Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 2187/BXD-QHKT của Bộ Xây dựng về thực hiện Quyết định 676/QĐ-TTg
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 2187/BXD-QHKT
Cơ quan ban hành: | Bộ Xây dựng | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 2187/BXD-QHKT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Phan Thị Mỹ Linh |
Ngày ban hành: | 15/09/2017 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Xây dựng |
tải Công văn 2187/BXD-QHKT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ XÂY DỰNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2187/BXD-QHKT | Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2017 |
Kính gửi: UBND các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương
Đề án Xây dựng nông thôn mới trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn cấp huyện giai đoạn 2017-2020 (viết tắt là Đề án) đã được phê duyệt tại Quyết định số 676/QĐ-TTg ngày 18/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu tổng quát xây dựng định hướng và đề xuất các giải pháp xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị hóa giai đoạn 2016 - 2020 phù hợp với quá trình cơ cấu lại nền kinh tế cả nước; xây dựng nông thôn theo các tiêu chí huyện nông thôn mới phù hợp với đặc điểm từng vùng miền; định hướng quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng, môi trường và các dịch vụ xã hội, phù hợp với định hướng đô thị hóa, nhằm từng bước chuẩn bị cho việc hình thành đô thị trên địa bàn, tránh lãng phí nguồn lực đầu tư.
Để triển khai đề án đúng đối tượng và đạt hiệu quả, Bộ Xây dựng đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan tại địa phương thực hiện các công việc cụ thể như sau:
1. Lựa chọn huyện triển khai thí điểm theo Đề án.
Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lựa chọn 01 huyện để triển khai thí điểm các định hướng và giải pháp xác định trong Đề án với một số tiêu chí: Gắn với vùng sản xuất nông nghiệp tập trung; có tỷ lệ đô thị hóa trên địa bàn huyện cao so với các huyện trong toàn tỉnh; cơ bản hoàn thành quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới; có kế hoạch xây dựng huyện nông thôn mới trong giai đoạn 2017-2020.
2. Kế hoạch thực hiện.
- Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia lựa chọn 08 địa phương triển khai thí điểm gồm: Lào Cai, Bắc Giang, Nghệ An, Ninh Thuận (các huyện nằm ngoài khu vực đô thị); Hà Nội, Cần Thơ, Lâm Đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu (các huyện nằm trong đô thị) và các huyện có kế hoạch trở thành đô thị năm 2020;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh còn lại lựa chọn 01 huyện đáp ứng tiêu chí lựa thí điểm để triển khai trong giai đoạn 2017 - 2020.
- Năm 2017-2018:
+ Tiến hành rà soát bổ sung các quy hoạch xây dựng (quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới, quy hoạch xây dựng vùng huyện), quy hoạch phát triển ngành và lĩnh vực liên quan đến xây dựng điểm trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất trên địa bàn huyện.
+ Lập quy hoạch xây dựng vùng huyện các huyện được lựa chọn thí điểm.
+ Lập quy hoạch chi tiết xây dựng các điểm trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất trên địa bàn huyện;
- Giai đoạn 2019 - 2020: Thực hiện đầu tư xây dựng các điểm trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất trên địa bàn huyện. Tổ chức tổng kết, đánh giá và nhân rộng ra các địa phương giai đoạn sau 2020.
3. Lập quy hoạch xây dựng vùng huyện.
a. Về trình tự, thủ tục, thẩm quyền.
Theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014, Quy hoạch xây dựng vùng huyện là việc tổ chức hệ thống đô thị, nông thôn, khu chức năng đặc thù và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong địa giới hành chính của một huyện phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
Trình tự lập, phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng huyện thực hiện theo Điều 20; Trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch xây dựng vùng huyện quy định tại Điều 22; Thẩm quyền thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện quy định tại Điều 32; Thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng quy định tại Điều 34 Luật Xây dựng năm 2014.
b. Về nội dung đồ án
Quy hoạch xây dựng vùng huyện cần đạt được các yêu cầu về nội dung Nhiệm vụ và Đồ án quy hoạch xây dựng vùng quy định tại Điều 6, 7, 8 Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng. Ngoài ra, đồ án quy hoạch xây dựng vùng đạt được một số nội dung khác nhằm đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp, yêu cầu xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 và các định hướng xây dựng nông thôn mới gắn với quá trình đô thị hóa trên địa bàn huyện gồm:
- Định hướng quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp phù hợp với tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
- Tổ chức, định hướng hệ thống trung tâm nông thôn cấp huyện gắn với phát triển đô thị, cụm công nghiệp, trung tâm dịch vụ thương mại cấp huyện và dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp theo hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp, sản xuất hàng hóa lớn.
- Xác định, tổ chức hệ thống điểm dân cư nông thôn, xác định cụ thể các điểm dân cư nông thôn tập trung phát triển (cho phát triển dân cư mới).
- Xác định các khu vực sản xuất phi nông nghiệp theo hướng tập trung để thuận tiện phục vụ, xây dựng hạ tầng và xử lý môi trường. Hệ thống kho tàng, trại sản xuất tập trung cấp huyện, liên xã.
- Xác định và tổ chức hệ thống hạ tầng xã hội (giáo dục, đào tạo, văn hóa, y tế, thể dục thể thao) trên địa bàn huyện.
- Định hướng hạ tầng kỹ thuật:
+ Về giao thông: Cần xác định đầy đủ hệ thống huyện, đường xã và đường nối với các khu vực sản xuất quy định tại Quyết định số 4927/QĐ-BGTVT ngày 25/12/2014 của Bộ Giao thông vận tải về việc hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.
+ Cấp nước: cần xác định nguồn cấp nước, nhu cầu sử dụng nước, xây dựng kế hoạch khai thác sử dụng hồ, đập, kênh tưới đa mục đích.
+ Thoát nước: Xác định lưu vực thoát nước, vị trí xả thải kết hợp chặt chẽ với mạng lưới thoát nước đô thị hoặc có giải pháp xử lý riêng trên địa bàn.
+ Cấp điện: Xác định mạng lưới cấp điện đến các trạm hạ thế và các trạm hạ thế.
+ Môi trường: Xác định hệ thống nghĩa trang phát triển lâu dài đến cấp xã. Hệ thống khung xử lý, thu gom chất thải rắn. Hệ thống xử lý nước thải đối với các khu vực sản xuất nông nghiệp tập trung.
+ Thủy lợi: Xác định mạng lưới thủy lợi chung đến mương cấp 2.
Căn cứ các nội dung nêu trên, Bộ Xây dựng đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo về kế hoạch triển khai Đề án (lựa chọn huyện thí điểm, tiến độ, dự kiến kinh phí, tổ chức thực hiện .v.v.) tại địa phương. Nêu các kiến nghị, đề xuất của địa phương (nếu có) đối với việc triển khai Đề án về cơ chế triển khai thực hiện, chính sách và các kiến nghị đề xuất khác.
Báo cáo gửi về Bộ Xây dựng trước ngày 15/11/2017 để tổng hợp trong quá trình triển khai nếu có vướng mắc gửi văn bản về Bộ Xây dựng để nghiên cứu, xử lý trong quá trình triển khai Đề án.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem Văn bản gốc.
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây