Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13550-6:2022 ISO 25649-6:2017 Thiết bị giải trí phao nổi sử dụng trên và trong nước - Phần 6: Các yêu cầu an toàn cụ thể bổ sung và phương pháp thử đối với các thiết bị cấp D

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 13550-6:2022

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13550-6:2022 ISO 25649-6:2017 Thiết bị giải trí phao nổi sử dụng trên và trong nước - Phần 6: Các yêu cầu an toàn cụ thể bổ sung và phương pháp thử đối với các thiết bị cấp D
Số hiệu:TCVN 13550-6:2022Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Văn hóa-Thể thao-Du lịch
Ngày ban hành:31/05/2022Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13550-6:2022

ISO 25649-6:2017

THIẾT BỊ GIẢI TRÍ PHAO NỔI SỬ DỤNG TRÊN VÀ TRONG NƯỚC -
PHẦN 6: CÁC YÊU CẦU AN TOÀN CỤ THỂ BỔ SUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐỐI VỚI CÁC THIẾT BỊ CẤP D

Floating leisure articles for use on and in the water - Part 6; Additional specific safety requirements and test methods for Class D devices

Lời nói đầu

TCVN 13550-6:2022 hoàn toàn tương đương với ISO 25649-6:2017;

TCVN 13550-6:2022 do Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia Đà Nẵng biên soạn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố;

Bộ TCVN 13550 (ISO 25649), Thiết bị giải trí phao nổi sử dụng trên và trong nước, gồm các phần sau đây:

- TCVN 13550-1:2022 (ISO 25649-1:2017), Phần 1: Phân cấp, vật liệu, yêu cầu chung và phương pháp thử;

- TCVN 13550-2:2022 (ISO 25649-2:2017), Phần 2: Thông tin cho người tiêu dùng;

- TCVN 13550-3:2022 (ISO 25649-3:2017), Phần 3: Các yêu cầu an toàn cụ thể bổ sung và phương pháp thử đối với các thiết bị cấp A;

- TCVN 13550-4:2022 (ISO 25649-4:2017), Phần 4: Các yêu cầu an toàn cụ thể bổ sung và phương pháp thử đối với các thiết bị cấp B;

- TCVN 13550-5:2022 (ISO 25649-5:2017), Phần 5: Các yêu cầu an toàn cụ thể bổ sung và phương pháp thử đối với các thiết bị cấp C;

- TCVN 13550-6:2022 (ISO 25649-6:2017), Phần 6: Các yêu cầu an toàn cụ thể bổ sung và phương pháp thử đối với các thiết bị cấp D;

- TCVN 13550-7:2022 (ISO 25649-7:2017), Phần 7: Các yêu cầu an toàn cụ thể bổ sung và phương pháp thử đối với các thiết bị cấp E.

Lời giới thiệu

Đặc tính quan trọng của các sản phẩm thuộc phạm vi của tiêu chuẩn này là kích thước rất lớn và mục đích sử dụng tập thể. Do đó, phần lớn các yêu cầu an toàn tập trung vào độ ổn định nổi khi chịu tải toàn bộ và một phía, va chạm của người sử dụng, các vấn đề do bị mắc kẹt và bị vướng cũng như khoảng cách an toàn và độ sâu nước thích hợp liên quan đến độ cao nhảy và độ cao có khả năng ngã, được cung cấp bởi các “modul hành động” khác nhau. Một vấn đề khác là việc lắp ráp các modul độc lập này thành các khóa hoạt động lớn và phức tạp. Việc kết hợp này tạo ra các rủi ro vướng mắc tại các giao diện, cần được đánh giá và điều Chĩnh khi đóng các giao diện đó.

Thông tin cho người tiêu dùng liên quan đến sử dụng an toàn là phần bổ sung quan trọng.

Thiết bị cấp D được áp dụng cho những người trên 36 tháng tuổi bị hạn chế khả năng bơi lội. Thiết bị cấp D được thiết kế để neo tại một vị trí hoặc thả nổi tự do. Chúng được thiết kế để sử dụng chủ động trên bề mặt nước. Đặc điểm của các thiết bị cấp D là đặc biệt sử dụng chủ động. Nhảy, chơi, leo trèo và mọi hoạt động liên quan khác trên thiết bị đã bơm hơi là một phần của việc sử dụng nêu trên.

Cấu trúc bên trong cấp D

Đánh giá rủi ro cho toàn bộ tiêu chuẩn này được trình bày trong Bảng 1.

Bảng 1 - Phân tích rủi ro sơ bộ

Cấp

Sản phẩm điển hình

Nơi sử dụng

Chức năng; phạm vi sử dụng; nhóm mục tiêu/ nhóm tuổi

Loại chuyển động/lực đẩy

Vị trí của người sử dụng liên quan đến thiết bị và độ cao trên mặt nước

Sử dụng sai có thể dự đoán được

Rủi ro một phần liên quan đến môi trường nước

Rủi ro cuối cùng

Mục đích bảo vệ;

Tiêu chuẩn/ quy định liên quan

Các cấu trúc để nhảy, leo trèo, nhún
D (D1, D2)

Thiết bị nhún nước với nhiều kích cỡ

Bờ biển/gần bờ; hồ nước; những đoạn sông chảy nhẹ; hồ bơi lớn; công viên vui chơi

Nhảy trên thiết bị/trong nước, sử dụng kép: nghỉ ngơi, sử dụng làm nền; tất cả các nhóm tuổi, người bơi lội

Sử dụng tĩnh tại một nơi xác định, thiết bị neo đậu cũng có thể được thả nổi tự do; người dùng nhảy; tất cả các loại chuyển động

Độ cao đáng kể tùy thuộc vào kích thước của thiết bị và độ cao của bước nhảy; mắc kẹt khi bơi bên dưới cấu trúc

Người sử dụng không biết bơi; quá đông; không đủ độ sâu của nước; va chạm trong nước; mắc kẹt khi bơi bên dưới thiết bị, thiểu sự giám sát (đối với trẻ nhỏ)

Va chạm giữa người với người; va chạm với vật thể (vật neo); không đủ độ sâu của nước; khoảng cách an toàn; sự nguy hiểm cận kề với các đối tượng khác; nước cạn; trèo lên thiết bị (tay nắm)

ĐUI NƯỚC

Giới hạn độ tuổi; chỉ dành cho người biết bơi; không có phần nhô ra; không bị mắc kẹt; có đệm lót; có biển cảnh báo; giám sát trẻ nhỏ

Cấu trúc lớn có thể nổi cho hành động và vui chơi, chủ yếu là cấu trúc leo trèo, nhảy, lăn; nhún nảy trên nước

