Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Quyết định 3252/QĐ-UBND Bình Định 2023 Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án: Làng hòa bình Việt Nam - Hàn Quốc
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Quyết định 3252/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành: | Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 3252/QĐ-UBND | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Nguyễn Tự Công Hoàng |
Ngày ban hành: | 31/08/2023 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Xây dựng |
tải Quyết định 3252/QĐ-UBND
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
ỦY BAN NHÂN DÂN Số: 3252/QĐ-UBND | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Bình Định, ngày 31 tháng 08 năm 2023 |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi
Dự án: Làng hòa bình Việt Nam - Hàn Quốc (KVPVP) tại tỉnh Bình Định
___________________
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13/6/2019;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự ngày 11/01/2022;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25/6/2015;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/6/2014; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17/6/2020;
Căn cứ Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ quy định chỉ tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;
Căn cứ Nghị định số 114/2021/NĐ-CP ngày 16/12/2021 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chỉnh thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài;
Căn cứ Nghị định số 20/2023/NĐ-CP ngày 04/5/2023 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 114/2021/NĐ-CP ngày 16/12/2021 về quản lý và, sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài;
Căn cứ Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 888/QĐ-TTg ngày 24/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; giao, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Quyết định số 510/QĐ-BXD ngày 19/5/2023 của Bộ Xây dựng Công bố suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2022;
Căn cứ Kết luận số 143-KL/TU ngày 31/8/2022 Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại Hội nghị lần thứ 37;
Căn cứ Nghị quyết số 40/NQ-HĐND ngày 07/9/2022 của HĐND tỉnh về chủ trương đầu tư dự án Làng Hòa bình Việt Nam - Hàn Quốc (KVPVP) tại tỉnh Bình Định;
Căn cứ Quyết định số 2479/QĐ-UBND ngày 09/8/2022 của UBND tỉnh về việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 và năm 2022;
Căn cứ Văn bản số 2867/UBND-KT ngày 09/5/2023 của UBND tỉnh về việc giao nhiệm vụ chủ đầu tư Dự án Làng Hòa bình Việt Nam - Hàn Quốc (KVPVP) tại tỉnh Bình Định
Theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 87/TTr-UBND ngày 28/7/2023 và Báo cáo thẩm định số 656/BC-SKHĐT ngày 25/8/2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Làng Hòa bình Việt Nam - Hàn Quốc (KVPVP) tại tỉnh Bình Định, với nội dung chính như sau:
1. Tên dự án: Dự án Làng hòa bình Việt Nam - Hàn Quốc (KVPVP) tại tỉnh Bình Định.
2. Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định.
3. Chủ dự án: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định.
4. Đơn vị lập báo cáo nghiên cứu khả thi: Tổ chuẩn bị Dự án của tỉnh Bình Định với sự hỗ trợ kỹ thuật của UNDP.
5. Tên tổ chức tài trợ: Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) thông qua Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP).
6. Mục tiêu của Dự án:
a) Mục tiêu tổng quát: Tăng cường trao quyền cho các cộng đồng địa phương của tỉnh Bình Định để phát triển cộng đồng nông thôn hài hòa, an toàn, có khả năng thích ứng và thịnh vượng thông qua việc nâng cao tiếp cận đất đai đã được rà phá bom mìn, nâng cao năng lực và phát triển sinh kế.
b) Mục tiêu cụ thể: Hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội của các cộng đồng địa phương đang sinh sống tại vùng Dự án và xung quanh đất đai mới được rà phá bom mìn. Tăng cường khả năng thích ứng của các cộng đồng địa phương, đặc biệt là nạn nhân bom mìn và vật liệu nổ, thiên tai và các rủi ro khác.
7. Quy mô của dự án gồm bốn (04) hợp phần:
a) Hợp phần 1: Cung cấp dịch vụ y tế toàn diện cho nạn nhân bom mìn sau tai nạn do vật liệu nổ
Dự án dành một phần nhỏ ngân sách để hỗ trợ trực tiếp cho những nạn nhân bom mìn và người khuyết tật trong các trường hợp cần thiết, có thể bao gồm hỗ trợ sinh kế, dạy nghề, việc làm cho nạn nhân bom mìn; khám sức khỏe, phục hồi chức năng và dụng cụ cho nạn nhân bom mìn, trong đó trọng tâm đặt vào các biện pháp sáng tạo đổi mới.
b) Hợp phần 2: Nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu cho người dân ở các khu vực mục tiêu
Hợp phần này có 4 tiểu phần, Dự án sẽ hỗ trợ đầu tư cho các hoạt động chính của các tiểu hợp phần như sau:
- Tiểu hợp phần 1: Hỗ trợ nông dân triển khai, mở rộng và thực hành canh tác thích ứng với biến đổi khí hậu: (i) Hỗ trợ nông nghiệp thông minh từ việc xây dựng 06 hệ thống pin sử dụng năng lượng mặt trời, lắp đặt hệ thống cảm ứng điện tử, hệ thống lưới phân bón và tưới nước cho cây ăn quả; (ii) Hỗ trợ nông dân áp dụng kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến (ví dụ 3 giảm 3 tăng, nông lộ phơi/tưới khô ướt xen kẽ) cho lúa thích ứng với biến đổi khí hậu trên diện tích 50 ha; (iii) Hỗ trợ nông dân về giống phân bón thực hiện VietGap, sản xuất hữu cơ cho lạc, rau, lúa với diện tích 60 ha; (iv) Tổ chức TOT về FFS cho cán bộ tỉnh, huyện với khoảng 30 người. Ít nhất có 25% là nữ (8 người); (v) Tổ chức FFS cho 180 nông dân với ít nhất 30% là nữ (54 người).
- Tiểu hợp phần 2: Hỗ trợ nông dân nâng cao khả năng tiếp cận với tín dụng vi mô, thị trường và sau thu hoạch để tăng thu nhập nhờ được tham gia vào chuỗi giá trị: (i) Hỗ trợ nông dân nâng cao khả năng tiếp cận với tín dụng vi mô và thị trường để tăng thu nhập nhờ được tham gia vào chuỗi giá trị; (ii) Tăng cường năng lực cho 6 HTX/THT thông qua việc xây dựng thành lập/nâng cấp HTX/THT; (iii) Hỗ trợ xây dựng thương hiệu và truy xuất nguồn gốc cho dầu đậu phộng (lạc), dầu dừa, cây ăn quả (bưởi, quýt); (iv) Hỗ trợ đào tạo (01 lớp) cho 30 cán bộ huyện, xã về nền tảng đổi mới sáng tạo ứng phó với biến đổi khí hậu (CIP), kiến thức và kỹ năng đàm phán hợp đồng thương mại tiêu thụ sản phẩm, nữ chiếm ít nhất 25% (8 người); (v) Hỗ trợ đào tạo và vận hành phát triển sáng kiến đổi mới sáng tạo với sự tham gia của 180 nông dân, nữ chiếm ít nhất 30% (54 người).
- Tiểu hợp phần 3: Cùng phát triển các sản phẩm tư vấn về nông nghiệp - khí hậu địa phương cho nông dân nhằm cung cấp thông tin kịp thời và đáng tin cậy về khí hậu/thời tiết và sản xuất cây trồng: (i) Hỗ trợ Phòng Nông nghiệp và PTNT và Trạm khí tượng của 06 huyện xây dựng và thực hiện các chương trình truyền thông về thông tin về khí hậu - nông nghiệp, đồng thời tổ chức tuyên truyền nội dung này thông qua việc phát tờ rơi, poster và trên phương tiện thông tin đại chúng để mọi người dân có thể biết được và áp dụng vào sản xuất; (ii) Hỗ trợ cho 06 Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện và nông dân trong việc đồng phát triển, truyền thông bản tin khí hậu - nông vụ và thúc đẩy các các dịch vụ tư vấn về nông nghiệp - khí hậu; (iii) Hỗ trợ kinh phí cho 06 nhóm chuyên môn phụ trách cùng phát triển các dịch vụ tư vấn về nông nghiệp - khí hậu và bản tin thời tiết mùa vụ theo mùa trong từ 10 - 15 ngày trong suốt thời gian thực hiện dự án; (iv) Hỗ trợ đào tạo (01 lớp) cho cán bộ Phòng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện và xã về cung cấp thông tin kịp thời và đáng tin cậy về khí hậu/thời tiết và sản xuất cây trồng cho 30 người, nữ chiếm ít nhất 25% (8 người); (v) Hỗ trợ đào tạo hướng dẫn (06 lớp) cho nông dân về đồng phát triển bản tin, cung cấp thông tin kịp thời và dáng tin cậy về khí hậu/thời tiết và sản xuất cây trong cho khoảng 180 người, nữ chiếm ít nhất 30% (54 người). Hỗ trợ việc đồng xây dựng bản tin khí hậu nông vụ.
- Tiểu hợp phần 4: Thiết lập và hỗ trợ các cộng đồng/tổ chức dựa vào cộng đồng tại địa phương triển khai danh mục giải pháp đổi mới sáng tạo dựa vào tự nhiên: (i) Hỗ trợ phát triển và chia sẻ, nhân ộng 06 mô hình nông nghiệp công nghệ cao (mỗi huyện vùng dự án 1 mô hình) thông qua HTX; (ii) Hỗ trợ nông dân đường ống, vòi phun để nông dân lắp đặt hệ thống tưới phun mưa nhằm hiện đại hóa thủy lợi, tiết kiệm nước, nâng cao hiệu quả cây trồng trên diện tích khoảng 15 ha; (iii) Hỗ trợ lưới, màn che lưới cho nông dân để phòng tránh côn trùng cho rau trên diện tích khoảng 15 ha.
c) Hợp phần 3: Tăng cường khả năng thích ứng cho người dân ở các khu vực mục tiêu bằng cách xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội thích ứng tốt thông qua Dự án xây nhà ở và trạm y tế xã chống bão lụt.
Hợp phần này có 3 tiểu hợp phần
- Tiểu hợp phần 1: Thiết lập hồ sơ rủi ro và bản đồ các khu vực mục tiêu, đồng thời xác định đối tượng hưởng lợi
Tiểu hợp phần này sẽ dựa trên cách thức của dự án “Nâng cao khả năng phục hồi của các cộng đồng ven biển dễ bị tổn thương trước các tác động liên quan đến biến đổi khí hậu ở Việt Nam” do Quỹ Khí hậu xanh tài trợ thông qua UNDP, dự án này sẽ áp dụng Đánh giá rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng (CBDRA) để đánh giá các rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu và thiên tai trong các khu vực mục tiêu. Đồng thời, vấn đề vật liệu nổ cũng là một gánh nặng được biết đến đối với tâm lý, kinh tế và xã hội của các khu vực bị ô nhiễm. Các hoạt động sẽ là một phần trong kế hoạch của địa phương cho những khu vực ưu tiên để có các biện pháp can thiệp giảm thiểu rủi ro về thiên tai cũng như giải phóng mặt bằng để thực hiện các can thiệp tăng cường khả năng phục hồi và phát triển cộng đồng.
Tiểu hợp phần này sẽ bao gồm hoạt động rà soát, đánh giá hiện trạng của các hộ dân theo tiêu chí được hỗ trợ nhà chống chịu bão lụt để lựa chọn ra 120 hộ dân được hỗ trợ xây dựng nhà chống chịu bão lụt. Đồng thời tiểu hợp phần này cũng thực hiện hoạt động đánh giá hiện trạng của các trạm y tế xã tại các xã/huyện mục tiêu của dự án để lựa chọn ra 20 trạm y tế xã được dự án hỗ trợ xây dựng trạm y tế chống chịu bão lụt, thích ứng với biến đổi khí hậu, góp phần cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân trong cộng đồng tại các khu vực mục tiêu của dự án. Các hoạt động sẽ được thực hiện với sự đảm bảo sự tham gia nhiều của phụ nữ và người khuyết tật.
- Tiểu hợp phần 2: Thiết kế và xây dựng nhà chống bão lụt ở các khu vực vùng dự án
Tiểu hợp phần này phân bổ cho tỉnh Bình Định 120 ngôi nhà dành cho đối tượng dễ bị tổn thương nhất, trong đó nhà có chủ hộ là nam giới tối đa 84 nhà và nhà có chủ hộ là nữ giới ít nhất 36 nhà. Theo tiến độ xây dựng nhà ở dự kiến bắt đầu từ năm thứ 2 với 20 nhà, năm thứ 3 là 50 nhà và năm thứ 4 là 50 nhà, nhằm tăng cường khả năng thích ứng cho người dân ở các khu vực mục tiêu phòng chống bão lụt, ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế.
- Tiểu hợp phần 3: Xây dựng, nâng cấp, sửa chữa trạm y tế xã chống bão, lụt và thích ứng biến đổi khí hậu (BĐKH) ở các khu vực trong vùng dự án
Tiểu Hợp phần này của Dự án bao gồm các hoạt động can thiệp chủ yếu: (i) Xây dựng mới đơn nguyên, nâng cấp, sửa chữa 20 trạm y tế xã chống bão lụt ở các khu vực mục tiêu; (ii) Hỗ trợ thiết lập và vận hành khám bệnh, chữa bệnh từ xa; (iii) Hỗ trợ một số trang thiết bị, vật dụng cho việc đảm bảo dịch vụ khi xảy ra lũ lụt, thiên tai.
d) Hợp phần 4: Quản lý Dự án
Hợp phần này sẽ hỗ trợ việc quản lý Dự án một cách hiệu quả thông qua công tác giám sát và hỗ trợ thực hiện các hoạt động dự án. Hợp phần này sẽ cung cấp tài chính (chủ yếu bằng vốn đối ứng) cho chi phí hoạt động của Ban lý dự án, chi phí hội nghị, hội thảo, tập huấn nghiệp vụ quản lý, thực hiện dự án, chi phí cho hoạt động giám sát, đánh giá và chi phí để thuê tuyển tư vấn hỗ trợ công tác triển khai Dự án.
8. Dự án nhóm: Nhóm B.
9. Thời gian thực hiện:
- Chuẩn bị đầu tư: Năm 2022 - 2023;
- Thực hiện dự án: Năm 2023 - 2026.
10. Địa điểm thực hiện: Dự án sẽ được triển khai trên địa bàn 20 xã, tại 06 huyện, thị xã của tỉnh Bình Định, gồm: Huyện An Lão (xã An Toàn, An Trung, thị trấn An Lão); Thị xã Hoài Nhơn (xã Hoài Đức, Hoài Phú, Hoài Thanh, Hoài Thanh Tây); Huyện Hoài Ân (xã Ân Tường Đông, Đak Mang, Ân Phong); Huyện Tây Sơn (xã Tây Vinh, Tây Giang, Tây Xuân, Bình Nghi); Huyện Tuy Phước (xã Phước An); Huyện Vân Canh (xã Canh Liên, Canh Hiệp, Canh Hòa, Canh Vinh, Thị trấn Vân Canh).
11. Tổng mức đầu tư dự án và cơ cấu nguồn vốn đầu tư: Tổng số vốn là 4.215.713 USD, tương đương 97,720 tỷ đồng (trong đó: vốn ODA viện trợ không hoàn lại KOICA 3.796.732 USD tương đương 88,008 tỷ đồng; vốn đối ứng của tỉnh 418.982 USD, tương đương 9,712 tỷ đồng, bao gồm:
- Hợp phần 1: Tăng cường an toàn cho người dân sống tại cộng đồng trong các khu vực mục tiêu là 469.515 USD, tương đương 10,883 tỷ đồng.
- Hợp phần 2: Tăng cường phát triển nông thôn bền vững thông qua công tác củng cố, nâng cao sinh kế và hạ tầng cho các đối tượng thụ hưởng dự án là 964.171,68 USD, tương đương 22,349 tỷ đồng.
- Hợp phần 3: Tăng cường khả năng thích ứng cho người dân ở các khu vực mục tiêu bằng cách xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội thích ứng tốt thông qua Dự án xây nhà ở và trạm y tế xã chống bão lũ là 1.719.471,86 USD, tương đương 39,857 tỷ đồng.
- Hợp phần 4: Quản lý dự án là 81.921 USD, tương đương 1,899 tỷ đồng.
(Tỷ giá quy đổi: 01 USD = 23.180 VNĐ)
12. Về cơ chế tài chính thực hiện
Sau khi Dự án KVPVP tại tỉnh Bình Định được cấp thẩm quyền phê duyệt và UNDP phân bổ chính thức khoản vốn viện trợ, UBND tỉnh Bình Định sẽ phân bổ, sử dụng nguồn vốn viện trợ đúng mục tiêu, đối tượng được phê duyệt và phân bổ vốn đối ứng cho Dự án. Phương án sử dụng vốn Dự án như sau:
- Phương án sử dụng vốn ODA không hoàn lại của KOICA
Von ODA viện trợ không hoàn lại của KOICA được ngân sách Trung ương cấp phát toàn bộ và được sử dụng để: (i) Tài trợ 100% các nội dung của Hợp phần 1; (ii) 100% các nội dung của Hợp phần 2; (iii) 100% các nội dung đầu tư xây dựng cơ bản cho các trạm y tế, trang thiết bị, nhà ở chống bão lũ của Hợp phần 3; và (iv) 100% các chi phí theo yêu cầu của KOICA và UNDP.
- Phương án sử dụng vốn đối ứng của tỉnh
Vốn đối ứng được bố trí từ ngân sách của tỉnh và được sử dụng để: (i) Dự phòng vốn cho xây dựng cơ bản trạm y tế, nhà ở phòng chống lũ; (ii) Chi phí chuẩn bị đầu tư theo Nghị định số 10/2021/NĐ-CP của Chính phủ; (iii) Chi phí vận hành, quản lý dự án của Ban Quản lý dự án của tỉnh. Dự án dự kiến triển khai thực hiện trong giai đoạn 2022-2026, do vậy cơ chế tài chính đối với phần vốn đối ứng địa phương, UBND tỉnh Bình Định sẽ thực hiện theo quy định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 và giai đoạn sau năm 2025.
Điều 2. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư (Chủ đầu tư dự án):
- Chịu trách nhiệm toàn diện về mục tiêu, hiệu quả dự án theo đúng quy định.
- Quản lý chặt chẽ kinh phí của dự án trong tổng mức đầu tư được duyệt, thực hiện đầy đủ các quy định về quản lý dự án đảm bảo theo đúng quy định hiện hành của nhà nước có liên quan.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Nông nghiệp và PTNT, Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện An Lão, Hoài Ân, Tây Sơn, Tuy Phước, Vân Canh thị xã Hoài Ân và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: - Bộ Kế hoạch và Đầu tư; - Bộ Tài chính; - Nhà tài trợ: KOICA, UNDP; - CT UBND tỉnh; - PCT Nguyễn Tự Công Hoàng; - PVP TH; - Lưu: VT, K10, K14, K15, K19. | KT. CHỦ TỊCH
|
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây