Công văn 9466/BKHĐT-QLQH 2023 lấy ý kiến Hồ sơ xây dựng Luật sửa đổi Luật Quy hoạch

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 9466/BKHĐT-QLQH

Công văn 9466/BKHĐT-QLQH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc lấy ý kiến Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch
Cơ quan ban hành: Bộ Kế hoạch và Đầu tưSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:9466/BKHĐT-QLQHNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Trần Quốc Phương
Ngày ban hành:12/11/2023Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xây dựng
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
   ___________________

Số: 9466/BKHĐT-QLQH

V/v lấy ý kiến Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_____________________

Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2023

Kính gửi:

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

Thực hiện Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021-2030 và Nghị quyết số 108/NQ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 61/2022/QH15, Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan tổng kết thi hành Luật Quy hoạch đề đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Quy hoạch nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về công tác quy hoạch.

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trên cơ sở tổng hợp báo cáo của các Bộ và địa phương về hoạt động quy hoạch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng dự thảo Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch (kèm theo văn bản này).

Để có cơ sở hoàn thiện dự thảo Hồ sơ theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kính đề nghị Quý cơ quan tham gia ý kiến đối với dự thảo Hồ sơ; đồng thời đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các địa phương cung cấp thông tin, số liệu liên quan đến quy hoạch thuộc phạm vi quản lý, đặc biệt là các bảng biểu, phụ lục của Báo cáo tổng kết thi hành Luật Quy hoạch và định hướng sửa đổi Luật Quy hoạch trong dự thảo Hồ sơ.

Văn bản góp ý vui lòng gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư chậm nhất ngày 30 tháng 11 tháng 2023 để kịp thời hoàn thiện trình Chính phủ xem xét và thẩm định theo quy định của pháp luật (bản điện tử xin gửi tới thư điện tử [email protected]). Mọi thông tin cần thiết xin liên hệ với bà Nguyễn Thị Thu Phương, chuyên viên Vụ Quản lý quy hoạch, điện thoại: 080.44140.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trân trọng cảm ơn sự phối hợp của Quý cơ quan./.

Nơi nhận:

- Như trên (kèm tài liệu)

- Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng (để b/c);

- Cổng TTĐT Chính phủ (để đăng tải xin ý kiến);

- Bộ KHĐT: Các vụ: THKTQD, KTĐPLT, QLKKT, KTCNDV, KNN, PTHTĐT, GSTĐĐT, LĐVHXH, KHGDTNMT, QPAN, PC; Viện CLPT, Viện QLKKTƯ (để góp ý); Cổng TTĐT Bộ Kế hoạch và Đầu tư (để đăng tải xin ý kiến);

- Lưu: VT, QLQH.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Trần Quốc Phương

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
   ___________________

 DỰ THẢO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

____________________________________

Hà Nội, ngày   tháng   năm 2023

BÁO CÁO

Tổng kết thi hành Luật Quy hoạch và định hướng sửa đổi Luật Quy hoạch

Luật Quy hoạch năm 2017 được Quốc hội thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2017 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019. Luật Quy hoạch cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đã tạo thành một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hoàn thiện triển khai hoạt động quy hoạch thống nhất, đồng bộ trên phạm vi cả nước.

Qua gần 5 năm triển khai Luật Quy hoạch, quy hoạch ngày càng khẳng định ý nghĩa, vai trò quan trọng, giúp Nhà nước hoạch định, kiến tạo động lực, không gian phát triển, thực hiện có hiệu quả khâu đột phá chiến lược về phát triển kết cấu hạ tầng bảo đảm tính kết nối đồng bộ giữa quy hoạch cấp quốc gia với quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh, nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của đất nước để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.

Luật Quy hoạch loại bỏ các quy hoạch chồng chéo, cản trở đầu tư, phát triển, tạo rào cản ra nhập thị trường của doanh nghiệp, hàng hóa, dịch vụ đang gây khó khăn cho việc huy động các nguồn lực, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và người dân; tạo bước đột phá trong hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng trong huy động, tiếp cận cũng như phát huy tối đa các nguồn lực trong hoạt động đầu tư và phát triển.

Nhằm tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về quy hoạch và thực hiện nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 61/2022/QH15 của Quốc hội về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030 (Nghị quyết số 61/2022/QH15), Nghị quyết số 108/NQ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 61/2022/QH15, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức tổng kết thi hành Luật Quy hoạch. Trên cơ sở tổng hợp các ý kiến, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xin báo cáo Chính phủ về tình hình thi hành Luật Quy hoạch như sau:

Phần I

KẾT QUẢ THI HÀNH LUẬT QUY HOẠCH

I.  TÌNH HÌNH BAN HÀNH CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ QUY HOẠCH

 Căn cứ kết quả tổng hợp, rà soát, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo về việc ban hành các chính sách, pháp luật kể từ khi Luật Quy hoạch được ban hành như sau: (Danh mục các chính sách, pháp luật về quy hoạch đã được ban hành chỉ tiết tại Phụ lục I kèm theo)

1. Việc ban hành các luật, pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan đến quy hoạch để đảm bảo đồng bộ với Luật Quy hoạch và Nghị quyết giải thích một số điều của Luật Quy hoạch

 Căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 59 Luật Quy hoạch, để đảm bảo đồng bộ và có hiệu lực đồng thời với Luật Quy hoạch, Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 5 và Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa tại Phiên họp thứ 36 tháng 12 năm 2018 các luật, pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan đến quy hoạch, bao gồm: Luật số 28/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật có liên quan đến quy hoạch; Luật số 35/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch; Pháp lệnh số 01/2018/UBTVQH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 04 pháp lệnh có liên quan đến quy hoạch (các luật, pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều có liên quan đến quy hoạch). Như vậy, cùng với một số điều của 18 luật và 03 pháp lệnh có liên quan đến quy hoạch được sửa đổi ngay tại Điều 57 Luật Quy hoạch, Quốc hội đã xem xét, thông qua việc sửa đổi 73 luật, pháp lệnh để đảm bảo đồng bộ với Luật Quy hoạch.

 Đồng thời, trong quá trình triển khai xây dựng các luật khác, Chính phủ đã chỉ đạo cơ quan soạn thảo nghiên cứu để đảm bảo phù hợp với quy định của Luật Quy hoạch, cụ thể:

- Năm 2019, Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 với các quy định liên quan đến kinh phí cho nhiệm vụ quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia.

- Năm 2020, Chính phủ trình Quốc hội thông qua: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và đê điều số 60/2020/QH14, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 với quy định liên quan đến quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi; Luật Đầu tư số 61/2020/QH14, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 với các quy định liên quan đến việc đánh giá sự phù hợp với quy hoạch trong quá trình thẩm định chủ trương đầu tư; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng số 62/2020/QH14, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 liên quan đến một số quy định về thẩm quyền lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch xây dựng, việc quản lý đầu tư xây dựng theo quy hoạch; Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 với các quy định liên quan đến quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh.

 Ngoài ra, để có cách hiểu thống nhất về một số quy định của Luật Quy hoạch và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ soạn thảo, trình Chính phủ xem xét để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 ngày 16 tháng 8 năm 2019 về giải thích một số điều của Luật Quy hoạch (Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14).

2. Việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030

 Trên cơ sở Báo cáo số 166/BC-ĐGS ngày 27 tháng 5 năm 2022 của Đoàn giám sát của Quốc hội về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành (Báo cáo số 166/BC-ĐGS) Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022 về việc tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021-2030 (Nghị quyết số 61/2022/QH15).

 Kể từ sau khi Nghị quyết số 61/2022/QH15 được ban hành, một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Luật Quy hoạch đã được tháo gỡ như: Kinh phí cho hoạt động quy hoạch; lựa chọn tư vấn lập quy hoạch; lập đồng thời các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia và điều chỉnh quy hoạch cấp dưới được phê duyệt trước trong trường hợp mâu thuẫn với quy hoạch cấp trên được phê duyệt sau; giao Chính phủ quy định chi tiết thêm một số quy định của Luật Quy hoạch (việc huy động và sử dụng nguồn lực hỗ trợ hoạt động quy hoạch; quy trình lập quy hoạch; văn bản quyết định hoặc phê duyệt quy hoạch kèm theo bản đồ; quy trình, thủ tục xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch ...).

3. Việc ban hành văn bản quy định chi tiết các luật, pháp lệnh có liên quan đến quy hoạch

3.1 Về ban hành văn bản quy định chi tiết Luật Quy hoạch

a. Nghị định quy định chỉ tiết một số điều của Luật Quy hoạch

 Căn cứ quy định của Luật Quy hoạch, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân các, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch (Nghị định số 37/2019/NĐ-CP).

 Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 61/2022/QH15, Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân các, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 58/2019/NĐ-CP ngày 12 tháng 8 năm 2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2019/NĐ-CP (Nghị định số 58/2019/NĐ-CP).

 Quá trình soạn thảo Nghị định đã tuân thủ quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Việc xây dựng Nghị định có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan và các địa phương thông qua việc lấy ý kiến bằng văn bản, tổ chức các cuộc họp, thảo luận về dự thảo Nghị định giữa các cơ quan liên quan để trao đổi thống nhất các nội dung còn có ý kiến khác nhau. Dự thảo Nghị định cũng đã được đăng tải công khai trên Website của Chính phủ và Website của Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xin ý kiến nhân dân.

 Các nội dung Luật Quy hoạch quy định Chính phủ hướng dẫn chi tiết đã được nghiên cứu kỹ lưỡng từ thực tế hoạt động quy hoạch trong suốt những năm vừa qua, tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, có kế thừa các quy định đang phát huy tác dụng tốt, không bỏ sót các nội dung cần quy định chi tiết và cần hướng dẫn cụ thể, đảm bảo dễ hiểu, hiểu thống nhất và áp dụng thuận lợi trong thực tế, tránh phát sinh các thủ tục hành chính, bộ máy quản lý và các chi phí không cần thiết. Nghị định chỉ quy định chi tiết những điều, khoản Luật Quy hoạch, Nghị quyết số 61/2022/QH15 quy định Chính phủ hướng dẫn, thống nhất với nội dung của Luật Quy hoạch, không nhắc lại những nội dung luật đã quy định rõ, đảm bảo tính logic, không trùng lặp về nội dung và không làm phát sinh thủ tục hành chính.

 Cùng với Luật Quy hoạch và Nghị quyết số 61/2022/QH15, Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Quy hoạch là công cụ pháp lý quan trọng để các bộ, ngành và địa phương, các tổ chức và cá nhân triển khai hoạt động quy hoạch hiệu quả và thống nhất. Với các quy định chặt chẽ, chi tiết và cụ thể, góp phần thúc đẩy triển khai công tác lập quy hoạch cho thời kỳ 2021-2030, đáp ứng yêu cầu quản lý và đầu tư phát triển.

b. Thông tư hướng dẫn một số nội dung của Luật Quy hoạch

- Thông tư hướng dẫn về định mức cho hoạt động quy hoạch

 Thực hiện nhiệm vụ được giao tại điểm đ khoản 3 và điểm b khoản 6 Điều 55 Luật Quy hoạch và chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 11/NQ-CP, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Thông tư số 08/2019/TT-BKHĐT ngày 17 tháng 5 năm 2019 về định mức cho hoạt động quy hoạch (Thông tư số 08/2019/TT- BKHĐT). Thông tư áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố, điều chỉnh quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Các nội dung về nhiệm vụ nghiên cứu, lập quy hoạch của Thông tư số 08/2019/TT- BKHĐT đã được căn cứ vào các quy định về nội dung các loại quy hoạch của Nghị định số 37/2019/NĐ-CP.

 Căn cứ quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 61/2022/QH15, Luật Quy hoạch, Nghị định số 58/2023/NĐ-CP và thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2019/TT-BKHĐT ngày 17 tháng 5 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về định mức cho hoạt động quy hoạch và có Văn bản số 825/BKHĐT-CLPT ngày 08 tháng 02 năm 2023 gửi các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức có liên quan đề nghị tham gia ý kiến vào Dự thảo Thông tư. Đến nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang hoàn thiện Dự thảo Thông tư và dự kiến ban hành trong Quý 4 năm 2023.

- Thông tư quy định về giá trong hoạt động quy hoạch

 Thực hiện nhiệm vụ được giao tại điểm b khoản 6 Điều 55 Luật Quy hoạch, quy định tại Luật Giá và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành và nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 11/NQ-CP, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 113/2018/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2018 quy định về giá trong hoạt động quy hoạch. Thông tư được áp dụng đối với trường hợp các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong hoạt động quy hoạch được mua sắm, thuê ngoài các hàng hóa, dịch vụ để thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Luật Quy hoạch và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.

- Thông tư hướng dẫn nội dung và yêu cầu kỹ thuật về cơ sở dữ liệu hồ sơ quy hoạch và sơ đồ, bản đồ quy hoạch

- Đáp ứng yêu cầu về việc thống nhất định dạng dữ liệu về quy hoạch theo yêu cầu đề ra tại Nghị quyết số 61/2022/QH15; tạo điều kiện thuận lợi cho việc cập nhật, trao đổi, chia sẻ thông tin, dữ liệu về quy hoạch giữa các cơ quan, tổ chức theo đúng quan điểm của Bộ Chính trị về xây dựng Chính phủ số, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Thông tư số 04/2023/TT-BKHĐT ngày 26 tháng 6 năm 2023 hướng dẫn nội dung và yêu cầu kỹ thuật về cơ sở dữ liệu hồ sơ quy hoạch và sơ đồ, bản đồ quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh. Đây là cơ sở pháp lý cần thiết cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ quy hoạch, sơ đồ, bản đồ quy quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; là đầu vào quan trọng của hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch, đảm bảo triển khai Luật Quy hoạch đồng bộ, thống nhất.

3.2 Về ban hành văn bản quy định chi tiết các luật, pháp lệnh có liên quan đến quy hoạch

- Chính phủ đã ban hành Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2020 quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư công, trong đó có một số quy định, liên quan đến tổ chức quản lý thực hiện nhiệm vụ quy hoạch; Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư trong đó quy định việc đánh giá sự phù hợp của dự án với quy hoạch trong trường hợp quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh chưa được quyết định hoặc phê duyệt theo quy định của Luật Quy hoạch.

- Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch, số 35/2018/QH14, Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị định và các Bộ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các luật, pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều có liên quan đến quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành thuộc các ngành tài nguyên và môi trường, giao thông vận tải, thủy lợi, đê điều, phòng chống lụt bão, xây dựng, năng lượng nguyên tử, giáo dục và đào tạo, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, cửa khẩu, thông tin, truyền thông.

- Thực hiện nhiệm vụ được giao tại điểm d khoản 2 Điều 2 Nghị Quyết số 61/2022/QH15, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, cơ quan ngang Bộ rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành về công tác quy hoạch, bảo đảm đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật. Kết quả cụ thể như sau:

+ Căn cứ khoản 4 Điều 16 Luật Quy hoạch và nội dung Báo cáo số 15/BC- ĐGS, Chính phủ đã giao Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát, sửa đổi quy định tại Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai (Nghị định số 148/2020/NĐ-CP) liên quan tới phương án khoanh vùng và phân bổ đất đai trong quy hoạch tỉnh. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 10/2023/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, trong đó đã bãi bỏ khoản 6 và khoản 7 Điều 1 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP.

+ Về nội dung liên quan đến quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập, nội dung này được quy định để chủ trương của Đảng về sắp xếp đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII về tiếp tục đổi mới tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Để bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Quy hoạch, Chính phủ đã nghiên cứu phương án xử lý như sau: (i) Đối với quy hoạch mạng lưới đơn vị sự nghiệp công lập gắn với quy hoạch ngành quốc gia (tại Phụ lục I Luật Quy hoạch) thì thực hiện việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch mạng lưới đơn vị sự nghiệp công lập của ngành, lĩnh vực theo quy định của Luật Quy hoạch; (ii) Đối với quy hoạch mạng lưới đơn vị sự nghiệp công lập của ngành, lĩnh vực khác gắn với danh mục các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành để tích hợp vào hệ thống quy hoạch quốc gia nếu có (mục 39 Phụ lục II Luật Quy hoạch). Theo đó, các Bộ, ngành có liên quan sẽ rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định tại các Luật chuyên ngành để thực hiện nội dung này làm cơ sở để tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt các quy hoạch bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Quy hoạch.

- Căn cứ quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 61/2022/QH15, Luật Ngân sách nhà nước và thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 32/2023/TT-BTC ngày 29 tháng 5 năm 2023 hướng dẫn việc sử dụng kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước, bao gồm cả nguồn vốn tài trợ của các tổ chức, cá nhân để lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt công bố, điều chỉnh quy hoạch.

 Việc ban hành văn bản quy định chi tiết các luật, pháp lệnh có liên quan đến quy hoạch đã bảo đảm tuân thủ các quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và cơ bản bảo đảm sự thống nhất của hệ thống pháp luật về quy hoạch, tạo cơ sở pháp lý cần thiết cho việc triển khai lập các quy hoạch. Quá trình soạn thảo văn bản đã có sự phối hợp giữa các Bộ, ngành có liên quan, địa phương và báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định khi có các ý kiến khác nhau. Đây là những công cụ pháp lý quan trọng để các bộ, ngành và địa phương, các tổ chức và cá nhân triển khai hoạt động lập quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành để cụ thể hóa quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia, góp phần thúc đẩy triển khai công tác lập quy hoạch cho thời kỳ 2021-2030, đáp ứng yêu cầu quản lý và đầu tư phát triển. Các quy định pháp luật đều được đánh giá tác động chính sách, không làm phát sinh chính sách mới, không phát sinh thủ tục hành chính cũng như chi phí để thực hiện thủ tục hành chính.

4. Việc ban hành các chính sách, pháp luật thực hiện chuyển tiếp Luật Quy hoạch theo quy định tại Điều 59 Luật Quy hoạch

4.1 Việc rà soát, ban hành danh mục quy hoạch được tích hợp vào các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh và điều chỉnh quy hoạch thời kỳ 2011 - 2020 khi quy hoạch thuộc hệ thắng quy hoạch quốc gia chưa được cơ quan có thẩm quyền quyết định/phê duyệt

 Thực hiện quy định tại điểm c khoản 1 Điều 59 của Luật Quy hoạch, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương rà soát, tổng hợp trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 110/NQ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2019 ban hành Danh mục các quy hoạch được tích hợp vào quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh (Nghị quyết số 110/NQ- CP) và Nghị quyết số 131/NQ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2020 về việc bổ sung các quy hoạch tại Phụ lục Danh mục các quy hoạch được tích hợp vào quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh ban hành kèm theo Nghị quyết số 110/NQ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ (Nghị quyết số 131/NQ- CP).

 Các quy hoạch đã được phê duyệt để tích hợp vào quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh chủ yếu có thời kỳ đến năm 2020. Để đảm bảo đủ căn cứ pháp lý cho việc quản lý các hoạt động đầu tư khi quy hoạch thời kỳ 2021-2030 chưa được phê duyệt, tại mục 2 Nghị quyết số 74/2018/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội về Kỳ họp thứ VI, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã quyết định: “Trường hợp quy hoạch được tích hợp vào quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh hết thời hạn trước khi quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh được quyết định hoặc phê duyệt, Chính phủ chỉ đạo việc điều chỉnh kéo dài thời hạn quy hoạch theo quy định của pháp luật chuyên ngành có quy hoạch được tích hợp cho đến khi quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh được quyết định hoặc phê duyệt”. Đồng thời, theo khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 và điểm d khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 61/2022/QH15 quy định, để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, một số Bộ và địa phương đã điều chỉnh các quy hoạch được tích hợp vào quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh được ban hành kèm theo Nghị quyết số 110/NQ-CP và Nghị quyết số 131/NQ-CP theo quy định của pháp luật có liên quan trước ngày Luật Quy hoạch có hiệu lực. Như vậy, hiện tại đã có đủ căn cứ pháp lý để kéo dài thời kỳ và điều chỉnh nội dung quy hoạch của các quy hoạch có thời kỳ đến năm 2020 nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

 Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp, khoản 7 Điều 31 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư cũng đã quy định, trường hợp quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh chưa được quyết định hoặc phê duyệt theo quy định của Luật Quy hoạch thì trong quá trình thẩm định chủ trương đầu tư các dự án, việc đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư được thực hiện trên cơ sở đánh giá sự phù hợp với các quy hoạch có thời kỳ đến năm 2020 nằm trong danh mục quy hoạch tích hợp được Chính phủ phê duyệt cho đến khi các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh được cấp có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt.

 Căn cứ vào các quy định nêu trên, tại Nghị quyết số 108/NQ-CP, Chính phủ các chỉ đạo các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương tiếp tục thực hiện và kéo dài thời kỳ các quy hoạch quy định tại điểm c khoản 1 Điều 59 của Luật Quy hoạch đã được quyết định hoặc phê duyệt trước ngày 01 tháng 01 năm 2019 cho đến khi quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030 theo Luật Quy hoạch được quyết định hoặc phê duyệt. Chỉ được điều chỉnh nội dung theo quy định của pháp luật có liên quan trước ngày Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành trong trường hợp cần thiết, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về việc đề xuất, quyết định điều chỉnh; xem xét, lồng ghép các nội dung liên quan để đưa vào quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030, bảo đảm tính liên kết, đồng bộ, kế thừa, ổn định và hệ thống giữa các quy hoạch.

 Các quy hoạch đang được các Bộ, ngành và địa phương điều chỉnh chủ yếu thông qua hình thức điều chỉnh cục bộ là: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh; Quy hoạch phát triển điện lực; Quy hoạch sử dụng đất; Quy hoạch thăm dò, chế biến và khai thác khoáng sản; Quy hoạch thủy lợi; Quy hoạch đê điều và phòng, chống lụt bão; Quy hoạch tổng thể phát triển các khu công nghiệp; Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh; Quy hoạch phát triển các khu kinh tế ven biển; các Quy hoạch thuộc lĩnh vực giao thông. Trình tự, thủ tục điều chỉnh thực hiện theo các quy định tại văn bản quy phạm pháp luật trước ngày Luật Quy hoạch được ban hành như: Luật Đất đai; Luật Thủy lợi; Luật Đê điều; Luật Xây dựng; Luật Khoáng sản; Luật Điện lực; Nghị định số 82/2017/NĐ-CP; Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 04/2008/NĐ-CP).

4.2 Việc rà soát các quy hoạch hết hiệu lực theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 59 Luật Quy hoạch và ban hành chính sách, quy định về điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chuyên ngành thay thế các quy hoạch bị bãi bỏ

 Thực hiện quy định tại điểm d khoản 1 Điều 59 Luật Quy hoạch, tại Nghị quyết số 11/NQ-CP, Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với các Bộ, địa phương rà soát, tổng hợp trình Chính phủ ban hành Danh mục các quy hoạch về đầu tư phát triển hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm cụ thể, ấn định khối lượng, số lượng hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm được sản xuất, tiêu thụ hết hiệu lực thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ kèm theo Nghị quyết số 63/NQ- CP ngày 26 tháng 8 năm 2019 (Nghị quyết số 63/NQ-CP), bao gồm 24 loại quy hoạch, như sân golf, xi măng, thủy sản, tổ chức hành nghề công chứng; mía, đường, cao su.... Đồng thời, đã có 04 Bộ1 đã ban hành quyết định bãi bỏ 61 quy hoạch và 50 địa phương[1] [2] đã ban hành quyết định bãi bỏ 507 quy hoạch sản phẩm, như quy hoạch rượu, bia, thuốc lá, nước giải khát; thương nhân xuất khẩu gạo; cá tra, cá basa; điếm bán lẻ xăng dầu; điểm kinh doanh karaoke và các quy hoạch khác.

 Để thay thế các quy hoạch sản phẩm theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 59 Luật Quy hoạch, các Bộ, địa phương đã ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách (chiến lược, kế hoạch, đề án...), quy định về điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chuyên ngành thay thế các quy hoạch bị bãi bỏ.

 Chính phủ đã ban hành: Nghị định số 139/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Nghị định 30/2023/NĐ-CP ngày 8 tháng 6 năm 2023; Nghị định số 52/2020/NĐ-CP ngày 27 tháng 04 năm 2020 về đầu tư xây dựng và kinh doanh sân gôn.

 Một số Bộ đã ban hành Thông tư, Quy chuẩn kỹ thuật như: Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư số 30/2019/TT-BGTVT ngày 28 tháng 8 năm 2019 ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đơn vị Đăng kiểm xe cơ giới;BỘ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 19/2019/TT-BXD ngày 31 tháng 12 năm 2019 Quy chuẩn quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng; Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 15/2020/TT-BCT ngày 30 tháng 06 năm 2020 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu; Bộ Tư pháp đã xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 172/NQ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2020 về chính sách phát triển nghề công chứng.

 Một số địa phương cũng đã ban hành các chính sách thay thế như: tỉnh Bắc Kạn đã ban hành Văn bản số 1351/UBND-GTCNXD ngày 18 tháng 3 năm 2020 về việc quản lý đầu tư phát triển và chất lượng sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng lưu thông trên địa bàn; tỉnh Lào Cai ban hành 05 quyết định để quản lý, phát triển một số sản phẩm trên địa bàn...

 Ngoài các văn bản bản quy phạm pháp luật quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh, quy chuẩn kỹ thuật, các Bộ, ngành cũng đã tập trung xây dựng các Chiến lược, chương trình, đề án phát triển các ngành, lĩnh vực (như nông nghiệp; công thương; vật liệu xây dựng; khoa học và công nghệ; giáo dục và đào tạo...) nhằm đảm bảo phục vụ công tác quản lý, định hướng, điều hành phát triển ngành và hướng dẫn, có ý kiến đối với phương án phát triển tại quy hoạch tỉnh của các địa phương.

(Chỉ tiết tại mục E Phụ lục I kèm theo Báo cáo này)

 Về cơ bản, hầu hết các quy hoạch bị bãi bỏ đã có chính sách, quy định về điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chuyên ngành thay thế, đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực.

5. Về phổ biến, giáo dục pháp luật về quy hoạch

 Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ giao tại Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 05/02/2018 về triển khai thi hành Luật Quy hoạch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức công bố nội dung Luật Quy hoạch trên cổng thông tin của Chính phủ và của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

 Thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, cơ quan ngang Bộ khẩn trương hướng dẫn các địa phương triển khai lập quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030; Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành đã nghiên cứu xây dựng các tài liệu để tổ chức phổ biến, tập huấn các nội dung của Luật Quy hoạch, các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành. Đến nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tập huấn về Luật Quy hoạch cho một số Bộ, ngành và tập huấn cho 63 tỉnh, thành phố theo các vùng kinh tế - xã hội.

 Sau khi các luật, pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều có liên quan đến quy hoạch và Nghị định số 37/2019/NĐ-CP được ban hành, Bộ Kế hoạch và Đầu 1 tư đã tiếp tục phối hợp với Bộ, ngành và các địa phương tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến kiến thức về các Luật, pháp lệnh và Nghị định.

 Ngoài việc tổ chức các Hội nghị tuyên truyền, tập huấn theo kế hoạch được xây dựng theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng tổ chức tuyên truyền, tập huấn pháp luật về quy hoạch cho các cán bộ, công chức của các Bộ ngành, địa phương khi có yêu cầu.

6. Đánh giá chung về các kết quả đã đạt được trong việc ban hành các chính sách, pháp luật về quy hoạch

 Sau gần 5 năm triển khai thi hành Luật Quy hoạch, hệ thống pháp luật về quy hoạch đã cơ bản hoàn thiện. Quốc hội đã ban hành 07 luật và 01 Nghị quyết, ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành 01 pháp lệnh và 01 nghị quyết; Chính phủ ban hành 02 nghị định quy định chi tiết Luật Quy hoạch; Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính ban hành 03 thông tư hướng dẫn. Ngoài ra, Chính phủ đã ban hành 43 nghị định, các Bộ, ngành ban hành 96 thông tư hướng dẫn về các nội dung liên quan đến quy hoạch, quy trình lập các quy hoạch kỹ thuật, chuyên ngành, quản lý, thanh quyết toán quy hoạch...

 Hệ thống pháp luật về quy hoạch từng bước được hoàn thiện đúng hướng theo quan điểm chỉ đạo tại Nghị quyết số 13-NQ/TW Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI, đó là: (i) Luật Quy hoạch có phạm vi điều chỉnh chung cho các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia; (ii) Thiết lập cơ chế thẩm định thông qua Hội đồng định quy hoạch đảm bảo tính độc lập, tập trung; (iii) Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch; (iv) Công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra thực hiện quy hoạch được coi trọng; việc công bố, công khai quy hoạch được đẩy mạnh thông qua hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch, qua đó tăng cường giám sát, phản biện xã hội đối với hoạt động quy hoạch; (v) Hoàn thiện thể chế về xử lý vi phạm trong hoạt động quy hoạch.

 Việc giám sát của Quốc hội về thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch góp phần quan trọng trong việc tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030.

Nhìn chung, việc soạn thảo và ban hành các chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch ban hành đã và đang nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Quốc hội, Chính phủ. Các chính sách, văn bản pháp luật về quy hoạch ngày càng bám sát với các vấn đề thực tiễn, qua đó góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về quy hoạch, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quy hoạch trong việc đóng góp vào công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

II. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ QUY HOẠCH

1. Việc sử dụng kinh phí cho hoạt động quy hoạch

1.1 Việc sử dụng nguồn vốn đầu tư công cho hoạt động quy hoạch theo khoản 1 Điều 9 Luật Quy hoạch

 Thực hiện Luật Quy hoạch, các Bộ, ngành, địa phương đã tập trung nguồn lực tổ chức lập các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và trình cấp có thẩm quyền quyết định bố trí vốn theo quy định của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư công và Luật Ngân sách nhà nước. Theo đó, kết quả thực hiện giao kế hoạch vốn đầu tư công giai đoạn 2021-2025 đối với nhiệm vụ quy hoạch của các Bộ, ngành, địa phương như sau:

 Kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 đã ưu tiên phân bổ vốn cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương để thực hiện nhiệm vụ quy hoạch. Theo đó, tổng kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 bố trí cho các bộ, ngành và địa phương để thực hiện các nhiệm vụ quy hoạch là 1.243,633 tỷ đồng.

 Trên cơ sở Nhiệm vụ lập quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các địa phương đều đã phê duyệt dự toán kinh phí lập quy hoạch.

1.2 Việc sử dụng nguồn vốn chi thường xuyên cho hoạt động quy hoạch theo điểm đ khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 61/2022/QH15

 Để giải quyết các khó khăn, vướng mắc về kinh phí cho việc lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn và các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành, tại điểm đ khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 61/2022/QH15, Quốc hội đã cho phép sử dụng kinh phí chi thường xuyên theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước để lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố, điều chỉnh quy hoạch mà đến thời điểm Nghị quyết này có hiệu lực thi hành chưa được bố trí vốn.

 Với việc sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên nói trên theo trình tự, thủ tục được Bộ Tài hướng dẫn chi tiết tại Thông tư số 32/2023/TT-BTC, khó khăn vướng mắc về kinh phí của quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn và các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành từng bước được khắc phục. Hiện nay, Chính phủ đang tiếp tục báo cáo Quốc hội để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc sử dụng kinh phí chi thường xuyên cho hoạt động quy hoạch.

1.3 Việc sử dụng nguồn lực hỗ trợ cho hoạt động quy hoạch

 Căn cứ khoản 3 Điều 10 Luật Quy hoạch và thực hiện nhiệm vụ được giao tại điểm đ khoản 2 Điều 2 Nghị quyết số 61/2022/QH15, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 58/2023/NĐ-CP trong đó quy định chi tiết việc huy động và sử dụng nguồn lực của các tổ chức, cá nhân hỗ trợ cho hoạt động quy hoạch, bảo đảm khách quan, công khai, minh bạch và tuân thủ quy định của Luật Quy hoạch về trình tự, thủ tục lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố, điều chỉnh quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan.

 Đến nay, có một số quy hoạch đã được hỗ trợ nguồn lực để lập quy hoạch, trong đó có ... /63 tỉnh không sử dụng nguồn vốn đầu tư công mà sử dụng nguồn lực hỗ trợ để lập quy hoạch tỉnh. Các hình thức hỗ trợ rất đa dạng, bao gồm: kinh phí, kết quả nghiên cứu của cơ quan, tổ chức, chuyên gia; đầu vào để tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn, nghiên cứu, khảo sát, đào tạo. Cơ quan tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn lực hỗ trợ hoạt động quy hoạch của tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài phải chịu trách nhiệm về việc quản lý và sử dụng nguồn lực hỗ trợ theo quy định của pháp luật về quy hoạch và pháp luật khác có liên quan.

 Nhằm bảo đảm việc hỗ trợ và sử dụng nguồn lực hỗ trợ hoạt động quy hoạch của tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài khách quan, công khai, minh bạch, đúng mục tiêu, mục đích; tiết kiệm, hiệu quả, vì lợi ích chung của cộng đồng và xã hội, không vụ lợi, nội dung quy hoạch và việc lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố, đánh giá, điều chỉnh quy hoạch trong trường hợp có sử dụng nguồn lực hỗ trợ hoạt động quy hoạch của tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài phải phù hợp với nhiệm vụ lập quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch.

 Ngoài ra, nguồn lực hỗ trợ hoạt động quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn của tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài được tiếp nhận, quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật về quy hoạch đô thị và pháp luật về xây dựng.

2. Việc lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch

2.1 Về tiến độ và hình thức lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch:

 Căn cứ Điều 17 Luật Quy hoạch, điểm b khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 61/2022/QH15 và Nghị định số 37/2019/NĐ-CP, đến nay hầu hết các cơ quan tổ chức lập quy hoạch đều đã lựa chọn được tư vấn lập quy hoạch.

 Đặc biệt, Nghị quyết số 61/2022/QH15 của Quốc hội cho phép Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét, quyết định áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với các gói thầu tư vấn để lập các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh mà đến thời điểm Nghị quyết số 61/2022/QH15 này có hiệu lực thi hành chưa lựa chọn được nhà thầu đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết các khó khăn, vướng mắc về việc lựa chọn tư vấn lập quy hoạch trước đó do thiếu đơn vị tư vấn có kinh nghiệm về quy hoạch trong bối cảnh nhiều quy hoạch được lập đồng thời theo phương pháp mới.

 Có .../110 quy hoạch lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch theo hình thức chỉ định thầu.

2.2 Về loại hình tổ chức tư vấn lập quy hoạch được lựa chọn:

 Trong số 110 quy hoạch được lập, có ... quy hoạch do tổ chức tư vấn trong nước lập, có ... quy hoạch do tổ chức tư vấn quốc tế chủ trì, hợp tác với tổ chức tư vấn trong nước lập, trong đó có 01 quy hoạch vùng (vùng Đồng bằng sông Cửu Long) và ... quy hoạch tỉnh (...).

 Đối với các quy hoạch cấp quốc gia, đa số tổ chức tư vấn lập quy hoạch cấp quốc gia hiện nay là viện nghiên cứu trực thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ do lợi thế về bề dày kinh nghiệm liên quan đến xây dựng các quy hoạch thời kỳ trước và một số yêu cầu đặc thù về kỹ thuật, chuyên ngành hoặc yêu cầu về bảo vệ bí mật nhà nước.

 Đối với các quy hoạch tỉnh, 11/63 tỉnh lựa chọn tổ chức tư vấn quốc tế là đơn vị chủ trì trên cơ sở hợp tác với các tổ chức tư vấn trong nước. Việc tăng cường trao đổi, hợp tác quốc tế trong công tác lập quy hoạch góp phần tăng cường năng lực của tổ chức tư vấn lập quy hoạch, qua đó nâng cao chất lượng của quy hoạch.

(Danh sách các tổ chức tư vấn lập quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030 và hình thức lựa chọn tổ chức tư vấn tại Phụ lục II kèm theo)

3. Việc tổ chức lập, lấy ý kiến, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

3.1 Việc tổ chức tổ chức lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt quy hoạch

Ngay sau khi Luật Quy hoạch được ban hành, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2018 về triển khai thi hành Luật Quy hoạch (Nghị quyết số 11/NQ-CP), giao nhiệm vụ cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khẩn trương tổ chức lập các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia thời kỳ 2021 - 2030 theo quy định của pháp luật về quy hoạch và pháp luật có liên quan khác. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1226/QĐ-TTg ngày 24 tháng 9 năm 2018 về thành lập Hội đồng quy hoạch quốc gia (Quyết định số 1226/QĐ-TTg), trong đó giao: Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực của Hội đồng, chủ trì lập Quy hoạch tổng thể quốc gia và Quy hoạch vùng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì lập Quy hoạch không gian biển quốc gia và Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030; Quyết định 995/QĐ-TTg năm 2018 ngày 09 tháng 8 năm 2021 về giao nhiệm vụ cho Bộ tổ chức lập Quy hoạch ngành quốc gia thời kỳ 2021-2030.

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 69/NQ-CP ngày 13 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2019 (Nghị quyết số 69/NQ-CP), Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2020 về các nhiệm vụ, giải pháp triển khai lập đồng thời các quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Chỉ thị số 30/CT-TTg). Đồng thời, để thúc đẩy tiến độ lập quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 119/NQ-CP ngày 27 tháng 9 năm 2021 về các nhiệm vụ và giải pháp để nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến độ lập các quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030.

Đặc biệt, kể từ khi Nghị quyết số 61/2022/QH15 được ban hành với một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tiến độ lập, thẩm định và phê duyệt các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia thời kỳ 2021-2030 đã được đẩy nhanh và thu được những kết quả đáng kể.[3]

a. Quy hoạch cấp quốc gia

- Quy hoạch tổng thể quốc gia

Thực hiện Quyết định số 1226/QĐ-TTg, ngày 23 tháng 11 năm 2018, Chủ tịch Hội đồng quy hoạch quốc gia[4] đã ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng quy hoạch quốc gia kèm theo Quyết định số 448/QĐ-HĐQHQG (Quyết định số 448/QĐ- HĐQHQG).

Thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 1226/QĐ- TTg, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch tổng thể quốc gia, gửi xin ý kiến các Bộ, ngành và địa phương và trình Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch tổng thể quốc gia[5] thẩm định. Trên cơ sở ý kiến tại Báo cáo thẩm định, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tiếp thu, giải trình và hoàn thiện Nhiệm vụ lập quy hoạch tổng thể quốc gia và trình Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ (Nghị quyết số 143/NQ-CP). Trên cơ sở Nhiệm vụ lập quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương lập quy hoạch tổng thể quốc gia theo quy trình tại khoản 1 Điều 16 Luật Quy hoạch. Việc phối hợp giữa các cơ quan trong quá trình lập quy hoạch được thực hiện theo đúng quy định; kết quả phối hợp đảm bảo thường xuyên, chặt chẽ và có hiệu quả nhằm đẩy nhanh tiến độ và đảm bảo về yêu cầu chất lượng của quy hoạch theo quy định.

Ngày 27 tháng 12 năm 2022, Chính phủ đã trình Quốc hội xem xét, thông qua Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tổng thể quốc gia). Ngày 09 tháng 01 năm 2023, Quốc hội đã thông qua Quy hoạch tổng thể quốc gia tại Nghị quyết số 81/2023/QH15. Quy hoạch tổng thể quốc gia có ý nghĩa quan trọng trong việc định hình không gian phát triển dài hạn của đất nước, đồng thời là cơ sở để các ngành, các vùng, các địa phương triển khai lập quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030 đảm bảo thống nhất, đồng bộ.

Ngày 20 tháng 4 năm 2023, Chính phủ đã tổ chức Hội nghị công bố và triển khai Quy hoạch tổng thể quốc gia theo quy định của Luật Quy hoạch. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến tại đầu cầu Trụ sở Chính phủ và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; đồng thời, ngày 16 tháng 6 năm 2023 chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 90/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 81/2023/QH15 của Quốc hội.

- Quy hoạch sử dụng đất quốc gia

Thực hiện Luật Đất đai[6], Luật Quy hoạch và Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 67/NQ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2020 về việc phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Thực hiện nhiệm vụ quy hoạch được Chính phủ phê duyệt, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức triển khai lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030.

Ngày 29 tháng 8 năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1443/QĐ-TTg về việc thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 05 năm (2021-2025) và đã tổ chức họp vào ngày 17 tháng 9 năm 2021 (24/24 thành viên có mặt đồng ý thông qua). Chính phủ đã trình Quốc hội tại Tờ trình số 480/TTr-CP ngày 28 tháng 10 năm 2021 về Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021- 2025).

Đến nay, quy hoạch sử dụng đất quốc gia đã được Quốc hội Khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 2 tại Nghị quyết số 39/2021/QH15 ngày 13 tháng 11 năm 2021.

- Quy hoạch không gian biển quốc gia

Thực hiện Luật Quy hoạch và Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14, Chính i phủ đã ban hành Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2020 phê duyệt 1 nhiệm vụ lập Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Hiện nay Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương triển khai lập Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, hiện nay đang chuẩn bị thẩm định và trình Quốc hội thông qua dự kiến tại Kỳ họp thứ 6.

- Quy hoạch ngành quốc gia

Thực hiện Quyết định 995/QĐ-TTg, các Bộ đã tổ chức lập và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 37/38[7] nhiệm vụ lập quy hoạch ngành quốc gia. Trên cơ sở đó, các Bộ đang khẩn trương tổ chức lập quy hoạch thuộc chức năng, nhiệm vụ được giao.

Đến nay, có 16/39 quy hoạch ngành quốc gia được phê duyệt; các quy hoạch được phê duyệt đều đã thực hiện công bố nội dung quy hoạch trên trang thông tin điện tử và tổ chức các hội nghị công bố theo quy định của Luật Quy hoạch.

b. Quy hoạch vùng

- Phân vùng lập quy hoạch thời kỳ 2021 – 2030

Căn cứ Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14, để triển khai lập quy hoạch các vùng trong khi quy hoạch tổng thể quốc gia chưa được lập, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương xây dựng và hoàn thiện phương án phân vùng để triển khai lập quy hoạch. Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phương án phân vùng giai đoạn 2021-2030 để thực hiện Luật Quy hoạch, Thủ tướng Chính phủ đã kết luận có 06 vùng lập quy hoạch[8], bao gồm: vùng Trung du và miền núi phía Bắc, vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Việc giữ nguyên 06 vùng kinh tế - xã hội để lập quy hoạch vùng nhằm kế thừa các quy hoạch vùng thời kỳ 2011-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và các nghiên cứu về phát triển vùng trước đây trong quá trình lập quy hoạch là phù hợp, đảm bảo nguyên tắc cơ bản trong hoạt động quy hoạch tại Điều 4 Luật Quy hoạch. Đồng thời, Ban cán sự Đảng Chính phủ đã trình Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương thông qua định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia đã xác định giữ nguyên 06 vùng kinh tế để lập quy hoạch; quốc hội cũng đã thống nhất 06 vùng kinh tế tại Nghị quyết số 81/2023/QH15 để lập quy hoạch vùng.

Trên cơ sở các vùng lập quy hoạch được cấp có thẩm quyền quyết định, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư triển khai xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch và lập quy hoạch 05 vùng (trừ vùng Đồng bằng sông Cửu Long được lập từ năm 2017 bằng nguồn vốn tài trợ của Ngân hàng thế giới).

- Thành lập Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch vùng và Hội đồng thẩm định quy hoạch vùng thời kỳ 2021-2030

Căn cứ quy định tại tại khoản 1 Điều 29 Luật Quy hoạch, điểm a khoản 1 Điều 18 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP, ngày 22 tháng 01 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 154/QĐ-TTg về việc thành lập Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch vùng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; ban hành Quyết định số 1526/QĐ-TTg ngày 7 tháng 10 năm 2020 về việc điều chỉnh thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch vùng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

- Tiến độ lập các quy hoạch vùng

+ Về quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long:

Căn cứ Luật Quy hoạch, Nghị định số 37/2019/NĐ-CP và Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ về phát triển bền vững vùng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu (Nghị quyết số 120/NQ-CP), Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì lập Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Việc tổ chức lập Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long được thực hiện theo Hiệp định tài trợ số 5845-VN ngày 11 tháng 7 năm 2016 giữa Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ngân hàng Thế giới.

Ngày 31 tháng 7 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Nhiệm vụ lập quy hoạch tại Quyết định số 1163/QĐ-TTg. Thực hiện nhiệm vụ lập quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ trì phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan và các địa phương trong vùng tổ chức lập quy hoạch vùng theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Luật Quy hoạch. Đồng thời, Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đã triển khai thực hiện và được Hội đồng thẩm định thông qua. Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Hội đồng thẩm định quy hoạch thông qua tại phiên họp của Hội đồng thẩm định ngày 25 tháng 11 năm 2021.

Ngày 28 tháng 02 năm 2022, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch vùng ĐBSCL tại Quyết định số 287/QĐ-TTg. Sau khi được phê duyệt, Chính phủ đã công bố công khai nội dung quy hoạch trên phương tiện thông tin đại chúng và tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư vùng đồng bằng sông Cửu Long vào ngày 21 tháng 6 năm 2023 tại thành phố cần Thơ với sự tham gia của một số cơ quan của Quốc hội, đại diện lãnh đạo các Bộ, cơ quan ngang Bộ, 13 địa phương trong vùng, một số tổ chức quốc tế, nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước.

+Về quy hoạch của 05 vùng: Trung du và miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên

Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 1226/QĐ-TTg và Thông báo số 352/TB-VPCP ngày 04 tháng 10 năm 2020 của Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã lựa chọn đơn vị tư vấn xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch 05 vùng theo quy định của pháp luật; xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch và hoàn thiện theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Luật Quy hoạch để trình Hội thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch vùng thời kỳ 2021-2030 tổ chức thẩm định.

Đến ngày 18 tháng 8 năm 2023, tất cả 05 quy hoạch vùng đều đã hoàn thành việc lựa chọn được đơn vị tư- vấn lập quy hoạch. Như vậy, những khó khăn, vướng mắc trong việc lựa chọn tư- vấn lập quy hoạch các vùng nói trên đã được khắc phục thông qua cơ chế chỉ định thầu được Quốc hội cho phép áp dụng tại điểm b khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 61/2022/QH15.

Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan khẩn trương tiến hành lập quy hoạch vùng theo quy định của Luật Quy hoạch, Nghị định số 37/2019/NĐ-CP và Nghị định số 58/2023/NĐ-CP. Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có văn bản gửi xin ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương và cơ quan, tổ chức khác, các nhà khoa học đối với Hồ sơ quy hoạch 05 vùng theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 37/2019/NĐ- CP để hoàn thiện Hồ sơ quy hoạch trình Hội đồng thẩm định quy hoạch vùng. Dự kiến, Hồ sơ quy hoạch 05 vùng sẽ được trình Hội đồng thẩm định trong tháng 11/2023 và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt trong tháng 12/2023.

c. Quy hoạch tỉnh

Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP và một số văn bản hướng dẫn thi hành, các Bộ, ngành đã ban hành một số văn bản để hướng dẫn chi tiết việc lập quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030 các địa phương đã tổ chức lập quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 -2030[9].

Căn cứ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 18 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 878/QĐ-TTg ngày 15 tháng 7 năm 2019 về việc thành lập Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030 (Quyết định số 878/QĐ-TTg).

Đến nay, 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã hoàn thành lập, trình thẩm định và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh.

Trong quá trình lập quy hoạch tỉnh, các địa phương đều đã có sự chủ động phối hợp giữa các Sở, ngành ở địa phương và được sự quan tâm, hỗ trợ của các Bộ, cơ quan ngang Bộ để đảm bảo sự đồng bộ của các phương án phát triển các ngành, lĩnh vực trong quy hoạch tỉnh, sự liên kết, thống nhất với quy hoạch cấp trên, đặc biệt là trong bối cảnh các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia được lập đồng thời theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14. Đặc biệt, để đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch tỉnh, trong năm 2021, Chính phủ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác quy hoạch với các địa phương trên toàn quốc; ban hành Nghị quyết số 119/NQ-CP tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong quá trình lập quy hoạch, đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch.

Thực hiện nhiệm vụ được giao tại khoản 2 Điều 29 Luật Quy hoạch, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành các Quyết định: số 708/QĐ-BKHĐT ngày 11 tháng 5 năm 2020 về thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh, số 709/QĐ-BKHĐT ngày 11 tháng 5 năm 2020 về ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh. Đồng thời, để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành các Quyết định: số 358/QĐ-BKHĐT ngày 21 tháng 3 năm 2021 về kiện toàn Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh, số 359/QĐ- BKHĐT ngày 21 tháng 3 năm 2021 về điều chỉnh Quy chế hoạt động của Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh.

Đến nay, đã có 18/63 quy hoạch tỉnh được phê duyệt. Sau khi được phê duyệt, tất cả các quy hoạch tỉnh đều đã được công bố nội dung quy hoạch trên trang thông tin điện tử và tổ chức hội nghị công bố theo quy định của Luật Quy hoạch.

Đối với 47 quy hoạch tỉnh chưa được phê duyệt, có: 03 quy hoạch đã trình phê duyệt; 35 quy hoạch đã thẩm định xong và đang hoàn thiện hồ sơ để trình phê duyệt quy hoạch; 05 quy hoạch đã trình thẩm định và đang trong giai đoạn lấy ý kiến thẩm định của thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh; chỉ còn 04 quy hoạch tỉnh chưa trình thẩm định là quy hoạch Thủ đô Hà Nội; quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh; quy hoạch tỉnh Bình Dương và quy hoạch tỉnh Đồng Nai.

Kể từ khi Luật Quy hoạch và các văn bản hướng dẫn thi hành được ban hành, chất lượng công tác quy hoạch cơ bản đã được nâng cao, từng bước phát huy kết quả tích cực trên thực tiễn và tạo ra các cơ hội phát triển mới, không gian phát triển mới và giá trị mới cho quốc gia, vùng, địa phương trong thời kỳ quy hoạch. Các quy hoạch thời kỳ 2021-2030 bám sát Chiến lược phát triển đất nước 10 năm 2021-2030, các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; thể hiện rõ khát vọng phát triển và tính sáng tạo, đổi mới, chú trọng tính liên kết vùng, liên kết ngành, phát triển bền vững, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số; tăng cường áp dụng công nghệ hiện đại như công nghệ thông tin địa lý, chồng lớp bản đồ GIS, cho phép cập nhật kịp thời thông tin quy hoạch, bổ sung vào nguồn dữ liệu hiện trạng phục vụ kịp thời cho công tác quy hoạch. Việc chuẩn hóa cơ sở dữ liệu là cơ sở tin cậy cho quá trình phân tích, phát hiện những điểm mâu thuẫn, chồng chéo, xung đột nảy sinh trong nội dung quy hoạch, qua đó nâng cao chất lượng quy hoạch.

(Tiến độ lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 chỉ tiết tại Phụ lục III kèm theo)

3.2 Việc lấy ý kiến về quy hoạch

- Đối với 04 quy hoạch ngành quốc gia có nội dung liên quan đến bảo vệ bí mật nhà nước bao gồm: Quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, Quy hoạch sử dụng đất an ninh, Quy hoạch hệ thống các công trình quốc phòng, khu quân sự, kho đạn dược, công nghiệp quốc phòng và Quy hoạch chi tiết mạng lưới kho dự trữ quốc gia, việc lấy ý kiến về quy hoạch thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch và pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

- Đối với các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh còn lại, việc lấy ý kiến về quy hoạch được thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch, trong đó tập trung lấy ý kiến bằng văn bản tham gia của UBTWMTTQ việt Nam, các bộ, ngành và địa phương; lấy ý kiến trên các cổng thông tin điện tử của cơ quan lập quy hoạch và hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch để đảm bảo việc tiếp cận thông tin về hồ sơ quy hoạch đầy đủ, rộng rãi tới người dân và tiết kiệm chi phí. Ngoài ra, các bộ, ngành, địa phương cũng tổ chức các hội thảo tham vấn ý kiến các cơ quan, tổ chức, chuyên gia trong nước, quốc tế về quy hoạch; qua đó góp phần nâng cao chất lượng quy hoạch.

3.3 Việc công bố quy hoạch

- Các Nghị quyết của Quốc hội, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được đăng tải đầy đủ trên các cổng thông tin điện tử của Chính phủ, cơ quan tổ chức lập quy hoạch, cơ quan lập quy hoạch, hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch và các phương tiện thông tin đại chúng khác.

- Việc công bố báo cáo quy hoạch, sơ đồ, bản đồ quy hoạch còn hạn chế. Một số bộ, ngành, địa phương đã gửi hồ sơ quy hoạch được phê duyệt cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để cập nhật vào hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch. Tuy nhiên, do hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch chưa được xây dựng hoàn thiện, việc cập nhật, công bố hồ sơ quy hoạch đã phê duyệt trên hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch chưa đầy đủ, đồng bộ.

4. Việc ban hành kế hoạch thực hiện quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh

Căn cứ Điều 45, 55 Luật Quy hoạch, điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 61/2022/QH15 và quy định tại Nghị định số 58/2023/NĐ-CP, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các kế hoạch thực hiện quy hoạch sau:

- Để triển khai Quy hoạch tổng thể quốc gia, ngày 16 tháng 6 năm 2023, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 90/NQ-CP về Chương trình hành động của chính phủ thực hiện Nghị quyết số 81/2023/QH15 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

- Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm (2021-2030) đã được Quốc hội Khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 2 tại Nghị quyết số 39/2021/QH15 ngày 13 tháng 11 năm 2021 đồng thời với Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030.

- Để triển khai thực hiện quy hoạch ngành quốc gia đã được phê duyệt, đã có 01 kế hoạch thực hiện quy hoạch được ban hành; các kế hoạch thực hiện quy hoạch còn lại đang được các Bộ khẩn trương xây dựng và lấy ý kiến góp ý, hoàn thiện dự thảo kế hoạch trước khi trình Thủ tướng Chính phủ ban hành.

- Để triển khai Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long, ngày 07 tháng 7 năm 2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 816/QĐ-TTg về kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long.

- Để triển khai thực hiện quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt, các địa phương đang xây dựng dự thảo kế hoạch thực hiện quy hoạch, gửi lấy ý, kiến góp ý và hoàn thiện dự thảo kế hoạch trước khi trình Thủ tướng Chính phủ ban hành theo quy định của Nghị định số 58/2023/NĐ-CP.

Riêng đối với quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, việc tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố thông tin về quy hoạch đã được Chính phủ báo cáo kết quả cụ thể tại Hồ sơ dự án Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn.

5. Việc điều chỉnh quy hoạch

Hiện nay, một số bộ, ngành đang trong quá trình rà soát, đánh giá thực hiện các quy hoạch được phê duyệt để trình cấp có thẩm quyền xem xét điều chỉnh quy hoạch, như Bộ Giao thông vận tải đang nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tuy nhiên, đến nay, chưa có quy hoạch nào hoàn thành việc điều chỉnh quy hoạch.

6. Việc xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch

Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quy hoạch quốc gia được triển khai xây dựng từ năm 2019, qua quá trình vận hành thử nghiệm, hoàn thiện và nâng cấp, đến ngày 20 tháng 4 năm 2023, Hệ thống đã được chính thức khai trương với mục tiêu áp dụng công nghệ số trong quá trình quản lý quy hoạch; góp phần công khai và minh bạch hóa thông tin quy hoạch; thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của quốc gia và địa phương; tiết kiệm thời gian và chi phí trong quá trình tra cứu, khai thác và sử dụng thông tin quy hoạch. Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch, bao gồm:

- Hệ thống thông tin, văn bản và hồ sơ quy hoạch: được đăng tải trên cổng thông tin https://quyhoachquocgia.mpi.gov.vn. Hệ thống cũng được liên kết với các hệ thống của Bộ/ ngành khác như: Trung tâm thông tin dữ liệu đo đạc bản đồ (Bản đồ nền địa lý quốc gia); cổng thông tin quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị Việt Nam...

- Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch: được đăng tải trên trang https://vplan.mpi.gov.vn. Hiện nay hệ thống đã sẵn sàng cho việc tích hợp dữ liệu khi quy hoạch được phê duyệt; hỗ trợ các Bộ, ngành, địa phương tra cứu, tham khảo thông tin trong quá trình xin ý kiến và thẩm định quy hoạch.

- Hệ thống báo cáo về công tác quy hoạch: được đăng tải tại trang https://baocaodientu.mpi.gov.vn để cập nhật tiến độ lập, thẩm định quy hoạch trên hệ thống cổng thông tin của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Thời gian qua, việc đẩy mạnh triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch đồng bộ ở các cấp đã đạt được những kết quả nhất định. Xác định đây là một nhiệm vụ quan trọng và có tính dài hạn, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương hoàn thiện Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch nhằm cung cấp thông tin đồng bộ, thống nhất, đầy đủ, chính xác, kịp thời.

Trong năm 2023, Hệ thống sẽ tiếp tục được nâng cấp; các Bộ, ngành và địa phương sẽ cập nhật cơ sở dữ liệu quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch tỉnh sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt lên hệ thống để phục vụ công tác tra cứu, khai thác cơ sở dữ liệu quy hoạch, đồng thời kết nối thông suốt với các cơ sở dữ liệu khác như: cơ sở dữ liệu về dân cư, đầu tư công, đầu tư nước ngoài...

7. Đánh giá chung về tình hình triển khai chính sách, pháp luật về quy hoạch

- Cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương trên cả nước đã và đang tập trung mọi nguồn lực và khẩn trương triển khai lập quy hoạch thời kỳ 2021-2030 theo quy định của Luật Quy hoạch. Nhận thức của các cấp, các ngành, đặc biệt của người đứng đầu, về tầm quan trọng, vị trí, vai trò của của công tác quy hoạch trong phát triển ngành, địa phương và quốc gia ngày càng được nâng cao.

- Cách tiếp cận, tư duy về quản lý nhà nước của các cấp, các ngành từng bước thay đổi phù hợp với cách tiếp cận, phương pháp lập quy hoạch và nội dung quy hoạch mới theo quy định của Luật Quy hoạch, trong đó quy hoạch là công cụ của Nhà nước định hướng tổ chức không gian phát triển các hoạt động kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, phát triển kết cấu hạ tầng, khai thác, sử dụng tài nguyên gắn với bảo vệ môi trường. Việc bãi bỏ các quy hoạch ấn định khối lượng hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ cụ thể được sản xuất, tiêu thụ, thay thế bằng các điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chuyên ngành và việc quản lý hậu kiểm theo nguyên tắc minh bạch, công khai. Qua đó, công tác chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội ở các cấp, các ngành chủ động, linh hoạt, hơn phù hợp với bối cảnh trong nước, quốc tế có nhiều thay đổi và biến động khó lường, ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước, đặc biệt là các hoạt động sản xuất phục vụ xuất khẩu (đại dịch Covid-10; chiến tranh Nga - Ukraine; sự đứt gãy của các chuỗi toàn cầu; các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới...).

- Sự phối hợp, chia sẻ thông tin liên ngành, liên cấp trong hoạt động quản lý nhà nước về quy hoạch ngày càng được đẩy mạnh và hợp tác chặt chẽ hơn do thay đổi về cách tiếp cận lập quy hoạch tích hợp đa ngành, đặc biệt là ở cấp tỉnh.

- Tiến độ tổ chức lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt các các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia ngày càng được đẩy nhanh, đặc biệt là sau khi Quốc hội ban hành Nghị quyết số 61/2022/QH15. Đến nay đã có 85/110 quy hoạch đã được quyết định, phê duyệt và thẩm định xong, đang hoàn thiện để; trình phê duyệt (đạt 77,3%). Các quy hoạch hầu hết đang trong giai đoạn hoàn thiện sau thẩm định hoặc đã được trình phê duyệt; phấn đấu hoàn thành trước 31/12/2023.

- Chất lượng công tác quy hoạch đã được nâng cao, từng bước phát huy kết quả tích cực trên thực tiễn và tạo ra các cơ hội phát triển mới, không gian phát triển mới và giá trị mới cho quốc gia, vùng, địa phương trong thời kỳ quy hoạch. Các quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030 bám sát Chiến lược phát triển đất nước 10 năm 2021 - 2030, các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; thể hiện rõ khát vọng phát triển và tính sáng tạo, đổi mới, chú trọng tính liên kết vùng, liên kết ngành, phát triển bền vững, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số; tăng cường áp dụng công nghệ hiện đại như công nghệ thông tin địa lý, chồng lớp bản đồ GIS, cho phép cập nhật kịp thời thông tin quy hoạch, bổ sung vào nguồn dữ liệu hiện trạng phục vụ kịp thời cho công tác quy hoạch. Việc chuẩn hóa cơ sở dữ liệu là cơ sở tin cậy cho quá trình phân tích, phát hiện những điểm mâu thuẫn, chồng chéo, xung đột nảy sinh trong nội dung quy hoạch, qua đó nâng cao chất lượng quy hoạch.

III. TỒN TẠI, HẠN CHẾ CỦA VIỆC BAN HÀNH CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ QUY HOẠCH VÀ NGUYÊN NHÂN

1. Tồn tại, hạn chế của việc ban hành chính sách, pháp luật về quy hoạch và nguyên nhân

1.1 Tồn tại, hạn chế của Luật Quy hoạch

Căn cứ các tồn tại, hạn chế của chính sách, pháp luật về quy hoạch được nêu tại Báo cáo số 166/BC-ĐGS ngày 27 tháng 5 năm 2022 của Đoàn giám sát của Quốc hội về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành; các báo cáo của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các địa phương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, tổng kết và xác định 09 nhóm vấn đề tồn tại, hạn chế chính như sau:

1.1.1 Về hệ thống quy hoạch quốc gia

a. Vị trí của quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn trong hệ thống quy hoạch quốc gia còn bất cập

- Về quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn

Điều 5 của Luật Quy hoạch quy định “Quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia”. Tuy nhiên, theo quy định của Luật Xây dựng và Luật Quy hoạch đô thị, quy hoạch đô thị được lập theo loại đô thị và có 3 cấp độ chi tiết là quy hoạch chung, quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết; quy hoạch nông thôn lại có 2 cấp độ chi tiết là quy hoạch chung xây dựng xã và quy hoạch điểm dân cư nông thôn. Vì vậy, mặc dù đã có quy định về mối quan hệ giữa 2 quy hoạch này với các quy hoạch khác nhưng quy định tại Điều 5 của Luật Quy hoạch vẫn chưa thể xác định rõ 2 loại quy hoạch nói trên thuộc cấp nào trong hệ thống quy hoạch quốc gia.

- Về quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành

Điều 1 của Luật Quy hoạch quy định ‘‘Luật này quy định việc lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố, thực hiện, đánh giá, điều chỉnh quy hoạch trong hệ thống quy hoạch quốc gia; trách nhiệm quản lý nhà nước về quy hoạch Khoản 9 Điều 3 quy định “Quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành là quy hoạch cụ thể hóa quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh. Quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành bao gồm các quy hoạch được quy định tại Phụ lục 2 của Luật này”. Điều 5 quy định về hệ thống quy hoạch quốc gia, trong đó không có quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành. Theo quy định tại khoản 3 Điều 22, khoản 3 Điều 23, khoản 7 Điều 25, khoản 3 Điều 26 và khoản 3 Điều 27 của Luật Quy hoạch, việc lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành để triển khai các nội dung quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan. Trong khi đó, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành được giải thích cụ thể tại khoản 9 Điều 3 của Luật Quy hoạch và quy định danh mục tại Phụ lục 2 của Luật Quy hoạch cùng với việc liệt kê cụ thể các luật làm căn cứ pháp lý cho việc lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh các quy hoạch này. Điều này dẫn đến nhiều khó khăn, vướng mắc trong thực hiện lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố, thực hiện, đánh giá, điều chỉnh quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành. Mặt khác, quy định này cũng chưa xử lý được triệt để việc quy hoạch vẫn được quy định ở nhiều luật khác nhau.

b. Tích hợp quy hoạch

Nội hàm của khái niệm “tích hợp quy hoạch” chưa được hiểu một cách thống nhất ở các cấp, các ngành. Ở cấp tỉnh, các địa phương gặp nhiều lúng túng trong lập quy hoạch tỉnh, đặc biệt về phương pháp tích hợp quy hoạch, nội dung và mức độ chi tiết của quy hoạch; sự khác biệt giữa nội dung quy hoạch tỉnh và quy hoạch chung đô thị của thành phố trực thuộc Trung ương.

c. Danh mục quy hoạch tại Phụ lục 1

Danh mục quy hoạch ngành quốc gia tại Phụ lục 1 của Luật Quy hoạch chưa phù hợp với phạm vi quản lý của Bộ, ngành và địa phương, cụ thể như sau:

- Có quy hoạch hiện nay chưa đủ dữ liệu để tổ chức lập[10] .

- Có quy hoạch ngành quốc gia có nội dung trùng lặp với nội dung quy hoạch cấp quốc gia khác hoặc quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành[11]. Ví dụ: Quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trùng nội dung với Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp và Quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội. Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ chồng lấn với quy hoạch không gian biển quốc gia.

- Thiếu một số quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành ở cấp huyện đối với một số ngành, lĩnh vực đã được phân cấp quản lý.

1.1.2 Về kinh phí cho hoạt động quy hoạch

Quy định về kinh phí cho hoạt động quy hoạch vẫn còn một số bất cập như sau:

- Quy định về việc sử dụng vốn đầu tư công để lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố và điều chỉnh quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn dẫn đến thủ tục phức tạp, kéo dài thời gian thực hiện, ảnh hưởng đến tiến độ lập, duyệt các quy hoạch.

- Theo quy định pháp luật về quy hoạch đô thị, kinh phí phục vụ công tác lập, thẩm định, phê duyệt, tổ chức thực hiện quy hoạch đô thị là từ ngân sách nhà nước được cân đối từ nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế hàng năm của ngân sách Trung ương và địa phương dẫn đến lúng túng trong triển khai thực hiện

- Nghị quyết số 61/2022/QH15 cho phép sử dụng kinh phí chi thường xuyên theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước để lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố, điều chỉnh quy hoạch mà đến thời điểm Nghị quyết này có hiệu lực thi hành chưa được bố trí vốn. Tuy nhiên, quy định tại Nghị quyết số 61/2022/QH15 không áp dụng cho trường hợp quy hoạch đã được bố trí vốn đầu tư công nhưng muốn chuyển sang kinh phí chi thường xuyên để tiếp tục triển khai thực hiện, hoặc các quy hoạch bắt đầu tổ chức lập, điều chỉnh sau khi Nghị quyết số 61/2022/QH15 được ban hành.

- Chưa có quy định về việc cho phép sử dụng kinh phí chi thường xuyên và nguồn thu hợp pháp khác để lập các bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương có liên quan lập nội dung được phân công trong quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng...

1.1.3 Về lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch

Khoản 1 Điều 17 Luật Quy hoạch quy định việc lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Điều này dẫn đến một số khó khăn, bất cập như sau:

- Trình tự, thủ tục đấu thầu lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch kéo dài khoảng 1 năm làm ảnh hưởng đến tiến độ lập quy hoạch.

- Nhiều Bộ, cơ quan ngang Bộ gặp khó khăn trong trường hợp cần chỉ định thầu cho viện nghiên cứu trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ là tổ chức tư vấn lập quy hoạch do một số quy hoạch có nội dung liên quan đến bảo vệ bí mật nhà nước, hoặc có tính đặc thù về kỹ thuật, chuyên ngành, hoặc trong trường hợp cấp bách, cần triển khai nhanh để đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, điều hành về phát triển kinh tế - xã hội của Quốc hội, Chính phủ. Các địa phương gặp khó khăn trong trường hợp muốn chỉ định và mời cho một số tổ chức tư vấn có uy tín, đặc biệt là tổ chức tư vấn nước ngoài.

- Cơ quan lập quy hoạch, đặc biệt là các không được tổ chức thi tuyển để lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch có đề xuất ý tưởng quy hoạch tốt nhất tương tự như việc tổ chức thi tuyển lựa chọn tư vấn lập quy hoạch đô thị theo quy định của pháp luật về đô thị.

1.1.4 Về trình tự, thủ tục và trách nhiệm của các cơ quan trong quá trình lập quy hoạch

a. Về điều chỉnh nhiệm vụ lập quy hoạch

Luật Quy hoạch chưa có quy định về trình tự, thủ tục điều chỉnh nhiệm vụ lập quy hoạch gây khó khăn cho bộ, ngành, địa phương trong trường hợp cần điều chỉnh nhiệm vụ lập quy hoạch để phù hợp với tình hình triển khai thực tế.

b. Về thẩm quyền tổ chức thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh

Điểm b khoản 2 Điều 15 Luật Quy hoạch quy định Thủ tướng Chính phủ tổ chức thẩm định quy hoạch tỉnh; trong khi đó khoản 2 Điều 29 Luật Quy hoạch quy định Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch để thẩm định quy hoạch tỉnh. Như vậy, chưa có sự đồng bộ về thẩm quyền tổ chức thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh và thẩm quyền thẩm định quy hoạch tỉnh.

c. Việc lập hợp phần quy hoạch của quy tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng không thể thực hiện theo quy định

Điểm c khoản 1 Điều 16 và điểm c khoản 3 Điều 16 Luật Quy hoạch quy định các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương liên quan lựa chọn tổ chức tư vấn để xây dựng các nội dung quy hoạch đã được phân công và tổ chức thẩm định các nội dung này (đối với quy hoạch vùng) trước khi gửi cơ quan lập quy hoạch. Tuy nhiên, thực tế lập quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng thời kỳ 2021- 2030, các Bộ, cơ quan ngang Bộ được phân công xây hợp phần quy hoạch không thực hiện đầy đủ được các nhiệm vụ nêu trên do theo quy định của Luật Đầu tư công, kinh phí nhiệm vụ quy hoạch được phân bổ cho 01 đầu mối là cơ quan lập quy hoạch. Vì vậy, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương liên quan không có kinh phí để tổ chức đấu thầu lựa chọn tư vấn lập hợp phần và tổ chức xây dựng hợp phần quy hoạch theo phân công.

d. Về lấy ý kiến về quy hoạch

Khoản 1 Điều 19 Luật Quy định cơ quan lập quy hoạch có trách nhiệm lấy ý kiến các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp của địa phương liên quan và cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân khác có liên quan về quy hoạch. Tuy nhiên một số quy hoạch có nội dung liên quan đến bí mật nhà nước. Như vậy, quy định này chưa đồng bộ với với Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.

đ. Về trách nhiệm trình thẩm định quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh

- Về quy hoạch ngành quốc gia: Để triển khai lập quy hoạch 021-2030, đa số các Bộ giao cho các tổng cục, cục, vụ, viện trực thuộc Bộ là cơ quan lập quy hoạch. Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 16 Luật Quy hoạch, cơ quan lập quy hoạch có trách nhiệm trình Hội đồng thẩm định quy hoạch. Theo đó, các tổng cục, cục, vụ, viện trực tiếp trình lên Hội đồng thẩm định quy hoạch (do Thủ tướng Chính phủ hoặc Phó Thủ tướng Chính phủ là Chủ tịch Hội đồng) mà không qua các Bộ chủ quan là chưa phù hợp.

- Về quy hoạch tỉnh: Để triển khai lập quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, đa số các UBND cấp tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan lập quy hoạch. Theo quy định tại điểm g khoản 4 Điều 16 Luật Quy hoạch, cơ quan lập quy hoạch có trách nhiệm trình Hội đồng thẩm định quy hoạch. Theo đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư trình cho Hội đồng thẩm định quy hoạch mà không qua Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là chưa phù hợp.

e. Về lấy ý kiến trong quá trình thẩm định quy hoạch

Khoản 3 Điều 30 Luật Quy hoạch quy định cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định tổ chức lấy ý kiến chuyên gia, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và tổ chức khác có liên quan trước khi trình Hội đồng thẩm định quy hoạch. Quy trình này trùng lặp với quy trình lấy ý kiến về quy hoạch quy định tại Điều 19 Luật Quy hoạch, gây phát sinh trình tự, thủ tục không cần thiết, làm kéo dài thời gian lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt quy hoạch.

1.1.5 Về tổ chức lập đồng thời các quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch trong trường hợp có mâu thuẫn

Thực tế triển khai lập quy hoạch trong nhiều năm qua cho thấy việc tổ chức lập đồng thời các quy hoạch sẽ không chỉ diễn ra trong thời kỳ 2021-2030, mà có thể diễn ra ở các thời kỳ tiếp thì mới đảm bảo tiến độ và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Nếu lập theo thứ bậc từ trên xuống dưới thì sẽ không đảm bảo tiến độ và đến hết thời kỳ quy hoạch vẫn chưa phê duyệt hết các quy hoạch cần lập.

Tuy nhiên, việc tổ chức lập đồng thời các quy hoạch và trình tự, thủ tục điều chỉnh quy hoạch tại Nghị quyết số 61/2022/QH15 của Quốc hội chỉ áp dụng cho quy hoạch thời kỳ 2021-2030. Do đó, cần thể chế hóa quy định về tổ chức lập đồng thời các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh và điều chỉnh quy hoạch trong trường hợp có mâu thuẫn để đảm bảo hành lang pháp lý cần thiết cho hoạt động quy hoạch trong thời gian tới.

1.1.6 Về nội dung quy hoạch

Ngoài trừ nội dung quy hoạch sử dụng đất quốc gia đã được nghiên cứu, tổng kết, đánh giá trong hồ sơ Luật Đất đai sửa đổi, nội dung quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn đã được nghiên cứu, tổng kết, đánh giá trong hồ sơ Luật Quy hoạch đô thị và thông thôn, nội dung các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia còn một số tồn tại hạn chế như sau:

a. Một số vấn đề chung

- Chưa có quy định về tầm nhìn trong nội dung quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.

- Danh mục dự án quan trọng quốc gia: Nội dung các quy hoạch cấp quốc gia, ngoại trừ quy hoạch quy hoạch sử dụng tài nguyên quốc gia, bao gồm cả danh mục dự án quan trọng quốc gia. Tuy nhiên, giai đoạn lập quy hoạch chưa có đủ các cơ sở để xác định danh mục dự án quan trọng quốc gia theo tiêu chí được quy định tại Điều 7 Luật Đầu tư công. Do đó, quy định này chưa phù hợp với thực tiễn, gây khó khăn trong quá trình lập quy hoạch.

b. Về nội dung quy hoạch cấp quốc gia

- Định hướng phân vùng kinh tế - xã hội trong quy hoạch tổng thể quốc gia trùng với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng. Điều này gây khó khăn trong việc xác định cơ sở phân vùng lập quy hoạch trong giai đoạn đầu của quá trình lập quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng và làm ảnh hưởng đến tiến độ lập quy hoạch.

- Phạm vi quy hoạch không gian biển quốc gia, đặc biệt là định hướng phân vùng sử dụng vùng đất ven biển, chống lấn với phạm vi của một số quy hoạch cấp quốc gia, các quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh. Ví dụ, các nội dung liên quan đến định hướng phát triển khu kinh tế biển, cảng biển, rừng phòng hộ, khu bảo tồn đa dạng sinh học ven biển...

c. về nội dung quy hoạch tỉnh

- Một số nội dung của quy hoạch tỉnh có sự trùng lặp với nhau. Ví dụ: phương án tổ chức lãnh thổ khu vực nông thôn với phương án phân bố hệ thống điểm dân cư nông thôn; phương án phát triển khu nghiên cứu, đào tạo (trong phương án phát triển các khu chức năng) trùng lặp với phương án phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục, cơ sở khoa học và công nghệ (do các trung tâm, viện nghiên cứu thường gắn với các cơ sở giáo dục, cơ sở khoa học và công nghệ là đơn vị sự nghiệp công lập); phương án phát triển khu thể dục thể thao (trong phương án phát triển các khu chức năng) trùng với phương án phát triển mạng lưới cơ sở văn hóa và thể thao...

- Một số nội dung của quy hoạch tỉnh chưa phù hợp với phạm vi quản lý cấp tỉnh. Ví dụ: thiếu quy định về đường trục chính đô thị có phạm vi liên quận, huyện trong phương án phát triển mạng lưới giao thông của quy hoạch tỉnh của các thành phố trực thuộc trung ương. Hiện nay, mạng lưới đường giao thông cấp tỉnh của hầu hết các thành phố trực thuộc trung ương chủ yếu là đường đô thị; đường tỉnh chỉ chiếm số lượng rất hạn chế. Tuy nhiên, nội dung phương án phát triển mạng lưới giao thông tại điểm d khoản 2 Điều 27 Luật Quy hoạch chỉ nêu mạng lưới đường tỉnh.

- Một số nội dung của quy hoạch tỉnh đã được phân cấp cho địa phương quản lý theo quy định pháp luật khác có liên quan; tuy nhiên do không có quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành ở cấp dưới cấp tỉnh để cụ thể hóa dẫn đến tình trạng nhiều quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030 có một số nội dung quá chi tiết, đặc biệt trong một số lĩnh vực như khoáng sản, đường thủy nội địa, cấp điện, thủy lợi...Nội dung sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong quy hoạch tỉnh theo quy định tại Nghị quyết số 35/2023/ƯBTVQH15 ngày 12 tháng 7 năm 2023 của ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa được quy định rõ ràng tại Luật Quy hoạch.

- Nội dung phương án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện và vùng huyện trong quy hoạch tỉnh có sự trùng lặp với nội dung quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện được lập theo Luật Xây dựng.

1.1.7 Về kế hoạch thực hiện quy hoạch

a. Nội dung kế hoạch thực hiện quy hoạch

Nội dung kế hoạch thực hiện quy hoạch quy định tại khoản 2 Điều 45 Luật Quy hoạch còn bất cập:

- Nội dung kế hoạch thực hiện quy hoạch bao gồm cả kế hoạch sử dụng đất dẫn đến bất cập vì việc lập kế hoạch sử dụng đất các cấp, các ngành thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

Nội dung kế hoạch thực hiện quy hoạch chưa quy định về phân kỳ đầu tư triển khai các dự án.

b. Thẩm quyền ban hành kế hoạch thực hiện quy hoạch tỉnh

Nhiều nội dung của kế hoạch thực hiện quy hoạch tỉnh hiện nay đã được phân cấp cho cấp tỉnh. Luật Đầu tư công năm 2019 đẩy mạnh phân cấp trong việc xem xét quyết định các phê duyệt chủ trương đầu tư, trong đó HĐND, UBND cấp tỉnh quyết định đầu tư chương trình, dự án án nhóm A, B, c do địa phương quản lý (trừ dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ). Luật Tổ chức chính quyền địa phương quy định thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong việc quyết định chủ trương đầu tư, chương trình dự án của tỉnh theo quy định của pháp luật; quyết định dự toán thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn và việc huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh.

Như vậy, quy định thẩm quyền ban hành kế hoạch thực hiện quy hoạch tỉnh tại Luật Quy hoạch có thể xem xét phân cấp cho cấp tỉnh để đảm bảo đồng bộ với quy định về phân cấp, phân quyền trong pháp luật có liên quan.

1.1.8 Về điều chỉnh cục bộ quy hoạch

Một số quy hoạch thường đòi hỏi cập nhật, điều chỉnh một số chi tiết, chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật phù hợp với kết quả nghiên cứu khảo sát và tình hình triển khai thực tế, đặc biệt trong các lĩnh vực như giao thông, điện lực, khoáng sản... Tuy nhiên, Luật Quy hoạch không có quy định về việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch. Trình tự, thủ tục điều chỉnh quy hoạch thực hiện như đối với việc lập mới quy hoạch, với thời gian kéo dài khoảng 2 năm làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, cần nghiên cứu quy định về trường hợp điều chỉnh cục bộ quy hoạch và trình tự, thủ tục chỉnh cục bộ quy hoạch để phù hợp với thực tiễn và yêu cầu phát triển đất nước.

1.1.9 Về phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu sơ đồ, bản đồ quy hoạch, cơ sở dữ liệu về quy hoạch

Luật Quy hoạch chưa có quy định về phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu sơ đồ, bản đồ quy hoạch, cơ sở dữ liệu về quy hoạch. Luật Phí, lệ phí có quy định về phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ, nhưng chưa có quy định về phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu sơ đồ, bản đồ quy hoạch, cơ sở dữ liệu về quy hoạch. Do đó, cần nghiên cứu ban hành quy định về phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu sơ đồ, bản đồ quy hoạch, cơ sở dữ liệu về quy hoạch để đảm bảo việc triển khai hoạt động quy hoạch theo quy định và đáp ứng yêu cầu thực tiễn hiện nay.

1.2 Tồn tại, hạn chế của các luật có liên quan đến quy hoạch

Ngoại trừ các tồn tại, hạn chế của văn bản pháp luật liên quan đến quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, quy hoạch xây dựng đã được tổng kết trong hồ sơ xây dựng Luật Đất đai sửa đổi và hồ sơ Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn, một số tồn tại, hạn chế trong các luật có quy định liên quan đến quy hoạch gây khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, cụ thể như sau:

Điểm a khoản 3 Điều 33 Luật Đầu tư quy định một trong những nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư là "đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (nếu có) Quy định này còn bất cập do phạm vi nội dung các loại quy hoạch được đánh giá sự phù hợp còn thiếu quy hoạch nông thôn, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành, trong đó quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất là 2 loại quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành thường xuyên liên quan đến các dự án đầu tư. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều địa phương đưa vào các dự án đầu tư chi tiết cấp huyện, cấp xã (ví dụ: trường tiểu học ở các xã nông thôn) vào nội dung quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030 vì nếu không đưa vào thì không đủ cơ sở để thẩm định, phê duyệt đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định pháp luật.

1.3 Nguyên nhân

1.3.1 Nguyên nhân khách quan

- Luật Quy hoạch còn những bất cập, cách hiểu chưa thống nhất về phương pháp lập quy hoạch tích hợp, trình tự lập quy hoạch và phê duyệt quy hoạch.

- Việt Nam vẫn đang trong quá trình chuyển đổi từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Quy hoạch là một trong những công cụ quản lý quan trọng của Nhà nước trong điều hành phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta, tham gia vào việc xử lý các mối quan hệ đa dạng, phức tạp giữa Nhà nước, thị trường và xã hội. Điều này dẫn đến tư duy nhận thức của các cấp, các ngành về quản lý nhà nước về quy hoạch thường xuyên phải đổi mới để phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và xu thế chung của thời đại.

- Hoạt động quy hoạch được quy định tại nhiều luật, pháp lệnh. Hệ thống pháp luật chuyên ngành có liên quan đến quy hoạch liên tục được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện. Điều này dẫn đến không tránh khỏi việc luôn tồn tại tồn tại, bất cập ở một số quy trình, hoặc một số nội dung về quản lý ngành, lĩnh vực có liên quan đến quy hoạch. Quy định về nội dung quản lý và phân cấp quản lý về ngành, lĩnh vực trong pháp luật chuyên ngành có thể ảnh hưởng đến nội dung quy hoạch ở các cấp, trình tự, thủ tục và trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan có liên quan đến hoạt động quy hoạch...

1.3.2 Nguyên nhân chủ quan

- Luật Quy hoạch có nhiều nội dung mới nên cơ quan có liên quan đến việc nghiên cứu, xây dựng và ban hành Luật chưa lường được hết tác động, những vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai, do đó, một số quy định trong Luật còn chưa đủ rõ ràng, chưa phù hợp.

- Tư duy, nhận thức của các cấp, các ngành có lúc, có nơi còn bất cập, chậm đổi mới. Do ảnh hưởng của cơ chế kế hoạch hóa tập trung quá dài, nên các cấp, các ngành chưa có sự nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của quy hoạch trong nền kinh tế thị trường; tư tưởng cục bộ khi xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật và những chính sách liên quan đến công tác quy hoạch. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong hoạt động quy hoạch còn hạn chế. vẫn còn tồn tại tư duy nhiệm kỳ trong công tác quy hoạch, ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ triển khai hoạt động quy hoạch.

2. Tồn tại, hạn chế của việc triển khai chính sách, pháp luật về quy hoạch và nguyên nhân

2.1 Tồn tại, hạn chế

2.1.1 Các ngành, các địa phương còn có cách hiểu khác nhau về tích hợp quy hoạch, mức độ chỉ tiết của nội dung quy hoạch

Do chưa rõ mức độ tích hợp, mức độ chi tiết và các yêu cầu kỹ thuật, chuyên ngành trong quá trình lập quy hoạch theo phương pháp tích hợp đa ngành nên các Bộ, ngành và địa phương gặp khó khăn, lúng túng trong quá trình lập quy hoạch theo phương pháp tích hợp đa ngành.

Các bộ, ngành, địa phương còn lúng túng trong việc xử lý các vấn đề liên ngành trong quá trình tích hợp các nội dung đề xuất, các định hướng, phương án phát triển ngành, lĩnh vực do chưa rõ thứ tự ưu tiên, tiêu chí, nguyên tắc tích hợp.

2.1.2 Tiến độ lựa chọn tổ chức tư vấn, lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch thời kỳ 2021-2030 chậm

- Việc tổ chức đấu thầu lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch theo quy định của Luật Đấu thầu thường kéo dài hơn 1 năm do thường mất nhiều thời gian để xử lý các vấn đề phát sinh như yêu cầu bên dự thầu làm rõ hồ sơ dự thầu, thương thảo hợp đồng, xử lý tình huống phát sinh liên quan đến chuyên gia tư vấn... Luật Quy hoạch có hiệu lực từ 01/01/2019, như tính đến cuối năm 2022, nhiều quy hoạch vẫn đang trong quá trình lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch.

- Qua tổng hợp số liệu báo cáo của các bộ, các địa phương, thời gian lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch khoảng 1000 ngày (gần 3 năm), trong đó thời gian lập, lấy ý kiến về quy hoạch khoảng 650 ngày (gần 2 năm), thời gian thẩm định khoảng 130 ngày (khoảng 4 tháng), thời gian hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt khoảng 100 ngày (khoảng 3 tháng), thời gian trình phê duyệt khoảng 70 ngày (khoảng 2 tháng). Đối với quy hoạch tỉnh, việc tham gia ý kiến của các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong quá trình lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch tỉnh còn chậm, dẫn đến thời gian thẩm định và phê duyệt quy hoạch thường kéo dài. Việc hoàn thiện hồ sơ quy hoạch tỉnh sau khi họp thẩm định chậm; các tỉnh trung bình cần khoảng 200 ngày (gần 7 tháng) để tiếp thu, giải trình, hoàn thiện hồ sơ quy hoạch.

- Việc chậm quyết định hoặc phê duyệt quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch ngành, quy hoạch tỉnh, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành đã ảnh hưởng đến việc cụ thể hóa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước tác động đến sự phát triển của đất nước[12]; ảnh hưởng đến đầu tư, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và cuộc sống của người dân.

2.1.3 Nội dung của một số quy hoạch còn bất cập

- Một số chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030 và kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021-2025 và Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về phân bổ chỉ tiêu Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021-2025 chưa bám sát với thực tế, gây khó khăn trong việc cân đối nguồn lực đất đai trong quá trình lập một số quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh.

- Một số quy hoạch tỉnh có một số nội dung chi tiết đến cấp xã, chưa phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Quy hoạch, đó là nội dung quy hoạch tỉnh là định hướng phát triển "ở cấp tỉnh, liên huyện và định hướng bổ trí trên địa bàn cấp huyện ".

- Một số quy hoạch tỉnh ấn định cả số lượng các cơ sở tư nhân (như số lượng trường dân lập, bệnh viện tư nhân...) chưa phù hợp với khoản 2 Điều 13 Luật Quy hoạch.

2.1.4 Lực lượng tư vấn lập quy hoạch còn hạn chế về số lượng và năng lực, kinh nghiêm lập quy hoạch theo phương pháp, cách tiếp cận mới của Luật Quy hoạch

- Việc tổ chức lập đồng thời các quy hoạch gây áp lực lên lực lượng tư vấn lập quy hoạch. Một số đơn vị tư vấn tham gia lập nhiều quy hoạch, như Viện Chiến lược Phát triển (thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tham gia tư vấn cùng thời điểm cho 21 quy hoạch; Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp (thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tham gia tư vấn cùng thời điểm cho 13 quy hoạch...

- Phần lớn là tư vấn trong một hoặc một số lĩnh vực, chưa có kinh nghiệm lập các quy hoạch có tính tổng hợp, đa ngành; số lượng chuyên gia tư vấn trưởng có năng lực, kinh nghiệm chủ trì các quy hoạch có tính tổng hợp, đa ngành còn hạn chế; việc huy động các chuyên gia quốc tế còn gặp khó khăn vì kinh nghiệm thực tiễn tại Việt Nam còn hạn chế.

2.1.5 Việc phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các cấp, các ngành còn chậm và chưa hiệu quả; việc lấy ý kiến về quy hoạch có lúc có nơi còn thực hiện chưa hiệu quả, hình thức công khai chưa phù hợp; việc xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia chưa hoàn thiện

- Việc phối hợp và chia sẻ thông tin liên ngành, liên cấp giữa các Bộ, ngành và địa phương chậm và còn nhiều hạn chế. Cơ quan lập quy hoạch và tổ chức tư vấn lập quy hoạch gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thông tin, số liệu của bộ, ban, ngàn để phục vụ công tác quy hoạch.

- Công tác điều tra, thống kê số liệu của một số ngành, một số địa phương còn chưa đầy đủ, cập nhật. Cơ sở dữ liệu, số liệu, thông tin dữ liệu về quy hoạch còn manh mún, riêng rẽ; chưa có cơ sở dữ liệu mang tính hệ thống, được đồng bộ hóa, thống nhất dẫn đến thiếu thông tin, dữ liệu để lập quy hoạch.

- Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quy hoạch quốc gia chưa được hoàn thiện nên gặp khó khăn trong việc chia sẻ thông tin và phối hợp giữa các cơ quan.

2.2 Nguyên nhân

2.2.1 Nguyên nhân khách quan

- Việc tổ chức lập các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia là nhiệm vụ mới, phức tạp và lần đầu tiên được triển khai đồng thời ở tất cả các cấp, các ngành, đặc biệt là quy hoạch cấp dưới được lập khi quy hoạch cấp trên chưa-được ban hành, dẫn đến nội dung quy hoạch cấp dưới khó cụ thể hóa đầy đủ các quan điểm, mục tiêu, định hướng, phương án phát triển và giải pháp của quy hoạch cấp trên.

- Việc tổ chức lập quy hoạch chủ yếu bắt đầu thực hiện từ đầu năm 2020 do các các văn bản pháp luật có liên quan đến quy hoạch ban hành chậm hơn so với thời điểm Luật Quy hoạch có hiệu lực, đặc biệt liên quan đến kinh phí lập quy hoạch.

- Nguồn vốn cho công tác quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia sử dụng vốn đầu tư công, do vậy, nhiều quy hoạch phải chờ Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 được Quốc hội thông qua mới có cơ sở triển khai thực hiện.

- Quy trình lập, thẩm định, phê duyệt dự toán kinh phí, tổ chức đấu thầu lựa chọn đơn vị tư vấn lập quy hoạch mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến tiến độ lập quy hoạch.

- Quy định pháp luật có liên quan đến quy hoạch còn có những nội dung chưa đồng bộ, hoặc chưa rõ ràng dẫn đến lúng túng trong triển khai thực hiện (ví dụ khó khăn trong việc xác định người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đấu thầu hoặc khó khăn trong việc xác định chủ dự án, chủ đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư công khi áp dụng vào quy trình lập quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch...).

- Cơ sở dữ liệu một số ngành, lĩnh vực còn chưa đồng bộ, nhất là dữ liệu sơ đồ, bàn đồ đòi hỏi mất nhiều thời gian khảo sát, thu thập, xử lý và tổng hợp thông tin, số liệu.

- Diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ lập quy hoạch thời kỳ 2021-2030, các đơn vị tư vấn không tiếp cận được thực địa để khảo sát, nghiên cứu và lập quy hoạch.

2.2.2 Nguyên nhân chủ quan

- Tư duy, nhận thức về vai trò của Nhà nước nói chung và công tác quy hoạch nói riêng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn đang trong quá trình chuyển đổi và từng bước hoàn thiện; quá trình chuyển đổi này không diễn ra đồng đều ở các cấp, các ngành.

- Còn có tình trạng cơ quan lập quy hoạch phó mặc cho tư vấn thực hiện. Nhiều địa phương không quan tâm đến công tác quy hoạch; nhiều ý kiến khác nhau giữa các ngành nhưng không được xử lý kịp thời làm kéo dài thời gian lập quy hoạch và hoàn thiện quy hoạch sau khi đã thẩm định.

- Công tác phối hợp, tham gia ý kiến của bộ, ngành, địa phương về quy hoạch còn chậm do phải thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng một lúc hoặc chưa quan tâm nhiều đến hoạt động quy hoạch. Một số văn bản góp ý nhưng không cụ thể, bám sát nội dung dẫn đến phải rà soát, xin ý kiến nhiều lần.

- Năng lực của cán bộ quản lý nhà nước về quy hoạch, tư vấn lập quy hoạch có lúc, có nơi còn hạn chế, dẫn đến quá trình thực hiện còn gặp nhiều lúng túng, có nhiều cách hiểu, thực hiện không thống nhất.

- Nguồn lực nhân lực và nguồn lực tài chính bố trí cho hoạt động quy hoạch còn chưa tương xứng; việc tham gia ý kiến, thẩm định đồng thời các quy hoạch ở tất cả các cấp gây áp lực lên đội ngũ cán bộ của các cấp, các ngành, trong khi phương tiện, điều kiện làm việc còn nhiều hạn chế (ví dụ báo cáo, sơ đồ, bản đồ, dữ liệu quy hoạch vừa nhiều về số lượng, vừa yêu cầu cao về yêu cầu kỹ thuật đối với máy móc, trang thiết bị...).

IV. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ QUY HOẠCH ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Thiết lập hệ thống quy hoạch quốc gia thống nhất

Quán triệt Nghị quyết số 13-NQ/TW Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI, Luật Quy hoạch có phạm vi điều chỉnh chung cho các loại quy hoạch phát triển trên phạm vi cả nước. Hệ thống quy hoạch quốc gia lần đầu tiên được thành lập có tính thứ bậc, dễ theo dõi, giám sát và thực hiện thay thế cho quy hoạch thời kỳ trước được điều chỉnh bởi trên 100 luật, pháp lệnh có nội dung chồng chéo, trùng lặp với nhau.

Theo quy định mới của Luật Quy hoạch, số lượng quy hoạch cấp quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh (không bao gồm quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành) giảm khoảng 97% (giảm từ trên 3600 quy hoạch còn 111 quy hoạch).

Hệ thống quy hoạch quốc gia được xây dựng theo hướng tinh gọn, tập trung, hệ thống và thứ bậc, trong đó quy hoạch cao hơn là cơ sở để lập quy hoạch thấp hơn và các quy hoạch ngành quốc gia phải bảo bảo phù hợp với quy hoạch tổng thể. Do tính tập trung, thứ bậc hệ thống quy hoạch quốc gia, sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương được đẩy mạnh khăng khít hơn, qua đó góp phần khắc phục được tình trạng quy hoạch phát triển cục bộ, cát cứ theo ngành, lĩnh vực hoặc địa phương. Công tác quản lý nhà nước về quy hoạch từng bước được hoàn thiện theo hướng tập trung, hiệu quả hơn.

2. Đổi mới toàn diện nội dung, cách tiếp cận lập quy hoạch; tăng cường gắn kết giữa quy hoạch và đầu tư và quản lý phát triển

Nội dung, cách tiếp cận lập quy hoạch được chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung của nền kinh tế chỉ huy - mệnh lệnh chuyển sang quy hoạch chú trọng định hướng phát triển, tổ chức không gian phát triển và phân bổ nguồn lực chủ yếu trên quan điểm phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và quan điểm Nhà nước kiến tạo phát triển, chủ động dẫn dắt sự phát triển thông qua việc tạo ra môi trường và điều kiện cho các thành phần kinh tế phát huy mọi tiềm năng trong môi trường cạnh tranh và hội nhập quốc tế hướng tới các mục tiêu phát triển đã đề ra. Chính vì vậy, quy hoạch cần phải mở, linh hoạt; tạo điều kiện cho những thay đổi phù hợp theo tín hiệu thị trường và các xu thế phát triển trong nước và quốc tế mà vẫn đảm bảo thực hiện được những định hướng và mục tiêu phát triển của Nhà nước.

Nội dung quy hoạch theo quy định của Luật Quy hoạch tập trung vào sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động phát triển, định hướng phát triển kết cấu hạ tầng, khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Phương pháp lập quy hoạch theo cách tiếp cận tích hợp đa ngành chú trọng việc xem xét tổng thể và phối hợp đồng bộ giữa các ngành, lĩnh vực có liên quan trong lập quy hoạch nhằm đạt được mục tiêu phát triển cân đối, hài hòa, hiệu quả và bền vững.

Vị trí, vai trò của quy hoạch trong quản lý đầu tư và quản lý phát triển ngành, lĩnh vực được thể chế hóa chặt chẽ hơn thông qua việc sửa đổi các luật có quy định liên quan đến quy hoạch bảo đảm thống nhất với Luật Quy hoạch. Ví dụ: Sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư trong đó quy định việc xây dựng kế hoạch đầu tư trung hạn, việc lập, quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư phải phù hợp với quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch; xử lý các vấn đề còn có sự chồng chéo trong quy hoạch khu chức năng giữa pháp luật về xây dựng và pháp luật chuyên ngành; thắt chặt việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch, khắc phục tình trạng điều chỉnh cục bộ quy hoạch một cách tùy tiện, lợi dụng điều chỉnh quy hoạch để trục lợi, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của nhân dân và Nhà nước...

3. Định hình không gian phát triển quốc gia hiệu quả, thống nhất; chủ động dẫn dắt sự phát triển, thúc đẩy đầu tư phát triển theo quy hoạch

- Về định hình không gian phát triển quốc gia hiệu quả, thống nhất

Các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030 được lập theo quy định của Luật Quy hoạch, đặc biệt là Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 81/2023/QH15 đã cụ thể hóa thêm một bước các chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội đất nước vào việc tổ chức không gian phát triển quốc gia, ngành, vùng lãnh thổ và các địa phương cụ thể như sau:

+ Không gian phát triển quốc gia được tổ chức hiệu quả, thống nhất trên quy mô toàn quốc, bảo đảm liên kết nội vùng, liên vùng, khu vực và quốc tế gắn với khai thác lợi thế so sánh của quốc gia, từng vùng, từng địa phương trong vùng nhằm huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

+ Các hành lang kinh tế Bắc - Nam, Đông - Tây, các vùng động lực, cực tăng trưởng của quốc gia, vùng lãnh thổ và từng địa phương được hoạch định rõ ràng, phát triển có trọng tâm, trọng điểm, tạo hiệu ứng lan tỏa thúc đẩy kinh tế cả nước phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững; đồng thời, có cơ chế, chính sách, nguồn lực phù hợp với điều kiện của nền kinh tế để bảo đảm an sinh xã hội, cung cấp các dịch vụ công cho các khu vực khó khăn, đặc biệt là dịch vụ về y tế, giáo dục, từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển với các địa bàn thuận lợi.

+ Việc tổ chức không gian phát triển quốc gia, các vùng, hành lang kinh tế, hệ thống đô thị gắn với phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bước hiện đại và phát triển hài hòa khu vực đô thị, nông thôn; đảm bảo gắn kết giữa khu vực đất liền với không gian biển.

+ Các tài nguyên, nhất là tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên rừng, tài nguyên biển và các loại khoáng sản được quản lý khai thác, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm; bảo đảm an ninh năng lượng, an ninh lương thực, an ninh nguồn nước; phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và nâng cao chất lượng đa dạng sinh học; chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.

+ Các hành lang kinh tế trong nước đảm bảo kết nối với các hành lang kinh tế của khu vực và quốc tế. Kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh.

- Về chủ động dẫn dắt sự phát triển, thúc đẩy đầu tư phát triển theo quy hoạch

Các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030 đã được phê duyệt mặc dù thời gian triển khai thực hiện còn ngắn nhưng đã mang lại các kết quả thiết thực ban đầu, giúp các bộ, ngành, địa phương chủ động tổ chức triển khai các nhiệm vụ, giải pháp, chương trình, dự án và thu hút đầu tư theo quy hoạch cụ thể như sau:

- Trên cơ sở Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt, từ năm 2021 đến nay 659 km đường bộ cao tốc[1] đã được đầu tư xây dựng theo quy hoạch và đưa vào sử dụng; nâng tổng chiều dài đưa vào khai thác là 1.822 km.

- Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long đã thu hút đầu tư vốn ODA cho các dự án liên kết vùng, đặc biệt là các dự án DPO khoảng 94 nghìn tỷ đồng.

- Một số địa phương thu hút đầu tư, đạt tăng trưởng GRDP khá sau khi phê duyệt và công bố quy hoạch như Bắc Giang, Quảng Ninh, Nghệ An, Khánh Hòa, Thanh Hóa, Hà Tĩnh.

4. Bãi bỏ các quy hoạch ấn định khối lượng, số lượng hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm được sản xuất, tiêu thụ tạo đột phá trong cải cách thủ tục hành chính

Việc bãi bỏ các quy hoạch sản phẩm đã góp phần quan trọng trong việc từng bước tháo gỡ rào cản ra nhập thị trường của doanh nghiệp, hàng hóa, dịch vụ đang gây khó khăn cho việc huy động các nguồn lực, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và người dân.

Về hàng hóa, sản phẩm nông nghiệp, nổi bật nhất là việc bãi bỏ Quy hoạch thương nhân, kinh doanh xuất khẩu gạo tại Quyết định số 6139/QĐ-BCT ngày 04 tháng 01 năm 2017 của Bộ Công Thương.

Thời gian qua, nhiều ý kiến chuyên gia, doanh nghiệp có ý kiến về bất cập trong thể chế, chính sách về kinh doanh, xuất khẩu gạo, đặc biệt là Quy hoạch thương nhân, kinh doanh xuất khẩu gạo tại Quyết định số 6139/QĐ-BCT cụ thể như sau:

- Nghị định số 109/2010/NĐ-CP của Chính phủ chỉ yêu cầu kho chứa và cơ sở xay sát phải nằm tại tỉnh thành có thóc gạo hoặc có cảng biển. Những Quy hoạch thương nhân, kinh doanh xuất khẩu tại Quyết định số 6139/QĐ-BCT lại giới hạn lại chỉ ở 13 tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long, Thành phố Hồ Chí Minh, Thái Bình, Hưng Yên, Tây Ninh mới được xuất khẩu gạo. Như vậy đã loại bỏ rất nhiều tỉnh, thành phố khác.

- Nghị định số 109/2010/NĐ-CP chỉ coi thành tích xuất khẩu gạo là điều kiện để phân bổ hợp đồng tập trung. Nhưng Quyết định số 6139/QĐ-BCT lại mở rộng, dùng thành tích xuất khẩu gạo làm điều kiện để duy trì giấy phép.

Như vậy việc bãi bỏ Quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo đồng nghĩa với việc chính thức bãi bỏ các tiêu chí, điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo quy định tại Quyết định số 6139/QĐ-BCT (quy định khống chế số lượng tối đa 150 đầu mối xuất khẩu gạo, quy định khống chế địa bàn đầu tư xây dựng kho chứa, cơ sở xay, xát thóc gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo tại 20 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, quy định tiêu chí thành tích xuất khẩu gạo).

Việc bãi bỏ quy hoạch này đã nhận được sự hưởng ứng tích cực, mạnh mẽ của cộng đồng doanh nghiệp, góp phần đảm bảo tính minh bạch của thể chế, môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp yên tâm đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu gạo, góp phần thúc đẩy xuất khẩu gạo và tăng cường tiêu thụ thóc, gạo hàng hóa cho người nông dân... Đặc biệt là trong năm 2023, xuất khẩu gạo Việt Nam đã thiết lập kỷ lục mới kim ngạch xuất khẩu gạo trong 9 tháng năm 2023 đạt 3,66 tỷ USD, tăng 40,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này đã vượt giá trị xuất khẩu gạo cao nhất đã từng đạt được năm 2011 (3,65 tỷ USD). Điều đáng chú ý là đạt được giá trị xuất khẩu 3,66 tỷ USD trong 9 tháng 2023 mà khối lượng gạo xuất khẩu chỉ 6,6 triệu tấn. Trong khi năm 2011, để đạt được 3,65 tỷ USD thì cần 7,1 triệu tấn gạo. Các kết quả nổi bật của xuất khẩu gạo Việt Nam cho thấy việc đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của Nhà nước, đặc biệt là đổi mới về thể chế đã mang lại các kết quả thiết thực.

Về hàng hóa, sản phẩm công nghiệp, nổi bật nhất là việc bãi bỏ các quy hoạch ấn định hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm liên quan đến xuất nhập khẩu (như ô tô, thép, dệt may...) hoặc chủ yếu do doanh nghiệp FDI đầu tư sản xuất qua đó góp phần vào việc thực hiện các cam kết của Việt Nam liên quan đến việc gỡ bỏ hàng rào kỹ thuật, thuế quan khi gia nhập các hiệp định thương mại (FTA); đồng thời góp phần quan trọng trong việc đón đầu các làn sóng đầu tư mới, đặc biệt là dự báo về “làn sóng FDI lần thứ tư” ở Việt Nam trong thời gian tới. Một số quy hoạch sau khi được bãi bỏ đã góp phần giúp cho Việt Nam thắng kiện trong các vụ kiện chống bán phá giá; gần đây nhất là thắng trong vụ kiện chống bán phá giá thép.

Thực tế cho thấy nhiều quy hoạch ấn định số lượng hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm được sản xuất, tiêu thụ không có nhiều ý nghĩa trong thực tiễn. Ví dụ, Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (ban hành năm 2014) đặt ra những con số dự kiến tỷ trọng số lượng xe sản xuất, lắp ráp trong nước so với tổng nhu cầu nội địa; dự kiến sản lượng xe; dự kiến xuất khẩu xe nguyên chiếc và phụ tùng không phù hợp với thực tiễn.

Cụ thể như, quy hoạch đề ra xe ôtô đến 9 chỗ ngồi đến năm 2020 chiếm tỷ trọng 60%; đến năm 2025 chiếm 65% và đến năm 2030 chiếm 70%. Xe ôtô trên 10 chỗ ngồi đến năm 2020 chiếm tỷ trọng 90% và đến 2030 chiếm 92%. Xe ôtô tải đến năm 2020 chiếm tỷ trọng 78% và đến năm 2030 chiếm 80%. Xe chuyên dùng đến năm 2020 chiếm tỷ trọng 15% và đến năm 2030 chiếm 20%.

Về dự kiến sản lượng xe, dự kiến đến năm 2020 đạt hơn 227.000 chiếc; đến năm 2025 là hơn 466.000 chiếc và đến năm 2030 là gần 863.000 chiếc (trong đó ôtô dưới 9 chỗ ngồi hơn 452.000 chiếc, ôtô tải hơn 356.000 chiếc) ...

Tuy nhiên, sau gần 5 năm đã thấy thực tế triển khai hoàn toàn khác xa quy hoạch. Đến hết năm 2018, theo các số liệu thống kê thì cả nước đã có khoảng 3 triệu xe ôtô. Tính đến hết năm 2018, cả nước có 358 doanh nghiệp sản xuất liên quan đến ôtô; trong đó, có 50 doanh nghiệp lắp ráp ôtô; 45 doanh nghiệp sản xuất khung gầm, thân xe, thùng xe; 214 doanh nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng ôtô... Có nhiều hãng lớn có hoạt động sản xuất, lắp ráp trong nước (Toyota, Hyundai, Kia, Mazda, Honda, GM, Chevrolet, Ford, Mitsubishi, Nissan, Suzuki, Isuzu, Mercedes-Benz, Hino) đáp ứng khoảng 70% nhu cầu xe dưới 9 chỗ trong nước.

Tốc độ tăng trưởng trung bình xe sản xuất lắp ráp trong nước giai đoạn 2015- 2018 đạt 10%. Năm 2015, sản lượng sản xuất, lắp ráp xe ôtô trong nước đạt trên 200 nghìn xe/năm, tăng 51% so với 2014. Năm 2016, sản lượng tiếp tục tăng mạnh, đạt trên 283,3 nghìn xe/năm, tăng 38% so với năm 2015. Năm 2017, sản lượng sản xuất, lắp ráp đạt 258,7 ngàn xe, giảm 9% so với năm 2016; năm 2018 đạt 250 ngàn xe, giảm khoảng 3% so với năm 2017.

Qua đó cho thấy, việc quy hoạch xác định số lượng sản xuất, tiêu thụ các hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm không mang lại nhiều ý nghĩa, hiệu quả. Các chính sách, giải pháp phát triển các hàng hóa, sản phẩm chủ lực cần chú trọng vào việc nâng cao chất lượng, giá trị, hiệu quả kinh tế gắn với nâng cao sức cạnh tranh trong thị trường khu vực, thế giới.

Về dịch vụ, việc bãi bỏ các quy hoạch ấn định số lượng các cơ sở kinh doanh, dịch vụ trong lĩnh vực dịch vụ công (quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng, quy hoạch tổng thể các trung tâm đăng kiểm và dây chuyền kiểm định xe cơ giới...) cũng như trong khu vực tư nhân (quy hoạch kinh doanh bán buôn, bán lẻ sản phẩm rượu bia, thuốc lá; quy hoạch karaoke, vũ trường...) góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, xóa bỏ cơ chế xin - cho và giấy phép con trong đầu tư, kinh doanh.

Cùng với Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, việc chuyển đổi phương thức quản lý đầu tư từ việc quy hoạch cứng nhắc và có tác dụng như “giấy phép con” về hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ cụ thể, thay thế bằng các điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chuyên ngành tại Luật Quy hoạch là một trong những giải pháp đảm bảo công khai, minh bạch trong quản lý đầu tư, kinh doanh và tăng cường năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong thương mại quốc tế.

Để thay thế các quy hoạch bị bãi bỏ theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 59 Luật Quy hoạch, thực hiện chủ trương tăng cường phân cấp, phân quyền cho địa phương trong quản lý và đơn giản hóa điều kiện đầu tư, kinh doanh, các Bộ, địa phương đã ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp thẩm quyền ban hành các văn bản quy định về điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chuyên ngành bảo đảm công tác quản lý, cấp phép theo quy định pháp luật.

Ngoài ra, nhiều chiến lược, kế hoạch, đề án phát triển ngành, lĩnh vực đã được ban hành để thay thế cá quy hoạch bị bãi bỏ như Chiến lược phát triển nguồn nhân lực thay thế cho Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực; Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo thay thế Quy hoạch thương nhân, kinh doanh xuất khẩu gạo; Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng thay thế cho Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng, xi măng...; Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững thay thế cho Quy hoạch phát triển cao su, mía đường... Việc ban hành các chiến lược, kế hoạch, đề án phát triển vừa đảm bảo định hướng của Nhà nước đối với phát triển ngành, lĩnh vực, vừa tạo sự chủ động, linh hoạt trong quá trình chỉ đạo, quản lý và thúc đẩy phát triển sản xuất theo tín hiệu thị trường và phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững phù hợp với hội nhập kinh tế quốc tế.

Qua rà soát của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hệ thống các chính sách, pháp luật có liên quan đến hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm có quy hoạch bị bãi bỏ cơ bản hoàn thiện; việc bãi bỏ quy hoạch sản phẩm không dẫn đến khoảng trống pháp lý làm ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước của các ngành, các địa phương.

Mặt khác, cần có sự thống nhất về nhận thức đó là việc bãi bỏ các quy hoạch sản phẩm không phủ nhận trách nhiệm, vai trò quản lý nhà nước đối với việc định hướng phát triển ngành, lĩnh vực có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bị bãi bỏ quy hoạch. Việc bãi bỏ quy hoạch sản phẩm là nhằm xóa bỏ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung trong sản xuất, phân phối các hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ không còn phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều thành phần kinh tế và bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là việc xã hội hóa sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ diễn ra trên phạm vi toàn cầu, không bó hẹp trong phạm vi một quốc gia. Công tác quy hoạch vẫn tiếp tục đóng góp vào việc định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực này nhưng không phải bằng cách ấn định số lượng hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm được sản xuất, tiêu thụ, mà thông qua định hướng phát triển các đô thị, khu chức năng, hệ thống kết cấu hạ tầng, quản lý khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên có liên quan để thúc đẩy phát triển các ngành quan trọng và khu vực động lực phát triển của quốc gia, vùng, địa phương.

Phần II
 ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

I. KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LUẬT QUY HOẠCH

1. Về căn cứ pháp lý

Việc nghiên cứu sửa đổi Luật Quy hoạch dựa trên 02 căn cứ pháp lý chính sau:

(1) Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021 – 2030

Tại Nghị quyết này, Quốc hội giao Chính phủ tổng kết, đánh giá toàn diện việc thực hiện Luật Quy hoạch và các nội dung có liên quan đến quy hoạch trong các luật, văn bản quy phạm pháp luật để khẩn trương trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật Quy hoạch và các luật có liên quan đến quy hoạch. Liên quan đến định hướng nghiên cứu tổng kết thi hành Luật Quy hoạch và định hướng sửa đổi Luật Quy hoạch, Quốc hội yêu cầu tập trung vào 02 nội dung chính sau:

- Đánh giá toàn diện tác động của việc bãi bỏ các quy hoạch về đầu tư phát triển hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm cụ thể, ấn định khối lượng, số lượng hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm được sản xuất, tiêu thụ theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 59 của Luật Quy hoạch; nghiên cứu rà soát các quy hoạch này để bảo đảm yêu cầu của Luật Quy hoạch, yêu cầu quản lý nhà nước và phù hợp với cam kết trong các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Tổng kết, đánh giá toàn diện việc thực hiện Luật Quy hoạch và các nội dung có liên quan đến quy hoạch trong các luật, văn bản quy phạm pháp luật để khẩn trương trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật Quy hoạch và các luật có liên quan đến quy hoạch nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về công tác quy hoạch, bảo đảm đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.

(2) Nghị quyết số 108/NQ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ về thực hiện Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021 – 2030

Nghị quyết số 108/NQ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ tiếp tục cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp về việc thực hiện Nghị quyết số 61/2022/QH15 của Quốc hội. Trong đó, liên quan đến việc sửa đổi Luật Quy hoạch, Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tập trung nghiên cứu một số nội dung chính sau:

- Nghiên cứu sửa đổi phạm vi điều chỉnh của các Luật, bảo đảm định hướng, yêu cầu của Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2012 của Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI.

- Nghiên cứu, bổ sung quy định điều chỉnh quy hoạch với quy trình rút gọn, trong đó có các tiêu chí, điều kiện, thủ tục, quy trình điều chỉnh để vừa giải quyết các vấn đề vướng mắc trong thực tiễn, vừa bảo đảm tính đồng bộ, kế thừa, ổn định và liên kết của hệ thống quy hoạch quốc gia.

- Rà soát các Danh mục quy hoạch tại Phụ lục 1 và Phụ lục 2 của Luật Quy hoạch để sửa đổi, bổ sung phù hợp với tình hình thực tiễn và phạm vi quản lý của các bộ, ngành, địa phương và phù hợp với quy định chung của Luật Quy hoạch, tránh trùng lặp, chồng chéo về nội dung giữa các loại quy hoạch.

- Nghiên cứu, sửa đổi các quy định về kinh phí cho hoạt động quy hoạch theo hướng bố trí linh hoạt theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác.

2. Về quan điểm sửa đổi Luật Quy hoạch

- Tiếp tục hoàn thiện thể chế về quy hoạch theo quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI; góp phần quan trọng vào hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa để quy hoạch là công cụ hiệu quả của Nhà nước trong định hướng, dẫn dắt sự phát triển của đất nước, vùng lãnh thổ và các địa phương.

- Giải quyết các quy định chồng chéo, mâu thuẫn và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật về quy hoạch, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của chính sách, pháp luật về quy hoạch.

- Đơn giản hóa trình tự, thủ tục của hoạt động quy hoạch; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước về quy hoạch gắn với tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát và đề cao trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức; đảm bảo tính công khai, minh bạch và tạo điều kiện thuận lợi trong thu hút đầu tư, cũng như việc sử dụng và phát huy hiệu quả các nguồn lực của đất nước.

3. Về mục tiêu sửa đổi Luật Quy hoạch

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống quy hoạch quốc gia thống nhất, đồng bộ ở các cấp; tăng cường kỷ cương, trật tự trong quản lý phát triển theo quy hoạch;

- Rà soát, hoàn thiện trình tự, thủ tục lập, điều chỉnh quy hoạch và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan bảo đảm thống nhất quản lý nhà nước về quy hoạch gắn với phân cấp, phân quyền hợp lý giữa các cơ quan nhà nước.

- Hoàn thiện nội dung, phương pháp lập quy hoạch để khơi thông mọi nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững, gắn với cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư, kinh doanh.

- Hoàn thiện các quy định về tổ chức thực hiện quy hoạch; tăng cường gắn kết giữa quản lý nhà nước về quy hoạch và đầu tư; nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu, sơ đồ, bản đồ về quy hoạch, đảm bảo tính công khai, minh bạch và tạo điều kiện thuận lợi trong thu hút đầu tư.

- Hoàn thiện quy định về kinh phí cho hoạt động quy hoạch và mở rộng các hình thức lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch phù hợp với yêu cầu phát triển và bối cảnh hội nhập quốc tế.

4. Định hướng nội dung sửa đổi Luật Quy hoạch

4.1 Về hệ thống quy hoạch quốc gia, mối quan hệ giữa các quy hoạch

- Đề xuất quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn thuộc danh mục quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành, đồng thời bổ sung quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành vào hệ thống quy hoạch quốc gia

- Làm rõ mối quan hệ của quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành trong hệ thống quy hoạch quốc gia.

- Rà soát danh mục các quy hoạch ngành quốc gia tại Phụ lục I và danh mục quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành tại Phụ lục II của Luật Quy hoạch đảm bảo khắc phục tình trạng chồng chéo giữa các quy hoạch; đảm bảo đồng bộ giữa đối tượng quy hoạch và cấp độ lập quy hoạch, phân công, phân cấp giữa các ngành, giữa trung ương và địa phương trong quản lý ngành, lĩnh vực.

Nghiên cứu bổ sung vào Danh mục các quy hoạch một số quy hoạch kết cấu hạ tầng và khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên để sản xuất sản phẩm cần thiết, cấp bách, mang tính chiến lược đối với phát triển kinh tế - xã hội[14], bảo đảm không làm phát sinh thêm thủ tục hành chính gây khó khăn cho doanh nghiệp và không trái với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết.

4.2 Kinh phí cho hoạt động quy hoạch; lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch

- Nghiên cứu bổ sung quy định về việc cho phép sử dụng kinh phí chi thường xuyên cho việc lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố, điều chỉnh các loại quy hoạch.

- Nghiên cứu mở rộng hình thức lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch như cho phép chỉ định thầu hoặc tổ chức thi tuyển để lựa chọn tư vấn lập quy hoạch tương tự như quy định pháp luật về quy hoạch đô thị.

4.3 Về trình tự, thủ tục và trách nhiệm của các cơ quan trong quá trình lập quy hoạch

- Nghiên cứu bổ sung quy định về điều chỉnh nhiệm vụ lập quy hoạch; xem xét phân cấp thẩm quyền tổ chức thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

- Nghiên cứu hoàn thiện quy trình lập, lấy ý kiến, thẩm định, trình quyết định hoặc phê duyệt quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh theo hướng đơn giản hóa quy trình, thủ tục (phối hợp trong quá trình lập quy hoạch; tổ chức lấy ý kiến về quy hoạch; cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định tổ chức lấy ý kiến chuyên gia, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và tổ chức khác có liên quan trước khi trình Hội đồng thẩm định quy hoạch...) và phân công hợp lý trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan.

4.4 Về tổ chức lập đồng thời các quy hoạch; điều chỉnh quy hoạch trong trường hợp có mâu thuẫn; điều chỉnh cục bộ quy hoạch

- Xem xét đưa vào Luật Quy hoạch các quy định của Nghị quyết số 61/2022/QH15 của Quốc hội về việc tổ chức lập đồng thời các quy hoạch và trình tự, thủ tục điều chỉnh quy hoạch trong trường hợp có mâu thuẫn để đảm bảo tiến độ lập quy hoạch cho các thời kỳ quy hoạch tiếp theo.

- Nghiên cứu bổ sung quy định về trường hợp điều chỉnh cục bộ và trình tự, thủ tục điều chỉnh cục bộ quy hoạch để đảm bảo công tác chỉ đạo, điều hành kịp thời, hiệu quả và tăng cường tính khả thi của quy hoạch.

4.5 Về nội dung quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh

- Nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện quy định về nội dung quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh theo hướng tập trung vào các định hướng phát triển có tính chiến lược dài hạn và phù hợp với thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ. Các phương án phát triển chi tiết thuộc thẩm quyền quản lý của cấp tỉnh sẽ xem xét bổ sung quy hoạch vào danh mục quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành để đảm bảo yêu cầu quản lý phát triển theo quy hoạch.

- Rà soát quy định còn trùng lặp, chồng chéo, bất cập về nội dung quy hoạch (như danh mục dự án quan trọng quốc gia...) và bổ sung các nội dung còn thiếu hoặc mới phát sinh (như nội dung sắp xếp đơn vị hành chính...) đảm bảo sự đồng bộ giữa Luật Quy hoạch và quy định pháp luật có liên quan.

4.6 Về kế hoạch thực hiện quy hoạch tỉnh

- Xem xét bỏ kế hoạch sử dụng đất trong nội dung kế hoạch thực hiện quy hoạch tỉnh; đồng thời dẫn chiếu việc lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch sử dụng đất thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất giữa pháp luật về quy hoạch và pháp luật về đất đai.

- Xem xét phân cấp cho UBND cấp tỉnh phê duyệt dung kế hoạch thực hiện quy hoạch tỉnh đảm bảo đồng bộ với quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và pháp luật khác có liên quan.

4.7 Về phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu sơ đồ, bản đồ quy hoạch, cơ sở dữ liệu về quy hoạch

Nghiên cứu bổ sung quy định về việc phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu sơ đồ, bản đồ quy hoạch, cơ sở dữ liệu về quy hoạch thực hiện theo pháp luật về phí, lệ phí để đẩy mạnh công khai, minh bạch của hoạt động quy hoạch; tăng cường khả năng tiếp cận thông tin, dữ liệu về quy hoạch của người dân, qua đó góp phần xây dựng môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, minh bạch, bình đẳng.

5. Định hướng nội dung sửa đổi một số luật có liên quan đến quy hoạch để đảm bảo đồng bộ với Luật Quy hoạch

Ngoại trừ quy hoạch sử dụng đất được nghiên cứu đề xuất tại hồ sơ Luật Đất đai sửa đổi và quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn được nghiên cứu đề xuất tại hồ sơ Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn, một số luật có liên quan đến quy hoạch đề xuất sửa đổi, bổ sung như sau:

- Xem xét sửa đổi điểm a khoản 3 Điều 33 Luật Đầu tư để bổ sung quy hoạch nông thôn, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành vào các loại quy hoạch cần đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư để đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước về quy hoạch ở các cấp hành chính.

- Xem xét bổ sung phí khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu sơ đồ, bản đồ quy hoạch, cơ sở dữ liệu về quy hoạch vào Phụ lục số 01 Luật Phí, lệ phí.

- Tùy thuộc vào đề xuất sửa đổi danh mục các quy hoạch ngành quốc gia tại Phụ lục I của Luật Quy hoạch và danh mục quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành tại Phụ lục II của Luật Quy hoạch, có thể đề xuất sửa đổi, bổ sung một số luật có liên quan đến quy hoạch để đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật.

