Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13553-2:2022 ISO 24802-2:2014 Dịch vụ lặn giải trí - Yêu cầu đối với đào tạo người hướng dẫn lặn có bình dưỡng khí - Phần 2: Cấp độ 2

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 13553-2:2022

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13553-2:2022 ISO 24802-2:2014 Dịch vụ lặn giải trí - Yêu cầu đối với đào tạo người hướng dẫn lặn có bình dưỡng khí - Phần 2: Cấp độ 2
Số hiệu:TCVN 13553-2:2022Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Văn hóa-Thể thao-Du lịch
Ngày ban hành:31/05/2022Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13553-2:2022

ISO 24802-2:2014

DỊCH VỤ LẶN GIẢI TRÍ - YÊU CẦU ĐỐI VỚI ĐÀO TẠO
NGƯỜI HƯỚNG DẪN LẶN CÓ BÌNH DƯỠNG KHÍ - PHẦN 2: CẤP ĐỘ 2

Recreational diving services -
Requirements for the training of scuba instructors -
Part 2: Level 2

Mục lục

Lời nói đầu

Lời giới thiệu

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Thuật ngữ và định nghĩa

4  Năng lực của người hướng dẫn lặn có bình dưỡng khí cấp độ 2

5  Điều kiện tiên quyết đối với việc đào tạo

5.1  Kinh nghiệm thực hành

5.2  Yêu cầu về sức khỏe

6  Thông tin về ứng viên trở thành người hướng dẫn lặn có bình dưỡng khí

7  Yêu cầu về kiến thức lý thuyết

8  Yêu cầu về kỹ năng lặn cá nhân

9  Kỹ năng giảng dạy lý thuyết

10  Dạy và giám sát kỹ năng lặn

11  Quy trình khẩn cấp

11.1  Cứu hộ thợ lặn

11.2  Sơ cứu

11.3  Quản ôxy

12  Huấn luyện viên đào tạo người hướng dẫn lặn có bình dưỡng khí

13  Đánh giá

13.1  Độ tuổi tối thiểu

13.2  Kinh nghiệm thực hành tối thiểu

13.3  Kiến thức lý thuyết

13.4  Kỹ thuật giảng dạy

13.5  Giảng dạy và giám sát kỹ năng lặn có bình dưỡng khí

13.6  Giám sát và hướng dẫn các hoạt động lặn

13.7  Quy trình khẩn cấp

Phụ lục A (tham khảo) Bộ quy tắc ứng xử dành cho người hướng dẫn lặn có bình dưỡng khí

Phụ lục B (tham khảo) Ví dụ về việc đánh giá công tác giảng dạy và năng lực đánh giá khi giảng dạy khóa học thợ lặn có bình dưỡng khí cấp độ 3

 

Lời nói đầu

TCVN 13553-2:2022 hoàn toàn tương đương với ISO 24802-2:2014;

TCVN 13553-2:2022 do Trường Đại học Thể dục Thể thao Đà Nng biên soạn, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố;

Bộ TCVN 13553 (ISO 24802) Dịch vụ lặn giải trí - Yêu cầu đối với đào tạo người hướng dẫn lặn có bình dưỡng khí gồm các phần sau đây:

- TCVN 13553-1:2022 (ISO 24802-1:2014), Phần 1: Cấp độ 1;

- TCVN 13553-2:2022 (ISO 24802-2:2014), Phần 2: Cấp độ 2.

 

Lời giới thiệu

Tiêu chuẩn này là một phần trong bộ tiêu chuẩn liên quan đến dịch vụ lặn với mục đích giải trí, được xây dựng với mục đích thiết lập một bộ yêu cầu kỹ thuật về thực hành an toàn và cung cấp dịch vụ.

Tiêu chuẩn này quy định:

- mức độ kinh nghiệm và năng lực cần thiết của thợ lặn và người hướng dẫn lặn có bình dưỡng khí;

- thực hành an toàn và các yêu cầu đối với nhà cung cấp dịch vụ lặn có bình dưỡng khí với mục đích giải trí thích hợp với các cấp độ lặn khác nhau.

Các yêu cầu được quy định trong tiêu chuẩn này là tối thiểu, không loại trừ yêu cầu đối với việc cung cấp việc huấn luyện bổ sung hoặc đối với việc đánh giá năng lực bổ sung do nhà cung cấp dịch vụ thực hiện. Các tiêu chuẩn này là công cụ để so sánh trình độ hiện có (hoặc trong tương lai) của những người thợ lặn có bình dưỡng khí. Tiêu chuẩn này không đưa ra một chương trình khóa học, cũng không ng ý rằng các chương trình khóa học và chứng chỉ đối với thợ lặn có bình dưỡng khí được cấp bởi các quốc gia hoặc tổ chức huấn luyện khác nhau là bắt buộc phải tương ứng với các cấp độ lặn nêu trên.

 

DỊCH VỤ LẶN GIẢI TRÍ - YÊU CẦU ĐỐI VỚI ĐÀO TẠO
NGƯỜI HƯỚNG DẪN LẶN CÓ BÌNH DƯỠNG KHÍ - PH
N 2: CP ĐỘ 2

Recreational diving services -
Requirements for the training of scuba instructors -
Part 2: Level 2

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định những năng lực mà người hướng dẫn lặn có bình dưỡng khí cần có để được cơ sở đào tạo cấp chứng chỉ người hướng dẫn lặn cấp độ 2 và quy định tiêu chí đánh giá những năng lực nêu trên.

Tiêu chuẩn này cũng quy định các điều kiện tiến hành khóa đào tạo, ngoài yêu cầu chung về việc cung cấp dịch vụ lặn với mục đích giải trí theo ISO 24803.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho việc đào tạo và đánh giá trong hoạt động lặn có bình dưỡng khí với mục đích giải trí.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau lả cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bn được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các bn sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 13552-1 (ISO 24801-1), Dịch vụ lặn giải trí - Yêu cầu đối với đào tạo thợ lặn có bình dưỡng khí với mục đích giải trí - Phần 1: Cấp độ 1 - Thợ lặn có giám sát

TCVN 13552-2 (ISO 24801-2), Dịch vụ lặn giải trí - Yêu cầu đối với đào tạo thợ lặn có bình dưỡng khí với mục đích giải trí - Phần 2: Cấp độ 2- Thợ lặn độc lập

TCVN 13552-3 (ISO 24801-3), Dịch vụ lặn giải trí - Yêu cầu đối với đào tạo thợ lặn có bình dưỡng khí với mục đích giải trí - Phần 3: Cấp độ 3 -Trưởng nhóm lặn

TCVN 13553-1 (ISO 24802-1), Dịch vụ lặn giải trí - Yêu cầu đối với đào tạo người hướng dẫn lặn có bình dưỡng khí- Phần 1: Cấp độ 1

ISO 24803, Recreational diving services - Requirements for recreational diving providers (Dịch vụ lặn giải trí - Yêu cầu đối với nhà cung cấp dịch vụ lặn với mục đích giải trí)

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Cơ sở đào tạo (training organization)

Đơn vị cung cấp các hệ thống đào tạo và cấp chứng chỉ về chuyên môn cho hoạt động lặn giải trí, đồng thời chịu trách nhiệm triển khai và quản lý chất lượng đào tạo.

CHÚ THÍCH: Đơn vị có thể gồm các liên đoàn lặn có bình dưỡng khí và các cơ sở đào tạo thợ lặn có bình dưỡng khí.

3.2

Vùng nước giới hạn (confinded water)

Bể bơi với độ sâu phù hợp cho hoạt động lặn hoặc vùng nước có các điều kiện tương tự về tầm nhìn, độ sâu, chuyển động nước và cách tiếp cận mặt nước.

3.3

Vùng nước mở (open water)

Vùng nước rộng hơn đáng kể so với bể bơi với các điều kiện đặc trưng của một vùng nước tự nhiên.

4  Năng lực của người hướng dẫn lặn có bình dưỡng khí cấp độ 2

Người hướng dẫn lặn có bình dưỡng khí cấp độ 2 phải được đào tạo sao cho khi được đánh giá theo Điều 13, họ có đủ trình độ chuyên môn để:

- lập kế hoạch, tổ chức và thực hiện các hoạt động lặn và hướng dẫn các thợ lặn có bình dưỡng khí với mục đích giải trí khác thuộc mọi cấp độ trong vùng nước mở, bao gồm cả các hoạt động cứu hộ;

- giảng dạy và đánh giá học viên là thợ lặn có bình dưỡng khí cấp độ 1 theo TCVN 13552-1 (ISO 24801-1), cấp độ 2 theo TCVN 13552-2 (ISO 24801-2) và cấp độ 3 theo TCVN 13552-3 (ISO 24801-3);

- giám sát người hướng dẫn lặn có bình dưỡng khí cấp độ 1 theo TCVN 13553-1 (ISO 24802-1);

- lập kế hoạch, tổ chức và tiến hành các khóa đào tạo thợ lặn có bình dưỡng khí;

- được đào tạo và có kinh nghiệm bổ sung phù hợp để lập kế hoạch, tổ chức và tiến hành các hoạt động chuyên môn hoặc nghiệp vụ lặn thích hợp.

Nếu điều kiện lặn và điều kiện môi trường khác biệt đáng kể so với các trải nghiệm trước đó, thì người hướng dẫn lặn có bình dưỡng khí phải định hướng phù hợp với điều kiện lặn và môi trường tại chỗ nhằm đáp ứng các năng lực đã đề cập ở trên

5  Điều kiện tiên quyết đối với việc đào tạo

5.1  Kinh nghiệm thực hành

Huấn luyện viên đào tạo người hướng dẫn lặn có bình dưỡng khí phải đảm bảo ứng viên tối thiểu đạt trình độ thợ lặn có bình dưỡng khí cấp độ 3 với kinh nghiệm thực hành bổ sung có được sau khi đạt chứng chỉ cấp độ 3 theo TCVN 13552-3 (ISO 24801-3) trước khi đánh giá theo Điều 13.

5.2  Yêu cầu về sức khỏe

Ứng viên trở thành người hướng dẫn lặn có bình dưỡng khí phải được sàng lọc y tế đ có đủ điều kiện tham gia hoạt động lặn theo các thủ tục do cơ quan y tế có thẩm quyền quy định. Nếu các thủ tục này không được chỉ rõ, ứng viên phải cung cấp bằng chứng kiểm tra y tế dành cho thlặn có thời hạn không quá một năm, trừ khi cơ quan y tế nơi tiến hành kiểm tra y tế xác định thời hạn lâu hơn.

6  Thông tin về ứng viên trở thành người hướng dẫn lặn có bình dưỡng khí

Thông tin theo ISO 24803 phải có sẵn để cung cấp cho học viên trước hoặc trong buổi học đầu tiên.

7  Yêu cầu về kiến thức lý thuyết

Các ứng viên trở thành người hướng dẫn lặn có bình dưỡng khí phải có kiến thức lý thuyết bao quát về kỹ năng lặn được nêu tại TCVN 13552-1 (ISO 24801-1), TCVN 13552-2 (ISO 24801-2), TCVN 13552-3 (ISO 24801-3) và kiến thức đầy đủ để có thể thuyết trình về những chủ đề được nêu tại Điều 7 của TCVN 13552-1 (ISO 24801-1), Điều 7 của TCVN 13552-2 (ISO 24801-2) và Điều 7 của TCVN 13552-3 (ISO 24801-3).

Ngoài ra, ứng viên phải có kiến thức phù hợp về các vấn đề sau.

- chống chỉ định về y tế và tâm lý đối với hoạt động lặn có bình dưỡng khí;

- yêu cầu đào tạo đối với thợ lặn có bình dưỡng khí cấp độ 1 theo TCVN 13552-1 (ISO 24801-1), cấp độ 2 theo TCVN 13552-2 (ISO 24801-2), cấp độ 3 theo TCVN 13552-3 (ISO 24801-3) và người hướng dn lặn có bình dưỡng khí cấp độ 1 theo TCVN 13553-1 (ISO 24802-1);

- trách nhiệm cần lưu tâm của người hướng dẫn lặn có bình dưỡng khí gồm các bộ quy tắc ứng xử và thực hành an toàn;

CHÚ THÍCH: Ví dụ về bộ quy tắc ứng xử và thực hành an toàn được trình bày tại Phụ lục A.

- quy định về an toàn ảnh hưởng đến việc cung cấp dịch vụ lặn có bình dưỡng khí (ví dụ: các quy định ảnh hưởng đến các trường, các trung tâm, câu lạc bộ hoặc các tổ chức);

- phương pháp nạp xy lanh lặn an toàn gồm các quy định liên quan của địa phương về áp suất làm việc của xy lanh lặn và các yêu cầu kiểm tra;

- các mối quan hệ và trao đổi liên lạc với các cơ quan quản lý có liên quan (ví dụ: cảnh sát, hải quan, các tổ chức cứu hộ, đội cứu ha);

- quản lý hành chính bên trong một trung tâm/câu lc bộ/tổ chức đào tạo lặn liên quan đến các hoạt động lặn và đào tạo;

- các nguyên tắc và phương pháp giảng dạy;

- lựa chọn các địa điểm lặn sử dụng thiết bị hỗ trợ điều hướng phù hợp (ví dụ: bản đồ, biểu đồ định vị, bảng thủy triều).

8  Yêu cầu về kỹ năng lặn cá nhân

Các ứng viên trở thành người hướng dẫn lặn có bình dưỡng khí phải có khả năng thực hiện mọi kỹ năng lặn cá nhân của một thợ lặn có bình dưỡng khí cấp độ 1 theo TCVN 13552-1 (ISO 24801-1), cấp độ 2 theo TCVN 13552-2 (ISO 24801-2) và cấp độ 3 theo TCVN 13552-3 (ISO 24801-3).

9  Kỹ năng giảng dạy lý thuyết

Các ứng viên trở thành người hướng dẫn lặn có bình dưỡng khí phải có khả năng tiến hành chuẩn bị bài học, lập kế hoạch và thuyết trình giảng dạy lý thuyết.

10  Dạy và giám sát kỹ năng lặn

Các ứng viên trở thành người hướng dẫn lặn có bình dưỡng khí phải tiến hành thực hiện các bài học dưới nước cho học viên ở cấp độ 1, cấp độ 2 và cấp độ 3 từ các chủ đề tương ứng của TCVN 13552-1 (ISO 24801-1), TCVN 13552-2 (ISO 24801-2) và TCVN 13552-3 (ISO 24801-3). Việc đánh giá phải bao gồm các hoạt động thực hành kỹ năng liên quan đến vùng nước giới hạn và vùng nước mở. Các hoạt động ở vùng nước mở phải được thực hiện ở địa điểm vùng nước mở đại diện cho các điều kiện môi trường tại chỗ.

Các nội dung bài học được đánh giá bao gồm:

- chuẩn bị lặn;

- lập kế hoạch;

- chỉ dẫn và phỏng vấn;

- kiểm soát và giám sát nhóm;

- thực hành kỹ năng;

- nhận diện và giải quyết sự cố;

- đánh giá học viên.

11  Quy trình khẩn cấp

11.1  Cứu hộ thlặn

Ứng viên trở thành người hướng dẫn lặn có bình dưỡng khí phải thành thạo kỹ năng cứu hộ thợ lặn bao gồm:

- nhận diện các tình huống khẩn cấp (ví dụ: mất nguồn cấp khí thở, thiếu phản hồi);

- phục hồi tai nạn được kiểm soát từ độ sâu;

- hoạt động bề mặt khẩn cấp hiệu quả;

- phục hồi tai nạn từ vùng nước;

- quản lý tình huống khẩn cấp gồm việc phối hợp với dịch vụ khẩn cấp theo các quy trình tại chỗ.

11.2  Sơ cứu

Học viên phải hoàn thành khóa sơ cứu và hồi sức tim phổi (CPR) được công nhận bởi một cơ sở đào tạo và có bằng cấp hoặc chứng chỉ hợp lệ.

11.3  Quản lý ôxy

Ứng viên trở thành người hướng dẫn lặn có bình dưỡng khí phải thành thạo trong việc quản lý ôxy khẩn cấp. Điều này bao gồm kiến thức về các nguyên tắc y tế liên quan và công dụng thực tế của đơn vị ôxy khẩn cấp.

12  Huấn luyện viên đào tạo người hướng dẫn lặn có bình dưỡng khí

Huấn luyện viên đào tạo người hướng dẫn lặn có bình dưỡng khí phải chịu trách nhiệm trong việc đào tạo và cấp chứng chỉ.

Huấn luyện viên phải là người hướng dẫn lặn có thảm niên, có trình độ cao hơn người hướng dẫn lặn có bình dưỡng khí cấp độ 2 và phải được đào tạo chuyên sâu để giảng dạy và đánh giá người hướng dẫn lặn có bình dưỡng khí.

Huấn luyện viên phải có kiến thức rộng về nghiệp vụ sư phạm và các hệ thống giáo dục liên quan, phi được cấp bằng và công nhận bởi một tổ chức giáo dục hoặc cơ quan có thẩm quyền rằng họ có đủ khả năng giảng dạy và đánh giá người hướng dẫn lặn.

Huấn luyện viên đào tạo người hướng dẫn lặn có bình dưỡng khí có thể đóng vai trò là huấn luyện viên hoặc giám khảo của các ứng viên theo các thủ tục quy định bởi các cơ sở đào tạo hoặc các cơ quan có thẩm quyền.

Quá trình đào tạo và cấp bằng cho các ứng viên phải có sự tham gia của tối thiểu một huấn luyện viên và một người hướng dẫn lặn cấp độ 2.

13  Đánh giá

13.1  Độ tuổi tối thiểu

Độ tuổi tối thiểu để nhận được chứng chỉ người hướng dẫn lặn có bình dưỡng khí cấp 2 là 18 tuổi.

13.2  Kinh nghiệm thực hành tối thiểu

Các ứng viên trở thành người hướng dẫn lặn có bình dưỡng khí phải đáp ứng mọi yêu cầu dành cho người hướng dẫn lặn cấp độ 1 theo TCVN 13553-1 (ISO 24802-1) và người hướng dẫn lặn cấp độ 2 theo TCVN 13553-2 (ISO 24802-2) trước khi được cấp chứng chỉ.

Các ứng viên phải nâng cao kinh nghiệm giảng dạy bằng cách đóng vai trò của một người hướng dẫn trong một chuỗi các buổi đào tạo thực tế hoặc mô phỏng có cấu trúc (cả trong lớp học và môi trường nước giới hạn) qua đó sẽ đặt họ vào một phạm vi toàn diện các trách nhiệm và sự cố mà họ sẽ phải đối mặt khi được công nhận đủ trình độ. Những tình huống người hướng dẫn lặn phải đối mặt nên có trong các tình huống khẩn cấp dưới nước mô phỏng, động lực nhóm, vấn đề về hành vi và những khó khăn học tập đặc thù.

Các ứng viên phải có đủ kinh nghiệm lặn đề chứng minh năng lực về tất cả các khả năng được quy định trong tiêu chuẩn này.

13.3  Kiến thức lý thuyết

Các ứng viên trở thành người hướng dẫn lặn có bình dưỡng khí phải thực hành đạt yêu cầu trước huấn luyện viên đào tạo người hướng dẫn lặn về kiến thức đào tạo lặn có bình dưỡng khí thông qua việc tham dự và thi đỗ kỳ thi. Kỳ thi này phải kiểm tra kiến thức về lý thuyết theo Điều 7 và kiến thức về kỹ năng theo Điều 8, Điều 9, Điều 10 và Điều 11.

13.4  Kỹ thuật giảng dạy

Các ứng viên trở thành người hướng dẫn lặn có bình dưỡng khí phải thực hành đạt yêu cầu trước huấn luyện viên đào tẹo về khả năng chuẩn bị và tiến hành các phần thuyết trình về lý thuyết và thực hiện đạt độ chính xác về mặt kỹ thuật, của nội dung phù hợp và được truyền tải một cách hiệu quả phù hợp với nhu cầu của học viên.

Ví dụ về đánh giá kỹ thuật giảng dạy và giám sát kỹ năng lặn nêu tại Phụ lục B.

13.5  Giảng dạy và giám sát kỹ năng lặn có bình dưỡng khí

Các ứng viên trở thành người hướng dẫn lặn có bình dưỡng khí phải thực hành đạt yêu cầu trước huấn luyện viên đào tạo về khả năng thực hiện, giảng dạy và đánh giá các kỹ năng lặn có bình dưỡng khí theo TCVN 13552-1 (ISO 24801-1), TCVN 13552-2 (ISO 24801-2) và TCVN 13552-3 (ISO 24801-3).

Đánh giá này sẽ bao gồm cả các hoạt động ở vùng nước giới hạn và vùng nước mở. Trước buổi đánh giá, ứng viên không được cung cấp thông tin về bài tập sẽ được sử dụng.

Ví dụ về đánh giá hoạt động ging dạy và giám sát kỹ năng lặn nêu tại Phụ lục B.

13.6  Giám sát và hướng dẫn các hoạt động lặn

Các ứng viên trở thành người hướng dẫn lặn có bình dưỡng khí phải thực hành trước huấn luyện viên đào tạo về các kỹ năng về kiểm soát nhóm và giám sát các hoạt động lặn của học viên bao gồm đánh giá có trách nhiệm về các tiêu chí địa đim liên quan như thời tiết, độ sâu, tầm nhìn, chuyển động nước và mức độ giám sát được yêu cầu.

13.7  Quy trình khẩn cấp

Các ứng viên trở thành người hướng dẫn lặn có bình dưỡng khí phải thực hành đạt yêu cầu trước huấn luyện viên đào tạo về các kỹ năng được lựa chọn từ Điều 11 bằng cách hoàn thành tối thiểu một tình huống cứu hộ giả định ở vùng nước mở.

 

Phụ lục A

(tham khảo)

Bộ quy tắc ứng xử dành cho người hướng dẫn lặn có bình dưỡng khí

A.1  Quy tắc thực hành dành cho người hướng dẫn lặn

Với tư cách là một chuyên gia lặn, anh/ch có trách nhiệm vô cùng quan trọng đối với học viên, khách hàng và tất cả những người được anh/chị giảng dạy hoặc hướng dẫn dưới nước: Anh/chị chịu trách nhiệm về sự an toàn của những người khác.

Với tư cách là một chuyên gia lặn có bình dưỡng khí, anh/chị cần đồng ý với các nội dung sau:

a) đặt sự an toàn của các khách hàng và học viên lặn làm ưu tiên hàng đầu và là trách nhiệm của anh/chị. Để làm như vậy, anh/chị phải tuân thủ theo các yêu cầu và mục đích của các tiêu chuẩn và quy trình lặn của cơ sở đào tạo mà anh/chị tham gia, trong khi vẫn áp dụng đánh giá tốt nhất của anh/chị trong quá trình diễn ra các khóa học và chương trình mà anh/chị thực hiện.

b) mặc dù lặn có bình dưỡng khí là một hoạt động khá an toàn khi các quy tắc về an toàn được tuân thủ, nhưng rủi ro của lặn có bình dưỡng khí có thể dẫn đến những chấn thương nghiêm trọng. Hãy chú ý đến an toàn, nhận thức về an toàn, giảng dạy thực hành và thành thạo lặn một cách chuyên nghiệp.

c) thực hiện một bản tự đánh giá mức độ sẵn sàng của cá nhân trước khi tiến hành giảng dạy hoặc hướng dẫn người khác về các hoạt động lặn.

Nội dung này bao gồm việc đánh giá sức khỏe thể chất và trạng thái sung sức để lặn, cũng như khả năng của anh/chị trong việc giám sát và ứng phó với những tình huống khẩn cấp của thợ lặn vào ngày và tại vị trí diễn ra hoạt động lặn. Đánh giá điều kiện lặn và môi trường lặn cũng như xác định nếu anh/chị sẵn sàng và quen với các điều kiện vừa nêu để giảng dạy và hướng dẫn hoạt động lặn tại đó. Đánh giá mức độ sẵn sàng về kiến thức của anh/chị để giảng dạy và hướng dẫn lặn vào ngày được chỉ định bất kỳ, để đảm bảo anh/chị đã quen với các tiêu chuẩn, những cập nhật mới nhất và công cụ giảng dạy phục vụ chương trình anh/chị giảng dạy, cũng như anh/chị ý thức được mức độ sẵn sàng và khả năng của các thợ lặn là học viên của anh/chị.

d) khi giảng dạy, việc lặp đi lặp lại rất quan trọng để thành thạo và duy trì kỹ năng lâu dài.

Để thành thạo các kỹ năng cơ bản và kiểm soát hơi thở ở các điều kiện khác nhau đòi hỏi thời gian và sự luyện tập lâu dài. Hỗ trợ những người được anh/chị giảng dạy và giám sát bằng cách hướng dẫn họ thông qua quá trình học tập này.

e) mỗi người có một trạng thái tâm trí và mức độ thoải mái rất khác so với người hướng dẫn lặn, cũng như hoàn toàn khác giữa các thợ lặn trong cùng một nhóm, sẵn sàng hủy bỏ một buổi lặn dành cho một nhóm hoặc một cá nhân ở bất kỳ thời điểm nào để tránh rủi ro về an toàn.

f) thận trọng với những dấu hiệu căng thẳng và lo âu của thợ lặn, hành động nhanh chóng và phù hợp khi anh/chị phát hiện thấy có những dấu hiệu này.

g) sử dụng các biện pháp kiểm soát nhóm hiệu quả dưới nước, đặc biệt khi giám sát những người chưa có kinh nghiệm và trẻ em. Thường xuyên tiến hành đếm đầu người.

h) thực hiện các hoạt động của bản thân và hoạt động liên quan đến lặn theo cách chuyên nghiệp.

i) tuân th mục đích của tổ chức về bộ quy tắc dành cho thợ lặn và các hoạt động thực hành lặn an toàn khi tiến hành giảng dạy và giám sát.

j) không làm mất uy tín của các chuyên gia hoặc tổ chức khác trong ngành lặn.

k) lưu tâm và cng cố những hạn chế về độ sâu và sự giám sát đối với thanh thiếu niên, thợ lặn bị khuyết tật hoặc các chứng nhận bị hạn chế như đã ghi rõ trên chứng chỉ.

l) tuân thủ bộ quy tắc chặt chẽ và tuân theo các yêu cầu và mục đích của Cam kết của trưởng nhóm thanh thiếu niên (xem Điều A.2) bất cứ khi nào giảng dạy và giám sát trẻ em.

m) tuân thủ bộ quy tắc thực hành chuyên nghiệp hướng đến môi trưng và trong mọi hoạt động lặn.

A.2  Quy tắc thực hành dành cho người hướng dẫn lặn đối với trẻ em

a) chú ý đến sức khỏe, an toàn và lợi ích của trẻ.

b) bảo đảm giám sát phù hợp trong quá trình diễn ra tất cả các hoạt động hướng dẫn.

c) bất cứ khi nào có thể, gặp gỡ cha mẹ hoặc người giám hộ của trẻ và chia sẻ về mục tiêu và mục đích của chương trình.

d) cố gắng giữ thông tin cha mẹ hoặc người giám hộ tham gia và thông tin qua các báo cáo và cập nhật bằng lời nói càng thường xuyên càng tốt.

e) cư xử với trẻ nhỏ, cha mẹ hoặc người giám hộ một cách tôn trọng bất kể tuổi tác, chủng tộc, giới tính và tôn giáo.

f) tôn trọng những cam kết dành cho trẻ em.

g) thảo luận những vấn đề về kỷ luật với cha mẹ và người giám hộ.

h) không có các tiếp xúc không phù hợp với trẻ em.

i) tôn trọng quyền riêng tư của trẻ em và chỉ can thiệp khi có sự đòi hỏi về sức khỏe và an toàn.

j) bất cứ khi nào có th, bảo đảm có hai người trưởng thành kèm các trẻ em.

 

Phụ lục B

(tham khảo)

Ví dụ về việc đánh giá công tác giảng dạy và năng lực đánh giá
khi giảng dạy khóa học thợ lặn có bình dưỡng khí cấp độ 3

B.1  Nội dung đánh giá

Bảng B.1 - Nội dung lý thuyết

Nội dung lý thuyết

Lĩnh vực/nội dung đánh giá ứng viên trở thành người hướng dẫn lặn có bình dưỡng khí

Phương pháp đánh giá

Thiết bị: Bộ điều chỉnh áp suất lặn

1) Ứng viên tự giới thiệu về bản thân, chủ đề và giải thích tầm quan trọng/giá trị của môn học.

2) Ứng viên trình bày rõ mục đích học (học viên cần biết những gì khi kết thúc khóa học).

3) Ứng viên trình bày nội dung chính của bài học và cách thức học viên tham gia.

4) Nội dung bài học, ứng viên phải:

a) mô tả ý nghĩa lặn mạch hở, lặn mạch bán kín và lặn mạch kín.

b) giải thích cách thức hoạt động của bộ điều chỉnh lặn mạch h.

c) mô tả các loại thiết kế bộ điều chỉnh lặn thông thường và những lợi thế/bất lợi của từng loại.

d) mô tả ý nghĩa tính năng "đảm bảo an toàn” liên quan đến bộ điều chỉnh áp suất lặn và lợi thể của tính năng đó.

e) giải thích mục đích dấu niêm phong môi trường của bộ điều chnh lặn và trạng thái/tình trạng khi được sử dụng.

f) mô tả sự khác nhau giữa bộ điều chỉnh lặn cân bằng và không cân bằng.

g) nhận diện khi bộ điều chỉnh lặn cần được bảo quản, kiểm tra và đánh giá chức năng cơ bản.

5) Thông tin được trình bày theo trình tự lôgic.

6) Ứng viên trình bày mối quan hệ của thông tin với kiến thức khác mà học viên đã nắm bắt.

7) Ứng viên tóm tắt thông tin dưới dạng các điểm chinh, củng cố giá trị của thông tin và giải thích khi nào học viên nên áp dụng.

8) Ứng viên sử dụng các hỗ trợ đào tạo phù hợp.

9) Ứng viên trình bày thông tin một cách rõ ràng và lôi kéo học viên tham gia bằng cách đặt câu hỏi.

10) Ứng viên thích nghi với phương pháp giảng dy căn cứ theo đầu vào và nhu cầu của học viên.

11) ng viên kiểm tra hiểu biết thông tin của học viên.

Hun luyện viên lặn quan sát các bài học giả định hoặc thực tế.

CHÚ THÍCH: Ví dụ trên đây có thể áp dụng cho phần trình bày lý thuyết bất kỳ, trừ nội dung th 4 sẽ tùy thuộc vào nội dung của bài học.

Bảng B.2 - Nội dung thực hành

Nội dung thực hành

Nội dung đánh giá ứng viên trở thành người hướng dẫn lặn có bình dưỡng khí

Phương pháp đánh giá

Lập kế hoạch và chuẩn bị lặn

1) Ứng viên tự giới thiệu về bn thân, chủ đề và giải thích tầm quan trọng/giá trị của môn học.

2) Ứng viên trình bày rõ mục đích học (học viên cần biết những gì khi kết thúc khóa học).

3) Ứng viên giải thích cách thức buổi học thực hành sẽ được tiến hành và mô tả vai trò của học viên trong bài học.

4) Ứng viên mô tả cách thức liên lạc trong quá trình tiến hành buổi học.

5) Ứng viên mô tả các quy trình khẩn cấp liên quan.

6) Ứng viên thao diễn hoặc giải thích nếu phù hợp:

a) tiến hành các đánh giá môi trường và thợ lặn, áp dụng các bước giám sát phù hợp dựa trên các đánh giá;

b) chuẩn bị kế hoạch khẩn cấp phù hợp với địa điểm lặn cũng như năng lực và kinh nghiệm của nhóm lặn;

c) tiến hành một buổi hướng dẫn trước khi lặn phù hợp với địa điểm lặn dành cho nhóm lặn được chỉ định;

d) Ứng phó hoặc phòng ngừa sự cố đối với thợ lặn một cách phù hợp;

e) lựa chọn và chuẩn bị dụng cụ hỗ trợ lặn xuống/nổi lên.

7) Ứng viên quan sát học viên thao diễn mục 6) từ a) đến e).

8) Ứng viên ứng phó với các sự cố của học viên một cách phù hợp và điều chỉnh học viên khi cần thiết.

9) Ứng viên bảo đảm học viên được giám sát chính xác và được theo dõi trong suốt quá trình bài học.

10) Ứng viên thực hiện phỏng vấn tiếp sau buổi học gồm phản hồi tới học viên về kết quả họ đạt được so với mục tiêu yêu cầu, phân tích các sự cố ny sinh và và giải pháp cho các sự cố đó cũng như tăng cường giá trị và ứng dụng của chủ đề.

Huấn luyện viên lặn quan sát các bài học giả định hoặc thực tế.

CHÚ THÍCH: Ví dụ trên đây có thể áp dụng cho phần trình bày lý thuyết bất kỳ, trừ nội dung thứ 6 sẽ tùy thuộc vào nội dung của phần trình bày.

B.2  Ví dụ về kiến thức của người hướng dẫn lặn có bình dưỡng khí cấp độ 2

Chủ đề: Đặc điểm vật lý lặn

Chủ đề phụ: ánh sáng, sức nóng và âm thanh dưới nước

Ứng viên trở thành người hướng dẫn lặn phải có khả năng trả lời các câu hỏi sau đây. Ứng viên cũng cần phải có hiểu biết vì sao những hiện tượng đó lại xuất hiện và hậu quả liên quan đến lặn biển.

a) tại sao nước tán xạ nhiệt cơ thể nhanh hơn không khí và ở tốc độ nào?

b) khả năng của nước gây ra tác động gì để tán xạ nhiệt trên một thợ lặn?

c) ánh sáng làm gì khi truyền từ không khí vào nước, hoặc ngược lại, và điều này ảnh hưởng như thế nào đến thợ lặn?

d) khúc xạ là gì?

e) tại sao âm thanh di chuyển trong nước nhanh hơn di chuyển trong không khí và ở trong nước thi nhanh hơn bao nhiêu?

f) tốc độ âm thanh dưới nước ảnh hưởng như thế nào đến khả năng nghe?

g) ảnh hưởng độ đục của nước đến tầm nhìn là gì?

h) tầm nhìn của vùng nước mở sẽ ảnh hưởng như thế nào đến những lưu ý về kiểm soát học viên?

i) những dụng cụ hỗ trợ giảng dạy gì có thể được sử dụng để thao diễn những hiện tượng trên?

B.3  Ví dụ về việc giám sát người hướng dẫn lặn có bình dưỡng khí cấp độ 1

Khi giám sát người hướng dẫn lặn cấp độ 1 trong quá trình diễn ra buổi học dưới nước, người hướng dẫn lặn cấp độ 2 cần quan sát người hướng dẫn lặn cấp 1 và bảo đảm các khía cạnh sau của buổi học được tiến hành chính xác. Lỗi bất kỳ có thể ảnh hưởng tới an toàn phải lập tức được điều chỉnh và trong bất kỳ trường hợp nào cũng cần tiến hành buổi phỏng vấn người hướng dẫn lặn cấp độ 1 để đưa ra những phê bình mang tính xây dựng.

Người hướng dẫn lặn cấp độ 1 có thể được yêu cầu:

- tổ chức bố trí dụng cụ lặn của học viên trước khi lặn phục vụ hoạt động đào tạo ở vùng nước giới hạn và vùng nước mở;

- điều phối chuyển động của và kiểm soát trong quá trình tiến hành hoạt động lặn đào tạo ở vùng nước giới hạn và vùng nước mở;

- giám sát những học viên chưa nhận được sự quan tâm tức thì của người hướng dẫn lặn có bình dưỡng khí khi đang đào tạo ở vùng nước giới hạn;

- giải thích cho các bạn lặn cách vào và ra vùng nước bằng cách kiểm tra họ khi vào và ra khỏi vùng nước;

- hỗ trợ học viên vượt qua khó khăn học tập ở vùng nước giới hạn;

- hỗ trợ công tác chuẩn bị địa điểm học tập tại vùng nước mở;

- tiến hành các đánh giá môi trường và thợ lặn để giám sát các thợ lặn không tham dự đào tạo và đưa các khuyến nghị căn cứ trên đánh giá vào phần hướng dẫn trước khi lặn, đồng thời tiến hành các bước phù hợp khác dựa trên đánh giá;

- tiến hành hướng dẫn trước lặn phù hợp đối với một địa điểm lặn.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi