Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13552-3:2022 ISO 24801-3:2014 Dịch vụ lặn giải trí - Yêu cầu đối với đào tạo thợ lặn có bình dưỡng khí với mục đích giải trí - Phần 3: Cấp độ 3 - Trưởng nhóm lặn

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 13552-3:2022

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13552-3:2022 ISO 24801-3:2014 Dịch vụ lặn giải trí - Yêu cầu đối với đào tạo thợ lặn có bình dưỡng khí với mục đích giải trí - Phần 3: Cấp độ 3 - Trưởng nhóm lặn
Số hiệu:TCVN 13552-3:2022Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Văn hóa-Thể thao-Du lịch
Ngày ban hành:31/05/2022Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13552-3:2022

ISO 24801-3:2014

DỊCH VỤ LẶN GIẢI TRÍ - YÊU CẦU ĐỐI VỚI ĐÀO TẠO THỢ LẶN CÓ BÌNH DƯỠNG KHÍ VỚI MỤC ĐÍCH GIẢI TRÍ -
PHẦN 3: CẤP ĐỘ 3 - TRƯỞNG NHÓM LẶN

Recreational diving services - Requirements for the training of recreational scuba divers -
Part 3: Level 3 - Dive leader

Mục lục

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Thuật ngữ và đnh nghĩa

4  Năng lực của thợ lặn có bình dưỡng khí với mục đích giải trí cấp độ 3 (“Trưởng nhóm lặn”)

5  Điều kiện tiên quyết đối với việc đào tạo

5.1  Yêu cầu chung

5.2  Người vị thành niên

5.3  Yêu cầu sức khỏe

5.4  Kinh nghiệm lặn tối thiểu

6  Thông tin về chương trình nhập môn

7  Yêu cầu về kiến thức lý thuyết

8  Kỹ năng lặn cá nhân

8.1  Kỹ năng lặn

8.2  Lặn sâu

8.3  Điều hướng

9  Yêu cầu đối với kỹ năng của trưởng nhóm lặn

9.1  Tổng quan

9.2  Kỹ năng lặn

9.3  Cứu hộ thợ lặn

9.4  Sơ cứu

9.5  Quản lý ôxy trong tình huống khẩn cấp

10  Thông số đào tạo thực hành

11  Đánh giá

11.1  Kiến thức

11.2  Kỹ năng lặn

11.3  Số lượng tối thiểu của hoạt động lặn ở vùng nước mở

12  Yêu cầu về tuổi tối thiểu để làm trưởng nhóm lặn

Phụ lục A (quy định) Đào to bổ sung để hướng dẫn các thợ lặn có bình dưỡng khí không có chứng chỉ

Phụ lục 3 (tham khảo) Ví dụ về mức độ thành thạo được yêu cầu đối với kỳ thi đánh giá thợ lặn cấp độ 3

Thư mục tài liệu tham khảo

 

Lời nói đầu

TCVN 13552-3:2022 hoàn toàn tương đương với ISO 24801-3:2014;

TCVN 13552-3:2022 do Trường Đại học Thể dục Thể thao Đà Nng biên soạn, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố;

Bộ TCVN 13552 (ISO 24801) Dịch vụ lặn giải trí - Yêu cầu đối với đào tạo thợ lặn có bình dưỡng khí với mục đích giải trí gồm các phần sau đây:

- TCVN 13552-1:2022 (ISO 24801-1:2014), Phần 1: cấp độ 1 - Thợ lặn có giám sát;

- TCVN 13552-2:2022 (ISO 24801-2:2014), Phần 2: cấp độ 2 - Thợ lặn độc lập;

- TCVN 13552-3:2022 (ISO 24801-3:2014), Phần 3: cấp độ 3 - Trưởng nhóm lặn.

 

Lời giới thiệu

Tiêu chuẩn này là một phần trong bộ tiêu chuẩn liên quan đến dịch vụ lặn giải trí, được xây dựng với mục đích thiết lập một bộ yêu cầu kỹ thuật về thực hành an toàn và cung cấp dịch vụ.

Tiêu chuẩn này quy định:

- mức độ kinh nghiệm và năng lực cần thiết của thợ lặn và người hướng dẫn lặn có bình dưỡng khí;

- thực hành an toàn và các yêu cầu đối với nhà cung cấp dịch vụ lặn có bình dưỡng khí với mục đích giải trí thích hợp với các cấp độ lặn khác nhau.

Các yêu cầu được quy định trong tiêu chuẩn này là tối thiểu, không loại trừ yêu cầu đối với việc cung cấp việc huấn luyện bổ sung hoặc đối với việc đánh giá năng lực bổ sung do nhà cung cấp dịch vụ thực hiện. Các tiêu chuẩn này là công cụ để so sánh trình độ hiện có (hoặc trong tương lai) của những người thợ lặn có bình dưỡng khí. Tiêu chuẩn này không đưa ra một chương trình khóa học, cũng không ngụ ý rằng các chương trình khóa học và chứng chỉ đối với thợ lặn có bình dưỡng khí được cấp bởi các quốc gia hoặc tổ chức huấn luyện khác nhau là bắt buộc phải tương ứng với các cấp độ lặn nêu trên.

 

DỊCH VỤ LẶN GIẢI TRÍ - YÊU CU ĐỐI VỚI ĐÀO TẠO THỢ LẶN CÓ BÌNH DƯỠNG KHÍ VỚI MỤC ĐÍCH GIẢI TRÍ -
PHẦN 3: CẤP ĐỘ 3 - TRƯỞNG NHÓM LN

Recreational diving services - Requirements for the training of recreational scuba divers -
Part 3: Level 3 - Dive leader

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định những năng lực mà thợ lặn có bình dưỡng khí với mục đích giải trí cần có để được cơ sở đào tạo cấp chứng chỉ thợ lặn cấp độ 3 (“Trưởng nhóm lặn”) và quy định các tiêu chí đánh giá đối với các năng lực nêu trên.

Tiêu chuẩn này cũng quy định các điều kiện tiến hành khóa đào tạo, ngoài yêu cầu chung về việc cung cấp dịch vụ lặn giải trí theo ISO 24803.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho việc đào tạo và đánh giá trong hoạt động lặn có bình dưỡng khí với mục đích giải trí.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rt cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 13552-2 (ISO 24801-2), Dịch vụ lặn giải trí - Yêu cầu đối với đào tạo thợ lặn có bình dưỡng khí với mục đích giải trí - Phần 2: Cấp độ 2 - Thợ lặn độc lập.

TCVN 13553-1 (ISO 24802-1), Dịch vụ lặn giải trí - Yêu cầu đối với đào tạo người hướng dẫn lặn có bình dưỡng khí - Phần 1: Cấp độ 1.

TCVN 13553-2 (ISO 24802-2), Dịch vụ lặn giải trí - Yêu cầu đối với đào tạo người hướng dẫn lặn có bình dưỡng khí - Phần 2: Cấp độ 2.

ISO 24803, Recreational diving services - Requirements for recreational diving providers (Dịch vụ lặn giải trí- Yêu cầu đối với nhà cung cấp dịch vụ lặn giải trí).

EN 250:2000 1), Respiratory equipment - Open-circuit self-contained compressed air diving apparatus - Requirements, testing, marking (Thiết bị hô hấp - Thiết bị lặn khí nén khép kín mạch hở - Yêu cầu, phương pháp thử, ghi nhãn)

EN 12628:1999, Diving accessories - Combined buoyancy and rescue devices - Functional and safety requirements, test methods (Phụ kiện lặn - Thiết bị kết hợp nổi và cứu hộ - Yêu cầu chức năng và an toàn, phương pháp thử)

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong EN 250:2000, EN 12628:1999 cùng với các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Cơ sở đào tạo (training organization)

Đơn vị cung cấp các hệ thống đào tạo và cấp chứng chỉ về chuyên môn cho hoạt động lặn giải trí, đồng thời chịu trách nhiệm triển khai và quản lý chất lượng đào tạo.

CHÚ THÍCH 1: Đơn vị có thể gồm các liên đoàn lặn có bình dưỡng khí và các cơ sở đào tạo thợ lặn.

3.2

Người hướng dẫn lặn có bình dưỡng khí (scuba instructor)

Cá nhân đủ trình độ chuyên môn tương ứng với TCVN 13553-1 (ISO 24802-1) hoặc TCVN 13553-2 (ISO 24802-2).

3.3

Khí thở (breathing gas)

Hỗn hợp ôxy và nitơ với lượng ôxy không ít hơn 20%.

3.4

Vùng nước giới hạn (confinded water)

Bể bơi với độ sâu phù hợp cho hoạt động lặn hoặc vùng nước có các điều kiện tương tự về tầm nhìn, độ sâu, chuyển động nước và cách tiếp cận mặt nước.

3.5

Vùng nước mở (open water)

Vùng nước rộng hơn đáng kể so với bể bơi với các điều kiện đặc trưng của một vùng nước tự nhiên.

3.6

Thiết bị lặn (diving equipment)

Thiết bị bao gồm chân vịt, mặt nạ lặn, ống thở, bộ điều chỉnh lặn, hệ thống khí thở luân phiên, xy lanh, hệ thống hỗ trợ xy lanh, bộ bù nổi, hệ thống thả nhanh trọng lượng (nếu phù hợp), đồng hồ đo áp suất lặn (bộ giám sát áp suất khí thở), phương tiện đo độ sâu, phương tiện đo thời gian và phương tiện giới hạn phơi nhiễm an toàn với khí trơ, bộ đồ lặn (nếu phù hợp).

CHÚ THÍCH 1: Hệ thống khí thở luân phiên có thể là hệ thống “bạch tuộc" đơn giản cho tới hệ thống thở nhân đôi với bộ cấp khí thở riêng biệt.

CHÚ THÍCH 2: Những môi trường hoặc hoạt động cụ thể có thể cần các thiết bị phụ trợ (ví dụ: dụng cụ hỗ trợ điều hướng dưới nước, dao/dụng cụ cắt, phao đánh dấu bề mặt mở trễ).

3.7

Quản lý lặn (dive management)

Các hành động và biện pháp cần thiết để đảm bảo quản lý an toàn cho các hoạt động lặn biển giải trí, bao gồm tóm tắt, lập kế hoạch, tiến hành và kiểm soát, các biện pháp khẩn cấp và chỉ dẫn.

4  Năng lực của thợ lặn có bình dưỡng khí với mục đích giải trí cấp độ 3 (“Trưởng nhóm lặn”)

Thợ lặn có bình dưỡng khí cấp độ 3 phải được đào tạo và có kinh nghiệm chuyên sâu phù hợp đ khi đánh giá theo Điều 11, họ có đủ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm để lập kế hoạch, tổ chức và thực hiện các hoạt động lặn và hướng dẫn các thợ lặn khác ở vùng nước mở.

Thợ lặn có bình dưỡng khí cấp độ 3 được cấp chứng chỉ lặn với các điều kiện sau:

a) thực hiện hoạt động lặn có bình dưỡng khí với mục đích giải trí đặc biệt mà họ đã được đào tạo phù hợp;

b) lập kế hoạch và thực hiện các quy trình khẩn cấp phù hợp với môi trường và hoạt động lặn.

Thợ lặn có bình dưỡng khí cấp độ 3 có thể trợ giúp các học viên và tăng cường độ an toàn nhưng có thể không đánh giá hoặc giảng dạy bất kỳ kỹ năng hoặc kiến thức nào cho học viên.

Để có đủ khả năng dẫn dắt các thợ lặn có bình dưỡng khí, những người trước đó đã hoàn thành chương trình nhập môn theo TCVN 13551 (ISO 11121) về lặn giải trí tới độ sâu tối đa 12 m, những thợ lặn có bình dưỡng khí ở cấp độ 3 phải được đào tạo thêm theo các nội dung ở Phụ lục A.

Nếu điều kiện lặn và điều kiện môi trường khác biệt đáng kể so với các trải nghiệm trước đó, thi thợ lặn có bình dưỡng khí cấp độ 3 cần có sự thích ứng phù hợp về điều kiện môi trường tại chỗ.

Để hướng dẫn được các thợ lặn có bình dưỡng khí trong những lần lặn có yêu cầu thêm các thông số hoạt động, thợ lặn có bình dưỡng khí cấp độ 3 phải được đào tạo và có kinh nghiệm chuyên sâu phù hợp. Ví dụ về những lần lặn này như sau:

- lặn đêm;

- lặn với tầm nhìn hạn chế;

- lặn trong dòng chảy ngầm (ví dụ: lặn theo dòng chảy);

- lặn sâu;

- lặn trong tàu chìm;

- lặn với bộ đồ lặn khô.

Khi cần hướng dẫn thêm, chỉ người hướng dẫn lặn phải có trình độ phù hợp mới có thể đảm nhận.

5  Điều kiện tiên quyết đối với việc đào tạo

5.1  Yêu cầu chung

Nhà cung cấp dịch vụ phải đảm bảo khách hàng thực hiện đầy đủ các điều kiện tiên quyết sau đây để tham gia vào khóa đào tạo đã được lên kế hoạch.

5.2  Người vị thành niên

Phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp nếu học viên đang ở tuổi vị thành niên.

5.3  Yêu cầu sức khỏe

Phải có bằng chứng bằng văn bản chứng minh học viên đã được sàng lọc y tế phù hợp để tham gia lặn giải trí.

CHÚ THÍCH: một số quốc gia và cơ sở đào tạo, bắt buộc phải kiểm tra y tế.

Học viên phải được tư vấn về tầm quan trọng của việc kiểm tra y tế thông thường.

5.4  Kinh nghiệm lặn tối thiểu

Học viên phải đáp ứng mọi yêu cầu đối với thợ lặn có bình dưỡng khí cấp độ 2 phù hợp với TCVN 13552-2 (ISO 24801-2).

Học viên phải có kinh nghiệm lặn đêm/lặn với tầm nhìn hạn chế, lặn sâu (có tính đến các điều kiện môi trường tại chỗ) và kinh nghiệm điều hướng (như được ghi trong nhật ký lặn).

6  Thông tin về chương trình nhập môn

Thông tin theo ISO 24803 phải có sẵn để cung cấp cho học viên trước hoặc trong buổi học đầu tiên.

7  Yêu cầu về kiến thức lý thuyết

Học viên phải có hiểu biết và kiến thức phù hợp về những chủ đề sau đây để lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động lặn của mình ở mọi điều kiện đặc thù đã gặp trong môi trường tại chỗ và để lập kế hoạch và ứng phó với các tình huống khẩn cấp có thể xảy ra trong suốt quá trình lặn:

- thiết bị;

- yếu tố vật lý của hoạt động lặn;

- những vấn đề về y tế liên quan đến hoạt động lặn;

- sử dụng bảng lặn (diving table) và máy tính lặn;

- môi trường lặn;

- kế hoạch lặn và quản lý lặn;

- liên lạc trao đổi thông tin, cả ở dưới và trên mặt nước;

- các thực hành lặn an toàn được khuyến nghị;

- quy trình lặn tàu;

- quy trình lặn đêm;

- quy trình lặn với tầm nhìn hạn chế;

- quy trình lặn sâu;

- thủy triều và dòng chảy;

- những hạn chế của hoạt động lặn khi không tiếp cận trực tiếp với mặt nước;

- điều hướng;

- quản lý tai nạn;

- quy trình khi thợ lặn lạc;

- năng lực của thợ lặn có bình dưỡng khí cấp độ 1 và 2;

- nhận thức và hiểu biết về luật pháp và các yêu cầu pháp luật liên quan đến hoạt động lặn.

8  Kỹ năng lặn cá nhân

8.1  Kỹ năng lặn

Năng lực của học viên ở tất cả các kỹ năng lặn phải phù hợp để đối phó với hầu hết các yếu tố hoạt động khó khăn trong khu vực của họ. Các yếu tố tác động có thể bao gồm:

a) phạm vi độ sâu vượt quá so với mức dành cho th lặn có bình dưỡng khí cấp độ 2.

b) tầm nhìn dưới nước;

c) quy mô và kinh nghiệm của nhóm lặn;

d) thiết bị được sử dụng;

e) dòng chảy;

f) điều kiện mặt nước;

g) nhiệt độ nước.

Học viên phải thực hiện thành thạo các kỹ năng sau đây đề cho thấy mức độ làm chủ và năng lực cao nhất:

- sử dụng mặt nạ lặn, chân vịt và ống thở;

- tháo và lắp thiết bị lặn (ở mép nước);

- kiểm tra thiết bị lặn trước khi lặn và kiểm tra bạn lặn khi ở trong và trên mặt nước;

- vào và ra khỏi môi trường lặn;

- có khối lượng chính xác;

- làm sạch miếng ngậm của ống thở và của bộ điều chỉnh lặn;

- thay đổi bộ điều chỉnh lặn/ống thở trong khi bơi trên mặt nước;

- thực hiện chính xác các quy trình lặn xuống và nổi lên (ví dụ: cân bằng áp suất ở tai và mặt nạ lặn):

- bơi hiệu quả dưới nước với việc kiểm soát độ nỗi và tư thế phù hợp;

- làm sạch mặt nạ lặn, bao gồm tháo và thay thế;

- hô hấp dưới nước được kiểm soát mà không cần mặt nạ lặn;

- kỹ thuật kiểm tra bạn lặn (ví dụ: các tín hiệu tay phù hợp, giữ khoảng cách gần, giám sát kiểm tra bạn lặn);

- kiểm soát độ nổi phía dưới và trên mặt nước;

- giải quyết vấn đề dưới nước (ví dụ: phục hồi bộ điều chỉnh lặn);

- các thiết bị giám sát;

- bơi có ống thở trên mặt nước với đầy đủ thiết bị lặn; thợ lặn phải có khả năng bơi trở lại điểm ra an toàn;

- vận hành thà nhanh hệ thống dằn trọng lượng trên mặt nước;

- tháo và thay thế hệ thống dằn trọng lượng;

- tháo hệ thống dưỡng khí trên bề mặt nước;

- các quy trình cho phép thợ lặn nổi lên mặt nước trường hợp cạn khí thở, hành động của cả người nhận và người cho: tình huống này bao gồm các bước nổi lên khẩn cấp và sử dụng bộ cấp khí thở luân phiên (của thợ lặn hoặc bạn lặn);

- bảo dưỡng và bo trì thiết bị ( mép nước);

- kỹ thuật hỗ trợ thợ lặn (tự thực hiện/bạn lặn) (nghĩa là hỗ trợ bạn lặn lên mặt nước và thực hiện hỗ trợ trên mặt nước);

- điều hướng dưới nước;

- sử dụng phao đánh dấu bề mặt (phao mở trễ hoặc phao cố định).

8.2  Lặn sâu

Học viên phải thực hành thành thạo các kỹ thuật có trong hoạt động lập kế hoạch và triển khai lặn ngoài các phạm vi độ sâu đặc thù dành cho lặn có bình dưỡng khí với mục đích giải trí ở môi trường tại chỗ. Đặc biệt các kỹ thuật phải giải quyết được những vn đề sau:

- nhiễm độc khí nitơ;

- tiêu thụ không khí và hô hấp;

- các giới hạn giảm áp;

- các quy trình nổi lên chính xác gồm cả các lần dừng dưới nước;

- thay đổi độ nổi;

- sử dụng thiết bị đặc biệt (ví dụ: bộ cấp khí thở khẩn cấp);

- thiết bị và quy trình khẩn cấp.

8.3  Điều hướng

Học viên phải thực hành thành thạo kỹ thuật điều hướng dưới nước.

Học viên phải trình bày khả năng lập kế hoạch, tổ chức và thực hiện các lần lặn, đồng thời hướng dẫn an toàn các thợ lặn giải trí khác sử dụng cả các thiết bị và điều hướng tự nhiên.

9  Yêu cầu đối với kỹ năng của trưởng nhóm lặn

9.1  Tổng quan

Các kỹ năng sau phải được thực hiện thành thạo ở phạm vi độ sâu và điều kiện môi trường đặc trưng cho những người thường xuyên đáp ứng được các hoạt động lặn có bình dưỡng khí cấp độ 3.

9.2  Kỹ năng lặn

9.2.1  Lập kế hoạch và chuẩn bị lặn

- lựa chọn địa điểm có tính đến năng lực của đội lặn và các yếu tố môi trường;

- lập kế hoạch cho tình huống khẩn cấp và chuẩn bị thiết bị;

- tính độ giảm áp và xem xét các yếu t khác ảnh hưởng tới khi thở ra (ví dụ: bay và các thay đổi khác về độ cao, các hoạt động thể chất);

- giới hạn lặn;

- hỗ trợ lặn xuống và nổi lên (ví dụ: dây ngắn, nguồn cấp khí thở trong tình huống khẩn cấp);

- chỉ báo nơi diễn ra lặn nếu có yêu cầu (ví dụ: sử dụng cờ lặn chữ A hoặc các chỉ báo khác).

9.2.2  Chỉ dẫn lặn

- phân công đội lặn;

- các giới hạn về thời gian/độ sâu;

- các quy trình xử lý sự cố khẩn cấp;

- lưu ý về địa điểm/môi trường;

- thông tin liên lạc;

- chuẩn bị thiết bị trước khi lặn.

9.2.3  Tiến hành lặn

- bố trí sắp xếp và kiểm tra trước khi lặn;

- kiểm soát đường vào;

- kiểm soát lặn xuống;

- giám sát độ sâu, thời gian, tiến trình thực hiện kế hoạch lặn và các nguồn cấp khí thở cho thợ lặn có bình dưỡng khí;

- liên tục kiểm tra điều kiện môi trường;

- nhận biết các mức độ căng thẳng của thợ lặn có bình dưỡng khí;

- nhận diện các mối nguy dưới nước;

- phản ứng phù hợp với các sự cố và tình huống khẩn cấp;

- điều hướng dưới nước (xem mục 8.3);

- kiểm soát quá trình nổi lên an toàn và ra khỏi vùng nước.

9.2.4  Các quy trình sau lặn

- quy trình rời khỏi môi trường lặn;

- thảo luận;

- kiểm tra việc tính độ giảm áp và xem xét các yếu tố khác ảnh hưởng tới khi thở ra (ví dụ: đi máy bay và các thay đổi khác về độ cao, các hoạt động thể chất);

- bảo dưỡng và bảo trì thiết bị sau khi lặn;

- ghi chép lại cuộc lặn.

9.3  Cứu hộ thợ lặn

Học viên phải hoàn thành chương trình đào tạo thợ lặn có bình dưỡng khí cấp độ 3 về kỹ năng cứu hộ thợ lặn. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, học viên phải thực hành kỹ năng cứu hộ thợ lặn bằng cách thực hiện tối thiểu một hoạt động cứu hộ ở vùng nước mở.

Kỹ năng cứu hộ phải bao gồm:

- nhận diện các tình huống khẩn cấp (ví dụ: mất nguồn cấp khí thở, thiếu phản hồi);

- kỹ thuật tìm kiếm căn bản dưới nước;

- phục hồi khi gặp tai nạn do độ sâu;

- hành động bề mặt khẩn cấp hiệu quả;

- phục hồi khi gặp tai nạn trong vùng nước;

- quản lý tình huống khẩn cấp bao gồm việc phối hợp với dịch vụ khẩn cấp.

9.4  Sơ cứu

Học viên phải hoàn thành khóa sơ cứu và hồi sức tim phổi (CPR) được công nhận bởi một cơ sở đào tạo và có bằng cấp hoặc chứng chỉ hợp lệ.

9.5  Quản lý ôxy trong tình huống khẩn cấp

Học viên phải hoàn tất đào tạo về quản lý ôxy khẩn cấp. Hoạt động đào tạo này phải gồm chỉ dẫn lý thuyết về các nguyên tắc y tế liên quan và hướng dẫn thực hành sử dụng một đơn vị ôxy khẩn cấp.

10  Thông số đào tạo thực hành

10.1  Hoạt động lặn ở vùng nước mở phải bao gồm tối thiểu các nội dung sau:

- hướng dẫn;

- chuẩn bị lặn;

- kiểm tra trước khi lặn;

- đi xuống nước;

- các quy trình lặn xuống;

- hoạt động dưới nước;

- các quy trình nổi lên và trên mặt nước;

- đi lên khỏi mặt nước;

- thảo luận sau khi lặn;

- các quy trình sau khi lặn;

- ghi chép lại quá trình lặn.

10.2  Trong quá trình tiến hành các hoạt động lặn ở vùng nước mở, học viên phải được trang bị tối thiểu thiết bị lặn nêu tại 3.6.

11  Đánh giá

11.1  Kiến thức

Học viên phải thực hành cho người hướng dẫn lặn có bình dưỡng khí độ thành thạo về kiến thức lặn bằng cách vượt qua bài kiểm tra vấn đáp hoặc kiểm tra viết theo quy định của cơ sở đào tạo (xem mẫu tại Phụ lục B). Bài thi phải kiểm tra được kiến thức về lý thuyết theo Điều 7 và kiến thức về kỹ năng theo Điều 8 và Điều 9.

Độ thành thạo về một chủ đề lý thuyết được xác định là có khả năng thực hiện hiểu biết chi tiết về các nguyên nhân và ảnh hưởng liên quan đến từng nội dung và hơn thế nhằm thể hiện sự hiểu biết toàn diện về tất cả các mặt của các chủ đề liên quan đến việc thực hiện các hoạt động lặn như được nêu trong tiêu chuẩn này.

11.2  Kỹ năng lặn

Học viên phải thực hành đáp ứng yêu cầu của người hướng dẫn lặn có bình dưỡng khí, các kỹ năng lặn có bình dưỡng khí theo Điều 8 và các năng lực theo Điều 9 (xem mẫu tại Phụ lục B). Học viên phải có khả năng thực hiện kỹ năng trong việc kiểm soát và giám sát nhóm đối với các hoạt động lặn.

Độ thành thạo kỹ năng thực hành được xác định là khả năng thực hiện kỹ năng một cách phù hợp theo cách thức được kiểm soát với mức căng thẳng cá nhân thấp ở các điều kiện đặc thù của môi trường tại chỗ.

11.3  Số lượng tối thiểu của hoạt động lặn ở vùng nước mở

Để được chứng nhận là một thợ lặn có bình dưỡng khí cấp độ 3, học viên phải được ghi nhận tối thiểu 60 lần lặn ở vùng nước mở hoặc 50 lần lặn ở vùng nước mở với tổng thời gian ở dưới nước tích lũy đạt 25 h. Tối thiểu 40 lần lặn trong số các lần lặn nêu trên phải được hoàn thành sau cấp độ 2 theo quy định tại TCVN 13552-2 (ISO 24801-2).

Tối thiểu 30 lằn lặn ở vùng nước mở phải bao gồm cảng nhiều các các yếu tố môi trường cảng tốt để bảo đảm học viên thu được nhiều kinh nghiệm. Ví dụ về các yếu tố môi trường khắt khe hơn như sau:

- tầm nhìn thấp (nhỏ hơn 2 m theo đường nằm ngang);

- dòng chảy (lớn hơn 0,25 m/s);

- nước lạnh (thấp hơn 10 °C).

Nếu môi trường tại chỗ không gồm bất kỳ yếu tố nào vừa đề cập, kinh nghiệm lặn của ứng viên cần được mở rộng bằng việc hoàn thành số lần lặn nhiều hơn và/hoặc lặn ở độ sâu lớn hơn (ví dụ: hơn 30 m).

12  Yêu cầu về tuổi tối thiểu để làm trưởng nhóm lặn

Tuổi tối thiểu để làm trưởng nhóm lặn theo Điều 4 phải là 18 tuổi.

 

Phụ lục A

(quy định)

Đào tạo bổ sung để hướng dẫn các thợ lặn có bình dưỡng khí không có chứng chỉ

A.1  Yêu cầu chung

Phụ lục này xác định hoạt động đào tạo bổ sung được yêu cầu để đánh giá khả năng thợ lặn cấp độ 3 có đủ năng lực giám sát các cá nhân trong những lần lặn tiếp theo, những người đã hoàn thành xuất sắc chương trình nhập môn về lặn theo TCVN 13551 (ISO 11121).

A.2  Đào tạo lý thuyết

Thợ lặn cấp độ 3 phải có kiến thức về:

- tỷ lệ (2:1) và các yêu cầu giám sát đối với lần lặn bổ sung (tiếp theo lần lặn ban đầu thực hiện với một người hướng dẫn lặn có bình dưỡng khí) dành cho học viên đã hoàn thành chương trình nhập môn do thợ lặn cấp độ 3 hướng dẫn;

- đưa ra chỉ dẫn phù hợp với các học viên đã hoàn thành chương trình nhập môn về lặn cho lần lặn tiếp theo ở vùng nước mở.

A.3  Đào tạo ở vùng nước giới hạn

Thợ lặn cấp độ 3 phải có các kỹ năng ở vùng nước giới hạn như sau:

- thực hiện điều chỉnh vị trí chính xác cân xứng với các học viên như hướng dẫn của người hướng dẫn lặn cấp độ 2;

- nhận diện và điều chỉnh các sự cố theo chỉ định của người hướng dẫn lặn cấp độ 2 trong quá trình trải nghiệm.

A.4  Đào tạo ở vùng nước mở

Thợ lặn cấp độ 3 phải có các kỹ năng ở vùng nước mở như sau:

- áp dụng được các tiêu chuẩn của chương trình nhập môn về lặn;

- đánh giá được các điều kiện địa điểm lặn và lập kế hoạch lặn;

- đưa ra chỉ dẫn lặn cơ bản;

- chỉ huy hoạt động lặn, thực hiện hoạt động kiểm soát và giám sát;

- nhận diện và điều chỉnh các vấn đề nảy sinh trong quá trình lặn (ví dụ: các vấn đề về độ nổi);

- thực hiện cách bố trí phao đánh dấu bề mặt.

 

Phụ lục B

(tham khảo)

Ví dụ về mức độ thành thạo được yêu cầu đối với kỳ thi đánh giá thợ lặn cấp độ 3

Bảng B.1 - Nội dung lý thuyết

Nội dung thực hành

Năng lực dược yêu cu

Tiêu chí kiểm tra

Thiết bị:

Bộ điều chỉnh áp suất lặn

1. Mô tả ý nghĩa lặn mạch hở, lặn mạch bán kín và lặn mạch kín.

2. Giải thích cách thức hoạt động của bộ điều chỉnh áp suấtt lặn mạch h.

3. Mô tả các loại thiết kế bộ điều chỉnh áp suất lặn thông thường và những lợi thế/bất lợi của từng loại.

4. Mô tả ý nghĩa tính năng “đảm bảo an toàn liên quan đến bộ điều chỉnh áp suất lặn và lợi thế của tính năng đó.

5. Giải thích mục đích dấu niêm phong môi trường của bộ điều chỉnh áp suất lặn và trạng thái/tình trạng khi được sử dụng.

6. Mô tả sự khác nhau giữa bộ điều chỉnh áp suất lặn cân bằng và không cân bằng.

7. Nhận diện khi bộ điều chỉnh áp suất lặn cần được bảo quản, kiểm tra và đánh giá chức năng cơ bản.

8...

Kiểm tra viết hoặc vấn đáp.

Bảng B.2 - Nội dung thực hành

Nội dung thực hành

Năng lực được yêu cầu

Tiêu chí kiểm tra

Lập kế hoạch và chuẩn bị lặn

1. Tiến hành các đánh giá môi trường và thợ lặn, áp dụng các bước giám sát phù hợp dựa trên đánh giá.

2. Chuẩn bị kế hoạch khẩn cấp phù hợp với vị trí lặn, trình độ và kinh nghiệm của nhóm lặn.

3. Tiến hành hướng dẫn trước khi lặn phù hợp với địa điểm lặn cho nhóm lặn được chỉ định.

4. Ứng phó hoặc phòng ngừa phù hợp với sự cố của thợ lặn.

5. Lựa chọn và chuẩn bị các hỗ trợ khi lặn xung/nổi lên.

6...

Người hướng dẫn lặn quan sát các bài tập thực hành và bài thi viết và/hoặc vấn đáp lý thuyết.

Đnổi

1. Sử dụng bộ bù nổi của thợ lặn khác hoặc bộ đồ lặn khô để nâng thợ lặn từ độ sâu một cách có kiểm soát, mô phỏng cứu hộ một thợ lặn không có phản hồi.

2. Thao diễn độ nổi hoàn chỉnh ở những điều kiện thách thức hơn.

3. Nhận diện và điều chỉnh sự cố khối lượng của các bạn lặn.

4...

Người hướng dẫn lặn quan sát các bài tập thực hành và bài thi viết.

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1 ] TCVN 13551 (ISO 11121), Dịch vụ lặn giải trí - Yêu cầu đối với các chương trình nhập môn về lặn có bình dưỡng khí.

 

 

1) EN 250:2000 đã được thay thế bởi EN 250:2014.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi