Báo cáo 64/BC-BXD của Bộ Xây dựng về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2010

thuộc tính Báo cáo 64/BC-BXD

Báo cáo 64/BC-BXD của Bộ Xây dựng về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2010
Cơ quan ban hành: Bộ Xây dựng
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:64/BC-BXD
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Báo cáo
Người ký:Cao Lại Quang
Ngày ban hành:17/09/2009
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xây dựng
 
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ XÂY DỰNG

----------------

Số:  64/BC-BXD

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------------

Hà Nội, ngày 17 tháng 9 năm 2009

 

 

BÁO CÁO

Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2010 của Bộ Xây dựng

-----------------------

 

Phần I
Tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2009

 

Từ cuối năm 2008 đến nay, tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động phức tạp, khó lường. Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu tác động trực tiếp tới tình hình kinh tế của nước ta và toàn bộ các hoạt động của ngành Xây dựng trong việc thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2009. Tuy nhiên, dưới chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ; Ngành Xây dựng đã đoàn kết, thống nhất với quyết tâm cao, chủ động, sáng tạo, triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; với sự nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi của tập thể cán bộ, công nhân viên chức, người lao động, toàn Ngành Xây dựng đã đạt được những thành tựu đáng kể; giá trị SXKD của các doanh nghiệp trong Ngành trong 8 tháng đầu năm 2009 tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2008; góp phần cùng cả nước từng bước khắc phục và giảm thiểu các tác động của cuộc khủng hoảng toàn cầu, an sinh xã hội được đảm bảo, chính trị - xã hội ổn định.

Sau đây là tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2009 của Ngành Xây dựng  trong một số lĩnh vực chủ yếu.

I.thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước

1.  Về quản lý kiến trúc, quy hoạch xây dựng

Bộ Xây dựng đã tập trung hoàn chỉnh dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và đã được Quốc hội khóa XII thông qua tại kỳ họp thứ 5. Hiện Bộ Xây dựng đang triển khai soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn, trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền trong thời gian tới để có thể tổ chức thực hiện ngay sau khi Luật có hiệu lực. 

Bên cạnh đó, Bộ đã hoàn thành, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 8 đồ án QHXD vùng. Như vậy, đến nay các đồ án Quy hoạch xây dựng các vùng đã cơ bản phủ kín diện tích trên phạm vi cả nước, Bộ đã chỉ đạo các tỉnh thành phố thuộc phạm vi các quy hoạch này rà soát lại các đồ án quy hoạch đã phê duyệt trên địa bàn, đối chiếu và điều chỉnh cho phù hợp với các đồ án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Đến nay đã có 59/63 tỉnh, thành phố có quy hoạch vùng tỉnh. Tính chung cho toàn bộ hệ thống đô thị của cả nước đã có 680/752 đô thị có quy hoạch chung được phê duyệt, tỷ lệ chiếm 92%. Tỷ lệ phủ kín quy hoạch chi tiết tại các đô thị đạt khoảng 30-45%. Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050 về cơ bản đã hoàn thành giai đoạn I. 

Tỷ lệ phủ kín quy hoạch xây dựng cho các điểm dân cư nông thôn hiện chỉ đạt khoảng 24%. Thực hiện mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2015 sẽ cơ bản hoàn thành công tác quy hoạch xây dựng nông thôn, Bộ đang triển khai xây dựng Đề án: “Chương trình, kế hoạch lập quy hoạch xây dựng nông thôn” trình Chính phủ. Đề án “Mô hình quy hoạch xây dựng nông thôn mới“ cũng đang được tích cực thực hiện.

Tuy nhiên, qua kiểm tra đánh giá tình hình công tác quản lý kiến trúc quy hoạch của các địa phương cho thấy: nhận thức của các cán bộ lãnh đạo tại địa phương về vai trò của quy hoạch xây dựng phục vụ phát triển kinh tế xã hội còn hạn chế; Việc bố trí nguồn vốn cho công tác quy hoạch xây dựng chưa đầy đủ, không đáp ứng đủ nhu cầu; công tác triển khai đầu tư xây dựng trên cơ sở quy hoạch được duyệt gặp nhiều khó khăn do không huy động được vốn để tập trung cho phát triển hạ tầng đô thị, tỷ lệ phủ kín quy hoạch chi tiết tại các đô thị còn thấp.  

2. Về phát triển đô thị:

Bộ đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 42/2009/NĐ- CP ngày 07/05/2009 về phân loại đô thị, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến 2050 và Chương trình nâng cấp đô thị quốc gia giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2020

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, Bộ Xây dựng đang tiến hành xây dựng đề án “Nghiên cứu phát triển các đô thị ven biển Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu” . Dự kiến hoàn thành đề án vào cuối năm 2009.

Bộ Xây dựng đã hướng dẫn địa phương từng bước hình thành bộ máy quản lý và phát triển đô thị. Hướng dẫn các trình tự, thủ tục, phân loại đô thị theo thẩm quyền. Hướng dẫn thủ tục, trình tự phát triển các khu đô thị mới, hình thành khu đô thị mới kiểu mẫu (Linh Đàm – Hà Nội và Phú Mỹ Hưng tại TP. Hồ Chí Minh).

Đã tập trung giải quyết một số vấn đề như: rà soát công tác quản lý hệ thống đô thị, các khu đô thị mới, khu đô thị cải tạo, nâng cấp làm cơ sở xây dựng chương trình phát triển đô thị cấp quốc gia, trong đó tập trung nâng cao chất lượng đô thị; hướng dẫn địa phương từng bước hình thành bộ máy quản lý và phát triển đô thị; hướng dẫn các trình tự, thủ tục, phân loại đô thị theo thẩm quyền; hướng dẫn thủ tục, trình tự phát triển các khu đô thị mới, hình thành khu đô thị mới kiểu mẫu.

Về công tác phân loại đô thị trên toàn quốc trong 8 tháng đầu năm: Bộ Xây dựng đã thực hiện công tác phân loại 15 đô thị trong đó: 03 đô thị từ loại II lên loại I; 04 đô thị từ loại III lên loại II; 05 đô thị từ loại IV lên loại III và 03 đô thị từ loại V lên loại IV. Tính đến tháng 8/2009, tổng số đô thị trên toàn quốc là 752 đô thị, bao gồm các loại đô thị: đô thị loại đặc biệt là 02 đô thị; loại I là 7 đô thị (trong đó có 3 đô thị trực thuộc Trung ương), loại II là 14 đô thị, loại III là 45 đô thị, loại IV là 38 đô thị và loại V là 646 đô thị.

Công tác điều tra, khảo sát tình hình phát triển đô thị và đầu tư xây dựng các khu vực đô thị mới trên phạm vi cả nước cũng đã có đánh giá sơ bộ. Đến nay, trên cả nước có khoảng 486 khu đô thị mới có quy mô từ 20 ha đến trên 1000 ha với tổng diện tích đất theo quy hoạch dự kiến là 74.057 ha; trong đó có 10 khu đô thị mới với quy mô khá lớn trên 1000 ha, tâp trung tại tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Kiên Giang, Lâm Đồng, Long An, Đà Nẵng.

Một số mặt hạn chế: nhìn chung việc phát triển đô thị vẫn còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ; chất lượng phát triển đô thị còn hạn chế; nguồn lực cho phát triển đô thị chưa đáp ứng kịp với nhu cầu phát triển ngày càng nhanh.

3. Về hạ tầng kỹ thuật đô thị:

Tiếp tục hoàn thiện, đồng bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hạ tầng kỹ thuật đô thị, Bộ Xây dựng đã trình Chính phủ Nghị định quản lý chiếu sáng đô thị, trình Thủ tướng Chính phủ 02 Định hướng về: Cấp nước, thoát nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, Chiến lược quản lý chất thải rắn đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025; đã ban hành 04 Thông tư (Thông tư 09/2009/TT-BXD về hướng dẫn Nghị định 88/2007-NĐ-CP về thoát nước đô thị và khu công nghiệp, Thông tư Liên tịch 04/2009/TTLT/BXD-BCA về cấp nước phòng cháy chữa cháy, Thông tư 20/2009/TT-BXD sửa đổi, bổ sung về quản lý cây xanh đô thị, Thông tư 16/2009/TT-BXD sửa đổi, bổ sung về quản lý đường đô thị).

Trong 8 tháng đầu năm 2009  có một số nhà máy nước mới đã đi vào hoạt động với tổng công suất thiết kế tăng thêm khoảng 500.000 m3/ngày; nâng tổng công suất cấp nước đô thị đạt gần 6 triệu m3/ngày (năm 2008: 5,48 triệu m3/ngày). Ước đến cuối năm 2009 tỷ lệ dân cư đô thị được cấp nước sạch đạt 75%, tỷ lệ thất thoát nước trung bình khoảng 30- 31%.

Tổng lượng nước thải đô thị hiện khoảng 4.5 triệu m3/ngđ. Tuy nhiên, tổng công suất các trạm xử lý nước thải đã được xây dựng mới đạt 300.000 m3/ngđ. Hiện có trên 20 dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước đang được triển khai tại các đô thị. Trong năm 2009, đã hoàn thành, đưa vào vận hành thêm trạm xử lý nước thải Kênh Đôi- Kênh Tẻ TP. HCM công suất 149.000m3/ngày và trạm xử lý nước thải ở TP Hạ Long công suất 7.000m3/ngày.  Ước tỷ lệ dân đô thị được hưởng dịch vụ thoát nước khoảng 55 -60%

Tổng lượng CTR phát sinh ước tính trung bình khoảng 6,9 triệu tấn/năm (trong đó: Chất thải rắn sinh hoạt: 5,52 triệu tấn/năm chiếm 80%; chất thải rắn công nghiệp: 1,17 triệu tấn/năm chiếm 17%; chất thải rắn y tế: 0,207 triệu tấn/năm chiếm 3%).

Việc phân loại rác tại nguồn chỉ mới được triển khai thí điểm ở một số đô thị. Hiện tại, một số địa phương đã hoàn thành hoặc đang khởi công xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn được nghiên cứu trong nước (Hạ Long, Ninh Thuận, TP. Hồ Chí Minh, Rạch Giá) hoặc nước ngoài (Quy Nhơn, Hà Nam, Hải Phòng, Hải Dương).

Ước tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt trung bình đạt 80%; Tỷ lệ thu hồi các chất có thể tái chế, tái sử dụng khoảng 20-30%.

Một số mặt còn hạn chế:

Hệ thống hạ tầng giao thông đô thị tuy đã được đầu tư nhưng chưa đồng bộ, hệ thống bến bãi đỗ xe còn thiếu và chưa được quan tâm đúng mức, tỷ lệ đất dành cho giao thông trong các đô thị còn thấp, trung bình đạt 10% đất xây dựng đô thị. Tỷ lệ đất dành cho bến bãi đỗ xe còn rất thấp hiện đạt dưới 1% đất xây dựng đô thị.  Một số dự án giao thông quan trọng đang được triển khai tại các TP lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh nhưng tiến độ triển khai rất chậm, đặc biệt là các dự án đường sắt đô thị.

Việc phân loại rác tại nguồn chưa được phổ biến áp dụng rộng rãi. Các công nghệ tái chế, tái sử dụng hạn chế chôn lấp mới chỉ triển khai ở một số ít địa phương. Công tác quy hoạch và quản lý nghĩa trang còn nhiều hạn chế, không theo quy hoạch. Việc rà soát, thực hiện phân giao chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về hạ tầng kỹ thuật cho các Sở Xây dựng  triển khai còn chậm.

4. Về phát triển nhà và thị trường Bất động sản:

Để tháo gỡ một số vướng mắc trong thực hiện Luật Nhà ở, Luật đất đai, Bộ đã hoàn chỉnh dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Điều 126 của Luật Nhà ở, điều 121 Luật Đất đai  và đã được Quốc hội Khóa XII, kỳ họp thứ 5 thông qua. 

Đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 51/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số Điều của Nghị quyết số 19/2008/QH12 ngày 3/6/2008 của Quốc hội về thí điểm cho tổ chức, cá nhân mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Trong năm 2009, Bộ Xây dựng đã tập trung chỉ đạo triển khai nhiệm vụ được Bộ Chính trị gia soạn thảo “Đề án Phát triển thị trường bất động sản”; đồng thời chủ trì tổng hợp đề án chung của hai đề án “Đề án Phát triển thị trường bất động sản” và “Đề án Tạo quỹ đất của Nhà nước phục vụ các mục tiêu công ích, chính sách xã hội, điều tiết thị trường đất đai và hỗ trợ tái định cư” để trình Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến trước khi trình Bộ Chính trị theo đúng tiến độ đăng ký.

Đề án phát triển nhà ở công vụ cũng đã được hoàn thành trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Quán triệt Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội; Bộ đã soạn thảo, trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 18/2009/NQ-CP ngày 20/4/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 65/2009/QĐ-TTg, Quyết định số 66/2009/QĐ-TTg và Quyết định số 67/2009/QĐ-TTg ngày 24/4/2009 về một số cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội cho các đối tượng là học sinh, sinh viên tại các cơ sở đào tạo, nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp tập trung và người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị. Đồng thời Bộ đã ban hành Chương trình triển khai thực hiện, tổ chức các tổ công tác về một số địa phương, tổ chức giao lưu trực tuyến với các địa phương trên cả nước để thông báo, trao đổi về các nội dung cơ bản của nghị quyết và các Quyết định; đôn đốc, yêu cầu các địa phương tập trung triển khai thực hiện.

Để triển khai thực hiện Nghị quyết và các Quyết định nêu trên, Bộ đã ban hành Chương trình, Kế hoạch để triển khai và 06 Thông tư để hướng dẫn các địa phương thực hiện, đã hoàn thành việc tổng hợp Danh mục dự án đầu tư xây dựng nhà ở sinh viên giai đoạn 2009-2011 trình Thủ tướng Chính phủ.

Đối với Chương trình nhà ở sinh viên: đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ (nhu cầu khoảng 3.500 tỷ đồng). Dự kiến số dự án triển khai trong năm 2009 là 88 dự án ở 28 tỉnh, thành phố và Bộ Quốc phòng, Bộ Công an (là những nơi mà số lượng sinh viên có nhu cầu về nhà ở lớn hơn 10.000 sinh viên).

Đối với Chương trình nhà ở công nhân khu công nghiệp :  Tính đến tháng 8/2009, theo tổng hợp đăng ký xây dựng nhà ở công nhân khu công nghiệp tại 40 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, số dự án đăng ký là 264 dự án với  tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 59.245 tỷ đồng (trong đó ngân sách địa phương khoảng 5.455 tỷ đồng, vốn huy động từ các thành phần kinh tế khoảng 53.790 tỷ đồng). Quy mô xây dựng gần 14 triệu m2, đáp ứng cho trên 2,4 triệu công nhân tại các khu công nghiệp tập trung trên địa bàn cả nước.

Riêng trong giai đoạn 2009 – 2010, vốn thuộc ngân sách địa phương dự kiến 861 tỷ, vốn huy động từ các thành phần kinh tế khác là 11.730 tỷ đồng. Tổng diện tích xây dựng đạt khoảng 3.281.700 m2, đáp ứng cho khoảng 547.380 công nhân.

Đối với Chương trình nhà ở cho người thu nhập thấp : Hiện có 263 dự án đăng ký tại 35 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với tổng mức đầu tư khoảng 72.710 tỷ đồng (trong đó: Vốn đối ứng của địa phương khoảng 2.958 tỷ đồng; vốn huy động từ các thành phần kinh tế khoảng 69.752 tỷ đồng)

Tổng số căn hộ khoảng 205.380 căn, đáp ứng cho khoảng 821.520 người. Riêng trong giai đoạn 2009 – 2010, vốn thuộc ngân sách địa phương dự kiến là 860 tỷ đồng, vốn huy động từ các thành phần kinh tế khác là 28.494 tỷ đồng, tương ứng với khoảng 84.350 căn hộ, đáp ứng cho khoảng 337.400 người.

Tổng diện tích nhà ở toàn quốc hiện đạt khoảng 1.080 triệu m2 (trong đó 6 tháng đầu năm tăng thêm khoảng gần 22 triệu m2: tại các đô thị tăng thêm 11,4 triệu m2, tại khu vực nông thôn tăng thêm 10,6 triệu m2).

Ước năm 2009 : Diện tích bình quân nhà ở cả nước đạt 12,5 m2/người (năm 2008 đạt 12 m2/người).

Bộ cũng đã chỉ đạo hoàn thành việc xây dựng và đưa vào vận hành Mạng các sàn giao dịch bất động sản Việt Nam, hiện nay đã có 115 thành viên tham gia Mạng Sàn.  Đã hướng dẫn và đăng trên Website Mạng các sàn giao dịch bất động sản VN 214 đơn vị thành lập sàn giao dịch BĐS (trong đó có 83 Sàn ở khu vực miền Bắc và 131 Sàn ở khu vực miền Nam).

Có 50/63 địa phương đã triển khai thực hiện việc cấp chứng chỉ môi giới , định gia bất động sản và đã cấp được 10309 chứng chỉ, trong đó có 7.401 chứng chỉ môi giới bất động sản, 2908 chứng chỉ định giá bất động sản.

Thực hiện Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167 của Thủ tướng Chính phủ : theo báo cáo của 58 địa phương tổng số đối tượng được hỗ trợ nhà ở là 485.088 hộ trong đó có 214.981 hộ dân tộc thiểu số. Bộ Xây dựng đã xây dựng Kế hoạch thực hiện hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở năm 2009, trình TTCP xem xét, phê duyệt, theo đó số lượng hộ đề nghị hỗ trợ là 126.408 hộ (có 77.311 hộ thuộc 61 huyện nghèo; khu vực Tây Nam Bộ có 23.805 hộ; các hộ thuộc đối tượng khác là 25.292 hộ). Tổng kinh phí hỗ trợ là 2.058.55 tỷ đồng (trong đó NSTW là 1000 tỷ đồng,  NSĐP 47,28 tỷ đồng; vay Ngân hàng CSXH 1.011,26 tỷ đồng).

Chương trình  xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn II đã bắt đầu triển khai thực hiện. Theo đó có 177 dự án đã được phê duyệt (gồm 130 dự án cụm, tuyến dân cư, 47 dự án bờ bao), dự kiến bố trí vào ở cho 52.356 hộ. Hiện nay, các địa phương đã hoàn thành việc quy hoạch, chọn địa điểm xây dựng dự án. Công tác thiết kế, tôn nền đã cơ bản hoàn thành và đang tiến hành giải phóng mặt bằng, có 25 dự án đã khởi công. Tổng vốn ngân sách đã cấp cho các địa phương là 810 tỷ đồng. 

5. Về quản lý các hoạt động xây dựng:

Để triển khai Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, Bộ Xây dựng đã kịp thời ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện theo hướng tiếp tục phân cấp mạnh, cải cách hơn nữa một số thủ tục hành chính trong công tác cấp phép xây dựng, cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng, quản lý thiết kế.

Đã tập trung hoàn thành soạn thảo các văn bản hướng dẫn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản để ban hành và triển khai ngay trong  năm 2009.

Công tác cấp giấy phép xây dựng tại các địa phương đã dần đi vào nề nếp và từng bước thực hiện theo cơ chế một cửa liên thông. Số giấy phép xây dựng được cấp đã tăng dần theo các năm, có địa phương năm sau tăng hơn năm trước gấp 3,4 lần. Tuy nhiên, hiện nay tổ chức bộ máy và cán bộ thực hiện công việc này ở hầu hết các địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu. Số công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng hoặc sai với giấy phép xây dựng vẫn còn.

Tình hình chất lượng các công trình xây dựng trong cả nước đã được cải thiện, chất lượng các công trình xây dựng được kiểm soát chặt chẽ hơn và có nhiều tiến bộ. Hầu hết các công trình xây dựng hoàn thành đạt yêu cầu về chất lượng; số lượng và mức độ nghiêm trọng các vụ sự cố giảm so với năm 2008, những nổi cộm về chất lượng từ năm 2008 cũng được khắc phục.

Đến nay, đã có 61/63 tỉnh, thành phố lập các Trung tâm kiểm định trực thuộc Sở xây dựng. Nhìn chung, các Trung tâm kiểm định đã thực hiện tốt vai trò là công cụ quan trọng giúp Sở Xây dựng tăng cường hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý nhà nước về CLCTXD

Đặc biệt, trong năm 2009, Bộ tiếp tục tập trung cho việc hướng dẫn xử lý biến động giá vật liệu xây dựng, tháo gỡ về cơ bản những khó khăn, vướng mắc của các Bộ, ngành, địa phương, chủ đầu tư và các nhà thầu, góp phần thúc đẩy tiến độ các dự án đầu tư xây dựng công trình.

Bộ đã tập trung chỉ đạo hoàn chỉnh dự thảo Nghị định về hợp đồng trong hoạt động xây dựng; xây dựng kế hoạch triển khai và nghiên cứu để thực hiện chương trình rút ngắn khoảng cách giữa Nghị định số 99/2007/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình với thông lệ quốc tế; soạn thảo Nghị định thay thế Nghị định số 99/2007/NĐ-CP; Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 101/2005/NĐ-CP của Chính phủ về thẩm định giá.

Tính đến nay, Bộ Xây dựng đã công bố gần 10.000 định mức kinh tế kỹ thuật tổng hợp của ngành Xây dựng. Việc công bố các Tập suất vốn đầu tư xây dựng công trình, các chỉ số giá xây dựng, các Mẫu hợp đồng trong hoạt động xây dựng, hoàn thiện các định mức kinh tế kỹ thuật trong xây dựng là những công cụ hữu hiệu góp phần nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư xây dựng công trình.

Một số hạn chế: Tỷ lệ số công trình xây dựng không có giấy phép vẫn còn ở mức cao; công tác triển khai cấp giấy phép xây dựng tạm và nhà ở nông thôn vẫn chưa được đẩy mạnh; lực lượng cán bộ chuyên trách về xây dựng ở các cấp vẫn còn hạn chế cả về số lượng, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn; việc thực hiện thanh toán, bù giá theo hướng dẫn của Bộ tại một số địa phương còn chậm và lúng túng, nhất là trong tình hình biến động giá có nhiều phức tạp, phần nào ảnh hưởng đến việc đẩy nhanh tiến độ việc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình...

6. Về quản lý, phát triển vật liệu xây dựng

Thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội; trong năm 2009, Bộ Xây dựng đã tập trung chỉ đạo các Chủ đầu tư hoàn thành đúng tiến độ các dự án xi măng, vật liệu xây dựng; chỉ đạo nghiên cứu phương án sử dụng xi măng để thực hiện chủ trương kích cầu đầu tư, tiêu dùng; tính toán nhu cầu và nghiên cứu phát triển đường giao thông (đặc biệt là đường cao tốc) bằng bê tông xi măng; xây dựng Chương trình Vật liệu xây không nung thay thế một phần gạch đất sét nung trình Thủ tướng Chính phủ; đã ban hành Thông tư quy định công tác quản lý chất lượng sản phẩm kính xây dựng; Thông tư hướng dẫn xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng. Hội thảo về đường Bê tông xi măng được Bộ tổ chức vào ngày 24/6/2009.

Tập trung chỉ đạo triển khai Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 và Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm xi măng ở Việt Nam đến năm 2020 tới các địa phương, các ngành, các cấp, các doanh nghiệp nhằm thực hiện đúng các nội dung quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Đã tổ chức khảo sát, đánh giá về tình hình Kính xây dựng (sản xuất và tiêu thụ) những tháng đầu năm 2009; dự báo nhu cầu và cân đối cung cầu cát sỏi xây dựng trong nước đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 và đề xuất chủ trương xuất khẩu cát, sỏi xây dựng.

Công tác chế tạo thiết bị đồng bộ cho ngành xi măng, điện và các thiết bị cơ khí chuyên dùng của ngành xây dựng tiếp tục được quan tâm, đẩy mạnh thông qua việc tổ chức, tập hợp lực lượng cơ khí xây dựng trong việc chế tạo thiết bị đồng bộ cho dây chuyền sản xuất xi măng 2500 tấn clinker/ngày và các dây chuyền có công suất lớn hơn, thiết bị cho ngành điện và các loại máy xúc, đào, máy thi công,...

Ước sản xuất xi măng toàn ngành năm 2009: đạt khoảng 44 triệu tấn (năm 2008: 41 triệu tấn), bằng 100% so kế hoạch năm, đáp ứng đủ nhu cầu trong nước.

Thị trường vật liệu xây dựng năm 2009 nhìn chung ổn định, Tuy nhiên, ngoài nhu cầu về xi măng vẫn ở mức cao do tác dụng các giải pháp kích cầu của Chính phủ, một số sản phẩm như gạch ceramic, kính xây dựng... thì việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giảm sút do đầu ra khó khăn do ảnh hưởng suy giảm của nền kinh tế nói chung.

Một số mặt hạn chế: công tác quản lý vật liệu xây dựng ở các địa phương còn chưa thống nhất vào một đầu mối; công tác điều chỉnh quy hoạch VLXD của các địa phương đến 2020 còn chậm. Vẫn còn các dự án đầu tư ngoài quy hoạch nhất là trong lĩnh vực gạch ốp lát ceramic, granit, sứ vệ sinh làm cho cung vượt cầu; chất lượng VLXD chưa đều, vẫn còn những sản phẩm chất lượng chưa ổn định, chưa tương xứng với công nghệ đã đầu tư. .

7. Các mặt công tác khác:

7.1. Về khoa học, công nghệ: Bộ đã ban hành các thiết kế điển hình, thiết kế mẫu nhà ở cho sinh viên, nhà ở cho công nhân và nhà ở cho người có thu nhập thấp. Tổ chức xây dựng và hoàn thiện 3 tập Thiết kế điển hình: Nhà ở công nhân khu công nghiệp; Công sở làm việc cấp xã áp dụng cho vùng núi, vùng ngập lũ; Thiết kế điển hình bộ phận nhà ở vùng bão lụt; đã hoàn thành biên soạn và ban hành Qui chuẩn, tiêu chuẩn qui hoạch xây dựng nông thôn; các Quy chuẩn chuyên ngành XD: Số liệu điều kiện tự nhiên trong Xây dựng; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về công trình ngầm đô thị. Hiện đang nghiên cứu, hoàn chỉnh để ban hành Quy chuẩn PCCC cho công trình xây dựng. 

Tiếp tục tập trung chỉ đạo việc triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia “Chương trình sử dụng năng lượng, tài nguyên tiết kiệm và hiệu quả trong hoạt động xây dựng” – giai đoạn 2007-2010; tiếp tục xây dựng và mở rộng hệ thống quản lý chất lượng theo mô hình ISO 9001:2000 sâu rộng cho các doanh nghiệp trong Ngành, đến nay, có khoảng 280 doanh nghiệp trong Ngành được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000.     

7.2. Hoạt động thanh tra xây dựng: Đã tập trung chỉ đạo hoàn chỉnh, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27/02/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản, khai thác sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở.

Thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2009, Thanh tra Bộ đã thành lập và triển khai 11 đoàn thanh tra, kiểm tra chuyên ngành tại một số Bộ, Ngành và địa phương. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 07 đoàn đã kết thúc thời gian thanh tra, kiểm tra.

Lực lượng Thanh tra xây dựng đã được thành lập tại 55 tỉnh, thành phố với tổng số cán bộ khoảng hơn 4.000 người. Trong 6 tháng đầu năm 2009, Thanh tra các Sở Xây dựng đã thực hiện 295 đoàn thanh tra, kiểm tra; thu hồi 7.208.987.138 đ; đã phát hiện và xử phạt 5073 vụ chủ yếu là xây dựng không phép, sai phép (4.165 vụ, chiếm 77,7 % tổng số vụ vi phạm). 

7.3. Về công tác cải cách các thủ tục hành chính:  Tổ Đề án 30 về cải cách thủ tục hành chính của Bộ đã hoàn thành việc rà soát, thống kê danh mục thủ tục hành chính ngành xây dựng, đã tổ chức công bố Bộ Thủ tục hành chính Ngành Xây dựng trong tháng 8/2009.

II. Về Tình hình hoạt động của các DN thuộc Bộ

Nhìn chung các hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của các đơn vị thuộc Bộ trong những tháng đầu năm 2009, nhất là quý I và đầu quý II đã bị ảnh hưởng đáng kể bởi sự biến động của nền kinh tế trong nước và khủng hoảng kinh tế thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực xây lắp và sản xuất vật liệu xây dựng. Trong những tháng đầu quý I/2009, giá trị SXKD và thực hiện đầu tư đạt thấp và sụt giảm so với cùng kỳ. Tuy nhiên, từ đầu quý II/2009 đến nay, giá trị sản xuất kinh doanh và thực hiện đầu tư của các doanh nghiệp đã tăng trở lại. Thị trường bất động sản trong những tháng đầu năm trầm lắng cũng đã có dấu hiệu phục hồi, sôi động trở lại trong những tháng gần đây.

1. Về sản xuất kinh doanh

Giá trị sản xuất kinh doanh thực hiện trong 8  tháng đầu năm 2009 là đạt 74.840 tỷ đồng, bằng 63,3% so với kế hoạch năm (118.612 tỷ đồng).

Trong đó :

- Giá trị xây lắp : đạt khoảng 33.596 tỷ đồng, bằng 63,9% kế hoạch năm, bằng 111,2% so với cùng kỳ năm 2008.

- Giá trị sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng (kể cả Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam): đạt khoảng 24.850 tỷ đồng, bằng 61,7% so với kế hoạch năm, bằng 108,6% so với cùng kỳ năm 2008.

- Thực hiện nhập khẩu: đạt 193 triệu USD, bằng 38% kế hoạch năm, nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị.

 Thực hiện xuất khẩu đạt khoảng 83,9 triệu USD, bằng 42,4% kế hoạch năm.

Ước cả năm, giá trị SXKD đạt 120.800 tỷ đồng, bằng 101,8% kế hoạch năm 2009, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm 2008.

Sản xuất xi măng toàn ngành 8 tháng đầu năm 2009 đạt 29,140 triệu tấn, bằng 66,2% so kế hoạch năm ; lượng xi măng tiêu thụ cả nước đạt khoảng 28,8 triệu tấn, bằng 65,4 % so kế hoạch năm. Các đơn vị thuộc Bộ và TCT Công nghiệp xi măng Việt Nam trong 8 tháng đầu năm sản xuất được 13,055 triệu tấn, bằng 58,9% kế hoạch năm (22,1 triệu tấn).

Ước sản xuất xi măng toàn ngành năm 2009 khoảng 44 triệu tấn, bằng 100% kế hoạch năm (trong đó các đơn vị thuộc Bộ sản xuất được khoảng 22 triệu tấn).

Các loại vật liệu xây dựng khác: Sản xuất theo nhu cầu của thị trường, trong 8 tháng đầu năm sản lượng thép xây dựng đạt khoảng 179,260 nghìn tấn, bằng 71,7% so kế hoạch năm, sản phẩm kính đạt khoảng 18,1 triệu m2 bằng 72,3 % so kế hoạch năm, tấm lợp đạt khoảng 16 triệu m2  bằng 76,8 % so kế hoạch năm …

Trong lĩnh vực xây lắp : mặc dù gặp nhiều khó khăn về vốn, giá một số vật liệu chủ yếu tăng và việc thanh toán tại một số công trình còn chậm nhưng các đơn vị đã chủ động nâng cao năng lực thiết bị thi công, tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình trọng điểm và các công trình do đơn vị làm chủ đầu tư như Dung Quất, Nhơn Trạch 1..., đặc biệt tại công trình Thuỷ điện Sơn La đã hoàn thành kế hoạch hơn 1,3 triệu m3 bê tông đầm lăn, tạo điều kiện cho việc phát điện Tổ máy 1 vào cuối năm 2010, đã hoàn thành bàn giao công trình Thuỷ điện Tuyên Quang, Thuỷ điện Pleikrông, phát điện trong quý I...Một số đơn vị có sản lượng xây lắp 8 tháng  năm 2009 tăng cao so với cùng kỳ 2008 là: Tổng công ty Sông Đà đạt 6.803 tỷ đồng, tăng 23%, Tổng công ty xây dựng số 1 đạt 2.619 tỷ đồng tăng 30,4%, Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị đạt 1.193 tỷ đồng tăng 54%...

Lĩnh vực sản xuất công nghiệp, VLXD: Từ cuối năm 2008 và đầu năm 2009, ngoài xi măng và một số sản phẩm như gạch xây, cát trắng, đá lát, ngói lợp vẫn có nhu cầu ở mức cao và khả năng tiêu thụ tốt được đẩy mạnh sản xuất hoặc sản xuất theo đúng kế hoạch, việc sản xuất, tiêu thụ một số sản phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu bị chững lại và suy giảm, tồn kho tăng cao, giá giảm sút ...vì vậy phần lớn các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng (kính, gạch Ceramic, sứ vệ sinh...) đã phải cắt giảm công suất. ....thậm chí trong quý I/2009, đã có một số nhà máy đã phải ngừng sản xuất một thời gian như Nhà máy Granit Huế, Nhà máy Kính Đáp Cầu và một số dây chuyên sản xuất sứ vệ sinh của TCT Viglacera (Sứ Thanh Trì, Sứ Bình Dương), 02 nhà máy sản xuất gạch ceramic của TCT FICO...Bắt đầu từ quý II/2009, khi sức cầu đối với các  sản phẩm này bắt đầu tăng trở lại, các nhà máy, dây chuyền này đã khởi động lại, phục hồi sản xuất. 

Đối với mặt hàng kính xây dựng, Bộ Xây dựng đã ra tiêu chuẩn kỹ thuât bắt buộc nhằm hạn chế kính nhập khẩu, ban hành Thông tư số 11/2009/TT-BXD ngày 4/6/2009, quy định công tác quản lý chất lượng sản phẩm kính xây dựng. Đến nay, sản lượng tiêu thụ kính của các nhà máy tăng trở lại.

Thị trường xi măng trong năm 2009 được bình ổn, nhu cầu về xi măng vẫn ở mức cao do các gói giải pháp kích cầu của Chính phủ bắt đầu phát huy tác dụng, nhiều công trình mới được khởi công. Tuy nhiên, đây cũng là một năm khó khăn đối với các doanh nghiệp sản xuất xi măng trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu: giá vật tư đầu vào tăng, tỉ giá ngoại tệ tăng đột biến; thị trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt hơn do có nhiều dự án xi măng bắt đầu đi vào hoạt động.

2. Về thực hiện đầu tư

Theo kế hoạch đã đăng ký, năm 2009 các đơn vị thuộc Bộ dự kiến sẽ triển khai thực hiện 563 dự án (năm 2008 là 477 dự án) với tổng giá trị đầu tư là 34.382,4 tỷ đồng (thực hiện năm 2008 đạt 32.098,6 tỷ đồng).

Tính đến hết tháng 8/2009 có 414/563 dự án các đơn vị đã đăng ký trong kế hoạch năm 2009 có khối lượng thực hiện với giá trị thực hiện đầu tư trong 8 tháng đầu năm đạt khoảng 20 nghìn tỷ đồng, bằng 60% kế hoạch năm.

Ước giá trị thực hiện đầu tư cả năm đạt 32.600 tỷ đồng, bằng 95% kế hoạch năm (34.382,4 tỷ đồng), bằng 101,8% so với thực hiện năm 2008.

Quán triệt Nghị quyết 30/2008/NQ-CP của Chính phủ và sự chỉ đạo của Bộ, các doanh nghiệp thuộc Bộ tiếp tục tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án trọng điểm, nhất là trong lĩnh vực xi măng, điện...Nhiều đơn vị đã tiếp cận và được vay vốn hỗ trợ lãi suất 4% từ các gói kích cầu của Chính phủ để phát triển sản xuất và đầu tư các dự án mới.

Mặc dù khó khăn nhưng thực hiện các giải pháp để kích cầu theo sự chỉ đạo của Chính phủ, một số đơn vị đã đẩy nhanh thực hiện đầu tư các dự án và đạt khá so với kế hoạch năm như: TCT HUD, TCT LICOGI, TCT Sông Đà, TCTXD Sông Hồng, DIC ...

Lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật đô thị, hạ tầng xã hội và nhà ở:  có 313 dự án với kế hoạch đầu tư  12.860,3 tỷ đồng chiếm gần 38% kế hoạch đầu tư cả năm. Thực hiện 8 tháng đạt trên 7000 tỷ đồng.

Đáng chú ý là nhiều dự án phát triển đô thị, nhà ở.... sau một thời gian thực hiện cầm chừng đã bắt đầu tăng trở lại, các đơn vị đã tập trung đầu tư, khai thác các dự án khu đô thị và nhà ở đã triển khai từ những năm trước; nhiều dự án mới đã được hoàn tất các thủ tục và khởi công. Nhiều đơn vị cũng đã nghiên cứu và triển khai các công trình, dự án nhà ở cho sinh viên, nhà ở cho người có thu nhập thấp như Chương trình nhà ở cho sinh viên thuộc Trường Đại học Quốc gia TP. HCM (do FICO liên doanh với TCTXD số 1 và IDICO), các công trình nhà ở xã hội tại các dự án Chánh Mỹ, Thanh Lâm - Đại Thịnh 2, Pháp Vân – Tứ Hiệp do HUD làm chủ đầu tư…

Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện các dự án trong lĩnh vực này các đơn vị cũng gặp phải nhiều khó khăn trong việc huy động và tiếp cận nguồn vốn vay để đầu tư ; thời gian chuẩn bị các thủ tục đầu tư thường phức tạp, kéo dài, công tác đền bù GPMB triển khai chậm và có nhiều vướng mắc về cơ chế và chế độ chính sách nhất là đối với các dự án trên địa bàn tỉnh Hà Tây (cũ) và giáp ranh các tỉnh Hoà Bình, Vĩnh Phúc…

Lĩnh vực xi măng: có 25 dự án với kế hoạch đầu tư  là 8.675,3 tỷ đồng chiếm 25,2% kế hoạch vốn đầu tư cả năm. Thực hiện 8 tháng đạt khoảng gần 5000 tỷ đồng.

Nhìn chung, các dự án xi măng đang được chủ đầu tư, các nhà thầu tập trung lực lượng để thi công nhằm đảm bảo tiến độ đề ra. Tuy nhiên, việc thực hiện các thủ tục xử lý điều chỉnh giá, tổng mức đầu tư theo các Thông tư hướng dẫn của Bộ vẫn còn chậm. Để đảm bảo tiến độ, Bộ Xây dựng đã chỉ đạo, đôn đốc các chủ đầu tư rà soát từng hạng mục và có những biện pháp quyết liệt để hoàn thành các dự án trên trong năm 2009, không để trượt qua năm 2010.

Về đầu tư nhà máy điện: có 40 dự án với kế hoạch đầu tư là 6.720,7 tỷ đồng chiếm 19,5% kế hoạch năm; thực hiện 8 tháng đạt gần 4000 tỷ đồng,

Trong những tháng đầu năm đã cơ bản hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ chính tại các dự án trọng điểm như Xêkaman 3, Xêkaman 1, Nậm Chiến, Bình Điền, Thuỷ điện Đăkr Tih… Tuy nhiên, có một số công trình vẫn bị chậm như dự án Đăk Mi 4 (chậm tiến độ 6 tháng do địa chất phức tạp, phải xử lý)

3. Về  hiệu quả SXKD năm 2008 và 6 tháng đầu năm 2009 của các doanh nghiệp thuộc Bộ (không bao gồm TCT CNXM Việt Nam).

Năm 2008, tổng doanh thu thực hiện: 68.506 tỷ đồng, bằng 142,2% so với năm 2007; tổng lợi nhuận trước thuế: đạt 3.048 tỷ đồng, bằng 118,6% so với thực hiện năm 2007; Tỷ suất lợi nhuận thực hiện/doanh thu đạt 4,45% ; Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu đạt 13,84%

Kết quả 6 tháng đầu năm 2009: Doanh thu đạt 33.950  tỷ đồng, bằng  45% so với KH năm ; lợi nhuận trước thuế: 1.675 tỷ đồng, bằng 47% KH năm; Tỷ suất lợi nhuận thực hiện/doanh thu đạt 4,9%; Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu đạt 12,2%

4. Về sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước.

Đến nay, Bộ Xây dựng đã hoàn thành cơ bản việc sắp xếp, cổ phần hóa tất cả các doanh nghiệp độc lập trực thuộc Bộ, các DN thành viên thuộc các Tổng công ty. Đã giảm đ­ược số đầu mối DN Bộ quản lý từ 28 đơn vị xuống còn 15 đơn vị, trong đó có 14 Tổng công ty và 01 Công ty độc lập.

  Thông qua thực hiện cổ phần hóa, vốn nhà nước tại các đơn vị cổ phần hóa đã được đánh giá lại và tăng gấp 2,2 lần so với giá trị theo sổ sách; nâng tổng số vốn nhà nư­ớc tại các đơn vị này từ 4.785 tỷ đồng lên 10.515 tỷ đồng, Đã huy động đ­ược vốn ngoài xã hội phục vụ cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khoảng 8.000 tỷ đồng.

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sau cổ phần hóa đều có chuyển biến tích cực. Trong năm 2009, thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng tiếp tục đẩy mạnh công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là công tác cổ phần hóa, tập trung chỉ đạo nghiên cứu 02 Đề án thành lập Tập đoàn Công nghiệp xây dựng Việt Nam và Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị Việt Nam, đã hoàn thành, trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 7/2009:

Để chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc hình thành Tập đoàn, Bộ đã và đang đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa và tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp các Tổng công ty thuộc Bộ gia nhập Tập đoàn, tiếp nhận các DN thuộc địa phương tham gia Tập đoàn, hoàn thành các thủ tục cần thiết để tăng vốn điều lệ các Tổng công ty được chọn làm nòng cốt của Tập đoàn....

III.  Về hoạt động của các đơn vị sự nghiệp  

Năm 2009, các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ đã nêu cao tính chủ động trong hoạt động chuyên môn, từng bước tự chủ như doanh nghiệp.

Thực hiện Nghị định số 115/2005/NĐ-CP, Bộ đã chỉ đạo chuyển đổi mô hình tổ chức và hoạt động của các Viện nghiên cứu theo hướng tự chủ, đến nay 100% các tổ chức nghiên cứu khoa học đã xây dựng đầy đủ đề án chuyển đổi và bước đầu áp dụng cơ chế đặt hàng trong hoạt động KH&CN. 

Các đơn vị sự nghiệp có thu đã triển khai thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính cho các cơ quan hành chính theo quy định. Bộ đã giao quyền tự chủ tài chính, tự chịu trách nhiệm cho 21 đơn vị sự nghiệp và giao quyền tự chủ cho 7/7 cơ quan hành chính thuộc Bộ.

Nhìn chung, các đơn vị đã quan tâm đến việc khai thác các nguồn thu, nên trong năm 2009, ước doanh thu của hầu hết các đơn vị đều tăng so với cùng kỳ năm 2008.

Các đơn vị thuộc khối y tế đã tập trung triển khai công tác phòng chống dịch bệnh và tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình Y tế quốc gia. Các Trung tâm Điều dưỡng, PHCN đã từng bước tính chủ động trong các hoạt động, tự chủ về tài chính, ước doanh thu năm 2009 tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái. 

IV. Về Thực hiện các dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước do Bộ Xây dựng quản lý:

1. Các dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư  phát triển

Năm 2009, Bộ Xây dựng được giao 902 tỷ đồng vốn đầu tư xây dựng cơ bản (trong đó giao đầu năm là 426 tỷ đồng, giao bổ sung là 135 tỷ đồng, nguồn vốn dư của dự án Trung tâm Hội nghị Quốc gia để đầu tư dự án Cung triển lãm Quy hoạch Quốc gia và dự án Khu Biệt thự trong Trung tâm Hội nghị Quốc gia là 326 tỷ đồng; ứng trước ngân sách của kế hoạch năm 2010 - 2011 là 15 tỷ đồng), gồm:

- Vốn thực hiện dự án:                              140 tỷ đồng

- Vốn cho các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể:         762 tỷ đồng

Số vốn nêu trên đã được phân bổ cho 14 dự án đầu tư theo ngành, lĩnh vực (gồm 03 dự án hoàn thành, 04 dự án chuyển tiếp và 07 dự án khởi công mới) và 06 dự án theo mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể (chi tiết danh mục các dự án như Phụ lục kèm theo)

Khối lượng thực hiện các dự án dự kiến đến hết 30/8/2009 đạt khoảng 306,980 tỷ đồng, bằng 34,6% so với kế hoạch năm, trong đó:

- Các dự án đầu tư theo mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể :  đạt 208,58 tỷ đồng, bằng 27,4% so với kế hoạch năm.

- Các dự án đầu tư xây dựng tập trung của Bộ: đạt 98,4 tỷ đồng bằng 78,7% so với kế hoạch năm.

Tình hình các dự án đầu tư theo mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể:

- Dự án Nhà Quốc hội: dự án được ghi vốn năm 2009 là 250 tỷ đồng, hiện Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang thẩm định dự án, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Dự kiến dự án có thể khởi công trong tháng 10/2009.

- Dự án Bảo tàng lịch sử Quốc gia: đã hoàn chỉnh Nhiệm vụ thiết kế trình phê duyệt. Hợp đồng tư vấn với nhà thầu nước ngoài đang được thương thảo lần cuối để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong kế hoạch năm 2009, Ban quản lý dự án chủ yếu tập trung vào công tác giải phóng mặt bằng và triển khai công tác thiết kế, lập dự án. Vốn đầu tư được ghi trong kế hoạch năm 2009 là 50 tỷ đồng.

- Dự án đầu tư xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hoà Lạc: Tổng số vốn được giao cho dự án năm 2009 là 135 tỷ đồng và số vốn năm 2008 chưa sử dụng hết là 158 tỷ đồng (làm tròn). Kế hoạch năm 2009 của dự án là tập trung vào công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư, điều chỉnh quy hoạch chung và lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000; đồng thời tiến hành lập dự án đầu tư xây dựng công trình trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Dự án đầu tư xây dựng Cung triển lãm Quy hoạch Quốc gia: dự án có TMĐT được duyệt là 260,49 tỷ đồng sử dụng từ nguồn vốn còn dư của dự án ĐTXD Trung tâm Hội nghị Quốc gia, thực hiện trong 2 năm 2009-2010. Dự án đang thi công phần thân.

- Dự án đầu tư xây dựng Khu Biệt thự trong khuôn viên Trung tâm Hội nghị Quốc gia: dự án được Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển chủ đầu tư từ Văn phòng Chính phủ về Bộ Xây dựng. Công tác thiết kế kiến trúc, lập dự án hiện đang được triển khai. Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, dự án phải hoàn thành vào quý IV/2010. Vốn cho dự án được lấy một phần từ nguồn vốn còn dư của Trung tâm Hội nghị Quốc gia.

Đánh giá chung

Việc phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của Bộ Xây dựng đã được thực hiện đúng quy định của Luật Ngân sách. Dựa trên tình hình triển khai thực tế của các dự án, Bộ cũng đã chủ động điều chỉnh kế hoạch đầu tư cho phù hợp trên tinh thần tập trung vốn cho các dự án triển khai nhanh, đảm bảo tiến độ, khối lượng, có nhu cầu về vốn, đồng thời giảm mức đầu tư đối với các dự án chậm triển khai, chưa đủ thủ tục... Ngoài ra, Bộ cũng yêu cầu các đơn vị được đầu tư chủ động cân đối thêm từ nguồn tự có và từ các nguồn thu hợp pháp khác để giảm bớt mức đầu tư từ ngân sách nhà nước.

Nhìn chung, các dự án đầu tư do Bộ quản lý đang được triển khai theo tiến độ, kế hoạch được duyệt. Tuy nhiên, công tác giải ngân vốn đầu tư còn chậm. Nguyên nhân chính là khâu hoàn tất thủ tục hồ sơ, thanh toán giữa nhà thầu, tư vấn và chủ đầu tư chưa được quan tâm đúng mức. Việc đôn đốc của chủ đầu tư đối với công tác này còn hạn chế, chưa quyết liệt.

Trong những tháng còn lại của năm 2009, Bộ Xây dựng sẽ tập trung đôn đốc các chủ đầu tư khẩn trương đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, rà soát điều hoà vốn kịp thời giữa các dự án, không để xảy ra tình trạng thiếu vốn, thừa vốn giữa các dự án và đảm bảo công tác giải ngân vốn kế hoạch năm. Riêng đối với các dự án trọng điểm, Bộ Xây dựng sẽ đôn đốc các Ban quản lý dự án bám sát khẩn trương thực hiện các công việc theo tiến độ đề ra.

2. Các dự án ODA

Năm 2009, có 11 dự án đang triển khai thực hiện, trong đó:

- 07 dự án hỗ trợ kỹ thuật do Bộ Xây dựng trực tiếp quản lý và thực hiện, tập trung chủ yếu vào việc tăng cường năng lực và thể chế cho các cơ quan quản lý, phát triển nguồn nhân lực và chuẩn bị đầu tư.

- 04 dự án vốn vay đầu tư do các tỉnh làm chủ đầu tư và Bộ Xây dựng làm công tác điều phối dự án, chủ yếu thuộc lĩnh vực vệ sinh môi trường và ngành nước.

Ngoài ra có 4 dự án hỗ trợ kỹ thuật đang trong giai đoạn chuẩn bị dự án.

Về kế hoạch vốn thực hiện năm 2009:

- Vốn đối ứng thực hiện là 13.330.000.000 đồng (được phân bổ cho 11 dự án: 7 dự án đang thực hiện và 4 dự án trong giai đoạn chuẩn bị);

- Vốn nước ngoài là 220.237.000.000 đồng (trong đó: vốn viện trợ 143.030.825.000 đồng; vốn vay 77.207.164.000 đồng đang được Bộ Xây dựng giải ngân cho 4 dự án đầu tư tại các tỉnh với vai trò cơ quan điều phối dự án).

Tất cả các dự án đều đang được triển khai theo đúng kế hoạch được duyệt.

3. Các dự án quy hoạch

Theo chỉ tiêu kế hoạch được giao, vốn dành cho công tác quy hoạch xây dựng năm 2009 thuộc quản lý của Bộ Xây dựng là 147.775 triệu đồng (trong đó có 116.225 triệu đồng được giao bổ sung để thực hiện nhiệm vụ lập QHC xây dựng Thủ đô Hà Nội mở rộng). 

Đến nay, số vốn nêu trên đã được phân bổ cho 06 dự án chuyển tiếp và 07 dự án mở mới.

Các dự án hiện đang được triển khai theo tiến độ được duyệt. Dự kiến trong năm 2009 sẽ hoàn thành 09 dự án (QHXD vùng Nam Phú Yên - Bắc Khánh Hoà; QHXD dọc tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn Hoà Lạc - Pó; QHXD dọc tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn Bình Ph­ước - Cà Mau; QH chung xây dựng khu du lịch Tràng An;  Điều chỉnh QH chung huyện đảo Phú Quốc; Đề án định hướng quy hoạch hệ thống các trường Cao đẳng và Đại học tại vùng Thủ đô Hà Nội và vùng Thành phố Hồ Chí Minh; Đề án định hướng quy hoạch hệ thống các các khu công nghiệp và Y tế tại Thủ đô Hà Nội; Đề án nghiên cứu mô hình quy hoạch nông thôn mới)

Các dự án còn lại sẽ chuyển tiếp sang thực hiện trong năm 2010.

4. Các dự án sự nghiệp kinh tế

 Năm 2009 số dự toán kinh phí chi điều tra cơ bản: 14.000 triệu đồng, được phân bổ cho 38 dự án. Trong đó có 9 dự án chuyển tiếp với kinh phí là 3.550 triệu đồng và 29 dự án mới với kinh phí là 10.450 triệu đồng.

Tất cả các dự án đều đã đ­ược phê duyệt dự toán chi tiết, ký hợp đồng và triển khai thực hiện. 

V. Về phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm các tháng cuối năm 2009:

 Tiếp tục tổ chức thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ đã được Nghị quyết TW 9 (khoá X), các Nghị quyết của Quốc hội và của Chính phủ đã đề ra, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của Ngành trong kế hoạch năm 2009, trong các tháng cuối năm 2009, Bộ Xây dựng, UBND các tỉnh, thành phố và các Sở quản lý xây dựng trên địa bàn và các đơn vị trực thuộc Bộ sẽ tập trung thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm sau đây:  

1. Đối với công tác quản lý nhà nước:

  (1) Hoàn thành Chương trình xây dựng văn bản QPPL năm 2009 bảo đảm tiến độ. Tập trung nghiên cứu, soạn thảo, ban hành các văn bản QPPL hướng dẫn thực hiện Luật Quy hoạch đô thị, Luật sửa đổi, bổ sung Điều 126 của Luật Nhà ở và điều 121 Luật Đất đai vừa được Quốc hội khoá XII thông qua để tổ chức thực hiện khi các Luật này có hiệu lực.

Tăng cường công tác giáo dục, phổ biến pháp luật về hoạt động xây dựng, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý xây dựng tại các địa phương nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về xây dựng. Các Sở quản lý xây dựng trên địa bàn cần tăng cường công tác rà roát, tham mưu cho UBND các tỉnh, thành phố ban hành kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật, phục vụ công tác quản lý nhà nước ngành Xây dựng trên địa bàn.

(2) Đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính về đầu tư xây dựng để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, huy động các nguồn lực để kích cầu đầu tư và tiêu dùng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; triển khai giai đoạn 2 của Đề án 30

(3) Tiếp tục đẩy mạnh, tập trung đầu tư nguồn lực cho công tác lập qui hoạch xây dựng; tập trung nghiên cứu Đề án Chương trình quy hoạch xây dựng các điểm dân cư nông thôn theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 7, khoá X; nâng cao chất lượng các đồ án quy hoạch xây dựng.

Tập trung chỉ đạo lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội mở rộng và các đồ án quy hoạch xây dựng vùng và các Đề án quy hoạch xây dựng được giao, đảm bảo tiến độ.

(4) Tập trung thực hiện rà soát, phân loại đô thị, thực hiện Chương trình nâng cấp đô thị quốc gia giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2020; tổ chức triển khai Điều chỉnh Định hướng Qui hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050.

(5) Tập trung tổ chức triển khai Chương trình đầu tư xây dựng nhà ở xã hội giai đoạn 2009-2015; Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở; Chương trình xây dựng cụm tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ Đồng bằng Sông Cửu long (giai đoạn II) đảm bảo đúng mục tiêu, yêu cầu.

 Chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện Nghị quyết số 18/2009/NQ-CP ngày 20/4/2009, Quyết định số 65/2009/QĐ-TTg, số 66/2009/QĐ-TTg, số 67/2009/QĐ-TTg; Quyết định số 167/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg ngày 19/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước; nghiên cứu Đề án đầu tư xây dựng cơ quan đại diện các Bộ, ngành tại thành phố Hồ Chí Minh và dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ cho các cơ quan TW tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

(6) Hoàn thành nhiệm vụ phân giao chức năng quản lý nhà nước theo quy định trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật; triển khai xây dựng các Đề án xử lý nước thải, rác thải. Chỉ đạo triển khai chương trình, mô hình đầu tư các nhà máy xử  lý rác áp dụng công nghệ đã được cấp giấy chứng nhận cho các đô thị trong cả nước. Tập trung chỉ đạo xây dựng Đề án xây dựng cơ chế mẫu, thí điểm về khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng các dự án hạ tầng kỹ thuật đô thị.  

(7) Tiếp tục đẩy mạnh việc nghiên cứu, ban hành các quy định về cấp giấy phép xây dựng tạm, giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn, phân cấp cấp giấy phép xây dựng phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương; sắp xếp, củng cố các ban quản lý dự án theo quy định của pháp luật về xây dựng hiện hành; tăng cường đội ngũ làm công tác cấp giấy phép xây dựng, quản lý trật tự xây dựng, quản lý an toàn lao động và thẩm định thiết kế cơ sở.

(8) Tổ chức rà soát, điều chỉnh Quy hoạch xi măng ban hành kèm theo Quyết định 108/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; tổ chức rà soát Quy hoạch khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất xi măng, Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản làm VLXD đến năm 2020. Tiếp tục đôn đốc chương trình  sản xuất vật liệu xây không nung thay thế một phần vật liệu nung. Triển khai, thúc đẩy các giải pháp sử dụng xi măng để làm đường bê tông.

(9) Tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng các công trình trọng điểm Quốc gia, đặc biệt là tổ chức thực hiện hiện đầu tư xây dựng Nhà Quốc hội, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hoà Lạc theo tiến độ đề ra ….

Tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng, đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát chất lượng công trình xây dựng trên phạm vi cả nước, đặc biệt là tại các công trình trọng điểm. 

(10) Triển khai thí điểm xây dựng Tập đoàn Công nghiệp xây dựng Việt Nam, Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị Việt Nam. Tiếp tục sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Xây dựng Đề án chương trình đào tạo cán bộ quản lý phát triển đô thị  trong khuôn khổ Chương trình kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Singapore).

(11) Tiếp tục triển khai thực hiện chương trình thanh tra, kiểm tra chuyên ngành; đôn đốc các địa phương hoàn thiện hệ thống thanh tra chuyên ngành xây dựng.

2. Về sản xuất kinh doanh và đầu tư của các đơn vị thuộc Bộ

(1) Tập trung chỉ đạo sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, đảm bảo tăng trưởng và phát triển bền vững.

Các doanh nghiệp cần xây dựng Chiến lược phát triển doanh nghiệp phù hợp với tình hình mới; tập trung mọi nguồn lực và thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp để thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh và đầu tư, phấn đấu hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu tăng trưởng đã đề ra từ đầu năm 2009. 

Tiếp tục chủ động huy động các nguồn lực để kích cầu đầu tư và tiêu dùng, tăng đầu tư làm cho doanh nghiệp phát triển ổn định và bền vững, tăng GDP trong ngành xây dựng, đồng thời  tạo thêm nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.

Tăng cường quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, tập trung cho công tác hoàn thiện hồ sơ, thủ tục nghiệm thu thanh, quyết toán để thúc đẩy giải ngân các nguồn vốn đầu tư. Trong trường hợp đơn vị gặp khó khăn, cần rà soát cụ thể từng hợp đồng, từng dự án, khẩn trương tìm giải pháp và chỉ đạo quyết liệt việc khắc phục khó khăn, đồng thời báo cáo Bộ.

(2) Chú trọng công tác quản trị doanh nghiệp đồng thời phải nắm chắc tình hình diễn biến của nền kinh tế để có các giải pháp linh hoạt trong công tác điều hành; thực hiện tiết kiệm chi phí để không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

(3) Tăng cường quản lý đầu tư xây dựng, đa dạng hoá các hình thức đầu tư và hình thức sở hữu trong đầu tư xây dựng, nhất là trong lĩnh vực đầu tư xây dựng các nhà máy xi măng, thủy điện, phát triển đô thị; tăng cường huy động các nguồn lực từ các thành phần kinh tế khác cùng đầu tư để chia sẻ rủi ro, chống khép kín trong đầu tư xây dựng; rà soát các dự án đầu tư về khả năng huy động vốn và thị trường.

(4) Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát doanh nghiệp, đảm bảo tài chính doanh nghiệp lành mạnh, minh bạch; củng cố, kiện toàn tổ chức, bộ máy, nâng cao chất lượng và trách nhiệm trong công tác tài chính, kế toán, kiểm toán doanh nghiệp.

(5) Tổ chức triển khai thực hiện 02 Đề án hình thành 02 Tập đoàn kinh tế sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tiếp tục rà soát, sắp xếp đối với các doanh nghiệp, hoàn thành cổ phần hoá hoặc chuyển đổi sang mô hình công ty TNHHMTV hoạt động theo Luật doanh nghiệp trước ngày 01/7/2010.

(6) Coi trọng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực; chăm lo ổn định việc làm, tăng thu nhập và từng bước nâng cao đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của người lao động; phát động và đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước rộng rãi.

(7) Đối với các đơn vị sự nghiệp: Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc sức khoẻ người lao động. Tiếp tục tăng cường tính chủ động, tự chủ về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính cho các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp. Triệt để tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu, yêu cầu bảo toàn vốn và có tăng trưởng như doanh nghiệp để đến năm 2010, vững vàng tự chủ tài chính hoàn toàn, đảm bảo cho các hoạt động của đơn vị bình thường. Tổ chức xác định giá trị tài sản nhà nước để giao cho các đơn vị sự nghiệp thực hiện cơ chế tự chủ tài chính và tiến hành thí điểm cổ phần hoá một số đơn vị, bộ phận trực thuộc các đơn vị sự nghiệp.

Phần thứ hai

phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch năm 2010

 

I. Các mục tiêu, nhiệm vụ quản lý nhà nước

1. Hoàn thành Chương trình xây dựng văn bản QPPL năm 2010, bảo đảm tiến độ. Tập trung tổ chức triển khai đồng bộ Luật Quy hoạch đô thị và các văn bản hướng dẫn thực hiện; tiếp tục rà soát, sửa đổi bổ sung nhằm hoàn chỉnh hệ thống các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngành.

Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về các lĩnh vực quản lý của ngành, đảm bảo đồng  bộ, không chồng chéo,

Đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ. Tiếp tục thực hiện và nâng cao chất lượng các cuộc giao lưu trực tuyến với các Sở địa phương. Đẩy mạnh tập huấn các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn mới ban hành.

2. Tiếp tục chỉ đạo nghiên cứu quy hoạch theo vùng lãnh thổ, vùng liên tỉnh, các chuỗi đô thị dọc theo các tuyến giao thông huyết mạch quốc gia, các vùng kinh tế trọng điểm, qua đó định hướng phát triển hệ thống hạ tầng diện rộng làm cơ sở tạo động lực cho các đô thị phát triển.

Các địa phương cần tập trung rà soát và điều chỉnh các quy hoạch vùng tỉnh đã phê duyệt, đảm bảo quy hoạch vùng tỉnh phù hợp với các quy hoạch liên vùng mới được phê duyệt đồng thời định kỳ rà soát và tiến hành điều chỉnh quy hoạch chung các đô thị đã có quy hoạch được phê duyệt đảm bảo đáp ứng tốt nhất nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.

Tổ chức thực hiện Chương trình quy hoạch xây dựng các điểm dân cư nông thôn sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

3. Tổ chức thực hiện Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050; Chương trình nâng cấp đô thị quốc gia giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2020; tập trung nâng cao chất lượng đô thị; từng bước hình thành bộ máy quản lý và phát triển đô thị; .

4. Tổ chức thực hiện Định hướng phát triển cấp nước đô thị Quốc gia đến năm 2025; Định hướng phát triển thoát nước đô thị Việt Nam đến năm 2025; Chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025; Chương trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt áp dụng công nghệ tái chế, hạn chế chôn lấp; Chương trình chống thất thu, thất thoát nước tại các đô thị; tiếp tục tổ chức triển khai các dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước tại các đô thị;

Phấn đấu đạt tỷ lệ dân cư đô thị được cấp nước sạch là 80% . Mức sử dụng nước sạch bình quân 90 l/người/ngày (các đô thị lớn đạt 100-120 l/người/ngày). Tỷ lệ thất thoát thất thu trung bình còn khoảng 30%. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt bình quân cả nước khoảng 80%. Tỷ lệ thu hồi các chất có khả năng tái chế và tái sử dụng khoảng 20-30%. Tỷ lệ khu đô thị có hệ thống xử lý nước thải, chất thải đạt tiêu chuẩn quy định (đô thị từ loại V trở lên) đạt 16%.

5. Tổ chức nghiên cứu, xây dựng Chiến lược phát triển nhà ở đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Tập trung triển khai Chương trình nhà ở sinh viên, Chương trình nhà ở cho người thu nhập thấp, Chương trình nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp, Chương trình tôn nền vượt lũ đồng bằng sông Cửu long giai đoạn 2 và Chương trình hỗ trợ các hộ nghèo về nhà ở;

Phát triển thị trường bất động sản, xây dựng hệ thống đăng ký, thông tin bất động sản; thực hiện Đề án cho Việt kiều và người nước ngoài được mua nhà tại Việt Nam.  Phấn đấu đạt  diện tích bình quân về nhà ở đạt 14 m2/người

6. Tăng cường quản lý năng lực, điều kiện hoạt động xây dựng, cấp phép xây dựng; coi trọng công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng, công tác an toàn trong xây dựng. Tiếp tục kiện toàn hệ thống quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng từ Trung ương đến địa phương; nghiên cứu, xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng ở Trung ương với cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư xây dựng của các Bộ, Ngành và địa phương. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, thất thoát, tham nhũng trong đầu tư xây dựng.

7. Tổ chức triển khai thực hiện Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể ngành vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020, Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng đến năm 2020; tiếp tục thực hiện Chương trình Vật liệu xây không nung thay thế một phần gạch đất sét nung; Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng đến năm 2020 gắn với việc rà soát, điều chỉnh đến năm 2025, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các nhà máy xi măng, thực hiện nhiệm vụ bình ổn thị trường.

8. Tiếp tục sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Tổ chức triển khai thực hiện các Đề án thành lập 02 Tập đoàn kinh tế sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

II. kế hoạch SXKD và ĐTPT của các doanh nghiệp.

Dự kiến năm 2010 vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức đòi hỏi nỗ lực rất cao của từng đơn vị để tận dụng những cơ hội, khắc phục những khó khăn, trở ngại để hoàn thành tốt các mục tiêu đề ra.

Trên cơ sở kết quả thực hiện năm 2009, một số mục tiêu chủ yếu đặt ra cho năm kế hoạch năm 2010 như sau:

1. Kế hoạch sản xuất kinh doanh.

- Giá trị SXKD  thực hiện năm 2010: 136.455 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2009;

Trong đó:

+ Xây lắp: 59.574 tỷ đồng; tăng 10,9% so với năm 2009;

+ SXVLXD: 48.548 tỷ đồng; tăng 18,6% so với năm 2009;

+ Lĩnh vực tư vấn: 1.965 tỷ đồng; tăng 12,2% so với năm 2009;

+ Các lĩnh vực khác: 26.366 tỷ đồng, tăng 8,3% so với năm 2009.

Năm 2010, nhu cầu tiêu thụ xi măng trên toàn quốc dự kiến tăng 10% so với năm 2009.

Sản lượng xi măng dự kiến 48,5 - 50 triệu tấn, tăng 10% so với ước thực hiện năm 2009. Trong đó, TCT Công nghiệp xi măng Việt Nam sản xuất 18,5-19 triệu tấn, các đơn vị liên doanh 14,8 - 15,2 triệu tấn, Xi măng lò đứng và các đơn vị sản xuất khác 15,2 - 16 triệu tấn. Trong năm 2010 khả năng sản xuất trong nước hoàn toàn đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ và có thể dành một phần cho xuất khẩu..

2.  Về kế hoạch xuất, nhập khẩu

Tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2010 dự kiến khoảng 679 triệu USD, bằng 130,6% so với ước thực hiện năm 2009

- Giá trị nhập khẩu: 460 triệu USD

- Xuất khẩu: 218 triệu USD.

3. Kế hoạch đầu tư phát triển.

 

Kế hoạch đầu tư năm 2010 của các doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng dự kiến là 41.845 tỷ đồng, bằng 121,7% so với ước thực hiện năm 2009. Các lĩnh vực đầu tư chính trong năm 2009 vẫn tập trung chủ yếu cho các dự án đầu tư về xi măng, phát triển nhà ở đô thị; Nhà máy điện.

III. Kế hoạch đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp kinh tế từ nguồn vốn ngân sách nhà nước

1. Kế hoạch đầu tư từ nguồn vốn NSNN năm 2010

Dự kiến kế hoạch năm 2010 có 22 dự án được triển khai với nhu cầu vốn bố trí cho các dự án khoảng 2.313,6 tỷ đồng, gồm:

-  01 dự án chuẩn bị đầu tư: 2 tỷ đồng

- Vốn thực hiện dự án theo ngành, lĩnh vực: 212,6 tỷ (02 dự án hoàn thành, 5 dự án chuyển tiếp và 8 dự án khởi công mới), trong đó:    

+ Ngành GTVT (01 dự án):             30.000 triệu đồng

+ Ngành công cộng (02 dự án):     40.000 triệu đồng

+ Ngành KHCN (03 dự án):            35.000 triệu đồng

+ Ngành GDĐT (07 dự án):            81,600 triệu đồng (trong đó hoàn trả vốn ứng trước năm 2008: 10.000 đồng).

+ Ngành VH, YT XH (02 dự án):     26.000 triệu đồng

- 06 dự án thuộc chương trình, mục tiêu cụ thể. 2.099 tỷ đồng

Trong số 06 dự án thuộc chương trình, mục tiêu cụ thể, có 03 dự án hoàn thành trong năm 2010 là dự án Cung triển lãm Quy hoạch Quốc gia, dự án Khu Biệt thự trong khuôn viên Trung tâm Hội nghị Quốc gia và dự án thuộc chương trình tiết kiệm năng lượng, hiệu quả.

(Chi tiết dự kiến kế hoạch đầu tư năm 2010 có biểu phụ lục kèm theo)

2. Kế hoạch năm 2010 đối với các dự án ODA

Dự kiến kinh phí sự nghiệp kinh tế bố trí cho các dự án ODA trong Kế hoạch năm 2010  là 177.242 triệu đồng.

Trong đó: Vốn đối ứng là 10.974 triệu đồng và Vốn ngoài nước là 166.268 triệu đồng.

- Vốn đối ứng các dự án ODA: 10.974 triệu đồng dự kiến phân bổ cho 13 dự án (11 dự án chuyển tiếp, 01 dự án mới và công tác chuẩn bị các dự án mới trong năm 2010), (Chi tiết các nhiệm vụ thực hiện tại các phụ lục kèm theo).

-  Vốn ngoài nước: năm 2010, Vốn ghi thu ghi chi theo tiến độ giải ngân của các dự án ODA dự kiến là 166.268 triệu đồng; Trong đó từ nguồn viện trợ là: 74.158 triệu đồng; từ nguồn vốn vay là 92.110 triệu đồng, (Chi tiết tại phụ lục kèm theo).

3. Kế hoạch thực hiện các dự án quy hoạch

Năm 2010 dự kiến sẽ có 22 dự án quy hoạch được triển khai thực hiện, trong đó có 09 dự án chuyển tiếp và 13 dự án mở mới.

Kế hoạch vốn dự kiến bố trí để thực hiện các dự án này là 88.381 triệu đồng (trong đó, có 44.260 triệu đồng bố trí để hoàn thành dứt điểm dự án QHC xây dựng Thủ đô Hà Nội mở rộng)

          ( Chi tiết danh mục các dự án thực hiện năm 2010  tại phụ lục kèm theo)

4. Kế hoạch thực hiện các chương trình, dự án khác từ nguồn vốn sự nghiệp kinh tế.

Năm 2010 dự kiến kinh phí chi điều tra cơ bản là 24.780 triệu đồng, phân bổ cho 51 dự án . Trong đó: 12 dự án chuyển tiếp là 5.330 triệu đồng và 39 dự án mới là 19.450 triệu đồng.

          (Chi tiết các nhiệm vụ thực hiện năm 2010 tại các phụ lục kèm theo)

IV. Một số nhóm giải pháp chủ yếu

Bộ Xây dựng xác định một số nhóm giải pháp chủ yếu, được coi là khâu then chốt, quyết định đến việc tổ chức thực hiện có hiệu lực, hiệu quả các nhiệm vụ năm 2010 của Ngành trên phạm vi cả nước:

1. Tiếp tục triển khai đồng bộ, rộng rãi đến các ngành, các địa phương các Luật, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan trong các lĩnh vực thuộc ngành Xây dựng và hệ thống Quy chuẩn, Tiêu chuẩn xây dựng đã được ban hành.

Tiếp tục triển khai mạnh mẽ việc cải cách các thủ tục hành chính trong toàn ngành từ Bộ đến các Sở, các doanh nghiệp, đơn vị; chống mọi biểu hiện phiền hà, xách nhiễu dân. Thực hiện nghiêm minh Quy chế công khai, minh bạch thủ tục hành chính và quy định về đạo đức, tác phong của cán bộ, công chức ngành Xây dựng.

Đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ. Mở thêm các chuyên mục và nâng cao chất lượng Trang Web của Bộ. Tiếp tục thực hiện và nâng cao chất lượng các cuộc giao lưu trực tuyến với các Sở địa phương. 

3. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp lập quy hoạch xây dựng, hồ sơ và thủ tục thẩm định, phê duyệt, phân cấp mạnh cho địa phương phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng. Nghiên cứu cơ chế huy động nhiều nguồn vốn, thực hiện xã hội hoá đối với công tác quy hoạch, phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị và đầu tư phát triển nhà.

4. Đẩy mạnh việc gắn kế hoạch đầu tư phát triển đô thị với quy hoạch xây dựng nhằm thu hút vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, nhà ở và đất đai, bảo vệ môi trường. Tiếp tục nghiên cứu đổi mới mô hình tổ chức quản lý lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật.

Tiếp tục thực hiện chính sách xã hội hoá lĩnh vực nhà ở, phát triển đa dạng các dạng, các loại nhà ở nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường và điều kiện thu nhập của các tầng lớp dân cư. Đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội để cho người thu nhập thấp mua, thuê hoặc thuê mua; khuyến khích phát triển nhà ở theo dự án, nhà chung cư phù hợp với điều kiện cụ thể của từng đô thị.

Đẩy nhanh tốc độ cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để các hộ gia đình, cá nhân có điều kiện thực hiện các quyền theo quy định của pháp luật và tạo điều kiện phát triển và quản lý có hiệu quả thị trường bất động sản nhà ở;

Phát triển đồng bộ các dịch vụ cho thị trường bất động sản, như dịch vụ tư vấn pháp luật, công chứng, thẩm định, đấu giá, đăng ký giao dịch bất động sản v.v... tạo môi trường lành mạnh, an toàn pháp lý cho các giao dịch bất động sản, phòng ngừa tranh chấp và vi phạm pháp luật .

5. Phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức quản lý ngành Xây dựng trong cả nước, đặc biệt quan tâm đến hệ thống tổ chức và lực lượng quản lý xây dựng cấp quận, huyện và xã, phường; hệ thống quản lý chất lượng công trình xây dựng; hệ thống tư vấn quy hoạch xây dựng; hệ thống Thanh tra xây dựng. Nghiên cứu, sắp xếp tổ chức, bộ máy các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ.

6.  Thực hiện quyết liệt việc sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Cơ cấu lại cho hợp lý vốn đầu tư vào các doanh nghiệp khác, nâng cao trách nhiệm và năng lực của người đại diện phần vốn nhà nước tại các  doanh nghiệp, gắn quyền lợi và trách nhiệm của người đại diện phần vốn với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.  

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát doanh nghiệp, đảm bảo tài chính doanh nghiệp lành mạnh, minh bạch; tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp theo mô hình mẹ - con.

Tăng cường quản lý đầu tư xây dựng, đa dạng hoá các hình thức đầu tư và hình thức sở hữu trong đầu tư xây dựng, nhất là trong lĩnh vực đầu tư xây dựng các nhà máy xi măng; tăng cường huy động các nguồn lực từ các thành phần kinh tế khác cùng đầu tư để chia sẻ rủi ro, chống khép kín trong đầu tư xây dựng rà soát các dự án đầu tư về khả năng huy động vốn và thị trường.

7. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, nhất là chất lượng công trình xây dựng; thực hiện nghiêm túc, đồng bộ các biện pháp, chế tài thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, thất thoát, tham nhũng trong đầu tư xây dựng.

8. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng; phát động và đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước rộng rãi; chăm lo xây dựng lực lượng, nâng cao kiến thức, năng lực lãnh đạo, rèn luyện đạo đức và lối sống cách mạng của đội ngũ cán bộ, CNVC; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.

Trên đây là Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2009 và các nhiệm vụ trọng tâm kế hoạch năm 2010 của Bộ Xây dựng./.

 

Nơi nhận:

- UBKT Quốc hội khoá XII (70 bản)

- Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính

- Lưu VP, Vụ KHTC

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Đã ký

 

 

 

Cao Lại Quang

 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất