Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13550-7:2022 ISO 25649-7:2017 Thiết bị giải trí phao nổi sử dụng trên và trong nước - Phần 7: Các yêu cầu an toàn cụ thể bổ sung và phương pháp thử đối với các thiết bị cấp E

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 13550-7:2022

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13550-7:2022 ISO 25649-7:2017 Thiết bị giải trí phao nổi sử dụng trên và trong nước - Phần 7: Các yêu cầu an toàn cụ thể bổ sung và phương pháp thử đối với các thiết bị cấp E
Số hiệu:TCVN 13550-7:2022Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Văn hóa-Thể thao-Du lịch
Ngày ban hành:31/05/2022Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13550-7:2022

ISO 25649-7:2017

THIẾT BỊ GIẢI TRÍ PHAO NỔI SỬ DỤNG TRÊN VÀ TRONG NƯỚC - PHẦN 7: CÁC YÊU CẦU AN TOÀN CỤ THỂ BỔ SUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐỐI VỚI CÁC THIẾT BỊ CẤP E

Floating leisure articles for use on and in the water - Part 7: Additional specific safety requirements and test methods for Class E devices

Lời nói đầu

TCVN 13550 7:2022 hoàn toàn tương đương với ISO 25649-7:2017;

TCVN 13550-7:2022 do Trung tâm Huấn luyện th thao quốc gia Đà Nng biên soạn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố;

Bộ TCVN 13550 (ISO 25649), Thiết bị giải trí phao nổi sử dụng trên và trong nước, gồm các phần sau đây:

- TCVN 13550-1:2022 (ISO 25649-1:2017), Phần 1: Phân cấp, vật liệu, yêu cầu chung và phương pháp thử;

- TCVN 13550-2:2022 (ISO 25649-2:2017), Phần 2: Thông tin cho người tiêu dùng;

- TCVN 13550-3:2022 (ISO 25649-3:2017), Phần 3: Các yêu cầu an toàn cụ th bổ sung và phương pháp thử đối với các thiết bị cấp A;

- TCVN 13550-4:2022 (ISO 25649-4:2017), Phần 4: Các yêu cầu an toàn cụ thể bổ sung và phương pháp thử đối với các thiết bị cấp B;

- TCVN 13550-5:2022 (ISO 25649-5:2017), Phần 5: Các yêu cầu an toàn cụ thể bổ sung và phương pháp thử đối với các thiết bị cấp C;

- TCVN 13550-6:2022 (ISO 25649-6:2017), Phần 6: Các yêu cầu an toàn cụ thể bổ sung và phương pháp thử đối với các thiết bị cấp D;

- TCVN 13550-7:2022 (ISO 25649-7:2017), Phần 7: Các yêu cầu an toàn cụ thể bổ sung và phương pháp thử đối với các thiết bị cấp E.

Lời giới thiệu

Tiêu chuẩn này nhằm loại bỏ khoảng cách trong các quy định giữa đồ chơi dưới nước nhỏ hơn 1,2 m và xuồng bơm hơi cung cấp sức ni lớn hơn 1 800 N. Ở đây bao gồm tất cả các loại động cơ đy xuồng và bao gồm cả canô và thuyền kayak. Các yêu cầu về tính năng và an toàn được kết hợp chủ yếu liên quan đến không gian cho mỗi người, khả năng chịu tải, độ nổi ổn định, công suất động cơ và cách hoạt động sau khi mất áp suất không khí (hng buồng khí).

Việc tiến hành phép thử thực nghiệm phải chứng minh khả năng linh hoạt của xuồng trong các điều kiện khác nhau và khả năng cơ giới hóa thích hợp.

Thông tin toàn diện về người tiêu dùng liên quan đến việc lựa chọn trước khi mua và trong quá trình sử dụng sẽ hoàn thiện hồ sơ yêu cầu của tài liệu.

Cấu trúc bên trong thiết bị cấp B

Tiêu chuẩn này đề cập đến các loại xuồng được thiết kế và xây dựng theo thông lệ với chiều dài tổng th từ 1,2 m (phẳng, không bphồng) cho đến sức nổi 1 800 N. Những chiếc xuồng như vậy chủ yếu dành cho các hoạt động giải trí dưới nước và cho trẻ em sử dụng. Tuy nhiên, các xuồng trung gian loại nhỏ hơn như xuồng được sử dụng trên du thuyền cũng nằm trong phạm vi kích thước này và cũng có thể bao gồm xuồng nhỏ cho các ứng dụng cụ thể (ví dụ: thuyền đánh cá). Do đó, không phân biệt nhóm người sử dụng chính, xuồng chạy bằng năng lượng và xuồng buồm cũng đã được xem xét.

Đối với các ví dụ minh họa, xem Phụ lục C, D, E và F.

Bảng 1 - Phân tích rủi ro sơ bộ

Cấp

Sản phẩm điển hình

Nơi sử dụng

Chức năng; phạm vi sử dụng; nhóm mục tiêu/nhóm tuổi

Loại chuyển động/lực đẩy

Vị trí của người sử dụng liên quan đến thiết bị và độ cao trên mặt nước

Sử dụng sai có thể dự đoán được

Rủi ro một phần liên quan đến môi trường nước

Rủi ro cuối cùng

Mục đích bảo vệ;

Tiêu chuẩn/quy định liên quan

Cấp E trong chương trình làm việc

Xuồng người lớn và trẻ em

xuồng chèo hình bầu dục gần giống có hoặc không có thanh giằng

canô, thuyền kayak,

xuồng trung gian trên du thuyền

Hồ bơi; biển, bờ/gần bờ; sông ngòi; hồ nước

Tr em, người lớn

Chèo thuyền, chèo xuồng, thả buồm, sử dụng động cơ

sử dụng thụ động và chủ động bằng tay, thả trôi; có bên thứ ba (xuồng kéo)...

Bên trong xuồng

Quá tải; sử dụng bởi những người không biết bơi; cưỡi sóng

Bị cuốn trôi; lật úp; mắc kẹt; thiếu sự giám sát trong trường hp trẻ em sử dụng...

ĐUI NƯỚC

Tiêu chuẩn này thu hẹp khoảng cách giữa ISO 6185 và EN 71

 

THIẾT BỊ GIẢI TRÍ PHAO NỔI SỬ DỤNG TRÊN VÀ TRONG NƯỚC - PHẦN 7: CÁC YÊU CẦU AN TOÀN RIÊNG BỔ SUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐỐI VỚI CÁC THIẾT BỊ CẤP E

Floating leisure articles for use on and in the water - Part 7: Additional specific safety requirements and test methods for Class E devices

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các thiết bị giải trí phao nổi cấp E được phân loại để sử dụng trên và trong nước theo TCVN 13550-1 (ISO 25649-1), không tính đến việc lực nổi có được là do bơm hơi hay vật liệu vốn có tính nổi.

Tiêu chuẩn này được áp dụng cùng TCVN 13550-1 (ISO 25649-1) và TCVN 13550-2 (ISO 25649-2).

Các thiết bị Cấp E được dự kiến sử dụng ở các khu vực tắm hoặc ở các khu vực bờ biển được bảo vệ và an toàn.

CHÚ THÍCH 1: Các sản phẩm điển hình tạo thành cấp E (xem Phụ lục F)

- thuyền phao nổi được trang bị tay chèo hoặc mái chèo gần giống hình oval có hoặc không có thanh giằng ngang;

- ca nô và thuyền kayak;

- thuyền phao nổi làm từ các tm nhựa hoặc từ vật liệu vốn có tính ni;

- bộ kít động cơ/bộ kít cánh buồm như một tùy chọn bổ sung.

CHÚ THÍCH 2: Các vị trí điển hình đ sử dụng thiết bị cấp E:

- di chuyển từ A tới B phục vụ mục đích giải trí;

- ở trên mặt nước để thư giãn;

- di chuyển từ bờ tới thuyền chính, vận chuyển người và đồ vật (thuyền chuyển tải).

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm c các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 13550-1:2022 (ISO 25649-1:2017), Thiết bị giải trí phao nổi sử dụng trên và trong nước - Phần 1: Phân cấp, vật liệu, yêu cầu chung và phương pháp thử

TCVN 13550-2 (ISO 25649-2), Thiết bị gii trí phao nổi sử dụng trên và trong nước - Phần 2: Thông tin cho người tiêu dùng.

ISO 8665, Small craft - Marine propulsion reciprocating internal combustion engines - Power measurements and declarations (Tàu thủy cỡ nhỏ - Động cơ đốt trong kiểu pít tông truyền lực dùng trong hàng hải - Đo và công bố công suất)

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong TCVN 13550-1 (25649-1) cùng với các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Lực nổi dư (residual bouyancy)

Lực nổi còn lại để cung cấp trong trường hợp xảy ra sự cố ở buồng nổi bất kỳ.

3.2

Thuyền phao nổi (inflatable boat)

Cấu trúc nổi (thân), đạt được toàn bộ hoặc một phần hình dạng và lực nổi dự kiến bằng cách bơm hơi và được dùng để vận chuyển người trên mặt nước; thiết kế và hình dạng của cu trúc cho phép chịu được lực và các chuyển động phát sinh từ các điều kiện biển khác nhau.

CHÚ THÍCH: Thuyền phao nổi được coi là đồ chơi dưới nước (đồ chơi có hình dạng thuyền) theo EN 71-1, khi

a) được sử dụng mà không cần có bất kỳ phương tiện đy nào (mái chèo một lưỡi chèo, mái chèo hai lưỡi chèo, động cơ, buồm) và những phương tiện đẩy này cũng không được trang bị sau đó, và

b) tổng chiều dài của thuyền < 120 cm và được ghi nhãn bổ sung cảnh báo: “Cn thận trọng, chỉ được sử dụng ở vùng nước nông và dưới sự giám sát”.

3.3

Thuyền phụ (tender)

Thuyền phục vụ làm phương tiện hỗ trợ, làm việc xung quanh một tàu lớn hơn nhưng chủ yếu là để đi lại từ tàu lớn vào bờ hoặc tới những nơi lân cận khác.

CHÚ THÍCH: Về mặt này, thuyền phục vụ cho việc chuyên chở đoàn thuyền viên và hành lý. Thuyền được đẩy bằng mái chèo, thường được trang bị động cơ gắn ngoài, phần nào có thể được lắp buồm. Vì lý do sắp xếp, thuyền phụ thường có kích thước nhỏ nhưng có cấu trúc khe và vật liệu bền.

3.4

Thuyền giải trí (leisure boat)

Thuyền được sử dụng làm phương tiện giải trí, di chuyển chậm trên mặt nước để thư giãn, kéo dài thời gian tắm v.v...

CHÚ THÍCH  Loại thuyền này không phải dùng để làm việc.

3.5

Vật liệu vốn có tính nổi (inherent bouyant material)

Các loại bọt biển không có liên kết ngang (non-cross linked) hoặc bọt biển loại có các khoang kín (closed-cell) hoặc các loại vật liệu khác được bọc trong một/hay nhiều buồng gắn kín bên trong thân thiết bị có khối lượng riêng nhẹ hơn nước.

CHÚ THÍCH: Các phao nổi làm từ vật liệu vốn có tính nổi được coi là cấu trúc nổi (thân) có toàn bộ hoặc một phần hình dạng và lực ni định trước nhờ bọt biển mềm, bọt biển cứng, hoặc các buồng gắn kín được bơm đầy không khí, khí hoặc các hạt nhỏ.

3.6

Khu vực bên trong thuyền (inboard area)

Khu vực bề mặt phía trong được xác định bằng một mặt phẳng theo phương thẳng đứng tiếp tuyến với mặt trong cùng của ống nổi và vuông góc với sàn tàu.

3.7

Độ dài bên trong thuyền (inboard length)

Độ dài của buồng lái, bao gồm khu vực phía dưới tấm chắn nước bất kỳ, được đo dọc theo đường trung tâm của thuyền giữa các điểm trong cùng của mũi tàu và đuôi tàu.

3.8

Khu vực ngồi khả dụng (usable seating area)

Khu vực phía trong thuyền, bao gồm khu vực phía dưới tấm chắn nước bất kỳ, sẵn có cho người sử dụng ngồi lên.

3.9

Tải trọng danh định cho phép (permissible rated load)

Tải trọng tr người tối đa của thuyền, phương tiện đẩy và các thiết bị khác.

3.10

Thanh giằng ngang tích hợp (integrated transom)

Phần phía sau của buồng lái thuyền thường làm bằng tấm gỗ phẳng, tích hợp và không tách rời khỏi thân thuyền, trên đó động cơ được kẹp chặt bằng các ốc hãm.

3.11

Bệ lắp động (motor mount transom)

Tấm ván nhỏ được gắn vào phía đuôi thuyền qua một khung ống và bộ phận gá lắp vào thân thuyền bằng phương tiện gắn cố định riêng biệt nhằm mục đích kẹp chặt động cơ vào đó.

3.12

Thuyền kayak (kayak)

Thuyền được đẩy đi bằng các mái chèo đôi và người sử dụng ngồi thành hàng ở vị trí giữa thuyền.

CHÚ THÍCH: Tỷ số chiều ngang/chiều dài của thuyền kayak là trên 1:3. Thuyền kayak có thể được trang bị buồm và động cơ.

3.13

Ca nô/Xuồng (canoe)

Thuyền được đẩy đi bằng các mái chèo đơn và người sử dụng quỳ hoặc ngồi ở mũi thuyền hoặc đuôi thuyền.

CHÚ THÍCH 1: Tỷ số chiều rộng/chiều dài của ca nô là trên 1:3. Ca nô có th được trang bị buồm và động cơ.

CHÚ THÍCH 2: Xem Chú thích 2 của 3.3.

4  Vật liệu

Thuyền phù hợp với tiêu chuẩn này phải đáp ứng các yêu cầu trong Điều 6, TCVN 13550-1:2022 (ISO 25649-1:2017).

Tất cả các vật liệu phải được lựa chọn theo quy định của nhà sản xuất về hình dạng, kích thước, ti trọng tối đa v.v... mà thuyền phải chịu và các điều kiện sử dụng dự kiến.

5  Kết cấu và các chi tiết chức năng của thuyền

5.1  Điều kiện thử

Tất cả các phép thử phải được tiến hành ở nhiệt độ (20 ± 3) °C.

5.2  Tính toàn vẹn của thân thuyền

5.2.1  Các yêu cầu

Vật liệu và phương pháp chế tạo được sử dụng để chế tạo thuyền phải tương thích với chính thân thuyền. Bộ phận gá lắp chịu tải bất kỳ được gắn vào thuyền không được làm suy giảm độ kín khí hoặc tính toàn vẹn của cấu trúc hoạt động trong môi trường nước, khi chịu tải như mô tả trong 5.2.2.

5.2.2  Phương pháp thử

Bộ phận gá lắp chịu tải phải chịu tải ở hướng bất kỳ cho tới điểm phá vỡ, nhưng không vượt quá 1 kN đối với các thuyền giải trí (xem 3.4) và 2 kN đối với thuyền chuyn tải (xem 3.3). Nếu đã đạt tới mức ti tối đa, thì mức tải đó phải được duy trì trong 1 min.

Mọi dây thng được sử dụng cho mục đích thử nghiệm phải có đường kính 8 mm.

5.3  Thiết bị nâng và vận chuyển thủ công

5.3.1  Các yêu cầu

Thuyền phải được trang bị phương tiện để vận chuyển. Không được xảy ra lỗi đối với thiết bị chuyên ch, khi tiến hành thử theo 5.3.2.

Nếu thiết bị nâng và chuyên ch cũng có chức năng như các dây an toàn hoặc tay cầm, thì các thiết bị này phải tuân theo yêu cầu trong 6.6.1.

5.3.2  Phương pháp thử

Thiết bị chuyên ch phải chịu tải từ từ một lực 500 N trong 1 min theo các hướng phù hợp.

Mọi dây thng được sử dụng cho mục đích thử nghiệm phải có đường kính 8 mm.

5.4  Cọc chèo và mái chèo một lưỡi chèo

5.4.1  Các yêu cầu

5.4.1.1  Yêu cầu chung

Không bắt buộc phải có mái chèo hai lưỡi chèo, cọc chèo và mái chèo một lưỡi chèo. Việc lắp đặt hệ thống mái chèo một lưỡi chèo/cọc chèo phải tuân thủ các yêu cầu nêu trong 5.4.1.2 đến 5.4.1.5.

Các trường hợp ngoại lệ theo Phụ lục A.

5.4.1.2  Hư hỏng do mài mòn

Các bề mặt chịu tác động của mái chèo một lưỡi chèo và cọc chèo không được gồ ghề dẫn đến mài mòn quá mức. Tất cả các bề mặt bên ngoài của cọc chèo phải nhẵn và không có các gờ và các góc sắc nhọn.

5.4.1.3  Bảo vệ không bị tuột

Các cọc chèo phải được bảo vệ không bị nới lỏng do vô ý. Phải có phương tiện để đảm bảo vị trí an toàn cho tối thiểu hai mái chèo một lưỡi chèo hoặc các mái chèo hai lưỡi chèo khi được xếp gọn.

5.4.1.4  Độ bền của cọc chèo

Không được để xảy ra lỗi cấu trúc đối với cọc chèo và/hoặc bộ phận gá lắp đi kèm khi tiến hành thử theo 5.4.2.2.

5.4.1.5  Độ bền và tính năng của cọc chèo và mái chèo một lưỡi chèo

Khi tiến hành thử theo 7.4, không được để xảy ra lỗi cấu trúc hoặc biến dạng vĩnh viễn đối với chi tiết bất kỳ trong quá trình thử và phải chứng minh rõ hệ thống cọc chèo đủ cứng để chèo hiệu quả. Cho phép mái chèo có một lưỡi chèo chuyển động không bị hạn chế tối thiểu 60° về phía trước và 60° ra phía sau.

5.4.2  Phương pháp thử

5.4.2.1  Hư hng do mài mòn và ngăn ngừa nới lỏng

Kiểm tra bằng mắt thường và thử nghiệm tính năng.

5.4.2.2  Độ bền của cọc chèo

Hệ thống chèo, bao gồm cọc chèo, phải chịu tải một lực 300N trong 1 min theo hướng nằm ngang dễ xảy ra sự cố nhất.

Mọi dây thng được sử dụng cho mục đích thử nghiệm phải có đường kính 8 mm.

5.5  Hệ thống thoát nước ở thân thuyền

Nếu thuyền được lắp một thanh giằng ngang tích hợp vào phần thân, thì phải trang bị tối thiểu một nút tháo hoặc hệ thống thoát nước.

5.6  Thiết bị kéo

Tất cả thuyền phải có một thiết bị kéo phù hợp tại mũi thuyền để giữ chc dây kéo. Xem phép thử độ bền trong 7.2.

5.7  Hệ thống ngồi và gá lắp (nếu được cung cấp ở dạng thiết bị chuẩn hoặc tùy chọn)

Không được xảy ra hư hỏng hoặc sử dụng không đúng chức năng đối với hệ thống ghế ngồi hoặc gá lắp liên quan bất kỳ, khi tiến hành thử theo Điều 7.

6  Yêu cầu về an toàn và phương pháp thử

6.1  Khu vực tối thiểu và số lượng người cho phép tối đa

6.1.1  Các yêu cầu

Khu vực ngồi được tính toán cho từng người lớn tối thiểu là 0,45 m2 và cho từng trẻ em là 0,23 m2. Tải trọng danh định cho một người lớn phải là 75 kg và tr em là 37,5 kg. Hai trẻ em dưới 10 tuổi thì được coi là một người lớn. Khu vực bên trong thuyền (chiều dài bên trong thuyền x chiều rộng bên trong thuyền) phải được thiết kế cho một người, độc lập với khu vực chỗ ngi đã tính toán, sao cho có thể đặt mẫu chỗ ngồi bên trong thuyền phù hợp với Phụ lục A, TCVN 13550-1:2022 (ISO 25649-1:2017) mà không bị quá chật.

Đối với những thuyền có khu vực bên trong bị hạn chế bởi các bộ phận thiết bị động cơ hoặc bộ kít buồm, thì khu vực khả dụng bên trong thuyền cho mỗi người phải được kiểm tra xác nhận bằng cách đặt các mẫu ghế ngồi cho người lớn và/hoặc trẻ em trên khu vực khả dụng mà không gây ra tình trạng chồng lấn. Các mẫu phải được bố trí sao cho người ngồi ở vị trí xác định trước không bị cản trở và/hoặc bị nguy hiểm do các bộ phận thiết bị bất kỳ nhô ra/xoay lắc hoặc được lắp đặt bên trong thuyền.

Các trường hợp ngoại lệ được mô tả trong Phụ lục A.

6.1.2  Phép thử

Kích thước để tính diện tích khả dụng bên trong (m2) phải được xác định theo phương thẳng đứng giữa các vách bên trong thuyền với phần thân được bơm tới áp suất làm việc. Tại nơi mà khu vực bên trong thuyền có hình dạng không bình thường, thì số đo chiều dài và chiều rộng phải được nhân lên. Các khu vực dưới tấm chắn nước được coi là những khu vực khả dụng.

Tính số lượng người cho phép (người lớn/trẻ em) đối với thuyền được thiết kế dành cho vài người bằng cách chia tổng diện tích bên trong thuyền cho 0,45 m2 đối với người lớn và 0,23 m2 đối với trẻ em. Thuyền không được ghi nhãn dành cho nhiều hơn hai trẻ em. Giá trị đạt được phải làm tròn xuống s nguyên gần nhất hoặc 0,5 m2. Đối với thuyền được thiết kế chỉ dành cho một người, các mẫu ghế được sử dụng làm dụng cụ hỗ trợ đo hoặc tiêu chí thử.

6.2  Độ ổn định tĩnh của thuyền

6.2.1  Các yêu cầu

Thuyền được trang bị động cơ có công suất tối đa theo quy định của nhà sản xuất (xem B.2.4) không được lật úp khi tiến hành thử theo 7.4.2.

Các trường hợp ngoại lệ theo Phụ lục A.

6.2.2  Phương pháp thử

Phép thử phải được thực hiện với động cơ phù hợp, nhưng không có bình đựng nhiên liệu, ắc quy hoặc bộ kít cánh buồm. Tải trọng thử phải được bố trí đều trên toàn bộ khu vực chịu tải thử của thuyền như nêu trong Hình 1.

Tổng ti trọng thử cho một trẻ em, nếu có thể áp dụng, phải là:

mt = (0,67 x n x 75 kg) + (0,67 x 37,5 kg)

(1)

Trong đó:

n là số lượng người lớn cho phép tối đa do nhà sản xuất xác định (xem 6.1), ở đây là 75 kg đối với mỗi người lớn được phép và 37,5 kg đối với mỗi trẻ em, nếu có thể áp dụng.

CHÚ THÍCH: Kích thước đối với một khối lượng thử bằng thép nặng 37,5 kg được nêu trong Hình 1.

Kích thước tính bằng milimét

CHÚ DN:

1  tấm chịu tải đặc thù, ví dụ: tm gỗ

2  bộ phn gá lắp hoặc cọc chèo

3  khu vực chịu tải thử nghiệm

4  khối lượng thử, bằng thép nặng 37,5 kg

5  tâm của trọng lực tải thử nghiệm

6  ống nổi

a  dành cho bu-lông vòng

b  dành cho bu-lông siết tấm chịu tải

Hình 1 - Phép thử độ nổi ổn định tĩnh với ba người lớn và một trẻ em

6.3  Độ ổn định kích thước khi lên và xuống thuyền

6.3.1  Các yêu cầu

Thuyền được bơm để sử dụng, không được cong vênh hoặc lật úp khi một người mang theo hành lý (với tổng khối lượng là 100 kg) lên thuyền hoặc xuống thuyền ở điểm tiếp cận bất kỳ của mặt sàn khu vực bên trong thuyền, trong khi năng lực tải (được phân bố đều trên khắp khu vực sàn khả dụng bên trong thuyền) được tận dụng hoàn toàn.

Thuyền phải được kiểm tra độ ổn định về hình dáng khi người thử đầu tiên lên thuyền. Thuyền có thể bị biến dạng đến một mức độ mà vẫn duy trì được chức năng và độ an toàn.

6.3.2  Thử nghiệm

Thuyền phải chịu tải được một khối lượng 75 kg (người lớn) hoặc 37,5 kg (trẻ em) ở điểm tiếp cận bất kỳ của khu vực sàn bên trong thuyền. Khu vực ti phải là hình tròn đường kính 200 mm.

6.4  Khả năng chịu tải tối đa

6.4.1  Các yêu cầu

Khả năng chịu tải tối đa của thuyền phải được tính theo công thức sau:

(2)

trong đó

m là khả năng chịu tải tối đa (tổng khối lượng tải trên thuyền gồm hành khách, thiết bị, động cơ gắn ngoài và nhiên liệu), tính bằng kilôgam (kg);

V là thể tích của các buồng ni, tính bằng mét khối (m3);

M là tổng khối lượng của thuyền do nhà sản xuất cung cấp, gồm cả thiết bị được lắp đặt cố định và/hoặc được cung cấp cùng thuyền như: vỏ thuyền, bộ phận gá lắp và các thiết bị tương tự nhưng không bao gồm động cơ gắn ngoài và nhiên liệu. Các loại máy và hệ thống lái được lắp đặt cố định cũng được tính.

6.4.2  Thử nghiệm

Chứng minh khả năng chịu tải tối đa, m, bằng Công thức (2). Thể tích, V, phải xác định thông qua tính toán hoặc thông qua thử nghiệm. Đối với phương pháp xác định dữ liệu (kích thước dùng để tính toán, đo thể tích theo lít) thuyền phải được bơm tới áp suất làm việc.

Đối với phương pháp xác định thể tích, độ không đảm bảo của phương pháp đo không được vượt quá 3 %. Lấy giá trị trung bình của ba phép đo.

Thể tích và khối lượng xác định của thuyền phải được chỉ rõ trong báo cáo thử nghiệm.

6.5  Dây an toàn và tay cầm

6.5.1  Các yêu cầu

Tất cả thuyền phải được trang bị với các thiết bị cần thiết để cung cấp các tay cầm vững chc cho số lượng người sử dụng được phép khi ngồi tại các vị trí ngồi được cung cấp hoặc khi ở ngoài thuyền và ở trong nước; ngay cả khi thuyền bị lật úp. Tất cả tay cầm phải được thiết kế theo bản chất và cách bố trí đ đảm bảo số lượng người sử dụng được phép có thể cầm giữ, cả trong thời gian dài, mà không bị thương tổn.

Các tay cầm này và các linh kiện lắp đặt kèm theo phải tuân thủ các yêu cầu về bộ phận gá lắp trên thân thuyền được mô tả trong 5.2. Khi dây an toàn và tay cầm cũng có chức năng như thiết bị nâng hoặc mang vác thủ công, thì chúng phải tuân thủ theo các yêu cầu trong 5.3.

Tt cả các thuyền phải có gắn thêm dây an toàn phù hợp.

Tay cầm không được hư hng/nứt gãy khi được thử nghiệm như quy định trong 5.2.2.

6.5.2  Phương pháp thử

Kiểm tra và đánh giá bằng mắt thường.

Mỗi tay cầm và bộ phận gá lắp dây cứu sinh phải chịu tải trọng với một lực 500 N trong 1 min theo hướng dễ xảy ra sự cố nhất. Đối với việc đánh giá thực tế trong nước, xem 7.2.

6.6  Lực nổi dư cụ thể cho thuyền

6.6.1  Các yêu cầu

Sau khi buồng nổi lớn nhất bị hư hỏng, lực nổi dư của phần thân phải đạt tối thiểu 50 % khả năng tải tối đa theo quy định của nhà sản xuất (xem 6.4).

6.6.2  Phương pháp thử

Lực nổi dư được tính hoặc đo.

6.7  Tính linh hoạt

6.7.1  Các yêu cầu

Một thuyền được bơm căng phải có khả năng chịu tải tối đa, khi một buồng nổi bất kỳ bị xẹp đột ngột, bị cố ý đy đi bởi một phương tiện dự kiến. Mái chèo một lưỡi chèo có thể được sử dụng như mái chèo hai lưỡi chèo.

6.7.2  Phương pháp thử

Thuyền phải được đẩy đi cùng với buồng khí bị xẹp dễ xảy ra sự cố nhất, theo đường thẳng tối thiểu 50 m trong vùng nước lặng.

7  Yêu cầu về tính năng và phương pháp thử đối với thuyền

7.1  Yêu cầu chung

Thuyền tối thiểu phải vượt qua phép thử nêu trong Điều 6, TCVN 13550-1:2022 (ISO 25649-1:2017). Thuyền phải được lắp ráp theo hướng dẫn của nhà sản xuất và bơm tới mức áp suất làm việc xác định.

Thử nghiệm phải được thực hiện theo thứ tự từ 7.2 đến 7.4 ở điều kiện độ cao sóng trung bình là 300 mm.

Thuyền trưng và thủy thủ đoàn, nếu có, phải tiến hành các thử nghiệm bằng cách ngồi ở các vị trí được cung cấp dạng thiết bị chuẩn hoặc tùy chọn.

7.2  Độ bền và tính năng của thiết bị kéo dùng cho thuyền

7.2.1  Các yêu cầu

Khi kiểm tra kỹ thuyền ở cuối phép thử, không được xảy ra lỗi về cấu trúc ở bất kỳ bộ phận nào của thân thuyền hoặc các chi tiết khác như boong hay các ván ngang và bao gồm cả các mặt phân cách bất kỳ như mặt sàn/thân của thuyền.

Trong quá trình thử nghiệm, mũi thuyền không được chìm hoặc nâng lên theo cách có thể làm chìm động hoặc lật thuyền.

7.2.2  Phương pháp thử

Số lượng người sử dụng cho phép tối đa được tính theo 6.1.

Thuyền phải được kéo tối thiểu 15 min bằng thiết bị kéo của thuyền (xem 5.6) do nhà sản xuất thiết kế ở tốc độ không nhỏ hơn 4 knot với chiều dài dây kéo gấp 3 lần chiều dài thuyền (±15 %).

7.3  Thử nghiệm chèo thuyền (nếu phù hợp, xem 5.4)

Thuyền phải được chèo một khoảng cách không nhỏ hơn 300 m ở cả trạng thái chịu tải tối thiểu và trạng thái chịu tải tối đa theo công bố của nhà sản xuất.

Hệ thống cọc chèo phải được kiểm tra trong khi tiến hành và sau khi kết thúc thử nghiệm, đồng thời cần đo chuyn động không bị hạn chế của mái chèo một lưỡi chèo.

Các trường hợp ngoại lệ theo Phụ lục A.

7.4  Thử nghiệm độ kín nước đối với thuyền

7.4.1  Các yêu cầu

Thuyền phải được kiểm tra cẩn thận khi kết thúc thử nghiệm. Không được có nước bên trong thuyền.

Thử nghiệm này không áp dụng cho thuyền được trang bị hệ thống tự thoát nước.

7.4.2  Phương pháp thử

Phải bảo đm không có nước vào trong thuyền khi bắt đầu tiến hành thử nghiệm. Thuyền phải chịu được mức tải tối đa do nhà sản xuất khuyến nghị. Sự phân bố tải trọng này phải đại diện cho việc thuyền được gắn động cơ có công suất tối đa theo quy định của nhà sản xuất và hành khách ngồi trong thuyền đang ở vị trí thông thường.

Để thử nghiệm, thuyền phải duy trì độ tĩnh trong nước trong 20 min.

8  Thiết bị và phụ kiện chuẩn dùng cho thuyền

8.1  Các yêu cầu

Nếu nhà sản xuất cung cấp áp suất kế đ đảm bảo áp suất làm việc tối đa quy định, thì áp suất kế ít nhất phải phù hp với cấp 2,5 (theo EN 837-1).

8.2  Thử nghiệm

Kiểm tra bằng mắt thường.

9  Ghi nhãn

Thuyền theo tiêu chuẩn này phải được ghi nhãn theo quy định tại TCVN 13550-2 (ISO 25649-2) đến mức tối đa có thể áp dụng được. Mọi thông tin phải được đặt cùng một vtrí tại nơi dễ quan sát thấy khi sử dụng thuyền. Thông tin phải nhóm theo nội dung nhất quán.

Ngoài ra, hình ảnh đại diện tối thiểu của thuyền phải được in trên bao bì với các đường bao quan trọng và kích thước chính.

10  Hướng dẫn sử dụng thuyền

Xem các yêu cầu bổ sung liên quan trong TCVN 13550-2 (ISO 25649-2).

Theo tiêu chuẩn này, mỗi thuyền phải được cung cấp hướng dẫn sử dụng, dễ hiểu, đầy đủ thông tin để ngay cả người vận hành không có kỹ năng cũng có thể lắp ráp, tháo rời, vận hành, sa chữa, bảo dưỡng và cất giữ thuyền chính xác. Những nội dung mô tcác thao tác khó và phức tạp phải được bổ sung bằng hình vẽ/tranh ảnh giải thích. Hướng dẫn sử dụng phải được chia nhỏ thành các nhóm dưới đây và nếu có thể, ít nhất phải chứa các thông tin và phần giải thích sau:

a) thông tin chung về thuyền và cách sử dụng:

1) phần mô tả thuyền, phụ kiện và các tùy chọn sử dụng (đẩy bằng mái chèo một lưỡi chèo và mái chèo hai lưỡi chèo).

2) giải thích thuật ngữ “số lượng người cho phép” và “áp suất làm việc tối đa”.

3) cảnh báo không tiến hành thay đổi cấu trúc thuyền có thể gây ảnh hưởng đến sự an toàn.

4) các yêu cầu về tính năng và độ an toàn tối thiểu được quy định tại tiêu chuẩn này không miễn cho người sử dụng thuyền phao khỏi việc tìm hiểu kiến thức và kỹ năng cần thiết để điều hướng dưới nước và tuân thủ các yêu cầu tương ứng, do an toàn trên nước có được là do sự tương tác giữa người điều khiển, thuyền và điều kiện nước.

b) hướng dẫn lắp ráp và tháo dỡ thuyền, mô tả, gồm bản vẽ/ hình ảnh cách tháo lắp cùng thông tin về:

1) chuẩn bị thuyền và phụ kiện để tiến hành lắp ráp;

2) lắp đặt sàn và các bộ phận giằng gia cố;

3) lắp đặt các thiết bị để chèo;

4) bơm căng thuyền và các mức áp suất làm việc tối đa;

5) điều chỉnh các van bơm;

6) điều chỉnh áp suất kế hoặc thiết bị đánh giá áp suất, xem 5.7, TCVN 13550-1:2022 (ISO 25649-1:2017).

7) bố trí và cố định chỗ ngồi;

8) lắp đặt và điều chỉnh thiết bị bảo vệ, nếu có;

9) gắn các bộ gá lắp dây neo.

c) hướng dẫn bảo dưỡng và bảo quản thuyền

1) vệ sinh kỹ và làm khô tất cả các bộ phận của thuyền, đặc biệt sau khi sử dụng trong vùng nước mặn và bị dầu làm bn, ghi rõ các chất làm sạch và bảo qun cho phép;

2) kiểm tra thân thuyền và tất cả các bộ phận của thân để phát hiện mọi hư hng do biến dạng cơ học, mài mòn và lão hóa;

3) sửa chữa những hư hỏng nhỏ bằng phương tiện cung cấp trên thuyền (bộ đồ nghề sửa chữa);

4) lời khuyên, khi nào cần mang thuyền hoặc bộ phận thiết bị cần thiết bất kỳ tới cửa hàng sửa chữa chuyên nghiệp để sửa chữa và thay thế phù hợp (ví dụ: vết rách/nứt lớn);

5) hướng dẫn cất giữ thuyền, thiết bị và các phụ kiện khác đúng cách.

d) hướng dẫn vận hành nổi trên mặt nước, gồm các chú thích cảnh báo cần thiết và các yêu cầu giám sát trẻ em, lời khuyên và/hoặc các quy tắc liên quan tới:

1) việc sử dụng đúng cách thiết bị và phụ kiện của thuyền;

2) việc chuẩn bị mái chèo một lưỡi chèo và mái chèo hai lưỡi chèo;

3) việc phân bố tải trọng, bo đảm xếp gọn các thiết bị, nhận và giữ các vị trí ngồi bên trong thuyền (ngã xuống nước);

4) việc mang theo các vật sắc và/hoặc nhọn;

5) bờ đá, cầu cảng và bãi cạn (ví dụ: bãi cát, dải san hô, đá);

6) quy định về phương tiện cứu sinh (ví dụ: phao cứu sinh, các tín hiệu báo hiệu gặp nguy hiểm, các phụ tùng thay thế);

7) kéo, được kéo;

8) lỗi của một buồng khí;

9) vị trí thăng bằng trở lại của thuyền

10) mối nguy sinh ra từ luồng nước và gió;

11) cảnh báo về gió và luồng nước đy ra xa bờ (trẻ em cần cha mẹ giám sát).

11  Các trường hợp ngoại lệ

Theo Bảng 2.

Bảng 2 - Các trường hợp ngoại lệ

STT

Thiết bị đẩy

Không áp dụng các yêu cầu kỹ thuật phụ thuộc vào thiết bị đẩy

Kết hợp

1

Đẩy bằng thiết bị th công

5.2; B.2; B.1 (phép thử hướng buồm)

Được áp dụng đồng bộ khi kết hợp các thiết bị đy

2

Đẩy bằng động cơ

Phụ lục B (phép thử hướng buồm)

3

Đy bằng buồm

5.2; B.2

 

Phụ lục A

(quy định)

Ca nô, thuyền kayak và thuyền kayak không buồng lái bơm hơi

A.1  Các yêu cầu có thể áp dụng

Ngoài những yêu cầu chi tiết trong phụ lục này, ca nô, thuyền kayak và thuyền kayak không buồng lái bơm hơi phải tuân thủ tất cả các yêu cầu trong phần hướng dẫn chính của tiêu chuẩn này, bao gồm cả các điều sau:

- 5.4 Cọc chèo và mái chèo một lưỡi chèo;

- 6.1 Diện tích tối thiểu và số lượng người cho phép tối đa;

- B.2 Yêu cầu có thể áp dụng đối với thuyền có gắn động cơ;

- 6.2 Độ ni n định tĩnh của thuyền;

- 7.3 Thử nghiệm chèo thuyền.

Thuyền ngồi không buồng lái cần được kiểm tra đến khi các yêu cầu dưới đây có thể áp dụng.

A.2  Số lượng người cho phép tối đa

A.2.1  Thuyền kayak

Đối với mỗi người được phép, thuyền phải có khu vực ngồi tối thiểu theo quy định trong Phụ lục A, TCVN 13550-1:2022 (ISO 25649-1:2017). Số người được phép n (người lớn hoặc trẻ em) tương đương với số mô hình ngồi có thể đặt trên bề mặt sàn của thuyền nhưng không được chồng lên nhau. Điểm Z của các mẫu phải được đặt thẳng hàng với cạnh phía trước thấp hơn chỗ tựa lưng [xem Phụ lục A, TCVN 13550-1:2022 (ISO 25649-1:2017)].

A.2.2  Ca nô

Đối với mỗi người được phép, ca nô phải có khu vực ngồi/quỳ tối thiểu như nêu trong Phụ lục A, TCVN 13550-1:2022 (ISO 25649-1:2017). Số người được phép n (người lớn hoặc trẻ em) tương đương với số mô hình ngồi có thể đặt trên bề mặt sàn của ca nô nhưng không được chồng lên nhau.

A.3  Khả năng chịu tải, thể tích xếp hàng hóa

Tổng khối lượng người được xác định theo A.2.1 và/hoặc A.2.2 không được vượt quá khả năng chịu tải tối đa (xem 6.4).

Để tính kết quả, thì sử dụng khối lượng 75 kg đối với từng người lớn và 37,5 kg đối với một trẻ em.

Ca nô và thuyền kayak phải có một thể tích xếp hàng hóa tối thiểu bên trong thuyền, bên ngoài khu vực ngồi là 25 dm3/người lớn và 13 dm3/trẻ em.

A.4  Chỗ tựa lưng và nghỉ chân của thuyền kayak

Thuyền kayak phải được trang bị chỗ tựa lưng và để chân cho từng người sử dụng được phép. Chỗ để chân không được gây vướng/mắc kẹt chân người sử dụng trường hợp thuyền bị lật úp.

A.5  Dây an toàn

Dây an toàn cho tất cả các loại ca nô và thuyền kayak phải gắn ở cả hai cạnh bên của khu vực đầu và cui thuyền, không gây cản trở vận hành bình thường của thuyền.

A.6  Thử nghiệm tính năng của thuyền kayak và ca nô

Khả năng vận động của thuyền theo điều kiện tải cho trước phải cho phép đi thẳng đến mục tiêu theo tuyên bố của nhà sản xuất.

Thực hiện thử nghiệm bằng phép thử thực tế trong nước. Hướng đi thử nghiệm đối với lực đẩy thẳng phải là 100 m.

Tiêu chí thử:

- lực đẩy có mục đích bởi phương tiện dự kiến đi theo đường thẳng mà không có trở ngại đối với người vận hành khi chèo thuyền hoặc bơi xuồng, và

- lực đẩy có mục đích không làm ghế ngồi và chỗ tựa lưng tách rời nhau, ngăn không cho nước vào quá mức trong thuyền.

Không được xảy ra hư hỏng về cấu trúc của thuyền.

 

Phụ lục B

(quy định)

Thuyền bơm hơi được đẩy đi bằng buồm hoặc động cơ

B.1  Yêu cầu có thể áp dụng đối với thuyền có trang bị buồm

B.1.1  Yêu cầu chung

Ngoài những yêu cầu chi tiết trong phụ lục này, thuyền bơm hơi được đẩy đi bằng buồm hoặc động cơ phải tuân thủ mọi yêu cầu trong phần hướng dẫn chính của tiêu chuẩn này.

B.1.2  Tấm ván

B.1.2.1  Cấu trúc

Tấm ván chắn gió, tấm ván giữ cho thuyền khỏi trôi dạt và sống trượt phải có khả năng nâng lên đến mức đáy thuyền và được cố định ở vị trí làm việc mà không sử dụng dụng cụ hay thiết bị nào.

Sống trượt phải được gắn chặt đảm bảo tránh bị mất ngẫu nhiên.

B.1.2.2  Độ bền và chức năng của các tấm ván

Các tấm ván được liên kết với nhau phải không bị hỏng hoặc biến dạng vĩnh viễn khi chịu tải một lực ngang 80 N/m2 khu vực buồm.

Đối với tấm ván chắn gió, lực ngang phải được tác dụng lên đường đi qua tâm thẳng đứng hướng xuống dưới đến 2/3 độ dài của tm ván từ trục xoay. Xem Hình B.1.

Đối với tấm ván giữ cho thuyền khỏi trôi dạt và sống trượt, thì lực ngang phải được tác dụng tại điểm giữa độ dài lộ ra, phía dưới đáy thuyền, lx. Xem Hình B.2.

B.1.2.3  Phương pháp thử

Các loại tấm ván phải được thử nghiệm khi được lắp vừa thuyền và theo cả hai hướng. Tải trọng phải được áp dụng theo từng hướng trong 10 min.

CHÚ DẪN

1  tấm ván chắn gió

2  lực ngang

3  trục xoay

Hình B.1 - Thử nghiệm tấm ván chắn gió

CHÚ DN

1  sống trượt

lx  độ dài phía dưới đáy thuyền

Hình B.2 - Thử nghiệm độ bền sống trượt

B.1.3  Dây chằng buộc dọc và dây chằng điều khiển buồm

Các cột buồm và sào căng buồm có thể tháo rời phải có khả năng kết hợp một cách chắc chắn.

Đường kính cực tiu của tấm buồm là 8 mm.

Buồm tam giác và buồm chính có thể được người điều khiển néo lại từ vị trị ngồi.

B.1.4  Tính năng của buồm

B.1.4.1  Các yêu cầu

Thuyền được đẩy đi bằng buồm phải có khả năng đi theo hướng thử như mô tả trong bảng B.1 và Hình B.3 mà không xảy ra hư hng hoặc vận hành sai chức năng. Hướng thử từ A đến B chứng tỏ khả năng thuyền đi ngược chiều gió thực dưới một góc đúng hướng gió tối thiểu 60°, nghĩa là phao B phải được tiếp cận từ phía đầu gió mà không bị đổi hướng.

B.1.4.2  Phương pháp thử

Phép thử bao gồm hai phép thử phụ [(a và b)] với các điều kiện tải khác nhau (xem Bảng B.1).

Bảng B.1 - Trình tự thử hướng buồm

Phép thử phụ

Sức gió (Beaufort)

Hướng buồm

Số lượng trình tự thử nghiệm theo yêu cầu

Điều kiện tải

a)

4

A tới B

3

1 người lớn

b)

4

A tới B

3

Tải trọng tối đa

Kích thước tính bằng milimet

CHÚ DN:

1  phao B

2  phao A

a  hướng gió thực

Hình B.3 - Trình tự thử hướng buồm

B.2  Yêu cầu có thể áp dụng đối với thuyền có gắn động cơ

B.2.1  Yêu cầu chung

Ngoài những yêu cầu chi tiết trong phụ lục này, thuyền bơm hơi được đẩy bằng động cơ phải tuân thủ mọi yêu cầu trong phần nội dung chính của tiêu chuẩn này.

Các trường hợp ngoại lệ theo Phụ lục A.

B.2.2  Thanh giằng ngang (nếu có)

B.2.2.1  Các yêu cầu

Thanh giằng ngang hoặc bệ lắp động cơ và phương tiện liên kết với thuyền phải được thiết kế để chịu được công suất đầu ra và lực mô men xoắn của động cơ được nhà sản xuất quy định cũng như khối lượng của động cơ sử dụng ở điều kiện thông thường.

B.2.3  Phương pháp thử

Kiểm tra bằng mắt trong quá suốt quá trình và sau phép thử tính năng trong nước như mô tả tại B.2.5.

B.2.4  Công suất tối đa của động cơ

Đối với thuyền không có thanh giằng ngang Pmax = 0,8 x F(d)

Đối với thuyền có thanh giằng ngang Pmax = 1,2 x F(d)

Trong đó:

Pmax là công suất động cơ tối đa, được xác định theo ISO 8665, tính bằng kW;

F(d) là hệ số kích thước = l x b

Trong đó:

l là tổng chiều dài của thuyền, tính từ mũi thuyền tới giới hạn của phao phía đuôi thuyền (gồm cả tay cầm hoặc các thiết bị gá lắp khác), tính bằng mét (m);

b là tổng chiều ngang của thuyền, (gồm cả tay cầm hoặc các thiết bị gá lắp khác), tính bằng mét (m).

B.2.5  Tính năng trong nước, nếu thuyền được trang bị phương tiện đẩy cơ học

B.2.5.1  Các yêu cầu

Không được có các hư hỏng về cấu trúc dạng gãy, nứt, rách, bị tách rời v.v... ở bất kỳ bộ phận nào của thân thuyền hoặc các chi tiết của thuyền như: boong hoặc ván ngang, và bao gồm mặt phân cách giới hạn bất kỳ như: sàn/vỏ, boong/thanh giằng ngang, ống nổi/vỏ v.v...

Không được có các dấu hiệu về sự mài mòn có thể gây hư hỏng về cấu trúc hoặc sự cố sau đó.

Thuyền không bị lật và phải tương đối khô.

B.2.5.2  Phương pháp thử

B.2.5.2.1  Yêu cầu chung

Thuyền phải được kiểm tra cn thận vào cuối quy trình thử.

Hệ thống lái từ xa phải được sử dụng, nếu được cung cấp như thiết bị chuẩn. Nếu được đề xuất như thiết bị tùy chọn, thì thử nghiệm phải được tiến hành sử dụng liên tiếp bằng cả tay lái và hệ thống lái từ xa.

B.2.5.2.2  Thử nghiệm với tải trọng tối thiểu

Chỉ người điều khiển lên thuyền. Tổng thời gian thử nghiệm tối thiểu 45 min. Với những thuyền có gắn động cơ, thiết bị điều khiển động cơ phải được cài đặt đ phát lực đẩy về phía trước tối đa.

Thuyền phải tiến ngược hướng gió và sau đó lập tức xuôi gió ở các hướng xấp xỉ 45° riêng rẽ (xem Hình B.4). Do vậy sẽ có tối thiểu năm hướng: trực diện, hướng mũi thuyền, ngang sườn, hướng đuôi thuyền và theo điều kiện biển. Thuyền phải rẽ đột ngột theo hướng mạn trái và mạn phải của thuyền cuối mỗi hướng thử nghiệm (xem Hình B.4).

B.2.5.2.3  Thử nghiệm với tải trọng tối đa

Lặp lại phép thử được mô tả trong B.2.5.2.2, nhưng với thuyền chịu tải đồng đều ở mức chịu tải tối đa gồm số lượng người được phép tối đa (xem 6.1 và 6.4).

Tất cả các tay cầm phải được quan sát thấy rõ để thỏa mãn các yêu cầu trong 6.5.1 và tất cả chỗ ngồi cũng như hệ thống liên kết để thỏa mãn các yêu cầu tại 5.7.

CHÚ DN

a  chiều gió thực

b  hướng ngược gió

c  hướng mũi thuyền

d  hướng ngang sườn

e  hướng đuôi thuyền

f  ng ngược gió

Hình B.4 - Thử nghiệm tính năng trong nước

 

Phụ lục C

(tham khảo)

Bố cục chung của thuyền với phần thân làm bằng vật liệu không được gia cường điển hình

CHÚ DN

1  các ống lực nổi

2  thiết bị kéo

3  dây an toàn hoặc dây cứu sinh

4  tm ghi kiu loại

5  van bơm

6  thiết bị nâng/mang vác

7  cọc chèo

a ví dụ về vách ngăn dọc

Hình C.1 - Bố cục của thuyền làm bằng vật liệu không được gia cường

 

Phụ lục D

(tham khảo)

Bố cục chung của thuyền với thân làm bằng vật liệu được gia cường điển hình

CHÚ DN

1  tấm ghi kiểu loại

2  động cơ

3  thanh giằng ngang

4  van bơm

5  ống nổi gồm một số buồng ni

6  thiết bị nâng/mang vác

7  bình nhiên liệu

8  vách ngăn phân chia - ví dụ về vách ngăn dọc

9  cọc chèo

10  dây an toàn hoặc dây cứu sinh

11  khu vực bên trong thuyền

12  thiết bị kéo

13  tm chn nước

14  tay nắm

15  mái chèo hai lưỡi chèo hoặc mái chèo một lưỡi chèo

16  vách ngăn phân chia - ví dụ về vách ngăn ngang

Hình D.1 - Bố cục của thuyền làm bằng vật liệu được gia cường

 

Phụ lục E

(tham khảo)

Bố cục chung của thuyền có mái chèo hai lưỡi chèo/thuyền kayak điển hình

CHÚ DN:

1  ống nổi

2  thiết bị kéo

3  dây an toàn hoặc dây cứu sinh

4  tấm ghi kiểu loại

5  van bơm

6  thiết bị nâng/mang vác

7  chỗ tựa lưng

8  chỗ để chân

a  ví dụ về vách ngăn dọc

Hình E.1 - Bố cục của thuyền có mái chèo hai lưỡi chèo/thuyền kayak điển hình

 

Phụ lục F

(tham khảo)

Các ví dụ về sản phẩm điển hình tạo thành Cấp E

Hình F.1 - Các ví dụ về sản phẩm điển hình tạo thành Cấp E

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] ISO 179-1, Plastics - Determination of Charpy impact properties - Part 1: Non-instrumented impact test (Chất dẻo - Xác định độ bền va đập Charpy - Phần 1: Thử nghiệm va đập không dùng dụng cụ đo)

[2] TCVN 11525-1 (ISO 1431-1), Cao su, lưu hóa hoặc nhiệt dẻo - Độ bền rạn nứt ôzon - Phần 1: Thử nghiệm biến dạng tĩnh và động

[3] TCVN 2752 (ISO 1817), Cao su, lưu hóa hoặc nhiệt dẻo - Xác định tác động của chất lỏng

[4] TCVN 10500 (ISO 3011), Vải tráng phủ cao su hoặc chắt dẻo - Xác định độ bền rạn nứt trong môi trường có ôzon ở điều kiện tĩnh

[5] TCVN 10044 (ISO 4646), Vải tráng phủ cao su hoặc cht dẻo - Phương pháp thử va đập ở nhiệt độ thấp

[6] TCVN 11994-2 (ISO 4892-2), Chất dẻo - Phương pháp phơi nhiễm với nguồn sáng phòng thử nghiệm - Phần 2: Đèn hồ quang xenon

[7] ISO 6185-1, Inflatable boats - Part 1: Boats with maximum motor power rating of 4,5 kW (Thuyền cao su - Phần 1: Thuyền có công suất động cơ tối đa 4,5 kN)

[8] ISO 6185-2, Inflatable boats - Part 2: Boats with maximum motor power rating of 4,5 kW to 15 kW and greater (Thuyền cao su - Phần 2: Thuyền có công suất động cơ tối đa 4,5 kW đến 15 kW)

[9] ISO 6185-3, Inflatable boats - Part 3: Boats with a hull length less than 8 m with a motor rating of 15 kW and greater (Thuyền cao su - Phần 3: Thuyền có chiều dài nhỏ hơn 8 m, công suất động cơ 15 kW hoặc lớn hơn)

[10] ISO 13857, Safety of machinery - Safety distances to prevent hazard zones being reached by upper and lower limbs (An toàn máy - Khoảng cách an toàn đ ngăn ngừa các chi trên và dưới của con người tới gần các vùng nguy hiểm).

[11] EN 71-1:20051), Safety of toys - Part 1: Mechanical and physical properties (An toàn đồ chơi tr em - Phần 1: Các tính chất cơ lý)

[12] EN 873-1, Pressure gauges - Part 1: Bourdon tube pressure gauges - Dimensions, metrology, requirements and testing (Đồng hồ đo áp suất - Phần 1: Đồng hồ đo áp suất Bourdon - Kích thước, hệ thống đo lường, yêu cầu và thử nghiệm)

[13] EN 873-3, Pressure gauges - Part 3: Diaphragm and capsule pressure gauges - Dimensions, metrology, requirements and testing (Đồng hồ đo áp suất - Phần 3: Đồng hồ đo áp suất màng ngăn và buồng kín - Kích thước, hệ thống đo lường, yêu cầu và thử nghiệm)

[14] EN 13138-1, Buoyant aids for swimminh instruction - Part 1: Safety requirements and test methods for bouyant aids to be worn (Áo phao cứu hộ dành cho dạy bơi - Phần 1: Yêu cầu an toàn và phương pháp thử dành cho áo phao cứu hộ để mặc được)

[15] EN 13138-2, Buoyant aids for swimming instruction - Part 1: Safety requirements and test methods for bouyant aids to be hold (Áo phao cứu hộ dành cho dạy bơi - Phần 1: Yêu cầu an toàn và phương pháp thử áo phao cứu hộ để giữ/cầm được)

[16] EN 13138-3, Bouyant aids for swimming instruction - Part 3: Safety requirements and test methods for bouyant aids for swim seats to be worn (Áo phao cứu hộ cho dạy bơi - Phần 3: Yêu cầu an toàn và phương pháp thử đối với áo phao cứu hộ cho ghế bơi để mặc được)

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

Lời giới thiệu

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Thuật ngữ và định nghĩa

4  Vật liệu

5  Kết cấu và các chi tiết chức năng của thuyền

5.1  Điều kiện thử

5.2  Tính toàn vẹn của thân thuyền

5.3  Thiết bị nâng và vận chuyển thủ công

5.4  Cọc chèo và mái chèo một lưỡi chèo

5.5  Hệ thống thoát nước ở thân thuyền

5.6  Thiết bị kéo

5.7  Hệ thống ngồi và gá lắp (nếu được cung cấp ở dạng thiết bị chuẩn hoặc tùy chọn)

6  Yêu cầu về an toàn và phương pháp thử

6.1  Khu vực tối thiểu và số lượng người cho phép tối đa

6.2  Độ ổn định tĩnh của thuyền

6.3  Độ ổn định kích thước khi lên và xuống thuyền

6.4  Khả năng chịu ti tối đa

6.5  Dây an toàn và tay cầm

6.6  Lực nổi dư cụ thể cho thuyền

6.7  Tính linh hoạt

7  Yêu cầu về tính năng và phương pháp thử đối với thuyền

7.1  Yêu cầu chung

7.2  Độ bền và tính năng của thiết bị kéo dùng cho thuyền

7.3  Thử nghiệm chèo thuyền (nếu phù hợp, xem 5.4)

7.4  Th nghim độ kín nước đối với thuyền

8  Thiết bị và phụ kiện chuẩn dùng cho thuyền

8.1  Các yêu cầu

8.2  Thử nghiệm

9  Ghi nhãn

10  Hướng dẫn sử dụng thuyền

11  Các trường hợp ngoại lệ

Phụ lục A (quy định) Ca nô, thuyền kayak và thuyền kayak không buồng lái bơm hơi

Phụ lục B (quy định) Thuyền bơm hơi được đẩy đi bằng buồm hoặc động cơ

Phụ lục C (tham khảo) Bố cục chung của thuyền với phần thân làm bằng vật liệu không được gia cường điển hình

Phụ lục D (tham khảo) Bố cục chung của thuyền với thân làm bằng vật liệu được gia cường điển hình

Phụ lục E (tham khảo) Bố cục chung của thuyền có mái chèo hai lưỡi chèo/thuyền kayak điển hình

Phụ lục F (tham khảo) Các ví dụ về sn phẩm đin hình tạo thành Cấp E

Thư mục tài liệu tham khảo

 

 

1) EN 71-1:2005 được sử dụng làm tài liệu tham khảo đ xây dựng ISO 8124-1:2009; ISO 8124-1:2009 đã được chấp nhận thành TCVN 6238-1:2011, phiên bản hiện hành là TCVN 6238-1:2017 (ISO 8124-1:2014) An toàn đồ chơi trẻ em - Phần 1: Các yêu cầu an toàn liên quan đến tính chất cơ lý.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi