Quyết định 08/2018/QĐ-UBND Ninh Bình quy định cấp giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng

thuộc tính Quyết định 08/2018/QĐ-UBND

Quyết định 08/2018/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc ban hành Quy định về cấp giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:08/2018/QĐ-UBND
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Ngọc Thạch
Ngày ban hành:17/05/2018
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xây dựng
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH

--------

Số: 08/2018/QĐ-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Ninh Bình, ngày 17 tháng 5  năm 2018

QUYẾT ĐỊNH

V/V BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH

---------------

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;

Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng; Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một sđiều Nghị định s59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

Căn cứ Thông tư số 03/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng quy định về phân cấp cóng trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng;

Căn cứ Thông tư số 15/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về cp giấy phép xây dựng;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 342/TTr-SXD ngày 06/3/2018 và kết quả thẩm định của Sở Tư pháp tại Báo cáo số 68/BC-STP ngày 12/5/2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về cấp giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 29/5/2018.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở; Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể ở tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Bộ Xây dựng;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Cục Kiểm tra VBQPPL- Bộ Tư pháp;
- Thành ủy, Huyện ủy;
- Đài PT&TH Ninh Bình;
- Báo Ninh Bình;
- Công báo tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, VP4,2,3,5,6,7,9,10,11.

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Ngọc Thạch

QUY ĐỊNH

VỀ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG, QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định s: 08 /2018/QĐ-UBND ngày 17/5/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

a) Quy định này cụ thể, chi tiết, quy trình phối hp, thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động xây dựng trong công tác cấp giấy phép xây dựng, quản lý trật tự xây dựng và quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

b) Các nội dung khác liên quan đến việc cấp giấy phép xây dựng không nêu tại Quy định này được chỉ dẫn chi tiết tại Luật Xây dụng số 50/2014/QH13 ban hành ngày 18/6/2014 (sau đây gọi tắt là Luật Xây dựng năm 2014), Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng (sau đây gọi tắt là Nghị định số 59/2015/NĐ-CP), Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP, Thông tư 15/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng (sau đây gọi tắt là Thông tư 15/2016/TT-BXD) và các văn bản pháp luật hiện hành khác có liên quan.

c) Các nội dung khác liên quan đến việc quản lý trật tự xây dựng, xử lý vi phạm trật tự xây dựng không nêu tại Quy định này được chỉ dẫn chi tiết tại Luật Xây dựng năm 2014, Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20/6/2012 (sau đây gọi tắt là Luật xử lý vi phạm hành chính số năm 2012), Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng (sau đây gọi tắt là Nghị định số 139/2017/NĐ-CP), Thông tư số 03/2018/TT-BXD ngày và các văn bản pháp luật hiện hành khác có liên quan.

d) Các nội dung khác liên quan đến việc quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình không nêu tại quy định này được chi dẫn chi tiết tại Luật Xây dựng số năm 2014, Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây gọi tắt là Nghị định số 46/2015/NĐ-CP), Thông tư 04/2017/TT-BXD ngay 30/3/2017 của Bộ Xây dựng quy định về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình (sau đây gọi tắt là Thông tư số 04/2017/TT-BXD), Thông tư số 05/2015/TT-BXD ngày 30/10/2015 của Bộ Xây dựng quy định về quản lý cht lượng và bảo trì nhà ở riêng lẻ (sau đây gọi tắt là Thông tư số 05/2014/TT-BXD).

2. Đối tượng áp dụng

a) Cơ quan, Tổ chức, cá nhân Việt Nam và ; Tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động đầu tư xây dựng liên quan đến công tác cấp giấy phép xây dựng, quản lý trật tự xây dựng và quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

b) Cơ quan, người có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng, quản lý trật tự xây dựng và quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình theo quy định tại Quy định này.

Điều 2. Mục tiêu

1. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong công tác cấp giấy phép xây dựng, quản lý trật tự xây dựng và quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình trên địa bàn.

2. Tăng cường sự phối hp) của các cơ quan quản lý nhà nước đối với lĩnh vc xây dựng cơ bản; phân định rõ trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý nhà nước và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu xây dựng công trình.

3. Thúc đẩy, tạo sự chuyển biến về nhận thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng.

Chương II

GIẤY PHÉP XAY DỰNG

Mục 1. QUY ĐỊNH CHI TIẾT VỀ QUY TRÌNH VÀ TRÁCH NHIỆM TRONG CÔNG TÁC CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG

Điều 3. Quy trình cấp, cấp lại, điều chỉnh và gia hạn giấy phép xây dựng

1. Bước 1: Chủ đầu tư xây dựng công trình (đối với nhà ở riêng lẻ là chủ sở hữu quyền sử dụng đất) tìm hiểu thông tin như sau:

a) Thông tin pháp luật tại Quy định này, Thông tư số 15/2016/TT-BXD và các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan để lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép;

b) Trực tiếp đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại Mục 2 Chương II Quy định này để được hướng dẫn hoàn thiện về mẫu đơn, thành phần hồ sơ, quy trình cũng như trách nhiệm trong khâu cấp giấy phép xây dựng.

2. Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp phép

Sau khi hoàn thiện hồ sơ theo hướng dẫn tại Bước 1, chủ đầu tư nộp 02 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng (tại Mục 2 Chương II Quy định này) theo một trong các cách nộp hồ sơ như sau:

a) Nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng và lấy giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ hợp lệ;

b) Gửi qua đường bưu chính;

c) Gửi qua đường thư điện tử (email) đối với hồ sơ được sao chụp (scan).

3. Bước 3: Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giy phép xây dựng có trách nhiệm:

a) Xem xét hồ sơ đề nghị cấp giấy phép và cấp giấy phép không quá 30 ngày làm việc đối với dự án đầu tư xây dựng và không quá 15 ngày làm việc đối với công trình Nhà ở riêng lẻ. Thời gian xem xét, cấp giấy phép cụ thể của từng đơn vị quy định tại bộ thủ tục hành chính được ban hành công khai.

b) Phối hp với cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng địa bàn xây dựng công trình tổ chức kiểm tra hiện trạng khu đất xây dựng công trình làm cơ sở xem xét, cấp giấy phép xây dựng.

c) Giấy phép xây dựng ngoài cấp cho Chủ đầu tư phải sao (photocopy) 01 bản gửi Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn địa bàn nơi xây dựng công trình, 01 bản gửi Ủy ban nhân dân huyện, thành phố đối với giấy phép do Sở Xây dựng, Ban quản lý các khu công nghiệp cấp.

4. Bước 4: Chủ đầu tư trực tiếp nhận giấy phép, hồ sơ thiết kế được cấp phép có đóng dấu xác nhận, nộp lệ phí cấp giấy phép xây dựng tại Bộ phận tiếp nhận của cơ quan cấp giấy phép.

Điều 4. Trách nhiệm của các bên liên quan

1. Quy đnh chung

a) Các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng quy định tại Mục 2 Chương II Quy định này có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc cấp giấy phép xây dựng theo đúng thẩm quyền đã quy định; thực hiện trách nhiệm của cơ quan cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại Điều 104 Luật Xây dựng năm 2014 và Điều 5 Thông tư số 15/2016/TT-BXD; báo cáo định kỳ 06 tháng trước ngày 15/7 và hàng năm trước ngày 15/12 và đột xuất công tác cấp giấy phép xây dựng và quản lý xây dựng trên địa bàn về Sở Xây dựng để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Xây dựng.

b) Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã phải có trách nhiệm phối hp, cung cấp đầy đủ các thông tin khi có yêu cầu của cơ quan cấp giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng. Kiểm tra việc thực hiện xây dựng theo giấy phép xây dựng, đình chỉ xây dựng, thu hồi giấy phép xây dựng theo thẩm quyền khi chủ đầu tư xây dựng công trình vi phạm; thực hiện trách nhiệm trong quá trình cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 15/2016/TT-BXD.

c) Các tổ chức, cá nhân là chủ đầu tư xây dựng công trình phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, tính hp pháp của các loại giấy tờ trong thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng và hồ sơ cung cấp cho các đơn vị chức năng quản lý trật tự xây dựng, chất lượng công trình xây dựng.

2. Chủ đầu tư xây dựng công trình.

a) Tổ chức lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đúng quy định của pháp luật hiện hành.

b) Đối với công trình là Nhà ở riêng lẻ: Việc khảo sát, thiết kế, xây dựng công trình yêu cầu tuân thủ các quy định tại Thông tư số 05/2015/TT-BXD ngày 30/10/2015 của Bộ Xây dựng và các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng có liên quan.

c) Nộp lệ phí cấp giấy phép xây dựng đúng quy định của Pháp luật.

3. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

a) Phối hp với cơ quan cấp giấy phép xây dựng kiểm tra hiện trạng đất đai của chủ đầu tư xây dựng công trình. Tổ chức kiểm tra, đo vẽ hiện trạng và xác nhận tại mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình Nhà ở riêng lẻ và các công trình còn lại khi chủ đầu tư đề nghị.

b) Trường hp công trình xây dựng trên tuyến đường, phố đã được phê duyệt quy hoạch nhưng chưa thực hiện quy hoạch và chưa xác định được chỉ giới đường đỏ so với ranh giới đt đã được cấp, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trn báo cáo xin ý kiến chấp thuận của Ủy ban nhân dân thành phố, huyện về hướng, tuyến và chỉ giới đường đỏ làm căn cứ xác định vị trí, ranh giới của thửa đất.

c) Thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về hoạt động đầu tư xây dựng theo quy định tại Khoản 2 Điều 164 Luật Xây dựng năm 2014 và chức năng, thẩm quyền được giao.

4. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố.

a) Phối hp với cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng trong công tác kiểm tra hiện trạng đất đai xây dựng công trình khi được đề nghị. Hướng dẫn Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác định hướng, tuyến, chỉ giới đường đỏ làm căn cứ xác định vị trí, ranh giới thửa đất đối với trường hp công trình xây dựng trên tuyến đường, phố đã được phê duyệt quy hoạch nhưng chưa thực hiện quy hoạch.

c) Thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về hoạt động đầu tư xây dựng theo quy định tại Khoản 2 Điều 164 Luật Xây dựng năm 2014 và chức năng, thẩm quyền được giao.

5. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng.

a) Cung cấp thông tin, niêm yết công khai các quy định về việc cấp giấy phép xây dựng và trình tự thủ tục giải quyết tại nơi tiếp nhận hồ sơ, nơi tiếp công dân và trên trang thông tin điện tử (website);

b) Cử cán bộ, công chức có năng lực, chuyên môn phù hp theo quy định của pháp luật để tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn cho chủ đầu tư và thực hiện công tác cấp giấy phép xây dựng đảm bảo đúng quy định;

c) Cập nhật và phổ biến thường xuyên các quy định của pháp luật về hoạt động đu tư xây dựng tại nơi tiếp nhận hồ sơ, nơi tiếp công dân và trên trang thông tin điện tử (website);

d) Đảm bảo thời gian cấp giấy phép xây dựng theo quy định kể từ khi nhận đủ hồ sơ hp lệ.

Trường hp hồ sơ chưa hp lệ gửi qua đường bưu chính, đường thư điện tử, phải trả lời bằng văn bản, thư điện tử để hướng dẫn cho chủ đầu tư hoàn chỉnh hồ sơ đảm bảo điều kiện cấp giấy phép xây dựng theo quy định trong thời gian không quá 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng;

e) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do việc cấp phép sai hoặc cấp phép chậm gây ra;

g) Chủ trì hoặc phối hợp kiểm tra việc thực hiện xây dựng theo giấy phép;

h) Không được chỉ định tổ chức, cá nhân thiết kế hoặc thành lập các đơn vị thiết kế trực thuộc để lập hồ sơ thiết kế cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép xây dựng.

Mục 2. THẨM QUYỀN CẤP, GIA HẠN, ĐIỀU CHỈNH, CẤP LẠI, CẤP CÓ THỜI HẠN VÀ THƯ HỒI GIẤY PHÉP XÂY DỰNG

Điều 5. Loại và cấp công trình xây dựng

Loại và cấp công trình xây dựng được xác định tại Điều 5 Luật Xây dựng; Điều 8 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP; Thông tư 03/2016/TT-BXD ngay 10/3/2016 của Bộ Xây dựng.

Điều 6. Đối với các công trình nằm trong vùng bảo vệ Quần thể danh thắng Tràng An

Thẩm quyền cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại, cấp có thời hạn và thu hồi giấy phép xây dựng thực hiện theo Quy định tạm thi về quản lý xây dựng trong vùng bảo vệ Quần thể danh thắng Tràng An kèm theo Quyết định số 83/QĐ-UBND ngày 21/01/2015 của UBND tỉnh và các quy định hiện hành khác của pháp luật có liên quan.

Điều 7. Đối với các công trình thiết yếu nằm trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường đường bộ đang khai thác

Thẩm quyền cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại, cấp có thời hạn và thu hồi giấy phép xây dựng thực hiện theo Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/2/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và các quy định hiện hành có liên quan.

Điều 8. Đối với các công trình trạm thu, phát sóng thông tin di động (gọi tắt là trạm BTS)

Thẩm quyền cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại, cấp có thời hạn và thu hồi giấy phép xây dựng thực hiện theo Quy định về cấp giấy phép xây dựng đối với công trình trạm thu, phát sóng thông tin di động trên địa bàn tỉnh Ninh Bình ban hành kèm theo Quyết định số 15/2017/QĐ-UBND ngày 06/06/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Điều 9. Đối với công trình nằm trong các khu công nghiệp

Phân cấp cho Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại, cấp có thời hạn và thu hồi giấy phép xây dựng cho các công trình từ cấp II trở xuống, trước khi cấp giấy phép xây dựng phải thực hiện thẩm định, thẩm tra thiết kế xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014, Nghị định số 59/2015/NĐ-CP. ’

Điều 10. Đối với các công trình còn lại

1. Phân cấp cho Sở Xây dựng cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại, cấp có thời hạn và thu hồi giấy phép xây dựng đối với các công trình sau:

a) Tất cả các công trình xây dựng cấp I (bao gồm cả những công trình cấp I nằm trong khu công nghiệp), công trình cấp II và công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nằm ngoài khu công nghiệp; công trình có hoạt động xây dựng thuộc dự án được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư; công trình của các cơ quan ngoại giao và tchức quốc tế.

b) Công trình tôn giáo (quy định tại Điều 34 Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan); công trình di tích lịch sử - văn hóa, công trình tượng đài, công trình tranh hoành tráng đã được xếp hạng.

c) Công trình biển hiệu, bảng quảng cáo có diện tích kết cấu khung bảng, biển từ 30 m2 trở lên gắn với công trình xây dựng có sẵn; công trình quảng cáo đối với màn hình quảng cáo ngoài trời có diện tích một mặt từ 20 m2 trở lên; công trình quảng cáo đứng độc lập có diện tích quảng cáo một mặt từ 40 m2 trở lên nằm ngoài phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

đ) Công trình xây dựng trên đất ở của hộ gia đình có mục đích sử dụng để ở kết hp kinh doanh, dịch vụ, văn phòng và có diện tích đất từ 300 m2 trở lên sau khi có ý kiến thỏa thuận của cơ quan quản lý chuyên ngành có liên quan.

e) Tất cả các công trình trước khi xây dựng theo quy định phải được cấp giấy phép và nằm tiếp giáp 2 bên các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị bao gồm cả công trình nhà ở riêng lẻ (cụ thể theo Danh mục các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị tại Phụ lục kèm theo Quy định này).

g) Các công trình khác theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Thẩm quyền cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại, cấp có thời hạn và thu hồi giy phép xây dựng của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

a) Tất cả các công trình từ cấp III trở xuống, trừ các công trình quy định tại Khoản 1 Điều này.

b) Công trình nhà ở riêng lẻ trong đô thị, trung tâm cụm xã thuộc địa giới hành chính do mình quản lý.

c) Công trình nhà ở riêng lẻ trong các khu Du lịch, khu Bảo tồn sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của cơ quan quản lý các khu Du lịch, khu Bảo tồn.

d) Công trình tín ngưỡng (quy định tại Điều 34 Nghị định số 92/2012/NĐ- CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan) không thuộc di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng; công trình phụ trợ thuộc cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo.

đ) Công trình biển hiệu, bảng quảng cáo có diện tích kết cấu khung bảng, biển từ 20m2 đến 30m2 gắn với công trình xây dựng có sẵn nằm ngoài phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

e) Công trình thuộc dự án được Ủy ban nhân dân huyện, thành phố cấp giấy chứng nhận đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật.

g) Di dời công trình; chặt hạ và dịch chuyển cây xanh (quy định tại Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị).

h) Công trình xây dựng trên đất ở có mục đích sử dụng để ở kết hợp kinh doanh, dịch vụ, văn phòng và có diện tích đất dưới 300 m2 sau khi có ý kiến thỏa thuận của cơ quan quản lý chuyên ngành có liên quan.

Mục 3. VỀ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG CÓ THỜI HẠN

Điều 11. Quy định chi tiết về điều kiện cấp giấy phép xây dựng có thời hạn

1. Công trình, nhà ở riêng lẻ, biệt thự được cấp giấy phép có thời hạn khi đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 3 và Khoản 5 Điều 91, Điều 94 của Luật Xây dựng năm 2014.

2. Thửa đất chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chưa có kế hoạch bố trí tái định cư và chủ đầu tư có giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất.

3. Chủ đầu tư phải có giấy cam kết tự tháo dỡ công trình khi có quyết định, thông báo thu hồi đất để thực hiện quy hoạch; nếu không tự tháo dỡ sẽ bị cưỡng chế phá dỡ và chủ đầu tư phải chịu mọi chi phí cho việc phá dỡ công trình. Việc bồi thường, giải phóng mặt bằng để thực hiện quy hoạch áp dụng theo quy định hiện hành. Riêng phần xây dựng theo giấy phép xây dựng có thời hạn không được bồi thường.

4. Đối với các công trình, nhà ở riêng lẻ nằm trong khu vực hành lang bảo vệ các công trình hạ tâng kỹ thuật hiện hữu; hành lang bảo vệ công trình điện, đê, bờ sông, kênh, mương thủy lợi và hành lang bảo vệ các công trình khác theo quy định của pháp luật, mà nhà nước chưa có chủ trương, kế hoạch thực hiện di dời:

a) Không được phép xây dựng mới; chỉ được sửa chữa, cải tạo nhưng không làm thay đổi quy mô diện tích, chiều cao và kết cấu chịu lực an toàn của công trình.

b) Việc sửa chữa, cải tạo công trình phải đảm bảo an toàn công trình có hành lang bảo vệ theo quy định của pháp luật.

5. Đối với các công trình, nhà ở riêng lẻ nằm một phần hoặc toàn bộ trong hành lang an toàn đường bộ hoặc nằm trong phạm vi quy hoạch lộ giới của các tuyến đường hiện hữu (Quốc lộ, đường tỉnh, đường liên xã) hoặc các tuyến giao thông mới có quy hoạch được duyệt và công bố lộ giới, nhưng chưa có kế hoạch thực hiện mở rộng đường thì xử lý như sau:

a) Phần công trình, nhà ở riêng lẻ nằm trong hành lang chỉ được phép cải tạo, sửa chữa công trình nhưng không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu hiện trạng cũ hoặc xin cấp phép xây dựng có thời hạn để xây dựng công trình sau khi tuân thủ các quy định tại Điều này;

b) Phần công trình, nhà ở riêng lẻ còn lại không nằm trong hành lang được xem xét cấp phép xây dựng mới khi đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật.

6. Quy trình cấp giấy phép có thời hạn tuân thủ Mục 1 Chương II Quy định này.

Điều 12. Quy mô công trình, nhà ở riêng lẻ được cấp phép xây dựng có thời hạn:

a) Công trình có số tầng không quá 01 tầng; chiều cao tầng nhà không quá 3,9 m và không được xây dựng tầng hầm, bán hàm; mái công trình sử dụng hình thức mái lợp;

b) Đối với nhà ở riêng lẻ tổng diện tích sàn không quá 100 m2;

c) Đối với các công trình còn lại diện tích sàn của công trình sẽ xem xét trên cơ sở tính chất của dự án; phải phù hp với mục đích sử dụng đất hiện hữu, kiến trúc, cảnh quan trong khu vực và tuân thủ các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn quy hoạch, xây dựng;

d) Kết cấu công trình đơn giản, sử dụng vật liệu nhẹ, dễ tháo dỡ.

Điều 13. Thời hạn tồn tại của công trình, nhà ở riêng lẻ được cấp phép

1. Thời hạn tồn tại của công trình, nhà ở riêng lẻ được cấp giấy phép theo thời hạn thực hiện quy hoạch và được ghi cụ thể trong giấy phép; trường hp kế hoạch thực hiện quy hoạch chưa xác định thì thời hạn tồn tại của công trình, nhà ở riêng lẻ tối đa không quá 24 tháng kể từ ngày cấp giấy phép xây dựng có thời hạn hoặc thời hạn cụ thể do cơ quan cấp giấy phép xây dựng xem xét quy định cho phù hợp với thi hạn thực hiện quy hoạch;

2. Quá thời hạn quy định theo giấy phép xây dựng có thời hạn, nếu Nhà nước chưa giải phóng mặt bằng, thì chủ đầu tư đề nghị cơ quan cấp phép xem xét cho phép kéo dài thời hạn tồn tại của công trình, nhà ở riêng lẻ cho đến khi Nhà nước giải phóng mặt bằng để thực hiện quy hoạch.

Chương III

QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Mục 1. PHẢN ÁNH VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG

Điều 14. Phản ánh thông tin

Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân khi phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng đều có quyền phản ánh thông tin đến các cơ quan Nhà nước có có trách nhiệm được quy định tại Điều 15 Quy định này để xác minh, xử lý theo quy định.

Điều 15. Trách nhiệm tiếp nhận thông tin

1. Các cơ quan Nhà nước tiếp nhận thông tin

a) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;

c) Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; Bộ phận quản lý trật tự xây dựng địa bàn; bao gồm: Phòng chuyên môn về xây dựng, Đội quản lý trật tự xây dựng (nếu có) thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố.

d) Ban Quản lý các Khu công nghiệp;

đ) Sở Du lịch (đơn vị quản lý Khu Quần thể danh thắng Tràng An).

e) Cơ quan quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

f) Sở Xây dựng.

2. Các cơ quan, tổ chức nêu tại Khoản 1 Điều này có trách nhiệm lập và công bố công khai số điện thoại đường dây nóng, hộp thư điện tử, sổ tiếp nhận thông tin tại trụ sở, trên trang thông tin điện tử (website) của cơ quan, đơn vị và trên thông tin đại chúng; đồng thời, có kế hoạch tổ chức, phân công lịch trực, phân công người tiếp nhận thông tin phản ánh, theo dõi và xử lý thông tin phản ánh theo quy định.

Các cá nhân được phân công tiếp nhận thông tin có trách nhiệm công bcông khai số điện thoại cá nhân để kịp thời tiếp nhận thông tin phản ánh các hành vi vi phạm và chỉ đạo xử lý theo quy định.

Điều 16. Xử lý thông tin

Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, các cơ quan, tổ chức nêu tại Khoản 1 Điều 15 của Quy định này có trách nhiệm kịp thời phân công thanh tra viên, công chức thuộc quyền được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn kịp thời kim tra, xác minh, xử lý theo quy định.

Mục 2. TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG

Điều 17. Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm kiểm tra, xử lý vi phạm về trật tự xây dựng

1. Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình.

2. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố.

3. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

4. Sở Xây dựng.

5. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh.

6. Sở Du lịch (đơn vị quản lý Khu Quần thể danh thắng Tràng An).

7. Cơ quan quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Trách nhiệm cụ thể cho từng cơ quan nêu trên được quy định chi tiết từ Điều 19 đến Điều 25 Quy đnh này và tại các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan.

Điều 18. Các tổ chức, cá nhân là chủ đầu tư xây dựng công trình

1. Chỉ được khởi công xây dựng công trình khi đã có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 107 của Luật Xây dựng năm 2014.

Tổ chức cắm mốc định vị xây dựng công trình, gồm các thành phần sau: Chủ đầu tư, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, nhà thầu tư vấn khảo sát, nhà thầu tư vấn thiết kế, nhà thầu thi công xây lắp cùng tiến hành cắm mốc tại thực địa và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của việc cắm mốc giới định vị công trình do mình thực hiện.

2. Trước khi khởi công xây dựng công trình phải sao (photocopy) gửi 01 bộ hồ sơ cấp giấy phép bao gồm: Giấy phép xây dựng, và hồ sơ thiết kế được cấp giấy phép xây dựng đến Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn làm cơ sở quản lý, đồng thời thông báo cho Ủy ban nhân dân phường, xã ngày khởi công động th, giác móng xây dựng công trình.

3. Thi công, xây dựng công trình đúng theo Hồ sơ xây dựng được cấp giấy phép và quản lý xây dựng công trình theo đúng quy định của pháp luật;

4. Khi chủ đầu tư bàn giao mặt bằng xây dựng cho nhà thầu thi công xây dựng (theo quy định tại khoản 3 Điều 108 Luật Xây dựng năm 2014) phải kèm theo bản vẽ định vị công trình do nhà thầu có đủ năng lực lập. Trong đó thể hiện chính xác ranh giới, kích thước ô đất, vị trí móng và phần ngầm công trình phù hợp với hồ sơ thiết kế kèm theo giấy phép xây dựng, khoảng cách đến ranh giới đất và các công trình liền kề (nếu có).

5. Trong quá trình thi công xây dựng công trình, nếu chủ đầu tư điều chỉnh thiết kế nhưng không thuộc trường hợp phải điều chỉnh giấy phép xây dựng (quy định tại điểm g khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng năm 2014) thì phải thông báo cho chính quyn sở tại, cơ quan quản lý trật tự xây dựng theo thm quyn đquản lý theo quy định. Trường hợp nếu muốn điều chỉnh quy mô xây dựng công trình (bao gm kết cu chính, mặt đứng kiến trúc...) phải đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép xây dựng trước khi khởi công công trình hoặc dừng thi công (đối với trường hợp đang thi công) cho đến khi việc điều chỉnh được cấp giấy phép.

6. Trách nhiệm của tổ chức tư vấn xây dựng và thi công xây dựng thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 15/2016/TT-BXD.

7. Nghiêm cấm:

a) Khởi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng (đối với trường hp công trình phải có giấy phép xây dựng);

b) Thi công công trình sai với giấy phép xây dựng và hồ sơ thiết kế được cấp giấy phép xây dựng;

c) Xây dựng công trình trên đất không được phép xây dựng.

8. Đối với công trình Nhà ở riêng lẻ, biệt thự:

Chủ đầu tư ngoài tuân thủ những quy định hiện hành của pháp luật có liên quan đến hoạt động xây dựng công trình và Quy định này phải:

a) Chủ động liên hệ với chủ sở hữu hoặc quản lý công trình liền kề (nếu có) để lập hồ sơ ghi nhận các khuyết tật của công trình liền kề (nếu có) làm căn cứ giải quyết các tranh chấp sau này (nếu có);

b) Xây dựng công trình theo đúng Hồ sơ xây dựng được cấp giấy phép; quản lý xây dựng công trình đúng quy định tại Thông tư số 05/2015/TT-BXD và các quy định hiện hành khác của pháp luật có liên quan.

Điều 19. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn

1. Tổ chức kiểm tra thường xuyên, định kỳ đối với mọi hoạt động có liên quan đến xây dựng công trình trên địa bàn, trừ các công trình được miễn giấy phép đã thực hiện thủ tục thông báo khởi công theo Khoản 1 Điều này, công trình xây dựng trong phạm vi các khu công nghiệp. Xử lý vi phạm đối với các trường hợp:

a) Công trình xây dựng không có giấy phép mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng;

b) Công trình xây dựng sai so với giấy phép và hồ sơ thiết kế được Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và Sở Xây dựng cấp phép;

c) Công trình xây dựng trên đất không được phép xây dựng;

d) Trường hp khi kiểm tra nhận thấy công trình xây dựng đã được Bộ Xây dựng cấp phép phải thông báo bằng văn bản về Sở Xây dựng để thực hiện các bước tiếp theo đúng quy định.

2. Tiếp nhận thông báo khởi công, giấy phép xây dựng và bản vẽ thiết kế kèm theo giấy phép xây dựng hoặc hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công các công trình được miễn giấy phép xây dựng; xác nhận “đã tiếp nhận thông báo khởi công”. Hướng dân chủ đầu tư hoàn chỉnh thông báo khởi công nếu chưa đủ điều kiện, đối với trường hp. Lập hsơ trích ngang các công trình xây dựng trên địa bàn để theo dõi, quản lý.

3. Xử lý trường hp vi phạm về trật tự xây dựng.

a) Lập biên bản vi phạm hành chính buộc ngừng thi công trong vòng 24 giờ sau khi xảy ra hành vi vi phạm. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm ban hành kịp thời quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền;

b) Trường hợp sau khi lập biên bản vi phạm hành chính yêu cầu đình chỉ thi công đối với công trình vi phạm trật tự xây dựng mà chủ đầu tư xây dựng công trình không chấp hành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đề nghị cơ quan công an xã, phường, thị trấn phối hp tổ chức buộc ngừng thi công theo quy định;

c) Đối với các trường hp xây dựng công trình vi phạm trật tự xây dựng vượt thẩm quyền xử lý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn: Trong thời gian 03 ngày kể từ khi lập biên bản vi phạm hành chính, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn phải kiến nghị bằng văn bản và chuyển hồ sơ vi phạm lên Ủy ban nhân dân huyện, thành phố đxử lý theo quy định.

4. Công tác báo cáo tình hình trật tự xây dựng: Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm báo cáo định kỳ, đột xut với y ban nhân dân huyện, thành phố (thông qua Phòng quản lý chuyên môn về xây dựng) về tình hình trật tự xây dựng trên địa bàn, số lượng quyết định đã ban hành đđình chỉ, xử phạt vi phạm hành chính, tên, địa chcác cá nhân, tổ chức vi phạm, hành vi vi phạm và việc khắc phục hậu quả sau khi ban hành quyết định. Hình thức báo cáo bằng văn bản, có the gửi bản sao chụp (dạng scan) qua đường thư điện tử.

5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm toàn diện trước Ủy ban nhân dân huyện, thành phố về tình hình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn do mình quản lý.

6. Phối hợp kịp thời khi có đề nghị với các cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điêu 17 Quy định này về công tác thanh tra, kim tra, quản lý hoạt động xây dựng trên địa bàn và xử lý theo quy định đối với những trường hợp vi phạm.

7. Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động xây dựng nhằm nâng cao nhận thức pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng trên địa bàn, phòng ngừa hiệu quả các hành vi vi phạm trong hoạt động xây dựng.

Điều 20. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn. Xử lý theo quy định đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các cán bộ thuộc quyền được giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng để xảy ra vi phạm.

2. Đôn đốc, kiểm tra Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trong việc thực hiện quản lý trật tự xây dựng thuộc địa bàn. Ban hành kịp thời quyết định xử phạt, cưỡng chế, phá dỡ và các biện pháp xử lý đúng quy định đối với công trình vi phạm trật tự xây dựng theo thẩm quyền.

3. Tổ chức, phối hp với các cơ quan có liên quan thực hiện các quyết định xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng trên địa bàn do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố ban hành hoặc Quyết định do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Xây dựng ban hành có sự phân công cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tchức thực hiện.

4. Phối hp kịp thời với các cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 17 Quy định này về công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động xây dựng trên địa bàn và xử lý đối với trường hợp vi phạm.

5. Công tác báo cáo

a) Định kỳ 06 tháng báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua Sở Xây dựng về tình hình trật tự xây dựng trên địa bàn, số lượng quyết định đã ban hành để đình chỉ, xử phạt vi phạm hành chính, tên, địa chỉ các cá nhân, tổ chức vi phạm, hành vi vi phạm và việc khắc phục hậu quả sau khi ban hành quyết định. Hình thức báo cáo bằng văn bản, có thể gửi bản sao chụp (dạng scan) qua đường thư điện tử;

b) Căn cứ thực trạng xây dựng công trình trên địa bàn để quy định công tác báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình trật tự xây dựng của UBND xã, phường, thị trấn. Thời gian quy định báo cáo định kỳ tối đa 01 tháng cho 01 lần báo cáo và tối thiểu 01 tuần cho 01 lần báo cáo.

6. Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành biện pháp cần thiết, phù hp thực tế nhằm quản lý trật tự xây dựng có hiệu quả; báo cáo về Sở Xây dựng bằng văn bản những bất cập cần sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác quản lý trật tự xây dựng.

7. Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động xây dựng nhằm nâng cao nhận thức pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng trên địa bàn, phòng ngừa hiệu quả các hành vi vi phạm trong hoạt động xây dựng. Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý trật tự xây dựng và xử lý vi phạm cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn khi có đề nghị.

8. Phòng chuyên môn quản lý về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố có trách nhiệm:

a) Là đơn vị chuyên môn chủ trì, tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thực hiện quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn và biện pháp xử lý đối vi những trường hợp vi phạm. Chủ trì, tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện, thành phố về trách nhiệm kiểm tra, xử lý vi phạm của các đội quản lý trật tự xây dựng (nếu có); yêu cầu đảm bảo xác định rõ chức năng và quyền hạn, tránh chồng chéo khi thực hiện nhiệm vụ giữa các cơ quan chức năng trong kim tra và xử lý vi phạm;

b) Tổ chức kiểm tra, kiểm soát theo hình thức định kỳ và đột xuất tình hình xây dựng công trình trên địa bàn huyện, thành phố; phát hiện vi phạm trật tự xây dựng và yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xử lý theo quy định. Trường hp xác định vi phạm trật tự xây dựng đã kéo dài nhưng không có trong báo cáo định kỳ hoặc đột xut của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn phải kiến nghị Ủy ban nhân dân huyện, thành phố xử lý trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và cán bộ phụ trách dưới quyền theo quy định;

c) Phối hp kịp thời với các cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 17 Quy định này kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất; báo cáo, tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố biện pháp xử lý vi phạm theo thẩm quyền khi được đề nghị;

d) Đôn đốc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trong việc thực hiện báo cáo về tình hình trật tự xây dựng trên địa bàn; tiếp nhận, tổng hợp, tham mưu, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố;

e) Định kỳ cuối năm tổng kết, tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố khen thưởng đối với Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn thực hiện tốt việc quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn; khin trách hoặc áp dụng các hình thức kỷ luật theo quy định đối với các Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn thực hiện không tốt.

Điều 21. Sở Xây dựng

1. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, điều hành công tác quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh.

2. Tổ chức kiểm tra, kiểm soát trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh theo kế hoạch và đột xuất,cụ thể:

a) Chịu trách nhiệm trực tiếp trước Ủy ban nhân dân tỉnh về kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các công trình xây dựng sai nội dung giấy phép xây dựng và hồ sơ thiết kế đã được Bộ Xây dựng cấp phép; các công trình, dự án được miễn giấy phép thuộc thẩm quyền của các cơ quan Trung ương và cấp tỉnh quản lý;

b) Kiểm tra định kỳ theo kế hoạch 06 tháng một lần; tổng hợp và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày 30 tháng 12 hàng năm về tình hình thực hiện quản lý trật tự xây dựng, kết quả kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm quy định về trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh;

c) Ban hành kịp thời văn bản nhắc nhở Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn kiểm tra, xử lý vi phạm khi phát hiện trường hp vi phạm bị bỏ sót hoặc chỉ đạo Thanh tra Sở trực tiếp kiểm tra, xử lý theo quy định đối với tổ chức, cá nhân vi phạm, đồng thời xem xét trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan trong việc không phát hiện vi phạm và để vi phạm kéo dài, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, xử lý.

3. Chỉ đạo Thanh tra Sở và các phòng chuyên môn trực thuộc thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh theo kế hoạch hoặc đột xuất; phối hợp, hướng dẫn phòng chuyên môn xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phtrong việc kim tra và xử lý vi phạm khi có đnghị.

4. Phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động xây dựng nhằm nâng cao nhận thức pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng trên địa bàn, phòng ngừa hiệu quả các hành vi vi phạm trong hoạt động xây dựng. Hướng dẫn vchuyên môn, nghiệp vụ quản lý trật tự xây dựng và xử lý vi phạm cho Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn khi có đề nghị.

5. Đôn đốc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố trong công tác báo cáo định kỳ 06 tháng về tình hình trật tự xây dựng, tổng hp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Xây dựng.

Điều 22. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh

1. Tiếp nhận thông báo khởi công của các chủ đầu tư, bản sao giấy phép xây dựng và bản vẽ thiết kế kèm theo giấy phép xây dựng đối với trường hợp công trình do Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng cấp phép; tiếp nhận bản sao hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công các công trình được miễn giấy phép xây dựng; xác nhận “đã tiếp nhận thông báo khởi công”. Hướng dẫn chủ đầu tư hoàn chỉnh thông báo khởi công nếu chưa đủ điều kiện. Lập hồ sơ trích ngang các công trình xây dựng trên địa bàn để theo dõi, quản lý.

2. Tổ chức kiểm tra thường xuyên, định kỳ đối với mọi hoạt động có liên quan đến xây dựng công trình trong khu công nghiệp trừ các công trình được miễn giấy phép đã thực hiện thủ tục thông báo khởi công theo Khoản 1 Điều này. Xử lý đối với các trường hp:

a) Công trình xây dựng không có giấy phép mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng;

b) Công trình xây dựng sai so với giấy phép và hồ sơ thiết kế được Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh và Sở Xây dựng cấp phép;

c) Công trình xây dựng trên đất không được phép xây dựng;

d) Trường hp khi kiểm tra nhận thấy công trình xây dựng đã được Bộ Xây dựng cấp phép phải thông báo bằng văn bản về Sở Xây dựng để thực hiện các bước tiếp theo đúng quy định.

2. Xử lý trường hp vi phạm về trật tự xây dựng.

a) Lập biên bản vi phạm hành chính buộc ngừng thi công trong vòng 24 giờ sau khi xảy ra hành vi vi phạm, trong thời hạn không quá 03 ngày phải kịp thời có văn bản và chuyển hồ sơ vi phạm đến Sở Xây dựng hoặc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố (thông qua Phòng chuyên môn về xây dựng trực thuộc) và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn để xử lý vi phạm theo thẩm quyền. Phối hp với các cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 17 Quy định này xử lý vi phạm theo quy định;

b) Trường hợp sau khi lập biên bản vi phạm hành chính buộc ngừng thi công đối với công trình vi phạm trật tự xây dựng mà chủ đầu tư xây dựng công trình không chp hành, Trưởng ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh đề nghị cơ quan công an xã, phường, thị trn phi hp tchức buộc ngừng thi công theo quy định;

c) Trường hp sau khi thông tin bằng văn bản đến các cơ quan nêu tại Điểm a Khoản này mà chưa có động thái xử lý vi phạm, Trưởng ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh có trách nhiệm đôn đốc, nhắc nhở hoặc báo cáo bằng văn bản về Ủy ban nhân dân tỉnh;

d) Phối hp tổ chức thực hiện các quyết định xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng do các cấp có thẩm quyền ban hành;

3. Trưởng ban quản lý các khu công nghiệp chịu trách nhiệm toàn diện trước Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn.

4. Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động xây dựng nhằm nâng cao nhận thức pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng trên địa bàn, phòng ngừa hiệu quả các hành vi vi phạm trong hoạt động xây dựng.

6. Định kỳ trước ngày 15 tháng 12 hàng năm báo cáo lên Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Xây dựng) về tình hình trật tự xây dựng trên địa bàn, tên, địa chỉ các cá nhân, tổ chức vi phạm, hành vi vi phạm và việc khắc phục sau khi đã xử lý vi phạm. Hình thức báo cáo bằng văn bản, có thể gửi bản sao chụp (dạng scan) qua đường thư điện tử.

Điều 23. Sở Du lịch (đơn vị quản lý Khu Quần thể danh thắng Tràng An)

1. Tổ chức kiểm tra, giám sát thường xuyên, định kỳ đối với mọi hoạt động có liên quan đến xây dựng công trình nằm trong phạm vi Khu Quần thể danh thắng Tràng An, xử lý đối với các trường hp:

a) Công trình xây dựng không có giấy phép mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng;

b) Công trình xây dựng sai so với giấy phép và hồ sơ thiết kế đã được cấp phép;

c) Công trình xây dựng trên đất không được phép xây dựng.

2. Về xử lý trường hp vi phạm về trật tự xây dựng.

a) Trường hp kiểm tra, phát hiện công trình vi phạm trật tự xây dựng kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính buộc ngừng thi công; trong thời hạn không quá 03 ngày phải có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xử lý vi phạm đúng quy định; đôn đốc, giám sát việc xử lý vi phạm và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trường hp Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chậm trễ trong xử lý vi phạm.

b) Phối hợp tổ chức thực hiện các quyết định xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng do các cấp có thẩm quyền ban hành.

3. Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động xây dựng nhăm nâng cao nhận thức pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng trên địa bàn, phòng ngừa hiệu quả các hành vi vi phạm trong hoạt động xây dựng.

3. Định kỳ trước ngày 15 tháng 12 hàng năm báo cáo lên Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Xây dựng) về tình hình trật tự xây dựng trên địa bàn, tên, địa chỉ các cá nhân, tổ chức vi phạm, hành vi vi phạm và việc khắc phục sau khi đã xử lý vi phạm. Hình thức báo cáo bằng văn bản, có thể gửi bản sao chụp (dạng scan) qua đường thư điện tử.

Điều 24. Cơ quan công an, các cơ quan, tổ chức liên quan đến cấp giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng

1. Thủ trưởng cơ quan công an cấp huyện, thành phố và xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phi hp với các cơ quan có thm quyn xử lý vi phạm trật tự xây dựng, thực hiện nghiêm các yêu cầu về đình chỉ thi công xây dựng, quyết định cưỡng chế của cấp có thẩm quyền; trường hp không thực hiện hoặc dung túng cho hành vi vi phạm để công trình tiếp tục xây dựng thì bị xử lý theo quy định hoặc có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự khi để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

2. Cơ quan, tổ chức liên quan đến cấp giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng thực hiện các biện pháp cần thiết, kịp thời khi nhận được thông báo của cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm đối với công trình xây dựng không có giấy phép hoặc không đúng với giấy phép xây dựng được cấp. Các hành vi thực hiện không kịp thời hoặc dung túng, tiếp tay cho hành vi vi phạm thì bị xử lý theo quy định hoặc có thbị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự khi đxảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Điều 25. Xử lý công trình vi phạm trật tự xây dựng vượt thẩm quyền xử phạt; công trình xây dựng bị buông lỏng, không kịp thời xử lý

1. Trường hợp việc xử phạt hành vi vi phạm trật tự xây dựng có nhiều tình tiết phức tạp, vượt thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thì trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ khi lập biên bản vi phạm hành chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn phải có trách nhiệm chuyển toàn bộ hồ sơ xử lý vi phạm đến Phòng chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố để kiểm tra, rà soát và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố xem xét xử phạt theo quy định.

2. Trường hợp hành vi vi phạm vượt thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thì trong thời gian 04 ngày làm việc kể từ khi lập biên bản vi phạm hành chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố có trách nhiệm chuyển toàn bộ hồ sơ xử lý vi phạm báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, xử phạt theo quy định.

Điều 26. Xử lý hành vi vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người, nhiều ngành khác nhau

1. Trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau thì việc xử phạt vi phạm hành chính do cơ quan phát hiện đu tiên thực hiện theo Luật xử lý vi phạm hành chính và các quy định xử lý vi phạm hành chính của ngành, lĩnh vực của cơ quan đó.

2. Trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại Khoản 4, Điều 52 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

Điều 27. Phối hợp thực hiện các Quyết định xử lý vi phạm hành chính

1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện quyết định, theo dõi, giám sát việc thực hiện các quyết định xử lý vi phạm hành chính do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành khi được giao nhiệm v.

2. Sở Xây dựng có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các quyết định xử phạt vi phạm hành chính do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành khi được phân công.

3. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố theo dõi, đôn đốc và tổ chức thực hiện các quyết định xử phạt vi phạm hành chính do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố ban hành và tổ chức thực hiện các quyết định xử phạt vi phạm hành chính do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Xây dựng ban hành khi được phân công.

4. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn theo dõi, đôn đốc và tổ chức thực hiện các quyết định xử phạt vi phạm hành chính do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn ban hành và tổ chức thực hiện các quyết định xử phạt vi phạm hành chính do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên khi được phân công.

Điều 28. Về cưỡng chế và tổ chức cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ đối với công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn quản 

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tổ chức thực hiện cưỡng chế tất cả các công trình xây dựng vi phạm theo quyết định cưỡng chế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và Chánh Thanh tra Sở Xây dựng.

3. Việc ban hành quyết định cưỡng chế và tổ chức cưỡng chế, lập, phê duyệt phương án phá dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng phải thực hiện đúng theo trình tự, thủ tục theo quy định.

Chương IV

QUẢN LÝ AN TOAN LAO ĐỘNG TRONG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Điều 29. Nguyên tắc kiểm tra công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình

1. Nội dung, quy trình kiểm tra được quy định cụ thể tại Thông tư số 04/2017/TT-BXD và các quy định hiện hành của pháp luật có liên quan.

2. Công trình xây dựng phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng gồm:

a) Công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách Nhà nước và vốn Nhà nước ngoài ngân sách, công trình sử dụng vốn khác thuộc dự án được Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư;

b) Công trình có ảnh hưởng lớn đến an toàn cộng đồng quy định tại Phụ lục II Nghị định so 46/2015/NĐ-CP;

c) Công trình có ảnh hưởng lớn đến môi trường ngoài các công trình quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

d) Công trình Nhà ở riêng lẻ, biệt thự có quy mô từ 7 tầng, cấp II trở lên;

3. Công trình Nhà ở riêng lẻ, biệt thự có quy mô không thuộc quy định tại Khoản 2 Điều này chủ đầu tư tổ chức thi công theo quy định tại Thông tư 05/2015/TT-BXD và tự chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra an toàn lao động trong thi công xây dựng theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong xây dựng số 18:2014/BXD và tối thiểu phải đáp ứng một số biện pháp để đảm bảo an toàn trong thi công như sau:

a) Giếng, hầm, hố trên mặt bằng và những lỗ trống trên các sàn tầng công trình phải được đậy kín đảm bảo an toàn cho người đi lại hoặc rào ngăn chắc chắn xung quanh với chiều cao tối thiểu 1 m. Đối với đường hào, hố móng nằm gần đường giao thông, phải có rào chắn cao trên 1 m, ban đêm phải có đèn báo hiệu;

b) Có biện pháp đảm bảo an toàn cho người và vật như đặt biển báo, làm mái che, quây lưới che xung quanh, lưới đỡ...hoặc làm rào chn ở những vùng nguy him do vật có thrơi tự do từ trên cao xung. Giới hạn của vùng nguy him tối thiểu 2m tính từ mép ngoài phần nhô ra của công trình;

c) Toàn bộ dàn giáo dùng cho thi công xây lắp phải là giáo thép định hình, đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.

Điều 30. Thẩm quyền kiểm tra công tác an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình

1. Cơ quan chuyên môn về xây dựng:

a) Sở Xây dựng kiểm tra công tác an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình đối với các công trình từ cấp II trở lên, bao gồm: Công trình dân dụng, công trình công nghiệp vật liệu xây dựng, công trình công nghiệp nhẹ, công trình hạ tâng kỹ thuật, công trình giao thông trong đô thị trừ công trình đường sắt, công trình cầu vượt sông và đường quốc lộ;

b) Sở Giao thông vận tải kiểm tra công tác an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình đối với công trình giao thông trừ các công trình giao thông do Sở Xây dựng quản lý;

c) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra công tác an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình đối với công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn;

d) Sở Công Thương kiểm tra công tác an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình đối với công trình công nghiệp trừ các công trình công nghiệp do Sở Xây dựng quản lý.

2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:

a) Kiểm tra công tác an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình đối với các công trình được ủy quyn quyết định đu tư, công trình được ủy quyn cp phép xây dựng và các công trình còn lại trên địa bàn trừ công trình quy định tại Khoản 1 Điều này. Đối với công trình Nhà ở riêng lẻ, biệt thự có quy mô không thuộc quy định tại Khoản 2 Điêu 29 chỉ được kiểm tra những biện pháp tôi thiêu đđảm bảo an toàn lao động theo quy định tại Khoản 3 Điều 29;

b) Có thể ủy quyền cho UBND cấp phường, xã, thị trấn kiểm tra công tác an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình tùy theo điều kiện thực tế địa bàn;

3. Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh:

Kiểm tra công tác an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình đối với các công trình trong phạm vi khu công nghiệp được giao quản lý.

4. Cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều này thực hiện kiểm tra như sau:

a) Kiểm tra theo kế hoạch định kỳ, đột xuất hoặc phối hợp kiểm tra đồng thời với kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng theo quy định tại Khoản 8 Điều 34 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

b) Phối hợp kiểm tra theo kế hoạch của cơ quan quản lý Nhà nước về lao động.

Điều 31. Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình và các cơ quan có liên quan

1. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình nhằm nâng cao nhận

2. Tăng cường kiểm tra công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình theo quy định tại Điều 8 Thông tư 04/2017/TT-BXD. Thông báo kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công xây dựng công trình phải có nội dung đánh giá van toàn lao động.

3. Lập biên bản yêu cầu chủ đầu tư dừng thi công, dừng sử dụng máy, thiết bị ngay khi phát hiện vi phạm về an toàn lao động; kịp thời ban hành quyết định đình chỉ thi công trong trường hợp chủ đầu tư vẫn tiếp tục thi công xây dựng và phối hợp với các cơ quan công an ở cấp tương đương sử dụng các biện pháp kiên quyết dừng thi công xây dựng công trình cho đến khi chủ đầu tư thực hiện biện pháp đảm bảo an toàn lao động.

4. Xử lý nghiêm các chủ thể vi phạm quy định của pháp luật về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình.

5. Công tác báo cáo xử lý vi phạm về an toàn lao động trong thi công xây dựng: Các cơ quan nhà nước được phân công kiểm tra an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình phải báo cáo tình hình an toàn lao động trong thi công xây dựng các công trình trên địa bàn do mình quản lý cùng với báo cáo vtình hình trật tự xây dựng cho các cơ quan cấp trên theo quy định tại Chương III Quy định này.

6. Thủ trưởng cơ quan công an các cấp có trách nhiệm phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra an toàn lao động trong thi công xây dựng khi được đề nghị.

Điều 32. Trách nhiệm của chủ đầu tư

Thực hiện đầy đủ các trách nhiệm về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình quy định tại Điều 5 Thông tư 04/2017/TT-BXD. Trong đó, đặc biệt lưu ý một số nội dung sau:

1. Kiểm tra, chấp thuận kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động của các nhà thầu thi công xây dựng công trình; tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch tổng hợp này.

2. Thường xuyên đôn đốc việc thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình theo quy định và kịp thời điu chỉnh, bsung các biện pháp này khi cần thiết.

3. Tổ chức phối hợp giữa các nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng công trình để thực hiện quản lý an toàn lao động và giải quyết các vấn đề phát sinh về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình.

4. Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng tổ chức thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động sử dụng trong thi công xây dựng công trình đúng quy định của pháp luật.

5. Rà soát công tác tổ chức thi công, kịp thời chấn chỉnh và chỉ đạo các nhà thâu (tư vn giám sát, thiết kế, thi công xây dựng) thực hiện đầy đủ các trách nhiệm về công tác đảm bảo an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình quy định tại Thông tư 04/2017/TT-BXD.

6. Kịp thời dừng thi công khi phát hiện biện pháp thi công không đảm bảo an toàn lao động và yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng khắc phục.

Điều 33. Trách nhiệm của nhà thầu thi công xây dựng

Thực hiện đầy đủ các trách nhiệm về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình quy định tại Điều 4 Thông tư 04/2017/TT-BXD. Trong đó, đặc biệt lưu ý một số nội dung sau:

1. Tổ chức lập kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động trước khi thi công xây dựng công trình; tổ chức lập biện pháp thi công riêng, chi tiết đối với các công việc đặc thù, có nguy cơ mất an toàn lao động cao được quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia an toàn trong xây dựng;

2. Tổ chức thực hiện việc kiểm định kỹ thuật an toàn đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động sử dụng trong thi công xây dựng công trình. Chỉ đưa các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt van toàn lao động vào sử dụng tại công trường sau khi đã được kiểm định đảm bảo an toàn.

3. Hướng dẫn người lao động nhận diện các yếu tố nguy hiểm có nguy cơ xảy ra tai nạn và các biện pháp ngăn ngừa tai nạn trên công trường; yêu cầu người lao động sử dụng đúng và đủ dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân trong quá trình làm việc; kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các yêu cầu về an toàn lao động đối với người lao động; quản lý số lượng người lao động làm việc trên công trường.

Điều 34. Trách nhiệm của tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn

1. Chủ động rà soát và có kế hoạch bổ sung các điều kiện cần thiết về kiểm định viên, trang thiết bị phục vụ kiểm định để thực hiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn đối với các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động sử dụng trong thi công xây dựng công trình theo quy định tại Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động (sau đây gọi tắt là Nghị định 44/2016/NĐ-CP) và Thông tư số 04/2017/TT-BXD.

2. Tuân thủ các yêu cầu của quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn, đảm bảo kết quả chính xác, khách quan và chi cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định sau khi máy, thiết bị, vật tư đã đáp ứng được các điều kiện về kiểm định kỹ thuật an toàn.

3. Thực hiện báo cáo về công tác kiểm định kỹ thuật an toàn theo yêu cầu tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 35. Hiệu lực pháp lý

1. Quy định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

2. Kể từ ngày Quy định này có hiệu lực, Quyết định số 542/QĐ-UBND ngày 04/6/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phân cấp, ủy quyền tạm thời về cấp giấy phép xây dựng và các quy định khác do Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành có nội dung trái với nội dung của Quy định này được bãi bỏ.

Điều 36. Trách nhim thi hành

1. Ủy ban nhân dân các cấp; Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Sở Du lịch (đơn vị quản lý Khu Quần thể danh thắng Tràng An) có trách nhiệm:

a) Niêm yết công khai Quy định này tại trụ sở đơn vị và trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; trên trang thông tin điện tử (website) và các phương tiện thông tin đại chúng;

b) Hướng dẫn chủ đầu tư xây dựng công trình thông qua công tác cấp giấy phép xây dựng.

2. Sở Du lịch, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm tổ chức tập huấn cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân các phường, xã, thị trấn và chuyên viên phụ trách thuộc địa bàn quản lý về các nội dung của Quy chế này khi có đề nghị.

3. Sở Xây dựng có trách nhiệm tổ chức tập huấn hàng năm, hướng dẫn, giám sát việc thực hiện Quy định này.

4. Trong quá trình tổ chức thực hiện Quy định này, nếu có khó khăn, vướng mắc các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan phản ánh bằng văn bản về Sở Xây dựng tổng hợp, tham mưu, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kịp thời xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC TUYẾN, TRỤC ĐƯỜNG PHỐ CHÍNH TRONG ĐÔ THỊ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 08/2018/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2018 của UBND tỉnh)

STT

Tên đường phố

Điểm đầu

Điểm cuối

1

Trần Hưng Đạo (QL1A)

Cầu Gián Khẩu

Nút giao với đường 30 tháng 6 (Ngã ba cầu Lim)

2

30 tháng 6 (QL1A)

Nút giao với đường Trần Hưng Đạo (Ngã ba cầu Lim)

Nút giao với đường Trần Nhân Tông (Ngã tư cầu Vòm)

3

Lê Hồng Phong

4

Lê Đại Hành

5

Đinh Tiên Hoàng

Nút giao với Quốc lộ 38B (theo quy hoạch) đi Nam Đinh

Nút giao với đường Lê Hồng Phong

6

Lương Văn Thăng

7

Tràng An

Nút giao với đường Nguyễn Minh Không (Tuyến QL1 tránh thành phố Ninh Bình - ĐT47 kéo dài cũ)

Nút giao với đường Đinh Tiên Hoàng

8

Trịnh Tú

Nút giao với đường Lê Lai

Nút giao với đường Phạm Hùng

9

Nguyễn Công Trứ

Nút giao với đường Trần Hưng Đạo

Nút giao với đường Trân Nhân Tông

10

Nguyễn Huệ

11

Lê Duẩn

Nút giao với đường Nguyễn Huệ

Nút giao với đường cao tốc

12

Lý Nhân Tông

13

Vạn Hnh

14

Kênh Đô Thiên (phạm vi thành phố Ninh Bình hiện nay là đường Lê Lai và đường Lê Thánh Tông)

Nút giao với QL38B đi Nam Định

Nút giao với đường 30 tháng 6

15

Phạm Hùng

16

Nguyễn Minh Không (ĐT477)

Nút giao với QL1A đoạn tại xã Ninh Giang huyện Hoa Lư

Nút giao với đường từ cầu Vòm vào Tam Cốc - Bích Động tại xã Ninh Thắng huyện Hoa Lư

17

Triệu Việt Vương

18

Tuệ Tĩnh

19

Tôn Đức Thắng

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất