Quy chuẩn xây dựng QCXDVN 09:2005 Các công trình xây dựng sử dụng năng lượng có hiệu quả

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Quy chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Quy chuẩn Việt Nam QCXDVN 09:2005

Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 09:2005 Các công trình xây dựng sử dụng năng lượng có hiệu quả
Số hiệu:QCXDVN 09:2005Loại văn bản:Quy chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Xây dựng
Ngày ban hành:17/11/2005Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Quy chuẩn Việt Nam QCXDVN 09:2005

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quy chuẩn Việt Nam QCXDVN 09:2005 DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

QUY CHUẨN XÂY DỰNG VIỆT NAM

QCXDVN 09 : 2005

CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG

CÓ HIỆU QUẢ

Energy Efficiency Building Code (EEBC)

 

                         PHỤ LỤC A (Tham khảo)

A.    Áp dụng tính toán hoạt động hệ thống vỏ công trình

A.1 Tính giá trị OTTVi cho từng bức tường riêng biệt.

Giá trị truyền nhiệt tổng (OTTVi) qua mỗi mặt tường ngoài có các hướng khác nhau được xác định bởi công thức: 

 

 OTTVi  =     (TDeq –DT) x CF x Ac x Uw x (1 – WWRi) +    

   + DT x Uw x (1 – WWRi) + SFi x CFi x SHGC x XSi x WWRi +

   + DT x Uf x WWRi + Lp x (1 - Rc x Kd) x ATP/ AXW                (A.1-1)                      

Trong đó,
OTTVi   =   Giá trị truyền nhiệt tổng của tường thứ i được xét đến, W/m2.
Ac         =   Hệ số hấp thụ nhiệt Mặt trời của bề mặt tường.
Uw        =   Nhiệt truyền qua tường,  W/m2. oC.
WWR    =   Tỷ lệ tổng diện tích cửa sổ trên tổng diện tích tường bao che ngoài được xét đến.
TDeq      = Chênh lệch nhiệt độ tương đương giữa bên trong và bên ngoài công trình, tính bằng 0C. Giá trị này có tính đến cả tác động nhiệt của bức xạ mặt trời chiếu vào tường. Đối với các địa điểm của Việt Nam TDeq có thể được xác định theo bảng A.1 hoặc phương trình A.1-2 bên dưới.

Bảng A.1   TDeq cho tường thông thường

Cấu trúc

Khối lượng 1m2

bề mặt  tường
(Kg/m2)

TDeq

(°C)

Tường ngăn

10,2

26,4

tường gạch 12cm

230,7

18,1

tường gạch 25cm

480,5

8,9

 

                 TDeq = 26,9 – 0,03746 * W                                          (A.1-2)

                                                                       

                 Với W là khối lượng 1m2 bề mặt tường (Kg/m2).       
DT        =   Chênh lệch nhiệt độ giữa trong và ngoài nhà, tính bằng độ C, thay đổi theo vị trí địa lý và vùng khí hậu. Đối với Hà Nội, DT=12,20C và TP HCM, DT=9,50C
Uf         =   Hệ số truyền nhiệt của cửa sổ W/m2 oC
SHGC   =   Hệ số hấp thụ năng lượng bức xạ mặt trời của hệ thống cửa sổ trong công trình.
SFi       =   Giá trị trung bình theo giờ của năng lượng bức xạ mặt trời chiếu lên  cửa sổ hướng thứ i, tính đến sự thay đổi của bức xạ mặt trời trên các hướng khác nhau của cửa sổ, W/m2.

 

 

 
 

Bảng A.2 Trị số năng lượng bức xạ mặt trời (SF) theo hướng và vĩ tuyến
CFi       =   Hệ số hiệu chỉnh đối với hướng thứ i, tính đến sự thay đổi của bức xạ mặt trời trên các hướng khác nhau của tường.

 

Bảng A.3 Hệ số hiệu chỉnh (CF) theo phương hướng


XSi       =   Hệ số nhân kể đến tác dụng của các thiết bị che nắng bên ngoài có hệ số đua ra trong Bảng 4.3; 4.4; 4.5 hoặc 4.6 lần lượt đối với tấm che nắng ngang, tấm che nắng đứng, tấm che nắng ngang đứng hỗn hợp và mái hiên vải. 
Lp         =   Mật độ công suất chiếu sáng lắp đặt (LPD), đơn vị W/m2, cho không gian bên trong hướng thứ i.
Rc         =   Tỷ lệ diện tích sàn thuộc hướng thứ i được chiếu nắng (ADL) trên tổng diện tích sàn (ATP) thuộc hướng thứ i, thường là = 0,25.
ADL       =   Diện tích được chiếu nắng trên mặt sàn hướng thứ i.
ATP       =   tổng diện tích mặt sàn thuộc hướng thứ i.
AXW       =   tổng diện tích tường ngoài thuộc hướng thứ i.

Kd là hệ số làm giảm mật độ công suất chiếu sáng trong vùng diện tích hướng thứ i và được định nghĩa từ phương trình (A.1-3) trong ANSI/ ASHRAE/IESNA 90.1-1989 như là:
Kd                  =   5,871 (WWR x VLT x XSi) - 13,311 (WWR x VLT x XSi)2               (A.1-3)

Trong đó:
VLT      =   hệ số xuyên sáng của vật liệu lắp trên cửa sổ.
WWR    <= 0,65.

A.2 Tính giá trị OTTVw cho toàn bộ tường công trình

Giá trị truyền nhiệt tổng (OTTVw) qua toàn bộ diện tích tường bao che bên ngoài công trình là giá trị trung bình trọng của tất cả các OTTVi của từng tường riêng biệt:

OTTVw  =   (Ao1 x OTTV1 + Ao2 x OTTV2 +….

                            + Aok x OTTVk )/ (Ao1 + Ao2 +..+ Aok)                         ( A.1-4)    

Trong đó,

i = 1….k
Aoi       = Diện tích tường thứ i tính bằng m2.
OTTVi   =   Giá trị truyền nhiệt của bộ phận tường thứ i, tính từ công thức (A.1-1).

A.3 Tính OTTVr cho mái

Với mái nhà không có cửa trời, giá trị truyền nhiệt tổng qua mái OTTVr được tính theo công thức:

OTTVr  = Ac x Ur x(TDeqr –DT) + Ur x DT                                      (A.1-5)

Với mái nhà có cửa trời, giá trị OTTVr được tính bởi công thức:

 

OTTVr  = Ac x Ur x(TDeqr –DT) x (1-SRR) + Ur x DT x (1-SRR) + SFh xSCs x SRR + Us x DT x SRR                                                            (A.1-6) 

Trong đó:
OTTVr   =   Giá trị truyền nhiệt tổng qua cho toàn bộ cấu kiện mái, tính bằng W/m2.
Ac         =   Hệ số hấp thụ nhiệt mặt trời của phần mái đặc.
Ur         =   Hệ số truyền nhiệt của cấu kiện mái, bao gồm cả lớp cách nhiệt bên trong và ngoài, tính bằng W/m2.0C.
TDeqr     =   Giá trị chênh lệch nhiệt độ tương đương trong và ngoài nhà, tính bằng 0C, giá trị này bao gồm cả hiệu quả hấp thụ nhiệt bức xạ mặt trời của mái.    

Bảng A.4   TDeqr cho kết cấu mái và tường

Cấu trúc +
Cách nhiệt (polystyrene)

U/TC

TDeqr
(oC)

Mái tôn +

Không cách nhiệt

1.213

44.4

cách nhiệt dày 75mm

0.167

44.4

Mái toàn khối 12cm +

Không cách nhiệt

0.055

42.4

cách nhiệt dày 75mm

0.007

19.4

Mái lắp ghép 25cm +

Không cách nhiệt

0.026

34.7

cách nhiệt dày 75mm

0.004

19.4

           

            SRR     =          Tỷ lệ diện tích cửa trời/mái.
            
SFh =    Giá trị trung bình theo giờ của năng lượng bức xạ mặt trời chiếu lên mái, theo bảng A.5. Những giá trị tại các vĩ tuyến khác có thể được nội suy từ các giá trị trong Bảng A.5.

Bảng A.5    Trị số cường độ bức xạ mặt trời trên bề mặt nằm ngang

Vĩ tuyến Bắc

Trị số năng lượng mặt trời trên bề mặt nằm ngang (W/m2)

8

520

10.8 (HCM)

514

16

502

21.0 (Hà nội)

483

24

472

 

 

A.4. Ảnh hưởng của ánh sáng tự nhiên tới cửa trời

Cửa trời được dùng kết hợp với các thiết bị điều khiển tự động với ánh sáng tự nhiên có thể làm giảm đáng kể năng lượng tiêu thụ cho chiếu sáng, nhưng đổi lại thì thất thoát nhiệt qua vỏ công trình lại tăng lên.

 

Khi xác định nguyên tắc áp dụng đối với mái công trình bằng phương pháp được nêu ở mục 4.2 hoặc bằng phương pháp tính hoạt động hệ thống như ở mục 4.3 để đảm bảo cho ánh sáng tự nhiên được tận dụng thì tại cửa trời phải  dùng đèn điều khiển tự động. Cửa trời chịu ảnh hưởng của ánh sáng ban ngày có thể bị loại ra khỏi các tính toán giá trị truyền nhiệt tổng qua cấu kiện mái (Uor) nếu cả hai điều kiện sau được thoả mãn: 

 1.    Diện tích vùng cửa trời, kể cả khung, tính theo phần trăm diện tích mái không vượt quá giá trị xác định trong Bảng A.6. Các phân vùng khí hậu có thể được xác định từ Bảng 4-1. Diện tích vùng cửa trời có thể được nội suy từ giá trị hệ số xuyên sáng cho phép trong khoảng 0,75 và 0,50.
2.    Tất cả các choá đèn điện trong vùng diện tích có ánh sáng tự nhiên dưới cửa trời được điều khiển bởi các hệ thống tự động riêng. Vùng có ánh sáng ban ngày dưới cửa trời được xác định là vùng có ánh sáng tự nhiên có kích thước theo mỗi hướng (có tâm trên cửa trời) bằng kích thước của cửa trời cùng hướng cộng với khoảng cách từ sàn tới chiều cao trần.
Diện tích cửa trời trong Bảng A.6 có thể sẽ được tăng thêm 50% nếu có một thiết bị che nắng bên ngoài ngăn hơn 50% lượng nhiệt mặt trời hấp thụ trong điều kiện thiết kế làm mát cực đại.
Các diện tích để lắp kính theo chiều đứng trên mái phải được tính toán như cửa kính trên tường.
Đối với công trình xây vỏ chờ trước khi xác định chức năng bên trong thì diện tích cửa trời cho phép xác định trong Bảng A.6 sẽ phải được tính dựa trên mức độ 300 lux và mật độ công suất chiếu sáng đơn vị (UPD) nhỏ hơn 10,8 W/m2. Với công trình xây dựng có mục đích sử dụng ngay từ ban đầu thì diện tích cửa trời cho phép xác định trong Bảng A.6 sẽ phải được tính toán dựa trên mật độ công suất chiếu sáng thích hợp tính bằng W/m2 và độ rọi tính theo lux, theo Bảng A.6 như sau:

UPD <= 10,8                             Dùng 300 lux

10.8 < UPD <= 21.5                   Dùng 500 lux

UPD > 21,5                                           Dùng 700 lux

 

BẢNG A.6 Diện tích phần trăm tối đa của giếng trời

Phân vùng khí hậu ánh sáng

Mức độ VLT

Độ rọi (lux)

Phạm vi Mật độ công suất chiếu sáng (W/m2 )

<10,8

10,8-16,1

17,2-21,5

>21,5

A & B

0,75

300

2,2

2,8

3,4

4,0

500

2,3

3,1

3,9

4,7

700

2,9

4,1

5,3

6,5

A & B

0,50

300

3,3

4,2

5,1

6,0

500

3,6

4,8

6,0

7,2

700

4,2

6,0

7,8

9,6

C

0,75

300

2,3

3,4

4,5

5,6

500

2,5

4,0

5,5

7,0

700

2,8

4,6

6,4

8,2

C

0,50

300

3,6

5,1

6,6

8,1

500

3,9

6,0

8,1

10,2

700

4,2

6,9

9,6

12,3

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi