Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 403/BGTVT-KHĐT của Bộ Giao thông Vận tải về kết quả thẩm định thiết kế cơ sở hạng mục công trình bến thuộc dự án Nhà máy gang thép Việt Nam TWS của Công ty trách nhiệm hữu hạn Guang Lian Steel Việt Nam
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 403/BGTVT-KHĐT
Cơ quan ban hành: | Bộ Giao thông Vận tải | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 403/BGTVT-KHĐT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Ngô Thịnh Đức |
Ngày ban hành: | 20/01/2009 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Xây dựng, Giao thông |
tải Công văn 403/BGTVT-KHĐT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 403/BGTVT-KHĐT | Hà Nội, ngày 20 tháng 01 năm 2009 |
KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ CƠ SỞ HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH BẾN THUỘC DỰ ÁN NHÀ MÁY GANG THÉP VIỆT NAM TWS CỦA CÔNG TY TNHH GUANG LIAN STEEL VIỆT NAM
Kính gửi: Công ty TNHH Guang Lian Steel Việt Nam
Bộ Giao thông vận tải nhận được Tờ trình số GL-QN-08-11-002/CTC ngày 15/12/2008 của Công ty TNHH Guang Lian Steel Việt Nam về việc thẩm định thiết kế cơ sở dự án đầu tư xây dựng Công trình bến Nhà máy gang thép Việt Nam của Công ty TNHH Guang Lian Steel Việt Nam kèm theo các tài liệu sau:
- Thiết kế cơ sở (gồm thuyết minh và bản vẽ) của dự án đầu tư xây dựng Công trình bến chuyên dụng Nhà máy gang thép Việt Nam TWS – Công ty TNHH Guang Lian Steel Việt Nam do Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng Cảng – Đường thủy (TEDIPort) thực hiện Việt hóa và chịu trách nhiệm trình (trên cơ sở hồ sơ tiếng Trung Công ty hữu hạn Viện thiết kế công trình cảng – Cục Hàng đạo 4 – Trung Quốc lập tháng 7/2008).
- Kết quả thẩm tra thiết kế cơ sở do Trung tâm ứng dụng và Phát triển KH&CN xây dựng Cảng - Đường thủy thực hiện.
Căn cứ các tài liệu, văn bản pháp lý:
- Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003, Nghị định số 16/2005/NĐCP và 112/2006/NĐCP.
- Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng.
- Nghị định 99/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng công trình.
- Nghị định số 71/2006/NĐ-CP ngày 25/7/2006 của Chính phủ về Quản lý Cảng biển và luồng hàng hải.
- Quyết định số 707/QĐ-TTg ngày 26/8/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết cảng biển Dung Quất đến năm 2010.
- Quyết định số 1445/QĐ-BGTVT ngày 16/5/2007 của Bộ Giao thông vận tải về việc “Phê duyệt điều chỉnh bổ sung Quy hoạch chi tiết cảng Dung Quất đến năm 2010”.
- Công văn số 815/BGTVT-KHĐT ngày 5/2/2008 của Bộ Giao thông vận tải về việc thỏa thuận quy hoạch khu bến chuyên dụng Cảng Dung Quất.
- Công văn số 9449/BGTVT-KHĐT ngày 26/12/2008 của Bộ Giao thông vận tải về việc "Kết cấu cầu cảng chuyên dụng Nhà máy gang thép Guanglian tại Dung Quất, Quảng Ngãi";
Sau khi xem xét, Bộ GTVT thông báo kết quả thẩm định thiết kế cơ sở công trình bến của Nhà máy gang thép Việt Nam TWS – Công ty TNHH Guanglian Steel Việt Nam như sau:
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÔNG TRÌNH THUỘC DỰ ÁN
1. Tên hạng mục:
- Hạng mục công trình bến cảng thuộc Dự án Nhà máy gang thép Việt Nam TWS.
2. Loại cấp công trình:
- Công trình cấp II (Theo Tiêu chuẩn ngành thiết kế Bến cảng biển).
3. Chủ đầu tư:
- Công ty TNHH Guang Lian Steel Việt Nam
4. Nhà thầu lập thiết kế cơ sở:
- Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng Cảng - Đường thuỷ (đơn vị thực hiện Việt hóa và chịu trách nhiệm về hồ sơ trình tiếng Việt trên cơ sở bản lập tiếng Trung của Công ty hữu hạn Viện thiết kế công trình cảng – Cục hàng đạo 4 – Trung Quốc);
5. Nhà thầu thực hiện khảo sát:
- Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Cảng - Đường thuỷ (Tedi Port).
6. Địa điểm xây dựng
- Khu bến chuyên dụng, Cảng biển Dung Quất thuộc Khu kinh tế Dung Quất, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.
+ Phía Nam giáp nhà máy
+ Phía Tây giáp khu nước của Nhà máy đóng tàu Vinashin
+ Phía Đông giáp với khu cảng chuyên dụng khác
+ Phía Bắc giáp với khu nước cảng Dung Quất
7. Công suất, quy mô xây dựng, các thông số kỹ thuật chủ yếu của dự án
7.1. Công suất:
Khả năng thông qua của bến giai đoạn 1 là 26,9 triệu tấn/năm, giai đoạn hoàn chỉnh dự kiến 47,5 triệu tấn/năm.
7.2. Quy mô:
Xây dựng khu bến chuyên dụng với 11 bến, tổng chiều dài 2.525m bến gồm:
- 03 bến số 5, 6, 7 cho tàu chở hàng rời trọng tải 150.000DWT;
- 01 bến số 8 cho tàu trọng tải 35.000DWT;
- 01 bến số 9 cho tàu trọng tải 30.000DWT;
- 02 bến số 10, 11 cho tàu hàng tổng hợp trọng tải 20.000DWT;
- 01 bến số 1 cho tàu trọng tải 5.000DWT và 03 bến số 2, 3, 4 cho tàu trọng tải 3.000DWT, 3.000DWT, 5.000DWT, kết cấu và cao độ đáy bến thiết kế cho phép khai thác hai tàu hàng rời trọng tài 20.000DWT.
8. Thông số kỹ thuật chủ yếu của hạng mục công trình:
- Cao trình đỉnh bến: Cao trình đỉnh bến là +5,0m (Theo Hệ Hải đồ khu vực)
- Chiều dài tuyến đường bờ phía biển là 705m. Tổng chiều dài bến là 2.525m bao gồm 930m bến liền bờ và 1.595m bến nhô tàu đậu hai phía. Bến 1 dài 185m, bến 2 dài 145m, bến 3 dài 115m, bến 4 dài 150m, bến 5, 6 dài 320m, bến 7 dài 340m, bến 8 dài 210m, bến 9 dài 270m, bến 10, 11 dài 225m.
- Khu nước trước bến và khu quay trở tàu: Khu đậu tàu trước bến số 5, 6, 7 rộng 90m, cao độ đáy -18,0m. Khu đậu tàu trước bến số 1 rộng 40m, cao độ đáy -8,1m. Khu đậu tàu trước bến số 2, 3, 4 rộng từ 50-90m, cao độ đáy -10,8m. Khu đậu tàu trước bến số 8 rộng từ 60-90m, cao độ đáy -11,9m. Khu đậu tàu trước bến số 9 rộng 60m, cao độ đáy -11,7m. Khu đậu tàu trước bến số 10, 11 rộng 50m, cao độ đáy -10,8m. Khu quay trở tàu gồm 2 vị trí, vị trí khu quay trở số 1 nằm trước bến số 9, 10, 11, có đường kính D=340m, vị trí khu quay trở tàu số 2 nằm ngay đầu bến nhô số 6, 7 có đường kính D=580m, cao độ đáy -18,0m. (Ghi chú: Cao độ theo hệ Hải đồ khu vực).
- Đường bãi: Cao độ mặt bãi thiết kế +5.0m, tải trọng phù hợp với yêu cầu khai thác của nhà máy.
- Công trình kiến trúc và mạng kỹ thuật kèm theo bến đồng bộ gồm:
+ Nhà điều hành diện tích 1.476m2, kho cơ giới lưu động diện tích 648m2, kho vật liệu công cụ diện tích 378m2 và các công trình phụ trợ khác;
+ Hệ thống cấp điện, chiếu sáng, cấp nước: bao gồm trạm biến thế, hệ thống cấp, thoát nước,… được thiết kế đồng bộ theo khu vực Nhà máy kết nối với công trình bến.
- Tuyến luồng vào cảng: Sử dụng 1 phần tuyến luồng Quốc gia hiện nay vào cảng Dung Quất, đầu tư mở rộng, kéo dài thành luồng 2 chiều cho tàu đến 35.000DWT với độ sâu nạo vét -12.6m, tuyến tim luồng rộng 210m được nạo sâu đến -18.0m để đáp ứng luồng 1 chiều cho cỡ tàu 150.000DWT vào khu cảng.
9. Tổng mức đầu tư của dự án: Khoảng 385 triệu đô la Mỹ.
10. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng
- Tuân thủ tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên chuyên ngành hiện hành của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa.
11. Giải pháp thiết kế kết cấu bến
Đã tính toán thiết kế cho 2 phương án: Phương án bệ cọc cao và phương án bến trọng lực thùng chìm. Trên cơ sở so sánh đánh giá về kinh tế và kỹ thuật thi công Tư vấn lựa chọn phương án bến trọng lực thùng chìm, nội dung thiết kế cụ thể của từng bến như sau:
- Bến 1 dài 185m, rộng 35m, bố trí 9 thùng CX4 (17,8m×10,2m×10,1m), 1 thùng CX4" (13,5m×10,2m×10,1m), 1 thùng CX4''' (17,8m×11,72m×10,1m). Khe hở giữa các thùng rộng 8cm, dạng khe phẳng, trong thùng đắp cát hạt trung và nhỏ, sau thùng đắp lăng thể đá hộc 10-300kg. Lăng thể đá có 30cm đá 10x15cm và 60cm lớp lọc hỗn hợp, và có 1 lớp vải địa kỹ thuật. Phía sau lăng thể đắp cát hạt trung và nhỏ được đầm chặt để tạo bãi. Trên đỉnh thùng chìm là dầm mũ bê tông cốt thép đổ tại chỗ. Trên dầm mũ là móng ray cần trục, hào, rãnh và trụ neo, ... Cấu tạo mặt bến từ dưới lên như sau: 20cm cấp phối đá dăm +15cm xi măng cát + 30cm bê tông nghèo C35. Móng đường ray trên bến phía bờ sử dụng đá dăm cấp phối và tà vẹt. Khổ ray 10,5 m. Ranh giới giữa bến 1 và nhà máy đóng tàu Dung Quất là kè bờ, hiện tại kết cấu kè chưa xác định.
- Bến số 2 dài 145m, rộng 35m, gồm 7 thùng CX7 (17,8m×12,8m×11,1m), 1 thùng CX7' (17,8m×12,8m×11,1m), giữa các thùng có khe phẳng rộng 8cm, trong thùng đắp cát hạt trung và nhỏ, sau thùng đắp lăng thể đá hộc 10-300kg. Trên lăng thể có lớp đá 10x15 dày 30cm và lớp lọc ngược hỗn hợp dày 60cm, cuối cùng là lớp vải địa kỹ thuật. Sau lăng thể được đắp cát hạt trung và nhỏ, đầm chặt để tạo bãi. Trên đỉnh thùng chìm là dầm mũ bê tông cốt thép đổ tại chỗ. Trên dầm mũ là móng ray cần trục, hào, rãnh và trụ neo,... Cấu tạo mặt bến từ dưới lên như sau: 20cm cấp phối đá dăm +15cm xi măng cát +30cm bê tông nghèo C35. Móng đường ray trên bến phía bờ có 2 loại, một loại sử dụng đá dăm cấp phối và tà vẹt, khổ ray 10,5 m. Một loại khác dùng kết cấu móng cọc, cọc sử dụng cọc khoan nhồi d1000@ 8m, khổ ray 20 m.
- Bến 3 dài 115m, rộng 35m, gồm 2 thùng CX7 (17,8m×12,8m×11,1m), 1 thùng CX3 (18,05m×12,8m×11,1m), 4 thùng CX2 (18,3m×12m×12,8m), giữa các thùng có khe phẳng rộng 8cm, trong thùng đắp cát hạt trung và nhỏ, sau thùng đắp lăng thể đá hộc 10-300 kg. Trên lăng thể có lớp đá 10x15 dày 30cm và lớp lọc ngược hỗn hợp dày 60cm, cuối cùng là lớp vải địa kỹ thuật. Sau lăng thể được đắp cát hạt trung và nhỏ, đầm chặt để tạo bãi. Trên đỉnh thùng chìm là dầm mũ bê tông cốt thép đổ tại chỗ. Trên dầm mũ là móng ray cần trục, hào, rãnh và trụ neo, ... Cấu tạo mặt bến từ dưới lên như sau: 20cm cấp phối đá dăm +15cm xi măng cát +30cm bê tông nghèo C35. Móng đường ray trên bến phía bờ có 2 loại, một loại sử dụng đá dăm cấp phối và tà vẹt, khổ ray 10,5 m. Một loại khác dùng kết cấu móng cọc, cọc sử dụng cọc khoan nhồi d1000@ 8m, khổ ray 20m.
- Bến 4 dài 150m, rộng 35m, bố trí 6 thùng CX2 (18,3m×12m×12,8m), 2 thùng CX1 (17,7m×16,6m×18,8m), giữa các thùng có khe phẳng rộng 8cm, trong thùng đắp cát hạt trung và nhỏ, sau thùng đắp lăng thể đá hộc 10-300kg. Trên lăng thể có lớp đá 10x15 dày 30cm và lớp lọc ngược hỗn hợp dày 60cm, cuối cùng là lớp vải địa kỹ thuật. Sau lăng thể được đắp cát hạt trung và nhỏ, đầm chặt để tạo bãi. Trên đỉnh thùng chìm là dầm mũ bê tông cốt thép đổ tại chỗ. Trên dầm mũ là móng ray cần trục, hào, rãnh và trụ neo,... Cấu tạo mặt bến từ dưới lên như sau: 20cm cấp phối đá dăm +15cm xi măng cát +30cm bê tông nghèo C35. Móng đường ray trên bến phía bờ dùng kết cấu móng cọc, cọc sử dụng cọc ứng suất trước φ800PHC@5m, khổ ray 20 m.
- Bến 5 dài 320m, rộng 35m, 18 thùng CX1 (17,7m×16,6m×18,8m), giữa các thùng có khe phẳng rộng 80 mm, trong thùng đắp cát hạt trung và nhỏ, sau thùng đắp lăng thể đá hộc 10-300kg. Trên lăng thể có lớp đá 10x15 dày 30cm và lớp lọc ngược hỗn hợp dày 60cm, cuối cùng là lớp vải địa kỹ thuật. Sau lăng thể được đắp cát hạt trung và nhỏ, đầm chặt để tạo bãi. Trên đỉnh thùng chìm là dầm mũ bê tông cốt thép đổ tại chỗ. Trên dầm mũ là móng ray cần trục, hào, rãnh và trụ neo,... Cấu tạo mặt bến từ dưới lên như sau: 20cm cấp phối đá dăm +15cm xi măng cát +30cm bê tông nghèo C35. Móng đường ray trên bến phía bờ dùng kết cấu móng cọc, cọc sử dụng cọc ứng suất trước φ800PHC@5m, khổ ray 20m.
- Bến 6 dài 340m, rộng 35m, 19 thùng CX1 (17,7m×16,6m×18,8m), 1 thùng CX1 (16,88m×15,5m×18,8m), giữa các thùng có khe phẳng rộng 8cm, trong thùng đắp cát hạt trung và nhỏ, sau thùng đắp lăng thể đá hộc 10-300kg. Trên lăng thể có lớp đá 10x15 dày 30cm và lớp lọc ngược hỗn hợp dày 60cm, cuối cùng là lớp vải địa kỹ thuật. Sau lăng thể được đắp cát hạt trung và nhỏ, đầm chặt để tạo bãi. Trên đỉnh thùng chìm là dầm mũ bê tông cốt thép đổ tại chỗ. Trên dầm mũ là móng ray cần trục, hào, rãnh và trụ neo,... Cấu tạo mặt bến từ dưới lên như sau: 20cm cấp phối đá dăm +15cm xi măng cát + 30cm bê tông nghèo C35. Móng đường ray trên bến phía bờ dùng kết cấu móng cọc, cọc sử dụng cọc ứng suất trước φ800PHC@5m, khổ ray 20 m.
- Bến 7 dài 340m, rộng 35m, 19 thùng CX1 (17,7m×16,6m×18,8m), 1 thùng CX1' (16,88m×15,5m×18,8m), giữa các thùng có khe phẳng rộng 8cm, trong thùng đắp cát hạt trung và nhỏ, sau thùng đắp lăng thể đá hộc 10-300kg. Trên lăng thể có lớp đá 10x15 dày 30cm và lớp lọc ngược hỗn hợp dày 60cm, cuối cùng là lớp vải địa kỹ thuật. Sau lăng thể được đắp cát hạt trung và nhỏ, đầm chặt để tạo bãi. Trên đỉnh thùng chìm là dầm mũ bê tông cốt thép đổ tại chỗ. Trên dầm mũ là móng ray cần trục, hào, rãnh và trụ neo, ... Cấu tạo mặt bến từ dưới lên như sau: 20cm cấp phối đá dăm +15cm xi măng cát +30cm bê tông nghèo C35. Móng đường ray trên bến phía bờ dùng kết cấu móng cọc, cọc sử dụng cọc ứng suất trước φ800PHC@5m, khổ ray 20 m.
- Phía Bắc bến nhô (giữa bến 6 và bến 7) đặt 4 thùng để khép đầu bến nhô.
- Bến 8 dài 210m, rộng 35m, gồm 2 thùng CX 1 (17,7m×16,6m×18,8m), 9 thùng CX5 (18,3m×12m×13,9m), 1 thùng CX5' (18,05m×12m×13,9m), giữa các thùng có khe phẳng rộng 8.0cm, trong thùng đắp cát hạt trung và nhỏ, sau thùng đắp lăng thể đá hộc 10-300kg. Trên lăng thể có lớp đá 10x15 dày 30cm và lớp lọc ngược hỗn hợp dày 60cm, cuối cùng là lớp vải địa kỹ thuật. Sau lăng thể được đắp cát hạt trung và nhỏ, đầm chặt để tạo bãi. Trên đỉnh thùng chìm là dầm mũ bê tông cốt thép đổ tại chỗ. Trên dầm mũ là móng ray cần trục, hào, rãnh và trụ neo,... Cấu tạo mặt bến từ dưới lên như sau: 20cm cấp phối đá dăm +15cm xi măng cát + 30cm bê tông nghèo C35. Móng đường ray trên bến phía bờ dùng kết cấu móng cọc, cọc sử dụng cọc ứng suất trước φ[email protected], khổ ray 20 m.
- Bến 9 dài 270 m, rộng 35m, 13 thùng CX6 (17,8m×12,0m×13,7m), giữa các thùng có khe phẳng rộng 8cm, trong thùng đắp cát hạt trung và nhỏ, sau thùng đắp lăng thể đá hộc10-300kg. Trên lăng thể có lớp đá 10x15 dày 30cm và lớp lọc ngược hỗn hợp dày 60cm, cuối cùng là lớp vải địa kỹ thuật. Sau lăng thể được đắp cát hạt trung và nhỏ, đầm chặt để tạo bãi. Trên đỉnh thùng chìm là dầm mũ bê tông cốt thép đổ tại chỗ. Trên dầm mũ là móng ray cần trục, hào, rãnh và trụ neo,... Cấu tạo mặt bến từ dưới lên như sau: 20cm cấp phối đá dăm +15cm xi măng cát +30cm bê tông nghèo C35. Móng đường ray trên bến phía bờ dùng kết cấu móng cọc, cọc sử dụng cọc khoan nhồi φ1000 @8m, khổ ray 20 m.
- Bến 10 dài 225m, rộng 35m, gồm 13 thùng CX7 (17,8m×11,1m×12,8m), 1 thùng CX7' (17,8m×11,1m×12,8m). Khe hở giữa các thùng rộng 8cm, dạng khe phẳng, trong thùng đắp cát hạt trung và nhỏ, sau thùng đắp lăng thể đá hộc 10-300kg. Lăng thể đá có 30cm đá 10x15 và 60cm lớp lọc hỗn hợp, và có 1 lớp vải địa kỹ thuật. Phía sau lăng thể đắp cát hạt trung và nhỏ được đầm chặt để tạo bãi. Trên đỉnh thùng chìm là dầm mũ bê tông cốt thép đổ tại chỗ. Trên dầm mũ là móng ray cần trục, hào, rãnh và trụ neo,... Cấu tạo mặt bến từ dưới lên như sau: 20cm cấp phối đá dăm +15cm xi măng cát + 30cm bê tông nghèo C35. Móng đường ray trên bến phía bờ sử dụng đá dăm cấp phối và tà vẹt. Khổ ray 10,5 m.
- Bến 11 dài 225m, rộng 35m, gồm 14 thùng CX7 (17,8m×11,1m×12,8m). Khe hở giữa các thùng rộng 8cm,dạng khe phẳng, trong thùng đắp cát hạt trung và nhỏ, sau thùng đắp lăng thể đá hộc 10-300kg. Lăng thể đá có 30cm đá 10x15 và 60cm lớp lọc hỗn hợp, và có 1 lớp vải địa kỹ thuật. Phía sau lăng thể đắp cát hạt trung và nhỏ được đầm chặt để tạo bãi. Trên đỉnh thùng chìm là dầm mũ bê tông cốt thép đổ tại chỗ. Trên dầm mũ là móng ray cần trục, hào, rãnh và trụ neo,... Cấu tạo mặt bến từ dưới lên như sau: 20cm cấp phối đá dăm + 15cm xi măng cát + 30cm bê tông nghèo C35. Móng đường ray trên bến phía bờ sử dụng đá dăm cấp phối và tà vẹt. Khổ ray 10,5 m.
12. Hồ sơ thiết kế cơ sở hạng mục công trình bến
- Văn bản trình Hồ sơ thiết kế cơ sở hạng mục công trình bến của Chủ đầu tư.
- Tài liệu thiết kế cơ sở:
+ Thuyết minh dự án và các văn bản pháp lý: 01 tập tiếng Việt.
+ Bản vẽ và thuyết minh thiết kế cơ sở: 01 tập tiếng Việt.
- Báo cáo thẩm tra thiết kế cơ sở.
II. KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ CƠ SỞ
1. Thiết kế cơ sở hạng mục bến bến chuyên dụng của Nhà máy gang thép Việt Nam TWS của Công ty TNHH Guang Lian Steel tại Khu công nghiệp Dung Quất, Quảng Ngãi do Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng Cảng - Đường thủy (Tedi Port) thực hiện Việt hóa và chịu trách nhiệm hồ sơ trình tiếng Việt trên cơ sở hồ sơ tiếng Trung do Công ty Hữu hạn Viện thiết kế công trình cảng (Cục Hàng đạo 4- Bộ GT Trung Quốc) lập, cơ bản đáp ứng yêu cầu của giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Vị trí, chức năng cảng phù hợp với QHCT cảng biển Dung Quất được duyệt tại QĐ số 707/QĐ-TTg ngày 26/8/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết cảng biển Dung Quất đến năm 2010; QĐ số 1445/QĐ-BGTVT ngày 16/5/2007 của Bộ GTVT; công văn số 815/BGTVT-KHĐT ngày 5/2/2008 của Bộ GTVT về việc thỏa thuận quy hoạch khu bến chuyên dụng Cảng Dung Quất.
- Về việc xử lý kết cấu cầu cảng cao hơn trọng tải tàu theo quy hoạch: thực hiện theo công văn số 9449/BGTVT-KHĐT ngày 26/12/2008 của Bộ GTVT. Cảng và luồng tàu vào cảng biển Dung Quất được quy hoạch cho tàu có trọng tải đến 50.000 DWT. Việc Công ty TNHH Guang Lian Steel Việt Nam đề xuất được xử lý kết cấu cầu cảng, luồng vào cảng của công ty cho tàu có trọng tải cao hơn trọng tải theo quy hoạch, đề nghị Quý Công ty cân nhắc kỹ về hiệu quả đầu tư để quyết định. Chủ đầu tư phải cam kết không đòi hỏi, yêu cầu việc nạo vét luồng tàu, khu nước đáp ứng nhu cầu ngoài quy hoạch và có trách nhiệm thực hiện theo quy định hiện hành, đảm bảo an toàn hàng hải.
2. Một số ý kiến cụ thể như sau:
- Về phương án kết cấu bến: Cả 2 phương án kết cấu bến đều khả thi, việc lựa chọn phương án kết cấu bến trọng lực thùng chìm là phù hợp. Tuy nhiên, cần tiếp tục nghiên cứu kỹ biện pháp thi công trong giai đoạn sau do bến thùng chìm với chiều cao thùng trên 20m là công trình rất lớn, kỹ thuật phức tạp.
- Về phương án xử lý nền: Địa chất khu vực xây dựng cảng là tương đối tốt, lưu ý công tác xử lý nền khi san lấp, tôn tạo bãi, đặc biệt công tác san gạt, lu lèn móng thùng chìm. Thuyết minh phần này của hồ sơ còn sơ sài, đề nghị hoàn chỉnh cụ thể trong các giai đoạn thiết kế sau;
- Các hạng mục công trình khác: Đường nội bộ; Kho, bãi; Xưởng sửa chữa; Nhà điều hành và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác, với các giải pháp xử lý trong thiết kế cơ sở là chấp nhận được. Tuy nhiên một số nội dung còn sơ sài, đặc biệt là thuyết minh biện pháp thi công, cần lưu ý hoàn chỉnh trong các giai đoạn thiết kế sau.
- Với số lượng 11 bến dài 2.525m thông qua lượng hàng 47,8 triệu tấn/năm (trung bình 19.000 tấn/m dài bến một năm) là rất lớn, đề nghị Chủ đầu tư nghiên cứu, cân nhắc kỹ khả năng thông qua của bến đáp ứng nhu cầu sản xuất của nhà máy.
- Đánh giá tác động môi trường: Đã có quyết định số 1683/QĐ-BTNMT ngày 26/8/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Công trình bến nhà máy thép Guang Lian - Dung Quất”;
- Hệ thống phòng cháy chữa cháy mới được nêu ở mức độ nguyên lý, tổng quát, quá trình thực hiện cần được cơ quan có thẩm quyền thẩm duyệt thiết kế theo quy định;
- Thiết kế nạo vét khu nước đáp ứng được yêu cầu sử dụng khai thác.
- Nguồn nước, nguồn điện: Được cấp từ nguồn điện và cấp nước cho Nhà máy.
3. Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với thuyết minh của dự án về quy mô xây dựng, công nghệ, công suất thiết kế, cấp công trình; các số liệu sử dụng trong thiết kế; các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng:
- Mặt bằng cảng bố trí hợp lý và phù hợp với công nghệ khai thác của các thiết bị chuyên dụng trên bến. Nhìn chung các hạng mục công trình đã thiết kế cơ sở có quy mô và công suất phù hợp với các chỉ tiêu tương ứng đã xác định trong Thuyết minh dự án.
- Các số liệu về điều kiện tự nhiên đủ tin cậy cho bước thiết kế cơ sở.
- Chủ đầu tư cần có quyết định phê duyệt khung tiêu chuẩn trên cơ sở văn bản thẩm định của Bộ GTVT trước khi phê duyệt dự án.
4. Công ty CP Tư vấn xây dựng Cảng - Đường thủy (Tedi Port) - đơn vị thực hiện Việt hóa và chịu trách nhiệm về hồ sơ thiết kế cơ sở trình là đơn vị có đủ tư cách pháp lý về hành nghề trong lĩnh vực tư vấn xây dựng cảng, công trình biển. Hồ sơ thiết kế cơ sở hạng mục công trình bến chuyên dụng Nhà máy gang thép Việt Nam TWS của Công ty TNHH gang thép Guang Lian Việt Nam tại Dung Quất, Quảng Ngãi lập đảm bảo tính pháp lý theo quy định quản lý xây dựng cơ bản hiện hành của Nhà nước.
5. Trung tâm ứng dụng và Phát triển KH&CN xây dựng Cảng - Đường thủy – đơn vị thẩm tra thiết kế cơ sở là tổ chức Tư vấn có tư cách pháp nhân, có đủ năng lực, kinh nghiệm trong công tác thiết kế, thẩm tra thiết kế công trình Cảng và đường thủy.
III. KẾT LUẬN:
1. Thiết kế cơ sở hạng mục công trình bến chuyên dụng Nhà máy gang thép Việt Nam TWS của Công ty TNHH gang thép Guang Lian Việt Nam tại Dung Quất, Quảng Ngãi cơ bản phù hợp quy hoạch, đáp ứng yêu cầu giai đoạn lập dự án đầu tư, đủ điều kiện pháp lý; các kết cấu chủ yếu đảm bảo khả thi về kỹ thuật. Tuy nhiên còn một số tồn tại, đề nghị Chủ đầu tư chỉ đạo tư vấn lập thiết kế cơ sở tiếp thu các ý kiến của tư vấn thẩm tra, kết quả thẩm định, các khuyến nghị, yêu cầu đối với chủ đầu tư để chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ trước khi phê duyệt dự án.
2. Những khuyến nghị và yêu cầu đối với chủ đầu tư:
- Phê duyệt Khung tiêu chuẩn áp dụng cho dự án theo quy định.
- Những nội dung thẩm định đã nêu tại Phần II, mục 2.
- Lưu ý các điểm Tư vấn thẩm tra dự án đã nêu trong báo cáo thẩm tra và các ý kiến thẩm định để hoàn chỉnh hồ sơ dự án;
Trên đây là ý kiến thẩm định thiết kế cơ sở của Bộ GTVT làm cơ sở để Chủ đầu tư (Công ty TNHH Guanglian Steel Việt Nam) nghiên cứu, quyết định theo thẩm quyền.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |