Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 5974/BXD-GĐ 2022 xử lý đối với công trình không đảm bảo an toàn PCCC
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 5974/BXD-GĐ
Cơ quan ban hành: | Bộ Xây dựng | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 5974/BXD-GĐ | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Nguyễn Tường Văn |
Ngày ban hành: | 29/12/2022 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Xây dựng |
tải Công văn 5974/BXD-GĐ
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ XÂY DỰNG Số: 5974/BXD-GĐ công trình không đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2022 |
Kính gửi: UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Theo số liệu của Bộ Công an, trên cả nước hiện đang có 10.953 công trình bao gồm các nhà chung cư, tập thể, các công trình công cộng, các cơ sở sản xuất, kinh doanh (không bao gồm nhà ở riêng lẻ kết hợp kinh doanh) không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy. Trong đó, có 5.071 công trình được đưa vào sử dụng trước khi Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 có hiệu lực (sau đây gọi là Luật số 27/2001/QH10), 5.882 công trình đã đưa vào sử dụng nhưng chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy (PCCC) theo quy định. Cho đến nay đã có 35/63 địa phương ban hành Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và kế hoạch của UBND cùng cấp để xử lý các cơ sở thuộc Điều 63a Luật số 27/2001/QH10 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 33 Điều 1 Luật số 40/2013/QH13; 06/63 địa phương có ít cơ sở thuộc đối tượng này nên chủ cơ sở đã chủ động xây dựng phương án khắc phục theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành; 22/63 địa phương không ban hành Nghị quyết do không có công trình thuộc đối tượng nêu trên.
Thực hiện Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 11/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy và chữa cháy; căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao và để đảm bảo an toàn cho người, tài sản và các công trình xây dựng, Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nghiên cứu, tổ chức thực hiện một số giải pháp cụ thể như sau:
1. Đối với các công trình không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy được đưa vào sử dụng trước khi Luật số 27/2001/QH10 có hiệu lực:
- Trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định việc xử lý các cơ sở trên địa bàn không bảo đảm yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy được đưa vào sử dụng trước ngày Luật số 27/2001/QH10 có hiệu lực, cần xem xét, tham khảo các giải pháp kỹ thuật về PCCC bổ sung, tăng cường đã được Cục Cảnh sát PCCC&CNCH - Bộ Công an hướng dẫn tại Văn bản số 1684/C07-P4 ngày 21/7/2021 để tham mưu cho Hội đồng nhân dân cùng cấp bổ sung, sửa đổi các giải pháp xử lý cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết, trong đó cần phân công nhiệm vụ cho các cơ quan chức năng trực thuộc, UBND cấp quận, huyện triển khai thực hiện, đảm bảo tính khả thi và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ;
- Yêu cầu các chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình cam kết thực hiện việc khắc phục các tồn tại, quá trình khắc phục cần đảm bảo an toàn cho người và công trình lân cận, tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng và các pháp luật có liên quan; giao các cơ quan chức năng trực thuộc, UBND cấp quận, huyện thực hiện kiểm tra việc khắc phục các tồn tại của các chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình;
- Giao cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc hướng dẫn, phối hợp với chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình thực hiện việc điều chỉnh thiết kế kiến trúc, kết cấu, công năng công trình, giấy phép xây dựng, quy hoạch xây dựng liên quan đến các giải pháp tăng cường PCCC cho phù hợp với các quy định hiện hành;
- Về lâu dài cần nghiên cứu, xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình nhà ở, chương trình cải tạo, chỉnh trang đô thị để từng bước giải quyết triệt để các vấn đề tồn tại về phòng cháy và chữa cháy đối với các công trình xây dựng;
- Tổng hợp những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện và báo cáo các cơ quan quản lý nhà nước có có thẩm quyền để hướng dẫn, tháo gỡ, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn.
2. Đối với các công trình vi phạm quy định về PCCC đã đưa vào sử dụng sau thời điểm Luật số 27/2001/QH10 có hiệu lực:
- Giao các cơ quan chức năng trực thuộc tăng cường kiểm tra, hướng dẫn và xử lý nghiêm vi phạm theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về PCCC;
- Giao cơ quan chuyên môn về xây dựng, phối hợp với cơ quan cảnh sát PCCC rà soát, nghiên cứu, đề xuất các giải pháp khắc phục đối với các trường hợp công trình có tồn tại, vi phạm liên quan đến trật tự xây dựng. Trường hợp cần thiết, báo cáo UBND cấp tỉnh hoặc Hội đồng nhân dân cùng cấp để được xem xét, quyết định, đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật;
- Yêu cầu các chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình xây dựng kế hoạch, thời gian thực hiện và tổ chức thực hiện việc khắc phục nhằm đáp ứng các yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng và quy định của pháp luật về xây dựng, PCCC để đảm bảo an toàn cho người, tài sản và công trình trong quá trình khai thác, sử dụng.
3. Giao các cơ quan chức năng trực thuộc tăng cường kiểm tra, giám sát, quản lý chặt chẽ việc khai thác sử dụng công trình đúng công năng theo thiết kế đã được thẩm định, phê duyệt. Trường hợp công trình chuyển đổi công năng thì phải thực hiện việc điều chỉnh thiết kế xây dựng, thiết kế PCCC theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về PCCC và các pháp luật có liên quan.
4. Yêu cầu chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình thực hiện việc bảo trì công trình, bảo trì hệ thống, thiết bị PCCC theo đúng quy định, đặc biệt đối với công trình đã đưa vào khai thác sử dụng lâu năm nhằm đảm bảo an toàn chịu lực, an toàn vận hành và an toàn cháy, nổ cho các công trình.
5. Giao cơ quan chuyên môn về xây dựng phối hợp với cơ quan cảnh sát PCCC nghiên cứu những nội dung mới tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2022/BXD về An toàn cháy cho nhà và công trình do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Thông tư số 06/2022/TT-BXD ngày 30/11/2022 để kịp thời hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định.
Trên đây là hướng dẫn của Bộ Xây dựng về việc xử lý đối với các công trình không đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy theo Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 11/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nghiên cứu, tổ chức thực hiện./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |