm bảo không xuất hiện phễu phí trước cửa vào, ảnh hưởng đến khả năng tháo nước của cống.

d) Tính toán siêu năng sau van xả (hạ lưu cống).

e) Lập quy trình vận hành, tức thiết lập quan hệ giữa lưu lượng tháo qua cống ứng với các trị số độ mở cửa van và mực nước thượng lưu khác nhau.

2.7.2. Toán thủy lực cống cần theo các chỉ dẫn của Quy phạm tính toán thủy lực cống dưới sâu QPTL C1-75, cũng như các tài liệu kỹ thuật khác có liên quan.

2.7.3. Khi xác định độ nhám của thành cống, cần xét tới trường hợp ống cống bị rỉ, bẩn, tăng độ nhám sau một thời gian dài khai thác.

2.7.4. Khi tính kích thước buồng tiêu năng sau van côn hay bể tiêu năng kiểu va đập (có tường phản áp) có thể tham khảo các chỉ dẫn từ tài liệu thí nghiệm mô hình.

2.8. Tính kết cấu

2.8.1. Nội dung tính kết cấu cống

a) Xác định các trường hợp làm việc bất lợi trong thời kỳ khai thác cũng như trong thời gian thi công, sửa chữa, và tổ hợp tải trọng tương ứng.

b) Xác định nội lực trong ống thép theo thương ngang và phương dọc và kiểm tra điều kiện bền của ống thép với các tổ hợp tải trọng khác nhau.

c) Xác định nội lực trong vỏ bọc bê tông theo phương ngang, phương dọc và tính toán cốt thép tương ứng.

d) Kiểm tra độ bền của nền cống ứng với các trường hợp làm việc khác nhau.

e) Kiểm tra biến dạng và chuyển vị của các bộ phận cống và nền ứng với các tổ hợp tải trọng khác nhau.

2.8.2. Khi tính kết cấu cống, cần xét đến các tổ hợp tải trọng và tác động:

a) Khi đập mới đắp xong, trong cống chưa có nước.

b) Khi đang đắp đập, trên đỉnh cống có các máy móc thi công chạy qua.

c) Trường hợp làm việc: cống chứa đầy nước, trong hồ có mực nước dâng bình thường, mức nước lũ thiết kế.

d) Trường hợp kiểm tra, sửa chữa: hồ có mực nước thấp nhất; trong cống không có nước (đóng phai thượng lưu).

e) Các trường hợp đặc biệt: khi có động đất, khi trong hồ có mực nước lũ kiểm tra, khi thiết bị chống thấm hay thoát nước trong đập bị hư hỏng, khi đóng mở nhanh cửa van hạ lưu làm xuất hiện áp lực nước va…

2.8.3 Tùy theo cách bố trí vật liệu thân cống (phần ống thép và vỏ bọc bê tông, bê tông cốt thép), có thể tính kết cấu thân cống theo một trong các sơ đồ:

a) ống thép chịu toàn bộ tải trọng, khi đó, lớp vỏ bọc bê tông, bê tông cốt thép chỉ làm theo cấu tạo, có tác dụng bảo vệ ống thép từ bên ngoài, không tham gia chịu lực.

b) Lớp bê tông cốt thép chịu toàn bộ tải trọng, ống thép bên trong chỉ dùng làm cốp pha, có thể chọn chiều dày nhỏ và không tham gia chịu lực.

c) Cả ống thép và vỏ bê tông cốt thép cùng chịu lực. Trường hợp này cần có sự liên kết tốt giữa ống thép và phần vỏ bê tông cốt thép bọc ngoài. Về mặt tận dụng khả năng làm việc của vật liệu thì sơ đồ này là hợp lý nhất.

2.8.4. Khi tính xác định trạng thái ứng suất - biến dạng của thân cống trên nền đồng nhất, có thể giải riêng các bài toán chịu lực theo phương ngang, phương dọc (bài toàn phẳng), hoặc giải bài toán chịu lực đồng thời theo 2 phương ngang và dọc (bài toán không gian).

2.8.5. Với các cống đặt trên nền không đồng nhất, hay khi nền có tính biến dạng lớn, cần thiết phải xác định trạng thái ứng suất - biến dạng của thân cống theo bài toán không gian.

2.8.6. Độ bền của nền cống cần được tính toán kiểm tra theo tiêu chuẩn thiết kế nền các công trình thủy công.

2.8.7. Độ võng lớn nhất của thân cống cần phải thỏa mãn các điều kiện khai thác bình thường của cống, và thường khống chế không vượt quá 0,001L, với L là chiều dài của đoạn cống tính toán.

2.8.8. Độ bền của ống thép và các mối nối cần được kiểm tra theo các quy định của tiêu chuẩn thiết kế kết cấu thép.

2.8.9. Độ bền của bê tông và cốt thép cần được kiểm tra theo các quy phạm của tiêu chuẩn thiết kết cấu bê tông và bê tông cốt thép thủy công.

3. MỘT SỐ CHỈ DẪN VỀ CẤU TẠO CHI TIẾT

3.1. Đoạn cửa vào

Đoạn cửa vào thường làm bằng vật liệu bê tông cốt thép, mặt cắt chữ nhật, bao gồm phần cống hở ở phía trước và phần cống kín ở phía sau.

3.1.1 .Tại phần cống hở có bố trí khe phai, lưới chắn rác. Cao trình đỉnh tường của phần này phải cao hơn mực nước chết trong hồ một đoạn d ≥ 1,0m để có thể đóng phai khi cần kiểm tra, sửa chữa cống. Bề rộng phần cống hở B ≥ D (D - đường kính ống tròn).

3.1.2. Phần cống kín của đoạn cửa vào có mặt cắt hình chữ nhật với chiều cao thay đổi (trần cửa vào uốn cong). Chiều cao mặt cắt và hình thức nối tiếp cuối đoạn cửa vào xác định như sau:

a) Khi cống không có tháp van: đoạn cửa vào nối với thân cống thép bọc bê tông bằng khớp nối mềm. Khi đó chiều cao mặt cắt cuối đoạn cửa vào lấy bằng đường kính ống thép D; phía trước khớp nối là đoạn tiệm biến, có mặt cắt chuyển dần từ chữ nhật sang hình tròn đường kính D.

b) Khi cống có tháp van (thường áp dụng với các cống tương đối lớn trở lên): đoạn cửa vào nối với đoạn cống hộp trước tháp bằng khớp nối mềm. Khi đó chiều cao mặt cắt cuối đoạn cửa vào lấy bằng chiều cao mặt cắt cống hộp.

3.2. Tháp và đoạn cống trước tháp

3.2.1. Tháp cống thường được bố trí ở các cống lớn và tương đối lớn (đường kính ống d > 120 cm) để tạo điều kiện kiểm tra, sửa chữa đoạn cống sau tháp, và tăng mỹ quan công trình. Vị trí tháp hợp lý thường ở khoảng giữa mái thượng lưu đập.

3.2.2. Tại tháp có bố trí van sửa chữa, thường là van phẳng, đặt sau thành tháp thượng lưu, có máy đóng mở loại vít đặt trong nhà tháp, máy đóng mở chạy bằng môtơ điện, nhưng có cơ cấu để có thể đóng mở thủ công khi cần thiết.

Trong tháp có bố trí hệ thống thang lên xuống. Mặt cắt ngang tháp cần có kích thước đủ rộng để có thể chuyển người và các thiết bị kiểm tra, sửa chữa cần thiết.

3.2.3. Để tháp cần được mở rộng theo cả chiều dọc và chiều ngang để giảm nhỏ ứng suất đáy tháp truyền xuống nền (kích thước để xác định thông qua tính toán kiểm tra ứng suất đáy tháp).

3.2.4. Đoạn cống có tháp được nối với đoạn trước tháp và sau tháp bằng khớp nối mềm.

Đoạn sau tháp là cống thép bọc bê tông cốt thép. Đoạn tiệm biến (mặt cắt chuyển từ hình chữ nhật sang tròn) gắn liền với tháp, có chiều cao mặt cắt cuối cùng bằng đường kính ống D. Tùy theo chiều dài thực tế và loại nền mà trong đoạn này có thể bố trí khớp nối hoặc không. Chiều dài của đoạn cống (giữa 2 khớp nối) cần được luận chứng thông qua tính toán kết cấu cống theo phương dọc.

3.3. Thân cống thép bọc bê tông cốt thép

3.3.1. Đoạn cống thép bọc bê tông cốt thép được tính từ khớp nối sau tháp (hay sau cửa vào khi cống không có tháp) đến mặt nối tiếp với cửa van hạ lưu.

Chiều dày ống thép có thể tham khảo theo bảng 6. Chiều dày lớp bê tông bọc ngoài ống thép tham khảo bảng 7.

3.3.2. Ống thép được gia công từng đoạn tại xưởng và hàn nối liên tục tại hiện trường. Đối với các cống có cột nước công tác H > 20m, trước khi đổ bê tông lấp ống, cần tiến hành bơm thử áp lực để đảm bảo là nước sẽ không rò rỉ ra ngoài.

3.3.3. Để tăng sự gắn kết giữa ống thép và bê tông bọc, dùng liên kết là các thép néo, thép móc, một đầu hàn vào thành ống, một đầu tự do sẽ được chôn lấp trong lớp bê tông bọc.

Khoảng cách đặt các thép néo như sau: cách 1,0 ÷ 1,5m dọc ống thép bố trí một bộ các thanh thép néo hàn rải đều trên chu vi ngoài thành ống. Khoảng cách giữa hai thanh kề nhau lấy không lớn hơn 1,5t, trong đó t là chiều dày lớp bê tông bọc hai bên cống. Théo néo dùng loại CII, f12 ÷ 14mm, có gỡ. Đầu móc neo trong bê tông dài 15 ÷ 25 cm tùy theo chiều dày lớp bọc.

Đối với các cống có chiều cao lớp đất đắp trên đỉnh từ 20 m trở lên, hàm lượng thép néo cần được xác định theo cường độ ứng suất tiếp ở mặt tiếp giáp ống thép và vỏ bê tông (theo kết quả giải bài toán kết cấu theo phương dọc).

3.3.4. Dọc thân cống bố trí 2 - 3 tường ngăn chống thấm (diafrac). Kích thước tường ngăn chống thấm như sau:

- Chiều rộng ra hai bên mỗi bên 0,8 ÷ 1,2m kể từ mép ngoài lớp bọc. Nếu hố móng cống đào có chiều rộng nhỏ thì tường ngăn nên cắm vào trong mái đào.

- Chiều cao phía trên thành bê tông bọc từ 0,8 ÷ 1,0m.

- Chiều dày tường lấy bằng chiều dày lớp bê tông bọc hai bên cống.

Tường ngăn làm bằng bê tông có cùng mác với bê tông bọc ống và có đặt cốt thép cấu tạo.

3.3.5. Phần đuôi cống phía trước buồng van cần bố trí thiết bị thu nước thấm dạng các lớp lọc ngược bọc 3 phía (2 bên và phía trên) mặt cắt cống, với chiều dày mỗi phía 0,3 ÷ 0,4m; chiều dài phần thu nước từ (1/4 ÷ 1/3) chiều dài thân cống. Phần cuối đoạn thu nước này cần bố trí nối liền với thiết bị thoát nước của thân đập.

3.3.6. Mặt ngoài lớp bê tông bọc ống thép cần quét 2 lớp nhựa đường nóng trước khi đắp đất.

3.3.7. Lớp đất bọc quanh ống có chiều dày 1,5 ÷ 2m mỗi phía (tính từ mặt bê tông bọc) được đắp bằng thủ công theo trình tự rải, san, đầm từng lớp, dùng đầm cóc và phải kiểm tra chất lượng chặt chẽ để đảm bảo độ dầm chặt khống chế như đất thân đập.

3.4. Van hạ lưu

3.4.1. Bố trí và loại van chọn theo chỉ dẫn ở bảng 5

3.4.2. Khi thiết kế ống cống cần chọn kích thước phù hợp với các van đã được sản xuất hàng loạt (được giới thiệu trong các catalog) để tiện cho việc cung cấp và lắp đặt.

3.5. Thiết bị tiêu năng hạ lưu

3.5.1. Sau cửa van công tác phải bố trí thiết bị tiêu hao năng lượng thừa của dòng chảy, đảm bảo nối tiếp an toàn với kênh hạ lưu. Hình thức thiết bị tiêu năng hạ lưu phụ thuộc vào quy mô cống và loại cửa van công tác.

3.5.2. Với cống có bố trí van côn ở hạ lưu thì thiết bị tiêu năng tương ứng là buồng tiêu năng sau van côn. Bố trí và tính toán kích thước của buồng tham khảo điều A.4.3, phụ lục A.

3.5.3. Với cống có bố trí van khóa ở hạ lưu thì sau van khóa cần bố trí buồng tiêu năng kiểu va đập. Sơ đồ bố trí và kích thước của buồng tham khảo điều A.4.2, phụ lục A.

3.5.4. Với cống có d ≤ 60cm và có van khóa ở hạ lưu thì có thể áp dụng thiết bị tiêu năng kiểu giếng. Bố trí và tính toán kích thước của giếng tiêu năng tham khảo điều A.4.1, phụ lục A.

3.5.5. Vật liệu làm buồng tiêu năng là bê tông cốt thép mác cao (M25 trở lên). Với cống có cột nước công tác H ≥ 20m và áp dụng loại buồng tiêu năng sau van côn, thì mặt trong của buồng, nơi các tia nước đập vào, cần được lát bằng tấm thép để bảo vệ. Chiều dày tấm thép t ≥ 10mm. Tấm thép được liên kết với thành bê tông bằng các thanh thép néo có một đầu hàn vào tấm thép, một đầu chôn vào thành bê tông. Cự ly giữa các thép néo a ≤ 1,0m. Quy cách của thép néo như ở điều 3.3.3.

3.5.6. Phía sau buồng tiêu năng, dòng chảy có mạch động lưu tốc và áp lực lớn nên cần bố trí sân sau (có gia cố) đủ dài để bảo vệ chống xói. Chiều dài sân từ 2,5 ÷ 3 lần chiều dài buồng tiêu năng. Đối với các cống lớn, trị giá chiều dài sân Ls cần được luận chứng bằng thí nghiệm mô hình thủy lực.

Sân sau thường được chia thành 2 đoạn có mức độ gia cố khác nhau: Đoạn đầu (giáp buồng tiêu năng): kết cấu bê tông cốt thép đổ tại chỗ; Đoạn cuối (nối tiếp với kênh): kết cấu tấm lát bê tông hoặc đá xây. Khi kênh sau cống là loại có gia cố thì đoạn cuối của sân sau chính là một phần của kênh.

3.6. Thiết bị quan trắc

Đối với các cống tương đối lớn và lớn, khi thiết kế và xây dựng cần bố trí các thiết bị quan trắc.

3.6.1. Quan trắc thấm dọc theo thành cống: bố trí một nhóm ống đo áp lực thấm (ít nhất tại 3 điểm) rải đều trên chiều dài ống cống: đầu ống đo áp nối với mặt tiếp giáp giữa thành bê tông và đất đắp.

Kết quả quan trắc được sử dụng để phán đoán mức độ thấm dọc thành cống để có những xử lý khi cần thiết.

3.6.2. Quan trắc trạng thái ứng suất - biến dạng của ống cống

Số lượng mặt cắt cần quan trắc ít nhất là 1 (mặt cắt có cột đất đắp cao nhất). Khi nền cống là không đồng nhất thì cần bổ sung thêm 2 mặt cắt quan trắc ở về hai phía của vị trí mà nền có biến đổi về đặc trưng chịu lực.

Trên mặt cắt quan trắc, cần đặt một nhóm thiết bị đo biến dạng ở phần vỏ bọc bê tông và ở mặt tiếp giáp giữa ống thép và bê tông tại các điểm cao nhất và thấp nhất của thành ống thép.

3.6.3. Quan trắc chuyển vị đứng của thân cống:

- Dọc theo thân cống, bố trí ít nhất 3 điểm quan trắc chuyển vị đứng (tương ứng với vị trí ở khoang đầu, giữa và cuối cống), trong đó điểm quan trắc ở khoảng giữa cần bố trí tương ứng tại mặt cắt có cột đất đắp lớn nhất.

- Các kết quả quan trắc ứng suất - biến dạng và chuyển vị đứng được sử dụng để kiểm tra tình hình chịu lực của thân cống và có những xử lý khi cần thiết.

- Các kết quả quan trắc nói chung cũng được sử dụng để tổng kết, đúc rút kinh nghiệm và bổ sung cho lý luận tính toán thiết kế.

 

 

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi