Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quyết định 568/QĐ-UBND Bắc Ninh 2023 Dự án Trụ sở Đảng ủy-HĐND-UBND phường Kim Chân
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Quyết định 568/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành: | Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 568/QĐ-UBND | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Đào Quang Khải |
Ngày ban hành: | 30/11/2023 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Xây dựng, Tài nguyên-Môi trường |
tải Quyết định 568/QĐ-UBND
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH ______ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do – Hạnh phúc _______________________ |
Số: 568/QĐ-UBND | Bắc Ninh, ngày 30 tháng 11 năm 2023 |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc Phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Trụ sở Đảng ủy - HĐND - UBND phường Kim Chân”
______________
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17/11/2020;
Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Theo đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án: “Trụ sở Đảng ủy - HĐND - UBND phường Kim Chân” (sau đây gọi là Dự án) của UBND phường Kim Chân (sau đây gọi là chủ Dự án) thực hiện tại phường Kim Chân, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh với các nội dung, yêu cầu về bảo vệ môi trường ban hành kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Chủ Dự án có trách nhiệm thực hiện quy định tại Điều 37 Luật Bảo vệ môi trường và Điều 27 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh; các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư; UBND thành phố Bắc Ninh; UBND phường Kim Chân và các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận: - Như điều 3; - Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh; - TTHCC tỉnh; - Lãnh đạo VP UBND tỉnh; - Lưu: VT, NN.TN. | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH
Đào Quang Khải |
PHỤ LỤC
CÁC NỘI DUNG, YÊU CẦU VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN “TRỤ SỞ ĐẢNG ỦY - HĐND - UBND PHƯỜNG KIM CHÂN”
(Kèm theo Quyết định số: 568/QĐ-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2023 của UBND tỉnh Bắc Ninh)
1. Thông tin về dự án:
1.1. Thông tin chung:
- Tên dự án: Trụ sở Đảng ủy - HĐND - UBND phường Kim Chân.
- Chủ dự án đầu tư: UBND phường Kim Chân.
- Địa điểm thực hiện: phường Kim Chân, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
1.2. Phạm vi, quy mô, công suất:
* Phạm vi:
Dự án Trụ sở Đảng ủy - HĐND - UBND phường Kim Chân xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên diện tích khoảng 0,75ha.
* Quy mô:
- Đầu tư xây dựng đồng bộ các hạng mục như san nền; hệ thống kỹ thuật; cấp, thoát nước; điện chiếu sáng; sân đường nội bộ; cây xanh; kè, cổng tường rào.
- Đầu tư xây dựng trụ sở Đảng ủy – HĐND – UBND: Công trình gồm 4 tầng và mái. Tổng diện tích sàn khoảng 1.500m2. Mặt bằng các tầng được sắp xếp chặt chẽ, phân khu chức năng rõ ràng đảm bảo đáp ứng dây chuyền công năng sử dụng. Diện tích xây dựng khoảng 470m2, gồm đầy đủ các văn phòng công năng như:
+ Tầng 1 gồm: Sảnh chính, phòng 1 cửa, phòng văn phòng HĐND – UBND, 2 phòng phó chủ tịch UBND, phòng công chức tư pháp hộ tịch, phòng tiếp dân, phòng kho, vệ sinh chung, cầu thang và hành lang.
+ Tầng 2 gồm: Sảnh tầng, phòng kế toán ngân sách, phòng địa chính xây dựng, phòng chủ tịch UBND, phòng hội trường 110 chỗ, phòng kho chuẩn bị sân khấu, phòng tài liệu, vệ sinh chung và cầu thang.
+ Tầng 3 gồm: Phòng phó chủ tịch HĐND, phòng cán bộ không chuyên trách hội người cao tuổi, chữ thập đỏ, thú ý, cựu quân nhân, phòng văn hóa xã hội, phòng chỉ huy quân sự, phòng Bí thư Đảng ủy, kho quân sự, vệ sinh chung và cầu thang.
+ Tầng 4 gồm: Sảnh, hành lang, phòng UB MTTQ, phòng hội phụ nữ, phòng hội nông dân, phòng CNTT, phòng hội cựu chiến binh, phòng đoàn thanh niên và cựu TN xung phong, Chủ tịch HĐND, vệ sinh chung và cầu thang.
- Phòng cháy chữa cháy, phòng chống mối cho trụ sở.
- Mua sắm hạng mục thiết bị.
- Đền bù giải phóng mặt bằng.
- Xây dựng hệ thống trạm biến áp và đường dây vào trạm.
- Xây dựng nhà bảo vệ, nhà xe.
- Một số công việc cần thiết khác.
1.3. Quy trình hoạt động của dự án:
Đền bù GPMB à Chuẩn bị mặt bằng à Xây dựng các hạng mục công trình của dự án à Dự án đi vào hoạt động.
- Giai đoạn thi công:
+ Hoạt động chuẩn bị: Đền bù, giải phóng mặt bằng trên diện tích 0,75 ha.
+ Hoạt động thi công: Xây dựng các hạng mục công trình như: Vận chuyển nguyên vật liệu; đào đắp, thi công các hạng mục công trình của dự án…
- Giai đoạn vận hành:
Hoạt động của cán bộ công nhân viên làm việc tại trụ sở và người dân ra vào trụ sở.
1.4. Các hạng mục công trình của dự án:
- Giải phóng mặt bằng, san nền;
- Xây dựng các hạng mục công trình:
Xây dựng trụ sở Đảng ủy - HĐND - UBND: Công trình gồm 4 tầng và mái. Tổng diện tích sàn khoảng 1.500m2. Diện tích xây dựng khoảng 470m2.
1.5. Các yếu tố nhạy cảm về môi trường:
Dự án có chuyển đổi mục đích trồng lúa 2 vụ, thuộc dự án có yếu tố nhạy cảm về môi trường quy định tại điểm c khoản 1 điều 28 Luật Bảo vệ môi trường.
2. Hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường:
- Giai đoạn thi công:
+ Tác động của nước thải:
Nước thải sinh hoạt: phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của các công nhân trên công trường phát sinh khoảng 1,8m3/ngày.đêm. Thành phần chủ yếu là các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD) và các chất dinh dưỡng (N, P) và các vi sinh vật gây bệnh…
Nước thải xây dựng: phát sinh từ hoạt động bảo dưỡng, vệ sinh thiết bị, nước thải làm mát thiết bị với lưu lượng khoảng 1,2m3/ngày.đêm. Thành phần chủ yếu là chất rắn lơ lửng, váng dầu mỡ...
+ Tác động của bụi, khí thải: phát sinh từ hoạt động phát quang thảm thực vật, đào đắp, hoạt động của các máy móc, thiết bị thi công các hạng mục công trình của dự án… Thành phần chủ yếu gồm: Bụi, CO, SO2, NOx…
+ Tác động của chất thải rắn:
Chất thải rắn sinh hoạt: Phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân lao động phục vụ thi công xây dựng dự án với khối lượng khoảng 9kg/ngày/công trường thi công. Thành phần chủ yếu gồm: Bao bì, giấy, vỏ chai lọ, hộp đựng thức ăn, thức ăn thừa…
Chất thải rắn công nghiệp thông thường: Lượng chất thải này phát sinh trong quá trình thi công xây dựng dự án như sau: Gỗ (dạng tấm mỏng, bảo vệ bên ngoài) khoảng 65kg/tháng; Nhựa, nilon (che phủ, bao gói) khoảng 10kg/tháng; Xốp (dạng viên và dạng ép) khoảng 8kg/tháng; Giấy vụn, bìa catton (bao gói hoặc chống va đập…) khoảng 12kg/tháng. Các chất thải này chỉ phát sinh trong quá trình dỡ các bộ phận của máy móc, thiết bị khi lắp đặt các thiết bị vào phòng làm việc (quạt, bàn ghế, điều hòa…).
Chất thải nguy hại: Phát sinh từ hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng, thay dầu… của máy móc, thiết bị thi công, phương tiện vận chuyển. Thành phần chủ yếu gồm: Dầu mỡ thải, giẻ lau dính dầu, vải tách dầu, bóng đèn huỳnh quang hỏng, ắc quy, pin…. Ước tính lượng chất thải nguy hại phát sinh khoảng 16kg/tháng.
+ Tiếng ồn, độ rung: Phát sinh từ các phương tiện giao thông vận tải và máy móc thi công (máy đào, máy xúc, xe trộn bê tông…).
- Giai đoạn vận hành:
+ Tác động của nước thải: Nước thải của cán bộ công nhân viên làm việc tại trụ sở và người dân ra vào trụ sở, với lưu lượng khoảng 1,85 m3/ngày.
+ Tác động của chất thải rắn:
Chất thải rắn thông thường: Lượng chất thải này chủ yếu có chứa các thành phần như thức ăn thừa, giấy, bìa, lá cây...
Chất thải nguy hại: Các chất thải nguy hại trong quá trình trụ sở đi vào hoạt động gồm có một lượng bóng đèn huỳnh quang thải phát sinh khoảng 3kg/tháng; Giẻ lau dính dầu mỡ thải khoảng 4kg/tháng; Mực in, hộp mực in thải khoảng 4kg/tháng.
+ Tác động của bụi, khí thải: Bụi, khí thải phát sinh khi trụ sở đi vào hoạt động do các nguồn sau đây:
+ Phương tiện đi lại của các cán bộ công nhân viên và người qua lại trụ sở;
+ Mùi phát sinh từ khu lưu trữ chất thải của trụ sở, khu nhà vệ sinh…
+ Tác động của tiếng rung, độ ồn: Phát sinh trong quá trình hoạt động của cán bộ công nhân viên và người dân ra vào trụ sở.
3. Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án đầu tư:
3.1. Nước thải:
- Giai đoạn thi công:
+ Nước thải sinh hoạt: phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của các công nhân lao động phục vụ Dự án với lưu lượng khoảng 1,8 m3/ngày.đêm. Thành phần chủ yếu là các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD) và các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh.
+ Nước thải xây dựng: phát sinh từ hoạt động bảo dưỡng, vệ sinh thiết bị, nước thải làm mát thiết bị với lưu lượng khoảng 1,2 m3/ngày.đêm. Thành phần chủ yếu là chất rắn lơ lửng, đất cát,....
- Giai đoạn vận hành:
+ Nước thải sinh hoạt: Nước thải của cán bộ công nhân viên làm việc tại trụ sở và người dân ra vào trụ sở, với lượng là 1,85 m3/ngày.đêm. Thành phần chủ yếu là các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD) và các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh.
+ Nước mưa chảy tràn trên mặt bằng của dự án. Thành phần chủ yếu là các hợp chất hữu cơ (BOD/COD) và các chất dinh dưỡng (N, P),...
3.2. Bụi, khí thải:
- Giai đoạn thi công:
Bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động phát quang thảm thực vật, các công trình hạ tầng, đào đắp, vận chuyển nguyên nhiên vật liệu, hoạt động của các máy móc, thiết bị thi công các hạng mục công trình của Dự án,... Thành phần chủ yếu gồm: Bụi, CO, NOx, SO2, VOCs…
- Giai đoạn vận hành:
Phát sinh từ hoạt động giao thông của các phương tiện ra vào các khu vực chức năng của dự án.
3.3. Chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại:
3.3.1. Chất thải rắn thông thường
- Giai đoạn thi công:
+ Chất thải rắn sinh hoạt: Phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân
lao động phục vụ Dự án với khối lượng khoảng 15 kg/ngày/công trường thi công. Thành phần chủ yếu gồm: Bao bì, giấy, vỏ chai lọ, hộp đựng thức ăn, thức ăn thừa...
+ Chất thải rắn xây dựng: Gỗ (dạng tấm mỏng, bảo vệ bên ngoài) 65 kg/tháng; Nhựa, nylon (che phủ, bao gói) 10 kg/tháng; Xốp (dạng viên và dạng ép, để chống sốc, chống va đập) 8 kg/tháng; Giấy vụn, bìa catton (bao gói hoặc chống va đập,…) 12 kg/tháng.
- Giai đoạn vận hành:
Chất thải rắn sinh hoạt chủ yếu có chứa các thành phần như thức ăn dư thừa, giấy, bìa… Thức ăn dư thừa, hoa quả, bánh kẹo… 8kg/tháng; Giấy, bìa, lá cây… 10kg/tháng; Chai lọ, túi nilon…4 kg/tháng.
3.3.2. Chất thải nguy hại
- Giai đoạn thi công: Phát sinh từ hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng, thay dầu… của máy móc, thiết bị thi công, phương tiện vận chuyển. Thành phần chủ yếu gồm: Giẻ lau, găng tay dính dầu; Đầu mẩu que hàn; Bóng đèn huỳnh quang thải; Pin, ắc quy thải... khoảng 56 kg/tháng.
- Giai đoạn hoạt động: Chất thải nguy hại phát sinh khi dự án đi vào hoạt động là khoảng 11 kg/tháng; Thành phần chủ yếu như: Bóng đèn huỳnh quang thải và các loại chất thải khác có chứa thủy ngân; Giẻ lau dính dầu mỡ thải; Mực in thải có thành phần nguy hại.
3.4. Tiếng ồn:
- Giai đoạn thi công:
Phát sinh từ các phương tiện giao thông vận tải và máy móc thi công (máy đào, máy xúc, xe trộn bê tông, xe lu, xe ủi, máy nghiền…).
- Giai đoạn vận hành:
Khi dự án đi vào hoạt động, nguồn tiếng ồn và độ rung chủ yếu là do các phương tiện giao thông tham gia đi lại trong khu vực dự án gây ra.
4. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư:
4.1. Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý nước thải:
- Giai đoạn thi công:
+ Nước thải sinh hoạt: Bố trí 01 nhà vệ sinh di động có cấu tạo gồm 03 buồng với có thể tích bồn nước 1.050 lít và bồn phân 1.200 lít; hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định.
+ Nước thải xây dựng: Thường xuyên kiểm tra, nạo vét, khơi thông đường ống cống không để phế thải xây dựng xâm nhập vào đường thoát nước gây tắc nghẽn. Tần suất kiểm tra và nạo vét được quy định tùy theo tiến độ và mức độ thi công.
- Giai đoạn vận hành:
Nước thải sinh hoạt của dự án được thu gom vào ống đứng thoát nước xí, tất cả đặt trong các hộp kỹ thuật đổ vào bể tự hoại sau đó tự chảy vào hố ga và thoát vào hệ thống thu gom nước thải của khu vực sau đó dẫn đến hệ thống xử lý nước thải tập trung của thành phố theo văn bản số 2357/UBND-QLĐT, ngày 06/10/2023 về việc đấu nối thoát nước thải cho dự án “Trụ sở Đảng ủy -HĐND- UBND phường Kim Chân”.
4.2. Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý khí thải:
- Giai đoạn thi công:
+ Tiến hành thi công dứt điểm từng công đoạn, từng hạng mục công trình; thực hiện tốt công tác quản lý xây dựng và giám sát thi công trên công trường.
+ Các khu vực nền đất đào đắp xong tới đâu được lu lèn bảo đảm độ cứng theo thiết kế ngay tới đó để tránh phát sinh bụi.
+ Che chắn những khu vực phát sinh bụi và thường xuyên tưới nước đường giao thông nội bộ, các khu vực bị xáo trộn trong quá trình xây dựng dự án, định kỳ: 01 lần trước giờ thi công sáng; 01 lần trước giờ thi công chiều.
+ Không tập trung các thiết bị thi công cơ giới hoạt động cùng một lúc, tại một vị trí để hạn chế lượng khí thải phát tán gây ô nhiễm cục bộ. Sử dụng máy móc thi công đã được kiểm định đúng quy định và bảo dưỡng thường xuyên.
- Giai đoạn vận hành:
Trồng cây xanh xung quanh khu vực dự án nhằm tạo cảnh quan cho khu vực, hạn chế sự phát tán bụi và điều hòa không khí. Các thùng chứa chất thải của các khu vực phải có nắp đậy, không để rác tồn đọng quá lâu để tránh bốc mùi.
Yêu cầu về bảo vệ môi trường: Thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác
động của bụi, khí thải phát sinh bởi Dự án trong giai đoạn thi công xây dựng và vận hành; đáp ứng các điều kiện về vệ sinh môi trường, QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh, QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh.
4.3. Các công trình, biện pháp quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại:
4.3.1. Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải rắn thông thường:
- Giai đoạn thi công:
+ Đối với chất thải rắn phát sinh trong quá trình chuẩn bị mặt bằng
được phân loại để xử lý, cụ thể: Các loại chất thải rắn có thể tái sử dụng được bán cho cơ sở tận thu; Các chất thải không thể tái sử dụng được sẽ được thu gom, phân loại tại khu vực lưu trữ tạm thời với diện tích khoảng 3m2 và hợp đồng chuyển giao cho đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định.
+ Đối với chất thải xây dựng: Bố trí bãi chứa tạm gần khu vực thi công để thu gom chất thải xây dựng và chuyển giao hoặc vận chuyển về bãi đổ thải được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
+ Đối với chất thải rắn sinh hoạt: Bố trí các thùng rác đặt tại khu vực lán trại công nhân để thu gom và phân loại toàn bộ lượng chất thải này. Bố trí khu vực lưu trữ chất thải tạm thời với diện tích khoảng 3m2 và hợp đồng chuyển giao cho đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định.
- Giai đoạn vận hành:
Bố trí các thùng chứa chất thải có nắp đậy trong khuôn viên khu vực dự án, không được để tồn đọng quá lâu. Bộ phận vệ sinh quét dọn và thu gom rác thải sinh hoạt của dự án hàng ngày vào các thùng rác đặt trong khuôn viên khu vực dự án. Bố trí khu vực lưu giữ tạm thời chất thải có diện tích khoảng 5m2 và hợp đồng chuyển giao cho đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định.
Yêu cầu về bảo vệ môi trường: Thu gom, xử lý chất thải rắn thông thường phát sinh trong quá trình thực hiện Dự án đảm bảo các yêu cầu về an toàn và vệ sinh môi trường theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; chỉ được phép đổ thải vào các vị trí được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
4.3.2. Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải nguy hại:
- Giai đoạn thi công:
Thu gom và lưu chứa toàn bộ các loại chất thải nguy hại phát sinh theo quy định và được lưu giữ tại các thùng chứa riêng biệt, có nắp đậy và bố trí khu vực lưu trữ chất thải tạm thời với diện tích khoảng 3m2 và hợp đồng chuyển giao cho đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định.
- Giai đoạn vận hành:
Thu gom và phân loại rác vào các thùng chứa chất thải có nắp đậy tại các điểm thu gom trên các tuyến đường dân cư, có dán nhãn, biển báo chỉ dẫn dấu hiệu nhận biết từng chủng loại CTNH, đảm bảo đúng kỹ thuật theo quy định tại Thông tư 02/2022/TTBTNMT. Sau đó định kỳ các thùng rác sẽ được thu gom về nơi tập kết và vận chuyển đem đi xử lý bằng xe chuyên dụng.
+ Xây dựng 01 kho lưu chứa chất thải nguy hại có diện tích 5 m2, theo đúng quy cách, có mái che, tường kín, sàn đổ bê tông có rãnh thu gom tránh chất thải rò rỉ, có bờ bao chống tràn, có dán nhãn và mã đối với từng loại chất thải nguy hại và biển hiệu cảnh báo, đảm bảo lưu chứa an toàn, chống thấm, chống tràn đổ.
+ Định kỳ chuyển giao toàn bộ chất thải nguy hại của Dự án cho đơn vị có đầy đủ năng lực, chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng quy định.
Yêu cầu về bảo vệ môi trường: Thu gom, xử lý chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình thực hiện Dự án đảm bảo các yêu cầu về an toàn và vệ sinh môi trường theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
4.4. Biện pháp giảm thiểu tác động do tiếng ồn:
- Giai đoạn thi công:
Công trình, biện pháp kiểm soát mức ồn từ hoạt động thi công và vận chuyển nguyên vật liệu:
+ Các thiết bị và máy móc thi công đạt kiểm định chất lượng theo yêu cầu.
+ Hạn chế thi công và vận chuyển phế thải qua khu dân cư và các đường liên thôn, đường liên xã vào ban đêm.
+ Lắp dựng hàng rào trong trường hợp bao quanh vị trí thi công đoạn qua các khu vực nhạy cảm với tiếng ồn (trường học, khu dân cư) với chiều cao khoảng 2m.
+ Trang bị các thiết bị bảo hộ cá nhân, có mũ chụp tai hoặc nút chống ồn bằng chất dẻo.
- Biện pháp kiểm soát mức rung từ hoạt động thi công: Sử dụng các thiết bị có mức rung thấp; ghi nhận hiện trạng công trình trước khi thi công; đền bù nếu hoạt động thi công gây rung lắc hư hại đến công trình.
- Giai đoạn vận hành:
Giảm thiểu tiếng ồn từ hoạt động của phương tiện giao thông đi lại ra vào khu vực dự án bằng biện pháp trồng cây xanh xung quanh.
Yêu cầu về bảo vệ môi trường: Tuân thủ QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung và các quy chuẩn môi trường hiện hành khác có liên quan, đảm bảo các điều kiện an toàn, vệ sinh môi trường trong quá trình vận hành Dự án.