Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 398/BXD-TTr của Bộ Xây dựng giải đáp vướng mắc triển khai Nghị định 23/2009/NĐ-CP
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 398/BXD-TTr
Cơ quan ban hành: | Bộ Xây dựng | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 398/BXD-TTr | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Nguyễn Thanh Nghị |
Ngày ban hành: | 19/03/2012 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Xây dựng |
tải Công văn 398/BXD-TTr
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ XÂY DỰNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 398/BXD-TTr | Hà Nội, ngày 19 tháng 3 năm 2012 |
Kính gửi: Sở Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh
Bộ Xây dựng nhận được Công văn số 8862/SXD-TT ngày 17 tháng 11 năm 2011 của Sở Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đề nghị hướng dẫn một số vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27/02/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở và Thông tư số 24/2009/TT-BXD ngày 22/7/2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị định số 23/2009/NĐ-CP. Sau khi nghiên cứu, xem xét, Bộ Xây dựng có ý kiến cụ thể như sau:
1. Về nguyên tắc, chỉ những hành vi vi phạm hành chính được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ quy định cụ thể trong Luật, Pháp lệnh, Nghị định mới bị xử phạt. Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 24/2009/TT-BXD (gọi tắt là Thông tư số 24) là căn cứ để xác định những trường hợp bị coi là xây dựng sai phép và bị xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 23/2009/NĐ-CP. Vì vậy, mặc dù việc chủ đầu tư xây lấp ô thông tầng, làm tăng diện tích sàn xây dựng tầng hai (đối với nhà ở riêng lẻ trong đô thị và công trình xây dựng dân dụng – công nghiệp có giấy phép xây dựng) là không đúng với bản vẽ thiết kế nhưng không được quy định là một trong những trường hợp xây dựng sai phép thì không xử phạt đối với hành vi xây dựng sai phép.
2. Việc lập biên bản vi phạm hành chính đối với chủ đầu tư, nhà thầu thi công có hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 4 Điều 11 và khoản 4 Điều 25 Nghị định số 23/2009/NĐ-CP phải được tiến hành ngay khi hành vi vi phạm được phát hiện.
Mặc dù Chánh Thanh tra Sở Xây dựng có thẩm quyền “tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng” theo quy định tại khoản 2 Điều 57 Nghị định số 23/2009/NĐ-CP, nhưng đối với hành vi vi phạm cụ thể nêu trên Nghị định số 23/2009/NĐ-CP không quy định áp dụng biện pháp “tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng”, mà chỉ quy định áp dụng biện pháp “buộc khắc phục hậu quả” do hành vi vi phạm gây ra (khoản 8 Điều 11, khoản 8 Điều 25). Do vậy, nếu áp dụng biện pháp tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng trong trường hợp này là trái với quy định của pháp luật.
3. Quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư số 24 mà Công văn số 16/BXD-TTr ngày 09/12/2010 của Bộ Xây dựng gửi Sở Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đã trích dẫn chỉ áp dụng đối với trường hợp là nhà ở riêng lẻ, vì vậy, không áp dụng cho các trường hợp khác như văn phòng, khách sạn, kho xưởng…
Đối với những trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp tại những nơi đã có quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500, có thiết kế đô thị được duyệt, việc xử phạt phải đạt được mục tiêu là đảm bảo quy hoạch xây dựng và mỹ quan đô thị, xử lý kiên quyết, dứt điểm: yêu cầu chủ nhà buộc phải thực hiện đúng giấy phép xây dựng, trường hợp không thực hiện, phải tổ chức cưỡng chế thi hành để đảm bảo trật tự xây dựng và kỷ cương của pháp luật.
4. Việc xử phạt đối với hành vi thi công xây dựng gây lún, nứt, gây sụp đổ hoặc có nguy cơ gây sụp đổ công trình lân cận chỉ áp dụng khi việc xây dựng có “vi phạm quy định về xây dựng” hoặc “vi phạm công tác quản lý chất lượng công trình”. Tuy nhiên, trên thực tế xảy ra một số trường hợp như phản ánh của Sở Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh. Bộ Xây dựng sẽ xem xét, cân nhắc để có những điều chỉnh phù hợp trong Nghị định sửa đổi, thay thế Nghị định số 23/2009/NĐ-CP để trình Chính phủ ký ban hành trong năm 2012.
5. Việc lập biên bản vi phạm hành chính làm căn cứ để xử phạt nhà thầu thi công xây dựng công trình theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 25 Nghị định số 23/2009/NĐ-CP được hiểu là chỉ xử phạt nhà thầu khi công trình đó đã bị lập biên bản vi phạm hành chính và ngừng thi công xây dựng mà nhà thầu vẫn tiếp tục thi công xây dựng.
6. Việc xử phạt cả chủ đầu tư và nhà thầu đối với hành vi thi công xây dựng không che chắn để rơi vật liệu xây dựng xuống các khu vực xung quanh nhằm nâng cao trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc giám sát, kiểm tra hoạt động của nhà thầu thi công. Đối với những trường hợp chủ đầu tư đồng thời là cá nhân tự thi công thì chỉ xử phạt một lần đối với cùng một hành vi vi phạm.
7. Đối với những công trình sửa chữa mà theo quy định của pháp luật không phải xin cấp giấy phép xây dựng thì không xử phạt đối với hành vi xây dựng không phép.
8. Đối với công trình xây dựng vi phạm tiêu chuẩn xây dựng, quy chuẩn xây dựng thì xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều 14 đối với hành vi thi công xây dựng công trình sai quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng được quy định trong hồ sơ thiết kế được duyệt.
9. Đối với một số hành vi vi phạm chưa được quy định tại Nghị định số 23/2009/NĐ-CP mà trên thực tế phát sinh, cần phải được xử lý như kiến nghị tại Mục III của Công văn số 8862/SXD-TT và một số hành vi khác như nhà thầu thi công có phương tiện che chắn nhưng vẫn để rơi vãi vật liệu xuống khu vực xung quanh, chủ đầu tư tự phân chia thành nhiều nhà nhỏ trên một giấy phép xây dựng để tách cho nhiều hộ sử dụng, Bộ Xây dựng sẽ xem xét, có những điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp trong dự thảo Nghị định sửa đổi, thay thế Nghị định số 23/2009/NĐCP.
10. Đối với đề xuất tăng thẩm quyền xử phạt của Chánh Thanh tra Sở Xây dựng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp huyện, Bộ Xây dựng đã nhiều lần có văn bản đề nghị cũng như góp ý kiến trực tiếp vào dự thảo Luật Xử lý vi phạm hành chính. Hiện nay dự thảo Luật đang được lấy ý kiến để chuẩn bị trình Quốc hội trong kỳ họp tới. Trong thời gian Luật Xử lý vi phạm hành chính chưa được ban hành, cần tiếp tục thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Trên đây là ý kiến của Bộ Xây dựng về những vướng mắc liên quan đến việc thực hiện Nghị định số 23/2009/NĐ-CP và Thông tư số 24. Bộ Xây dựng đề nghị Sở Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo, đôn đốc Thanh tra Sở tiếp tục triển khai thực hiện Nghị định số 23/2009/NĐ-CP, Thông tư số 24 để ổn định tình hình trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |