Trang /
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13551:2022 ISO 11121:2017 Dịch vụ lặn giải trí - Yêu cầu đối với các chương trình nhập môn về lặn có bình dưỡng khí
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Lưu
Theo dõi văn bản
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Báo lỗi
Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 13551:2022
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13551:2022 ISO 11121:2017 Dịch vụ lặn giải trí - Yêu cầu đối với các chương trình nhập môn về lặn có bình dưỡng khí
Số hiệu: | TCVN 13551:2022 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ | Lĩnh vực: | Văn hóa-Thể thao-Du lịch |
Ngày ban hành: | 31/05/2022 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 13551:2022
ISO 11121:2017
DỊCH VỤ LẶN GIẢI TRÍ - YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÁC CHƯƠNG TRÌNH NHẬP MÔN VỀ LẶN CÓ BÌNH DƯỠNG KHÍ
Recreational diving services - Requirements for introductory programmes to scuba diving
Lời nói đầu
TCVN 13551:2022 hoàn toàn tương đương với ISO 11121:2017;
TCVN 13551:2022 do Trường Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng biên soạn, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Chương trình quy định trong tiêu chuẩn này được sử dụng để giới thiệu cho những người không phải là thợ lặn tham gia môn lặn có bình dưỡng khí với mục đích giải trí thông qua tập luyện lặn có giám sát, có kiểm soát và để khuyến khích người tham gia được huấn luyện chuyên sâu hơn.
Chương trình nhập môn về lặn không cấp chứng chỉ mà mang tính chất trải nghiệm; do đó, kiến thức chuyên sâu về học thuật và kỹ năng lặn là không cần thiết. Những người tham gia chỉ được dạy những gì họ cần để trải nghiệm lặn có bình dưỡng khí dưới sự giám sát trực tiếp của người hướng dẫn lặn.
DỊCH VỤ LẶN GIẢI TRÍ - YÊU CẦU ĐỐI VỚI CÁC CHƯƠNG TRÌNH NHẬP MÔN VỀ LẶN CÓ BÌNH DƯỠNG KHÍ
Recreational diving services - Requirements for introductory programmes to scuba diving
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về nội dung chương trình tối thiểu dành cho các cơ sở đào tạo đối với những trải nghiệm ban đầu trong lĩnh vực lặn có bình dưỡng khí với mục đích giải trí. Trong mọi điều kiện những yêu cầu này vẫn được coi là tiêu chuẩn về huấn luyện và trình độ chuyên môn của thợ lặn có bình dưỡng khí.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các chương trình đưa người tham gia tới môi trường nước mở. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các chương trình chỉ thực hiện ở môi trường vùng nước giới hạn (ví dụ: bể bơi).
Tiêu chuẩn này cũng quy định các điều kiện cung cấp dịch vụ lặn giải trí, bổ sung các yêu cầu chung dành cho dịch vụ lặn giải trí đã nêu tại ISO 24803.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 13552-3:2022 (ISO 24801-3:2014), Dịch vụ lặn giải trí - Yêu cầu đối với đào tạo thợ lặn có bình dưỡng khí với mục đích giải trí - Phần 3: cấp độ 3 - Trưởng nhóm lặn
TCVN 13553-2 (ISO 24802-2), Dịch vụ lặn giải trí - Yêu cầu đối với đào tạo người hướng dẫn lặn có bình dưỡng khí - Phần 2: Cấp độ 2
ISO 24803, Recreational diving services - Requirements for recreational diving providers (Dịch vụ lặn giải trí - Yêu cầu đối với nhà cung cấp dịch vụ lặn giải trí)
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1
Cơ sở đào tạo (training organization)
Đơn vị cung cấp các hệ thống đào tạo và cấp chứng chỉ về chuyên môn cho hoạt động lặn giải trí, đồng thời chịu trách nhiệm triển khai và quản lý chất lượng đào tạo.
3.2
Người hướng dẫn lặn có bình dưỡng khí (scuba instructor)
Cá nhân đủ trình độ chuyên môn tương ứng theo TCVN 13553-1 (ISO 24802-1) hoặc TCVN 13553-2 (ISO 24802-2).
3.3
Trưởng nhóm lặn (dive leader)
Cá nhân đủ trình độ chuyên môn tương ứng theo TCVN 13552-3 (ISO 24801-3).
3.4
Người tham gia (participant)
Cá nhân tham gia trải nghiệm lặn có bình dưỡng khí ở vùng nước mở được hướng dẫn lặn với bình dưỡng khí và không được cấp chứng chỉ chuyên môn về lặn.
3.5
Vùng nước giới hạn (confinded water)
Bể bơi với độ sâu phù hợp cho hoạt động lặn hoặc vùng nước có các điều kiện tương tự về tầm nhìn, độ sâu, chuyển động nước và cách tiếp cận mặt nước.
3.6
Vùng nước mở (open water)
Vùng nước rộng hơn đáng kể so với bể bơi với các điều kiện đặc trưng của một vùng nước tự nhiên.
3.7
Giám sát trực tiếp (direct supervision)
Hoạt động giám sát một nhóm thợ lặn được thực hiện bởi người hướng dẫn lặn hoặc trường nhóm lặn ở vị trí cho phép để nhanh chóng cứu hộ cho thợ lặn.
3.8
Thiết bị lặn (diving equipment)
Thiết bị bao gồm chân vịt, mặt nạ lặn, ống thở, bộ điều chỉnh lặn, hệ thống khí thở luân phiên, xy lanh, hệ thống hỗ trợ xy lanh, bộ bù nổi, hệ thống thả nhanh trọng lượng (nếu phù hợp), đồng hồ đo áp suất lặn (bộ giám sát áp suất khí thở), phương tiện đo độ sâu, phương tiện đo thời gian và phương tiện giới hạn phơi nhiễm an toàn với khí trơ và bộ đồ lặn (nếu phù hợp).
CHÚ THÍCH 1: Bộ điều chỉnh lặn còn được gọi là bộ chỉnh áp.
CHÚ THÍCH 2: Hệ thống Khi thở luân phiên có thể là hệ thống khí dạng “bạch tuộc” đơn giản cho tới hệ thống thở nhân đôi với bộ cấp khí thở riêng biệt.
CHÚ THÍCH 3: Đồng hồ đo áp suất lặn có thể là bộ giám sát áp suất khí thở.
CHÚ THÍCH 4: Những môi trường hoặc hoạt động cụ thể có thể cần thiết bị phụ trợ (ví dụ: dụng cụ hỗ trợ điều hướng dưới nước, dao/dụng cụ cắt).
4 Năng lực của các cơ sở đào tạo
Chương trình phải đảm bảo người tham gia có thể thực hiện một cách an toàn chương trình nhập môn lặn ở vùng nước mở, dưới sự giám sát của người hướng dẫn lặn theo TCVN 13553-2 (ISO 24802-2). Theo quyết định của người hướng dẫn, người tham gia có thể thực hiện các hoạt động nhập môn lặn có bình dưỡng khí tiếp theo phù hợp với tiêu chuẩn này dưới sự giám sát trực tiếp của trưởng nhóm lặn có chuyên môn theo Phụ lục A của TCVN 13552-3 (ISO 24801-3).
Việc hoàn thành chương trình theo tiêu chuẩn này không giúp người tham gia đạt được kỹ năng liên quan đến khí thở, thiết bị lặn hoặc dịch vụ lặn bình dưỡng khí bất kỳ, cũng như không cho phép họ tham gia hoạt động lặn giải trí mà không có sự hướng dẫn trực tiếp của người hướng dẫn lặn hoặc trường nhóm lặn.
5 Điều kiện tiên quyết đối với người tham gia
5.1 Người vị thành niên
Phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp nếu người tham gia là người vị thành niên.
5.2 Yêu cầu về sức khỏe
Phải có bằng chứng bằng văn bản chứng minh người tham gia đã được sàng lọc y tế phù hợp để tham gia lặn giải trí thông qua bảng câu hỏi hoặc kiểm tra y tế phù hợp. Trường hợp còn nghi ngờ hoặc tùy theo quyết định của người hướng dẫn lặn, người tham gia phải được giới thiệu đến các cơ sở y tế thích hợp. Nếu không được bác sĩ khám, người tham gia bắt buộc phải ký cam kết đã hiểu thông tin dạng văn bản do người hướng dẫn lặn cung cấp về các loại bệnh tật và tình trạng thể lực có thể gây ra rủi ro liên quan đến hoạt động lặn.
CHÚ THÍCH: Phụ lục A đưa ra ví dụ về Tờ khai sàng lọc y tế.
6 Thông tin về chương trình nhập môn
Chuẩn bị sẵn thông tin theo ISO 24803 để cung cấp cho người tham gia trước khi thực hiện chương trình. Ngoài ra, người tham gia phải được thông báo về việc khi hoàn thành chương trình theo tiêu chuẩn này họ sẽ không được cấp chứng chỉ đạt được kỹ năng liên quan đến khí thở, thiết bị lặn hoặc các dịch vụ lặn có bình dưỡng khí khác, đồng thời cũng không cho phép họ tham gia vào hoạt động lặn giải trí mà không có sự giám sát trực tiếp.
7 Yêu cầu về kiến thức
7.1 Thiết bị, dụng cụ
Chương trình phải bảo đảm người tham gia có kiến thức cơ bản phù hợp về việc sử dụng các thiết bị sau:
a) mặt nạ lặn;
b) chân vịt;
c) bộ bù nổi;
d) hệ thống thả nhanh trọng lượng (khi cần có trọng lượng);
e) bộ điều chỉnh lặn;
f) đồng hồ đo áp suất lặn (máy đo áp suất khí thở);
g) hệ thống khí thở luân phiên.
7.2 Hướng dẫn lặn
Chương trình phải đảm bảo người tham gia có kiến thức cơ bản phù hợp về lặn và môi trường lặn, nghĩa là:
a) lý do đối với:
- không nín thở;
- thở liên tục trong suốt quá trình lặn;
- từ từ nổi lên;
b) kỹ thuật cân bằng;
c) mối nguy tiềm ẩn tại chỗ (ví dụ: loài thủy sinh có hại);
d) các tín hiệu bằng tay;
e) sự cần thiết của việc đăng ký một khoá đào tạo chuyên sâu hơn và địa điểm đào tạo.
8 Yêu cầu đối với kỹ năng lặn
Người tham gia phải được giới thiệu và thực hành các kỹ năng lặn sau đây ở vùng nước nông theo 9.2 trước khi tiến hành lặn ở vùng nước sâu hơn:
a) thở dưới nước;
b) làm sạch mặt nạ lặn;
c) kỹ thuật làm thông tai/cân bằng;
d) làm sạch miếng ngậm của ống thở và lặn tìm kiếm.
9 Yêu cầu đối với hoạt động dưới nước
9.1 Yêu cầu chung
9.1.1 Có thể tiến hành các hoạt động ở vùng nước nông (xem 9.2) và vùng nước mở (xem 9.3) riêng biệt hoặc kết hợp thành một buổi học với các kỹ năng được hướng dẫn ở vùng nước nông trước khi người tham gia được đưa tới vùng nước sâu hơn.
9.1.2 Việc giám sát an toàn đối với người tham gia là trách nhiệm của riêng người hướng dẫn lặn. Nếu điều kiện môi trường không được lý tưởng (ví dụ: tầm nhìn dưới nước hạn chế và có sự chuyển động đáng kể của nước), người hướng dẫn lặn phải giới hạn số lượng người tham gia mà bản thân chịu trách nhiệm. Người hướng dẫn lặn có thể sử dụng thiết bị hỗ trợ để tăng độ an toàn, ví dụ: dây kéo, trạm bề mặt hỗ trợ hoặc thợ lặn cứu hộ. ở những nơi sử dụng thợ lặn cứu hộ thì tối thiểu họ phải được cấp chứng chỉ trường nhóm lặn.
9.2 Vùng nước nông
9.2.1 Người hướng dẫn lặn có bình dưỡng khí phải có mặt trong mọi hoạt động dưới nước. Tất cả các kỹ năng lặn phải được người hướng dẫn lặn trực tiếp giám sát. Người hướng dẫn lặn phải xác định khả năng của người tham gia đáp ứng yêu cầu để tiến ra vùng nước sâu hơn.
9.2.2 Người tham gia phải được hướng dẫn và được yêu cầu thực hành các kỹ năng lặn có bình dưỡng khí theo Điều 8.
9.2.3 Nếu các kỹ năng được hướng dẫn tại bể bơi, thì tối đa tám người tham gia trên một người hướng dẫn lặn.
Nếu một địa điểm tự nhiên được sử dụng phục vụ cho các hoạt động ở vùng nước nông, thì tối đa bốn người tham gia, hoặc tối đa sáu người tham gia nếu người hướng dẫn lặn được trường nhóm lặn hỗ trợ. Ngoài ra, trưởng nhóm lặn có thể đóng vai trò như người trợ tá; tuy nhiên, không được tăng số lượng người tham gia thuộc trách nhiệm quản lý của mỗi người hướng dẫn lặn.
9.2.4 Nếu không sẵn có vùng nước nông, người hướng dẫn lặn có thể tiến hành buổi học kỹ năng từ thuyền, âu tàu hoặc trạm hỗ trợ bề mặt ở điều kiện tốt bằng cách sử dụng dụng cụ như dây lặn xuống, thang hoặc sàn nâng để kiểm soát được độ sâu của học viên ở trong khoảng 2 m so với mặt nước.
Phải đạt tỷ lệ 1:1 khi áp dụng lựa chọn dây lặn xuống hoặc thang. Khi người tham gia đáp ứng được các kỹ năng người hướng dẫn lặn đề ra hoặc thích nghi ở vùng nước nông, họ có thể lặn xuống ở mức độ sâu hơn của khóa học lặn.
9.2.5 Tất cả các kỹ năng lặn có bình dưỡng khí phải được thực hiện trong điều kiện ánh sáng ban ngày.
9.3 Lặn ở vùng nước mở
9.3.1 Lặn có bình dưỡng khí ở vùng nước mở phải được người hướng dẫn lặn giám sát trực tiếp theo TCVN 13553-2 (ISO 24802-2).
CHÚ THÍCH: Người hướng dẫn lặn theo TCVN 13553-2 (ISO 24802-2) phải được công nhận là “người hướng dẫn lặn cấp độ 2”.
9.3.2 Đối với các hoạt động lặn ở vùng nước mở, tối đa bốn người tham gia trên một người hướng dẫn lặn cấp độ 2, hoặc tối đa sáu người tham gia, khi người hướng dẫn lặn cấp độ 2 được trưởng nhóm lặn hỗ trợ. Người hướng dẫn lặn cấp độ 2 phải hạn chế số lượng học viên ở nơi có điều kiện môi trường không phù hợp, ví dụ: nếu tầm nhìn dưới nước hạn chế hoặc có sóng lớn.
9.3.3 Tất cả các hoạt động lặn tại vùng nước mở phải tiến hành dưới điều kiện ánh sáng ban ngày, và ở độ sâu không vượt quá 12 m, đồng thời vùng nước cho phép tiếp cận theo phương thẳng đứng trực tiếp từ mặt nước.
9.3.4 Trong quá trình lặn ở vùng nước mở, người hướng dẫn lặn cấp độ 2 có thể giao trách nhiệm giám sát trực tiếp cho trưởng nhóm lặn với mục đích đi kèm người tham gia trong quá trình khám phá mặt nước và ra khỏi vùng nước mở.
9.3.5 Trong quá trình lặn ở vùng nước mở, người hướng dẫn lặn cấp độ 2 phải trang bị tối thiểu:
a) thiết bị lặn theo điều 3.8;
b) dao lặn/dụng cụ cắt của thợ lặn;
c) dụng cụ phát tín hiệu khẩn cấp.
CHÚ THÍCH: Nếu phù hợp, nên sử dụng trạm hỗ trợ bề mặt có cờ lặn.
9.3.6 Trong quá trình lặn ở vùng nước mở, người tham gia phải được trang bị thiết bị lặn tối thiểu như nêu tại 3.8 nhưng không yêu cầu ống thở, phương tiện đo độ sâu, phương tiện đo thời gian và phương tiện giới hạn phơi nhiễm an toàn với khí trơ.
9.3.7 Trong quá trình lặn ở vùng nước mở bất kỳ, người hướng dẫn lặn không được thực hiện bất kỳ hoạt động nào khác ngoài việc giám sát trực tiếp người tham gia.
9.3.8 Hoạt động lặn xuống phải được tiến hành theo cách thức có kiểm soát, cho phép người tham gia cân bằng được các khoảng trống không khí, ví dụ: lặn xuống theo đường bao quanh đáy; dọc theo dây lặn xuống; tỷ lệ hướng dẫn viên/người tham gia là 1:1.
Phụ lục A
(tham khảo)
Ví dụ về Tờ khai sàng lọc y tế
Tờ khai y tế
Tờ khai trong đó anh/chị biết được một số rủi ro tiềm ẩn xuất hiện trong hoạt động lặn biển giải trí và cách thức tiến hành mà anh/chị được yêu cầu thực hiện trong quá trình đào tạo lặn có bình dưỡng khí với mục đích giải trí.
Anh/chị phải hoàn thành Tờ khai y tế này, gồm cả phần thông tin lịch sử y tế, để đăng ký tham dự chương trình lặn có bình dưỡng khí với mục đích giải trí.
Đối với người tham gia:
Mục đích của Tờ khai y tế là đề thông tin cho anh/chị biết việc anh/chị có cần được bác sĩ kiểm tra y tế trước khi tham dự khóa đào tạo lặn biển giải trí hay không. Nếu sức khỏe của anh/chị thuộc bất kỳ điều kiện nào dưới đây, thì không cần thiết phải loại anh/chị ra khỏi hoạt động lặn có bình dưỡng khí với mục đích giải trí. Chỉ có nghĩa là anh/chị cần được bác sĩ tư vấn.
Cần xác nhận là anh/chị đã đọc và hiểu những thông tin được cung cấp dưới đây bằng cách ký tên vào từng mục.
Lưu ý nếu anh/chị thuộc một trong số các mục dưới đây, vì sự an toàn của bản thân, anh/chị phải xin tư vấn bác sĩ trước khi tham dự hoạt động lặn có bình dưỡng khí với mục đích giải trí.
Anh/chị phải xin tư vấn bác sĩ nếu: | Ký tên |
Đang mang thai hoặc nghi ngờ mang thai |
|
Anh/chị thường xuyên sử dụng thuốc (ngoại trừ thuốc tránh thai) |
|
Anh/chị đã hơn 45 tuổi và: |
|
- có hút thuốc lá |
|
- có mức cholesterol cao |
|
Anh/chị nên xin tư vấn bác sĩ nếu đã từng: | Ký tên |
Bị bệnh hen suyễn hoặc thở khò khè, hoặc thở khò khè khi tập thể thao |
|
Bị các bệnh về phổi |
|
Bị tràn khí màng phổi (xẹp phổi) |
|
Có tiền sử phẫu thuật vùng ngực |
|
Mắc hội chứng sợ không gian hẹp hoặc chứng sợ không gian rộng |
|
Bị bệnh động kinh, co giật hoặc dùng thuốc để phòng ngừa các bệnh này |
|
Bị chứng ngất trong giây lát hoặc ngất xỉu (mất ý thức một phần/hoàn toàn) |
|
Có tiền sử gặp tai nạn lặn biển hoặc bệnh giảm áp |
|
Có tiền sử bệnh đái tháo đường |
|
Có tiền sử bệnh cao huyết áp hoặc uống thuốc để kiểm soát bệnh cao huyết áp |
|
Có tiền sử bệnh tim mạch |
|
Có tiền sử bệnh về tai, mất thính lực hoặc gặp vấn đề về thăng bằng |
|
Có tiền sử bệnh huyết khối hoặc cục máu đông |
|
Mắc các bệnh tâm thần |
|
Tôi nhận thấy mình có thể không phù hợp để lặn biển nếu tôi bị hoặc có biểu hiện trong quá trình tham dự khóa học những trạng thái sức khỏe sau: | Ký tên |
Lạnh, viêm xoang hoặc vấn các đề về hô hấp (ví dụ: viêm phế quản, viêm mũi dị ứng) |
|
Anh/chị phải xin tư vấn bác sĩ nếu: | Ký tên |
Bị đau nửa đầu cấp tính hoặc đau đầu |
|
Trải qua bất kỳ cuộc phẫu thuật nào trong vòng 6 tuần gần nhất |
|
Chịu ảnh hưởng của thức uống có cồn, chất kích thích hoặc dược phẩm làm ảnh hưởng tới khả năng phản ứng |
|
Bị sốt, chóng mặt, buồn nôn, nôn và tiêu chảy |
|
Gặp vấn đề về cân bằng (ù tai) |
|
Bị loét dạ dày |
|
Có thai |
|
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] TCVN 13553-1 (ISO 24802-1), Dịch vụ lặn giải trí - Yêu cầu đối với đào tạo người hướng dẫn lặn có bình dưỡng khí - Phần 1: cấp độ 1
Mục lục
Lời nói đầu
Lời giới thiệu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Năng lực của các cơ sở đào tạo
5 Điều kiện tiên quyết đối với người tham gia
5.1 Người vị thành niên
5.2 Yêu cầu về sức khỏe
6 Thông tin về chương trình nhập môn
7 Yêu cầu về kiến thức
7.1 Thiết bị, dụng cụ
7.2 Hướng dẫn lặn
8 Yêu cầu đối với kỹ năng lặn
9 Yêu cầu đối với hoạt động dưới nước
9.1 Yêu cầu chung
9.2 Vùng nước nông
9.3 Lặn ở vùng nước mở
Phụ lục A (Tham khảo) Ví dụ về Tờ khai sàng lọc y tế
Thư mục tài liệu tham khảo
Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.