II. NGUỒN Lực, ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM VIỆC THI HÀNH LUẬT QUY HOẠCH

Để tiếp tục thực hiện tốt Luật Quy hoạch, các luật có liên quan đến quy hoạch, trong thời gian tới cần tiếp tục tổ chức thực hiện các giải pháp sau đây:

1. Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quy hoạch, pháp luật có liên quan đến quy hoạch. Đẩy nhanh và hoàn thành việc ban hành các luật có liên quan đến quy hoạch, văn bản quy định chi tiết, sửa đổi bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ các quy định pháp luật có liên quan đến quy hoạch đảm bảo thống nhất với Luật Quy hoạch.

2. Đẩy nhanh và hoàn thành việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành để làm cơ sở định hướng phát triển và quản lý phát triển các ngành, lĩnh vực, vùng lãnh thổ và các địa phương giai đoạn 2021-2030.

3. Đẩy nhanh việc ban hành kế hoạch, chính sách, giải pháp thực hiện quy hoạch; tăng cường theo dõi, đánh giá thực hiện quy hoạch để kịp thời điều chỉnh nếu cần thiết.

4. Tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch, trong đó tập trung việc xây dựng, đồng bộ hóa cơ sở dữ liệu quy hoạch thời kỳ 2021-2030 để phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của các cấp, các ngành và việc cung cấp thông tin, dữ liệu về quy hoạch cho người dân, doanh nghiệp.

5. Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về quy hoạch; từng bước chuẩn hóa đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tại các cơ quan quản lý nhà nước về quy hoạch ở các cấp, các ngành nhằm nâng cao năng lực quản lý nhà về quy hoạch, nâng cao chất lượng của quy hoạch.

6. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát thi hành Luật Quy hoạch và xử lý các vi phạm pháp luật về quy hoạch. Xây dựng hoàn thiện hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch là công cụ hỗ trợ hiệu quả việc quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội, kêu gọi đầu tư, công khai minh bạch thông tin, dữ liệu quy hoạch gắn với tăng cường giám sát xã hội về quy hoạch.

7. Tăng đầu tư nghiên cứu và hợp tác, trao đổi thông tin, kinh nghiệm với các tổ chức có kinh nghiệm của nước ngoài về quy hoạch; tiếp tục nghiên cứu, đổi mới, hoàn thiện phương pháp và nội dung quy hoạch phù hợp với điều kiện và từng giai đoạn phát triển của đất nước và gắn với hoàn thiện, nâng cao chất lượng thế chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, giải quyết tốt hơn quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội.

8. Bố trí đủ kinh phí cho hoạt động quy hoạch; khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài hỗ trợ nguồn lực cho hoạt động quy hoạch bảo đảm khách quan, công khai, minh bạch.

Trên đây là báo cáo tổng kết tình hình thực hiện Luật Quy hoạch và định hướng sửa đổi Luật Quy hoạch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xin báo cáo Chính phủ xem xét và quyết định./.

Các phục lục kèm theo báo cáo bao gồm: Phụ lục I. Danh mục các chính sách, pháp luật về quy hoạch đã được ban hành; Phụ lục II. Danh sách các tổ chức tư vấn lập quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030 và hình thức lựa chọn tổ chức tư vấn; Phụ lục III. Tiến độ lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Phụ lục I

DANH MỤC CÁC CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ QUY HOẠCH ĐÃ ĐƯỢC BAN HÀNH
 (Kèm theo báo cáo số ...,/BC-BKHĐT ngày tháng năm 2023 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

A - LUẬT, NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI, PHÁP LỆNH CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

TT

Tên, số ký hiệu loại văn bản

Năm ban hành

Cơ quan ban hành

Trích yếu văn bản

I

LUẬT, NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI

Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14

2017

Quốc hội

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật có liên quan đến quy hoạch số 28/2018/QH14

2018

Quốc hội

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch số 35/2018/QH14

2018

Quốc hội

II

PHÁP LỆNH, NGHỊ QUYẾT CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

Pháp lệnh số 01/2018/UBTVQH14

2018

Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Sửa đổi, bổ sung một số điều của 04 pháp lệnh có liên quan đến quy hoạch số

Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14

2019

Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Giải thích một số điều của Luật Quy hoạch

Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15

2023

Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 -2030

 B - VĂN BẢN QUY ĐỊNH CHI TIẾT LUẬT QUY HOẠCH

TT

Tên, số ký hiệu loại văn bản

Năm ban hành

Cơ quan ban hành

Trích yếu văn bản

I

NGHỊ ĐỊNH

Nghị định số 37/2019/NĐ-CP

2019

Chính phủ

Quy định chi tiết một số điều của Luật Quy hoạch

Nghị định số 58/2023/NĐ-CP

2023

Chính phủ

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quy hoạch

II

THÔNG TƯ

Thông tư số 08/2019/TT-BKHĐT

2019

Bộ KHĐT

Quy định về định mức cho hoạt động quy hoạch

Thông tư số 10/2021/TT-BKHĐT

2021

Bộ KHĐT

Hướng dẫn lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế - xã hội

Thông tư số 04/2023/TT-BKHĐT

2023

Bộ KHĐT

Hướng dẫn yêu cầu nội dung và kỹ thuật của cơ sở dữ liệu hồ sơ quy hoạch và sơ đồ, bản đồ quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.

C- VĂN BẢN QUY ĐỊNH CHI TIẾT CÁC LUẬT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN QUY HOẠCH

TT

Tên, số ký hiệu loại văn bản

Năm ban hành

Cơ quan ban hành

Trích yếu văn bản

I

KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

Nghị định số 82/2018/NĐ-CP

2018

Chính phủ

Quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế

Nghị định số 40/2020/NĐ-CP

2020

Chính phủ

Quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư công

Nghị định số 52/2020/NĐ-CP

2020

Chính phủ

Đầu tư xây dựng và kinh doanh sân gôn

Nghị định số 122/2021/NĐ-CP

2021

Chính phủ

Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

II

TÀI CHÍNH

Nghị định số 32/2019/NĐ-CP

2019

Chính phủ

Quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc; đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên

Nghị định số 99/2021/NĐ-CP

2021

Chính phủ

Quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công.

III

CÔNG THƯƠNG

Nghị định số 66/2020/NĐ-CP

2020

Chính phủ

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2017/NĐ- CP về quản lý cụm công nghiệp

Thông tư số 28/2020/TT-BCT

2020

Bộ CT

Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 68/2017/NĐ-CP và Nghị định số 66/2020/NĐ-CP

IV

GIAO THÔNG VẬN TẢI

Nghị định số 56/2019/NĐ-CP

2019

Chính phủ

Quy định chi tiết thi hành một số điều liên quan đến lĩnh vực giao thông vận tải trong luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch

Nghị định số 117/2021/NĐ-CP

2021

Chính phủ

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ- CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Nghị định số 05/2021/NĐ-CP

2021

Chính phủ

Quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay

Thông tư số 33/2021/TT-BGTVT

2021

Bộ GTVT

Hướng dẫn về định mức cho hoạt động quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành trong lĩnh vực giao thông vận tải

V

NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Nghị định số 53/2019/NĐ-CP

2019

Chính phủ

Quy định chi tiết việc lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch thủy lợi; đê điều; phòng, chống lũ của tuyến sông có đê

Thông tư số 11/2020/TT-BNNPTNT

2020

Bộ NNPTNT

Quy định kỹ thuật và định mức kỹ thuật cho hoạt động quy hoạch thủy lợi và điều tra cơ bản thủy lợi

VI

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Nghị định số 41/2019/NĐ-CP

2019

Chính phủ

Quy định chi tiết việc lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, thực hiện, đánh giá và điều chỉnh quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử.

VII

TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Nghị định số 23/2020/NĐ-CP

2020

Chính phủ

Quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông

Nghị định số 11/2021/NĐ-CP

2021

Chính phủ

Giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển

Nghị định số 51/2021/NĐ-CP

2021

Chính phủ

Quản lý khoáng sản tại các khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia

Nghị định số 148/2020/NĐ-CP

2020

Chính phủ

Sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai.

Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT

2018

Bộ TNMT

Quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Thông tư số 04/2020/TT-BTNMT

2020

Bộ TNMT

Quy định kỹ thuật quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh.

Thông tư số 09/2020/TT-BTNMT

2020

Bộ TNMT

Định mức kinh tế - kỹ lập quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh

Thông tư số 01/2021/TT-BTNMT

2021

Bộ TNMT

Quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Thông tư số 11/2021/TT-BTNMT

2021

Bộ TNMT

Quy định định mức kinh tế - kỹ thuật lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

VIII

XÂY DỰNG

Nghị định số 72/2019/NĐ-CP

2019

Chính phủ

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2010/NĐ- CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định số 44/2015/NĐ- CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng.

Nghị định số 98/2019/NĐ-CP

2019

Chính phủ

Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định thuộc lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật.

Nghị định số 95/2019/NĐ-CP

2019

Chính phủ

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24a/2016/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng.

Nghị định số 35/2023/NĐ-CP

2023

Chính phủ

Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.

IX

VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

Nghị định số 67/2022/NĐ-CP

2022

Chính phủ

sửa đổi, bổ sung Điều 4 Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

X

NGOẠI GIAO

Nghị định số 34/2023/NĐ-CP

2023

Chính phủ

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền.

XI

QUỐC PHÒNG

Nghị định số 22/2021/NĐ-CP

2021

Chính phủ

Khu kinh tế - quốc phòng

D - CÁC VĂN BẢN THỰC HIỆN QUY ĐỊNH CHUYỂN TIẾP CỦA LUẬT QUY HOẠCH

TT

Tên, số ký hiệu loại văn bản

Thời gian ban hành

Cơ quan ban hành

Trích yếu văn bản

I

Rà soát quy hoạch được tích hợp vào quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh và điều chỉnh quy hoạch thời kỳ 2011 - 2020 khi các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia chưa được quyết định/phê duyệt

Nghị quyết số 110/NQ-CP

2019

Chính phủ

Danh mục các quy hoạch được tích hợp vào quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 59 Luật Quy hoạch

Nghị quyết số 131/NQ-CP

2020

Chính phủ

Bổ sung các quy hoạch tại phụ lục danh mục các quy hoạch được tích hợp vào quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 59 của Luật Quy hoạch ban hành kèm theo Nghị quyết số 110/NQ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ

II

Rà soát các quy hoạch hết hiệu lực theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 59 Luật Quy hoạch

Nghị quyết số 63/NQ-CP

2019

Chính phủ

Danh mục các quy hoạch về đầu tư phát triển hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm cụ thể, ấn định khối lượng, số lượng hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm được sản xuất, tiêu thụ hết hiệu lực theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 59 Luật Quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.

Quyết định số 4977/QĐ-BCT

27/12/2018

Bộ CT

Bãi bỏ các quy hoạch hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm cụ thể theo quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 59, Luật Quy hoạch thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Công Thương

Quyết định số 591/QĐ-BNN-KH

21/02/2019

Bộ NNPTNT

về việc bãi bỏ các quy hoạch về đầu tư phát triển hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm cụ thể, ấn định khối lượng, số lượng hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm được sản xuất, tiêu thụ thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng Bộ NNPTNT

Quyết định số 378/QĐ-BGDĐT

19/02/2019

Bộ GDĐT

Bãi bỏ Quyết định số 6639/QĐ-BGDĐT ngày 29/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt Quy hoạch phát triển

nhân lực ngành giáo dục giai đoạn 2011-2020.

Quyết định số 655/QĐ-BXD

25/07/2019

Bộ XD

Bãi bỏ các quy hoạch về đầu tư phát triển hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm cụ thể, ấn định khối lượng, số lượng hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm được sản xuất, tiêu thụ thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Xây dựng

E - CÁC CHÍNH SÁCH, QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN, TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN KỸ THUẬT CHUYÊN NGÀNH THAY THẾ CÁC QUY HOẠCH BỊ BÃI BỎ

TT

Quy hoạch bị bãi bỏ

Chính sách, quy định thay thế quy hoạch bị bãi bỏ

Tên quy hoạch

Quyết định ban hành

Tên, trích yếu nội dung

Số hiệu văn bản

1.

Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020

Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ

Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của Chính phủ (Nhóm nhiệm vụ, giải pháp về Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực gắn với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo)

Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ.

Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ.

Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2023 của Chính phủ.

Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”

Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ

Kế hoạch thực hiện Quyết định số 14ố/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân

Quyết định số 359/QĐ- BTTTT ngày 25 tháng 2 năm 2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông

lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" của Bộ Thông tin và Truyền thông

Kế hoạch triển khai Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Quyết định số 2400/QĐ- BVHTTDL ngày 29 tháng 09 năm 2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Kế hoạch thực hiện Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” của Bộ Khoa học và Công nghệ

Quyết định số 1495/QĐ- BKHCN ngày 12 tháng 08 năm 2022 của Bộ Khoa học và Công nghệ

Chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành Xây dựng giai đoạn 2022 - 2030

Quyết định số 1413/QĐ- BXD ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ Xây dựng

Các chương trình, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia cấp tỉnh

Các quyết định của UBND cấp tỉnh

2.

Quy hoạch sân golf Việt Nam đến năm 2020

Quyết định số 1946/QĐ-TTg ngày 26 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ

Đầu tư xây dựng và kinh doanh sân gôn

Nghị định số 52/2020/NĐ- CP ngày 27 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ

3.

Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Quyết định số 1211/QĐ-TTg ngày 25 tháng 7 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ

Các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ (bao gồm cả nhiệm vụ, giải pháp phát triển sản xuất lắp ráp ô tô)

Nghị quyết số 115/NQ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ

Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ tù’ năm 2016 đến năm 2025 (bao gồm cả nhiệm vụ, giải pháp phát triển sản xuất lắp ráp ô tô)

Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ

Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ năm 2021, năm 2023 của Bộ Công Thương

Quyết định số 3616/QĐ- BCT ngày 31 tháng 12 năm 2020;

Quyết định số 2879/QĐ- BCT ngày 23 tháng 12 năm 2022 của Bộ Công Thương

Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện để sản xuất, gia công (lắp ráp) các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô giai đoạn năm 2020 - năm 2024 (gọi tắt là Chương trình ưu đãi thuế CNHT ô tô)

Nghị định số 57/2020/NĐ- CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan và Nghị định số 125/2017/NĐ- CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP.

Quy định cửa khẩu nhập khẩu ô tô chở người dưới 16 chỗ ngồi.

Thông tư số 21/2021/TT- BCT ngày 10 tháng 12 năm 2021 của Bộ Công Thương

4.

Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2020, có xét đến 2030

Quyết định số 1621/QĐ-TTg ngày 18 tháng 9 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ

Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040 (bao gồm cả tiền chất thuốc nổ và vật liệu nổ công nghiệp)

Quyết định số 726/QĐ-TTg ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ

5.

Quy hoạch phát triển ngành vật liệu nổ Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Quyết định số 1834/QĐ-TTg ngày 28 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ

6.

Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

Quyết định số 1469/QĐ-TTg ngày 22 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ

Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050

Quyết định số 1266/QĐ-TTg ngày 18 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ

7.

Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030

Quyết định số 1488/QĐ-TTg ngày 29 tháng 8 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ

Quy chuẩn quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng

Thông tư số 19/2019/TT- BXD ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Bộ Xây dựng

8.

Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030

Quyết định số 1445/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ

Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11 tháng 03 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ

9.

Quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020

Quyết định số 750/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ

Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó định hướng phát triển các vùng nguyên liệu tập trung, cung cấp đủ nguyên liệu đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng cho cơ sở chế biến, hướng tới phát triển các cụm liên kết sản xuất - bảo quản, chế biến - tiêu thụ nông sản gắn với các vùng nguyên liệu tập trung được cơ giới hóa đồng bộ, kết nối với cơ sở chế biến nông sản và hệ thống logistic, kênh phân phối, tiêu thụ nông sản.

Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2022 Thủ tướng Chính phủ

10.

Quy hoạch phát triển mía đường đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020

Quyết định số 26/2007/QĐ-TTg ngày 15 tháng 02 năm 2007 của Thủ tướng

Chính phủ

11.

Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ

12.

Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020

Quyết định số 2104/QĐ-TTg ngày 29 tháng 12 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ

Luật Công chứng

Chính sách phát triển nghề công chúng

Nghị quyết số 172/NQ-CP ngày 19/11/202 của Chính phủ về

Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 172/NQ-CP ngày 19/11/2020 của Chính phủ về phát triển nghề công chứng

Quyết định số 299/QĐ-BT ngày 05/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp

13.

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Quyết định số 2290/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ

Kế hoạch tổng thể và kế hoạch 05 năm của Bộ Giao thông vận tải thực hiện Nghị quyết số 36- NQ/TW ngày 22 tháng 10 năm 2018 của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (bao gồm cả nhiệm vụ, giải pháp về vận tải biển và công nghiệp tàu thủy)

Quyết định số 2094/QĐ- BGTVT ngày 06 tháng 11 năm 2020 của Bộ Giao thông vận tải

Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực hàng hải

Nghị định số 147/2018/NĐ- CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực hàng hải.

Quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển

Nghị định số 111/2016/NĐ- CP của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 147/2018/NĐ-CP của Chính phủ

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu biển; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị áp lực trên phương tiện giao thông vận tải và phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác trên biển; Quy kỹ thuật quốc gia về chế tạo và kiểm tra phương tiện, thiết bị xếp dỡ; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động và kỹ thuật nồi hơi lắp đặt trên phương tiện, thiết bị thăm dò và khai thác trên biển và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép - Sửa đổi 3: 2018.

Ban hành kèm theo Thông tư số 27/2019/TT-BGTVT ngày 07 tháng 8 năm 2019 của Bộ Giao thông vận tải

14.

Quy hoạch phát triển hệ thống thông tin duyên hải Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Quyết định số 1054/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ

Kế hoạch tổng thể và kế hoạch 05 năm của Bộ Giao thông vận tải thực hiện Nghị quyết số 36- NQ/TW ngày 22 tháng 10 năm 2018 của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (bao gồm cả nhiệm vụ, giải pháp về khai thác hiệu quả Hệ thống thông tin duyên hải)

Quyết định số 2094/QĐ- BGTVT ngày 06 tháng 11 năm 2020 của Bộ Giao thông vận tải

Quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải

Nghị định số 43/2018/NĐ- CP của Chính phủ

Định mức kinh tế - kỹ thuật vận hành, khai thác và bảo dưỡng hệ thống thông tin duyên hải để cung ứng dịch vụ thông tin duyên hải

Thông tư- số 51/2019/TT- BGTVT của Bộ Giao thông vận tải

Quy định chi tiết đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công thông tin duyên hải sử dụng ngân

Thông tư số 03/2023/TT- BGTVT của Bộ Giao thông

sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.

vận tải

Hướng dẫn giá dịch vụ sự nghiệp công thông tin duyên hải sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí thường xuyên, thực hiện theo phương thức đặt hàng.

Thông tư số 31/2022/TT- BGTVT của Bộ Giao thông vận tải

15.

Quy hoạch tổng thể trạm kiểm tra tải trọng trên đường bộ thời kỳ quy hoạch 2020 - 2030

Quyết định số 1885/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ

Quy định về quản lý, hoạt động của trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ.

Thông tư số 34/2021/TT- BGTVT của Bộ Giao thông vận tải

16.

Quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Quyết định số 1517/QĐ-TTg ngày 26 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ

Điều kiện kinh doanh vận tải biển, kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển và dịch vụ lai dắt tàu biển

Nghị định số 160/2016/NĐ- CP của Chính phủ về Điều kiện kinh doanh vận tải biển, kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển và dịch vụ lai dắt tàu biển được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 147/2018/NĐ-CP của Chính phủ

Đồ án Phát triển đội tàu vận tải biển của Việt Nam

Quyết định số 1254/QĐ- BGTVT ngày 28 tháng 09 năm 2022 của Bộ Giao thông vận tải

17.

Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và

định hướng đến năm 2030

Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ

Chương trình phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đến năm 2030, tầm

Quyết định số 376/QĐ-TTg ngày 17 tháng 3 năm 2021

nhìn đến năm 2045

của Thủ tướng Chính phủ

Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo Quyết định số 376/QĐ-TTg ngày 17 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ

Quyết định số 2792/QĐ- BYT ngày 05 tháng 06 năm 2021 của Bộ Y tế

Danh mục 100 dược liệu có giá trị y tế và kinh tế cao để tập trung phát triển giai đoạn 2020- 20301

Quyết định số 3657/QĐ- BYT ngày 20 tháng 8 năm 2019 của Bộ Y tế

18.

Quy hoạch phát triển điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Quyết định số 199/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ

Luật Điện ảnh

Quy định chi tiết một số điều của Luật Điện ảnh.

Nghị định số 131/2022/NĐ- CP của Chính phủ

Quy định về tiêu chí, tiêu chuẩn, nội dung, quy trình và định mức kinh tế - kỹ thuật tổ chức Liên hoan Phim, Tuần phim và các sự kiện quảng bá điện ảnh trong nước và quốc tế phục vụ nhiệm vụ chính trị.

Quyết định số 118/QĐ- BVHTTDL ngày 14 tháng 01 năm 2021 Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch

19.

Quy hoạch tổng thể phát triển nghệ thuật biểu diễn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Quyết định số 1456/QĐ-TTg ngày 19 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ

Quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn

Nghị định số 144/2020/NĐ- CP của Chính phủ

20.

Quy hoạch phát triển mỹ thuật đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Quyết định số 1253/QĐ-TTg ngày 25 tháng 7 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ

Quy định về hoạt động mỹ thuật

Nghị định số 113/2013/NĐ- CP của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật được Sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số ll/2019/NĐ-CP của Chính phủ

Quy định chi tiết thi hành một số điều tại Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật.

Thông tư số 01/2018/TT- BVHTTDL của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch

21.

Quy hoạch phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Quyết định số 2160/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ

Xây dựng dự thảo Chiến lược phát triển thể dục thể thao Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045

Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2022 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 năm 2022 giao Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xây dựng dự thảo Chiến lược

22.

Quy hoạch phát triển chuẩn đo lường quốc gia đến năm 2020

Quyết định số 1361/QĐ-TTg ngày 08 tháng 8 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ

Quy định về đo lường đối với chuẩn quốc gia

Thông tư số 14/2013/TT- BKHCN ngày 12 tháng 7 năm 2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ

23.

Quy hoạch phát triển dịch vụ xếp hạng tín nhiệm đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Quyết định 507/QĐ- TTg ngày 17 tháng 4 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ

Quy định về dịch vụ xếp hạng tín nhiệm

Nghị định số 88/2014/NĐ- CP của Chính phủ quy định về dịch vụ xếp hạng tín nhiệm, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 151/2018/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính

24.

Quy hoạch xây dựng Làng Thanh niên lập nghiệp giai đoạn 2013 -2020

Quyết định 1912/QĐ- TTg ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ

Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021-2030 Chương trình phát triển thanh niên cấp tỉnh (bao gồm cả đề án Làng thanh niên lập nghiệp)

Quyết định số 1331/QĐ-TTg ngày 24/07/2021 của Thủ tướng Chính phủ Quyết định của UBND cấp tỉnh

25

Quy hoạch tổng thể các Trung tâm đăng kiểm và dây chuyền kiểm định xe cơ giới đến năm 2020, tầm nhìn 2030

Quyết định số 3771/QĐ-BGTVT ngày 06/10/2014 của

Bộ Giao thông vận tải

Quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới

Nghị định số 139/2018/NĐ- CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Nghị định 30/2023/NĐ-CP ngày 8 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đơn vị Đăng kiểm xe cơ giới

Thông tư số 30/2019/TT- BGTVT ngày 28 tháng 8 năm 2019 của Bộ Giao thông vận tải

27

Quy hoạch thương nhân, kinh doanh xuất khẩu gạo

Quyết định số 6139/QĐ-BCT ngày 28 tháng 08 năm 2013 của Bộ Công Thương

Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm 2030

Quyết định số 583/QĐ-TTg ngày 26 tháng 5 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ

Quy định về kinh doanh xuất khẩu gạo.

Nghị định số 107/2018/NĐ- CP của Chính phủ

Phụ lục II

DANH SÁCH CÁC TỔ CHỨC TƯ VẤN LẬP QUY HOẠCH CẤP QUỐC GIA, QUY HOẠCH VÙNG,
 QUY HOẠCH TỈNH THỜI KỲ 2021-2Ỏ30 VÀ HÌNH THỨC LỰA CHỌN TỔ CHỨC TƯ VẤN

(Kèm theo báo cáo số ...,/BC-BKHĐT ngày tháng năm 2023 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

TT

Tên quy hoạch

Cơ quan tổ chức lập quy hoạch

Cơ quan lập quy hoạch

Tên tổ chức tư vấn lập quy hoạch

Hình thức lựa chọn

I

QUY HOẠCH CẤP QUỐC GIA

1

Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Chính phủ

Hội đồng quy hoạch quốc gia

Viện Chiến lược phát triển

Chỉ định thầu

2

Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Chính phủ

Hội đồng quy hoạch quốc gia

Chỉ định thầu

3

Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Chính phủ

Hội đồng quy hoạch quốc gia

Liên danh Viện chiến lược phát triển, Viện Công nghệ môi trường và Viện cơ học

II

QUY HOẠCH NGÀNH QUỐC GIA

1

Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

Chỉ định thầu

2

Quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

Chỉ định thầu

3

Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Bộ Thông tin và Truyền thông

Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông

Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Viettel

Chỉ định thầu

4

Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Bộ Thông tin và Truyền thông

Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông

5

Quy hoạch tổng thể phát triển năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Bộ Công Thương

Vụ Dầu khí và Than

Viện Năng lượng, Viện Dầu khí Việt Nam

Chỉ định thầu

6

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Bộ Công Thương

Cục Điện lực và NLTT

Viện Năng lượng

Chỉ định thầu

7

Quy hoạch phát triển hạ tầng dự trữ, cung ứng kho xăng dầu, khí đốt quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Bộ Công Thương

Vụ Kế hoạch

Liên danh nhà thầu: Công ty CP Tư vấn xây dựng Petrolimex và Công ty CP Tư vấn Công nghệ - Xây dựng Petrolimex

8

Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Bộ Công Thương

Cục Công nghiệp

Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp - Vinacomin

Chỉ định thầu

9

Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Bộ GTVT

Tổng cục ĐBVN

Liên danh TEDI-CCTDI

Chỉ định thầu

10

Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Bộ GTVT

Cục Đường sắt VN

Liên danh TDSI - TEDI

Chỉ định thầu

11

Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Bộ GTVT

Cục Hàng hải VN

Liên danh CBM-TDSI

Chỉ định thầu

12

Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Bộ GTVT

Cục Hàng không VN

TEDI

Chỉ định thầu

13

Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Bộ GTVT

Cục Đường thủy nội địa VN

Liên danh TEDI-TEDIWECCO- TDSI

Chỉ định thầu

14

Quy hoạch lâm nghiệp thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Bộ Nông nghiệp và PTNT

Tổng cục Lâm nghiệp

Liên doanh các nhà thầu thuộc Viện điều tra, Quy hoạch rừng

Chỉ định thầu

15

Quy hoạch phòng chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Bộ Nông nghiệp và PTNT

Tổng cục Thủy lợi chủ trì, phối hợp với Tổng cục Phòng chống thiên tai

Liên danh Nhà thầu Viện Quy hoạch thủy lợi và Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam

Chỉ định thầu

16

Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Bộ Nông nghiệp và PTNT

Tổng cục Thủy sản

Liên danh nhà thầu Viện Kinh tế và Quy hoạch thuỷ sản và Viện Nghiên cứu Hải sản

Chỉ định thầu

17

Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Bộ Nông nghiệp và PTNT

Tổng cục Thủy sản

Liên danh nhà thầu Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam và Công ty cổ phần tư vấn xây dựng công trình thủy

Chỉ định thầu

18

Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Bộ Y tế

Viện Chiến lược và Chính sách Y tế

Liên danh Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững vùng và Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu

19

Quy hoạch hạ tầng phòng cháy và chữa cháy thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Bộ Công an

Cục cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ

20

Quy hoạch sử dụng đất an ninh kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Bộ Công an

21

Quy hoạch mạng lưới tổ chức KH&CN công lập thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Vụ Tổ chức cán bộ

Đã phê duyệt

22

Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam

Liên danh Viện chiến lược phát triển, Viện Công nghệ môi trường và Viện cơ học

23

Quy hoạch tài nguyên nước thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Cục Quản lý tài nguyên nước

Liên danh Viện Thủy văn, Môi trường và biến đổi khí hậu - Công ty Cổ phần tư vấn phát triển Nguồn nước và Môi trường

24

Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Tổng cục Địa chất và Khoáng sản

Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp Vinaco min

Chỉ định thầu

25

Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Tổng cục Môi trường

Liên danh Trung tâm Địa môi trường và Tổ chức lãnh thổ, Trung tâm Viễn thám và Công nghệ thông tin

26

Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Tổng cục Môi trường

27

Quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Tổng cục khí tượng thủy văn

28

Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Bộ Xây dựng

Cục Phát triển đô thị

29

Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Bộ Xây dựng

Ban quản lý quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng

Liên danh Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim và Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản

III

QUY HOẠCH VÙNG

1

Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long Thời kỳ 2021 -2030

Thủ tướng Chính phủ

Hội đồng quy hoạch quốc gia

Liên danh HaskoningDHV Nederland B.v (Hà Lan) và Tổ chức hợp tác phát triển Đức GIZ (Đức)

Đấu thầu quốc tế

2

Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Thủ tướng Chính phủ

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Viện Chiến lược phát triển

Chỉ định thầu

3

Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Thủ tướng Chính phủ

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Viện Chiến lược phát triển

Chỉ định thầu

4

Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Thủ tướng Chính phủ

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Chỉ định thầu

5

Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Thủ tướng Chính phủ

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Chỉ định thầu

6

Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Thủ tướng Chính phủ

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Viện Chiến lược phát triển

Chỉ định thầu

IV

QUY HOẠCH TỈNH

1

Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045

UBND tỉnh

Thanh Hóa

Sở Kế hoạch và Đầu tư Thanh

Hóa

Liên danh Viện Quy hoạch - Kiến trúc Thanh Hóa, Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Trung tâm Kỹ thuật tài nguyên đất và môi trường (Học viện Nông nghiệp Việt Nam)

2

Quy hoạch tỉnh Sơn La thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

UBND tỉnh Sơn La

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Công ty cổ phần tư vấn và thiết kế kiến trúc Việt Nam

3

Quy hoạch tỉnh Đắk Nông tầm nhìn đến năm 2021-2020, tầm nhìn đến năm 2050

UBND tỉnh Đắk Nông

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đăk Nông

Liên danh: Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Viện Quy hoạch xây dựng - Viện nghiên cứu kinh tế phát triển, Đại học Kinh tế TP.HCM

4

Quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050

UBND tỉnh Tiền Giang

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tiền Giang

Liên danh HaskoningDHV Nederland B.V. - Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn Quốc gia - Viện Chiến lược và phát triển Giao thông vận tải - Công ty TNHH Xây dựng Đồng Tiến

5

Quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

UBND tỉnh Phú Thọ

Sở Kế hoạch và Đầu tư Phú Thọ

Liên danh Học viện chính sách và phát triển và Viện Kinh tế và Phát triển bền vững

6

Lập Quy hoạch tỉnh Lai Châu thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050

UBND "tỉnh Lai Châu

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lai

Châu

Liên danh Tư vấn lập Quy hoạch tỉnh Lai Châu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

7

Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn thời kỳ 2050

UBND tỉnh Bắc Giang

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Viện Chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

8

Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050

UBND tỉnh Lâm Đồng

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lâm Đồng

9

Quy hoạch tỉnh Vĩnh Long thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh

Vĩnh Long

Liên danh Tư vấn gồm: Công ty cổ phần Tư vấn phát triển và Đầu tư Phương Minh, Công ty cổ phần Đầu tư và Tư vấn Xây dựng ICU, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, Công ty cổ phần Công nghệ Tài nguyên Môi trường và Vật liệu

10

Quy hoạch tỉnh Bến Tre thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

UBND tỉnh Bến Tre

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ben

Tre

Liên danh 05 nhà thầu: CTCP Đầu tư và TVXH ICU-Trung tâm nghiên cứu kinh tế miền Nam-Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp- Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam-CTTNHH Xây dựng Đồng Tiến

11

Quy hoạch tỉnh Bắc Kạn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

UBND tỉnh Bắc Kạn

Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Kạn

Công ty cổ phần công nghệ xây dựng ACUD Việt Nam - Trung tâm điều tra và Quy hoạch đất đai

12

Quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050

UBND tỉnh Vĩnh Phúc

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc

Liên danh Công ty CP công nghệ xây dựng ACUD Việt Nam -Trung tâm điều tra và QH đất đai-Viện QHXD tình VP

13

Quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

UBND tỉnh Nam Định

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nam Định

Liên danh (Cty CP tư vấn và thiết kế kiến trúc Việt Nam; Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW; Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp;

Trung tâm Điều tra và Quy hoạch Đất đai)

14

Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045

UBND tỉnh Ninh Bình

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh

Ninh Bình

Liên danh tư vấn GITAD

15

Quy hoạch tỉnh Cao Bằng thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050

UBND tỉnh Cao Bằng

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cao Bằng

Liên danh tư vấn do Viện Chiến lược phát triển đứng đầu

16

Quy hoạch tỉnh Tuyên Quang thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050

UBND tỉnh Tuyên Quang

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tuyên Quang

Liên danh tư vấn lập Quy hoạch tỉnh Tuyên Quang thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050

17

Quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050

UBND tỉnh Điện Biên

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Điện Biên

Liên danh Công ty cổ phần công nghệ xây dựng ACUD Việt Nam và Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đai

18

Quy hoạch tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

UBND tỉnh Lào Cai

Sở Kế hoạch và Đầu tư Lào Cai

Liên danh Công ty cổ phần tư vấn phát triển và Đầu tư Phương Minh - Trung tâm tư vấn phát triển kinh tế EPCCViẹtNam)

19

Quy hoạch tỉnh Hà Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

UBND tỉnh Hà Giang

Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà

Giang

20

Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Liên danh Công ty cổ phần Tư vấn và thiết kế kiến trúc việt nam - Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp - Viện khoa học môi trường và biến đổi khí hậu - Trung tâm nghiên cứu và quy hoạch môi trường (Gọi tắt là: Liên danh DAC - NIAPP)

21

Quy hoạch tỉnh Long An thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

UBND tỉnh Long An

Sở Kế hoạch và Đầu tư Long An

Công ty TNHH Mckensy & Company Việt Nam

22

Quy hoạch tỉnh Trà Vinh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

UBND tỉnh

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Liên danh Trường ĐH Kinh tế Quốc dân- Viện QH và Thiết kế Nông nghiệp-Viện QH Thủy lợi miền nam- Cty CP Tư vấn Thiết kế xây dựng TM và DV Đại Nam

23

Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

UBND tỉnh Bạc Liêu

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Nhà thầu: Liên danh Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp - Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam - Cty Đại Nam cần Thơ - Công ty Đồng Tiến

24

Quy hoạch tỉnh Sóc Trăng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

UBND tỉnh

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Liên danh Trung tâm Nghiên cứu kinh tế miền Nam, Trung tâm Tư vấn phát triển kinh tế Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông thôn và Viện Nghiên cứu Chính sách Nông nghiệp và Sức Khỏe

25

Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

UBND tỉnh

Sở KH&ĐT

Liên danh tư vấn GITAD

26

Quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh An Giang

Liên danh trung tâm nghiên cứu kinh tế miền nam - Trung tâm tư vấn và dịch vụ tài nguyên và môi trường - Đại học kinh tế TP.HCM - Viện nghiên cứu chính sách nông nghiệp và sức khỏe - Công ty TNHH trung tâm tư vấn phát triển kinh tế phía nam

27

Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050

UBND tỉnh Quảng Ngãi

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ngãi

Liên danh Công ty TNHH tư vấn thiết kế xây dựng không gian kiến trúc quốc tế; Công ty cổ phần phát triển đô thị ANGKORA; Viện nghiên cứu phát triển MEKONG; Viện quy hoạch xây dựng; Trung tâm tư vấn thông tin và truyền thông.

28

Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050

UBND tỉnh

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Công ty tư vấn McKinsey & Company Việt Nam

29

Quy hoạch tỉnh Phú Yên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

UBND tỉnh Phú Yên

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú

Yên

Liên danh lập Quy hoạch tỉnh Phú Yên (Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp-thành viên đứng đầu liên danh; Công ty TNHH Haskoning HDV Việt Nam; Công ty TNHH Xây dựng Đồng Tiến)

30

Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050

UBND tỉnh Tây Ninh

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Liên danh enCity và Sáng kiến Việt Nam

31

Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế

Dự kiến phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu trong tháng 12/2021

32

Quy hoạch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050

UBND tỉnh

Quảng Bình

Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Bình

Công ty TNHH McKinsey & Company Việt Nam

33

Quy hoạch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

UBND tỉnh Nghệ An

Sở KHĐT tỉnh Nghệ An

Liên danh tư vấn: Học viện chính sách và Phát triển -Viện Kinh tế và phát triển bền vững - Viện chiến lược và phát triển giao thông vận tải - Viện quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia.

34

Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045

UBND tỉnh Hòa Bình

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hòa

Bình

Công ty TNHH McKinsey & Company Việt Nam

35

Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

UBND tỉnh Thái Bình

Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Bình

Liên danh Viện Quy hoạch Xây dựng Thái Bình - Viện Chiến lược Phát triển - Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng - Viện Nghiên cứu Quy hoạch nông nghiệp, nông thôn - Công ty cổ phần Tập đoàn Đất Việt

36

Quy hoạch thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

UBND thành phố Đà Nẵng

BQL ĐTXD hạ tầng và phát triển đô thị

Liên doanh Viện nghiên cứu Quy hoạch và phát triển, Viện Chiến lược phát triển, Viện nghiên Kinh tế xây dựng và Đô thị

37

Quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050

UBND tỉnh Bình Định

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Công ty TNHH McKinsey & Company Việt Nam

38

Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050

UBND tỉnh

Sở KHĐT

Liên danh Viện nghiên cứu Quy hoạch và Thiết kế đô thị nông thôn - Công ty Cổ phần công nghệ cao CTECH

39

Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050

UBND tỉnh Bình Thuận

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận

Liên danh tư vấn lập Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

40

Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045

UBND tỉnh Bình Dương

Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình

Dương

41

Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050

UBND tỉnh

Sở KH&ĐT

42

Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045

UBND tỉnh Quảng Ninh

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh

Công ty TNHH McKinsey Việt Nam

43

Quy hoạch tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Ủy ban nhân dân tỉnh bắc Ninh

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh

CÔNG TY TNHH THE BOSTON CONSULTING GROUP kết hợp cùng Viện Kinh tế và Phát triển thuộc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trung tâm phát triển bền vững đô thị

44

Quy hoạch thành phố Hải Phòng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045

UBND thành phố Hải Phòng

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Liên danh giữa Viện Chiến lược phát triển - CTCP Kiến trúc, Đầu tư và Thương mại Việt Nam - CTCP Tập đoàn Đất Việt

45

Quy hoạch tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

UBND tỉnh Đắk Lắk

Sở Kế hoạch và Đầu tư Đắk Lắk

Liên danh Viện Chiến lược phát triển - Trung tâm tư vấn Phát triển kinh tế - Viện Quy hoạch thiết kế nông nghiệp.

46

Quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

UBND tỉnh Hậu Giang

Sở Kế hoạch và Đầu tư Hậu Giang

47

Quy hoạch tỉnh Đồng Tháp thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050

UBND tỉnh Đồng Tháp

Sở Kế hoạch và Đầu tư Đồng Tháp

Liên danh Công ty Tư vấn EAI43; Công ty TNHH Tư vấn Thiết kế Xây dựng Không gian Kiến trúc Quốc tế (EAI/VN); Viện Quy hoạch Xây dựng (UPI); Phân Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (Sub-NIAPP); Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Giao thông Vận tải (TDSI); Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam (SIWRP); Trung tâm Quy hoạch Đô thị và Nông thôn (TTQHDT)

48

Quy hoạch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Liên danh tư vấn lập Quy hoạch tỉnh (Viện Chiến lược Phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) - đứng đầu liên danh, Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn Quốc gia (Bộ Xây dựng), Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương (Bộ Công Thương), Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Công ty PHUMY TSC CORP, Công ty ACUD VIETNAM, JSC)

49

Quy hoạch tỉnh Hưng Yên thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050

UBND tỉnh Hưng Yên

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên

Liên danh: Viện chiến lược phát triển - Viện nghiên cứu quy hoạch thiết kế đô thị và nông thôn - Viện nghiên cứu và phát triển vùng - Trung tâm tư vấn phát triển bền vững tài nguyên nước và thích nghi biến đổi khí hậu - Viện môi trường và phát triển bền vững - Công ty cổ phần tập đoàn Đất Việt - Công ty TNHH PwC (Việt Nam)

50

Quy hoạch tỉnh lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

UBND tỉnh Lạng Sơn

Sở Kế hoạch và Đầu tư Lạng Sơn

Liên danh tư vấn lập Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn gồm 5 đơn vị: Viện Nghiên cứu phát triển bền vững vùng, Viện Chiến lược phát triển, Viện khoa học khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu, Công ty cổ phần tư vấn phát triển và đầu tư Phương Minh, Công ty cổ phần đầu tư và tư vấn phương bắc.

51

Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Yên

Bái

Liên danh tư vấn: Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn quốc gia; Viện Nghiên cứu quản lý đất đai; Công ty TNHH tin học thương mại công nghệ và tư vấn ICT; Viện Chiến lược phát triển; Viện Khoa học Môi trường và Xã hội; Công ty cổ phần quy hoạch Hà Nội; Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam; Viện Nghiên cứu chiến lược, Chính sách Công thương

52

Quy hoạch tỉnh Quảng Trị thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050

UBND tỉnh Quảng Trị

Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Trị

Liên danh Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia, Viện Chiến lược phát triển, Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, Viện Năng lượng - Bộ Công thương, Tổng công ty Tư vấn và thiết kế giao thông vận tải - CTCP, Việt Khoa học thủy lợi Việt Nam, Trung tâm Tư vấn thông tin và truyền thông - Viện Chiến lược thông tin và truyền thông và Công ty cổ phần Quy hoạch Hà Nội

53

Quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

Ban Quản lý dự án

54

Quy hoạch tỉnh Cà Mau thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

UBND tỉnh Cà Mau

Ban Chỉ đạo lập Quy hoạch tỉnh Cà Mau

Liên danh Công ty cổ phần Tư vấn phát triển và Đầu tư Phương Minh, Công ty Cổ phần ACG Hoa Kỳ, Viện Quy hoạch và thiết kế Nông nghiệp, Viện Kiến trúc Quốc gia, Trung tâm Tư vấn phát triển kinh tế

Phụ lục III

TIẾN ĐỘ LẬP, THẨM ĐỊNH, QUYẾT ĐỊNH HOẶC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CẤP QUỐC GIA, QUY HOẠCH TỈNH
 THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

(Kèm theo Báo cáo số    /BC-BKHĐT ngày     tháng        năm 2023 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

I. Quy hoạch cấp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

TT

Tên quy hoạch

Cơ quan tổ chức lập

Tình trạng

Chưa trình thẩm định

Thẩm định

Quyết định hoặc phê duyệt quy hoạch

Chưa họp thẩm định

Đã họp thẩm định

Đã có báo cáo thẩm định

Đã gửi Hội đồng thẩm định rà soát

Trình quyết định hoặc phê duyệt quy hoạch

Văn bản quyết định hoặc phê duyệt Quy hoạch

A.

Quy hoạch thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội

1.

Quy hoạch tổng thể quốc gia

Chính phủ

Nghị quyết số 81/2023/QH15 ngày 09/01/2023

2.

Quy hoạch sử dụng đất quốc gia

Chính phủ

Nghị quyết số 39/2021/QH15 ngày 13/11/2021

3.

Quy hoạch không gian biển quốc gia

Chính phủ

X

B

Quy hoạch ngành quốc gia

1.

Quy hoạch sử dụng đất an ninh

Bộ Công an

2.

Quy hoạch hạ tầng phòng cháy và chữa cháy

Quyết định số 819/QĐ-Ttg ngày 07/7/2023

3.

Quy hoạch bảo vệ môi trường

Bộ Tài nguyên và Môi trường

03/7/2023

4.

Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học

10/5/2023

5.

Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản

Quyết định số 680/QĐ-TTg ngày 10/6/2023

6.

Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ

X

7.

Quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia

09/6/2023

8.

Quy hoạch tài nguyên nước

Quyết định số 1622/QĐ-TTg ngày 27/12/2022

9.

Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia

Bộ Công Thương

Quyết định số 893/QĐ-TTg ngày 26/7/2023

10.

Quy hoạch phát triển điện lực

Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023

11.

Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản

Quyết định số 868/QĐ-TTg ngày 19/7/2023

12.

Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia

Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 18/7/2023

13.

Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng phóng xạ

14.

Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm

Bộ Giáo dục và Đào tạo

X

15.

Quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập

X

16.

Quy hoạch mạng lưới đường bộ

Bộ Giao thông vận tải

Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/9/2021

17.

Quy hoạch mạng lưới đường sắt

Quyết định số 1769/QĐ-TTg ngày 19/10/2021

18.

Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam

Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 22/9/2021

19.

Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc

Quyết định số 648/QĐ-TTg ngày 07/6/2023

20.

Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa

Quyết định số 1829/QĐ-TTg ngày 31/10/2021

21.

Quy hoạch lâm nghiệp

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

10/11/2022

22.

Quy hoạch phòng chống thiên tai và thủy lợi

Quyết định số 847/QĐ-TTg ngày 14/7/2023

23.

Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

18/7/2023

24.

Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá

25.

Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn

Bộ Xây dựng

X

26.

Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng

Tờ trình số 29/TTr-BXD ngày 30/5/2023

27.

Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông

Bộ Thông tin và Truyền thông

Tờ trình số 38/TTr- BTT&TT ngày 31/3/2022

28.

Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản

Tờ trình số 39/TTR- BTT7TT ngày 31/3/2022

29.

Quy hoạch tổng thể hệ thống kho dự trữ quốc gia

Bộ Tài chính

X

30.

Quy hoạch hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng

Bộ Lao động Thương

Quyết định số 1007/QĐ-TTg ngày 31/8/2023

31.

Quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội

Quyết định số 966/QĐ-TTg ngày 17/8/2023

32.

Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Quyết định số 73/QĐ-Ttg ngày 10/02/2023

33.

Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế

Bộ Y tế

28/7/2023

34.

Quy hoạch hệ thống du lịch

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

X

35.

Quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hóa và thể thao

X

36.

Quy hoạch hệ thống trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh

Bộ Quốc phòng

06/7/2023

37.

Quy hoạch hệ thống các công hình quốc phòng, khu quân sự, kho đạn dược, công nghiệp quốc phòng

38.

Quy hoạch phòng

sử dụng đất quốc

08/6/2023

39.

Quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập

Bộ Khoa học và công nghệ

02/6/2023

II. Quy hoạch vùng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

TT

Tên quy hoạch

Cơ quan tổ chức lập

Tình trạng

Chưa trình thẩm định

Thẩm định

Quyết định hoặc phê duyệt quy hoạch

Chưa họp thẩm định

Đã họp thẩm định

Đã có báo cáo thẩm định

Đã gửi Hội đồng thẩm định rà soát

Trình quyết định hoặc phê duyệt quy hoạch

Văn bản quyết định hoặc phê duyệt Quy hoạch

1

Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

X

2

Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

X

3

Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

X

4

Quy hoạch vùng Tây Nguyên

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

X

5

Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

X

6

Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

X

Quyết định số 287/QĐ-TTg ngày

28/02/2022 của

Thủ                 tướng

Chính phủ

III. Quy hoạch tình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

TT

Tên quy hoạch

Cơ quan tổ chức lập quy hoạch

Tình trạng

Chưa trình thẩm định

Thẩm định

Phê duyệt

Chưa họp thẩm định

Đã họp thẩm định

Đã có báo cáo thẩm định

Đã gửi Hội đồng thẩm định rà soát

Trình phê duyệt

Rà soát theo NQ 77

Quyết định phê duyệt

A

Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc (14 tỉnh)

1.

Quy hoạch tỉnh Bắc

Giang

UBND tỉnh Bắc Giang

Quyết định số 219/QĐ- TTg ngày 17/2/2022

2.

Quy hoạch tỉnh Điện Biên

UBND tỉnh Điện Biên

X

3.

Quy hoạch tỉnh Bắc

Kạn

UBND tỉnh Bắc

Kạn

Tờ trình số 142/TTr- UBND ngày 10/8/2023

Văn bản số 6747/BKH ĐT-QLQH ngày 18/8/2023

4.

Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên

UBND tỉnh Thái Nguyên

Quyết định số 222/QĐ- TTg ngày 14/3/2023

5.

Quy hoạch tỉnh Hà Giang

UBND tỉnh Hà Giang

Tờ trình số 95/TTr- UBND ngày 23/8/2023

6.

Quy hoạch tỉnh Lào Cai

UBND tỉnh Lào Cai

Quyết định số 316/QĐ- TTg ngày 29/3/2023

7.

Quy hoạch tỉnh Yên Bái

UBND tỉnh Yên Bái

Quyết định số 1068/QĐ-

TTg ngày 18/9/2023

8.

Quy hoạch tỉnh Cao Bằng

UBND tỉnh Cao Bằng

Báo cáo số 2046/BC-HĐTĐ ngày 22/3/2023

Tờ trình số 1646/TTr- SKHĐT ngày 29/5/2023

9.

Quy hoạch tỉnh Hòa Bình

UBND tỉnh Hòa Bình

Báo cáo số 5063/BC-HĐTĐ ngày 30/6/2023

Văn bản số 2554/SKHĐT-THQH ngày 09/8/2023

10.

Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn

UBND tỉnh Lạng Sơn

X

11.

Quy hoạch tỉnh Sơn La

UBND tỉnh Sơn La

Báo cáo số 6911/BC-HĐTĐ ngày 24/8/2023

12.

Quy hoạch tỉnh Phú Thọ

UBND tỉnh Phú Thọ

Báo cáo số 1561/BC-HĐTĐ ngày 07/3/2023

Văn bản số 1919/UBND-KTTH ngày 29/5/2023

13.

Quy hoạch tỉnh Tuyên Quang

UBND tỉnh Tuyên Quang

Quyết định số 325/QĐ- TTg ngày 30/3/2023

14.

Quy hoạch tỉnh Lai

Châu

UBND tỉnh Lai Châu

Báo cáo số 170/BC-HĐTĐ ngày 09/01/2023

Văn bản số 1096/SKHĐT-THQH ngày 12/6/2023

B

Vùng Đồng bằng sông Hồng (11 tỉnh, Thành phố)

15.

Quy hoạch tỉnh Hải Dương

UBND tỉnh Hải Dương

Báo cáo số 5372/BC-HĐTĐ ngày 10/7/2023

Văn bản số 2803/SKHĐT-THQH ngày 01/8/2023

16.

Quy hoạch tỉnh Hà Nam

UBND tỉnh Hà Nam

Báo cáo số 2976/BC-HĐTĐ ngày 18/4/2023

Tờ trình số 1113/TTr- KHĐT ngày 31/5/2023

17.

Quy hoạch tỉnh Bắc

Ninh

UBND tỉnh Bắc Ninh

Báo cáo số 2526/BC- HĐTĐ               ngày

03/4/2023

Văn bản số 1376/SKHĐT-THQH ngày 16/6/2023

18.

Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh

UBND tỉnh Quảng Ninh

Quyết định số 80/QĐ- TTg ngày 11/02/2023

19.

Quy hoạch tỉnh Thái

Bình

UBND tỉnh Thái Bình

17/8/2023

Báo cáo số 7343/BC-HĐTĐ ngày 07/9/2023

20.

Quy hoạch tỉnh Ninh

Bình

UBND tỉnh Ninh

Bình

Báo cáo thẩm định số 3328/BC- HĐTĐ               ngày

04/5/2023

21.

Quy hoạch TP Hà Nội

UBND TP Hà Nội

X

22.

Quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc

UBND tỉnh Vĩnh Phúc

X

23.

Quy hoạch

TP Hải

Phòng

UBND TP Hải Phòng

Báo cáo số 5588/BC-HĐTĐ ngày 14/7/2023

Văn bản số 1879/UBND-TH ngày 04/8/2023

24.

Quy hoạch tỉnh Nam Định

UBND tỉnh Nam Định

Báo cáo số 6641/BC-HĐTĐ ngày 16/8/2023

25.

Quy hoạch tỉnh Hung

Yên

UBND tỉnh Hưng Yên

31/8/2023

Báo cáo số 7721/BC-HĐTĐ ngày 19/9/2023

C

Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (14 tỉnh, TP)

26.

Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa

UBND tỉnh Thanh Hóa

Quyết định số 153/QĐ- TTg ngày 27/2/2023

27.

Quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh

UBND tỉnh Hà Tĩnh

Quyết định số 1363/QĐ- TTg ngày 08 tháng 11 năm 2022

28.

Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận

UBND tỉnh Ninh Thuận

Tờ trình số 131/TTr- UBND ngày 09/8/2023

29.

Quy hoạch tỉnh Quảng Trị

UBND tỉnh Quảng Trị

Báo cáo số 7016/BC-HĐTĐ ngày 28/8/2023

30.

Quy hoạch tỉnh Đà Nẵng

UBND thành phố Đà Nẵng

Tờ trình số 128/TTr- UBND ngày 26/7/2023

31.

Quy hoạch tỉnh Bình Thuận

UBND tỉnh Bình Thuận

Báo cáo số 3627/BC-HĐTĐ ngày 15/5/2023

Văn bản số 3453/SKHĐT-KH ngày 17/8/2023

32.

Quy hoạch tỉnh Nghệ An

UBND tỉnh Nghệ An

Quyết định số 1059/QĐ- TTg ngày 14/9/2023

33.

Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên - Huế

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế

X

34.

Quy hoạch tỉnh Quảng Bình

UBND tỉnh Quảng Bình

Quyết định số 377/QĐ- TTg ngày 12/4/2023

35.

Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi

UBND tỉnh Quảng Ngãi

Báo cáo thẩm định số 2215/BC- HĐTĐ               ngày

28/3/2023

Văn bản số 1341/SKHĐT-TH ngày 12/7/2023

36.

Quy hoạch tỉnh Khánh

Hòa

UBND tỉnh Khánh Hòa

Quyết định số 318/QĐ- TTg ngày 29/3/2023

37.

Quy hoạch tỉnh Quảng Nam

UBND tỉnh Quảng Nam

X

38.

Quy hoạch tmh Phú

Yên

UBND tỉnh Phú Yên

15/9/2023

39.

Quy hoạch tỉnh Bình Định

UBND tỉnh Bình Định

Báo cáo số 6867/BC-HĐTĐ ngày 28/8/2023

D

Vùng Tây Nguyên (5 tỉnh)

40.

Quy hoạch tỉnh Đắk Lắk

UBND tỉnh Đắk Lắk

Báo cáo số 3969/BC-HĐTĐ ngày 26/5/2023

Tờ trình số 245/TTr- SKHĐT ngày 07/8/2023

41.

Quy hoạch tỉnh Đăk Nông

UBND tỉnh Đắk Nông

Báo cáo số 3198/BC-HĐTĐ ngày 27/4/2023

Tờ trình số 39/TTr- SKHĐT ngày 6/7/2023

42.

Quy hoạch tỉnh Kon

Tum

UBND tỉnh Kon Tum

X

43.

Quy hoạch tỉnh Gia Lai

UBND tỉnh Gia Lai

Báo cáo số 6941/BC-HĐTĐ ngày 25/8/2023

44.

Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng

UBND tỉnh Lâm Đồng

Báo cáo số 4204/BC-HĐTĐ ngày 05/6/2023

Tờ trình số 32/TTr- KHĐT ngày 30/8/2023

Đ

Vùng Đông Nam Bộ (6 tỉnh, Thành phố)

45.

Quy hoạch tỉnh Đồng Nai

UBND tỉnh Đồng Nai

X

46.

Quy hoạch tỉnh Bình Dương

UBND tỉnh Bình Dương

X

47.

Quy hoạch tỉnh Tây

Ninh

UBND tỉnh Tây Ninh

Báo cáo số 3305/BC-HĐTĐ ngày 28/4/2023

Văn bản số 2464/SKHĐT THQH ngày 15/9/2023

48.

Quy hoạch thành phố Hồ                Chí

Minh

UBND TP Hồ Chí Minh

X

49.

Quy hoạch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Tờ trình số 197/TTr- UBND ngày 07/8/2023

Văn bản số 7692/BKHĐT-QLQH ngày 18/9/2023

50.

Quy hoạch tỉnh Bình Phước

UBND tỉnh Bình Phước

-•

Văn bản số 5154/BKHĐT-QLQH ngày 03/7/2023

E

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (13 tỉnh, Thành phố)

51.

Quy hoạch tỉnh Vĩnh Long

UBND tỉnh Vĩnh Long

Báo cáo số 3649/BC-HĐTĐ ngày 15/5/2023

Văn bản số 2799/SKHĐT-TH ngày 07/9/2023

52.

Quy hoạch tỉnh Đồng Tháp

UBND tỉnh Đồng Tháp

Báo cáo số 2015/BC-HĐTĐ ngày 21/3/2023

53.

Quy hoạch tỉnh Cà Mau

UBND tỉnh Cà Mau

19/4/2023

Báo cáo số 3317/BC-HĐTĐ ngày 28/4/2023

Văn bản số 1565/SKHĐT-TH ngày 26/5/2023

Văn bản số 149/TTr- UBND ngày 06/9/2023

54.

Quy hoạch tỉnh Sóc Trăng

UBND tỉnh Sóc Trăng

Quyết định 995/QĐ- TTg ngày 25/8/2023

55.

Quy hoạch tỉnh Tiền

Giang

UBND tỉnh Tiền Giang

Báo cáo số 5993/BC-HĐTĐ ngày 28/7/2023

56.

Quy hoạch tỉnh Bến Tre

UBND tỉnh Bến Tre

Báo cáo số 1091/BC-HĐTĐ ngày 20/02/2023

Tờ trình số 986/TTr- SKHĐT ngày 21/4/2023

57.

Quy hoạch tỉnh Long An

UBND tỉnh Long An

Quyết định số 686/QĐ- TTg ngày 13/6/2023

58.

Quy hoạch tỉnh An Giang

UBND tỉnh An Giang

Tờ trình số 673/TTr- UBND ngày 03/8/2023

Văn bản số 7338/BKHĐT-QLQH ngày 07/9/2023

59.

Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu

UBND tỉnh Bạc Liêu

28/7/2023

Báo cáo số 6441/BC-HĐTĐ ngày 10/8/2023

Văn bản số 1396/SKHĐT-THQH ngày 28/8/2023

60.

Quy hoạch tỉnh Trà Vinh

UBND tỉnh Trà Vinh

-

Tờ trình số 2794/TTr- UBND ngày 30/6/2023

Văn bản số 5642/BKHĐT-QLQH ngày 18/7/2023

61.

Quy hoạch tỉnh Kiên Giang

UBND tỉnh Kiên Giang

24/3/2023

Báo cáo số 2604/BC-HĐTĐ ngày 06/4/2023

Văn bản số 70/TTr- SKHĐT ngày 21/7/2023

62.

Quy hoạch tỉnh Hậu Giang

UBND tỉnh Hậu Giang

Báo cáo số 3998/BC-HĐTĐ ngày 29/5/2023

Báo cáo số 334/BC- SKHĐT ngày 02/7/2023

63.

Quy hoạch TP. Cần Thơ

UBND thành phố Cần Thơ

Báo cáo số 1645/BC-HĐTĐ ngày 09/3/2023

Văn bản số 1429/SKHĐT-THQH ngày 09/6/2023

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
   ___________________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

____________________________________

Hà Nội, ngày     tháng                năm 2023

ĐỀ CƯƠNG

LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT QUY HOẠCH

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14, Luật số ... (căn cứ phương án Sửa đổi Phụ lục I và Phụ lục II Luật Quy hoạch, có thể Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật có liên quan đệ đảm bảo đồng bộ với Luật Quy hoạch)...., Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 72/2020/QH1403/2022/QH15, Luật Phí và lệ phí số 97/2015/QH13 đã được Sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật sổ 09/2017/QH14, Luật so 23/2018/QH 14 và Luật số 72/2020/QH14.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch:

1. Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 5 Luật Quy hoạch để bổ sung quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành vào hệ thống quy hoạch quốc gia.

2. Bổ sung quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn vào danh mục các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành tại Phụ lục II Luật Quy hoạch.

3. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 4 Điều 6 Luật Quy hoạch để làm rõ mối quan hệ của quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.

4. Sửa đổi Điều 9 Luật Quy hoạch theo hướng:

- Chi phí lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố, điều chỉnh quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh được sử dụng từ vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

- Trường hợp cần thiết, cơ quan tổ chức lập quy hoạch được sử dụng chi phí chi thường xuyên theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước để lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố, điều chỉnh quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

- Chi phí lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, điều chỉnh, thực hiện quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành thực hiện theo pháp luật có liên quan.

5. Sửa đổi, bổ sung Điều 14 Luật Quy hoạch:

- Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 14 Luật Quy hoạch theo hướng phân cấp cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh quy hoạch tỉnh.

- Bổ sung khoản 2a vào sau khoản 2 Điều 14 Luật Quy hoạch về điều chỉnh nhiệm vụ lập quy hoạch.

6. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 Luật Quy hoạch:

- Sửa đổi điểm c khoản 2 Điều 16 Luật Quy hoạch (trách nhiệm trình thẩm định quy hoạch ngành quốc gia): Cơ quan lập quy hoạch tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý và hoàn thiện quy hoạch báo cáo Bộ trưởng trình Hội đồng thẩm định quy hoạch.

- Sửa đổi điểm g khoản 4 Điều 16 Luật Quy hoạch (trách nhiệm trình thẩm định quy hoạch tỉnh): Cơ quan lập quy hoạch tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý và hoàn thiện quy hoạch báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng thẩm định quy hoạch.

7. Bổ sung Điều lóa vào sau Điều 16 Luật Quy hoạch về việc các quy hoạch được lập đồng thời và trình tự, thủ tục điều chỉnh quy hoạch trong trường hợp có mâu thuẫn

8. Sửa đổi khoản 1 Điều 17 Luật Quy hoạch theo hướng: Tổ chức tư vấn lập quy hoạch được lựa chọn thông qua hình thức chỉ định, đấu thầu hoặc thi tuyển. Chính phủ quy định chi tiết việc lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch.

9. Bổ sung khoản 1a vào sau khoản 1 Điều 19 Luật Quy hoạch (lấy ý kiến về quy hoạch): Trường hợp quy hoạch có nội dung liên quan đến bí mật nhà nước, cơ quan tổ chức lập quy hoạch lấy ý kiến các các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các địa phương, cơ quan, tổ chức liên quan về quy hoạch bảo đảm tuân thủ quy định pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

10. Sửa đổi, bổ sung một số điểm tại Điều 22 Luật Quy hoạch về nội dung quy hoạch tổng thể quốc gia (bổ sung tầm nhìn; sửa "định hưởng phân vùng và liên kết vùng" thành "định hướng phát triển vùng và liên kết vùng"; sửa "danh mục dự án quan trọng quốc gia" thành "danh mục dự kiến dự án ưu tiên đầu tư"...)

11. Sửa đổi, bổ sung một số điểm tại Điều 23 Luật Quy hoạch về nội dung quy hoạch không gian biến quốc gia (bổ sung tầm nhìn; sửa "danh mục dự án quan trọng quốc gia" thành "danh mục dự kiến dự án ưu tiên đầu tư"; xử lý chồng chéo liên quan đến định hướng bố trí không gian và phân vùng vùng đất ven biển trong quy hoạch không gian biến quốc gia và các quy hoạch có liên quan...)

12. Sửa đổi, bổ sung một số điểm tại Điều 25 Luật Quy hoạch về nội dung quy hoạch ngành quốc gia (bo sung tầm nhìn; sửa "danh mục dự án quan trọng quốc gia" thành "danh mục dự kiến dự án tru tiên đầu tư"...)

13. Sửa đổi, bổ sung một số điểm tại Điều 26 Luật Quy hoạch về nội dung quy hoạch vùng (bổ sung tầm nhìn, sửa "danh mục dự án" thành "danh mục dự kiến dự án ưu tiên đầu tư"...)

14. Sửa đổi, bổ sung một số điểm tại Điều 27 Luật Quy hoạch về nội dung quy hoạch tỉnh để xử lý các tồn tại, bất cập như:

- Bỏ một số nội dung chồng lấn, trùng lặp như: phương án phân bố điểm dân cư nông thôn (trùng với phương án tổ chức lãnh thổ khu vực nông thôn); phương án khu nghiên cứu đào tạo trong phương án phát triển các khu chức năng (trùng với phương án phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục, cơ sở khoa học và công nghệ); phương án phát triển khu thể dục thể thao (trùng với phương án phát triển mạng lưới cơ sở văn hóa và thể thao)...

- Sửa "phương án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện và vùng huyện" thành "định hướng phát triển vùng liên huyện (nếu có) và vùng huyện"

- Bổ sung quy định về định hướng sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện cấp xã.

15. Sửa đổi, bổ sung Điều 28 Luật Quy hoạch:

- Nội dung quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành và việc lập, thẩm định, phê duyệt, thực hiện, điều chỉnh quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

- Việc công bố, công khai có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành thực hiện theo quy định của Luật này, pháp luật có liên quan.

16. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 30 Luật Quy hoạch (Hội đồng thẩm định quy hoạch): "Hội đồng thẩm định quy hoạch làm việc theo chế độ tập thể và chịu trách nhiệm thẩm định quy hoạch theo nhiệm vụ được giao. Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định tổ chức lấy ý kiến chuyên gia, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và tổ chức khác có liên quan trước khi trình Hội đồng thẩm định quy hoạch.".

17. Bổ sung Điều 43a sau điều 43 Luật Quy hoạch về khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu sơ đồ, bản đồ quy hoạch, cơ sở dữ liệu về quy hoạch của tổ chức, cá nhân:

- Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu sơ đồ, bản đồ quy hoạch, cơ sở dữ liệu về quy hoạch phải tuân thủ quy định của pháp luật;

- Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng sơ đồ, bản đồ quy hoạch, cơ sở dữ liệu về quy hoạch thuộc tài sản công thì phải trả chi phí theo quy định của pháp luật.

18. Sửa đổi, bổ sung Điều 45 Luật Quy hoạch (Kế hoạch thực hiện quy hoạch): bỏ nội dung về kế hoạch sử dụng đất; bổ sung việc phân kỳ thực hiện....

19. Bổ sung Điều 53a sau Điều 53 Luật Quy hoạch về các loại điều chỉnh quy hoạch, trong đó bao gồm điều chỉnh tổng thể quy hoạch và điều chỉnh cục bộ quy hoạch.

20. Sửa đổi, bổ sung Điều 54 Luật Quy hoạch về trình tự, thủ tục và thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch theo hướng bổ sung trình tự, thủ tục rút gọn đối với điều chỉnh cục bộ quy hoạch.

21. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 55 Luật Quy hoạch: bỏ trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành kế hoạch thực hiện quy hoạch tỉnh (đề xuất phân cấp cho UBND cấp tỉnh).

22. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 56 Luật Quy hoạch: UBND cấp tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện quy hoạch; ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành chính sách, giải pháp và bố trí nguồn lực thực hiện quy hoạch tỉnh

Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật có liên quan đến quy hoạch

1. Sửa đổi, bổ sung ... (căn cứ phương án sửa đổi Phụ lục I và Phụ lục II Luật Quy hoạch, có thể Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật có liên quan để đảm bảo đồng bộ với Luật Quy hoạch).

2. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 3 Điều 33 Luật Đầu tư: "a) Đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành khác và quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (nếu có);"

3. Bổ sung phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu sơ đồ, bản đồ quy hoạch, cơ sở dữ liệu về quy hoạch vào Phụ lục số 01 Luật Phí, lệ phí.

Điều 3. Hiệu lực thi hành

Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ... tháng ... năm ...

Điều 4. Quy định chuyển tiếp

- Quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh (đang trong quá trình lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, điều chỉnh thì tiếp tục thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan trước ngày Luật này có hiệu lực)

- Quy hoạch quy định tại điểm c khoản 1 Điều 59 của Luật Quy hoạch (được tiếp tục thực hiện, kéo dài thời kỳ và điều chỉnh nội dung theo quy định của pháp luật có liên quan trước ngày Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành cho đến khi quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030 theo Luật Quy hoạch được quyết định hoặc phê duyệt)

- Quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành (lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh thực hiện theo pháp luật có liên quan).

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá ..., kỳ họp thứ... thông qua ngày... thảng... năm ....

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
   ___________________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

____________________________________

BÁO CÁO

Đánh giá tác động Đề cương Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
 của Luật Quy hoạch

(Kèm theo Tờ trình số               /TTr-BKHĐT ngày tháng năm 2023 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

I. NHỮNG VẤN ĐỀ BẤT CẬP TRONG CÔNG TÁC QUY HOẠCH HIỆN NAY VÀ MỤC TIÊU CỦA VIỆC BAN HÀNH CHÍNH SÁCH

Trong quá trình triển khai thực hiện Luật Quy hoạch đã xuất hiện một số khó khăn, vướng mắc. Trong đó, một số khó khăn, vướng mắc đã được khắc phục, tháo gỡ tại Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021-2030 bao gồm: Kinh phí cho hoạt động quy hoạch; lựa chọn tư vấn lập quy hoạch; lập đồng thời các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia và điều chỉnh quy hoạch cấp dưới được phê duyệt trước trong trường hợp mâu thuẫn với quy hoạch cấp trên được phê duyệt sau; giao Chính phủ quy định chi tiết thêm một số quy định của Luật Quy hoạch (việc huy động và sử dụng nguồn lực hỗ trợ hoạt động quy hoạch; quy trình lập quy hoạch; văn bản quyết định hoặc phê duyệt quy hoạch kèm theo bản đồ; quy trình, thủ tục xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch ...). Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc trong hoạt động quy hoạch cần nghiên cứu tháo gỡ trong quá trình sửa đổi, bổ sung Luật Quy hoạch cụ thể như sau:

1. Về hệ thống quy hoạch và mối quan hệ giữa các quy hoạch

- Về quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn

Điều 5 của Luật Quy hoạch quy định “Quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia”. Tuy nhiên, do đặc thù quản lý ngành, theo quy định của Luật Xây dựng và Luật Quy hoạch đô thị, quy hoạch đô thị được lập theo loại đô thị và có 3 cấp độ chi tiết là quy hoạch chung, quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết; quy hoạch nông thôn lại có 2 cấp độ chi tiết là quy hoạch chung xây dựng xã và quy hoạch điểm dân cư nông thôn. Vì vậy, mặc dù đã có quy định về mối quan hệ giữa quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn với các quy hoạch khác thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia những quy định tại Điều 5 của Luật Quy hoạch vẫn chưa thể xác định rõ 2 loại quy hoạch nói trên thuộc cấp nào trong hệ thống quy hoạch quốc gia. Đồng thời, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn có đầy đủ những đặc điểm của quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành (theo quy định của pháp luật chuyên ngành và cụ thể hoá quy hoạch tỉnh) nhưng lại không được quy định tại Phụ lục 2 của Luật Quy hoạch.

- Về quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành

Điều 1 của Luật Quy hoạch quy định “Luật này quy định việc lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố, thực hiện, đánh giá, điều chỉnh quy hoạch trong hệ thống quy hoạch quốc gia; trách nhiệm quản lý nhà nước về quy hoạch”. Điều 5 quy định về hệ thống quy hoạch quốc gia, trong đó không có quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 9 Điều, khoản 3 Điều 22, khoản 3 Điều 23, khoản 7 Điều 25, khoản 3 Điều 26 và khoản 3 Điều 27 của Luật Quy hoạch vẫn còn có quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành để triển khai các nội dung quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh được lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh theo quy định của pháp luật có liên quan. Điều này dẫn đến nhiều khó khăn, vướng mắc trong thực hiện lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố, thực hiện, đánh giá, điều chỉnh quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành do quy hoạch vẫn được quy định ở nhiều luật khác nhau.

- Danh mục quy hoạch ngành quốc gia tại Phụ lục 1 của Luật Quy hoạch chưa phù hợp với phạm vi quản lý của Bộ, ngành và địa phương, cụ thể như sau:

+ Có quy hoạch hiện nay chưa đủ dữ liệu để tổ chức lập.

+ Có quy hoạch ngành quốc gia có nội dung trùng lặp với nội dung quy hoạch cấp quốc gia khác hoặc quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành.1

+ Thiếu một số quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành ở cấp huyện đối với một số ngành, lĩnh vực đã được phân cấp quản lý.

2. Về trình tự, thủ tục và trách nhiệm của các cơ quan trong quá trình lập quy hoạch

a. Về điều chỉnh nhiệm vụ lập quy hoạch

Luật Quy hoạch chưa có quy định về trình tự, thủ tục điều chỉnh nhiệm vụ lập quy hoạch gây khó khăn cho bộ, ngành, địa phương trong trường hợp cần điều chỉnh nhiệm vụ lập quy hoạch để phù hợp với tình hình triển khai thực tế.

b. Về thẩm quyền tổ chức thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Điểm b khoản 2 Điều 15 Luật Quy hoạch quy định Thủ tướng Chính phủ tổ chức thẩm định quy hoạch tỉnh; trong khi đó khoản 2 Điều 29 Luật Quy hoạch quy định Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch để thẩm định quy hoạch tỉnh. Như vậy, chưa có sự đồng bộ về thẩm quyền tổ chức thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh và thẩm quyền thẩm định quy hoạch tỉnh.

c. Việc lập hợp phần quy hoạch của quy tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng không thể thực hiện theo quy định

Điểm c khoản 1 Điều 16 và điểm c khoản 3 Điều 16 Luật Quy hoạch quy định các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương liên quan lựa chọn tổ chức tư vấn để xây dựng các nội dung quy hoạch đã được phân công và tổ chức thẩm định các nội dung này (đối với quy hoạch vùng) trước khi gửi cơ quan lập quy hoạch. Tuy nhiên, thực tế lập quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng thời kỳ 2021-2030, các Bộ, cơ quan ngang Bộ được phân công xây hợp phần quy hoạch không thực hiện đầy đủ được các nhiệm vụ nêu trên do theo quy định của Luật Đầu tư công, kinh phí nhiệm vụ quy hoạch được phân bổ cho 01 đầu mối là cơ quan lập quy hoạch. Vì vậy, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương liên quan không có kinh phí để tổ chức đấu thầu lựa chọn tư vấn lập hợp phần và tổ chức xây dựng hợp phần quy hoạch theo phân công.

d. Về lấy ý kiến về quy hoạch

Khoản 1 Điều 19 Luật Quy định cơ quan lập quy hoạch có trách nhiệm lấy ý kiến các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp của địa phương liên quan và cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân khác có liên quan về quy hoạch. Tuy nhiên một số quy hoạch có nội dung liên quan đến bí mật nhà nước. Như vậy, quy định này chưa đồng bộ với với Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.

đ. về trách nhiệm trình thẩm định quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh

- Về quy hoạch ngành quốc gia: Đổ triển khai lập quy hoạch 2021-2030, đa số các Bộ giao cho các tổng cục, cục, vụ, viện trực thuộc Bộ là cơ quan lập quy hoạch. Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 16 Luật Quy hoạch, cơ quan lập quy hoạch có trách nhiệm trình Hội đồng thẩm định quy hoạch. Theo đó, các tổng cục, cục, vụ, viện trực tiếp trình lên Hội đồng thẩm định quy hoạch (do Thủ tướng Chính phủ hoặc Phó Thủ tướng Chính phủ là Chủ tịch Hội đồng) mà không qua các Bộ chủ quan là chưa phù hợp.

- Về quy hoạch tỉnh: Để triển khai lập quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, đa số các UBND cấp tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan lập quy hoạch. Theo quy định tại điểm g khoản 4 Điều 16 Luật Quy hoạch, cơ quan lập quy hoạch có trách nhiệm trình Hội đồng thẩm định quy hoạch. Theo đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư trình cho Hội đồng thẩm định quy hoạch mà không qua Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là chưa phù hợp.

e. Về lấy ý kiến trong quá trình thẩm định quy hoạch

Khoản 3 Điều 30 Luật Quy hoạch quy định cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định tổ chức lấy ý kiến chuyên gia, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và tổ chức khác có liên quan trước khi trình Hội đồng thẩm định quy hoạch. Quy trình này trùng lặp với quy trình lấy ý kiến về quy hoạch quy định tại Điều 19 Luật Quy hoạch, gây phát sinh trình tự, thủ tục không cần thiết, làm kéo dài thời gian lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt quy hoạch.

3. Về nội dung quy hoạch

Ngoài trừ nội dung quy hoạch sử dụng đất quốc gia đã được nghiên cứu, tổng kết, đánh giá trong hồ sơ Luật Đất đai sửa đổi, nội dung quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn đã được nghiên cứu, tổng kết, đánh giá trong hồ sơ Luật Quy hoạch đô thị và thông thôn, nội dung các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia còn một số tồn tại hạn chế như sau:

a. Một số vấn đề chung

- Chưa có quy định về tầm nhìn trong nội dung quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.

- Danh mục dự án quan trọng quốc gia: Nội dung các quy hoạch cấp quốc gia, ngoại trừ quy hoạch quy hoạch sử dụng tài nguyên quốc gia, bao gồm cả danh mục dự án quan trọng quốc gia. Tuy nhiên, giai đoạn lập quy hoạch chưa có đủ các cơ sở để xác định danh mục dự án quan trọng quốc gia theo tiêu chí được quy định tại Điều 7 Luật Đầu tư công. Do đó, quy định này chưa phù hợp với thực tiễn, gây khó khăn trong quá trình lập quy hoạch.

b. Về nội dung quy hoạch cấp quốc gia

- Định hướng phân vùng kinh tế - xã hội trong quy hoạch tổng thể quốc gia trùng với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng. Điều này gây khó khăn trong việc xác định cơ sở phân vùng lập quy hoạch trong giai đoạn đầu của quá trình lập quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng và làm ảnh hưởng đến tiến độ lập quy hoạch.

- Phạm vi quy hoạch không gian biển quốc gia, đặc biệt là định hướng phân vùng sử dụng vùng đất ven biển, chống lấn với phạm vi của một số quy hoạch cấp quốc gia, các quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh. Ví dụ, các nội dung liên quan đến định hướng phát triển khu kinh tế biển, cảng biển, rừng phòng hộ, khu bảo tồn đa dạng sinh học ven biển...

c. Về nội dung quy hoạch tỉnh

- Một số nội dung của quy hoạch tỉnh có sự trùng lặp với nhau. Ví dụ: phương án tổ chức lãnh thổ khu vực nông thôn với phương án phân bố hệ thống điểm dân cư nông thôn; phương án phát triển khu nghiên cứu, đào tạo (trong phương án phát triển các khu chức năng) trùng lặp với phương án phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục, cơ sở khoa học và công nghệ (do các trung tâm, viện nghiên cứu thường gắn với các cơ sở giáo dục, cơ sở khoa học và công nghệ là đơn vị sự nghiệp công lập); phương án phát triển khu thể dục thể thao (trong phương án phát triển các khu chức năng) trùng với phương án phát triển mạng lưới cơ sở văn hóa và thể thao...

- Một số nội dung của quy hoạch tỉnh chưa phù hợp với phạm vi quản lý cấp tỉnh. Ví dụ: thiếu quy định về đường trục chính đô thị có phạm vi liên quận, huyện trong phương án phát triển mạng lưới giao thông của quy hoạch tỉnh của các thành phố trực thuộc trung ương. Hiện nay, mạng lưới đường giao thông cấp tỉnh của hầu hết các thành phố trực thuộc trung ương chủ yếu là đường đô thị; đường tỉnh chỉ chiếm số lượng rất hạn chế. Tuy nhiên, nội dung phương án phát triển mạng lưới giao thông tại điểm d khoản 2 Điều 27 Luật Quy hoạch chỉ nêu mạng lưới đường tỉnh.

- Một số nội dung của quy hoạch tỉnh đã được phân cấp cho địa phương quản lý theo quy định pháp luật khác có liên quan; tuy nhiên do không có quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành ở cấp dưới cấp tỉnh để cụ thể hóa dẫn đến tình trạng nhiều quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030 có một số nội dung quá chi tiết, đặc biệt trong một số lĩnh vực như khoáng sản, đường thủy nội địa, cấp điện, thủy lợi...

- Nội dung sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong quy hoạch tỉnh theo quy định tại Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12 tháng 7 năm 2023 của ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa được quy định rõ ràng tại Luật Quy hoạch.

- Nội dung phương án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện và vùng huyện trong quy hoạch tỉnh có sự trùng lặp với nội dung quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện được lập theo Luật Xây dựng.

4. Về kế hoạch thực hiện quy hoạch

a. Nội dung kế hoạch thực hiện quy hoạch

Nội dung kế hoạch thực hiện quy hoạch quy định tại khoản 2 Điều 45 Luật Quy hoạch còn bất cập:

- Nội dung kế hoạch thực hiện quy hoạch bao gồm cả kế hoạch sử dụng đất dẫn đến bất cập vì việc lập kế hoạch sử dụng đất các cấp, các ngành thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

- Nội dung kế hoạch thực hiện quy hoạch chưa quy định về phân kỳ đầu tư triển khai các dự án.

b. Thẩm quyền ban hành kế hoạch thực hiện quy hoạch tỉnh

Nhiều nội dung của kế hoạch thực hiện quy hoạch tỉnh hiện nay đã được phân cấp cho cấp tỉnh. Luật Đầu tư công năm 2019 đẩy mạnh phân cấp trong việc xem xét quyết định các phê duyệt chủ trương đầu tư, trong đó HĐND, UBND cấp tỉnh quyết định đầu tư chương trình, dự án án nhóm A, B, C do địa phương quản lý (trừ dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ). Luật Tổ chức chính quyền địa phương quy định thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong việc quyết định chủ trương đầu tư, chương trình dự án của tỉnh theo quy định của pháp luật; quyết định dự toán thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn và việc huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh.

Như vậy, quy định thẩm quyền ban hành kế hoạch thực hiện quy hoạch tỉnh tại Luật Quy hoạch có thể xem xét phân cấp cho cấp tỉnh để đảm bảo đồng bộ với quy định về phân cấp, phân quyền trong pháp luật có liên quan.

6. Về điều chỉnh cục bộ quy hoạch

Một số quy hoạch thường đòi hỏi cập nhật, điều chỉnh một số chi tiết, chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật phù hợp với kết quả nghiên cứu khảo sát và tình hình triển khai thực tế, đặc biệt trong các lĩnh vực như giao thông, điện lực, khoáng sản... Tuy nhiên, Luật Quy hoạch không có quy định về việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch. Trình tự, thủ tục điều chỉnh quy hoạch thực hiện như đối với việc lập mới quy hoạch, với thời gian kéo dài khoảng 2 năm làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, cần nghiên cứu quy định về trường hợp điều chỉnh cục bộ quy hoạch và trình tự, thủ tục chỉnh cục bộ quy hoạch để phù hợp với thực tiễn và yêu cầu phát triển đất nước.

7. Về phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu sơ đồ, bản đồ quy hoạch, cơ sở dữ liệu về quy hoạch

Luật Quy hoạch chưa có quy định về phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu sơ đồ, bản đồ quy hoạch, cơ sở dữ liệu về quy hoạch. Luật Phí, lệ phí có quy định về phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ, nhưng chưa có quy định về phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu sơ đồ, bản đồ quy hoạch, cơ sở dữ liệu về quy hoạch. Do đó, cần nghiên cứu ban hành quy định về phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu sơ đồ, bản đồ quy hoạch, cơ sở dữ liệu về quy hoạch để đảm bảo việc triển khai hoạt động quy hoạch theo quy định và đáp ứng yêu cầu thực tiễn hiện nay.

II. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA DỰ THẢO LUẬT QUY HOẠCH ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

Trong mỗi vấn đề thì giải pháp thứ nhất luôn luôn là “giữ nguyên hiện trạng”, tức là giữ nguyên như quy định của các quy định hiện tại đang điều chỉnh công tác quy hoạch. Giải pháp này sẽ được xác định làm cơ sở cho việc so sánh và phân tích các giải pháp khác.

Trong quá trình tiến hành xác định và phân tích các tác động của các giải pháp nêu trên, cần lưu ý một số vấn đề sau:

Thứ nhất, các giải pháp nêu ra không phải hoàn toàn loại trừ nhau, mà ngược lại trong nhiều trường hợp mang tính hỗ trợ nhau. Nói cách khác, một vấn đề có thể phải áp dụng cùng một lúc nhiều giải pháp khác nhau.

Thứ hai, các phương án chỉ được cụ thể hoá trong dự thảo Luật nếu điều khoản tương ứng đó được quy định một cách rõ ràng, cụ thể và đầy đủ về trình tự, thủ tục nếu cần.

Thứ ba, việc đánh giá các tác động của từng phương án dựa trên một giả định là các phương án đều đạt được các mục tiêu đề ra ở mức độ nhất định.

Thứ tư, với giả định nêu trên, về cơ bản, các phương án đều góp phần vào nâng cao chất lượng quy hoạch (trừ phương án giữ nguyên hiện trạng). Do đó, các tác động của từng phương án được xác định là những tác động trực tiếp.

Quá trình phân tích cho thấy hai đối tượng chịu tác động lớn nhất của dự thảo Luật Quy hoạch này là cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp; sau đó là đối tượng là người dân, người lao động nói chung.

1. Vấn đề 1: Hệ thống quy hoạch và mối quan hệ giữa các quy hoạch

1.1 Xác định vấn đề

- Pháp luật hiện hành có những quy định chưa hợp lý về vị trí, vai trò của quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn.

- Danh mục quy hoạch ngành quốc gia và Danh mục quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành chưa phù hợp với phạm vi quản lý của Bộ, ngành và địa phương.

- Việc quy định quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành được lập, thẩm định và phê duyệt theo quy định của pháp luật có liên quan dẫn đến hiện nay quy hoạch vẫn được điều chỉnh tại nhiều văn bản khác nhau và dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng pháp luật một cách thống nhất hoặc một số quy hoạch chưa được quy định cụ thể trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt.

1.2 Mục tiêu chính sách

- Xác định cụ thể vai trò, mối quan hệ giữa các quy hoạch. Bảo đảm sự liên kết, tính đồng bộ và hệ thống giữa các ngành và các vùng trong cả nước, giữa các địa phương.

- Tránh sự trùng lặp về nội dung của các quy hoạch. Bảo đảm thống nhất quản lý nhà nước về quy hoạch, phân cấp, phân quyền hợp lý giữa các cơ quan nhà nước.

1.3 Các phương án đề xuất

- Phương án 1.A: Giữ nguyên như hiện trạng.

- Phương án 1.B: Chỉ có một luật duy nhất điều chỉnh tất cả các loại quy hoạch.

- Phương án 1.C: Rà soát lại tất cả các loại quy hoạch cần lập, làm rõ lại mối quan hệ giữa các quy hoạch; phân rõ phạm vi điều chỉnh của Luật Quy hoạch và các luật có liên quan. Luật Quy hoạch sẽ điều chỉnh toàn bộ các hoạt động liên quan đến quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh. Quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn là quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành. Quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành vẫn được thực hiện lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh theo quy định của pháp luật có liên quan nhưng vẫn phải tuân thủ các nguyên tắc chung của hoạt động quy hoạch, các quy định mang tính chất khung về kinh phí; tư vấn lập quy hoạch; yêu cầu đối với nội dung của hoạt động quy hoạch và công bố quy hoạch.

                        

1.4. Đánh giá tác động các phương án

Phương án

Tác động tích cực

Tác động tiêu cực

Nhà nước

Doanh nghiệp

Người dân

Nhà nước

Doanh nghiệp

Người dân

Phương án 1.A: Giữ nguyên như hiện trạng

Không cần phải thực hiện rà soát lại các quy hoạch. Không cần nghiên cứu sửa đổi các quy định của pháp luật có liên quan

Việc thẩm định sự phù hợp của các dự án đầu tư giữ nguyên như hiện trạng

Việc đánh giá sự phù hợp của các hoạt động của

người dân như cấp giấy phép xây dựng giữ nguyên như hiện trạng

vẫn tồn tại những vướng mắc về phạm vi quản lý, mối quan hệ giữa các quy hoạch và áp dụng pháp luật như hiện trạng.

vẫn tồn tại những vướng mắc về mối quan hệ giữa các quy hoạch và áp dụng pháp luật như hiện trạng.

vẫn tồn tại những vướng mắc về mối quan hệ giữa các quy hoạch và áp dụng pháp luật như hiện trạng.

Phương án l.B: Chỉ có một luật duy nhất điều chỉnh tất cả các loại quy hoạch

Không cần phải tra cứu nhiều văn bản quy phạm pháp luật trong quá trình áp dụng pháp luật.

Số lượng quy hoạch cần lập có thể giảm nên tiết kiệm được nguồn lực của nhà nước để lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch.

Không cần phải tra cứu nhiều văn bản quy phạm pháp luật trong quá trình áp dụng pháp luật

Không cần phải tra cứu nhiều văn bản quy phạm pháp luật

Trong quá

trình áp dụng pháp luật

Nội dung quy định pháp luật phức tạp, rất nhiều nội dung kỹ thuật, chuyên ngành cần được quy định trong một đạo luật. Thời gian soạn thảo lâu. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật cần phải sửa đổi để đồng bộ với Luật Quy hoạch sửa đổi.

Thời gian soạn thảo luật lâu nên các khó khăn, vướng mắc hiện tại sẽ chậm được xử lý.

Hệ thống pháp luật về quy hoạch có sự thay đổi lớn nên sẽ ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư, kinh doanh

Thời gian soạn thảo luật lâu nên các khó khăn, vướng mắc hiện tại sẽ chậm được xử lý.

Hệ thống pháp luật về quy hoạch có sự thay đổi lớn nên sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt của người dân.



Phương án l.C: Rà soát lại tất cả các loại quy hoạch cần lập, làm rõ lại mối quan hệ giữa các quy hoạch; phân rõ phạm vi điều chỉnh của Luật Quy hoạch và các luật có liên quan.

·                Mối quan hệ giữa các quy hoạch được quy định rõ ràng hơn, phù hợp với phạm vi quản lý của Bộ, ngành và địa phương.

·                Thời gian sửa đổi luật quy hoạch có thể sẽ ngắn hơn. Hệ thống pháp luật về quy hoạch vẫn có sự thống nhất nhưng không cần phải sửa đổi, bổ sung quá nhiều.

·                Số lượng quy hoạch cần lập có thể giảm nên tiết kiệm được nguồn lực của nhà nước để lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch.

·                Mối quan hệ giữa các quy hoạch được quy định rõ ràng hơn nên việc thẩm định sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch sẽ thuận lợi hơn.

·                Thời gian sửa đổi luật quy hoạch có thể sẽ ngắn hơn. Hệ thống pháp luật về quy hoạch vẫn có sự thống nhất            nhưng

không cần phải sửa đổi, bổ sung quá nhiều. Dễ dàng áp dụng pháp luật mới hơn.

- Mối quan hệ giữa các quy hoạch được quy định rõ ràng hơn nên việc thực hiện các thủ tục liên quan đến quy hoạch sẽ thuận lợi hơn. - Thời gian sửa đổi luật quy hoạch có thể sẽ ngắn hơn. Hệ thống pháp luật về quy hoạch vẫn có sự thống nhất nhưng không cần phải sửa đổi, bổ sung quá nhiều.              Dễ

dàng áp dụng pháp luật mới hơn.

vẫn cần sửa đổi thêm một số văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để đồng bộ với Luật Quy hoạch sửa đổi.

Hệ thống pháp luật về quy hoạch có sự thay đổi nên sẽ ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư, kinh doanh

Hệ thống pháp luật về quy hoạch có sự thay đổi nên sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt của người dân.

1.5 Lựa chọn phương án đề xuất

Sau khi so sánh tác động tiêu cực và tích cực của các Phương án cho vấn đề 1, Phương án 1.C là phương án được lựa chọn vì theo phương án này việc sửa đổi các quy định về Hệ thống quy hoạch và mối quan hệ giữa các quy hoạch đạt được mục tiêu đã đề ra.

2. Vấn đề 2: Trình tự, thủ tục và trách nhiệm của các cơ quan trong quá trình lập quy hoạch

2.1 Xác định vấn đề

- Trình tự, thủ tục lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch chưa làm rõ được trách nhiệm của các cơ quan có liên quan đến hoạt động quy hoạch.

-Trình tự, thủ tục chưa linh hoạt, một số trình tự còn phức tạp.

2.2 Mục tiêu chính sách

- Đơn giản hóa trình tự, thủ tục lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch.

- Bảo đảm quyền tham gia ý kiến của cơ quan, tổ chức, cộng đồng và cá nhân trong quá trình lập quy hoạch.

- Bảo đảm thống nhất quản lý nhà nước về quy hoạch, phân cấp, phân quyền hợp lý giữa các cơ quan nhà nước.

2.3 Các phương án đề xuất

- Phương án 2.A: Giữ nguyên như hiện trạng.

- Phương án 2.B: Bổ sung quy định về điều chỉnh nhiệm vụ lập quy hoạch; sửa đổi quy trình phối hợp lập quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch tổng thể quốc gia; quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh; xác định lại phạm vi lấy ý kiến đối với quy hoạch bảo đảm phù hợp với đặc thù của từng loại quy hoạch; đơn giản hóa thủ tục thẩm định quy hoạch.

2.4. Đánh giá tác động các phương án

Phương án

Tác động tích cực

Tác động tiêu cực

Nhà nước

Doanh nghiệp

Người dân

Nhà nước

Doanh nghiệp

Người dân

Phương án 2.A: Giữ nguyên như hiện trạng

Không cần phải thực hiện rà soát, sửa đổi lại các quy định của Luật Quy hoạch.

Việc thẩm định sự phù hợp của các dự án đầu tư giữ nguyên như hiện trạng

Việc đánh giá sự phù hợp của các hoạt động của người dân như cấp giấy phép xây dựng giữ nguyên như hiện trạng.

vẫn tồn tại những vướng mắc về trình tự, thủ tục và trách nhiệm của các cơ quan trong quá trình lập quy hoạch ảnh hưởng tới tiến độ lập, thẩm định và phê duyệt                  quy

hoạch, gây khó khăn, vướng mắc trong quản lý nhà nước.

vẫn tồn tại những vướng mắc về trình tự, thủ tục và trách nhiệm của các cơ quan trong quá trình lập quy hoạch dẫn đến ảnh hưởng tới tiến độ lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch, gây khó khăn, vướng mắc trong đầu tư, kinh doanh.

vẫn tồn tại những vướng mắc về trình tự, thủ tục và trách nhiệm của các cơ quan trong quá trình lập quy hoạch dẫn đến ảnh hưởng tới tiến độ lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch, gây khó khăn, vướng mắc trong sinh hoạt của người dân.

Phương án 2.B: Bổ sung quy định về điều chỉnh nhiệm vụ lập quy hoạch; sửa đổi quy trình phối hợp lập quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch tổng thể quốc gia; quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh; xác định lại phạm vi lấy ý kiến đối với quy hoạch bảo đảm phù hợp với đặc thù của từng loại quy hoạch; đơn giản hóa thủ tục thẩm định quy hoạch.

- Đơn giản hóa trình tự, thủ tục lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch.

- Làm rõ trách nhiệm của các cơ quan có liên quan đến hoạt động quy hoạch.

- Bảo đảm thống nhất quản lý nhà nước về quy hoạch, phân cấp, phân quyền hợp lý giữa các cơ quan nhà nước.

Tiến độ lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch được đẩy nhanh sẽ tạo thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh.

Tiến độ lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch được đẩy nhanh sẽ tạo thuận lợi cho hoạt động sinh hoạt của người dân.

Cần phải thực hiện rà soát, sửa đổi lại các quy định của Luật Quy hoạch.

Hệ thống pháp luật về quy hoạch có sự thay đổi nên sẽ ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư, kinh doanh

Hệ thống pháp luật về quy hoạch có sự thay đổi nên sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt của người dân.

2.5 Lựa chọn phương án đề xuất

Sau khi so sánh tác động tiêu cực và tích cực của các Phương án cho vấn đề 2, Phương án 2.B là phương án được lựa chọn vì theo phương án này việc sửa đổi các quy định về trình tự, thủ tục và trách nhiệm của các cơ quan trong quá trình lập quy hoạch đạt được mục tiêu đã đề ra.

3. Vấn đề 3: Nội dung quy hoạch

3.1 Xác định vấn đề

- Chưa có quy định về tầm nhìn trong nội dung quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.

- Giai đoạn lập quy hoạch chưa có đủ các cơ sở để xác định danh mục dự án quan trọng quốc gia theo tiêu chí được quy định tại Điều 7 Luật Đầu tư công. Do đó, quy định phải có danh mục dự án trong nội dung quy hoạch chưa phù hợp với thực tiễn, gây khó khăn trong quá trình lập quy hoạch.

- Nội dung của quy hoạch còn có sự trùng lặp với nhau.

- Một số quy định về nội dung quy hoạch chưa phù hợp với phân cấp quản lý-

3.2 Mục tiêu chính sách

- Bảo đảm thống nhất quản lý nhà nước về quy hoạch, phân cấp, phân quyền hợp lý giữa các cơ quan nhà nước.

- Bảo đảm sự liên kết, tính đồng bộ và hệ thống giữa các ngành và các vùng trong cả nước, giữa các địa phương. Bảo đảm tính khả thi trong tổ chức thực hiện quy hoạch.

3.3 Các phương án đề xuất

- Phương án 3.A: Giữ nguyên như hiện trạng.

- Phương án 3.B:

+ Nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện quy định về nội dung quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh theo hướng tập trung vào các định hướng phát triển có tính chiến lược dài hạn và phù hợp với thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ. Các phương án phát triển chi tiết thuộc thẩm quyền quản lý của cấp tỉnh sẽ xem xét bổ sung quy hoạch vào danh mục quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành để đảm bảo yêu cầu quản lý phát triển theo quy hoạch.

+ Rà soát quy định còn trùng lặp, chồng chéo, bất cập về nội dung quy hoạch (như danh mục dự án quan trọng quốc gia...) và bổ sung các nội dung còn thiếu hoặc mới phát sinh (như nội dung sắp xếp đơn vị hành chính...) đảm bảo sự đồng bộ giữa Luật Quy hoạch và quy định pháp luật có liên quan.

3.4. Đánh giá tác động các phương án

Phương án

Tác động tích cực

Tác động tiêu cực

Nhà nước

Doanh nghiệp

Người dân

Nhà nước

Doanh nghiệp

Người dân

Phương án 3.A: Giữ nguyên như hiện trạng

Không cần phải thực hiện rà soát, sửa đổi lại các quy định của Luật Quy hoạch.

Việc thẩm định sự phù hợp của các dự án đầu tư giữ nguyên như hiện trạng

Việc đánh giá sự phù hợp của các hoạt động của người dân như cấp giấy phép xây dựng giữ nguyên như hiện trạng.

vẫn tồn tại những vướng mắc về nội dung quy hoạch ảnh hưởng tới tiến độ lập, thẩm định và phê duyệt quy

hoạch, gây khó khăn, vướng

mắc trong quản lý nhà nước.

vẫn tồn tại những vướng mắc về nội dung quy

hoạch dẫn đến ảnh hưởng tới tiến độ lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch, gây khó khăn, vướng mắc trong đầu tư, kinh doanh.

vẫn tồn tại những vướng mắc về nội dung quy hoạch dẫn đến ảnh hưởng tới tiến độ lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch, gây khó khăn, vướng mắc trong sinh hoạt của người dân.

Phương án 3.B:

+ Nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện quy định về nội dung quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh theo hướng tập trung vào các định hướng phát triển có tính chiến lược dài hạn và phù hợp với thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ. Các phương án phát triển chi tiết thuộc thẩm quyền quản lý của cấp tỉnh sẽ xem xét bổ sung quy hoạch vào danh mục quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành để đảm bảo yêu cầu quản lý phát triển theo quy hoạch.

+ Rà soát quy định còn trùng lặp, chồng chéo, bất cập về nội dung quy hoạch và bổ sung các nội dung còn thiếu hoặc mới phát sinh đảm bảo sự đồng bộ giữa Luật Quy hoạch và quy định pháp luật có liên quan.

- Nội dung quy hoạch phù hợp với quản lý ngành, tính khả thi cao.

- Làm rõ phạm vi quy hoạch có liên quan đến phạm vi quản lý nhà nước của Bộ ngành, địa phương.

- Bảo đảm thống nhất quản lý nhà nước về quy hoạch, phân cấp, phân quyền hợp lý giữa các cơ quan nhà nước.

Tiến độ lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch được đẩy nhanh, nội dung quy hoạch phù hợp với quản lý ngành, tính khả thi cao sẽ tạo thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh.

Tiến độ lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch được đẩy nhanh, nội

dung         quy

hoạch phù hợp với quản lý ngành, tính khả thi cao sẽ tạo thuận lợi cho hoạt động sinh hoạt của người dân.

Cần phải thực hiện rà soát, sửa đổi lại các quy định của Luật Quy hoạch.

Hệ thống pháp luật về quy hoạch có sự thay đổi nên sẽ ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư, kinh doanh

Hệ thống pháp luật về quy hoạch có sự thay đổi nên sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt của người dân.

3.5 Lựa chọn phương án đề xuất

Sau khi so sánh tác động tiêu cực và tích cực của các Phương án cho vấn đề 3, Phương án 3.B là phương án được lựa chọn vì theo phương án này việc sửa đổi các quy định về nội dung quy hoạch đạt được mục tiêu đã đề ra.

4. Vấn đề 4: Kế hoạch thực hiện quy hoạch

4.1 Xác định vấn đề

- Nội dung kế hoạch thực hiện quy hoạch bao gồm cả kế hoạch sử dụng đất dẫn đến bất cập vì việc lập kế hoạch sử dụng đất các cấp, các ngành thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

- Nội dung kế hoạch thực hiện quy hoạch chưa quy định về phân kỳ đầu tư triển khai các dự án.

- Nhiều nội dung của kế hoạch thực hiện quy hoạch tỉnh hiện nay đã được phân cấp cho cấp tỉnh nhưng thẩm quyền ban hành kế hoạch thực hiện quy hoạch tỉnh theo Luật Quy hoạch là Thủ tướng Chính phủ.

4.2 Mục tiêu chính sách

- Kế hoạch thực hiện quy hoạch phải được quy định bảo đảm thống nhất quản lý nhà nước về quy hoạch, phân cấp, phân quyền hợp lý giữa các cơ quan nhà nước.

- Nội dung kế hoạch thực hiện quy hoạch không chồng chéo với các hoạt động quản lý ngành khác.

- Các phương án đề xuất

- Phương án 4.A: Giữ nguyên như hiện trạng.

- Phương án 4.B:

+ Xem xét bỏ kế hoạch sử dụng đất trong nội dung kế hoạch thực hiện quy hoạch tỉnh; đồng thời dẫn chiếu việc lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch sử dụng đất thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất giữa pháp luật về quy hoạch và pháp luật về đất đai.

+ Xem xét phân cấp cho UBND cấp tỉnh phê duyệt dung kế hoạch thực hiện quy hoạch tỉnh đảm bảo đồng bộ với quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và pháp luật khác có liên quan.

4.4. Đánh giá tác động các phương án

Phương án

Tác động tích cực

Tác động tiêu cực

Nhà nước

Doanh nghiệp

Người dân

Nhà nước

Doanh nghiệp

Người dân

Phương án 4.A: Giữ nguyên như hiện trạng

Không cần phải thực hiện rà soát, sửa đổi lại các quy định của Luật Quy hoạch.

Không có

Không có

vẫn tồn tại những vướng mắc về kế hoạch thực hiện quy hoạch ảnh

hưởng tới tiến độ triển khai thực hiện quy hoạch, gây khó khăn, vướng mắc trong quản lý nhà nước.

vẫn tồn tại những vướng mắc về kế hoạch thực hiện quy hoạch ảnh hưởng tới tiến độ triển khai thực hiện quy hoạch, gây khó khăn,

vướng mắc trong đầu tư, kinh doanh.

vẫn tồn tại những vướng mắc về kế hoạch thực hiện quy hoạch ảnh

hưởng tới tiến độ triển khai thực hiện quy hoạch, gây khó khăn, vướng mắc trong sinh hoạt của người dân.

Phương án 4.B:

- Xem xét bỏ kế hoạch sử dụng đất trong nội dung kế hoạch thực hiện quy hoạch tỉnh; đồng thời dẫn chiếu việc lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch sử dụng đất thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất giữa pháp luật về quy hoạch và pháp luật về đất đai.

- Xem xét phân cấp cho UBND cấp tỉnh phê duyệt dung kế hoạch thực hiện quy hoạch tỉnh đảm bảo đồng bộ với quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và pháp luật khác có liên quan.

- Không chồng chéo giữa các văn bản quản lý điều hành khác (kế hoạch sử dụng đất; kế hoạch đầu tư công trung hạn).

- Bảo đảm phân bổ nguồn lực thực hiện quy hoạch hợp lý

- Bảo đảm thống nhất quản lý nhà nước về quy hoạch, phân cấp, phân quyền hợp lý giữa các cơ quan nhà nước.

Quy hoạch

nhanh chóng triển khai trong thực tế sẽ tạo thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh.

Quy hoạch

nhanh chóng triển khai trong thực tế sẽ tạo thuận lợi cho hoạt động sinh hoạt của người dân.

Cần phải thực hiện rà soát, sửa đổi lại các quy định của Luật Quy hoạch.

Các cơ quan nhà nước sẽ cần thời gian để điều chỉnh kế hoạch thực hiện quy hoạch theo các quy định pháp luật mới nên sẽ ảnh hưởng tới hoạt động quản lý nhà nước.

Hệ thống pháp luật về quy hoạch có sự thay đổi nên sẽ ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư, kinh doanh

Hệ thống pháp luật về quy hoạch có sự thay đổi nên sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt của người dân.

4.5           Lựa chọn phương án đề xuất

Sau khi so sánh tác động tiêu cực và tích cực của các Phương án cho vấn đề 4, Phương án 4.B là phương án được lựa chọn vì theo phương án này việc sửa đổi các quy định về kế hoạch thực hiện quy hoạch đạt được mục tiêu đã đề ra.

5. Vấn đề 5: Điều chỉnh cục bộ quy hoạch

5.1 Xác định vấn đề

Luật Quy hoạch không có quy định về việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch. Trình tự, thủ tục điều chỉnh quy hoạch thực hiện như đối với việc lập mới quy hoạch, với thời gian kéo dài khoảng 2 năm làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong quá trình thực hiện các quy hoạch đòi hỏi cập nhật, điều chỉnh một số chi tiết, chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật phù hợp với kết quả nghiên cứu khảo sát và tình hình triển khai thực tế, đặc biệt trong các lĩnh vực như giao thông, điện lực, khoáng sản...

5.2 Mục tiêu chính sách

- Quy định hình thức điều chỉnh bảo đảm linh hoạt trong quản lý nhà nước, phù hợp với đặc thù của từng loại quy hoạch.

- Việc điều chỉnh phải bảo đảm công khai, minh bạch và sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống quy hoạch.

- Trình tự, thủ tục điều chỉnh phải bảo đảm độc lập giữa các cơ quan, đề cao trách nhiệm của từng cấp, phù hợp với quy định của Luật Quy hoạch, các luật có liên quan đến quy hoạch, Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

5.3 Các phương án đề xuất

- Phương án 5.A: Giữ nguyên như hiện trạng.

- Phương án 5.B: Nghiên cứu quy định về trường hợp điều chỉnh cục bộ quy hoạch và trình tự, thủ tục chỉnh cục bộ quy hoạch để phù hợp với thực tiễn và yêu cầu phát triển đất nước, đồng thời tránh điều chỉnh tùy tiện, bảo đảm độc lập giữa các cơ quan, đề cao trách nhiệm của từng cấp.

5.4. Đánh giá tác động các phương án

Phương án

Tác động tích cực

Tác động tiêu cực

Nhà nước

Doanh nghiệp

Người dân

Nhà nước

Doanh nghiệp

Người dân

Phương án 5.A: Giữ nguyên như hiện trạng

Không cần phải thực hiện rà soát, sửa đổi lại các quy định của Luật Quy hoạch.

Không có

Không có

vẫn tồn tại những vướng mắc về kế hoạch thực hiện quy hoạch ảnh

hưởng tới tiến độ triển khai thực hiện quy hoạch, gây khó khăn, vướng mắc trong quản lý nhà nước.

Dự án đầu tư ở một số lĩnh vực đặc thù như giao thông, khoáng sản ... sẽ bị ảnh hưởng đến tiến độ triển khai khi quy hoạch chưa được điều chỉnh kịp thời

Trường hợp có yêu cầu thực tiễn phát sinh cần điều chỉnh quy hoạch trong thời gian ngắn sẽ không thực hiện được, do đó, đời sống sinh hoạt của người dân sẽ bị ảnh hưởng.

Phương án 4.B:

Nghiên cứu quy định về trường hợp điều chỉnh cục bộ quy hoạch và trình tự, thủ tục chỉnh cục bộ quy hoạch để phù hợp với thực tiễn và yêu cầu phát triển đất nước, đồng thời tránh điều chỉnh tùy tiện, bảo đảm độc lập giữa các cơ quan, đề cao trách nhiệm của từng cấp.

Đáp ứng kịp thời nhu cầu thực tiễn quản lý của nhà nước.

Tạo sự linh hoạt trong triển khai thực hiện quy hoạch.

Đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Đáp ứng kịp thời nhu cầu sinh hoạt của người dân.

Cần thời gian nghiên cứu các trường hợp được phép điều chỉnh cục bộ một cách chặt chẽ.

Trường hợp hình thức điều chỉnh này bị lạm dụng sẽ dẫn đến những tiêu cực trong quản lý nhà nước nói chung và mất ổn định của hệ thống quy hoạch nói riêng như thời gian trước khi Luật Quy hoạch được ban hành.

Việc quy hoạch bị điều chỉnh quá nhiều sẽ ảnh hưởng lớn đến tính thống nhất, ổn định của hệ thống quy hoạch, gây xáo trộn trong sản xuất kinh doanh.

Việc quy hoạch bị điều chỉnh quá nhiều sẽ ảnh hưởng lớn đến tính thống nhất, ổn định của hệ thống                  quy

hoạch, gây xáo trộn trong sinh hoạt của người dân.

5.5 Lựa chọn phương án đề xuất

Sau khi so sánh tác động tiêu cực và tích cực của các Phương án cho vấn đề 5, Phương án 5.B là phương án được lựa chọn vì theo phương án này việc bổ sung quy định về điều chỉnh cục bộ quy hoạch đạt được mục tiêu đã đề ra.

6. Vấn đề 6: Phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu sơ đồ, bản đồ quy hoạch, cơ sở dữ liệu về quy hoạch

6.1 Xác định vấn đề

Luật Quy hoạch chưa có quy định về phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu sơ đồ, bản đồ quy hoạch, cơ sở dữ liệu về quy hoạch. Luật Phí, lệ phí có quy định về phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ, nhưng chưa có quy định về phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu sơ đồ, bản đồ quy hoạch, cơ sở dữ liệu về quy hoạch. Trong khi việc khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu sơ đồ, bản đồ quy hoạch, cơ sở dữ liệu về quy hoạch đòi hỏi chi phí lớn như: Kinh phí in ấn bản đồ; trích xuất dữ liệu; Kinh phí xây dựng, vận hành hệ thống thông tin...

6.2 Mục tiêu chính sách

- Quy định hình thức, trình tự, thủ tục, thẩm quyền thu và mức phí bảo đảm thống nhất với các quy định của pháp luật về phí và pháp luật về tiếp cận thông tin.

- Việc thu phí phải nhằm bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động quy hoạch; mức phí được thu hợp lý, quản lý chặt chẽ và sử dụng hiệu quả.

6.3 Các phương án đề xuất

- Phương án 6.A: Giữ nguyên như hiện trạng.

- Phương án 6.B: Nghiên cứu ban hành quy định về phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu sơ đồ, bản đồ quy hoạch, cơ sở dữ liệu về quy hoạch để đảm bảo việc triển khai hoạt động quy hoạch theo quy định và đáp ứng yêu cầu thực tiễn hiện nay.

6.4. Đánh giá tác động các phương án

Phương án

Tác động tích cực

Tác động tiêu cực

Nhà nước

Doanh nghiệp

Người dân

Nhà nước

Doanh

nghiệp

Người dân

Phương án 5.A: Giữ nguyên như hiện trạng

Không cần phải thực hiện rà soát, sửa đổi lại các quy định của Luật Quy hoạch.

Được cung cấp thông tin quy hoạch miễn phí.

Được cung cấp thông tin quy hoạch miễn phí.

Không có đủ kinh phí để cung cấp đầy đủ các thông tin quy hoạch cho người dân. Không có kinh phí để xây dựng, vận hành hệ thống thông tin.

Việc tiếp cận thông tin quy hoạch của

doanh nghiệp bị hạn chế về định dạng, hình thức cung cấp thông tin.

Việc tiếp cận thông tin quy hoạch của doanh nghiệp bị hạn chế về định dạng, hình thức cung cấp thông tin.

Phương án 4.B:

Nghiên cứu ban hành quy định về phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu sơ đồ, bản đồ quy hoạch, cơ sở dữ liệu về quy hoạch để đảm bảo việc triển khai hoạt động quy hoạch theo quy định và đáp ứng yêu cầu thực tiễn hiện nay.

Đáp ứng kịp thời nhu cầu thực tiễn quản lý của nhà nước. Đa dạng hóa hoạt động cung cấp thông tin quy hoạch: Định dạng thông tin; Hình thức cung cấp thông tin. Có kinh phí để xây dựng, vận hành hệ thống thông tin.

Được tiếp cận thông tin quy hoạch bằng nhiều hình thức khác nhau. Đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Được tiếp cận thông tin quy hoạch bằng nhiều hình thức khác nhau. Đáp ứng kịp thời nhu cầu sinh hoạt của người dân.

Nghiên cứu xây dựng mức phí, trình tự thủ tục thu phí nhằm bảo đảm mức phí được thu hợp lý, quản lý chặt chẽ và sử dụng hiệu quả.

Một số hình thức cung cấp thông tin quy hoạch sẽ phải trả phí.

Một số hình thức cung cấp thông tin quy hoạch sẽ phải trả phí.

6.5 Lựa chọn phương án đề xuất

Sau khi so sánh tác động tiêu cực và tích cực của các Phương án cho vấn đề 6, Phương án 6.B là phương án được lựa chọn vì theo phương án này việc bổ sung quy định về phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu sơ đồ, bản đồ quy hoạch, cơ sở dữ liệu về quy hoạch đạt được mục tiêu đã đề ra.

III. THAM VẤN

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trên đây là những giải pháp mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng cần được thể hiện trong Đề cương Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, khi được ban hành sẽ thay thế và khắc phục được phần lớn những bất cập hiện nay của công tác quy hoạch. Việc ban hành Luật sẽ là bước cải cách về thể chế tạo ra sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật về quy hoạch theo đúng quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và phù hợp với quy định mới của Hiến pháp 2013, Luật Tổ chức Chính phủ về vai trò quản lý nhà nước về kinh tế. Với những quy định mới sẽ góp phần thay đổi phương thức quản lý nhà nước hiện nay theo hướng nhà nước kiến tạo và phục vụ; trong đó nhà nước chỉ quy hoạch những ngành hạ tầng thiết yếu (hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, hạ tầng sản xuất) để kiến tạo sự phát triển trên cơ sở tôn trọng quy luật của kinh tế thị trường; việc phân bổ nguồn lực cũng sẽ theo cơ chế thị trường để tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội và thúc đẩy việc huy động các nguồn lực của xã hội cho đầu tư phát triển nhằm giảm bớt gánh nặng đầu tư công của khu vực nhà nước, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Đồng thời, sẽ tạo sự thống nhất trong chỉ đạo điều hành từ Trung ương đến địa phương; tăng cường liên kết vùng, phát huy tối đa tiềm năng và lợi thế của từng vùng, từng địa phương; phát huy hiệu quả trong khai thác và sử dụng nguồn lực của đất nước để thúc đẩy phát triển bền vững, góp phần bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Mặt khác, việc sửa đổi, bổ sung Luật quy hoạch sẽ là công cụ giúp quản lý phát triển một cách đồng bộ, khắc phục tình trạng quản lý chia cắt, cục bộ ngành và tính cát cứ địa phương; giải quyết các vấn đề xung đột lợi ích, xung đột mang tính liên ngành, xung đột giữa các địa phương.

Tuy nhiên, để các giải pháp này có thể được thực hiện trên thực tế thì các quy định có liên quan trong dự thảo đòi hỏi phải được quy định một cách chi tiết, rõ ràng, nhất quán và hiểu thống nhất (như đã thể hiện trong dự thảo). Việc thay đổi nội dung tương ứng trong một hoặc một số điều khoản của dự thảo có thể dẫn đến việc nội dung của Luật không còn phản ánh giải pháp thể hiện trong báo cáo RIA này. Do đó, việc thảo luận và sửa đổi các điều khoản trong dự thảo Luật phải luôn được đặt cùng với chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện báo cáo RIA này. Việc phân tích các tác động theo phương pháp thực hiện báo cáo RIA này sẽ là cơ sở để quyết định sửa đổi các điều khoản tương ứng có liên quan./.


[1] Bộ Công Thương ban hành quyết định bãi bỏ 27 quy hoạch sản phẩm; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định bãi bỏ 31 quy hoạch sản phẩm; Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết định bãi bỏ 02 quy hoạch sản phẩm; Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định bãi bỏ 01 quy hoạch sản phẩm.

[2] Các tỉnh gồm: Gia Lai; Hài Dương; Nghệ An; Bắc Kạn; Bình Thuận; Đắk Nông; Sơn La; Bạc Liêu; Kon Tum; Đắk Lắk; Trà Vinh; Thừa Thiên - Huế; Hưng Yên; Lâm Đồng; Sóc Trăng; Bến Tre; Lào Cai; Bà Rịa - Vũng Tàu; Quảng Ninh; tp Hà Nội; Hà Nam; Quảng Bình, tp Hải Phòng; Đồng Tháp; Ninh Bình; Phú Thọ; Phú Yên; Tây Ninh; Bắc Ninh; Bình Phước; An Giang; Quảng Ngãi; Bắc Giang; tp Cần Thơ; Cà Mau; Điện Biên; Hòa Bình; Kiên Giang; Lai Châu; Đồng Nai; Ninh Thuận; tp Đà Nẵng; Long An; Nam Định; Quảng Trị; Thanh Hóa; Vĩnh Long; Vĩnh Phúc; Cao Bằng; tp Hồ Chí Minh.

[3] Trước khi ban hành Nghị quyết số 61/2022/QH15 mới có 07/110 quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được quyết định và phê duyệt, nhưng đến ngày 27 tháng 9 năm 2023 đã có 85/110 quy hoạch đã được quyết định, phê duyệt và thẩm định xong, đang hoàn thiện để trình phê duyệt (đạt 77,3%).

[4] Tờ trình số 7571/TTr-BKHĐT ngày 24 tháng 10 năm 2018

[5] Thành lập theo Nghị quyết số 09/NQ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ

[6] Đã được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch.

[7] Bộ Công Thương đã có văn bản số 5145/BCT-CN ngày 19 tháng 7 năm 2019 báo cáo Thủ tướng Chính phủ xin phép chưa lập Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng phóng xạ vì chưa có dữ liệu đánh giá tiềm năng quặng urani.

[8] Thông báo số 352/TB-VPCP ngày 04 tháng 10 năm 2020 của Văn phòng Chính phủ

[9] Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Văn bản số 373/BKHĐT-QLQH ngày 22 tháng 01 năm 2021 về chỉ dẫn về cách thức, mức độ chi tiết tích hợp quy hoạch tỉnh; Văn bản số 4220/BKHĐT-QLQH ngày 01 tháng 7 năm 2021 về chỉ dẫn soạn thảo dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh; Bộ Quốc phòng đã ban hành Văn bản số 1133/BQP-TM ngày 21 tháng 4 năm 2021 hướng dẫn việc lập hợp phần quy hoạch tổng thể bố trí quốc phòng với phát triển kinh tế - xã hội tích hợp vào quy hoạch tỉnh.

[10] Bộ Công Thương đã có công văn số 5145/BCT-CN ngày 19/7/2019 báo cáo Thủ tướng Chính phủ xin phép chưa lập Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng phóng xạ vì chưa có dữ liệu đánh giá tiềm năng quặng urani.

[11] Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế (mục 22 Phụ lục 1) trùng nội dung với Quy hoạch hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (mục 26 Phụ lục 2), Quy hoạch hệ thống kiểm nghiệm của Nhà nước (mục 38 Phụ lục 2). Quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội (mục 19 Phụ lục 1) trùng nội dung với Quy hoạch hệ thống cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng và cơ sở chăm sóc người khuyết tật (mục 14 Phụ lục 2), Quy hoạch cơ sở chăm sóc người cao tuổi (mục 15 Phụ lục 2). Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm (mục 16 Phụ lục 1) trùng nội dung với Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học (mục 16 Phụ lục 2).

[12] Theo Báo cáo số 166/BC-ĐGS của Đoàn giám sát của Quốc hội: việc các quy hoạch thời kỳ 2021- 2030 chậm chưa được phê duyệt cũng gặp không ít khó khăn, ảnh hưởng đến việc cụ thể hóa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về định hướng phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục đại học, hệ thống giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và trung tâm phát triển giáo dục giáo dục hòa nhập; thiếu cơ sở để triển khai đầu tư công trung hạn trên phạm vi cả nước thuộc lĩnh vực giáo dục đại học và giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật.Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021- 2030 chưa được phê duyệt dẫn đến nhiều dự án phát triển điện lực chưa thể triển khai trong bối cảnh những tháng đầu năm 2022 EVN gặp một số khó khăn trong cung cấp than cho các nhà máy nhiệt điện, đến cuối tháng 3/2022, nhiều tổ máy nhiệt điện than trong hệ thống đã phải dừng và giảm phát; các nguồn nhiệt điện than huy động thấp hơn kế hoạch là 1,365 tỷ kWh. Thực trạng đó cho thấy nguy cơ thiếu điện trong mùa cao điểm, từ đó sẽ tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như cuộc sống của người dân.

[13] Các tuyến cao tốc đã hoàn thành là: Cao Bồ - Mai Sơn, Mai Sơn - Quốc lộ 45, Cam Lộ - La Sơn, Trung Lương - Mỹ Thuận, Vân Đồn - Móng Cái, Phan Thiết - Dầu Giây, Nha Trang - Cam Lâm, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Quốc lộ 45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu. Đồng thời, nhiều dự án lớn, trọng điểm được khởi công, khánh thành (khởi công 12 dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông, 03 cao tốc trục Đông -Tây, nhà ga hành khách T3 - Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Cảng hàng không quốc tế Long Thành, cầu Đại Ngãi, cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang; khánh thành cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2, hợp long cầu Mỹ Thuận 2...); phấn đấu khởi công thêm 05 dự án vào cuối năm 2023 (Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa, Rạch Sỏi - Bến Nhất, Gò Quao - Vĩnh Thuận và Chợ Chu - Ngã ba Trung Sơn, Hòa Liên - Túy Loan) và hoàn thành tuyến cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ (trong đó có cầu Mỹ Thuận 2).

[14] Báo cáo số 166/BC-ĐGS ngày 27 tháng 5 năm 2022 của Đoàn giám sát của Quốc hội

[1] Ví dụ: Quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trùng nội dung với Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp và Quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội. Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ chông lân với quy hoạch không gian biển quốc gia.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi