Quyết định 4626/QĐ-UBND Thanh Hóa 2023 thẩm định Dự án xây dựng khu dân cư mới xã Hà Lĩnh

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 4626/QĐ-UBND

Quyết định 4626/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt kết quả thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư mới tại xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung (Vị trí 1) của Ủy ban nhân dân huyện Hà Trung
Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh HóaSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:4626/QĐ-UBNDNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Lê Đức Giang
Ngày ban hành:06/12/2023Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xây dựng, Tài nguyên-Môi trường
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH THANH HÓA

________

Số: 4626/QĐ-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Thanh Hóa, ngày 06 tháng 12 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

Về việc phê duyệt kết quả thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi

trường của Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư mới tại xã Hà

Lĩnh, huyện Hà Trung (Vị trí 1) của UBND huyện Hà Trung

___________

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cLuật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020;

Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Căn cứ Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Căn cứ Quyết định số 1149/QĐ-UBND ngày 04/4/2022 của UBND tỉnh về việc ủy quyền cho Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; giấy phép môi trường; phương án cải tạo, phục hồi môi trường của các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh;

Theo Nghị quyết số 98/NQ-HĐND ngày 24/3/2022 của Hội đồng nhân huyện Hà Trung về việc Quyết định chủ trương đầu tư Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư mới tại xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung (Vị trí 1); Nghị quyết số 128/NQ-HĐND ngày 05/7/2022 của Hội đồng nhân huyện Hà Trung về việc điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư mới tại xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung (Vị trí 1);

Xét Công văn số 10517/STNMT-BVMT ngày 10/11/2023 của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường về thông báo kết quả thẩm định báo cáo ĐTM Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư mới tại xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung (Vị trí 1) của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Hà Trung;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 1624/Tr-STNMT ngày 01/12/2023.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kết quả thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư mới tại xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung (Vị trí 1) (sau đây gọi là Dự án) của UBND huyện Hà Trung (sau đây gọi là Chủ dự án) với các nội dung, yêu cầu về bảo vệ môi trường ban hành kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Chủ dự án có trách nhiệm thực hiện quy định tại Điều 37, Luật Bảo vệ môi trường và Điều 27, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước UBND tỉnh về kết quả thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư mới tại xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung (Vị trí 1) của UBND huyện Hà Trung.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch UBND huyện Hà Trung và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:

- Như Điều 3, QĐ;

- Bộ TN&MT (để b/c);

- UBND xã Hà Lĩnh (để giám sát);

- Các ngành có liên quan;

- Lưu: VT, CCBVMT, PgNN.

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

Lê Đức Giang

CÁC NỘI DUNG, YÊU CẦU VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư mới tại xã Hà Lĩnh, huyện Hà

Trung (Vị trí 1), tỉnh Thanh Hóa của UBND huyện Hà Trung

(Kèm theo Quyết định số 4626/QĐ-UBND ngày 6/12/2023 của

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)

1. Thông tin chung dự án:

1.1. Thông tin chung:

- Tên dự án: Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư mới tại xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung (Vị trí 1).

- Địa điểm thực hiện: xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung.

- Chủ dự án: UBND huyện Hà Trung.

- Đại diện chủ dự án: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Hà Trung.

+ Đại diện: Ông Nguyễn Công Khanh - Chức vụ: Giám đốc;

+ Địa chỉ liên hệ: Tiểu khu 6, thị trấn Hà Trung, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.

1.2. Phạm vi, quy mô, công suất:

a. Phạm vi dự án: Khu đất lập dự án có diện tích 39.019,35m2, thuộc địa giới hành chính xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung. Ranh giới được xác định như sau:

- Phía Bắc: giáp đất nông nghiệp;

- Phía Nam: giáp đất giáo dục (GD-03);

- Phía Đông: giáp đường đấu nối cao tốc Bắc Nam;

- Phía Tây: giáp đường hiện trạng và sông Bồng Khê.

b. Quy mô, công suất dự án:

- Đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật với diện tích 39.019,35m2, bao gồm các hạng mục: Bãi để xe; San nền; Giao thông, vỉa hè, Hệ thống điện chiếu sáng, điện sinh hoạt; Hệ thống cấp nước; Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải.

- Công suất: Khoảng 600 người.

1.3. Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư.

- Các hạng mục công trình xây dựng gồm: Giải phóng mặt bằng; Thiết kế san nền; Giao thông; Bãi để xe; Hạng mục cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải; Hệ thống cấp điện, chiếu sáng, Đất cây xanh.

2. Hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường.

2.1. Hoạt động gây tác động xấu đến môi trường giai đoạn thi công

- Hoạt động thi công san nền dự án;

- Hoạt động thi công xây dựng trên công trường;

- Hoạt động của cán bộ công nhân trên công trường;

- Hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu.

2.2. Hoạt động gây tác động xấu đến môi trường giai đoạn hoạt động

- Hoạt động của người dân sống, sinh hoạt tại khu vực dự án;

- Hoạt động xe ra vào dự án;

- Hoạt động vệ sinh môi trường khu vực dự án.

3. Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án đầu tư:

3.1. Các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh trong giai đoạn thi công xây dựng:

3.1.1. Quy mô, tính chất của nước thải:

- Nước thải sinh hoạt phát sinh khoảng 3,5m3/ngày (nước thải vệ sinh khoảng 1,75m3/ngày; nước rửa tay chân khoảng 1,75 m3/ngày). Thành phần chủ yếu: Chất rắn lơ lửng, các hợp chất hữu cơ, chất hoạt động bề mặt, dầu mỡ, động thực vật, Coliform,...

- Nước thải xây dựng phát sinh khoảng 5,75 m3/ngày. Thành phần chủ yếu: Cặn lơ lửng, dầu mỡ,…

- Nước mưa chảy tràn có lưu lượng ngày lớn nhất 0,114m3/s. Thành phần chủ yếu: Bùn đất, rác thải, chất rắn lơ lửng,….

3.1.2. Quy mô, tính chất của bụi, khí thải:

Bụi, khí thải phát sinh trong quá trình đào đắp; phương tiện thi công; phương tiện vận chuyển; trút đổ nguyên vật liệu,... Thành phần chủ yếu gồm: Bụi, CO, SO2, NO2, hơi xăng,.

3.1.3. Chất thải rắn, chất thải nguy hại:

a. Quy mô, tính chất của chất thải rắn thông thường:

- Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh: khoảng 35,0 kg/ngày. Thành phần chủ yếu gồm: Thức ăn thừa, lá cây, cành cây, gỗ, giấy loại, thuỷ tinh, nhựa, nilon, sành sứ, vỏ đồ hộp, kim loại, cao su,….

- Chất thải rắn xây dựng: khối lượng phát quang thảm phủ thực vật từ hoạt động phát quang thảm phủ dọn dẹp mặt bằng khu vực dự án khoảng 19,5 tấn; Khối lượng đất đào bóc hữu cơ là 572,5m3; Khối lượng vật liu (vật liệu rơi vãi chỉ bao gồm đất, đá, cát) 437,25 tấn. Khối lượng chất thải rắn từ các loại vật liệu sử dụng trong quá trình thi công như mẫu sắt thép thừa, gỗ cốp pha loại, bao bì xi măng 48,22 tấn. Khối lượng đất dư thừa từ quá trình đào đắp hố móng 158,62 m3.

b. Quy mô tính chất của chất thải nguy hại:

- Chất thải rắn nguy hại gồm giẻ lau chùi máy móc, vỏ chai đựng dầu nhớt, pin, ắc quy, nhựa,… khối lượng khoảng 67,2 kg/tháng.

- Chất thải lỏng nguy hại chủ yếu là dầu máy với lượng khoảng 394 lít/quá trình thi công.

3.1.4. Các tác động khác:

a. Tác động do, tiếng ồn, độ rung:

Tiếng ồn, độ rung phát sinh từ các hoạt động thi công của các loại máy móc, thiết bị trên công trường. Các đối tượng bị tác động bao gồm người dân sinh sống xung quanh khu vực dự án, công nhân thi công tại công trường và người dân tham gia giao thông qua khu vực dự án.

b. Các rủi ro, sự cố môi trường: Rủi ro, sự cố tai nạn lao động; Rủi ro, sự cố cháy nổ; ...

3.2. Giai đoạn vận hành:

3.2.1. Quy mô, tính chất của nước thải:

- Nước thải sinh hoạt: Tổng lượng nước thải sinh hoạt phát sinh từ dự án là 48 m3/ngày.đêm (nước thải từ tắm, rửa tay, giặt: 19,2m3/ngày; nước thải nhà vệ sinh: 14,4m3/ngày; nước thải nhà bếp: 14,4 m3/ngày). Thành phần chủ yếu: Chất rắn lơ lửng, các hợp chất hữu cơ, chất hoạt động bề mặt, dầu mỡ động thực vật, coliform,…

- Nước mưa chảy tràn ngày lớn nhất có lưu lượng 0,2 (m3/s). Thành phần chủ yếu: Bùn đất, rác thải, chất rắn lơ lửng,.

3.2.2. Quy mô, tính chất của bụi, khí thải:

Bụi, khí thải phát sinh trong quá trình phương tiện ra vào dự án; hoạt động của máy phát điện dự phòng; hoạt động nấu ăn, các công trình xử lý nước thải,. Thành phần bao gồm: Bụi, khí CO, SO2, NO2, H2S, NH3,….

3.2.2. Chất thải rắn, chất thải nguy hại

a. Quy mô tính chất của chất thải rắn thông thường:

- Chất thải rắn sinh hoạt: Phát sinh từ khu dân cư khoảng 600 kg/ngày.đêm. Thành phần chủ yếu là túi nilon, giấy, bìa caton, vỏ bao bì, thức ăn thừa,.

- Chất thải quá trình phát sinh từ các hoạt động vệ sinh môi trường: Bùn thải từ hệ thống thu gom, tiêu thoát nước tại dự án khoảng 49,67kg/ngày.

b. Quy mô, tính chất của chất thải nguy hại:

Chất thải nguy hại phát sinh từ sinh hoạt khoảng 16,44kg/ngày. Thành phần bao gồm: Giẻ lau chùi máy móc, pin, ắc quy, bóng đèn huỳnh quang,...

4. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án:

4.1. Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý nước thải, khí thải giai đoạn xây dựng:

4.1.1. Về thu gom và xử lý nước thải:

a. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do nước mưa chảy tràn gồm:

- Khu vực bãi chứa nguyên vật liệu (cát, đá,.): Che chắn bằng bạt; không để vật liệu xây dựng, vật liệu độc hại gần mương thoát nước; hạn chế thấp nhất lượng nước mưa chảy qua khu vực thi công kéo theo bùn đất vào hệ thống thoát nước chung của khu vực; quản lý dầu mỡ và vật liệu độc hại do các phương tiện vận chuyển và thi công gây ra.

- Tạo hệ thống rãnh thoát nước mưa tạm thời, trên đường thoát nước mưa bố trí hố ga tạm (kích thước 0,5m x 0,5m x 0,5m) để lắng loại bỏ bùn đất, khoảng cách các hố gas là 100m, sau đó chảy vào hệ thống thoát nước chung của khu vực.

- Thường xuyên khơi thông, nạo vét cống, rãnh, không để bùn đất, rác xâm nhập vào đường thoát nước chung của khu vực.

- Thực hiện công tác vệ sinh công trường sau mỗi ngày làm việc nhằm hạn chế các chất ô nhiễm rơi vãi trên mặt bằng thi công.

b. Các biện pháp thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt:

- Đối với nước thải từ quá trình rửa tay chân có lưu lượng khoảng 1,56 m3/ngày: thu gom xử lý tại 01 hố lắng nước thải có dung tích 4,5m3 (kích thước 1,5m x 2,0m x 1,5m) để xử lý trước khi thoát ra hệ thống thoát nước mưa chung hiện có ở phía Bắc của dự án.

- Đối với nước thải nhà vệ sinh có lưu lượng là 1,56 m3/ngày. Chủ đầu tư kết hợp nhà thầu thi công thuê 4 nhà vệ sinh loại nhà vệ sinh di động có 2 buồng để đảm bảo sinh hoạt của công nhân, nhà vệ sinh di động có kích thước: rộng 0,8m, dài 1,2m, cao 2,1m, gồm 3 ngăn (có bể chứa chất thải thể tích 1,8m3). Định kỳ 2 ngày 1 lần thuê đơn vị chức năng đến hút đưa đi xử lý theo quy định của pháp luật, 4 nhà vệ sinh di động phân bố đều trên mặt bằng dự án.

c. Biện pháp giảm thiểu tác động do nước thải xây dựng:

- Nước thải từ quá trình thi công xây dựng dự án chủ yếu phát sinh từ hoạt động rửa xe và thiết bị thi công, dự kiến phát sinh khoảng 5,75 m3/ngày, thu gom về hệ thống 01 bể lắng có dung tích 9,0m3/bể (kích thước 2,0m x 3,0m x 1,5m) được lót vải địa kỹ thuật (HDPE), trên mặt nước có thanh gạt thu váng dầu nổi đáy và thành chống thấm trước khi thoát ra hệ thống thoát nước mưa chung hiện có ở phía Bắc của dự án. Thu váng dầu nổi đưa vào thùng đựng dầu dung tích 0,5m3 đặt tại khu vực lán trại để đựng CTNH.

4.1.2. Về bụi, khí thải:

- Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động gồm: Quần áo bảo hộ, mũ, khẩu trang, kính,... theo quy định, công nhân phải được bố trí thời gian nghỉ ngơi hợp lý.

- Phun nước tạo độ ẩm, giảm nồng bụi phát tán trong khu vực thi công và dọc tuyến đê sông Mậu Khê, đường bê tông vận chuyển nguyên vật liệu vào dự án, tần suất ít nhất 04 lần/ngày sao cho bề mặt cần làm ẩm được tưới đều không tạo ra lầy hóa. Nước dùng để làm ẩm được lấy từ tuyến mương hiện trạng phía Bắc dự án.

- Đảm bảo tất cả các thiết bị thi công cơ giới đưa vào sử dụng đạt tiêu chuẩn quy định của Cục đăng kiểm về mức độ an toàn kỹ thuật và môi trường.

- Phủ bạt, che chắn thùng xe các phương tiện vận chuyển tránh làm rơi vãi vật liệu trên đường ảnh hưởng đến an toàn giao thông.

- Lắp dựng rào tôn xung quanh khu vực thi công dự án để ngăn cách giữa khu vực thi công dự án và các khu vực xung quanh, chiều dài rào tôn dự kiến khoảng 600m hoặc tùy vào thực tế thi công, chiều cao khoảng 2,5m.

- Bố trí khu vực rửa xe ra vào dự án để giảm thiểu bụi trên đường vận chuyển nguyên vật liệu.

4.1.3. Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường:

a. Biện pháp giảm thiểu chất thải rắn sinh hoạt:

- Trang bị 03 thùng đựng rác có nắp đậy 100 lit/thùng tại khu lán trại để thu gom rác thải sinh hoạt của công nhân. Dán nhãn ký hiệu bên ngoài thùng phân thành 03 loại gồm thùng chất thải rắn sinh hoạt có khả năng tái sử dụng, tái chế; thùng chứa chất thải thực phẩm và thùng chứa chất thải rắn sinh hoạt khác.

b. Biện pháp giảm thiểu chất thải rắn xây dựng:

- Đất đào phong hóa được tận dụng cho các hộ dân làm đất màu trồng cây.

- Chất thải rắn phá dỡ tuyến đường điện hiện trạng (bê tông, gạch,...) là 10 tấn sẽ được chủ đầu tư tận dụng một phần đảm bảo chất lượng để tồn nền đường giao thông, vỉa hè; phần còn lại đưa về các ô khu nhà ở.

- Vật liệu rời rơi vãi như cát, đá,... khoảng 473,21 tấn công nhân thi công sử dụng để làm lớp lót sân đường nội bộ hoặc đổ vào các ô nhà ở.

- Chất thải rắn từ các loại vật liệu sử dụng trong quá trình thi công như mẫu sắt thép thừa, bao bì xi măng, gỗ cốp pha khoảng 47,42 tấn: thu gom và tận dụng làm phế liệu.

- Đất dư thừa từ quá trình đào đắp công khoảng 158,62m3: chủ đầu tư phối hợp với nhà thầu thi công tận dụng làm đất trồng cây xanh.

4.1.4. Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại

- Đối với chất thải rắn nguy hại: Trang bị 04 thùng chứa dung tích 50 lit/thùng có dán nhãn mác, nắp đậy theo đúng quy định đặt tại khu vực riêng rộng 15m2.

- Đối với chất thải lỏng nguy hại: Trang bị 01 thùng phi (dung tích 0,5 m3/thùng) đặt tại khu vực lán trại, thùng có nắp đậy kín, dán nhãn mác theo đúng quy định tại khu vực bảo dưỡng.

- Hợp đồng với đơn vị chức năng để vận chuyển, xử lý theo đúng quy định về quản lý chất thải nguy hại.

4.1.5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tác động do tiếng ồn, độ rung:

- Thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng nhằm đảm bảo an toàn trong thi công và đảm bảo các quy chuẩn về môi trường.

- Hạn chế tối đa các máy móc, phương tiện thi công hoạt động đồng thời.

- Các phương tiện vận chuyển, máy móc thi công phải đảm bảo độ rung nằm trong giới hạn cho phép QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.

4.2. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án trong giai đoạn vận hành dự án.

4.2.1. Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý nước thải, khí thải:

4.2.1.1. Đối với thu gom và xử lý nước thải:

a. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do nước mưa chảy tràn gồm:

- Trách nhiệm của chủ đầu tư/chính quyền địa phương:

+ Thiết kế, thi công xây dựng hệ thống thoát nước mưa đảm bảo kỹ thuật và chất lượng để thu gom tiêu thoát hết nước mưa cho khu dân cư: Mương xây bằng gạch B500, tổng chiều dài 577,36m, 51 hố gas. Nước mưa chảy qua mương thoát nước và thoát ra ngoài khu vực tại điểm đấu nối thoát nước mưa khu dân cư hiện trạng phía Bắc dự án;

+ Bàn giao công trình dự án cho địa phương và thực hiện bảo hành theo quy định của Luật Xây dựng;

+ Thuê đơn vị chức năng định kỳ nạo vét, khơi thông và cải tạo hệ thống tiêu thoát nước mưa khi bị hư hỏng xuống cấp, đảm bảo tiêu thoát hết nước khi có mưa, không gây ngập úng với tần suất 2 lần/năm.

+ Yêu cầu các hộ dân thi công: xây dựng hệ thống thoát nước mưa phù hợp để đấu nối với hệ thống thoát nước mưa chung của khu dân cư.

- Trách nhiệm của các hộ dân:

+ Khi thi công xây dựng nhà phải xây dựng hệ thống thoát nước mưa phù hợp để đấu nối với hệ thống thoát nước mưa trong khu dân cư;

+ Bảo vệ công trình thu gom, thoát nước, không làm hư hỏng, tắc hệ thống thoát nước mưa.

b. Các biện pháp thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt:

- Trách nhiệm của chủ đầu tư/chính quyền địa phương:

+ Xây dựng hệ thống thoát nước thải dọc hai bên đường (cống tròn ly tâm D300) tách riêng với hệ thống thoát nước mưa dẫn về trạm xử lý nước thải tập trung hợp khối trước khi xả ra hệ thống thoát nước khu vực;

+ Khi chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu đô thị Hà Lĩnh (1.200m3/ngày.đêm), chủ đầu tư có trách nhiệm bố trí nguồn kinh phí để xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung hợp khối Bastafat-F công suất 60m3/ngày.đêm đặt ngầm tại khu vực phía Đông Bắc của dự án để xử lý nước thải phát sinh đạt QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt và thoát ra mương thoát nước hiện trạng. Khi hệ thống xử lý nước thải tập trung của đô thị Hà Lĩnh đi vào hoạt động, nước thải của dự án sẽ được đấu nối về hệ thống để xử lý và thoát ra môi trường theo quy hoạch chung;

+ Cử cán bộ chuyên môn theo dõi giám sát các hộ dân xây dựng bể tự hoại 3 ngăn theo mẫu hướng dẫn để xử lý nước thải và lắp đặt bể bẫy mỡ (nếu có) để xử lý nước thải ăn uống trước khi đấu nối trạm xử lý nước thải tập trung;

+ Thuê đơn vị có chức năng định kỳ nạo vét khơi thông hệ thống thoát nước thải, không để rác thải tích tụ trong mương thoát nước;

+ Tuyên truyền, phổ biến người dân không xả rác xuống hệ thống thu gom thoát nước thải. khống làm hư hỏng hệ thống.

- Trách nhiệm của các hộ dân:

+ Thực hiện các biện pháp thu gom, xử lý nước thải phát sinh từ hoạt động xây dựng nhà cửa không gây ô nhiễm môi trường. Xây dựng bể tự hoại 3 ngăn theo mẫu của UBND xã hướng dẫn (quy mô tối thiểu 3m3/bể) để xử lý nước thải vệ sinh; xây dựng bể tách dầu mỡ quy mô 30 lít để xử lý nước thải ăn uống trước khi đưa vào trạm xử lý nước thải tập trung;

+ Bảo vệ công trình thu gom, thoát nước, không làm hư hỏng, tắc hệ thống thoát chung;

+ Chủ động vệ sinh hàng ngày đối với khu vực vỉa hè trong phạm vi phía trước mỗi khu nhà ở, để rác đúng nơi quy định về thời gian và địa điểm;

+ Thiết kế, xây dựng đường ống thu gom nước thải đấu nối vào đường ống chờ của hệ thống thoát nước thải của khu dân cư và dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung.

4.2.2. Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý bụi và khí thải

- Trách nhiệm của chủ đầu tư/chính quyền địa phương:

+ Trồng cây xanh đảm bảo tỷ lệ theo đúng quy hoạch;

+ Thiết kế hệ thống cây xanh dọc theo các tuyến giao thông nội bộ, trồng phân tán các loại cây có tán rộng, thân thẳng, trổ hoa đồng loạt và theo mùa tạo nét văn hóa đặc trưng riêng cho khu dân cư;

+ Quy định rõ ràng, cụ thể về việc tuân thủ các công tác bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng của các hộ dân;

+ Xây dựng hệ thống thu gom nước thải của dự án kiên cố, có nắp đậy bằng betong, có ống thoát khí, nhằm hạn chế sự phát tán mùi hôi.;

+ Hợp đồng với đơn vị có chức năng, thường xuyên quét dọn vệ sinh khu vực dọc tuyến đường nội bộ của khu dân cư; kiểm tra hệ thống thu gom, nạo vét định kỳ tránh tình trạng tắc nghẽn, vỡ đường ống làm phát sinh mùi hôi thối;

+ Phun nước tưới đường giao thông nội bộ khu dân cư, đoạn ra vào khu dân cư nhằm giảm bụi bốc bay theo lốp bánh xe;

+ Khuyến khích các hộ gia đình trồng cây xanh nhằm điều hòa vi khí hậu trong gia đình cũng như tạo cảnh quan môi trường;

- Tuyên truyền người dân sử dụng các nhiên liệu ít gây ô nhiễm môi trường trong hoạt động sinh hoạt như: gas, điện,... không sử dụng nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm môi trường.

- Trách nhiệm của các hộ dân:

+ Khi xây dựng nhà cửa phải có các biện pháp thu gom, quản lý vật liệu; hạn chế rơi vãi, phát tán bụi, khí thải ra môi trường xung quanh; khi vận chuyển nguyên nhiên vật liệu phục vụ thi công nhà ở, yêu cầu nhà cung cấp phủ bạt kín, chở đúng tốc độ và tải trọng xe theo đúng quy định, phun nước dập bụi khu vực thi công vào những ngày nắng nóng,...;

+ Tiến hành phun tưới nước làm ẩm mặt đường, vỉa hè khu vực trước phần đất của mình trong những ngày hanh nóng nhằm hạn chế một phần bụi, đất cát để theo gió phát tán vào không khí;

+ Chủ động vệ sinh hàng ngày đối với khu vỉa hè trong phạm vi phía trước mỗi khu nhà, để rác đúng quy định;

+ Bổ sung chế phẩm khử mùi đối với bể xử lý nước thải sinh hoạt.

4.2.3. Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý CTR thông thường, CTNH.

- Trách nhiệm của chủ đầu tư/chính quyền địa phương:

+ Bố trí 01 khu tập kết CTNH tại trạm y tế xã Hà Lĩnh để thuận tiện cho việc thu gom chất thải rắn thông thường và CTNH. Tại khu tập kết CTNH bố trí 02 thùng chứa các loại CTNH khác nhau có dung tích 110 lít, dãn nhãn cụ thể cho từng loại;

+ Bố trí 02 xe rác đẩy tay loại 0,5m3/xe để thu gom chất thải rắn thông thường đặt tại góc phía Đông Bắc khu cây xanh;

+ Ph biến các quy định, cách thức thu gom, phân loại chất thải nguy hại cho người dân, để thu gom chất thải nguy hại chuyển vào các thùng chứa chất thải nguy hại theo các chủng loại quy định đã được dán nhãn bên ngoài thùng;

+ Định kỳ hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại đem đi xử lý theo đúng quy định;

+ Bố trí 04 thiết bị thu gom chất thải trơ để người dân phân loại bỏ vào, đặt dọc 04 tuyến đường giao thông của dự án.

- Trách nhiệm của các hộ dân:

+ Phân loại, thu gom chất thải rắn phát sinh thành 4 loại: chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế; chất thải thực phẩm; chất thải trơ; chất thải nguy hại trong sinh hoạt. Bố trí thiết bị chứa chất thải thực phẩm đảm bảo kín, không rò rỉ ra môi trường. Thu gom chất thải trơ, chất thải nguy hại trong sinh hoạt bỏ vào các thiết bị chứa do UBND xã bố trí;

+ Chi trả phí dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải theo quy định của pháp luật;

+ Giữ gìn vệ sinh nơi ở và nơi công cộng, thu gom, tập kết CTRSH, CTNH đúng nơi quy định; không được vứt CTRSH, CTNH ra môi trường không đúng nơi quy định; tham gia các hoạt động vệ sinh môi trường khu phố, đường làng, ngõ xóm, nơi công cộng do chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể phát động;

+ Dọn dẹp, giữ gìn vệ sinh môi trường trong khu đất thuộc quyền sử dụng của mình, vỉa hè trước và xung quanh khu vực;

+ Hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước trong công tác điều tra, khảo sát xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý CTRSH, CTNH.

5. Các điều kiện có liên quan đến môi trường.

- Thực hiện đầy đủ các nội dung trong quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.

- Điều chỉnh, bổ sung hệ thống xử lý nước thải hợp khối tại chỗ trong các hồ sơ liên quan khi thực hiện các bước tiếp theo của dự án; cam kết xây dựng hệ thống và có trách nhiệm bố trí kinh phí thực hiện.

- Trong quá trình chuẩn bị, triển khai thực hiện dự án đầu tư trước khi vận hành, trường hợp có thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, chủ dự án đầu tư có trách nhiệm thực hiện theo đúng quy định tại Khoản 4, Điều 37, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Điều 27, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

- Công khai báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt kết quả thẩm định theo quy định tại Điều 114 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

- Tuân thủ các quy định hiện hành về môi trường, đất đai, xây dựng; tài nguyên, lâm nghiệp; an ninh, quốc phòng; bảo tồn đa dạng sinh học; khai thác, xả nước thải vào nguồn nước; các quy định về phòng cháy chữa cháy, ứng cứu sự cố và các quy định pháp luật khác có liên quan trong quá trình thực hiện dự án nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những rủi ro cho môi trường.

- Đảm bảo tính chính xác và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các thông tin, số liệu và kết quả tính toán trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.

- Thực hiện yêu cầu khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường./.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi