Dự thảo Nghị định sửa đổi các Nghị định xử phạt VPHC lĩnh vực du lịch; thể thao

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải dự thảo
Lưu
Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Nghị định

Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; thể thao; quyền tác giả, quyền liên quan; văn hóa và quảng cáo
Lĩnh vực: Vi phạm hành chính, Văn hóa-Thể thao-Du lịch Loại dự thảo:Nghị định
Cơ quan chủ trì soạn thảo: Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Việt NamTrạng thái:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Nội dung tóm lược

Nghị định này sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; thể thao; quyền tác giả, quyền liên quan; văn hóa và quảng cáo; Sửa đổi, bổ sung thẩm quyền của Quản lý thị trường, bộ đội biên phòng...

Tải Nghị định

Tải dự thảo tiếng Việt (.doc)@Nghị định DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Trạng thái: Đã biết
Ghi chú

CHÍNH PHỦ

-------

Số:       /2021/NĐ-CP

DỰ THẢO 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------

Hà Nội, ngày      tháng     năm 2021

 

 

NGHỊ ĐỊNH

Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định

xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; thể thao;

quyền tác giả, quyền liên quan; văn hóa và quảng cáo

-----------

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; thể thao; quyền tác giả, quyền liên quan; văn hóa và quảng cáo.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2019/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2019  của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch (Nghị định số 45/2019/NĐ-CP )

1. Sửa đổi, bổ sung một số khoản Điều 7 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 7 như sau:

“d) Không thực hiện chế độ lưu giữ đối với một trong các hồ sơ về hợp đồng lữ hành; hợp đồng đại lý lữ hành; hợp đồng hướng dẫn hoặc văn bản phân công hướng dẫn theo chương trình du lịch; chương trình du lịch; văn bản liên quan đến mua bảo hiểm du lịch cho khách du lịch hoặc văn bản liên quan đến làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, hải quan cho khách du lịch đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ  lữ hành quốc tế.”

b) Bổ sung điểm d khoản 11 như sau:

“d) Không có người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành trong quá trình hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành.”

2. Sửa đổi, bổ sung một số khoản Điều 10 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung khoản 9 như sau:

“9. Hình thức xử phạt bổ sung:

Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 7 Điều này.”

b) Bổ sung khoản 10 như sau:

“10. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều này.”

3. Sửa đổi, bổ sung Điều 19 như sau:

“Điều 19. Thẩm quyền của Thanh tra

             1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.

2. Chánh Thanh tra cấp sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp s có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này. 

3. Trưởng Đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ có quyền:

 a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 35.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.

4. Chánh Thanh tra cấp bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.”

4. Sửa đổi, bổ sung Điều 20 như sau:

“Điều 20. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.”

5. Sửa đổi, bổ sung Điều 21 như sau:

“Điều 21. Thẩm quyền của Quản lý thị trường

1. Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;

2. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường, Trưởng phòng Nghiệp vụ thuộc Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.

3. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;

d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.

4. Tổng cục trưởng Tổng Cục Quản lý thị trường có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;

d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.”

6. Sửa đổi, bổ sung Điều 22 như sau:

“Điều 22. Thẩm quyền của Bộ đội biên phòng

1. Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.

2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.

3. Đội trưởng Đội đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.

4. Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 4 Nghị định này.

5. Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.

6. Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh; Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng, Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.”.

7. Sửa đổi, bổ sung Điều 23 như sau:

“Điều 23. Thẩm quyền của Cảnh sát biển

1. Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 1.000.000 đồng.

2. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.

3. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng trạm Cảnh sát biển có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.

4. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 4 Nghị định này.

5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn trinh sát, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 4 Nghị định này;

6. Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 4 Nghị định này.

7. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 4 Nghị định này.”.

8. Sửa đổi, bổ sung Điều 24 như sau:

“Điều 24. Thẩm quyền của Công an nhân dân

1. Chiến sỹ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.

2. Thủ trưởng đơn vị cảnh sát cơ động cấp đại đội, Trưởng trạm, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.

3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất, Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn cảnh sát cơ động, Thủy đội trưởng có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.

4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh chính trị nội bộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng cảnh sát giao thông đường bộ, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát cơ động, Trưởng phòng cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trưởng, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng An ninh đối ngoại, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đoàn trưởng có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 4 Nghị định này.

5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.

6. Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cục trưởng Cục An ninh nội địa, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Tư lệnh Cảnh sát cơ động có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.”

Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 46/2019/NĐ-CP ngày 27 tháng 5 năm 2019  của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể thao (Nghị định số 46/2019/NĐ-CP)

  1. Sửa đổi, bổ sung Điều 22 như sau:

“Điều 22. Thẩm quyền của Thanh tra

1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.

2. Chánh Thanh tra cấp sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp s có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này. 

3. Trưởng Đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ có quyền:

 a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 35.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.

4. Chánh Thanh tra cấp bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục trưởng Cục quản lý dược, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh và Cục trưởng Cục Y tế dự phòng có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.”

2. Sửa đổi, bổ sung Điều 23 như sau:

“Điều 23. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.”

3. Sửa đổi, bổ sung Điều 24 như sau:

“Điều 24. Thẩm quyền của Công an nhân dân

1. Chiến sỹ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.

2. Thủ trưởng đơn vị cảnh sát cơ động cấp đại đội, Trưởng trạm, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.

3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất, Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn cảnh sát cơ động, Thủy đội trưởng có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.

4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh chính trị nội bộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng cảnh sát giao thông đường bộ, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát cơ động, Trưởng phòng cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trưởng, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng An ninh đối ngoại, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đoàn trưởng có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 4 Nghị định này.

5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.

6. Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cục trưởng Cục An ninh nội địa, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Tư lệnh Cảnh sát cơ động có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.”

4. Sửa đổi, bổ sung Điều 25 như sau:

“Điều 25. Thẩm quyền của Bộ đội biên phòng

1. Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.

2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.

3. Đội trưởng Đội đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.

4. Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 4 Nghị định này.

5. Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.

6. Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh; Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng, Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.”.

5. Sửa đổi, bổ sung Điều 26 như sau:

Điều 26. Thẩm quyền của Cảnh sát biển

1. Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 1.000.000 đồng.

2. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.

3. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng trạm Cảnh sát biển có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.

4. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 4 Nghị định này.

5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn trinh sát, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 4 Nghị định này;

6. Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 4 Nghị định này.

7. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 4 Nghị định này.”.

Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 28/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan và Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo (Nghị định số 131/2013/NĐ-CP)

1. Sửa đổi, bổ sung Điều 37 như sau:

“Điều 37. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

a) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;

b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm a khoản này;

c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

a) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;

b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề có thời hạn;

c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 3 Nghị định này.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

a) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;

b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề có thời hạn;

c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này.”

2. Sửa đổi, bổ sung Điều 38 như sau:

Điều 38. Thẩm quyền của Thanh tra

1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền:

a)  Phạt tiền đến 500.000 đồng;

b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm a khoản này;

c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

2. Chánh Thanh tra cấp sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp s, Chánh Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam, Chánh Thanh tra Cục hàng hải Việt Nam có quyền:

a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề có thời hạn;

c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm a khoản này;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này. 

3. Trưởng Đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ có quyền:

 a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 175.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm a khoản này;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này.

4. Chánh Thanh tra cấp bộ, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện, Cục trưởng Cục Viễn thông, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Cục trưởng Cục Báo chí, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành có quyền:

a) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;

b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề có thời hạn;

c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này.”

3. Sửa đổi, bổ sung Điều 39 như sau:

Điều 39. Thẩm quyền của Công an nhân dân

1. Chiến sỹ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền phạt tiền đến 500.000 đồng.

2. Thủ trưởng đơn vị cảnh sát cơ động cấp đại đội, Trưởng trạm, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền phạt tiền đến 1.500.000 đồng.

3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất, Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn cảnh sát cơ động, Thủy đội trưởng có quyền:

a) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;

b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm a khoản này.

c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh chính trị nội bộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông;  Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng cảnh sát giao thông đường bộ, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát cơ động, Trưởng phòng cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng An ninh đối ngoại, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đoàn trưởng có quyền:

a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;

b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề có thời hạn;

c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm a khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 3 Nghị định này.

5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:

a) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;

b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề có thời hạn;

c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 3 Nghị định này.

6. Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cục trưởng Cục An ninh nội địa, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Tư lệnh Cảnh sát cơ động có quyền:

a) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;

b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề có thời hạn;

c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 3 Nghị định này.”

4. Sửa đổi, bổ sung Điều 40a như sau:

“Điều 40a. Thẩm quyền của Bộ đội biên phòng

1. Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ có quyền phạt tiền đến 500.000 đồng.

2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền phạt tiền đến 2.500.000 đồng.

3. Đội trưởng Đội đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm thuộc Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm có quyền:

a) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm a khoản này;

c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính.

4. Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:

a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;

b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm a khoản này;

c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 3 Nghị định này.

5. Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:

a) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;

b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm a khoản này;

c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 3 Nghị định này.

6. Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh; Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng, Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:

a) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;

b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề có thời hạn;

c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 3 Nghị định này.”

5. Sửa đổi, bổ sung Điều 40b như sau:

“Điều 40b. Thẩm quyền của Cảnh sát biển

1. Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền phạt tiền đến 1.500.000 đồng.

2. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền phạt tiền đến 5.000.000 đồng.

3. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng trạm Cảnh sát biển có quyền:

a) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

b) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính.

4. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:

a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;

b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm a khoản này;

c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các khoản 2, 3 và 4 Điều 3 Nghị định này.

5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn trinh sát, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:

a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm a khoản này;

c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các khoản 2, 3 và 4 Điều 3 Nghị định này.

6. Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:

a) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;

b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề có thời hạn;

c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các khoản 2, 3 và 4 Điều 3 Nghị định này.

7. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:

a) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;

b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề có thời hạn;

c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các khoản 2, 3 và 4 Điều 3 Nghị định này.”.

6. Sửa đổi, bổ sung Điều 40c như sau:

“Điều 40c. Thẩm quyền của Hải quan

1. Công chức Hải quan đang thi hành công vụ có quyền phạt tiền đến 500.000 đồng.

2. Đội trưởng, Tổ trưởng thuộc Chi cục Hải quan; Tổ trưởng thuộc Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Đội trưởng thuộc Chi cục Kiểm tra sau thông quan có quyền phạt tiền đến 5.000.000 đồng.

3. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Đội trưởng Đội Điều tra hình sự, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan có quyền:

a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;

b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm a khoản này;

c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm d, đ và g khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 3 Nghị định này.

4. Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền:

a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề có thời hạn;

c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm d, đ và g khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 3 Nghị định này.

5. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền:

a) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;

b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;

c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm d, đ và g khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 3 Nghị định này.”

7. Sửa đổi, bổ sung một số khoản Điều 40d như sau:

Điều 40d. Thẩm quyền của Quản lý thị trường

1. Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền phạt tiền đến 500.000 đồng.

2. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường, Trưởng phòng Nghiệp vụ thuộc Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường có quyền:

a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;

b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm a khoản này.

c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm đ, e và g khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 3 Nghị định này.

3. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường thuộc Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:

a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;

c) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề có thời hạn;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này.

4. Tổng cục trưởng Tổng Cục Quản lý thị trường có quyền:

a) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;

b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;

c) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề có thời hạn;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này.”

Điều 4. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo (Nghị định số 38/2021/NĐ-CP )

1. Sửa đổi, bổ sung một số khoản Điều 66 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 2 như sau:

“2. Thủ trưởng đơn vị cảnh sát cơ động cấp đại đội, Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:”

b) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 3 như sau:

“3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất, Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế, Tiểu đoàn trưởng Tiều đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đội trưởng có quyền:”

c) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 4 như sau:

“4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng thuộc Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng phòng Cảnh sát cơ động, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động, Thủ đoàn trưởng có quyền:”

d) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 6 như sau:

“6. Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông; Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ; Cục trưởng Cục An ninh kinh tế; Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội; Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu; Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Tư lệnh Cảnh sát cơ động  có quyền:”

2. Sửa đổi, bổ sung Điều 67 như sau:

a) Bổ sung khoản 2a như sau:

“2a. Đội trưởng Đội đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá; phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;

c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.”

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.”

b) Bổ sung khoản 3a như sau:

“3a. Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;

c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, d, i và k khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.”

c) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 4 như sau:

“4. Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh; Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng, Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:”

3. Sửa đổi, bổ sung một số khoản Điều 68 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 5 như sau:

“5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn trinh sát, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:”

b) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu và bổ sung điểm c1 vào sau điểm c khoản 6 như sau:

“6. Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:

“c1) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn.”

c) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 7 như sau:

“7. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:”

4. Sửa đổi, bổ sung một số khoản Điều 69 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 2 như sau:

2. Đội trưởng, Tổ trưởng thuộc Chi cục Hải quan; Tổ trưởng thuộc Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Đội trưởng thuộc Chi cục Kiểm tra sau thông quan có quyền:”

b)  Sửa đổi, bổ sung đoạn mở đầu khoản 3 như sau:

“3. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan; Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục điều tra chống buôn lậu; Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan có quyền:”

5. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 70 như sau:

“2. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường, Trưởng phòng Nghiệp vụ thuộc Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường có quyền:”

6. Sửa đổi, bổ sung Điều 71 như sau:

Điều 71. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này.

2. Công an nhân dân  xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại chương II và Chương III, trừ những hành vi quy định tại điểm a khoản 4 Điều 6; điểm c khoản 3, điểm g khoản 4, các điểm b, c và d khoản 5 Điều 17; điểm b khoản 6 Điều 18; khoản 2, điểm b và điểm c khoản 5, điểm b khoản 6 Điều 20; khoản 5 Điều 34; điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều 50; điểm a và điểm c khoản 3, khoản 4 Điều 51; điểm a và điểm b khoản 2, khoản 4 Điều 52; điểm a và điểm c khoản 2 Điều 54; khoản 1 và khoản 2 Điều 55; khoản 1 Điều 57; khoản 1 Điều 58; khoản 1 và khoản 2 Điều 59; Điều 60; khoản 1 Điều 61 Nghị định này.

3. Bộ đội biên phòng xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm c và điểm d khoản 2 Điều 11; điểm b khoản 2 Điều 12; Điều 13; điểm c khoản 5, điểm e khoản 6 Điều 15; Điều 16; điểm b khoản 3, điểm a khoản 5 Điều 18; điểm b khoản 3, điểm a khoản 5 Điều 19; khoản 1, điểm a khoản 4 và điểm đ khoản 7 Điều 20; điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 24; các Điều 25, 31 và 33; các điểm a, b và c khoản 2, các khoản 3, 4, 5 và 6 Điều 34; điểm a và điểm b khoản 1 Điều 35; Điều 36 và Điều 43 Nghị định này.

4. Cảnh sát biển xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 5 Điều 9; điểm b khoản 2 Điều 11; điểm c khoản 1 Điều 14; điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 16; điểm b khoản 3 và điểm a khoản 5, điểm c khoản 6  Điều 18; điểm b khoản 3 và điểm a khoản 5 Điều 19; khoản 1 và điểm a và điểm đ khoản 7 Điều 20; Điều 24; Điều 25; Điều 33; điểm a và điểm c khoản 2, các khoản 3, 4 và 6 Điều 34; điểm a và điểm b khoản 1 Điều 35 và Điều 36 Nghị định này.

5. Hải quan xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 3 và điểm a khoản 5 Điều 18; điểm b khoản 3 và điểm a khoản 5 Điều 19; điểm đ khoản 7 Điều 20 Nghị định này.

6. Quản lý thị trường xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 7; khoản 4 và khoản 5 Điều 9; Điều 13; các khoản 5, 6, 7 và 8 Điều 15; khoản 2 Điều 16; điểm c khoản 6 Điều 18; điểm đ khoản 7 Điều 20; khoản 5 Điều 21; các Điều 31, 33 và 34; điểm a và điểm b khoản 1 Điều 35; Điều 36; Điều 48 và Mục 4 Chương III Nghị định này.

7. Thanh tra chuyên ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này.

8. Thanh tra Thông tin và Truyền thông xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 2 và khoản 5 Điều 8; Mục 1, Mục 2 và Mục 4 Chương III Nghị định này.

9. Thanh tra Y tế xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Mục 1 Chương III; các Điều 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55 và 56 Nghị định này.

10. Thanh tra Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Mục 1 Chương III; hành vi quảng cáo trên bảng, băng-rôn không tuân theo quy định về khu vực đê điều tại điểm c khoản 3 Điều 42; các Điều 49, 57, 58, 59, 60, 61 và 62 Nghị định này.

11. Thanh tra Xây dựng xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b và điểm c khoản 5 Điều 17 Nghị định này.

 12. Thanh tra Giao thông vận tải xử phạt đối với hành vi treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột tín hiệu giao thông tại khoản 1, hành vi quảng cáo làm ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông tại điểm b khoản 2 Điều 34; hành vi quảng cáo trên bảng, băng - rôn không tuân theo quy định về khu vực hành lang an toàn giao thông; che khuất đèn tín hiệu giao thông; chăng ngang đường giao thông quy định tại điểm c khoản 3 Điều 42; Điều 43; khoản 2 Điều 44; khoản 2 Điều 46 và điểm b khoản 3 Điều 48 Nghị định này.

13. Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 32 Nghị định này.

14. Thanh tra Tài nguyên và Môi trường xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 7 Điều 20 Nghị định này.”

Điều 5.  Bãi bỏ một số điểm của Nghị định số 45/2019/NĐ-CP, Nghị định số 131/2013/NĐ-CP và thay thế một số cụm từ của Nghị định số 38/2021/NĐ-CP

  1. Bãi bỏ điểm a khoản 6 Điều 8, điểm b khoản 3 Điều 13 của Nghị định số 45/2019/NĐ-CP; khoản 1 Điều 7 Nghị định số 131/2013/NĐ-CP.

2. Thay cụm từ “có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” bằng cụm từ “có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này” tại điểm c khoản 1 Điều 64; điểm c khoản 1, điểm d khoản 2, điểm d khoản 3 Điều 65; điểm c khoản 3, điểm d khoản 4 Điều 66; điểm c khoản 3 Điều 67; điểm c khoản 4, điểm c khoản 5  Điều 68; điểm c khoản 3 Điều 69; điểm c khoản 2 Điều 70 Nghị định số 38/2021/NĐ-CP.

3. Thay cụm từ “Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn” bằng cụm từ “Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn” tại điểm c khoản 3 Điều 70 Nghị định số 38/2021/NĐ-CP.

Điều 6. Hiệu lực của Nghị định

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.

Điều 7. Trách nhiệm thi hành Nghị định

1. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn, tổ chức thực hiện Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Tổng Bí thư;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội;

- Văn phòng Quốc hội;

- Văn phòng Chính phủ;

- Tòa án nhân dân tối cao;

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Kiểm toán Nhà nước;

- Các cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

- HĐND, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNTVN;

- Các hội VHNT Trung ương;

- Hội VHNT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- VPCP:BTCN, các PCN, TLBT, Công báo, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc VPCP;

- Lưu: VT, KGVX (5b).....

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

 

 

 

 

 

 

Phạm Minh Chính

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú

văn bản tiếng việt

download Nghị định DOC (Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

văn bản TIẾNG ANH

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

loading
×
×
×
Vui lòng đợi