Bờ biển/sát bờ; hồ nước; sông ngòi; hồ bơi lớn; công viên vui chơi

Tất cả các nhóm tuổi, những người biết bơi

Thiết bị tĩnh (trôi dạt hoặc thả neo); người dùng đang nhảy; leo; trượt; nhún nảy (xem thêm về thiết bị nhún nước)

Tùy thuộc vào kích thước của thiết bị; chiều cao có thể lên đến 4 m; nhảy và ngã là một phần của trò chơi

Tùy thuộc vào kích thước của thiết bị; chiều cao có thể lên đến 4 m; nhảy và ngã là một phần của trò chơi

Như trên

Giám sát; chưa có quy tắc nào cho thiết bị nước; chuyển giao an toàn như các cấu trúc đồ chơi trên cạn

 

THIẾT BỊ GIẢI TRÍ PHAO NỔI SỬ DỤNG TRÊN VÀ TRONG NƯỚC - PHẦN 6: CÁC YÊU CẦU AN TOÀN CỤ THỂ BỔ SUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐỐI VỚI CÁC THIẾT BỊ CẤP D

Floating leisure articles for use on and in the water - Part 6; Additional specific safety requirements and test methods for Class D devices

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các thiết bị giải trí phao nổi cấp D sử dụng trên và trong nước theo TCVN 13550-1 (ISO 25649-1), không tính đến lực nổi có được là do bơm hơi hay vật liệu vốn có tính nổi.

Tiêu chuẩn này được áp dụng cùng TCVN 13550-1 (ISO 25649-1) và TCVN 13550-2 (ISO 25649-2).

CHÚ THÍCH 1  Sản phẩm điển hình tạo thành cấp D (xem Phụ lục A)

- cấu trúc dành cho leo trèo dạng phao nổi trên mặt nước;

- phao ny;

- phao trượt;

- bạt nhún trên nước;

- bập bênh;

- đường đua vượt chướng ngại.

CHÚ THÍCH 2  Các vị trí điển hình được áp dụng:

- bể bơi;

- hồ, ao;

- ngoài khơi, vùng biển mở;

- bờ biển (không có gió thổi ra biển, không có luồng nước).

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có)

TCVN 13318:2021 (BS EN 913:2018), Thiết bị thể dục dụng cụ - Yêu cầu an toàn chung và phương pháp thử

TCVN 13550-1:2022 (ISO 25649-1:2017), Thiết bị giải trí phao nổi sử dụng trên và trong nước - Phần 1: Phân cấp, vật liệu, yêu cầu chung và phương pháp thử

TCVN 13550-2 (ISO 25649-2), Thiết bị giải trí phao nổi sử dụng trên và trong nước - Phần 2: Thông tin cho người tiêu dùng

TCVN 13550-3:2022 (ISO 25649-3:2017), Thiết bị giải trí phao nổi sử dụng trên và trong nước - Phần 3: Yêu cầu an toàn cụ thể bổ sung và phương pháp thử đối với các thiết bị cấp A

EN 13138-3:2014, Bouyant aids for swimming instruction - Part 3: Safety requirements and test methods for bouyant aids for swim seats to be worn (Áo phao cứu hộ cho dạy bơi - Phần 3: Yêu cầu an toàn và phương pháp thử đối với áo phao cứu hộ cho ghế bơi mặc được)

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong TCVN 13550-1 (25649-1) cùng với các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Tính nổi vốn có (inherent bouyant)

Sự đẩy lên do vật liệu ít đặc hơn nước hoặc các buồng được gắn kín không bơm hơi và chứa đầy không khí hoặc khí gas.

[NGUỒN: 3.2, EN 13138-1:2014],

3.2

Lực nổi dư (residual bouyancy)

Lực nổi còn lại để cung cấp trong trường hợp xảy ra sự cố ở buồng nổi bất kỳ.

3.3

Phương tiện hỗ trợ để lên lại thiết bị phao nổi (means to assist re-embarkation)

Phương tiện hỗ trợ người sử dụng trèo lại lên thiết bị phao nổi từ một vị trí trong nước bất kể cấu trúc nổi được bơm căng hoặc có một buồng khí bất kỳ bị xẹp hơi.

3.4

Đệm đỡ an toàn (safety pad)

Tấm bạt có tính đàn hồi che phủ toàn bộ lò xo, khung kim loại và vùng mép của bề mặt nhảy.

3.5

Vùng khả dụng (available area)

Khu vực trên hoặc bên trong thiết bị phao nổi, có thể sử dụng làm chỗ nghỉ cho người sử dụng mà không bị hạn chế khi muốn thay đổi tư thế.

3.6

Sản phẩm sử dụng đa năng (multiple use product)

Sản phẩm bất kỳ được sử dụng vào nhiều mục đích, ví dụ: nhảy, thư giãn nghỉ ngơi, leo trèo v.v...

3.7

Thiết bị thổi dòng khí liên tục (permanent air flow articles)

Thiết bị giải trí phao nổi sử dụng nguồn năng lượng để liên tục bơm căng và duy trì hình dạng của sản phẩm.

3.8

Vật liệu vốn có tính nổi (inherent bouyant material)

Các loại bọt biển không có liên kết ngang (non-cross linked) hoặc bọt biển loại có các khoang kín (closed-cell) hoặc các loại vật liệu khác được bọc trong một/hay nhiều buồng gắn kín bên trong thân thiết bị có khối lượng riêng nhẹ hơn nước.

CHÚ THÍCH: Các phao nổi làm từ vật liệu vốn có tính nổi thì được coi là cấu trúc nổi (thân) có toàn bộ hoặc một phần hình dạng định trước với lực nổi có được nhờ bọt biển mềm, bọt biển cứng hoặc các buồng gắn kín bơm đầy không khí, khí hoặc các hạt nhỏ.

3.9

Vật liệu không được gia cường (unsupported materials)

Các vật liệu không có lớp vải gia cường.

4  Yêu cầu về an toàn và phương pháp thử

4.1  Yêu cầu chung

Cấu trúc của thiết bị giải trí phao nổi cấp D phải tương thích về mặt thiết kế, kích thước, độ an toàn, độ chắc và độ bền khi sử dụng. Các yêu cầu nêu trong tiêu chuẩn này đã được chọn để bảo đảm việc tuân thủ những lưu ý này. Khi thiết bị giải trí phao nổi được cung cấp lực nổi trong một vài chi tiết, thì những yêu cầu này phải áp dụng cho tất cả các chi tiết. Phao nổi phải cung cấp lực nổi dư khi một buồng khí bị lỗi. Lực nổi dư phải duy trì độ an toàn của thiết bị ngay cả khi thiết bị mất chức năng hoạt động. Do đó, các yêu cầu an toàn sau đây liên quan đến:

- thiết kế,

- kích cỡ,

- vật liệu,

- độ chắc,

- tính năng, và

- thông tin.

Các yêu cầu chung và yêu cầu liên quan đến vật liệu thông thường và phương pháp thử quy định trong TCVN 13550-1 (ISO 25649-1) và TCVN 13550-2 (ISO 25649-2) áp dụng cho các thiết bị cấp D (bơm căng hoặc tự nổi).

TCVN 13550-1 (ISO 25649-1) và TCVN 13550-2 (ISO 25649-2) có thể áp dụng như các phần chung. Trong các trường hợp đặc biệt, do không thể dự đoán trước, giá trị và khả năng xác định các sản phẩm cụ thể hiện có và trong tương lai thì cần đưa ra lựa chọn phù hợp.

4.2  Thiết kế móc khóa và các loại chốt hãm khác

4.2.1  Các yêu cầu

Nếu móc khóa hoặc các thiết bị xiết chặt có thể tách rời khác được sử dụng như các chi tiết của thiết bị cấp D để gắn hoặc nổi các bộ phận chức năng hoặc các chi tiết khác, thì các thiết bị này cần tối thiểu hai thao tác đồng thời để tháo hoặc mở, nhằm tránh việc mở không theo chủ ý. Khi một trong hai thao tác mở khóa liên tiếp phụ thuộc vào lực ép, thì cần phải áp dụng một lực tối thiểu 100 N lên cơ chế mở này.

4.2.2  Thử nghiệm

Việc kiểm tra xác nhận do nhóm thử tiến hành. Trường hợp đối với hệ thống khóa dựa trên lực ép, thì thử nghiệm phải thực hiện theo Phụ lục E, EN 13138-3:2014.

4.3  Kích cỡ, số người sử dụng được phép và khả năng tải tối đa

4.3.1  Yêu cầu chung

Nếu có mối tương quan giữa cỡ/khối lượng cơ thể cụ thể của người sử dụng và thiết bị, thì việc ghi nhãn phải phù hợp với dải khối lượng cơ thể. Cỡ/khối lượng cơ thể của người sử dụng phải được ghi rõ trên sản phẩm bằng cách điền đầy đủ vào các ô thông tin phù hợp về “Số lượng người sử dụng, người lớn/trẻ em” và/ hoặc “Khả năng chịu tải tối đa” như quy định TCVN 13550-2 (ISO 26549-2).

Các thiết bị phải được ghi nhãn theo cỡ và/hoặc số lượng người được phép sử dụng, cũng như khả năng chịu tải tối đa được quy định trong TCVN 13550-1 (ISO 25649-1) và TCVN 13550-2 (ISO 25649-2).

Các thiết bị có tác dụng kép hoặc nhiều tác dụng (ví dụ: nhảy trên bạt lò xo hoặc nằm nghỉ thư giãn) phải có các nhãn phù hợp với TCVN 13550-2 (ISO 25649-2) dành cho tất cả các chức năng dự kiến.

4.3.2  Khoảng trống cho từng người trên bạt lò xo

4.3.2.1  Các yêu cầu

Các sản phẩm cấp D phải được ghi nhãn liên quan đến tư thế dự kiến - nằm/ngồi/đứng và nghỉ ngơi hoặc nhảy (đối với các phao này hoặc bạt lò xo nhiều tác dụng) của người sử dụng và số lượng người sử dụng tối đa được phép theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Khoảng trống tối thiểu cho người sử dụng ở tư thế nằm phải tương ứng với mẫu linh hoạt (người lớn/trẻ em) có kích thước được quy định trong A.1, TCVN 13550-1:2022 (ISO 25649-1:2017) và 4.2.3.1, TCVN 13550-3:2022 (ISO 25649-3:2017). Khoảng trống tối thiểu cho người đang ngồi phải tương ứng với mô hình (người lớn/trẻ con) theo A.1, TCVN 13550-1:2022 (ISO 25649-1:2017).

Đối với các phao nảy hoặc bạt lò xo nhiều tác dụng, số lượng người nhảy tối đa phải tương ứng với khoảng trống khả dụng cho từng người. Đường kính bề mặt nhảy 1,5 m là cần thiết cho mỗi người nhảy. Mỗi lần tăng bề mặt nhảy lên 1,5 m thì cho phép tăng thêm một người nhảy. Tuy nhiên, tổng số người nhảy không được tăng quá ba người. Khoảng trống tối thiểu cho một người sử dụng ở tư thế thư giãn cần tương ứng với mẫu linh hoạt (người lớn/trẻ em) có kích thước quy định trong A.1, TCVN 13550-1:2022 (ISO 25649-1:2017). Khoảng trống tối thiểu cho người đang ngồi hoặc đang nằm phải tương ứng với mô hình (người lớn/trẻ con) quy định trong A.1, TCVN 13550-1:2022 (ISO 25649-1:2017). Nhà sản xuất phải cung cấp thông tin về số lượng người sử dụng tối đa.

Xét về sự sai khác so với các đặc điểm thông số kỹ thuật khác liên quan đến bạt lò xo sử dụng trên mặt đất, đường kính vòng tròn nhảy 1,5 m/người có thể được chấp thuận xét trên kinh nghiệm hơn 10 năm không xảy ra tai nạn liên quan đến khoảng trống này đối với từng người sử dụng và thực tế cho thấy bạt lò xo được đề cập ở đây phải đáp ứng yêu cầu chống ngã ở mức cao (che phủ những vật cứng trên bề mặt theo 4.5.13). Ngoài ra, TCVN 13550-6 (ISO 25649-6) cũng đề cập đến bạt lò xo đặt trên mặt nước, do đó cho phép nhảy và ngã bên trong bạt lò xo mà không có những rủi ro như đối với thiết bị đặt trên mặt đất.

Tổng số lượng người sử dụng được xác định bằng mô hình không được mâu thuẫn với khả năng chịu tải và độ nổi ổn định của thiết bị.

4.3.2.2  Thử nghiệm

Tiến hành thử nghiệm bằng cách áp dụng các mô hình nằm/ngồi như quy định trong A.1, TCVN 13550-1:2022 (ISO 25649-1:2017). Các mô hình phải được dãn ra toàn bộ vùng khả dụng dành cho người sử dụng mà không được chồng lấn lên nhau. Mẫu có thể được bố trí để tối ưu hóa được lượng người sử dụng mà không mâu thuẫn với khả năng chịu tải của thiết bị. Kiểm tra việc ghi nhãn phù hợp theo “Số lượng người sử dụng, người lớn/trẻ em” và/ hoặc “Khả năng chịu tải tối đa” như quy định trong TCVN 13550-2 (ISO 26549-2).

4.4  Các chi tiết

4.4.1  Van và dụng cụ ngắt (yêu cầu đặc biệt dành cho cấp D)

Thiết bị giải trí phao nổi cấp D phải được lắp đặt các van một chiều. Van phải đáp ứng các yêu cầu liên quan quy định trong 5.9, TCVN 13550-1:2022 (ISO 25649-1:2017).

Xét về độ sai khác với TCVN 13550-1 (ISO 25649-1), phần nhô ra của van và dụng cụ ngắt không được vượt quá 20 mm so với phía trên bề mặt xung quanh khi thiết bị được bơm căng. Khi có thể tiếp cận được trong quá trình sử dụng dự kiến, các phần nhô ra của van phải được mài tròn và không gây vướng hoặc mắc kẹt [xem 5.4, TCVN 13550-1:2022 (ISO 25649-1:2017)].

Khi tiến hành thử theo 4.4.2, thiết bị phao nổi không được xẹp xuống bất ngờ do mất áp suất không khí đột ngột. Thử nghiệm phải được tiến hành theo 4.4.2.

Các van phải được đặt ở vị trí an toàn không cản trở việc sử dụng sản phẩm và được đặt sao cho không dễ bị mở. Nếu vị trí trong tầm nhìn và dễ dàng với tới, thì cần sử dụng hệ thống khóa van hoặc tấm chắn van (lớp phủ cố định).

Các van không nên có các bộ phận nguy hiểm gây mắc kẹt (như: dây bị tuột v.v...).

4.2.2  Thử nghiệm

Nhóm đánh giá kiểm tra và đánh giá bằng mắt.

4.5  Vận hành trong nước

4.5.1  Các thiết bị cấp D, độ ổn định nổi

4.5.1.1  Các yêu cầu

Tất cả các thiết bị giải trí phao nổi cấp D phải cung cấp đủ lực nổi và phân bố lực nổi để chịu được khối lượng của số người sử dụng dự kiến đồng thời đáp ứng các chức năng đã định. Thiết bị phải nổi ổn định với tất cả các đối tượng thử đại diện cho hành khách, như quy định trong 5.5, TCVN 13550-1:2022 (ISO 25649-1:2017) được đặt ở các vị trí trên thiết bị và ở các tư thế đại diện cho sự phân bố tải trọng không đều nhất (nhiều tư thế khác nhau nếu có thể) trên thiết bị. Tiến hành thử theo 4.5.1.2.

Khả năng vận hành nổi ổn định phải được ghi nhãn trên sản phẩm thông qua biểu tượng thông tin an toàn “Thiết bị cung cấp độ ổn định nổi” và “Thiết bị yêu cầu giữ cân bằng” như quy định trong TCVN 13550-2 (ISO 25649-2).

4.5.1.2  Thử nghiệm

Số lượng đối tượng thử tối đa theo quy định của nhà sản xuất (người lớn, trẻ em) phải được đặt trong vùng khả dụng sao cho dễ xảy ra sự cố nhất nhưng không bị kéo căng [xem 5.5.4 và 5.5.5, TCVN 13550-1:2022 (ISO 25649-1:2017) tư thế 1.1 và điều chỉnh]. Quy trình thử nghiệm ở đây là tải trọng và tư thế cơ thể, phải bao gồm tất cả các chức năng dự kiến của thiết bị.

4.5.2  Thiết bị phao nổi không tuyên bố cung cấp độ nổi ổn định

4.5.2.1  Các yêu cầu

a) cung cấp đủ lực nổi dư để giữ tất cả những người sử dụng được phép nổi khi ở trên thiết bị.

b) vị trí phao nổi có thể đạt được cho phép người sử dụng giữ được đường thở phía trên mặt nước mà không cần thực hiện các động tác bơi hoặc động tác chủ động bất kỳ khác để giữ người nổi trừ khi bám vào thiết bị.

c) những phương tiện này phải sẵn có và mỗi người sử dụng được phép đều có thể với tới sau khi bị chìm.

4.5.2.2  Thử nghiệm

Tiến hành thử theo 5.5.3, TCVN 13550-1:2022 (ISO 25649-1:2017).

4.5.3  Lực nổi và lực nổi dư

4.5.3.1  Các yêu cầu

Lực nổi dư phải đủ để giữ số lượng người sử dụng được phép nổi an toàn ngay cả khi một buồng khí bị lỗi, nhằm cho phép người sử dụng có đủ thời gian để tiếp cận vị trí an toàn. Thiết bị phải có khả năng cung cấp vị trí nổi ổn định khi được thử theo 4.5.3.2.

4.5.3.2  Thử nghiệm

Để phù hợp với số lượng cụ thể người được phép sử dụng, đối tượng thử phải vào vị trí. Mở tất cả các van. Số lượng người sử dụng được phép phải nổi được nếu xảy ra sự cố ở buồng khí bất kỳ để từng người sử dụng được phép có thể lên đến được vị trí an toàn.

Nhóm đánh giá kiểm tra xác nhận.

4.5.4  Lực nổi quy định đối với thiết bị giải trí phao nổi được tuyên bố có độ nổi ổn định khi bơm căng

4.5.4.1  Các yêu cầu

Thiết bị phải giữ được lực nổi tối thiểu khi số lượng người được phép sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất có khối lượng, kích thước theo quy định tại Phụ lục A, TCVN 13550-1:2022 (ISO 25649-1:2017) đang ở trên thiết giải trí phao nổi.

4.5.4.2  Thử nghiệm

Số lượng đối tượng thử tối đa theo quy định của nhà sản xuất (trẻ em, người lớn) phải có mặt bên trong vùng khả dụng. Kiểm tra xem thiết bị giải trí phao nổi có cung cấp đủ lực nổi quy định hay không.

Nhóm đánh giá kiểm tra xác nhận.

4.5.5  Tay cầm và dụng cụ để leo

4.5.5.1  Tay cầm

Tất cả tay cầm đều phải chịu được lực kéo 750 N khi được thử 4.5.5.5.

4.5.5.2  Tay cầm để leo, độ bền và khoảng cách an toàn

4.5.5.2.1  Các yêu cầu

Dụng cụ để leo dạng các tay cầm phải chịu một lực kéo 1 000 N khi được thử theo 4.5.5.2.2.

Khoảng cách giữa bề mặt và tay cầm không được vượt quá 30 mm ± 10 mm nếu tay cầm được đặt một tải với lực 300 N theo phương thẳng đứng với bề mặt xung quanh.

Tay cầm hình trụ phải có đường kính không nhỏ hơn 20 mm và nhỏ lên bề mặt xung quanh không quá 30 mm ± 10 mm khi chịu tải như quy định ở trên.

Dụng cụ để leo dạng tay cầm chìm bên trong túi (pocket handles) phải có chiều rộng bên trong tối thiểu 100 mm và thanh chắn hãm kích thước 30 mm ± 10 mm (xem Hình 1).

Kích thước tinh bằng milimét

Hình 1 - Tay cầm để leo, phiên bản chìm bên trong túi

Nếu cấu trúc leo trèo có khu vực nghỉ ngơi/khu vực ngồi riêng biệt phía trên độ cao 2 m, thì khu vực này phải có các tay cầm cho từng người ngồi trên đó.

4.5.5.2.2  Phương pháp thử

Kiểm tra bằng mắt thường và phép đo.

Tác dụng lực thử 1 000 N theo hướng dễ xảy ra sự cố nhất.

Tác dụng lực thử 300 N để đo khoảng cách an toàn. Lực này phải được tác dụng vào giữa tay cầm bằng cách sử dụng thiết bị chịu tải (ví dụ: dây đai) có chiều rộng 20 mm.

4.5.5.3  Chỗ để chân khi leo

Chỗ để chân tốt nhất phải được thiết kế hoàn chỉnh dưới dạng các lỗ để chân. Kích thước tối thiểu bên trong phải như Hình 2.

Lỗ để chân dưới dạng các dụng cụ được gắn trên bề mặt của thiết bị giải trí phao nổi phải có độ sâu bước chân tối thiểu là 80 mm và chiều rộng tối thiểu bên trong là 140 mm. Phần nhô ra so với bề mặt xung quanh không vượt quá 90 mm.

4.5.5.4  Khoảng hở

Khoảng hở thông thường được tạo thành từ các ống và đường ống, kích thước < 8 mm hoặc > 25 mm.

4.5.5.5  Thử nghiệm

Tác dụng các lực kéo quy định theo hướng dễ xảy ra sự cố nhất. Kích thước các gờ và góc phải được kiểm tra bằng mắt và phép đo. Khoảng hở phải được thử bằng các đầu dò hình trụ đường kính lần lượt 8 mm và 25 mm.

Đối với phần nhô ra, áp dụng theo quy định trong 5.4.2, TCVN 13550-1:2022 (ISO 25649-1:2017).

Kích thước tính bằng milimét

CHÚ DN

1  lỗ để chân/bàn chân

Hình 2 - Kích thước tối thiểu bên trong đối với các lỗ để chân

4.5.6  Leo trở lại thiết bị từ dưới nước

4.5.6.1  Các yêu cầu

Thiết bị giải trí phao nổi phải được thiết kế sao cho người sử dụng bình thường (đối tượng thử) có khả năng leo trở lại thiết bị. Tiến hành thử nghiệm theo 4.5.6.2. Các dụng cụ hỗ trợ lên lại thiết bị bất kỳ như: thang bên hông thiết bị hoặc tay cầm để leo, thang gấp, bậc lên xuống phải có khả năng chịu được khối lượng và lực của người sử dụng dự kiến.

Các dụng cụ hỗ trợ lên lại thiết bị này không được gây nguy hiểm, nếu một trong số những người sử dụng được phép va đập với thiết bị (ngã trên đỉnh của thiết bị).

4.5.6.2  Thử nghiệm

Tất cả đối tượng thử của nhóm thử phải cho thấy có khả năng leo trở lại thiết bị giải trí phao nổi. Đánh giá bằng nhóm đánh giá (đánh giá theo nhóm). Dụng cụ hỗ trợ leo trở lại thiết bị bất kỳ được sử dụng phải tuân thủ điều kiện chống mắc kẹt thân người theo 5.3, TCVN 13550-1:2022 (ISO 25649-1:2017).

Người lớn có thể hỗ trợ trẻ em lên lại thiết bị.

4.5.7  Thả neo

4.5.7.1  Các yêu cầu

Tất cả thiết bị cấp D phải được trang bị bộ phận neo gồm một bản neo, khóa ngàm hoặc chốt gá lắp cho phép gắn vào một dây neo. Thiết bị này phải có khả năng giữ thiết bị phao nổi tại chỗ với sức gió lên đến cấp 4 (thang đo Beaufort) với số lượng người sử dụng cho phép trên phao nổi hoặc lực kéo nằm ngang đạt 1 000 N. Thiết bị cấp D phải cung cấp tối thiểu 2 điểm neo. Hướng dẫn, các biểu tượng thông tin an toàn rõ ràng về các cách thức neo đậu khác nhau phải được nêu trong hướng dẫn sử dụng sản phẩm.

4.5.7.2  Thử nghiệm

Đặt thiết bị nổi trong nước có độ sâu là (200 ± 20) cm. Khởi động thiết bị neo theo hướng dẫn của nhà cung cấp.

Bể bơi/vùng nước tự nhiên: Áp dụng lực kẻo 1 000 N theo phương nằm ngang lên điểm gắn kết nối thiết bị neo với thân của thiết bị nổi. Kiểm tra xem phao nổi có ở nguyên vị trí không. Kiểm tra bằng mắt độ hư hỏng và độ mòn của thiết bị neo.

4.5.8  Độ sâu của nước

4.5.8.1  Các yêu cầu

Độ sâu của nước cần có Dmin được tính như sau:

(1)

Trong đó

HD là chiều cao của sản phẩm tính bằng mét (m);

HP là chiều cao của một người, trung bình 1,80 m, tính bằng mét (m).

VÍ DỤ: HD = 5 m

HP = 1,80 m

Đối với bạt lò xo tính độ sâu của nước như sau:

(2)

Trong đó:

HD là chiều cao của sản phẩm, tính bằng mét (m);

HP,test là chiều cao của một người thử nghiệm, trung bình của các đối tượng thử, tính bằng mét (m);

bmax là độ bật tối đa; trung bình năng lực thể hiện của các đối tượng thử.

Độ sâu tối thiểu của nước phải do nhà sản xuất quy định trong hướng dẫn sử dụng.

Để đảm bảo lặn an toàn, nhà sản xuất phải cung cấp thông tin về các độ sâu tối thiểu của nước phía dưới thiết bị giải trí phao nổi [xem biểu tượng thông tin an toàn “Độ sâu tối thiểu của nước được yêu cầu phía dưới vật thể” theo TCVN 13550-2 (ISO 25649-2)].

4.5.8.2  Phương pháp xác định chiều cao độ bật theo thông số bmax trong 4.5.8.1

- bạt lò xo phải được lắp theo hướng dẫn của nhà sản xuất và được cố định trên mặt nước. Đối với các mục đích thử nghiệm, thiết bị đo nêu trong Hình 3 phải lắp khớp với bạt lò xo.

Kích thước tính bằng milimét

Hình 3 - Phương pháp xác định độ cao nảy

- Một người tham gia thử nghiệm đại diện cho chiều cao và khối lượng cơ thể trung bình (phân vị thứ 50) của nhóm người sử dụng được chỉ định phải thực hiện các lần nhảy thử nghiệm:

1) người tham gia thử nghiệm phải đứng thẳng trên tâm của bạt lò xo và đánh dấu một que đo (xem Hình 3) ở điểm với cao nhất với cánh tay được nâng lên theo phương thẳng đứng và ngón tay trỏ duỗi thẳng. Trong quá trình đo này, bàn chân giữ yên trên bề mặt.

2) người tham gia thử nghiệm nhảy 10 lần với bàn tay và ngón trở trượt dọc theo que đo và đánh dấu các độ cao này với tới được.

- Độ cao nảy tối đa (bmax) là khoảng cách giữa điểm đánh dấu ban đầu và điểm đánh dấu cao nhất trên que đo.

4.5.9  Khoảng cách an toàn theo phương nằm ngang với khu vực xung quanh

4.5.9.1  Các yêu cầu

Khoảng cách an toàn đến vật rắn bất kỳ nào khác gần thiết bị không được nhỏ hơn 3 m.

4.5.9.2  Thử nghiệm

Kéo thiết bị tới vị trí không phù hợp nhất và kiểm tra bằng phép đo.

4.5.10  Tầm nhìn

4.5.10.1  Các yêu cầu

Khi trượt hoặc nhảy xuống từ thiết bị cấp D bất kỳ, thì cấu trúc phải thuộc loại có vùng hạ xuống có thể dễ dàng kiểm tra khoảng trống nhằm tránh va chạm gây chấn thương.

Nếu khu vực bề mặt ≥ 6 m2 được sử dụng cho một sản phẩm, thì biểu tượng thông tin an toàn “Không bơi phía dưới cấu trúc” và “Không nhảy nếu nước không trong” [xem TCVN 13550-2 (ISO 25649-2)], chỉ dẫn “không lặn hoặc bơi phía bên dưới” phải nhìn thấy rõ trên sản phẩm.

4.5.10.2  Thử nghiệm

Trong thực tế, nhóm đánh giá sẽ quan sát và đánh giá.

4.5.11  Bộ dụng cụ sửa chữa

4.5.11.1  Các yêu cầu

Đối với các thiết bị cấp D, mỗi sản phẩm phải có bộ dụng cụ sửa chữa và hướng dẫn sửa chữa đi kèm.

4.5.11.2  Thử nghiệm

Kiểm tra bằng mắt thường.

4.5.12  Lò xo, lớp bảo vệ chống rì, độ bền

4.5.12.1  Các yêu cầu và lớp bảo vệ chống rỉ

Lò xo của thiết bị phải được bảo vệ chống rỉ (ví dụ: sơn tĩnh điện). Sau khi thử nghiệm độ bền theo 4.5.12.2, lớp bảo vệ chống rỉ không được có hư hỏng khi lò xo được kiểm tra bằng mắt thường.

CHÚ THÍCH: Không áp dụng cho lò xo làm bằng thép không rỉ.

4.5.12.2  Thử nghiệm

Sử dụng một thiết bị thử phù hợp, các lò xo (nếu có thể áp dụng) sẽ bị kéo dãn trong 50 000 chu kỳ với khoảng 25 % độ dài ban đầu. Sau đó, kiểm tra lò xo bằng mắt.

4.5.12.3  Độ bền và yêu cầu

Sau khi thử nghiệm theo 4.5.12.2, lò xo không bị gẫy hoặc có bất kỳ hư hỏng có thể quan sát thấy khác có thể dẫn đến gẫy. Thử nghiệm được áp dụng cho 5 lò xo trong tổng số lò xo được sử dụng trong thiết bị.

4.5.13  Đệm đỡ an toàn cho bạt lò xo và phao nảy

4.5.13.1  Các yêu cầu

Nếu bạt lò xo/phao nảy v.v... có lắp lò xo, thì phải xung cấp đệm đỡ an toàn bao phù toàn bộ lò xo và khung. Đệm đỡ an toàn phải có chiều rộng tối thiểu gấp hai lần chiều rộng các lò xo và ngăn người sử dụng không bị kẹt giữa lò xo và khung kim loại. Đệm đỡ an toàn phải giữ nguyên vị trí khi sản phẩm đang được sử dụng, xốp hay các chất liệu khác được dùng làm đệm đỡ an toàn không được thấm nước. Xốp hoặc vật liệu khác phải tuân theo 5.5, TCVN 13318 (BS EN 913). Tất cả các bộ phận bằng kim loại phải được che phủ bởi đệm đỡ an toàn. Đệm đỡ an toàn phải có màu sắc khác với bề mặt nhảy hoặc phần thân chính của sản phẩm. Bạt lò xo phải có điểm trung tâm đánh dấu bằng màu sắc tương phản ở phần tâm của lưới.

Đệm đỡ an toàn phải được thiết kế và bố trí sao cho phần bên trong và bên ngoài phủ lên các lò xo là như nhau. Đệm đỡ an toàn phải được gắn lên trên cấu trúc (ví dụ: bạt lò xo) để không bị nâng lên hoặc xê dịch trong quá trình sử dụng vì có thể gây ra mắc kẹt.

Nếu bề mặt nhảy được gắn trực tiếp vào sản phẩm thì phải mở ra một khe hở không quá 3 cm. Nếu các bề mặt nhảy cho thấy được sử dụng như một bạt lò xo trên nước, thì các thiết bị này phải tuân thủ các tiêu chuẩn tương tự (nghĩa là: các biểu tượng thông tin an toàn, neo v.v...).

4.5.13.2  Thử nghiệm

Cần tiến hành thử nghiệm quá tải theo TCVN 13318 (BS EN 913). Sử dụng đầu dò. Kiểm tra bằng mắt dấu đánh tại điểm trung tâm.

4.5.14  Sự kết nối của các chi tiết bơm hơi

4.5.14.1  Các yêu cầu

Nếu có nhiều thiết bị cấp D được nối với thiết bị khác thi không được có mối nguy gây mắc kẹt hoặc kẹp bàn tay, cẳng chân hoặc cơ thể của người sử dụng giữa các bộ phận được kết nối. Yêu cầu này được cho là đáp ứng nếu khoảng cách của các bộ phận được kết nối không rộng hơn 25 mm dưới một lực kéo theo phương ngang. Đối với các sản phẩm đã kết nối, nếu đang thực hiện chức năng thì khoảng trống có thể > 25 mm. Kết nối cần tự do quay và chỉ có một kết nối và không gây mắc kẹt. Đối với kết nối các chi tiết bơm hơi, xem Hình 4 và Hình 5.

4.5.14.2  Thử nghiệm

Tác dụng một lực kéo 200 N và kiểm tra khoảng cách qua đầu dò thích hợp. Thực hiện chức năng dự kiến của sản phẩm và kiểm tra sự mắc kẹt.

CHÚ DN:

1 khoảng cách

Hình 4 - Một kết nối

CHÚ DẪN

1 khoảng cách

Hình 5 - Nhiều kết nối

4.5.15  Bơi gần sát dưới thiết bị giải trí phao nổi cỡ lớn

4.5.15.1  Cấu trúc nổi

Ngoài việc cấm bơi phía dưới vật thể nổi kích thước lớn (xem biểu tượng thông tin an toàn “Không bơi phía dưới cấu trúc” trong TCVN 13550-2 (ISO 25649-2) cỡ ≥ 6 m2, vùng sát cạnh dưới nước xung quanh các vật thể này phải nhẵn và không được có:

a) các khoảng hở, các hốc hoặc khe hở mềm v.v... mà cơ thể hoặc các bộ phận trẻ em hoặc người lớn có thể trượt vào và bị mắc kẹt;

b) phần nhô ra bất kỳ mà áo bơi, ruy-băng quanh cổ người có thể vị vướng vào;

c) mắt lưới hoặc lưới bất kỳ phía dưới cấu trúc.

4.5.15.2  Dụng cụ kết nối

Dụng cụ kết nối, ví dụ: bộ dây phân nhánh và/hoặc dây neo, kết nối cấu trúc nổi với điểm cố định trên mặt đất không được gây mắc kẹt hoặc vướng. Điều này được coi là đáp ứng nếu một khoảng hở đủ lớn để cho phép một đầu dò hình trụ đường kính 25 mm (ngón tay người lớn) lọt qua, nhưng đủ nhỏ để không cho phép một đầu dò hình trụ đường kính 42 mm (bàn tay trẻ em) lọt qua, hoặc lỗ mở phải nhỏ hơn 8 mm. Nếu các nhánh dây tạo thành một khoảng hở thì khoảng hở này phải cho phép mẫu dò thân người lớn theo quy định tại 5.2.1.3, TCVN 13550-1:2022 (ISO 25649-1:2017) lọt qua. Dụng cụ kết nối ở một độ sâu hơn 200 cm phía dưới cấu trúc nổi không cần tuân thủ các yêu cầu nảy.

4.5.16  Thử nghiệm

Sản phẩm phải được kiểm tra bằng mắt và bằng xúc giác ở cấu hình sẵn sàng sử dụng cùng tất cả các dụng cụ đã được gắn cố định. Việc đo và sử dụng các đầu dò phải được tiến hành theo 5.2 đến 5.5, TCVN 13550-1:2022 (ISO 25649-1:2017), nếu cần.

5  Hướng dẫn sử dụng

Thử nghiệm dưới nước bằng các đối tượng thử là người có thể sử dụng thay thế bằng đầu dò kiểu mô hình thân người. Đối với việc mắc kẹt thân/cơ thể, thiết bị hoặc toàn bộ các thiết bị được kết nối lắp ráp được coi là an toàn nếu đối tượng thử nghiệm lớn nhất theo 5.5.2, TCVN 13550-1:2022 (ISO 25649-1:2017) lọt qua được bằng cách bơi qua tất cả các khe hở và khoảng hở được bố trí ở khu vực dưới mặt nước và dễ xảy ra sự cố nhất.

Đối với các thiết bị cấp D cần có một hướng dẫn sử dụng cho từng sản phẩm. Hướng dẫn này nêu rõ cách tháo lắp sản phẩm. Đồng thời bao gồm các hướng dẫn cảnh báo sau và biểu tượng thông tin an toàn theo quy định tại TCVN 13550-2 (ISO 25649-2).

a) chỉ dành cho người biết bơi.

b) độ sâu cần thiết tối thiểu của nước là ... m

c) không nhảy lên thiết bị cấp D từ một vật thể khác (ván nhảy v.v...) hoặc nhảy từ thiết bị cấp D lên một vật thể khác.

d) không sử dụng khi trời tối.

e) không sử dụng ở vùng nước có cá mập hoặc ở vùng nước có các sinh vật biển khác gây nguy hiểm cho con người.

f) nếu được sử dụng ở bể bơi trong nhà, phải đảm bảo có đủ không gian tới trần nhà.

g) luôn kiểm tra khu vực xung quanh và phía dưới thiết bị trước mỗi lần sử dụng nhằm đảm bảo nước đủ sâu và không có đá, gỗ, các doi cát và các vật cản dưới nước tối thiểu 3 m ở tất cả các hướng.

h) đảm bảo áp suất không khí phù hợp được duy trì trong quá trình sử dụng sản phẩm. Kiểm tra thường xuyên, đặc biệt vào những ngày quá nóng/quá lạnh. Đưa ra ví dụ về cách kiểm tra áp suất không khí.

i) cho phép không quá ... người trên thiết bị cùng lúc (... tuổi)

j) luôn neo ... xiết chặt các điểm neo ... trước khi sử dụng.

k) không sử dụng thiết bị ở điều kiện thời tiết xấu, khi có gió mạnh hoặc khi trời dông (ví dụ: sấm chớp).

l) kiểm tra thiết bị trước mỗi lần sử dụng và thay thế các bộ phận bị mòn, hỏng hoặc thiếu.

m) thiết bị không được thiết kế để sử dụng như thiết bị cứu sinh.

n) không sử dụng trong các luồng nước mạnh và ngăn gió theo thông tin hướng dẫn neo đậu (gió mạnh = Beaufort 5).

o) nếu trẻ em sử dụng thiết bị phải có sự giám sát liên tục của người lớn.

p) cấm lặn và bơi phía dưới thiết bị.

q) tháo các loại đồng hồ, nhẫn và các vật nhọn khác trước khi sử dụng.

r) thông tin về vệ sinh, sắp xếp, bơm hơi, nhả hơi, bảo dưỡng và bảo quản cần đi kèm theo từng thiết bị.

6  Các trường hợp ngoại lệ

Các cấp/sản phẩm phụ sau đây đề cập đến trong tiêu chuẩn này không cần tuân thủ các yêu cầu chung nêu trong TCVN 13550-1 (ISO 25649-1):

- không có thiết bị kéo [xem 5.8, TCVN 13550-1:2022 (ISO 25649-1:2017)];

- để tránh sử dụng sai mục đích, người sử dụng không nên dễ dàng với tới được các van [xem 5.9.1a), TCVN 13550-1:2022 (ISO 25649-1:2017)];

- đối với các điểm kẹt theo 5.11.1, TCVN 13550-1:2022 (ISO 25649-1:2017), các yêu cầu ở 4.5.14 cần được xem xét;

- không tiến hành các thử nghiệm áp suất đối với vật liệu không được gia cường [xem 5.12.2.1, TCVN 13550-1:2022 (ISO 25649-1:2017);

- không tiến hành các thử nghiệm về nhiệt đối với vật liệu không được gia cường [xem 5.12.3, TCVN 13550-1:2022 (ISO 25649-1:2017)];

- không tiến hành các thử nghiệm về độ kín khí đối với vật liệu không được gia cường [xem 5.12.4, TCVN 13550-1:2022 (ISO 25649-1:2017);

- không tiến hành các thử nghiệm với các mẫu lấy từ vật liệu thành phần [xem 6.2.1, TCVN 13550-1:2022 (ISO 25649-1:2017)]: mẫu thử đối với các thiết bị cấp D cũng có thể từ cùng loại vật liệu đang sử dụng trong quá trình đánh giá được cung cấp bởi nhả sản xuất;

- không có yêu cầu cơ học đối với vật liệu không được gia cường [xem 6.4, TCVN 13550-1:2022 (ISO 25649-1:2017)];

- nhà sản xuất cần cung cấp dụng cụ đo áp suất theo 5.6.1, TCVN 13550-1:2022 (ISO 25649-1:2017), áp dụng với độ chênh lệch trong trường hợp thiết bị được thiết kế dành cho máy bơm khí chạy điện, ví dụ: bằng máy bơm khí được tích hợp hoặc thiết bị bơm ghép nối, dụng cụ đo áp suất (đồng hồ đo áp lực). Cần có dụng cụ đo áp suất nếu thể tích của thiết bị vượt quá khả năng bơm thủ công và yêu cầu máy bơm khí chạy điện.

- nếu các thiết bị khác nhau được dùng để lắp đặt kết hợp, thì nhà sản xuất phải cung cấp duy nhất một dụng cụ đo áp suất (đồng hồ đo áp lực) dành cho toàn bộ các thiết bị lắp đặt không phải cho từng thiết bị đơn lẻ [xem 5.6.1, TCVN 13550-1:2022 (ISO 25649-1:2017)].

Các cấp/sản phẩm phụ sau đây đề cập đến tiêu chuẩn này không cần tuân thủ các yêu cầu chung theo quy định tại TCVN 13550-2 (ISO 25649-2):

- không có thông tin cho người tiêu dùng trên bao bì [xem 4.2, TCVN 13550-1:2022 (ISO 25649-1:2017)]; các sản phẩm nêu trong tiêu chuẩn này không được bán trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng (sử dụng thương mại) không cần tuân theo các yêu cầu về việc thể hiện thông tin cho người tiêu dùng bằng chữ viết hoặc hình ảnh minh họa trên bao bì. Nếu không sẽ phải áp dụng đầy đủ TCVN 13550-2 (ISO 25649-2).

 

Phụ lục A

(tham khảo)

Ví dụ về các sản phẩm điển hình tạo thành cấp D

Hình A.1 - Ví dụ về các cấu trúc để leo

Hình A.2 - Ví dụ về các cấu trúc để nhy

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] ISO 6185-1:2001, Inflatable boats - Part 1: Boats with a maximum motor power rating of 4,5 kW (Thuyền cao su - Phần 1: Thuyền có công suất động cơ tối đa 4,5kW)

[2] ISO 5185-2:2001, Inflatable boats - Part 2: Boats with a maximum motor power rating of 4,5 kW to 15 kW inclusive (Thuyền cao su - Phần 2: Thuyền có công suất động cơ tối đa 4,5 kW đến 15 kW)

[3] ISO 6185-3:2001, Inflatable boats - Part 3: Boats with a maximum motor power rating of 15 kW and greater (Thuyền cao su - Phần 3: Thuyền có công suất động cơ tối đa 15 kW và lớn hơn)

[4] EN 71-1:2005 1), Safety of toys - Part 1: Mechanical and physical properties (An toàn đ chơi trẻ em - Phần 1: Các tính chất cơ lý)

[5] EN 13138-1, Bouyant aids for swimming instruction - Part 1: Safety requirements and test methods for bouyant aids to be worn (Áo phao cứu hộ cho dạy bơi - Phần 1: Yêu cầu an toàn và phương pháp thử đối với áo phao cứu hộ để mặc được)

[6] EN 13138-2, Bouyant aids for swimming instruction - Part 2: Safety requirements and test methods for bouyant aids to be hold (Áo phao cứu hộ cho dạy bơi - Phần 2: Yêu cầu an toàn và phương pháp thử đối với áo phao cứu hộ được để giữ/cầm được)

 

Mục lục

Lời nói đầu

Lời giới thiệu

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Thuật ngữ và định nghĩa

4  Yêu cầu về an toàn và phương pháp thử

4.1  Yêu cầu chung

4.2  Thiết kế móc khóa và các loại chốt hãm khác

4.3  Kích cỡ, số người sử dụng được phép và khả năng tải tối đa

4.4  Các chi tiết

4.5  Vận hành trong nước

5  Hướng dẫn sử dụng

6  Các trường hợp ngoại lệ

Phụ lục A (tham khảo) Ví dụ về các sản phẩm điển hình tạo thành cấp D

Thư mục tài liệu tham khảo

 

 

1) EN 71-1:2005 được sử dụng làm tài liệu tham khảo để xây dựng ISO 8124-1:2009; ISO 8124-1:2009 đã được chấp nhận thành TCVN 6238-1:2011, phiên bản hiện hành là TCVN 6238-1:2017 (ISO 8124-1:2014) An toàn đồ chơi trẻ em - Phần 1: Các yêu cầu an toàn liên quan đến tính chất cơ lý.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi