Tiêu chuẩn TCVN 7952-8:2008 Độ ngót sau khi đóng rắn chất kết dính gốc nhựa epoxy bê tông

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7952-8:2008

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7952-8:2008 Hệ chất kết dính gốc nhựa epoxy cho bê tông-Phương pháp thử-Phần 8: Xác định hệ số ngót sau khi đóng rắn
Số hiệu:TCVN 7952-8:2008Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Xây dựng
Năm ban hành:2008Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7952-8:2008

HỆ CHẤT KẾT DÍNH GỐC NHỰA EPOXY CHO BÊ TÔNG - PHƯƠNG PHÁP THỬ - PHẦN 8: XÁC ĐỊNH HỆ SỐ NGÓT SAU KHI ĐÓNG RẮN

Epoxy resin base bonding systems for concrete - Test methods - Part 8: Determination of linear shrinkage

Lời nói đầu

TCVN 7952-8:2008 được xây dựng trên cơ sở ASTM D 2566.

TCVN 7952-8:2008 do Viện Vật liệu xây dựng - Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

HỆ CHẤT KẾT DÍNH GỐC NHỰA EPOXY CHO BÊ TÔNG - PHƯƠNG PHÁP THỬ - PHẦN 8: XÁC ĐỊNH HỆ SỐ NGÓT SAU KHI ĐÓNG RẮN

Epoxy resin base bonding systems for concrete - Test methods - Part 8: Determination of linear shrinkage

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định hệ số co ngót theo chiều dài của hệ chất kết dính gốc nhựa epoxy hai thành phần sau khi đóng rắn.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả phiên bản sửa đổi (nếu có).

TCVN 7952-1:2008 Hệ chất kết dính gốc nhựa epoxy cho bê tông - Phương pháp thử -  Phần 1: Xác định độ nhớt.

3. Nguyên tắc

Hệ số co ngót của mẫu thử được đo trên mẫu hệ chất kết dính gốc nhựa epoxy hai thành phần sau khi đã đóng rắn trong khuôn có hình dạng và kích thước xác định.

4. Lấy mẫu

Theo Điều 4 của TCVN 7952-1:2008.

5. Thiết bị, dụng cụ

- Khuôn đo hệ số co ngót được làm bằng thép có hình dạng như Hình 1 và kích thước nêu trong Bảng 1;

- Dấu chống dính;

- Màng Polytetrafluoetylen có chiều dày khoảng 0,025 mm;

- Thiết bị đo độ sâu, độ chính xác đến 0,002 mm;

- Cân, dung sai 0,1 g.

Bảng 1 - Kích thước khuôn tạo mẫu đo hệ số co ngót

Thể tích khuôn, ml

Bán kính, mm

R

r

65

19,0

12,7

200

28,6

22,2

1300

63,5

57,1

4650

114,0

106,0

CHÚ Ý: Lựa chọn kích thước khuôn sao cho gần nhất với diện tích mặt cắt ngang vị trí rót vật liệu khi sử dụng

CHÚ DẪN:

R Bán kính ngoài

r Bán kính trong

Hình 1 - Hình dạng khuôn tạo mẫu đo hệ số co ngót

6. Cách tiến hành

- Quét bề mặt trong khuôn bằng dầu chống dính, sau đó đặt màng polytetrafluoetylen lên nó, chú ý tránh các vết nhăn và đảm bảo bề mặt khuôn phải phẳng nhẵn.

- Cân khối lượng các thành phần của hệ chất kết dính theo tỉ lệ quy định của nhà sản xuất với độ chính xác 1% để có được thể tích hỗn hợp mẫu thử tối thiểu như nêu trong Bảng 1.

- Khuôn và các thành phần của hệ chất kết dính phải để ổn định riêng rẽ tối thiểu 4 h ở (27 ± 2)0C.

- Trộn các thành phần của hệ chất kết dính theo tỉ lệ quy định của nhà sản xuất thành hỗn hợp đồng nhất trong 3 min sao cho lượng không khí bị cuốn vào là ít nhất. Đổ từ từ hỗn hợp hệ chất kết dính đã trộn vào trong khuôn sao cho không cuốn theo không khí.

- Ổn định mẫu thử ở nhiệt độ (27 ± 2)0C và độ ẩm (65 ± 5) % không ít hơn 40h trước khi kiểm tra.

- Tháo hai tấm phẳng ở hai đầu của khuôn, lấy mẫu và màng polytetrafluoetylen ra khỏi khuôn. Sau đó lắp lại một tấm phẳng vào một đầu khuôn và đặt lại mẫu thử vào đúng vị trí trong khuôn sao cho một đầu tiếp xúc với bề mặt tấm phẳng. Đo khoảng cách tại 4 điểm tính từ đầu mẫu thử còn lại đến bề mặt của tấm phẳng.

7. Tính kết quả

- Hệ số co ngót sau khi đóng rắn (b), đơn vị tính mm/min, chính xác đến 0,002 mm, được tính theo công thức sau:

b =

Trong đó

f  là khoảng cách từ đầu mẫu thử đến bề mặt tấm phẳng, tính bằng milimét;

d là chiều dày màng polytetrafluoetylen, tính bằng milimét;

L là chiều dài bên trong của khuôn, tính bằng milimét.

- Hệ số co ngót sau khi đóng rắn của mẫu thử là giá trị trung bình cộng của 4 lần đo.

8. Báo cáo kết quả thử nghiệm

Theo điều 9 của TCVN 7952-1:2008.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi