Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 1990/BXD-KTQH của Bộ Xây dựng về việc góp ý dự thảo Thông tư về Hội đồng Kiến trúc quy hoạch
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 1990/BXD-KTQH
Cơ quan ban hành: | Bộ Xây dựng | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 1990/BXD-KTQH | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Trần Ngọc Chính |
Ngày ban hành: | 19/09/2007 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Xây dựng |
tải Công văn 1990/BXD-KTQH
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ XÂY DỰNG | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | |
Số: 1990/BXD-KTQH | Hà nội, ngày 19 tháng 09 năm 2007 |
Kính gửi: UBND các tỉnh thành phố trực thuộc TW
Thực hiện Khoản 2, Điều 6, Nghị định số 29/2007/NĐ-CP ngày 27/2/2007 của Chính phủ về Quản lý Kiến trúc Đô thị, Bộ Xây dựng đã dự thảo “ Thông tư hướng dẫn chức năng và hoạt động của Hội đồng Kiến trúc- Quy hoạch tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương".
Bộ Xây dựng đề nghị Quý UBND nghiên cứu và đóng góp ý kiến bằng văn bản hoặc sửa trực tiếp vào dự thảo (dự thảo được gửi kèm theo công văn này).
Văn bản góp ý gửi về Bộ Xây dựng trước ngày 10/10/2007.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG
|
Thông tư
Hướng dẫn tổ chức và hoạt động của Hội đồng Kiến trúc
Quy hoạch tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25/12/2001;
Căn cứ Khoản 2, Điều 6, Nghị định số 29/2007/NĐ-CP ngày 27/ 2/ 2007 của Chính phủ về Quản lý Kiến trúc Đô thị;
Sau khi thống nhất với Bộ Nội vụ, Bộ Xây dựng hướng dẫn tổ chức và hoạt động của Hội đồng Kiến trúc Quy hoạch tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như sau:
I. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA HỘI ĐỒNG KIẾN TRÚC QUY HOẠCH
1. Chức năng của Hội đồng Kiến trúc Quy hoạch
Hội đồng Kiến trúc Quy hoạch (gọi tắt là Hội đồng KTQH) là một tổ chức tư vấn, phản biện chuyên ngành cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là UBND cấp tỉnh) trước khi đưa ra quyết định cuối cùng đối với các vấn đề quan trọng về kinh tế- văn hoá- xã hội liên quan đến phát triển kiến trúc, quy hoạch xây dựng, hạ tầng kỹ thuật và môi trường đô thị, nông thôn, bảo tồn di sản trong phạm vi lãnh thổ địa phương.
2. Nhiệm vụ của Hội đồng KTQH
2.1 Tham gia định hướng về chiến lược phát triển đô thị- nông thôn; kế hoạch thực hiện trong từng giai đoạn; các chương trình xây dựng phát triển kiến trúc, quy hoạch xây dựng, bảo tồn di sản, hạ tầng kỹ thuật và môi trường cảnh quan đô thị, nông thôn.
2.2 Tham gia góp ý các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, của ngành Xây dựng và của địa phương về:
a) Quản lý kiến trúc, quy hoạch xây dựng, hạ tầng kỹ thuật và môi trường đô thị, nông thôn;
b) Bảo tồn, tôn tạo di sản;
c) Phát triển nghệ thuật quy hoạch- kiến trúc.
2.3 Tư vấn, lựa chọn công trình kiến trúc (trừ những công trình kiến trúc phải qua thi tuyển):
a) Mang ý nghĩa đặc biệt, quan trọng về kinh tế- văn hoá- xã hội và môi trường;
b) Công trình ngoài tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định (về chiều cao, quy mô, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, hệ thống hạ tầng kỹ thuật);
c) Công trình đặt tại vị trí nhạy cảm, đặc thù trong quy hoạch, ảnh hưởng lớn tới kiến trúc cảnh quan khu vực;
d) Các công trình đặc biệt không có trong quy hoạch xây dựng được phê duyệt hoặc nằm trong khu vực quy hoạch xây dựng chưa được điều chỉnh.
2.4 Có trách nhiệm cử thành viên tham gia tư vấn, thẩm định các đồ án quy hoạch xây dựng, hạ tầng kỹ thuật và môi trường đô thị, nông thôn có ý nghĩa quan trọng về kinh tế- văn hoá- xã hội và môi trường, liên quan lớn tới cộng đồng dân cư.
2.5 Có trách nhiệm cử đại diện tham gia Hội đồng tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc công trình phải được thi tuyển;
2.6 Tư vấn, phản biện các vấn đề quan trọng khác về kiến trúc, quy hoạch xây dựng, hạ tầng kỹ thuật và môi trường đô thị, nông thôn khi Chủ tịch UBND cấp tỉnh yêu cầu.
II. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG KIẾN TRÚC QUY HOẠCH
1. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng KTQH
1.1 Hội đồng KTQH được thành lập theo Quyết định của Chủ tịch UBND cấp tỉnh, căn cứ vào đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng hoặc Giám đốc Sở quy hoạch- kiến trúc (đối với TP Hà nội và TP Hồ Chí Minh).
1.2 Số lượng thành viên Hội đồng KTQH có từ 10 - 25 thành viên, tuỳ theo tình hình cụ thể của từng địa phương. Thành phần trong Hội đồng là các nhà chuyên môn liên quan đến kiến trúc, quy hoạch xây dựng (kiến trúc sư, kỹ sư đô thị, môi trường, văn hoá, kinh tế, lịch sử, giao thông…) phải chiếm tỷ lệ là 90%, trong đó kiến trúc sư (gọi tắt là KTS) chiếm tỷ lệ là 50% trở lên.
1.3 Thành viên Hội đồng KTQH.
a) Chủ tịch Hội đồng: là Giám đốc Sở Xây dựng hoặc Giám đốc Sở Quy hoạch kiến trúc (đối với TP Hà nội và TP Hồ Chí Minh).
b) Phó Chủ tịch Hội đồng: là lãnh đạo Sở Xây dựng, lãnh đạo Sở Quy hoạch- Kiến trúc (đối với TP Hà nội và TP Hồ Chí Minh) hoặc là Chủ tịch Hội Kiến trúc sư, là Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị.
c) Các thành viên khác:
- Là các nhà chuyên môn có uy tín trong giới kiến trúc ở trong hoặc ngoài tỉnh, có kinh nghiệm và giàu kiến thức trong các lĩnh vực tư vấn, thiết kế, đào tạo, nghiên cứu kiến trúc; các KTS đang hành nghề và đã có công trình xây dựng, có công trình nghiên cứu được công bố hoặc có giải thưởng kiến trúc.
- Là các cán bộ quản lý đương nhiệm tại địa phương từ cấp phó phòng của các Sở trở lên hoặc là chuyên gia, là nhà chuyên môn trong ngành xây dựng và các ngành có liên quan, am hiểu lĩnh vực quản lý và những vấn đề có liên quan đến kiến trúc, quy hoạch xây dựng, hạ tầng kỹ thuật và môi trường đô thị, kinh tế, văn hoá- xã hội.
1.4 Thường trực Hội đồng KTQH: tuỳ theo tình hình cụ thể của từng địa phương có thể thành lập Thường trực Hội đồng.
a) Thường trực Hội đồng KTQH gồm: Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng và một số uỷ viên, tổng số thành viên Thường trực không quá 30% thành viên Hội đồng.
b) Cơ quan thường trực của Hội đồng là Sở Xây dựng hoặc Sở Quy hoạch- Kiến trúc (đối với TP Hà nội và TP Hồ Chí Minh).
c) Hội đồng KTQH sử dụng con dấu nơi làm việc của Chủ tịch Hội đồng là Sở Xây dựng hoặc Sở Quy hoạch- Kiến trúc (đối với TP Hà nội và TP Hồ Chí Minh).
1.5 Thư ký Hội đồng: là 2 cán bộ chuyên môn kiêm nhiệm thuộc Sở Xây dựng hoặc Sở Quy hoạch- Kiến trúc (đối với TP Hà nội và TP Hồ Chí Minh).
1.6 Các thành viên trong Hội đồng KTQH và thư ký Hội đồng hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.
2. Trách nhiệm của thành viên Hội đồng KTQH
2.1 Chủ tịch Hội đồng:
a) Điều hành, chủ trì các phiên họp Hội đồng.
b) Tuỳ tính chất và nội dung của cuộc họp, Chủ tịch Hội đồng quyết định hình thức phiên họp và số lượng thành viên Hội đồng được triệu tập.
c) Chủ tịch Hội đồng có quyền quyết định mời các chuyên gia, người phản biện là thành viên không chính thức ở trong hoặc ngoài tỉnh kể cả KTS là người nước ngoài tham gia vào thành phần Hội đồng.
d) Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định cử (bổ nhiệm) các thành viên Hội đồng KTQH theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng KTQH.
2.2 Phó Chủ tịch Hội đồng:
a) Giúp Chủ tịch Hội đồng trong hoạt động của Hội đồng, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch về những phần công tác được phân công phụ trách.
b) Thay mặt Chủ tịch Hội đồng điều hành và giải quyết công việc của Hội đồng khi Chủ tịch vắng mặt.
2.3 Các thành viên khác:
a) Tham gia thảo luận các vấn đề được xem xét tại Hội đồng và chịu trách nhiệm về nội dung, ý kiến của mình, đảm bảo tính khách quan, trung thực.
b) Được yêu cầu cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động của Hội đồng và được bảo lưu ý kiến trong các cuộc họp.
c) Không được cử người khác đi họp thay đồng thời có trách nhiệm gửi “Phiếu góp ý” tới Hội đồng khi vắng mặt.
d) Không được sử dụng hồ sơ, tài liệu, tiết lộ các thông tin hoạt động của Hội đồng vào mục đích cá nhân.
2.4 Thư ký Hội đồng KTQH
a) Chuẩn bị nội dung, tổ chức các phiên họp; lập biên bản; lưu trữ hồ sơ tài liệu.
b) Giữ mối liên hệ với các thành viên Hội đồng. Đồng thời có trách nhiệm gửi tài liệu và “Phiếu góp ý” cuộc họp tới các thành viên Hội đồng, khách mời, chuyên gia phản biện trước khi Hội đồng họp.
c) Theo dõi việc thực hiện các góp ý, kết luận của Hội đồng và thông tin tới các thành viên Hội đồng.
III. Hình thức hoạt động của Hội đồng KTQH
1. Cơ chế hoạt động
1.1 Hội đồng KTQH làm việc theo chế độ tập thể, biểu quyết theo đa số. Kết quả cuộc họp lựa chọn phương án kiến trúc áp dụng theo hình thức bỏ phiếu.
1.2 Phiên họp Hội đồng chỉ có giá trị khi có ít nhất 2/3 tổng số thành viên Hội đồng được triệu tập có mặt.
1.3 Kết luận của Hội đồng KTQH được thể hiện bằng văn bản phản ánh đầy đủ trung thực các ý kiến của đa số thành viên cũng như các ý kiến của thiểu số thành viên Hội đồng, đồng thời phải được 50% tổng số thành viên Hội đồng trở lên đồng ý.
1.4 Tất cả các phiên họp của Hội đồng đều được lập biên bản theo quy định và được lưu giữ cùng với hồ sơ tài liệu, có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, thư ký Hội đồng.
1.5 Kết luận của Hội đồng phải được lưu trong hồ sơ lưu trữ, đồng thời được gửi đến các thành viên Hội đồng để theo dõi, phối hợp.
2. Hình thức họp
2.1 Tuỳ theo yêu cầu nội dung cuộc họp, Chủ tịch Hội đồng quyết định họp theo các hình thức:
- Họp toàn thể Hội đồng
- Họp theo nội dung chuyên ngành
- Họp Thường trực Hội đồng
2.2 Chủ trì phiên họp Hội đồng KTQH do Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng khi được Chủ tịch Hội đồng uỷ quyền.
2.3 Các thành viên trong Hội đồng KTQH được triệu tập tham gia họp tuỳ theo tính chất, yêu cầu của từng dự án kiến trúc, quy hoạch xây dựng, hạ tầng kỹ thuật và môi trường đô thị, nông thôn.
- Khi họp về nội dung quy hoạch xây dựng, hạ tầng kỹ thuật và môi trường đô thị, nông thôn, yêu cầu thành phần tham gia là Kiến trúc sư và Kỹ sư chuyên ngành liên quan khác phải chiếm tỷ lệ là 70% trở lên.
- Khi họp về nội dung kiến trúc- cảnh quan đô thị, yêu cầu thành phần tham gia là Kiến trúc sư phải chiếm tỷ lệ là 70% trở lên.
2.4 Tại phiên họp Hội đồng, tất cả các thành viên Hội đồng, đại biểu tham dự đều được quyền phát biểu ý kiến và được ghi vào "Phiếu góp ý ".
3. Chế độ thông tin, báo cáo của Hội đồng
3.1 Sau khi có kết quả của cuộc họp Hội đồng, kết luận được báo cáo ngay cho lãnh đạo UBND cấp tỉnh.
3.2 Khi quyết định của Chủ tịch UBND khác với kết luận của Hội đồng thì Chủ tịch Hội đồng KTQH cần có sự giải thích, phản hồi tới các thành viên Hội đồng.
3.3 Kết quả các cuộc họp tuyển chọn, góp ý, phản biện phương án kiến trúc, quy hoạch xây dựng mang tính chất đặc biệt hoặc các vấn đề lớn về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường liên quan tới toàn xã hội cần được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương.
3.4 Chương trình hoạt động của Hội đồng KTQH được lập theo định kỳ 6 tháng/lần và gửi báo cáo lên Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Tuỳ tình hình cụ thể của địa phương, Chủ tịch Hội đồng quy định các buổi sinh hoạt họp thường kỳ.
iV. Kinh phí hoạt động của Hội đồng KTQH
1. Kinh phí hoạt đồng của Hội đồng do ngân sách địa phương cấp hàng năm và được UBND cấp tỉnh phê duyệt.
2. Việc quy định sử dụng, quản lý kinh phí hoạt động của Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng KTQH trình UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định.
V. Tổ chức thực hiện
1. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm căn cứ thông tư hướng dẫn này, ban hành quyết định thành lập, quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Kiến trúc Quy hoạch phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
2. UBND cấp tỉnh có trách nhiệm tham khảo kết luận của Hội đồng KTQH trước khi quyết định các vấn đề có ý nghĩa quan trọng về kinh tế- văn hoá- xã hội liên quan đến phát triển kiến trúc, quy hoạch xây dựng, hạ tầng kỹ thuật và môi trường đô thị, nông thôn, bảo tồn di sản trong phạm vi lãnh thổ địa phương.
3. Giám đốc Sở Xây dựng hoặc Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc (đối với TP Hà nội và TP Hồ Chí Minh) có trách nhiệm trình UBND cấp tỉnh về quy chế hoạt động của Hội đồng kiến trúc quy hoạch phù hợp với tình hình cụ thể của điạ phương.
4. Thông tư này thay thế Quyết định số 429 BXD/KTQH ngày 16 tháng 7 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng kiến trúc quy hoạch Bộ Xây dựng, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
5. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo.
6. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc khó khăn vướng mắc cần phản ánh kịp thời về Bộ Xây dựng để nghiên cứu, giải quyết.
Nơi nhận: | Bộ Trưởng |