Công văn 6050/BNN-KH của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét đề cương, dự toán khảo sát lập dự án đầu tư xây dựng hạ tầng nuôi trồng thủy sản vùng ruộng trũng tỉnh Ninh Bình

thuộc tính Công văn 6050/BNN-KH

Công văn 6050/BNN-KH của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét đề cương, dự toán khảo sát lập dự án đầu tư xây dựng hạ tầng nuôi trồng thủy sản vùng ruộng trũng tỉnh Ninh Bình
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:6050/BNN-KH
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công văn
Người ký:Nguyễn Duy Vĩnh
Ngày ban hành:03/11/2010
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xây dựng
 
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------------------
Số: 6050/BNN-KH
V/v: xem xét đề cương, dự toán KS lập dự án ĐTXD hạ tầng NTTS vùng ruộng trũng tỉnh Ninh Bình
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------------------
Hà Nội, ngày 03 tháng 11 năm 2010
 
 
Kính gửi: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình
 
 
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình tại tờ trình số 162/TTr-SNN ngày 25/10/2010 về việc phê duyệt nhiệm vụ khảo sát, lập dự án đầu tư cơ sở hạ tầng khu nuôi trồng thủy sản vùng ruộng trũng tỉnh Ninh Bình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức cuộc họp xem xét đề cương, dự toán khảo sát lập dự án nêu trên.
Thành phần dự họp có đại diện các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Vụ Kế hoạch, Tổng cục Thủy sản, Cục Quản lý xây dựng công trình, Trung tâm Khuyến nông quốc gia và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình. Danh sách đại biểu dự họp kèm công văn này.
Sau khi nghe lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình đơn vị được Bộ giao là chủ đầu tư trình bày đề cương, dự toán khảo sát lập dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu nuôi trồng thủy sản vùng ruộng trũng, tỉnh Ninh Bình, thảo luận của các đại biểu dự họp và giải trình của chủ đầu tư, Chủ trì cuộc họp đã kết luận:
1. Về chủ trương đầu tư:
Theo đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình (Công văn số 278/UBND-VP3 ngày 20/8/2010); Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Quyết định 2412/QĐ-BNN-KH ngày 9/9/2010 giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu nuôi trồng thủy sản vùng ruộng trũng tỉnh Ninh Bình từ nguồn vốn tập trung của Bộ. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng khu nuôi trồng thủy sản vùng ruộng trũng tỉnh Ninh Bình phù hợp với quy hoạch phát triển ngành Thủy sản và điều kiện thực tế tại địa phương.
2. Mục tiêu dự án:
Xây dựng cơ sở hạ tầng khu nuôi trồng thủy sản từ vùng đất úng trũng một vụ lúa không ăn chắc thành vùng nuôi thủy sản tập trung với đối tượng nuôi chủ lực là rôphi, tạo sản phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước và từng bước hướng tới xuất khẩu, góp phần điều tiết, phân lũ, chặn lũ tại các huyện Nho Quan, Gia Viễn và Hoa Lư của Ninh Bình. Tuy nhiên, mục tiêu dự án cần được lượng hóa về kinh tế và xã hội như: Diện tích mặt nước nuôi, đối tượng nuôi, sản phẩm của dự án khi kết thúc đầu tư đưa vào sử dụng và mục tiêu xã hội giải quyết việc làm cho nông dân chuyển đổi nghề từ độc canh lúa sang nuôi trồng thủy sản.
3. Về nội dung đề cương:
Bố cục dự án đầu tư xây dựng công trình cần thực hiện theo quy định tại điều 6 Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 10/2/2009 của Chính phủ. Trong đó cần làm rõ các điểm sau:
3.1. Về sự cần thiết phải đầu tư:
Bổ sung thông tin về hiện trạng nuôi trồng thủy sản tại Ninh Bình và vùng dự án, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, phát triển thủy sản đến 2015, định hướng 2020 và kết quả điều tra nguyện vọng của nhân dân vùng dự án để làm rõ sự cần thiết phải đầu tư.
3.2. Về quy mô đầu tư:
Thống nhất diện tích vùng dự án nêu trong đề cương nhưng cần giải trình rõ diện tích mặt nước nuôi, hình thức nuôi (tập trung hàng hóa hay tự cung tự cấp) đối tượng nuôi, công nghệ nuôi, mùa vụ nuôi. Từ đó mới xác định được các hạng mục công trình đầu tư.
3.3. Về công nghệ nuôi trồng thủy sản:
Đối tượng nuôi thủy sản chủ lực ở vùng nước ngọt các tỉnh phía Bắc được xác định là cá rô phi. Bổ sung công nghệ nuôi rôphi gắn với tiêu chuẩn nuôi cá rô phi và các yếu tố đầu vào cung cấp cho nuôi cá rô phi chuyển dần từ nuôi quảng canh cải tiến sang bán thâm canh và nuôi công nghiệp. Có thể xem xét nuôi một số đối tượng truyền thống và đối tượng mới ở quy mô phù hợp và hạ tầng đầu tư phải nhằm tạo điều kiện để áp dụng được công nghệ nuôi mới.
3.4. Về phương án tổng mặt bằng:
Nghiên cứu và đề xuất ít nhất là 2 phương án bố trí tổng mặt bằng trên đó thể hiện rõ vị trí, quy mô các hạng mục công trình đầu tư trên cơ sở các tiêu chuẩn định mức chuyên ngành thủy lợi, nuôi trồng thủy sản và giải pháp về xử lý môi trường, xử lý nước thải, đồng thời thuyết minh phương án lựa chọn.
3.5. Về tổng mức đầu tư:
Từ các quy mô đầu tư, các hạng mục công trình đầu tư và đơn giá đầu tư và xây dựng của tỉnh Ninh Bình để tính tổng mức đầu tư theo hướng dẫn tại Nghị định 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình và Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 hướng dẫn lập và quản lý chi phí xây dựng công trình.
3.6. Về nguồn vốn đầu tư:
Cần đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư bao gồm đầu tư từ vốn Ngân sách, vốn vay và vốn huy động. Vốn Ngân sách thì xác định rõ Ngân sách Trung ương và Ngân sách địa phương. Vốn Ngân sách Trung ương chỉ đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng đầu mối theo quy định của Luật Ngân sách. Cần phân kỳ và phân nguồn vốn đầu tư phù hợp với khả năng Ngân sách và vốn huy động của các thành phần kinh tế.
3.7. Khi xây dựng dự án cần tính toán phân tích các hiệu quả đem lại sau đầu tư. Do vùng dự án là vùng sản xuất chuyển đổi nên cần có so sánh cụ thể sản phẩm tạo ra trước và sau khi đầu tư để làm rõ hiệu quả đầu tư.
4. Về nội dung khảo sát lập dự án đầu tư xây dựng công trình:
4.1. Khảo sát địa chất, địa hình:
Phải mô tả địa hình khi lập phương án khảo sát và chỉ thực hiện khảo sát để phục vụ giai đoạn lập dự án. Khối lượng khảo sát trong dự toán phải phù hợp với các tiêu chuẩn và phải phù hợp với thuyết minh. Công tác dẫn chuyền cao độ, tọa độ vùng dự án, khống chế độ cao, khống chế mặt bằng, lập lưới khống chế độ cao, đo vẽ bình đồ, mặt cắt dọc, ngang, xác định tim tuyến phải tuân theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành, phù hợp với cấp địa hình được mô tả. Khảo sát địa hình trong giai đoạn lập dự án và thiết kế công trình thủy lợi thực hiện theo Tiêu chuẩn ngành số 14 TCN 186-2006 và khảo sát địa chất trong giai đoạn lập dự án thực hiện theo Tiêu chuẩn ngành số 14 TCN-195-2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Khối lượng khảo sát cần tính toán kỹ trên cơ sở nghiên cứu tận dụng kết quả khảo sát các dự án thủy lợi, giao thông đã đầu tư trên địa bàn và bổ sung thêm các số liệu điều tra về môi trường, nước, khí tượng vùng dự án. Đặc biệt là khảo sát chất lượng và lưu lượng nguồn nước cấp cho các vùng nuôi phù hợp với đối tượng nuôi chủ lực là cá rô phi.
4.2. Về dự toán khảo sát, lập dự án:
Đề nghị áp dụng các định mức về khảo sát địa chất, địa hình theo đúng quy phạm cho bước khảo sát lập dự án đầu tư xây dựng công trình (Đo vẽ bản đồ 1/1000…). Cắt giảm những nội dung công việc tính trùng và không cần thiết. Tính toán khối lượng khảo sát, áp với định mức áp dụng tại tỉnh Ninh Bình (Quyết định 2096/2007/QĐ-UBND ngày 7/9/2007 của UBND tỉnh Ninh Bình) về việc ban hành Bộ đơn giá khảo sát xây dựng tỉnh Ninh Bình và Thông tư 12/2008/TT-BXD ngày 7/5/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí khảo sát, xây dựng.
4.3. Bổ sung chi phí quản lý dự án giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn xây dựng công trình thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Xây dựng (Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng về định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn xây dựng công trình).
4.4. Bổ sung nội dung và kinh phí đánh giá tác động môi trường theo quy định hiện hành về quản lý môi trường các dự án đầu tư theo đúng quy định tại Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 8/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
4.5. Bổ sung kế hoạch đấu thầu lựa chọn tư vấn giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Chỉ tiến hành lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng, khảo sát, lập dự án sau khi có dự toán và kế hoạch đấu thầu được duyệt.
5. Đề nghị chủ đầu tư bổ sung văn bản của UBND tỉnh Ninh Bình thỏa thuận địa điểm đầu tư để có cơ sở chuẩn bị đầu tư dự án theo đúng quy định của Luật đầu tư và Luật xây dựng.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình căn cứ ý kiến nêu trên và các quy định hiện hành về đầu tư xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan bổ sung, hoàn chỉnh đề cương, dự toán, kế hoạch đấu thầu lựa chọn tư vấn khảo sát lập dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu nuôi trồng thủy sản vùng trũng tỉnh Ninh Bình gửi về Bộ để xem xét, phê duyệt làm cơ sở triển khai thực hiện./.
 

Nơi nhận:
- Như trên;
- TT. Vũ Văn Tám (B/c);
- Các đơn vị dự họp;
- Lưu: VPT, Vụ KH (2).
TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ KẾ HOẠCH
PHÓ VỤ TRƯỞNG



Nguyễn Duy Vĩnh
 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất