Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 2039/BXD-HTĐT của Bộ Xây dựng về dự án đầu tư Trạm xử lý nước thải Suối Nhum
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 2039/BXD-HTĐT
Cơ quan ban hành: | Bộ Xây dựng | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 2039/BXD-HTĐT | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Trần Ngọc Chính |
Ngày ban hành: | 24/09/2007 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Xây dựng |
tải Công văn 2039/BXD-HTĐT
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ XÂY DỰNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2039/BXD-HTĐT | Hà Nội, ngày 24 tháng 9 năm 2007 |
Kính gửi: | Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình |
Bộ Xây dựng nhân được văn bản số 713/BQLDA ngày 23/8/2007 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí Minh về việc xin chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng Trạm xử lý nước thải của Suối Nhum. Sau khi nghiên cứu hồ sơ, Bộ Xây dựng có ý kiến như sau:
Quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước thành phố Hồ Chí Minh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 752/QĐ-TTg ngày 19/6/2001. Theo quy hoạch đã được phê duyệt, hệ thống thoát nước thành phố Hồ Chí Minh bao gồm 9 lưu vực thoát nước. Suối Nhum đựơc hợp thành từ các nguồn nước của suối Trường, suối Cái đổ vào sông Tắc và đổ ra sông Đồng Nai nằm trong lưu vực thoát nước vùng Đông Bắc thành phố. Khu vực này là vùng đô thị đang phát triển, có nhiều khu công nghiệp tập trung. Để đáp ứng môi trường đô thị, đặc biệt là môi trường trong sạch cho khu công nghệ cao cần thiết phải tiến hành dự án thu gom, xử lý nước thải. Bộ Xây dựng thống nhất chủ trương đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải của rạch suối Nhum với các nội dung cơ bản sau:
1. Mục tiêu đầu tư: Cải thiện môi trường nước suối Nhum nhằm nâng cao chất lượng nước sông Đồng Nai là nguồn cấp nước chính cho thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai, cải thiện môi trường đô thị khu vực nhằm nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư.
2. Phạm vi dự án: trạm xử lý nước thải suối Nhum nằm trong lưu vực thoát nước Đông Bắc thành phố, có nhiệm vụ xử lý nước thải cho lưu vực Đông Bắc (thuộc quận Thủ Đức và quận 9), đồng thời xử lý một phần nước thải đổ vào suối Xuân Trường từ tỉnh Bình Dương.
3. Về chủ đầu tư : Tại công văn số 5093/UBND-ĐT ngày 20/7/2006, Uỷ ban Nhân dân thành phố đã giao nhiệm vụ chủ đầu tư cho Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tuy nhiên, đây là dự án đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải thuộc vốn ngân sách Thành phố, do đó Chủ đầu tư cần được xác định theo Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 29/5/2007 của Chính phủ về thoát nước đô thị và khu công nghiệp, Nghị định số 16/2005/NĐ-Cp ngày 2/5/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Đối vơí thành phố Hồ Chí Minh, Uỷ ban nhân dân thành phố có thể uỷ quyền cho cơ quan chuyên ngành trực thuộc làm chủ đầu tư.
4. Nội dung đầu tư:
- Xây dựng Trạm xử lý nước thải nhằm thu gom xử lý toàn bộ nước thải công nghiệp, sinh hoạt xả vào suối Nhum, sử dụng công nghệ bùn hoạt tính tuần hoàn, chất lượng nước sau xử lý đạt chỉ tiêu cột B tại TCVN 5945: 2005.
- Xây dựng hố thu trên lòng suối để thu nước thải sau đó bơm trực tiếp lên hệ thống xử lý.
- Công suất trạm xử lý: Công suất trạm xử lý xác định cho lưu lượng nước thải vào năm 2010 là 65.000m3/ngđ.
- Vị trí trạm xử lý: Tại khu đất giáp đường 16, đường 17 và giáp tường rào khu thực nghiệm trường đại học Nông Lâm, thuộc khu vực dự kiến trong Quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước thành phố Hồ Chí Minh.
5. Nguồn vốn: Vốn từ ngân sách Thành phố.
6. Thời gian thực hiện dự án: từ năm 2007 đến năm 2010.
7. Một số lưu ý:
- Trạm xử lý nước thải suối Nhum là một phần của hệ thống thoát nước lưu vực Đông Bắc thành phố ( khu vực Thủ Đức và quận 9) do đó, đồng thời với việc xây dựng trạm xử lý cần tiến hành ngay dự án cải tạo và xây dựng hệ thống đường ống, cống thoát nước mưa, thu gom nước thải bao gồm:
+ Cải tạo các mương, cống thoát nước mưa hiện có đảm bảo khả năng thoát nước mưa cho lưu vực với lưu lượng tính toán đến năm 2020, chu kỳ ngập lụt P=5.
+ Xây dựng các tuyến cống thu gom nước thải từ các hộ thoát nước, các tuyến cống bao, tuyến truyền dẫn, các trạm bơm dâng ( nếu có) đảm bảo thu gom toàn bộ nước thải phát sinh trong khu vực. Đặc biệt cần lưu ý tới việc thu gom nước thải từ hộ gia đình.
- Đất dành cho trạm xử lý hiện nay chỉ có 4,63 ha, là nhỏ so với nhu cầu xây dựng trạm xử lý nước thải cho lưu vực, do đó chủ đầu tư cần kiến nghị với Uỷ ban Nhân dân thành phố cấp thêm đất để mở rộng trạm xử lý vào giai đoạn tiếp theo ( Trong Quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước đã được phê duyệt là 10ha).
- Đối với lượng bùn cặn sau xử lý, đã có sân phơi bùn cặn do vậy nên nghiên cứu phương án sử dụng bùn sau khi phơi, máy ép bùn có thể đầu tư vào giai đoạn sau nếu cần thiết.
- Vấn đề quản lý vận hành trạm xử lý sau này rất phức tạp, cần sớm giao nhiệm vụ cho Công ty thoát nước thành phố để có kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên vận hành. cần có sự phối hợp giữa ban quản lý dự án và đơn vị vận hành sau này để dự án triển khai có hiệu quả cao.
- Chi phí quản lý, vận hành trạm xử lý là khá lớn, cần có lộ trình tăng phí thoát nước để đảm bảo đủ cho chi phí quản lý khi trạm xử lý đi vào hoạt động.
- Trong quá trình thực hiện dự án ( kể cả dự án cải tạo và mở rộng hệ thống mương, đường ống ) có nhiều hộ gia đình bị di dời và nhiều hộ bị ảnh hưởng, do đó công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư là vấn đề hết sức quan trọng, Chủ đầu tư cần có các kế hoạch triển khai sớm nhằm đáp ứng yêu cầu tiến độ xây dựng công trình.
Trên đây là ý kiến của Bộ Xây dựng, đề nghị Ban quản lý dự án trình Uỷ ban Nhân dân thành phố phê duyệt theo quy định hiện hành.
Nơi nhận | KT. BỘ TRƯỞNG |