Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 2054/BXD-VP của Bộ Xây dựng về việc trả lời một số vướng mắc của Sở Xây dựng Ninh Thuận
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 2054/BXD-VP
Cơ quan ban hành: | Bộ Xây dựng | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 2054/BXD-VP | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Nguyễn Văn Liên |
Ngày ban hành: | 10/10/2008 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Xây dựng |
tải Công văn 2054/BXD-VP
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ XÂY DỰNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2054/BXD-VP | Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2008 |
Kính gửi: Sở Xây dựng Ninh Thuận.
Bộ Xây dựng nhận được văn bản số 1117/SXD-QHKT ngày 21/8/2008 của Sở Xây dựng Ninh Thuận về các vướng mắc của địa phương hiện nay trong quá trình triển khai thực hiện đối với một số lĩnh vực. Sau khi nghiên cứu, Bộ Xây dựng có ý kiến như sau:
Về việc tổ chức, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng đối với khu công nghiệp và cụm công nghiệp:
Trong trường hợp qui hoạch chung xây dựng đã có định hướng khu công nghiệp, thì không phải lập quy hoạch chung khu công nghiệp, chỉ lập quy hoạch chi (QHCT) tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Không có đồ án qui hoạch chung cho khu công nghiệp, các nội dung này nằm trong đồ án quy hoạch vùng được quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 6 và khoản 2, Điều 8 của Nghị định 08/2005/NĐ-CP.
Theo quy định tại Điều 11 và Điều 19 của Nghị định 08/2005/NĐ-CP, thì Sở Xây dựng thẩm định các nhiệm vụ, đồ án quy hoạch xây dựng vùng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Về việc thẩm định Thiết kế cơ sở của dự án đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp:
Theo quy định tại khoản 3, điều 35 của Nghị định số 29/2008/NĐ-CP, thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo thẩm định và phê duyệt thiết kế cơ sở của dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp. Hiện nay, Bộ Xây dựng đang soạn thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 29/2008/NĐ-CP, trong đó quy định: Sở Xây dựng thẩm định QHCT xây dựng tỷ lệ 1/500; Ban Quản lý dự án khu công nghiệp cấp tỉnh thẩm định Thiết kế cơ sở của dự án đầu tư hạ tầng khu công nghiệp.
Về QHCT xây dựng tỷ lệ 1/500 của dự án trong khu vực chưa có quy hoạch xây dựng hoặc QHCT xây dựng tỷ lệ 1/2000 được duyệt:
Theo cách hiểu của Sở xây dựng Ninh Thuận: "Dự án đầu tư có qui mô sử dụng đất từ 5 ha trở lên và theo Thông tư số 07/2008/TT-BXD phải lập QHCT xây dựng tỷ lệ 1/500 và thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp huyện”, là chưa chính xác, vì với các dự án có quy mô lớn hơn 5 ha, còn phải có giới hạn trên cho từng nội dung qui hoạch, từng vùng, khu chức năng.
Đối với các dự án đầu tư tại khu vực chưa có QHCT xây dựng tỷ lệ 1/2000:
Chính quyền địa phương có trách nhiệm lập QHCT và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo qui định;
Trường hợp giao cho nhà thầu lập QHCT xây dựng tỷ lệ 1/2000 và 1/500, thì cơ quan quản lý nhà nước về qui hoạch có trách nhiệm cung cấp nhiệm vụ, các nội dung, chỉ tiêu Kiến trúc - Qui hoạch cho nhà thầu để làm cơ sở cho việc lập, thẩm định, phê duyệt qui hoạch theo qui định;
Các dự án đầu tư có qui mô nhỏ dưới 50 ha (nhỏ hơn 200 ha đối với khu công nghiệp), nhà thầu lập QHCT xây dựng tỷ lệ 1/500, thì cơ quan quản lý nhà nước về qui hoạch có trách nhiệm cung cấp nhiệm vụ, các nội dung, chỉ tiêu Kiến trúc - Qui hoạch cho nhà thầu để làm cơ sở cho việc lập, thẩm định, phê duyệt qui hoạch, theo qui định và trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
Về giá thuê nhà ở xã hội theo Nghị định số 90/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở:
Nguyên tắc xác định giá cho thuê nhà ở xã hội thực hiện theo quy định tại Điều 56 của Luật Nhà ở, cụ thể là:
“1. Giá cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội phải đảm bảo nguyên tắc:
a) Bảo toàn vốn để tiếp tục đầu tư phát triển quỹ nhà ở xã hội;
b) Bù đắp đủ chi phí quản lý, duy tu bảo dưỡng, sửa chữa trong thời gian cho thuê hoặc thuê mua.
2. Chính phủ quy định khung giá làm cơ sở để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành giá cho thuê, thuê mua nhà ở trên địa bàn”.
Ngày 06/9/2006 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 90/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở, trong đó quy định khung giá tối thiểu cho thuê nhà ở xã hội (đối với nhà chung cư) tại đô thị loại 3 (Phan Rang-Tháp Chàm) là 13.000 đồng/m2/tháng. Mức giá tối thiểu này đã được xác định theo nguyên tắc ưu đãi đối với nhà ở xã hội quy định tại khoản 2, Điều 27 của Nghị định 90/2006/NĐ-CP (không tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và các khoản ưu đãi về thuế).
Các đối tượng được thuê nhà ở xã hội quy định tại Điều 24 của Nghị định 90/2006/NĐ-CP, gồm: cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân hưởng lương từ ngân sách nhà nước; công nhân làm việc tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định. Các đối tượng nêu trên phải đảm bảo điều kiện về mức thu nhập thấp theo quy định tại khoản 3 Điều 25 của Nghị định 90/2006/NĐ-CP (đối với đô thị loại 3 như thành phố Phan Rang-Tháp Chàm thì mức thu nhập bình quân tối thiểu hàng tháng của hộ gia đình không vượt quá 7.500.000 đồng/hộ/tháng và không thấp hơn 1.560.000 đồng/hộ/tháng).
Đối với các trường hợp có mức thu nhập bình quân thấp hơn mức tối thiểu theo quy định nêu trên (thấp hơn 1.560.000 đồng/hộ/tháng đối với đô thị loại 3) và không đủ khả năng để trả tiền thuê nhà theo mức giá cho thuê tối thiểu là 13.000 đồng/m2/tháng thì việc giải quyết nhà ở cho các đối tượng này do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận xem xét, quyết định theo quy định tại điểm 4 Mục 2 Phần 2 của Thông tư số 05/2006/TT-BXD ngày 01/11/2006 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở. Cụ thể là: "Đối với các trường hợp có mức thu nhập bình quân hàng tháng của hộ gia đình thấp hơn mức tối thiểu quy định tại khoản 3, Điều 25 của Nghị định số 90/2006/NĐ-CP thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tuỳ theo điều kiện cụ thể của địa phương, hoàn cảnh cụ thể của từng đối tượng để quyết định xử lý việc cho thuê nhà ở xã hội hoặc thực hiện việc hỗ trợ, tạo điều kiện cải thiện nhà ở theo một trong các hình thức quy định tại Điều 64 của Luật Nhà ở" (gồm các hình thức: hỗ trợ kinh phí để họ mua nhà ở trả chậm, trả dần hoặc thuê nhà ở; miễn, giảm tiền sử dụng đất khi mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc khi được Nhà nước giao đất làm nhà ở; hỗ trợ khi phí, vật liệu, nhân công trong việc sửa chữa, cải tạo hoặc xây dựng nhà ở; tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương).
Về quản lý chất lượng công trình xây dựng theo Nghị định số 209/2004/NĐ-CP và Thông tư số 11/2006/TT-BXD:
Hiện nay Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 16/2008/TT-BXD ngày 11/9/2008 hướng dẫn việc kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng thay thế Thông tư số 11/2005/TT-BXD hướng dẫn việc kiểm tra, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng.
Theo quy định tại Thông tư số 16/2008/TT-BXD, công trình bắt buộc phải chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn trước khi đưa vào sử dụng là các công trình khi xảy ra sự cố do mất khả năng chịu lực có thể gây thảm hoạ đối với người, tài sản và môi trường; các công trình phải chứng nhận sự phù hợp về chất lượng theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng ở địa phương xuất phát từ lợi ích cộng đồng. Mục đích của việc quy định về chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng là nhằm ngăn ngừa thảm họa về người, môi trường và bảo vệ lợi ích của bên thứ ba có liên quan (như tổ chức bảo hiểm; cá nhân, tổ chức mua, quản lý hoặc sử dụng công trình...).
Việc chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực dựa trên kết quả kiểm tra, xác nhận sự tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng trong công tác khảo sát, thiết kế và thi công xây dựng đáp ứng các yêu cầu đảm bảo an toàn chịu lực. Việc chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng dựa trên kết quả đánh giá, xác nhận công trình hoặc hạng mục, bộ phận công trình xây dựng được thiết kế, thi công xây dựng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và các yêu cầu kỹ thuật áp dụng cho công trình.
Tuỳ thuộc vào loại công trình được chứng nhận, chủ đầu tư lựa chọn tổ chức thực hiện kiểm tra, chứng nhận phù hợp và đáp ứng các yêu cầu về điều kiện năng lực và đảm bảo tính độc lập, khách quan trong việc chứng nhận để thực hiện. Tổ chức thực hiện kiểm tra, chứng nhận là tổ chức tư vấn có chức năng hành nghề một trong các lĩnh vực thiết kế xây dựng, giám sát thi công xây dựng hoặc kiểm định chất lượng công trình xây dựng.
Trình tự kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng được chia làm hai giai đoạn: kiểm tra công tác khảo sát thiết kế và kiểm tra trong quá trình thi công xây dựng công trình. Việc kiểm tra chứng nhận có thể được tiến hành khi bắt đầu thi công công trình, hạng mục công trình được chứng nhận.
Ngoài việc quy định tại khoản 2, mục VI của Thông tư số 16/2008/TT-BXD, cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng ở địa phương có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện chứng nhận đủ điều kiện an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng (không phân biệt nguồn vốn) trên địa bàn, để đảm bảo tính pháp lý và hạn chế các sai sót trong quá trình thực hiện, tránh thất thoát kinh phí trong đầu tư xây dựng, cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng ở địa phuơng có trách nhiệm tiếp nhận và quản lý giấy chứng nhận kèm theo báo cáo kết quả kiểm tra, chứng nhận và biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình hoặc hạng mục công trình được chứng nhận do Chủ đầu tư gửi. Trường hợp phát hiện có sai phạm trong trình tự và thủ tục cũng như quá trình thực hiện kiểm tra cấp giấy chứng nhận thì cơ quan quản lý nhà nước xem xét xử lý theo quy định của pháp luật./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |