Công văn 4778/BXD-QHKT 2023 góp ý kiến Quy hoạch Đồng bằng sông Hồng 2021 - 2030

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 4778/BXD-QHKT

Công văn 4778/BXD-QHKT của Bộ Xây dựng về góp ý kiến Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Cơ quan ban hành: Bộ Xây dựngSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:4778/BXD-QHKTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Nguyễn Tường Văn
Ngày ban hành:23/10/2023Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xây dựng

tải Công văn 4778/BXD-QHKT

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Công văn 4778/BXD-QHKT DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) Công văn 4778/BXD-QHKT PDF
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ XÂY DỰNG
______________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

____________________________

Số: 4778/BXD-QHKT
V/v góp ý kiến Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

Hà Nội, ngày 23 tháng 10 năm 2023

 

Kính gửi: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bộ Xây dựng nhận được Văn bản số 7631/BKHĐT-QLQH ngày 15/9/2023 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị góp ý kiến đối với Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Sau khi nghiên cứu, Bộ Xây dựng có ý kiến như sau:

1. Về cơ sở chính trị và cơ sở pháp lý lập quy hoạch:

- Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch vùng ĐBSH) được lập trên cơ sở pháp luật có liên quan như Luật Quy hoạch, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật liên quan đến quy hoạch ngày 15/6/2018, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20/11/2018...; các chủ trương, chính sách của Đảng như Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Quyết định số 492/QĐ-TTg ngày 19/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

- Đề nghị nghiên cứu bổ sung thêm căn cứ chính trị, pháp lý có liên quan gồm: Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết số 06-NQ/TW); Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã giai đoạn 2023-2030; Nghị quyết số 148/NQ-CP ngày 11/11/2022 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW; Quyết định số 950/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018-2025 và định hướng đến năm 2030; Nhiệm vụ Quy hoạch hệ thống đô thị - nông thôn quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045...

- Bổ sung một số chiến lược, định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật cấp Quốc gia bao gồm: Quyết định số 2502/QĐ-TTg ngày 22/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh định hướng phát triển cấp nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 589/QĐ-TTg ngày 06/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh định hướng phát triển thoát nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.

- Quy hoạch vùng ĐBSH cần nghiên cứu kế thừa các quy hoạch liên quan trước đây: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2020 (Quyết định 795/QĐ-TTg ngày 23/05/2013 của Thủ tướng Chính phủ), Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 768/QĐ-TTg ngày 06/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ)...

2. Về phân tích, đánh giá hiện trạng:

- Nghiên cứu bổ sung, phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển dân số, trong đó làm rõ các vấn đề như dịch cư giữa các vùng, tỷ lệ tăng tự nhiên và cơ học...

- Rà soát, bổ sung báo cáo về các quy hoạch, dự án lớn có tính chất động lực phát triển vùng đã được Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong vùng chấp thuận, phê duyệt, triển khai thực hiện để xác định các vấn đề, nội dung cần kế thừa, phát triển.

- Về hiện trạng hạ tầng kỹ thuật, bổ sung hiện trạng cấp nước sinh hoạt đô thị; thu gom, xử lý nước thải tại các đô thị lớn; hiện trạng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng; cơ sở xử lý chất thải rắn.

- Bổ sung đánh giá về những thuận lợi và hạn chế đối với nguồn lực tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng trong vùng, từ đó có cơ sở, phân bổ nguồn lực đối với việc khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản và bảo tồn các di tích lịch sử - văn hóa, di sản văn hóa, di sản thiên nhiên của vùng.

3. Về quan điểm, mục tiêu, kịch bản phát triển, nội dung quy hoạch:

- Rà soát quan điểm, mục tiêu, kịch bản phát triển, nội dung quy hoạch đảm bảo thể chế hóa đầy đủ, phù hợp với các định hướng lãnh đạo của Đảng, Nhà nước liên quan đến phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng; thống nhất, phù hợp với các quy hoạch quốc gia đã được phê duyệt hoặc đang triển khai lập đồng thời (như Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia); đồng bộ cùng với các quy hoạch tỉnh trong vùng.

- Mục tiêu quy hoạch cần đề xuất các chỉ tiêu cụ thể hơn về một số dự báo phát triển kinh tế - xã hội cấp vùng, quy mô dân số, lao động, đất đai, tỷ lệ đô thị hóa... Và một số lĩnh vực có liên quan cho từng tiểu vùng, từng đô thị trung tâm.

- Bổ sung làm rõ các nội dung yêu cầu của quy hoạch vùng đối với các quy hoạch cấp dưới (quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị trong vùng) cần tuân thủ, cụ thể hóa, làm cơ sở tổ chức lập, điều chỉnh các quy hoạch có liên quan theo quy định.

4. Về các phương hướng phát triển:

4.1. Phương hướng phát triển của các ngành có lợi thế cần dựa trên việc phân tích lợi thế phát triển của vùng, của từng tiểu vùng cụ thể. Bổ sung yêu cầu liên kết vùng đối với hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của vùng làm cơ sở đề xuất cơ chế phối hợp, chính sách cụ thể trong triển khai thực hiện quy hoạch.

4.2. Về phương hướng phát triển hệ thống đô thị, nông thôn:

Theo quy định của Luật Quy hoạch năm 2017, tại khoản 7 Điều 3: “Quy hoạch vùng là quy hoạch cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia ở cấp vùng về không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hệ thống đô thị và phân bố dân cư nông thôn, xây dựng vùng liên tỉnh, kết cấu hạ tầng, nguồn nước lưu vực sông, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên cơ sở kết nối các tỉnh”; tại khoản 2 Điều 3: “Quy hoạch hệ thống đô thị nông thôn là quy hoạch tổng thể quốc gia”. Theo đó, vai trò của Quy hoạch vùng ĐBSH là cụ thể hóa Quy hoạch hệ thống đô thị - nông thôn quốc gia. Do đó đề nghị:

a) Về tỷ lệ đô thị hóa:

Theo Thuyết minh Quy hoạch vùng, “quá trình đô thị hóa của toàn vùng Đồng bằng sông Hồng trong hơn 10 năm qua diễn ra chậm và hầu như không có sự thay đổi về tỷ lệ đô thị hóa, tỷ trọng dân số thành thị năm 2010 chiếm 30,5%, năm 2022 giảm nhẹ xuống còn khoảng 30,3%. Năm 2022, dân số thành thị trung bình đạt khoảng 8,83 triệu người, tăng 2,78 triệu người so với năm 2010, có sự chênh lệch khá lớn về mức độ đô thị hóa giữa hai tiểu vùng. Năm 2022, tỷ lệ đô thị hóa của tiểu vùng Bắc Đồng bằng sông Hồng đạt 43,6% trong khi tiểu vùng Nam Đồng bằng sông Hồng chỉ đạt khoảng 18,9% cho thấy sự mất cân đối rất rõ trong phát triển chung của toàn vùng”1. Dự báo đến năm 2030, tỷ lệ đô thị hóa toàn vùng đạt trên 55%, đến năm 2050 đạt khoảng 70%2. Như vậy, trung bình tỷ lệ đô thị hóa tăng lên khoảng 3% mỗi năm. Đề nghị nghiên cứu kỹ để đề xuất phương án phát triển hệ thống đô thị, kết hợp phương án sắp xếp đơn vị hành chính theo các giai đoạn, phân phối điều tiết gia tăng dân số đô thị hợp lý giữa các đô thị trong vùng, đặc biệt là giải pháp tăng tốc tỷ lệ đô thị hóa tại các đô thị hạt nhân, đô thị cực tăng trưởng của Vùng để đảm bảo mục tiêu đề ra.

Ngoài ra, đề nghị rà soát số liệu tỷ lệ đô thị hóa, số lượng đô thị theo loại đô thị đảm bảo chính xác, thống nhất.

b) Về hệ thống đô thị - nông thôn của Vùng:

- Làm rõ cơ sở lý luận xác định hệ thống đô thị của Vùng quản lý đến loại đô thị nào (hiện nay Quy hoạch hệ thống đô thị - nông thôn quốc gia đang đề xuất hệ thống đô thị cấp quốc gia được quản lý đến đô thị loại III, do vậy cụ thể hóa cho các đề xuất này có thể nghiên cứu hệ thống đô thị của vùng xác định đến đô thị loại IV, vì đây là trung tâm để hình thành thị xã trong tương lai). Đề nghị phối hợp với đơn vị thực hiện lập Quy hoạch hệ thống đô thị - nông thôn quốc gia thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn 2050 hiện đang trình thẩm định, để đảm bảo có đề xuất về định hướng phát triển hệ thống đô thị của Vùng hợp lý với định hướng quy hoạch hệ thống đô thị cấp quốc gia (về vùng đô thị, chuỗi, chùm đô thị...).

- Định hướng phát triển nông thôn cần bám sát các Nghị quyết của Đảng, Chính phủ liên quan đến phát triển nông thôn (xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại gắn với đô thị hóa; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm; nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường nông thôn; chính sách đối với các xã đặc biệt khó khăn, khu vực gắn với an ninh quốc phòng...), nhằm đảm bảo tính khả thi, bám sát hướng dẫn theo bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới các cấp (có các mức độ đạt chuẩn, nâng cao, kiểu mẫu).

c) Về các tiểu vùng:

- Theo Thuyết minh về định hướng phát triển hệ thống đô thị, nông thôn, Quy hoạch vùng ĐBSH3 đang đề xuất phát triển vùng Thủ đô Hà Nội (bao gồm Hà Nội và 09 tỉnh xung quanh là Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang) và phát triển đô thị theo hành lang kinh tế - đô thị ven biển (Móng Cái, Hải Hà, Vân Đồn, Hạ Long, Hải Phòng, Thái Bình, Ninh Bình, Nam Định). Quy hoạch vùng ĐBSH chưa thể hiện nội dung nghiên cứu mối quan hệ giữa vùng ĐBSH với vùng Thủ đô Hà Nội, vùng đô thị ven biển và với vùng đô thị lớn (đang được đề xuất tại Quy hoạch hệ thống đô thị - nông thôn là một trong 4 vùng đô thị lớn của quốc gia, vùng đô thị lớn gồm Vùng Hà Nội và thêm Hải Phòng và Quảng Ninh). Đề nghị bổ sung nghiên cứu, làm rõ mối quan hệ giữa các vùng đô thị được xác định có mối liên kết với đô thị vùng ĐBSH.

- Làm rõ cơ sở khoa học hình thành đề xuất các tiểu vùng, phân tích lợi thế trong việc phát triển chuỗi đô thị gắn với các trục hành lang kinh tế (Quy hoạch vùng ĐBSH đang đề xuất 4 tiểu vùng: tiểu vùng Bắc - Nam ĐBSH, gồm tiểu vùng Bắc ĐBSH, tiểu vùng Nam ĐBSH; tiểu vùng ven biển, vùng động lực; về tổ chức không gian phát triển vùng định hướng bảo đảm cân bằng, bền vững gắn với việc phát triển các hành lang kinh tế, gồm: Hành lang kinh tế Bắc - Nam; Hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; Hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; Hành lang kinh tế ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình; phát triển các chuỗi đô thị hiện đại và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, giao thông đồng bộ, kết nối giữa các cực tăng trưởng trong vùng (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh), nội vùng, liên vùng, các đầu mối trung tâm kinh tế trên toàn tuyến, hành lang kinh tế).

d) Về phát triển các đô thị trung tâm:

- Theo thuyết minh, Hà Nội và Hải Phòng là 2 thành phố trực thuộc Trung ương được xác định là cực tăng trưởng Quốc gia; các thành phố Hạ Long, Hải Dương, Nam Định được xác định là các đô thị trung tâm vùng; không đề cập đến thành phố Bắc Ninh hiện là đô thị loại I. Đề nghị nghiên cứu làm rõ luận cứ xác định các đô thị cực tăng trưởng Quốc gia, đô thị trung tâm vùng, cũng như cụ thể hơn về vai trò, trách nhiệm của các đô thị trung tâm này đối với sự phát triển của vùng nói chung và các đô thị khác trong vùng nói riêng.

- Nghị quyết 06-NQ/TW của Bộ Chính trị xác định tầm nhìn phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2030 và năm 2045 như sau: “Đến năm 2030, hình thành một số trung tâm đô thị cấp quốc gia, cấp vùng đạt các chỉ tiêu về y tế, giáo dục và đào tạo, văn hóa cấp đô thị, tương đương mức bình quân của các đô thị thuộc nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN”; “Xây dựng được mạng lưới đô thị thông minh trung tâm cấp quốc gia và cấp vùng kết nối quốc tế và 3 - 5 đô thị có thương hiệu được công nhận tầm khu vực và quốc tế vào năm 2030”; “Xây dựng được ít nhất 5 đô thị đạt tầm cỡ quốc tế, giữ vai trò là đầu mối kết nối và phát triển với mạng lưới khu vực và quốc tế. Cơ cấu kinh tế khu vực đô thị phát triển theo hướng hiện đại với các ngành kinh tế xanh, kinh tế số chiếm tỷ trọng lớn”. Với vai trò địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước, vùng ĐBSH có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển chung của cả nước, do đó đề nghị nghiên cứu đề xuất cụ thể phương hướng phát triển các đô thị trong vùng ĐBSH có lợi thế, tiềm năng để đảm nhận và thực hiện vai trò là đô thị trung tâm cấp Quốc gia, cấp vùng đạt các chỉ tiêu và định hướng tại Nghị quyết 06-NQ/TW.

4.3. Về mô hình phát triển đô thị:

- Làm rõ hơn quy mô phát triển của các chuỗi, chùm đô thị, đô thị, mô hình phát triển đô thị phù hợp với chức năng, lợi thế của đô thị, đặc biệt là đô thị được xác định, định hướng có vai trò cực tăng trưởng quốc gia, đô thị trung tâm vùng, đô thị trung tâm tiểu vùng, trung tâm của chuỗi đô thị của vùng; mô hình đô thị đặc trưng của vùng như mô hình đô thị - công nghiệp - dịch vụ, đô thị thông minh, đô thị tăng trưởng xanh, đô thị trung tâm công nghiệp, đô thị trung tâm tri thức, đào tạo, khoa học công nghệ quốc gia (Hòa Lạc), đô thị trung tâm du lịch (Hạ Long...)...

- Làm rõ hơn mô hình phát triển TOD để phát huy vai trò đầu tàu dẫn dắt của đô thị trung tâm vùng, trung tâm đô thị cấp quốc gia.

4.4. Về số lượng đô thị và các chỉ tiêu:

- Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị đã xác định chỉ tiêu về số lượng đô thị toàn quốc đến năm 2025 khoảng 950 - 1.000 đô thị, đến năm 2030 khoảng 1.000 - 1.200 đô thị. Các nghiên cứu Quy hoạch vùng cần có sự phối hợp để cụ thể hóa số lượng đô thị trong hệ thống đô thị của vùng, đảm bảo phù hợp chỉ tiêu của cả nước.

- Ngoài ra, Nghị quyết số 06-NQ/TW cũng đưa ra các chỉ tiêu cơ bản về hạ tầng kỹ thuật và xã hội của quốc gia như: tỷ lệ đất giao thông trên đất xây dựng đô thị đạt khoảng 11 - 16% vào năm 2025, 16 - 26% vào năm 2030; diện tích cây xanh bình quân trên mỗi người dân đô thị đạt khoảng 6-8 m2 vào năm 2025, khoảng 8 - 10 m2 vào năm 2030; diện tích sàn nhà ở bình quân đầu người tại khu vực đô thị đạt tối thiểu 28 m2 vào năm 2025, đến năm 2030 đạt tối thiểu 32 m2. Do vậy, đề nghị cần nghiên cứu để đảm bảo đề xuất và định hướng phân bổ các chỉ tiêu phát triển đô thị của vùng.

4.5. Về phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật:

- Bổ sung, làm rõ đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng đối với việc lựa chọn các khu vực phát triển, làm cơ sở cho đề xuất phương án phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật bảo đảm thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

- Xem xét nghiên cứu phương án xây dựng các tuyến đường sắt vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn liên kết giữa các đô thị lớn trong vùng.

- Bổ sung cơ sở khoa học đề xuất phương án xây dựng hệ thống cảng hàng không, đặc biệt là đối với phương án xây dựng cảng hàng không tại khu vực phía Nam (Thủ đô Hà Nội) và Tiên Lãng (Hải Phòng).

- Bổ sung phương án phát triển mạng lưới cấp nước sinh hoạt; hạ tầng thu gom, xử lý nước thải đô thị, khu công nghiệp; hạ tầng xử lý chất thải rắn sinh hoạt; nghĩa trang và cơ sở hỏa táng.

- Hệ thống bản đồ quy hoạch cần phải rà soát để bảo đảm thể hiện đầy đủ, chính xác các công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối.

4.6. Về khoáng sản làm vật liệu xây dựng:

- Về phương hướng phát triển các ngành có lợi thế: Đề nghị rà soát các dự án, làm rõ vị trí, vai trò, đóng góp tỷ trọng tăng trưởng GDP trong Quy hoạch vùng, lựa chọn dự án có quy mô phù hợp phát triển kinh tế vùng như dự án cơ sở hạ tầng, cảng biển, năng lượng, giáo dục, y tế... làm động lực phát triển quy hoạch từng tỉnh trong vùng, tạo tính liên kết giữa các tỉnh trong vùng, với vùng khác và cả nước, phát huy thế mạnh của từng địa phương. Trong quy hoạch, đề nghị khoanh vùng các khu vực tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng để phân bổ cung cấp cho các dự án, công trình trọng điểm.

- Vùng Đồng bằng sông Hồng là khu vực có tỷ lệ đô thị hóa và tốc độ phát triển cao, dẫn đến nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng ngày càng tăng. Do đó, trong Quy hoạch vùng cần chú ý liên kết các vùng nhằm cung cấp nguồn vật liệu cho các tỉnh trong vùng; đồng thời, vùng Đồng bằng sông Hồng có vị trí giáp biển, cần đánh giá trong quy hoạch nguồn cát biển tiềm năng làm cơ sở thăm dò, khai thác và sử dụng trong thời gian tới. Ngoài ra, đề nghị bổ sung tổng hợp báo cáo cân đối cung cầu, kế hoạch phát triển vật liệu xây dựng trong vùng, định hướng bảo vệ thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050.

Trên đây là ý kiến của Bộ Xây dựng đối với Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, hoàn thiện hồ sơ trình thẩm định./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- BXD: PTĐT, HTKT, QLN, VLXD;
- Lưu: VT, QHKT
(NTA).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Tường Văn

 

 


1 Trang 48.

2 Trang 400: “trong giai đoạn sắp tới, dự báo kinh tế vùng sẽ tiếp tục tăng trưởng và phát triển mạnh, đặc biệt trong các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng lớn, khu công nghiệp, lĩnh vực du lịch, dịch vụ, cảng biển... qua đó kéo theo nhu cầu về phát triển và mở rộng không gian đô thị của các tỉnh trong vùng”

3 Trang 524.

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi