Tiêu chuẩn ngành 14TCN 155:2005 Đánh giá hồ sơ dự thầu cung cấp, lắp đặt thiết bị máy bơm

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn ngành 14TCN 155:2005

Tiêu chuẩn ngành 14TCN 155:2005 Công trình thuỷ lợi - Yêu cầu kỹ thuật và tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu cung cấp, lắp đặt thiết bị máy bơm
Số hiệu:14TCN 155:2005Loại văn bản:Tiêu chuẩn ngành
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Xây dựng, Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Năm ban hành:2005Hiệu lực:Đang cập nhật
Người ký:Phạm Hồng GiangTình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Tiêu chuẩn ngành 14TCN 155:2005

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN NGÀNH

14TCN 155:2005

CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI

 YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ TIÊU CHUẨN

ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ DỰ THẦU CUNG CẤP, LẮP ĐẶT THIẾT BỊ MÁY BƠM

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật chung của thiết bị máy bơm dùng trong công trình thuỷ lợi; Các bước và các nội dung trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu mua sắm, lắp đặt thiết bị máy bơm dùng trong công trình thuỷ lợi.

Ghi chú:

Khi lập hồ sơ mời thầu chủ đầu tư phải căn cứ vào hồ sơ thiết kế và nội dung yêu cầu cung cấp, lắp đặt cụ thể đối với từng công trình để đưa ra các yêu cầu kỹ thuật và tiêu chuẩn đánh giá phù hợp cho từng nội dung.

1.2. Tài liệu viện dẫn

Bơm – Thuật ngữ và định nghĩa TCVN 4207-86;

Bơm cánh – Yêu cầu kỹ thuật chung TCVN 4208-1993;

Bơm cánh – Phương pháp thử TCVN 5194-1993;

Bơm ly tâm – Yêu cầu kỹ thuật TCVN 5634-1991;

Sai lệch kích thước TCVN 2244-99 và 2245-99;

Máy điện quay – Yêu cầu kỹ thuật chung TCVN 3181-79;

Động cơ điện không đồng bộ TCVN 1987-1994; TCVN 4254-86; TCVN 1389-79;

Máy điện quay - Dung sai kích thước lắp đặt và ghép nối TCVN 3621-81; TCVN3622-81;

Động cơ điện không đồng bộ – Phương pháp thử TCVN 2280-70;

Tiêu chuẩn an toàn điện TCVN 3256-1979; TCVN 5556-1991; TCVN 3748-1983; TCVN 4726-1989;

Quản lý chất lượng công trình xây dựng – Nghị định số 209/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ;

1.3. Thuật ngữ và định nghĩa

1.3.1. Tổ máy bơm: là một thiết bị động lực bao gồm phần đầu bơm và động cơ (động cơ điện hoặc động cơ chạy bằng nhiên liệu).

1.3.2. Phần đầu bơm gọi tắt là đầu bơm: là phần cơ khí thuỷ lực của tổ máy bơm

2. YÊU CẦU KỸ THUẬT

2.1. Yêu cầu kỹ thuật đối với tổ máy bơm và thiết bị điện

2.1.1. Yêu cầu kỹ thuật chung

- Độ tin cậy cao;

- Độ an toàn (cho người, thiết bị) cao;

- Hiệu suất cao;

- Hệ thống đơn giản, dễ vận hành;

- Dễ bảo dưỡng và lắp lẫn;

- Tính đồng bộ cao;

- Tính kinh tế;

- Chi phí vận hành thấp.

2.1.2. Yêu cầu kỹ thuật đối với tổ máy bơm

2.1.2.1. Yêu cầu kỹ thuật chung

a) Yêu cầu đối với nhà chế tạo

Phải đáp ứng tiêu chuẩn Quốc tế liên quan đến việc chế tạo, cung ứng máy bơm; có chứng chỉ đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (như ISO 9001, ISO 9002,...) về lĩnh vực: Thiết kế, chế tạo và thử nghiệm.

b) Yêu cầu đối với vật liệu đưa vào chế tạo

Vật liệu đưa vào chế tạo phải mới, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có phiếu kiểm nghiệm phù hợp với những quy định hiện hành của Việt Nam hoặc Quốc tế.

Vật liệu chế tạo phải đáp ứng yêu cầu về môi trường làm việc.

c) Dung sai kích thước chế tạo và lắp ghép

Sai lệch kích thước phải tuân theo TCVN 2244-99, 2245-99 và kích thước trên bản vẽ thiết kế của nhà chế tạo.

d) Thử nghiệm

Sản phẩm trước khi xuất xưởng phải được thử nghiệm 100% theo Tiêu chuẩn TCVN 5194-1993 hoặc theo tiêu chuẩn Quốc tế.

2.1.2.2. Yêu cầu kỹ thuật chi tiết của sản phẩm

a) Thông tin khái quát về sản phẩm

- Tên dự án.

- Tên gọi và mã hiệu.

- Xuất xứ (Nhà sản xuất, nước sản xuất)

- Tiêu chuẩn đảm bảo quản lý chất lượng đã được công nhận (về thiết kế, chế tạo, thử nghiệm).

- Số lượng.

- Kết cấu chính:

+ Kiểu bơm (Trục đứng, trục ngang, xiên, chìm, hỗn lưu, hướng trục, ly tâm, cánh cố định hay điều khiển được, động cơ và bơm chính nối trực tiếp hay qua hộp số… phải phù hợp với hồ sơ mời thầu);

+ Kiểu ống đẩy, vật liệu chế tạo ống đẩy;

+ Kiểu kín nước cổ trục (Kim loại hay phi kim loại);

+ Kiểu bôi trơn ổ trục (bằng dầu, mỡ hay nước).

- Độ bền:

+ Tuổi thọ của máy bơm (thường là ³ 70.000 giờ);

+ Tuổi thọ của ổ trục (thường là ³ 50.000 giờ);

+ Tuổi thọ gioăng cơ khí (thường là ³ 30.000 giờ).

- Dịch vụ sau bán hàng:

Thời gian bảo hành và phương thức bảo hành.

b) Yêu cầu các điều kiện vận hành

- Chế độ vận hành

Máy bơm phải đảm bảo an toàn khi vận hành liên tục trong phạm vi từ cột nước thấp nhất (Hmin) đến cột nước cao nhất (Hmax) theo hồ sơ thiết kế công trình trạm, tổ máy bơm làm việc ổn định không có hiện tượng xâm thực.

- Những thông số kỹ thuật phải cung cấp trong các phạm vi vận hành

+ Đường đặc tính của bơm (do nhà chế tạo cấp khi thử nghiệm tại xưởng sản xuất)

- H – Q;

- N – Q;

- Q;

- HCK – Q (đối với bơm khống chế chiều cao hút)

- Đường đặc tính của bơm: Q = f(H,h, n, NPHS và đường cong hệ thống)

+ Lưu lượng (Q) – (m3/h)

- Thiết kế (QTK );

- Lớn nhất (Qmax );

- Nhỏ nhất (Qmin ).

+ Cột áp (H) – (m)

- Thiết kế (HTK );

- Thấp nhất (Hmin );

- Cao nhất (Hmax ).

+ Công suất bơm (Nb) – (kW)

- Thiết kế (NbTK);

- Lớn nhất (Nbmax);

- Nhỏ nhất (Nbmin).

+ Tốc độ quay của bơm (nb) – (v/ph)

+ Động cơ điện

- Công suất (Nđc) (kW);

- Tốc độ quay (nđc) (v/ph);

- Dòng điện định mức (IA) (A);

- Điện áp làm việc (U) (V).

+ Chiều cao áp lực hút yêu cầu (NPSHR) (Nếu có).

+ Chiều cao áp lực hút có thể (NPSHA) (Có thể được tính cho bất kỳ sơ đồ lắp đặt nào). Trị số NPSHA phải lớn hơn trị số NPSHR.

+ Độ ồn của mỗi bơm (đo cách khung bệ đỡ 1 mét)

+ Độ rung của mỗi bơm.

2.1.2.3. Thử nghiệm và kiểm tra

a) Kiểm tra tại xưởng chế tạo (Nếu trong hợp đồng chủ đầu tư có yêu cầu)

- Kiểm tra vật liệu đưa vào chế tạo

+ Kiểm tra bằng hồ sơ theo mục b của điều 2.1.2.1. tiêu chuẩn này;

+ Kiểm tra thực tế sản xuất thông qua các chi tiết đang chế tạo tại xưởng.

Ghi chú:

1. Nhà chế tạo phải cam kết và đảm bảo tính trung thực của hồ sơ;

2. Đối với chi tiết quan trọng có thể chủ đầu tư yêu cầu nhà chế tạo cung cấp mẫu vật liệu để thuê giám định và kiểm tra lại;

3. Toàn bộ hồ sơ và biên bản kiểm tra phải nộp cho chủ đầu tư.

- Kiểm tra kích thước lắp ghép của một số chi tiết quan trọng.

- Kiểm tra thử áp suất thuỷ tĩnh (đối với chi tiết chịu áp lực khi làm việc)

Áp lực thử phải lớn hơn hoặc bằng 1,5 lần áp lực lớn nhất của bơm và thời gian thử tối thiểu là 30 phút, chi tiết đảm bảo không rò rỉ.

- Kiểm tra thử nghiệm xuất xưởng

Sau khi chế tạo và lắp tổ bơm xong (đã có các văn bản kiểm tra tại xưởng chế tạo và áp suất thuỷ tĩnh) sẽ tiến hành các bước tiếp theo:

+ Thử nghiệm đặc tính thực (1:1) với động cơ thực sẽ được thực hiện tại nhà máy theo tiêu chuẩn TCVN 5194-1993;

+ Phương pháp thử nghiệm sẽ được thực hiện theo tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tiêu chuẩn Quốc tế hiện hành và phải có sự hiện diện của khách hàng;

+ Những yêu cầu chung về kiểm tra đặc tính bơm như sau:

- Tất cả các thiết bị đo được dùng để kiểm tra phải là thiết bị đo tiêu chuẩn được cấp chứng chỉ hiện hành bởi một cơ quan độc lập có tư cách pháp nhân, được Nhà nước cấp giấy phép;

- Các kết quả như tổng cột áp H(m) lưu lượng Q(m3/s) công suất đầu vào, công suất ra, mômen (KGM), hiệu suất… sẽ được thống kê lại;

- Mỗi bơm sẽ được kiểm tra không ít hơn 5 điểm để thiết lập đường cong đặc tính của nó;

- Đường cong đặc tính của bơm phải có đầy đủ thông tin về cột áp, hiệu suất, vòng quay, chiều cao áp lực hút;

- Kết quả đường cong sẽ dùng khẳng định rằng máy bơm có thể vận hành trong điều kiện thực tế;

- Kiểm tra độ rung động (Theo tiêu chuẩn ngành 10TCN491-2001);

- Kiểm tra độ ồn (Không vượt quá 85 dB trong khi kiểm tra bơm đầy tải).

Ghi chú:

Quá trình kiểm tra phải được lập thành văn bản đảm bảo tính pháp lý theo quy định hiện hành và nộp cho chủ đầu tư.

b) Kiểm tra tại hiện trường trạm bơm

Sau khi lắp đặt xong các thiết bị, nhà thầu lắp đặt phải xuất trình các văn bản kiểm tra, nhật ký công trình (lắp đặt) và chạy thử (không tải, có tải, từng máy và tổng hợp) theo quy định và quy phạm hiện hành của Nhà nước Việt Nam (chi tiết có chương riêng)

2.1.2.4. Kết cấu của tổ bơm và một số chi tiết chính

a) Kết cấu của tổ bơm

- Kiểu bơm (Trục đứng, ngang, xiên, chìm… 1 sàn, 2 sàn);

- Kiểu miệng hút;

- Kiểu ống xả (Xi phông, clapê…);

- Các ổ trục (ổ đỡ, chặn, hướng, chế độ bôi trơn);

- Bọc trục (Nếu có bọc trục);

- Bánh xe công tác (Cố định hay điều chỉnh);

- Vành mòn (Kết cấu dễ thay thế);

- Nối cút xả: có hình dáng theo cút ống tiêu chuẩn;

- Trục và ống lót trục: Trục sẽ được bảo vệ chống mòn và ăn mòn bằng ống lót trục có thể tháo lắp thay thế (Nếu chủ đầu tư yêu cầu);

- Đệm kín trục: Thiết kế theo tiêu chuẩn. Sự bôi trơn hộp túp được thực hiện trực tiếp bởi chất lỏng bơm hoặc theo quy định của nhà chế tạo;

- Bôi trơn: Hệ thống bôi trơn ổ trục của tổ bơm theo tiêu chuẩn, phải có đủ các loại đồng hồ (áp lực, độ tiêu hao dầu, mỡ…).

b) Vật liệu và kích thước cơ bản của một số cụm chi tiết (chi tiết) chính

- Vật liệu

Vật liệu của một số chi tiết chính sau đây phải được công bố rõ ràng trong HSDT; Phải tuân theo HSMT và đáp ứng các yêu cầu trong mục b điều 2.1.2.1. của tiêu chuẩn này:

+ Miệng loe hút;

+ Cút cong (Buồng xoắn);

+ Vành mòn;

+ Bánh công tác;

+ Buồng cánh hướng (Nếu có);

+ Ống trụ (Nếu có);

+ Trục bơm;

+ Thân ổ đỡ;

+ Ổ bi (Số hiệu và nước sản xuất);

+ Ống lót trục (Nếu có);

+ Khớp co giãn (Khớp lắp ráp);

+ Bộ khớp nối trục (Nếu có);

+ Ống lót ổ trục (Nếu có);

+ Van clapê (Nếu có);

+ Đường ống hút, ống xả.

- Kích thước chính của một số cụm chi tiết (chi tiết) chính

+ Miệng loe hút

- Đường kính phía trong (mm);

- Đường kính phía ngoài (mm);

- Độ dầy (mm).

+ Bánh công tác

- Đường kính ngoài (mm);

- Đường kính lỗ lắp với trục (mm);

- Số lá cánh (Lá).

+ Ống xả

- Đường kính trong (mm);

- Đường kính ngoài (mm);

- Chiều dài (mm);

- Độ dầy (mm);

- Số bulông của mặt bích (cái);

- Mặt bích (Đường kính trong, ngoài, chiều dầy).

+ Ống trụ bơm (Nếu có):

- Đường kính trong (mm);

- Đường kính ngoài (mm);

- Độ dầy (mm);

- Số bulông của mặt bích (cái);

- Mặt bích (Đường kính trong, ngoài, chiều dầy).

+ Trục bơm

- Đường kính trục bơm (mm);

- Chiều dài trục (mm).

+ Buồng hướng dòng (Nếu có)

- Đường kính trong (mm);

- Đường kính ngoài (mm);

- Độ dầy (mm);

- Số bulông của mặt bích (cái).

+ Khớp co giãn (Khớp nối ống, khớp lắp ráp) (Nếu có)

- Đường kính trong (mm);

- Đường kính ngoài (mm);

- Chiều dài (mm).

+ Van clapê (Nếu có)

- Đường kính trong (mm);

- Đường kính ngoài (mm);

- Độ dầy của nắp van (mm);

- Số bulông (cái).

+ Van (hai chiều hoặc một chiều) (Nếu có)

- Đường kính trong (mm);

- Đường kính ngoài (mm);

- Độ dầy (mm);

- Chiều dài thân van (mm).

+ Van hút (Crêpin) được cấp cùng tổ bơm (nếu có)

- Đường kính bắt với đường ống hút (mm);

- Đường kính ngoài lớn nhất (mm);

- Chiều cao toàn bộ (mm).

- Khối lượng và kích thước lớn nhất

+ Đầu bơm

- Tổng khối lượng (kg);

- Kích thước lớn nhất (dài x rộng x cao) (mm).

+ Cụm chi tiết (chi tiết)

- Khối lượng lớn nhất để cẩu trong quá trình lắp đặt bảo dưỡng (kg);

- Kích thước lớn nhất (dài x rộng x cao) (mm) để vận chuyển và lắp đặt.

2.1.2.5. Các bản vẽ thiết kế và hồ sơ kỹ thuật

a) Bản vẽ tổng thể của nhà trạm:

+ Mặt chiếu bằng;

+ Mặt cắt ngang, dọc;

+ Các vị trí.

b) Bản vẽ lắp bơm và động cơ điện;

c) Bản vẽ mặt cắt bơm, động cơ điện;

d) Đường đặc tính bơm và động cơ điện;

e) Các chỉ dẫn kỹ thuật (lắp ráp, vận hành và bảo dưỡng);

g) Bản vẽ của các chi tiết chính (Theo yêu cầu của HSMT).

2.1.2.6. Sơn (Bảo vệ bề mặt)

Toàn bộ phía ngoài tổ bơm và bệ bơm phải được bảo vệ bằng sơn phù hợp với bơm và điều kiện môi trường (Việc làm sạch và sơn bề mặt phải theo tiêu chuẩn Ngành, tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tiêu chuẩn Quốc tế) và theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

2.1.2.7. Các thiết bị bôi trơn (Nếu có)

Thiết bị bôi trơn được cấp cùng tổ bơm;

- Máy bơm cho hệ thống bôi trơn: chạy điện;

- Số lượng (Theo tổ bơm);

- Thông số:

+ Công suất bơm;

+ Áp suất.

- Hệ thống đường ống: Đường kính, vật liệu…;

- Lưu lượng tiêu thụ (dầu, mỡ) hợp lý (g/giờ);

- Tần số, điện áp (50Hz, AC 220V/380V).

2.1.2.8. Thiết bị đo

Thiết bị đo của tổ bơm gồm:

- Đo nhiệt độ ổ trục (kiểu, loại, nguồn gốc, tiêu chuẩn kỹ thuật);

- Đo nhiệt độ cuộn dây động cơ (kiểu, loại, nguồn gốc, tiêu chuẩn kỹ thuật);

- Hệ thống đo mực nước bể xả, bể hút (kiểu, loại, nguồn gốc, sơ đồ nguyên lý lắp đặt).

Ghi chú:

1. Các thiết bị đo đều phải được kết nối với tủ điện điều khiển trung tâm.

2. Các trị số cho phép đo đều được phản ánh liên tục lên tủ điện điều khiển trung tâm trong nhà máy.

2.1.2.9. Các chi tiết dự phòng

- Phải đáp ứng đúng số lượng của hồ sơ mời thầu.

2.1.2.10. Dụng cụ phục vụ lắp đặt, sửa chữa

Tối thiểu phải cung cấp một bộ dụng cụ chuyên dùng cho lắp đặt và sửa chữa tổ bơm.

2.1.3. Yêu cầu kỹ thuật đối với động cơ điện

2.1.3.1. Yêu cầu kỹ thuật chung

a) Yêu cầu đối với nhà chế tạo

Theo mục a điều 2.1.2.1. trong tiêu chuẩn này.

b) Yêu cầu đối với vật liệu đưa vào chế tạo

Theo mục b điều 2.1.2.1. trong tiêu chuẩn này.

c) Dung sai kích thước lắp đặt

Dung sai các kích thước lắp đặt và ghép nối phải tuân theo TCVN 3621-81, TCVN 3622-81 và TCVN 2244-99, TCVN 2245-99 hoặc các tiêu chuẩn Quốc tế hiện hành hoặc theo bản vẽ thiết kế của nhà chế tạo.

d) Thử nghiệm

Sản phẩm trước khi xuất xưởng phải được thử nghiệm 100% theo tiêu chuẩn TCVN 2280-70 hoặc theo tiêu chuẩn Quốc tế.

2.1.3.2. Yêu cầu kỹ thuật chi tiết của động cơ điện

a) Thông tin khái quát về động cơ điện

- Tên dự án.

- Tên gọi và mã hiệu.

- Xuất xứ (Nhà sản xuất, nước sản xuất)

- Tiêu chuẩn đảm bảo quản lý chất lượng đã được công nhận (về thiết kế, chế tạo, thử nghiệm)

- Số lượng;

- Kết cấu chính

+ Kiểu, loại (kín, hở, chống bụi, chống nước, chân đế, mặt bích, đặt đứng, nằm ngang);

+ Làm mát (cưỡng bức, tự nhiên…);

+ Chống ẩm (có thiết bị sấy chống ẩm hoặc không…).

- Độ bền

Theo tiêu mục a điều 2.1.2.2. trong tiêu chuẩn này.

- Dịch vụ sau bán hàng

Theo tiêu mục a điều 2.1.2.2. trong tiêu chuẩn này.

b) Yêu cầu các điều kiện vận hành

Động cơ điện phải đảm bảo an toàn khi vận hành liên tục trong phạm vi điện áp và tần số sai lệch cho phép so với điện áp và tần số danh định theo tiêu chuẩn IEC 60034 và trong môi trường làm việc theo hồ sơ mời thầu.

c) Các thông số kỹ thuật

- Công suất định mức (kW);

- Điện áp định mức (V);

- Dòng điện định mức (A);

- Số vòng quay định mức (v/ph);

- Tỷ số Mômen quá tải (Mmax/Mn);

- Tần số định mức (Hz);

- Cấp cách điện;

- Hệ số công suất định mức;

- Hiệu suất định mức;

- Độ ồn: dB;

- Độ rung;

- Thời gian khởi động;

- Đường đặc tính;

- Khối lượng (Kg).

2.1.3.3. Thí nghiệm và kiểm tra

a) Kiểm tra ngoại quan

- Kết cấu (hợp lý);

- Hình thức (đẹp);

- Kích thước (nhỏ gọn).

b) Kiểm tra kích thước lắp đặt (theo bản vẽ thiết kế)

c) Kiểm tra điện trở cách điện trước khi thử cao áp (Pha – Pha, Pha - đất)

d) Kiểm tra điện trở cách điện sau khi thử cao áp (Pha – Pha, Pha - đất)

e) Độ bền điện thử bằng cao áp với các điện áp thử (Pha – Pha, Pha - đất). Kết quả được ghi vào bảng 1.

Bảng 1. Độ bền điện thử bằng cao áp

Pha A – Pha B

(Von/ph)

Pha A – Pha C

(Von/ph)

Pha B – Pha C

(Von/ph)

Pha A,B,C – đất

(Von/ph)

Ghi chú

 

 

 

 

 

g) Điện trở thuần dây quấn theo nhiệt độ môi trường khi đo.

Đo điện trở thuần dây quấn các pha: A; B; C; Kết quả đo được ghi vào bảng 2.

Bảng 2. Điện trở thuần dây quấn các pha

Đơn vị tính: Ôm

Điện trở nguội

Pha A

Pha B

Pha C

Nhiệt độ môi trường (oC)

Ghi chú

R

R1

R2

R3

 

 

h) Đặc tính không tải của động cơ điện

Đo các thông số sau:

- Điện áp không tải (Uo) (V);

- Dòng điện không tải (Io) (A);

- Công suất không tải (Po) (kW);

Kết quả đo được ghi vào bảng 3.

Bảng 3. Đặc tính không tải của động cơ điện

Điện áp không tải UO (V)

Dòng điện không tải Io (A)

Hệ số a1

Hệ số a2

Công suất không tải Po (kW)

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

i) Đặc tính tải của động cơ điện

Đo đặc tính tải của động cơ điện theo các thông số sau:

- Điện áp động cơ khi mang tải U1 (V);

- Dòng điện động cơ mang tải I1 (A);

- Công suất động cơ khi mang tải P1 (kW);

- Hệ số a1, a2;

- Tốc độ quay của động cơ (v/ph);

- Mômen khởi động Mk = KG.m;

- Hệ số công suất cosj.

Kết quả đo đặc tính tải của động cơ điện ghi vào bảng 4.

Bảng 4. Đặc tính tải của động cơ điện

Mức tải

U1(V)

I1(A)

a1

a2

P1(kW)

n(v/ph)

Mk(KG.m)

cosj

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

k) Đặc tính khởi động (Rôto bị hãm cứng)

Đo đặc tính khởi động (Rôto bị hãm cứng) theo các thông số sau:

- Điện áp thử ngắn mạch đưa vào động cơ Uk (V);

- Dòng điện ngắn mạch Ik (A);

- Dòng điện ngắn mạch chuyển đổi sang điện áp định mức IKcđ;

- Mômen khởi động (chế độ hãm) MK (KG.m);

- Mômen quy đổi về chế độ làm việc định mức MK380 (KG.m);

Kết quả đo các thông số được ghi vào bảng 5.

Bảng 5. Đặc tính khởi động của động cơ điện

UK(V)

IK(A)

IK380(A)

MK(KG.m)

MK38.(KG.m)

 

 

 

 

 

l) Các chỉ tiêu về đặc trưng kỹ thuật

Chế độ không tải:

- Io (A); Po (kW); cosIjo;

- Dòng điện không tải Io (A);

- Công suất không tải Po (kW);

- Hệ số công suất không tải cosjo;

- Tổn hao đồng không tải Pcuo(kW).

Chế độ có tải:

- Tổn hao cơ khí Pcơ khí (kW);

- Tổn hao sắt từ Pf (kW);

- Tổn hao đồng có tải Pcut (kW);

- Công suất điện từ Pđt(kW);

- Độ trượt S (%);

- Tổn hao điện từ Pcu (kW);

- Tổn hao phụ Pfu (kW);

- Tổng tổn hao å P (kW);

- Công suất đầu trục P2 (kW);

- Hiệu suất h (%).

m) Độ tăng nhiệt

Độ tăng nhiệt của động cơ được xác định bằng các chỉ tiêu và kết quả được ghi trong bảng sau:

Bảng 6. Độ tăng nhiệt

R1

(W)

t1

t(oC)

I1

(A)

R1

(W)

T2

t(oC)

I2

(A)

 

 

 

 

 

 

n) Mức quá tải

Mức quá tải của động cơ được xác định ở các chế độ, kết quả được ghi trong bảng sau:

Bảng 7. Mức quá tải

Chế độ vận hành (%)

Dòng điện làm việc I1(A)

Thời gian (phút)

Ghi chú

100%

150%

 

 

 

o) Mức quá tốc độ

Mức quá tốc độ của động cơ được xác định ở các chế độ, kết quả được ghi trong bảng sau:

Bảng 8. Mức quá tốc độ

Chế độ vận hành (%)

Vòng/phút

Thời gian (phút)

Ghi chú

100%

150%

 

 

 

p) Độ rung

q) Độ ồn

Ghi chú:

Tất cả các trị số đo kiểm tra được trong điều 2.1.3.3 đều phải nằm trong giới hạn cho phép của TCVN, tiêu chuẩn Ngành hoặc tiêu chuẩn Quốc tế hiện hành. Động cơ điện mới đạt yêu cầu kỹ thuật.

2.1.3.4. Các bản vẽ thiết kế và hồ sơ kỹ thuật

- Thông số và kích thước lắp đặt: theo catalog của nhà chế tạo;

- Tài liệu vận hành, bảo dưỡng, lắp đặt.

2.1.3.5. Sơn (bảo vệ bề mặt)

Theo điều 2.1.2.6 của tiêu chuẩn này.

2.1.4. Yêu cầu kỹ thuật đối với thiết bị điện điều khiển

2.1.4.1. Yêu cầu kỹ thuật chung

a) Nhà thầu phải có bản thiết kế sơ đồ mạch điện, bản thiết kế phải thể hiện đầy đủ các chức năng tổng thể hoặc chi tiết của các thiết bị, mạch điện cùng các thông tin kỹ thuật đòi hỏi khác.

b) Các thiết bị được lựa chọn phải phù hợp với các điều kiện môi trường, đặc tính làm việc...

c) Các thiết bị điện phải có đầy đủ nhãn mác và catalog thể hiện nguồn gốc xuất xứ, thông số kỹ thuật và kích thước lắp đặt.

d) Thiết bị điều khiển (Theo điều 1.1.1 Thuật ngữ và định nghĩa TCVN 4726:1989) phải có phiếu thử nghiệm tại nơi sản xuất.

e) Các thiết bị điện phải đảm bảo độ an toàn theo tiêu chuẩn an toàn điện TCVN 5556:1991, TCVN 3748:1983 và TCVN 4726:1989.

2.1.4.2. Yêu cầu kỹ thuật riêng cho từng loại thiết bị

a) Áp tô mát và máy cắt hạ áp

- Aptomat (MCCB) và máy cắt hạ áp (MCB) sử dụng cho cấp điện áp xoay chiều tới 600V phải tuân theo IEC 60974-2.

- Các giá trị định mức của mỗi aptomat và máy cắt phải thích hợp với điều kiện làm việc và phải có cấp bảo vệ chọn lọc so với các thiết bị bảo vệ dòng điện khác đấu nối tiếp trong mạch, sao cho aptomat hoặc máy cắt gần vị trí sự cố nhất phải cắt trước các thiết bị bảo vệ dòng điện ở gần nguồn điện hơn.

- Các điện cực luôn mang điện của các aptomat và máy cắt phải được trang bị nắp che hoặc được bọc hoàn toàn để tránh sự tiếp xúc ngẫu nhiên của người vận hành.

- Nếu các aptomat và máy cắt có bộ điều chỉnh giá trị dòng cắt, Nhà thầu phải quyết định giá trị cài đặt phù hợp nhất cho từng ứng dụng của aptomat và máy cắt. Trong thời gian thí nghiệm và chạy thử, Nhà thầu phải đảm bảo thực hiện việc cài đặt giá trị chính xác và phải đánh dấu các giá trị cài đặt đó trên aptomat và máy cắt.

- Nhà thầu phải lập bảng kê với nội dung thông tin và thông số kỹ thuật cơ bản của aptomát:

+ Nước sản xuất;

+ Kiểu (mã hiệu);

+ Số cực;

+ Dòng định mức (Iđm) A;

+ Điện áp (Uđm) V.

- Thông tin và thông số kỹ thuật của máy cắt

+ Nước sản xuất;

+ Kiểu (mã hiệu);

+ Dòng định mức (Iđm) A;

+ Dòng cắt KA.

b) Công tắc tơ

- Điện áp, dòng điện và công suất định mức của các công tắc tơ phải phù hợp với điều kiện làm việc. Các công tắc tơ phải tuân theo IEC 60947-4-1 và phải phù hợp với việc khởi động trực tiếp và vận hành liên tục của động cơ. Cấp sử dụng không được thấp hơn AC-3 theo IEC 60158 hoặc IEC 60947.

- Tất cả các công tắc tơ, kể cả loại đặt trong tủ, phải được lắp trong vỏ riêng với cấp bảo vệ không dưới IP41 theo IEC 60529.

- Các cuộn cắt và cuộn vận hành phải có nguồn điện định mức 220V một chiều xoay chiều tuỳ theo ứng dụng.

- Nhà thầu phải lập bản kê về thông tin và thông số kỹ thuật của công tắc tơ:

+ Nước sản xuất;

+ Kiểu (mã hiệu);

+ Dòng làm việc định mức (Ic) A;

+ Công suất ra môtơ tại tần số 50Hz và điện áp làm việc kW;

+ Điện áp điều khiển V.

c) Bộ khởi động động cơ

- Điện áp, dòng điện và công suất định mức của bộ khởi động động cơ phải phù hợp với điều kiện làm việc và phải tuân theo tiêu chuẩn IEC 60947-4-1.

- Hệ số dòng khởi động của động cơ phải nhỏ hơn hoặc bằng 3,0 lần dòng điện định mức và phù hợp với chế độ vận hành liên tục của động cơ.

- Cấp sử dụng của bộ khởi động không được thấp hơn AC-3 theo IEC 60158 hoặc IEC 60947.

- Bộ khởi động động cơ kể cả loại đặt trong tủ phải được lắp trong vỏ riêng với cấp bảo vệ không dưới IP41 theo IEC 60529.

- Nhà thầu phải nêu thông tin và thông số kỹ thuật của bộ khởi động động cơ:

+ Nước sản xuất;

+ Kiểu (cuộn kháng, khởi động mềm, kỹ thuật số…);

+ Mã hiệu;

+ Dòng điện ở nhiệt độ (…0C) A;

+ Công suất ứng với nhiệt độ (…0C) KW.

d) Bộ tụ bù cosj

- Điện áp, dung lượng của tụ bù phải phù hợp với điều kiện làm việc và phải tuân theo IEC 60947-4-1.

- Cấp sử dụng không được thấp hơn AC-3 theo IEC 60158 hoặc IEC 60947.

- Tất cả các tụ và thiết bị đo đếm điều khiển… phải được lắp đặt trong tủ riêng; vỏ tủ phải có cấp bảo vệ không dưới IP41 theo IEC 60529.

- Nhà thầu phải nêu thông tin và thông số kỹ thuật của tụ bù:

+ Nước sản xuất;

+ Loại (1 pha, 3 pha…);

+ Mã hiệu;

+ Điện áp định mức (Uđm) V;

+ Điện áp giới hạn (Ugh) KV;

+ Công suất danh định KVAr;

+ Điện dung danh định là F.

e) Cầu chì

- Dây chảy và kẹp cầu chì phải tuân theo IEC 60269. Các định mức của dây chảy phải thích hợp với điều kiện làm việc và phải có cấp bảo vệ chọn lọc so với các dây chảy hoặc các thiết bị bảo vệ dòng điện khác đấu nối tiếp. Cầu chì phải là kiểu H.R.C. Một thiết bị phải được cung cấp để có thể vận hành trên từng pha.

- Các phần kim loại mang điện của giá và đế đỡ cầu chì phải được bọc hoàn toàn để tránh sự tiếp xúc ngẫu nhiên của con người.

- Nhà thầu phải cung cấp số lượng dự phòng ít nhất bằng hai lần số lượng cầu chì cùng loại lắp trong thiết bị điện.

g) Rơle

- Các cuộn dây phải thích hợp với điều kiện vận hành liên tục và phải được nhiệt đới hoá khi chế tạo hoàn thiện. Các cuộn dây làm việc với dòng điện xoay chiều phải phù hợp với dải điện áp xoay chiều 220V cho phép tăng giảm từ cộng 10% đến trừ 15%.

- Các rơle thời gian phải là kiểu điện tử. Chúng phải có khả năng điều chỉnh thời gian dễ dàng và rơle phải lưu giữ được thời gian chỉnh định đó. Dải thời gian chỉnh định của rơle phải rộng hơn dải dự kiến là cộng 50%, trừ khi dải thời gian đã được quy định trên bản vẽ kèm theo các Điều kiện kỹ thuật. Các bộ phận chỉnh định giá trị cài đặt phải được định cỡ rõ ràng.

h) Công tắc chuyển mạch vận hành bằng tay

- Công tắc chuyển mạch vận hành bằng tay phải có kết cấu tay nắm hình chữ L (hoặc tương tự) và được cố định ở những vị trí chuyển mạch tương ứng.

- Các tiếp điểm phải đủ lớn, chắc chắn, thích hợp với điều kiện làm việc lâu dài.

- Tại các vị trí cần chuyển mạch phải có gắn các chữ A,B,C tương ứng với các đồng hồ cần đo.

i) Đèn chỉ báo

- Đèn chỉ báo phải là loại đèn mini, kiểu đèn tiêu chuẩn thông dụng để có thể thay thế dễ dàng.

- Phụ kiện lắp đặt phải chịu được kiểm tra điện áp một chiều 500V trong một phút và phải được thiết kế sao cho có thể dễ dàng lắp đèn và thay thế chụp đèn từ phía trước panel.

- Đèn và phụ kiện phải có khả năng vận hành liên tục tại giá trị điện áp danh định. Nguồn cung cấp cho đèn được lấy từ một nguồn điện một chiều 220V.

- Bóng đèn phải là loại sợi đốt và mắc nối tiếp với một điện trở an toàn.

k) Đồng hồ đo điện

- Các đồng hồ đo điện áp Vôn (V) cường độ dòng điện Ampe (A)... phải tuân theo IEC 60051 và IEC 61554 với cấp chính xác 1,5 hoặc cao hơn. Khi làm việc đảm bảo ổn định, độ nhậy và độ tin cậy cao, yêu cầu bảo dưỡng thấp.

- Tất cả các động hồ đo phải có cùng một kích cỡ, hình dáng, thang đo được chia vạch từ 0 đến 120% giá trị định mức và trị số đo phải rõ ràng dễ đọc đối với người vận hành đứng ở khoảng cách bình thường.

- Đồng hồ đo phải mang được dòng phụ tải toàn phần, làm việc liên tục mà không bị phát nhiệt do quá tải, chúng phải được lắp trên mặt phẳng panel (hoặc cánh tủ) dây được đi, nối phía sau và có tiếp đất vỏ, đảm bảo chống ẩm, chống bụi; phải có biện pháp thích hợp để điều chỉnh điểm “0” của đồng hồ mà không cần phải tháo lắp.

l) Vỏ tủ điện

- Các tủ có kích cỡ từ trung bình trở lên khi chế tạo bên trong phải hàn khung bằng thép hình, bên ngoài hàn bằng thép tấm chiều dày của thép tấm phù hợp với kích cõ tủ nhưng không nhỏ hơn 2,0mm; đối với tủ có kích cỡ nhỏ thép tấm có chiều dày không nhỏ hơn 1,0mm. Nếu thiết bị được lắp trên panel, thép tấm chế tạo panel phải đủ dầy để chống các rung động ảnh hưởng đến sự vận hành chính xác của thiết bị. Panen được lắp cố định bằng bulông. Tủ phải có cửa treo bằng bản lề và có tay nắm, khoá cơ khí. Toàn bộ được sơn bằng công nghệ sơn tĩnh điện.

- Tất cả các dụng cụ đo lường, khoá điều khiển và khoá chọn chế độ vận hành, đèn báo, nút ấn và tay vận hành phải được lắp đặt bằng phẳng trên mặt trước; thiết bị đóng ngắt được lắp đặt với độ cao hợp lý (từ 750mm đến 1.600mm tính từ mặt sàn hoặc theo điều 2.1.20 TCVN 3748:1983) và được gắn chữ bằng tiếng Việt rõ ràng.

- Bố trí thiết bị ở trong và trên mặt tủ sao cho có thể tiến hành bảo dưỡng thiết bị dễ dàng không phải tháo rời thiết bị khác. Thiết bị lắp trên cửa tủ phải giới hạn ở mức thấp nhất và không được lắp rơle điện trên cửa tủ.

- Cấp bảo vệ của các tủ trong nhà phải không thấp hơn IP41 và các tủ ngoài trời không thấp hơn IP53 , theo IEC 60947. Các thiết bị riêng biệt phải có vỏ che với mức bảo vệ không thấp hơn IP53 theo IEC 60947.

- Nếu các tủ có các bộ sấy chống ngưng tụ hơi nước 230V A.C đồng bộ với công tắc cách ly và rơle điều khiển phải được bố trí trong các hộp đấu nối đồng thời các bộ sấy phải được bảo vệ chống va chạm cơ khí và bộ phận sinh nhiệt phải được che chắn để tránh đụng chạm ngoài ý muốn.

- Nếu có yêu cầu đèn chiếu sáng phục vụ cho công tác sửa chữa thì đèn chiếu sáng phải được bố trí bên trong tủ. Đèn chiếu sáng được đóng mở bằng công tắc lắp trên tủ tác động tự động do cửa tủ đóng, mở.

- Khe hở giữa các bộ phận mang điện và đất phải tuân theo các tiêu chuẩn liên quan.

- Vỏ tủ điện phải được trang bị dụng cụ nối đất bằng bulông, đai ốc, vòng đệm và có kích thước phù hợp với dòng điện nguồn cung cấp lớn nhất. Theo điều 2.1.28 TCVN 3748:1983.

- Đường dẫn cáp vào và ra động cơ phải có kết cấu bịt kín để tránh côn trùng chui vào trong tủ gây chập cháy tủ.

2.2. Yêu cầu lắp đặt thiết bị tổ máy bơm và thiết bị điện điều khiển

2.2.1. Yêu cầu chung

2.2.1.1. Đơn vị thực hiện lắp đặt phải có đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực chuyên môn theo quy định của Luật xây dựng.

2.2.1.2. Công tác chuẩn bị, kiểm tra và giao nhận trước khi lắp đặt.

a) Giao nhận hồ sơ

Chủ đầu tư (Bên A) phải cung cấp cho bên lắp đặt (Bên B) các hồ sơ thiết kế và tài liệu liên quan đến công tác lắp đặt; Hồ sơ phải đảm bảo đúng quy định pháp lý hiện hành của Ngành và Nhà nước. Hồ sơ gồm có:

- Các bản vẽ xây dựng có liên quan đến lắp đặt;

- Các bản vẽ lắp tổ máy bơm, thiết bị điện, cụm chi tiết,…, bản vẽ phải thể hiện: khối lượng và kích thước bao, kích thước lắp đặt;

- Tài liệu hướng dẫn lắp đặt;

- Họ, tên, chức vụ người đại diện và người giám sát, kiểm tra lắp đặt;

- Hồ sơ thương mại:

+ Bản kê cụm chi tiết, chi tiết rời đi theo tổ máy;

+ Phiếu kiểm tra xuất xưởng.

- Tiến độ công trình (Ngày bắt đầu, ngày kết thúc)

b) Công tác chuẩn bị

Bên lắp đặt (Bên B) phải thông qua chủ đầu tư (Bên A) nội dung chi tiết về các lĩnh vực sau:

- Quy trình công nghệ lắp ráp và lắp đặt từng cụm chi tiết và tổng thể;

- Kế hoạch và biện pháp tổ chức thi công:

+ Kế hoạch và tiến độ;

+ Phương pháp nâng hạ và dụng cụ gá lắp;

+ Số lượng, trình độ cán bộ công nhân kỹ thuật;

+ Sử dụng nguồn năng lượng.

- Biện pháp an toàn lao động, vệ sinh môi trường và an ninh trật tự;

- Họ, tên, chức vụ người đại diện và lãnh đạo lắp đặt tại hiện trường;

- Tiến độ công trình (Ngày bắt đầu, ngày kết thúc).

c) Kiểm tra và tiếp nhận

- Kiểm tra và tiếp nhận mặt bằng công trình

+ Tiếp nhận và chuẩn bị mặt bằng đủ điều kiện kỹ thuật cho công việc bảo dưỡng và lắp ráp tổ máy bơm (Nếu cần)

+ Kiểm tra tim móng máy, cao trình lắp đặt và tiếp nhận mặt bằng.

- Kiểm tra và tiếp nhận thiết bị

- Kiểm tra sự phù hợp của thiết bị với hồ sơ thiết kế, hồ sơ mời thầu:

+ Nguồn gốc xuất xứ;

+ Thông số trên nhãn mác;

+ Số lượng (Tổng thành, cụm chi tiết và chi tiết rời theo máy);

+ Thời gian xuất xưởng, phiếu kiểm định chất lượng và kết quả thử nghiệm do tổ chức có tư cách pháp nhân được Nhà nước quy định thực hiện.

- Kiểm tra chất lượng thiết bị

+ Kiểm tra bằng mắt về hình thức bên ngoài của thiết bị, độ an toàn trong quá trình vận chuyển;

+ Quay tay kiểm tra độ trơn láng của ổ trục hoặc độ va quệt của chi tiết quay với chi tiết tĩnh (bánh công tác và vòng mòn của bơm; cánh quạt gió và nắp bảo hiểm của động cơ)

+ Dùng thước và dụng cụ kiểm tra: Kiểm tra kích thước lắp ghép và lắp đặt (Lưu ý kiểm tra khe hở giữa vành mòn và bánh công tác), độ cách điện của động cơ điện và các thiết bị điện.

Ghi chú:

1. Tất cả các bước, các nội dung và kết quả kiểm tra phải lập biên bản đảm bảo thủ tục pháp lý hiện hành đồng thời phải được ghi vào sổ nhật ký thi công;

2. Nếu thiết bị không đạt các yêu cầu kỹ thuật thì phải được bảo dưỡng hoặc sửa chữa đạt yêu cầu (có biên bản kiểm tra đánh giá) mới được đưa vào lắp đặt.

2.2.2. Yêu cầu kỹ thuật đối với công tác lắp đặt thiết bị tổ máy bơm

2.2.2.1. Chỉ được tiến hành lắp máy bơm khi bê tông móng máy hoặc sàn lắp máy đạt cường độ thiết kế và khi đã thực hiện đầy đủ các bước quy định của tiêu chuẩn này.

2.2.2.2. Trình tự lắp đặt và kiểm tra công tác lắp đặt thiết bị tổ máy bơm

Trình tự các bước lắp đặt về nội dung kiểm tra công tác lắp đặt phải tuân theo quy phạm QPTL-D-7-91 (lắp đặt máy bơm) tiêu chuẩn TCXD 183:1996 (Máy bơm – Sai số lắp đặt) và các tiêu chuẩn có liên quan hoặc theo hướng dẫn lắp đặt của nhà chế tạo thiết bị.

2.2.3. Yêu cầu kỹ thuật đối với công tác lắp đặt thiết bị điện điều khiển

2.2.3.1. Toàn bộ thiết bị điện điều khiển phải được kiểm tra đảm bảo tuyệt đối an toàn theo tiêu chuẩn an toàn điện TCVN 4726:1989 mới được đưa vào lắp đặt.

2.2.3.2. Nội dung công tác lắp đặt thiết bị điện điều khiển

a) Lắp đặt tủ điện điều khiển trung tâm (Tủ phân phối)

Phải tuân theo các điều 2,3,4,5 trong TCVN 4726:1989.

b) Lắp đặt tủ điện điều khiển tại chỗ (Tủ điện điều khiển tổ máy bơm)

Phải tuân theo các điều 2,3,4,5 trong TCVN 4726:1989.

c) Lắp đặt dây dẫn, đấu nối nguồn điện với tổ máy bơm

Phải tuân theo điều 6 trong TCVN 4726:1989.

2.2.4. Yêu cầu về thử nghiệm và nghiệm thu công tác lắp đặt

2.2.4.1. Tiêu chuẩn áp dụng cho công tác thử nghiệm

a) Thử nghiệm thông số máy bơm theo tiêu chuẩn TCVN 5194-1993: Bơm cánh – Phương pháp thử.

b) Thử nghiệm động cơ điện theo tiêu chuẩn TCVN 2280-70: Động cơ điện không đồng bộ – Phương pháp thử.

c) Thử nghiệm thiết bị điện điều khiển theo điều 10-TCVN 4726:1989

2.2.4.2. Các bước vận hành thử nghiệm và nghiệm thu công tác lắp đặt

a) Vận hành thử nghiệm không tải và nội dung đánh giá

- Chạy thử không tải để phát hiện và loại trừ các sai sót, khiếm khuyết chưa được phát hiện ở giai đoạn lắp đặt.

- Trong quá trình chạy thử cần theo dõi sự hoạt động của tổ máy bơm, các thông số về tốc độ, độ rung, nhiệt độ, các hệ thống làm mát, bôi trơn,…, nếu phát hiện khuyết tật thì dừng máy, tìm nguyên nhân và khắc phục kịp thời. Tổ máy chạy thử không tải phải đảm bảo:

+ Chạy êm không có tiếng gõ và độ ồn quá mức;

+ Trị số dòng điện và điện áp, rò rỉ nước và dầu mỡ bôi trơn,… không được vượt quá trị số quy định của nơi sản xuất.

Nhiệt độ của các ổ trục, bề mặt ma sát bộ phận quay không vượt quá 65oC của dầu trong nồi dầu, thùng dầu các bộ truyền động và hộp giảm tốc không vượt quá 60oC.

b) Vận hành thử nghiệm có tải

- Chạy thử có tải được thực hiện sau khi hoàn thành chạy thử không tải. Trong quá trình thử nghiệm với tải trọng công tác, tổ máy bơm và các thiết bị điện phải đảm bảo yêu cầu và đạt các thông số kỹ thuật phù hợp với số liệu trong lý lịch máy.

- Thời gian chạy thử không tải và có tải theo quy định tại các quy phạm hiện hành (Phụ lục 1, 2 Quy phạm QPTL – số 6-80).

c) Các yêu cầu khác (Hướng dẫn vận hành thiết bị, bảo hành, tài liệu hướng dẫn lắp đặt,…) (Nếu có trong hợp đồng lắp đặt).

d) Yêu cầu về hồ sơ hoàn thành công tác lắp đặt

Nghiệm thu tổ máy bơm đã lắp đặt xong tiến hành theo 3 bước: Nghiệm thu tĩnh, nghiệm thu chạy thử không tải và nghiệm thu chạy thử có tải.

- Nghiệm thu tĩnh là kiểm tra, xác định chất lượng lắp đặt đúng thiết kế và phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật. Công việc nghiệm thu tĩnh do Ban nghiệm thu cơ sở thực hiện. Biên bản nghiệm thu theo TCVN 5639: 1991 – Phụ lục 3.

- Nghiệm thu chạy thử không tải. Biên bản nghiệm thu theo TCVN 5639: 1991 - Phục lục 4.

- Nghiệm thu chạy thử có tải. Biên bản nghiệm thu theo TCVN 5639: 1991 – Phục lục 6.

e) Yêu cầu hồ sơ lý lịch thiết bị và bản vẽ kèm theo

Yêu cầu này áp dụng cho nhà thầu cung cấp đồng thời là nhà thầu lắp đặt thiết bị.

- Hồ sơ lý lịch thiết bị;

- Danh mục và bản vẽ thiết bị (Theo nội dung yêu cầu trong HSMT)

- Danh mục và bản vẽ lắp đặt thiết bị (Theo nội dung yêu cầu trong HSMT)

3. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ DỰ THẦU CUNG CẤP, LẮP ĐẶT THIẾT BỊ MÁY BƠM

3.1. Yêu cầu chung

3.1.1. Những căn cứ để đánh giá hồ sơ dự thầu (HSDT)

3.1.1.1. Những căn cứ pháp lý

Chủ đầu tư tổ chức và đánh giá HSDT phải tuân theo các điều trong Nghị định và Thông tư hướng dẫn hiện hành của Chính phủ và các Bộ có liên quan.

3.1.1.2. Những căn cứ về yêu cầu kỹ thuật của thiết bị

Những căn cứ về yêu cầu kỹ thuật đối với tổ bơm và thiết bị điện điều khiển theo điều 2.1 của tiêu chuẩn này.

3.1.1.3. Những căn cứ về yêu cầu kỹ thuật lắp đặt tổ máy bơm và thiết bị điện điều khiển theo điều 2.2 của tiêu chuẩn này.

3.1.1.4. Đối với những thiết bị còn lại: Thiết bị nâng hạ, thiết bị điện cao thế, đường dây điện cao thế trên không… Trong trạm bơm thuỷ lợi thì dựa vào các tiêu chuẩn Ngành, TCVN hoặc Quốc tế hiện hành.

3.2. Các bước và nội dung đánh giá hồ sơ dự thầu

Việc đánh giá Hồ sơ dự thầu (HSDT) được thực hiện theo trình tự sau:

3.2.1. Đánh giá sơ bộ

3.2.1.1. Kiểm tra tính hợp lệ của HSDT;

3.2.1.2. Xem xét sự đáp ứng cơ bản của HSDT đối với Hồ sơ mời thầu (HSMT).

Nội dung cụ thể xem phụ lục A.1.

3.2.2. Đánh giá chi tiết

3.2.2.1. Bước 1: Đánh giá về kỹ thuật để chọn danh sách ngắn;

3.2.2.2. Bước 2: Đánh giá về mặt tài chính, thương mại, bao gồm các nội dung sau:

a) Sửa lỗi số học;

b) Hiệu chỉnh các sai lệch;

c) Đưa về một mặt bằng so sánh;

d) Xác định giá đánh giá của HSDT.

Nguyên tắc đánh giá: Tiêu chuẩn đánh giá được sử dụng tiêu chí “Đạt”, “Không đạt” đối với một số nội dung liên quan không quan trọng khác có thể được xem xét thêm tiêu chí “Chấp nhận được” để đánh giá HSDT.

Mức yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật được quy định như sau:

- Đối với máy bơm, động cơ điện, khớp nối ống xả kiểu lắp tự động, thiết bị đo lường, các thiết bị điện cao và hạ thế: Yêu cầu phải đạt 100% các chỉ tiêu kỹ thuật được quy định trong HSMT;

- Các mục còn lại: Yêu cầu tối thiểu phải đạt 90% các chỉ tiêu kỹ thuật được quy định trong HSMT.

Nội dung cụ thể xem phụ lục A.2.

3.2.3. Xếp hạng HSDT và kiến nghị Nhà thầu trúng thầu với giá trúng thầu tương ứng

3.2.3.1. Căn cứ vào giá đánh giá để xếp hạng nhà thầu;

3.2.3.2. Kiến nghị Nhà thầu trúng thầu với giá trúng thầu tương ứng (giá dự thầu sau khi đã sửa lỗi số học và hiệu chỉnh sai lệch)

Nguyên tắc lựa chọn và kiến nghị nhà thầu trúng thầu: Căn cứ vào mức đạt các chỉ tiêu đánh giá đã được quy định ở trên và có giá đánh giá là thấp nhất.

 

PHỤ LỤC

BẢNG TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ DỰ THẦU CUNG CẤP, LẮP ĐẶT THIẾT BỊ MÁY BƠM VÀ THIẾT BỊ ĐIỆN

A.1. ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ

A.1.1. Kiểm tra tính hợp lệ của Hồ sơ dự thầu

TT

Nội dung

Mức độ đáp ứng

Đạt

Không đạt

(1)

(2)

(3)

(4)

1

1.1

1.2

1.3

1.4

1.5


 1.6


1.7

 1.8

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Kiểm tra tính hợp lệ của HSDT

Số lượng hồ sơ (bản gốc và bản sao)

Đơn dự thầu và Bảng chào giá;

Bảo lãnh dự thầu;

Thư uỷ quyền ký Hồ sơ dự thầu;

Tài liệu chứng minh nhà thầu có đủ năng lực pháp luật dân sự; cam kết liên doanh hoặc liên danh;

Tài liệu chứng minh các hàng hoá và dịch vụ kèm theo có nguồn gốc, xuất xứ hợp lệ, phù hợp với Hồ sơ mời thầu;

Tài liệu chứng minh năng lực Nhà thầu để thực hiện hợp đồng;

Các tài liệu khác:

a) Catalog của nhà sản xuất giới thiệu về máy bơm, động cơ và tủ điện điều khiển và catalog về đặc tính kỹ thuật của hàng hoá;

b) Giấy xác nhận của người sử dụng về chất lượng của các trạm bơm có tính năng tương tự với máy bơm yêu cầu trong hồ sơ mời thầu (Gồm máy bơm, động cơ và tủ điện điều khiển) do Nhà sản xuất cung cấp trong vòng 5 năm gần đây;

c) Bản kê của Nhà sản xuất về số máy bơm đã bán;

d) Các chứng chỉ chất lượng ISO 9001 hoặc tương đương;

e) Thư uỷ quyền của Nhà sản xuất (Nếu Nhà thầu không phải là Nhà sản xuất)

g) Dữ liệu kỹ thuật;

h) Dữ liệu tài chính;

i) Các bản vẽ và các tài liệu kèm theo HSDT.

 

Nếu một trong các nội dung không đáp ứng thì Hồ sơ dự thầu sẽ bị loại

 

 

 

 

 

 

 

 

 Tuỳ theo yêu cầu nêu trong HSMT, nếu là điều kiện tiên quyết thì phải đáp ứng, nếu không HSDT sẽ bị loại

2

Chữ ký hợp lệ và tính hoàn chỉnh của Hồ sơ Dự thầu:

Chữ ký trong đơn dự thầu, bảng chào giá và các tài liệu liên quan trong hồ sơ dự thầu có hợp lệ không

 

Nếu không đáp ứng thì Hồ sơ dự thầu sẽ bị loại

A.1.2. Xem xét sự đáp ứng cơ bản của Hồ sơ dự thầu sơ với Hồ sơ mời thầu

TT

Nội dung

Mức độ đáp ứng

Đạt

Không đạt

(1)

(2)

(3)

(4)

1

Điều kiện pháp lý và thương mại

 

 

1.1

Tính hợp lệ:

a. Nhà thầu có năng lực pháp luật dân sự

b.Hàng hoá và dịch vụ

 

Nếu không đáp ứng, Hồ sơ dự thầu sẽ bị loại

1.2

Thời hạn hiệu lực của Hồ sơ dự thầu: kể từ ngày đóng thầu

 

Nếu không đáp ứng, Hồ sơ dự thầu sẽ bị loại

1.3

Bảo lãnh dự thầu:

a. Giá trị;

b. Thời hạn và hiệu lực;

c. Quy cách và điều kiện.

 

Nếu không đáp ứng, Hồ sơ dự thầu sẽ bị loại

1.4

Giá chào là cố định (Không được chào nhiều phương án giá)

 

Nếu không đáp ứng, Hồ sơ dự thầu sẽ bị loại

1.5

Kế hoạch giao hàng và hoàn thành

 

Nếu không đáp ứng, Hồ sơ dự thầu sẽ bị loại

1.6

Điều kiện thanh toán: Theo quy định trong HSMT (Thư tín dụng không huỷ ngang, ứng trước, sau khi nghiệm thu, sau thời hạn bảo hành…)

 

Nếu không đáp ứng, Hồ sơ dự thầu sẽ bị loại

1.7

Các điều khoản quy định về trách nhiệm thực hiện Hợp đồng của Nhà thầu nếu được trao thầu (bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo hành, bồi thường …)

 

Nếu không đáp ứng, Hồ sơ dự thầu sẽ bị loại

2

Yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm

 

 

2.1

Năng lực tài chính trong thời gian 3 đến 5 năm gần đây:

a. Tổng tài sản;

b. Vốn lưu động (tiền tín dụng phải có xác nhận của ngân hàng cấp tín dụng)

c. Doanh thu trung bình hàng năm từ các hợp đồng đã hoàn thành hoặc đang thực hiện;

d. Lợi nhuận trước thuế, sau thuế: có lãi.

 

Nếu không đáp ứng một trong các yêu cầu, Hồ sơ dự thầu sẽ bị loại

2.2

Kinh nghiệm:

a. Số năm kinh nghiệm hoạt động sản xuất và cung cấp thiết bị: gồm máy bơm, động cơ điện và các tủ điện điều khiển.

Trong 5 năm gần đây đã sản xuất hoặc cung cấp các hàng hoá có đặc tính và độ phức tạp so với thiết bị yêu cầu trong Hồ sơ mời thầu (Riêng máy bơm có công suất trong phạm vi từ 80% đến 120% công suất yêu cầu)

(Nếu một Nhà thầu không phải là Nhà sản xuất thì phải cung cấp với Hồ sơ dự thầu một thư uỷ quyền từ Nhà sản xuất các thiết bị chính)

b. Hợp đồng tương tự:

- Số lượng hợp đồng có tính chất kỹ thuật tương tự đã hoàn thành trong 5 năm gần đây;

- Giá trị hợp đồng tương ứng.

 

Nếu không đáp ứng một trong các yêu cầu, Hồ sơ dự thầu sẽ bị loại

2.3

Năng lực sản xuất, cung cấp thiết bị và kinh doanh:

- Số lượng, chủng loại thiết bị sản xuất, cung cấp lắp đặt;

- Số lượng và trình độ cán bộ chuyên môn (quản lý, kỹ thuật) và công nhân kỹ thuật;

- Cơ sở vật chất, kỹ thuật của nhà thầu.

 

Nếu không đáp ứng, Hồ sơ dự thầu sẽ bị loại

2.4

Lich sử về tranh chấp, vi phạm hợp đồng:

Kiểm tra thông tin Nhà thầu trong quá trình hoạt động về: tình hình tranh chấp, vi phạm hợp đồng và những vi phạm khác đã được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng đang chờ hoặc đã phân xử hoặc đang trong thời hiệu áp dụng hình phạt.

 

Nếu có tranh chấp hoặc Nhà thầu có vi phạm, Hồ sơ dự thầu sẽ bị loại

A.2. ĐÁNH GIÁ CHI TIẾT

A.2.1.

Bước 1: Đánh giá về mặt kỹ thuật

TT

Nội dung

Mức độ đáp ứng

Điểm tối đa (nếu đánh giá theo điểm)

Đạt

Chấp nhận được

Không đạt

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

1

Khả năng đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng và tính năng kỹ thuật của thiết bị cơ khí, điện

 

 

 

 

1.1

Phần thiết bị cơ khí

 

 

 

 

1.1.1

Máy bơm: loại máy bơm, Q, H, h

 

 

 

 

1.1.2

Động cơ điện: N, U, F, cosj, h

 

 

 

 

1.1.3

Khớp nối ống xả kiểu lắp tự động

 

 

 

 

1.1.4

Đường ống đẩy (Khớp lắp ráp, van, clapê…)

 

 

 

 

1.1.5

Thiết bị nâng và đường ray dẫn hướng

 

 

 

 

1.1.6

Thiết bị đo lường

 

 

 

 

1.1.7

Phụ tùng và các dụng cụ đặc biệt

 

 

 

 

1.1.8

Công tác lắp đặt thiết bị cơ khí…

 

 

 

 

1.2

Phần điện

 

 

 

 

1.2.1

Thiết bị điện cao thế

 

 

 

 

1.2.1.1

Máy biến áp

 

 

 

 

1.2.1.2

Cầu dao: Uđm, Hz

 

 

 

 

1.2.1.3

Cầu chì tự rơi: Uđm, Iđm

 

 

 

 

1.2.1.4

Chống sét: Uđm, Iđm

 

 

 

 

1.2.1.5

Cách điện trong trạm biến áp

 

 

 

 

1.2.1.6

Xà thép và các phụ kiện bố trí ở trạm biến áp…

 

 

 

 

1.2.2

Thiết bị điện hạ thế

 

 

 

 

1.2.2.1

Tủ điện đầu vào và phân phối: Uđm, Inmđ

 

 

 

 

1.2.2.2

Tủ khởi động động cơ bơm: Uđm, Inmđ

 

 

 

 

1.2.2.3

Các hộp đấu dây và lắp đặt điện

 

 

 

 

1.2.3

Xây lắp đường dây điện cao thế trên không

 

 

 

 

1.2.3.1

Cột bê tông ly tâm, cột liền hoặc tương đương

 

 

 

 

1.2.3.2

Dây cáp nhôm

 

 

 

 

1.2.3.3

Vật liệu làm xà

 

 

 

 

1.2.3.4

Móng cột

 

 

 

 

1.2.3.5

Cách điện đường dây

 

 

 

 

1.2.3.6

Sứ đứng

 

 

 

 

1.2.3.7

Nối đất chân cột

 

 

 

 

1.2.3.8

Lắp đặt hệ thống đo đếm điện năng ở đoạn đường dây vào trạm biến áp

 

 

 

 

1.2.4

Xây lắp trạm biến áp

 

 

 

 

1.2.4.1

Cột đỡ đường dây đến và bắt thiết bị của trạm

 

 

 

 

1.2.4.2

Móng cột bê tông ly tâm

 

 

 

 

1.2.4.3

Móng máy biến áp

 

 

 

 

1.2.4.4

Hàng rào trạm biến áp và cổng trạm

 

 

 

 

1.2.4.5

Hệ thống nối đất an toàn

 

 

 

 

1.2.4.6

Ghế cách điện

 

 

 

 

1.2.4.7

Lắp đặt thiết bị của máy biến áp

 

 

 

 

2

Tổ chức cung ứng, lắp đặt và các dịch vụ khác

 

 

 

 

2.1

 Tổ chức cung ứng và lắp đặt

 

 

 

 

2.1.1

Kế hoạch cung ứng và lắp đặt

 

 

 

 

2.1.2

Phương tiện vận chuyển và lắp đặt thiết bị

 

 

 

 

2.1.3

Bảo quản thiết bị và lưu kho

 

 

 

 

2.1.4

Bố trí lực lượng lắp đặt thiết bị cơ khí và điện

 

 

 

 

2.2

Kiểm tra, chạy thử và nghiệm thu

 

 

 

 

2.2.1

Kế hoạch kiểm tra thiết bị, vật tư

 

 

 

 

2.2.2

Tổ chức nghiệm thu thiết bị, sản phẩm

 

 

 

 

2.2.3

Thử nghiệm và chạy thử thiết bị

 

 

 

 

2.3

Đào tạo, chuyển giao công nghệ

 

 

 

 

2.3.1

Kế hoạch đào tạo (thời gian, số lượng, địa điểm...)

 

 

 

 

2.3.2

Nội dung đào tạo (Quản lý, vận hành…)

 

 

 

 

2.4

 Tiến độ thực hiện

 

 

 

 

2.4.1

Thời gian giao hàng

 

 

 

 

2.4.2

Thời gian lắp đặt thiết bị cơ khí

 

 

 

 

2.4.3

Thời gian lắp đặt thiết bị điện

 

 

 

 

2.4.4

Tổng tiến độ hoàn thành toàn bộ gói thầu

 

 

 

 

2.4.5

Thời gian nộp hồ sơ hoàn công, nghiệm thu

 

 

 

 

2.5

Điều kiện hợp đồng

 

 

 

 

2.5.1

Điều kiện và phương thức thanh toán

 

 

 

 

2.5.2

Tiến độ thanh toán

 

 

 

 

2.6

Khả năng cung cấp tài chính (Nếu có)

 

 

 

 

2.6.1

Khả năng ứng trước để thực hiện hợp đồng

 

 

 

 

2.6.2

Khả năng cho vay

 

 

 

 

2.6.3

Điều kiện cho vay

 

 

 

 

2.7

Điều kiện hậu mãi sau bán hàng

 

 

 

 

2.7.1

Cung cấp thiết bị, phụ tùng thay thế

 

 

 

 

2.7.2

Ưu đãi trong bảo hành, bảo trì thiết bị và đào tạo chuyển giao công nghệ

 

 

 

 

2.7.3

Các cam kết khác (Nếu có)

 

 

 

 

Ghi chú:

1. Các hạng mục không được ghi quy cách, khối lượng cụ thể trong bảng trên thì sẽ được đánh giá dựa trên các quy định trong các bản vẽ thiết kế gửi kèm theo HSMT.

2. Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật được xây dựng theo phương pháp chấm điểm hoặc phương pháp đánh giá theo tiêu chí “Đạt”, “Không đạt”. Khi áp dụng phương pháp chấm điểm thì sử dụng cột (2) và cột (3), khi áp dụng theo phương pháp đánh giá theo tiêu chí “Đạt”, “Không đạt” thì sử dụng cột (2), (4), (5) và (6) để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá.

3. Cột (2) về nội dung yêu cầu của tiêu chuẩn đánh giá. Tuỳ theo tính chất của gói thầu mà xác định số lượng các tiêu chuẩn đánh giá tổng quát, cũng như số lượng các tiêu chuẩn đánh giá chi tiết theo từng tiêu chuẩn đánh giá tổng quát. Đối với từng tiêu chuẩn đánh giá chi tiết phải thể hiện được đầy đủ nội dung yêu cầu của tiêu chuẩn đó.

4. Cột (3) sử dụng khi áp dụng phương pháp chấm điểm. Có thể sử dụng thang điểm 100 hoặc 1000 để chi tiết hoá cho từng tiêu chuẩn (điểm chuẩn) đồng thời quy định mức điểm yêu cầu tối thiểu đối với từng tiêu chuẩn. Tổng hợp chung về mặt kỹ thuật, mức yêu cầu tối thiểu không được quy định thấp hơn 70% tổng số điểm. Đối với gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao, mức quy định này không được thấp hơn 90%.

5. Cột (4), (5) và (6) được sử dụng khi áp dụng phương pháp đánh giá theo tiêu chí “Đạt”, “Không đạt”. Đối với tiêu chuẩn đánh giá tổng quát chỉ sử dụng tiêu chí “Đạt” hoặc “Không đạt”. Đối với tiêu chuẩn đánh giá chi tiết thì tuỳ theo đặc thù của gói thầu, ngoài tiêu chí “Đạt” hoặc “Không đạt” quy định cho các yêu cầu cơ bản của HSMT thì được phép áp dụng thêm tiêu chí “Chấp nhận được” cho các yêu cầu không cơ bản, song không được vượt quá 30% tổng số tiêu chuẩn đánh giá chi tiết cho một tiêu chuẩn đánh giá tổng quát. Cần cụ thể hoá nội dung của từng tiêu chí “Đạt”, “Chấp nhận được” và “Không đạt” đối với từng tiêu chuẩn đánh giá chi tiết. Một tiêu chuẩn đánh giá tổng quát được coi là “Đạt” khi các tiêu chuẩn đánh giá chi tiết cho yêu cầu cơ bản phải là “Đạt”, còn tiêu chuẩn đánh giá chi tiết đối với các yêu cầu không cơ bản được đánh giá là “Đạt” hoặc “Chấp nhận được”. Một HSDT được đánh giá theo tiêu chuẩn đánh giá tổng quát đều “Đạt” thì được coi là đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật (đáp ứng cơ bản yêu cầu của HSMT). Khi có một tiêu chuẩn đánh giá tổng quát được đánh giá là “Không đạt” thì HSDT này được coi là không đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật.

A.2.2.

Bước 2: Đánh giá về mặt tài chính thương mại

TT

Nội dung yêu cầu

Căn cứ xác định

(1)

(2)

(3)

1

Giá dự thầu

 

2

Sửa lỗi số học

 

3

Hiệu chỉnh sai lệch (danh mục, khối lượng, số lượng, giá trị…)

 

4

Giá dự thầu sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch (đã quy đổi về một đồng tiền chung, nếu có)

 

5

Đưa về một mặt bằng (bao gồm các sai lệch về kỹ thuật, tài chính, thương mại so với yêu cầu của HSMT) để xác định giá đánh giá:

- Sai lệch về tiến độ cung cấp và lắp đặt thiết bị;

- Sai lệch về lịch biểu thanh toán;

- Sai lệch về công suất thiết kế của máy, thiết bị;

- Thời gian sử dụng (tuổi thọ, thời gian khấu hao)

- Sai lệch về kỹ thuật, ảnh hưởng tới chi phí vận hành của máy móc thiết bị như:

+ Chênh lệch tổn thất khi vận hành so với yêu cầu của HSMT;

+ Chênh lệch về tiêu hao điện năng, nguyên nhiên liệu hoặc các yếu tố đầu vào khác so với yêu cầu của HSMT tạo nên chi phí phụ trội khi vận hành, khai thác.

- Sai lệch về chi phí duy tu bảo dưỡng, sửa chữa lớn máy, thiết bị;

- Điều kiện thương mại: Điều kiện thanh toán, bảo hành, thanh toán…;

- Điều kiện tài chính: Lãi suất vay, các loại phí…

- Ưu đãi thiết bị sản xuất trong nước (nếu có)

- Nguồn gốc xuất xứ đối với thiết bị chính: sản xuất từ các nước tiên tiến, các nước phát triển, các nước đang phát triển (Căn cứ vào thông báo giá của thiết bị chính đại diện cho mỗi khu vực để xác định hệ số điều chỉnh)

- Các yếu tố khác.

 

6

Giá đánh giá

Giá trị nội dung mục (4) + (5)

Ghi chú:

1. Tuỳ theo tính chất của từng gói thầu mà xác định nội dung của tiêu chuẩn xác định giá đánh giá. Đối với gói thầu quy mô nhỏ, chỉ cần xác định giá để so sánh các HSDT (giá dự thầu sau khi sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch), do vậy không cần thiết phải xây dựng nội dung các yếu tố đưa về một mặt bằng để xác định giá đánh giá.

2. Đối với nội dung các yếu tố đưa về một mặt bằng để xác định giá đánh giá cũng phải căn cứ trên yêu cầu cụ thể của từng gói thầu mà bỏ bớt hoặc bổ sung thêm những nội dung được nêu tại bảng trên cho phù hợp.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
THỨ TRƯỞNG




Phạm Hồng Giang

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi