Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13547:2022 BS EN 1270:2005 Thiết bị sân thể thao - Thiết bị bóng rổ - Yêu cầu chức năng, an toàn và phương pháp thử

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 13547:2022

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13547:2022 BS EN 1270:2005 Thiết bị sân thể thao - Thiết bị bóng rổ - Yêu cầu chức năng, an toàn và phương pháp thử
Số hiệu:TCVN 13547:2022Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Văn hóa-Thể thao-Du lịch
Ngày ban hành:12/07/2022Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13547:2022

BS EN 1270:2005

THIẾT BỊ SÂN THỂ THAO - THIẾT BỊ BÓNG RỔ -
YÊU CẦU CHỨC NĂNG, AN TOÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

Playing field equipment - Basketball equipment - Functional and safety requirements, test methods

Lời nói đầu

TCVN 13547:2022 hoàn toàn tương đương với BS EN 1270:2005.

TCVN 13547:2022 do Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh biên soạn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

THIẾT BỊ SÂN THỂ THAO - THIẾT BỊ BÓNG RỔ - YÊU CẦU CHỨC NĂNG, AN TOÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

Playing field equipment - Basketball equipment - Functional and safety requirements, test methods

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu chức năng (xem Điều 3) và các yêu cầu an toàn (xem Điều 4) đối với thiết bị bóng rổ.

Tiêu chuẩn này được áp dụng cho 8 loại thiết bị bóng rổ thuộc các cấp từ A đến E (xem 3.1).

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các thiết bị bóng rổ tại nhà, được đề cập ở EN 71-1[1], và cho các thiết bị ném bóng.

CHÚ THÍCH: Mục đích sử dụng của thiết bị ném bóng là để luyện tập đẩy bóng rổ vào rổ.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn dưới đây rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 13318:2021 (EN 913:2008), Thiết bị thể dục - Yêu cầu an toàn chung và phương pháp thử.

ISO 2062, Textiles - Yarns from packages - Determination of single-end breaking force and elongation at break (Vật liệu dệt - Sợi từ các kiện - Xác định lực kéo đứt và độ giãn dài khi đứt ở một phía)

EN 10025-1, Hot-rolled products of structural steels - Part 1: General technical delivery conditions (Sản phẩm cán nóng của thép kết cấu - Phần 1: Điều kiện kỹ thuật chung khi cung cấp)

EN 10025-2, Hot rolled products of structural steels - Part 2: Technical delivery conditions for non-alloy structural steels (Sản phẩm cán nóng của thép kết cấu - Phần 2: Điều kiện kỹ thuật khi cung cấp thép kết cu không hợp kim)

3  Yêu cầu

3.1 Phân loại

Thiết bị bóng rổ phải được phân loại theo thiết kế (các loại) và khoảng trống (xem Bảng 2) là tiêu chí hiệu năng điển hình (các cấp) như trong Bảng 1 và Bảng 2.

Bảng 1 - Các loại

Loại

Mô tả

Ví dụ

1

đứng tự do 3 250 mm và mở rộng 2 250 mm

Hình 1

2

đứng tự do (các phần mở rộng khác)

Hình 2

3

gấp

Hình 3

4

gắn cố định vào tường

Hình 4

5

gắn vào trần

Hình 5

6

có thể tháo rời với lỗ cắm

Hình 6

7

cố định trên mặt đất

Hình 7

8

có thể điều chỉnh chiều cao từ 2 600 mm đến 3 050 mm

 

CHÚ THÍCH: Yêu cầu về cách gắn cố định đang được xây dựng.

Bảng 2 - Các cấp

Kích thước tính bằng milimét

Cấp

Khoảng trống tối thiểu

Chú thích

A

3 250

a

B

2 250

 

C

1 650

 

D

1 200

 

E

600 đến 1 200

 

a  phù hợp với các Luật của FIBA (Liên đoản Bóng rổ quốc tế) hoặc với việc diễn giải Luật của FIBA.

Vành rổ phải được phân loại là:

a) vành rổ cố định; hoặc

b) vành rổ giảm áp.

Hình 1 - Ví dụ loại 1

Hình 2 - Ví dụ loại 2

Hình 3 - Ví dụ loại 3

Hình 4 - Ví dụ loại 4

Hình 5 - Ví dụ loại 5

Hình 6 - Ví dụ loại 6

Hình 7 - Ví dụ loại 7

3.2  Kích thước

Thiết bị bóng rổ phải phù hợp với các kích thước được quy định trong Hình 8 đến Hình 11 và Bảng 3, Bảng 4.

Một bộ thiết bị bóng rổ đầy đủ phải gồm các chi tiết sau:

a) 1 bng rổ;

b) 1 vành rổ;

c) 1 lưới;

d) giá đỡ;

e) thiết bị cố định

Hình 8 - Kích thước chức năng chính cho các cấp từ A đến D

Bảng 3 - Kích thước chức năng chính cho các cấp từ A đến D

Kích thước tính bằng milimét

Cỡ danh định

Kích thước danh định

h1

±6

Kích thước danh định

h2

±6

Loại

3 050

3 050

2 900 (2 750) a

từ 1 đến 7

3 050/2 600

2 600

2 450 (2 300) a

8

a với chiều cao bảng rổ = 1 200 mm

Hình 9 - Kích thước của bảng rổ và đường kẻ trên bảng rổ

Bảng 4 - Kích thước của bảng rổ và đường kẻ trên bảng rổ

Kích thước tính bằng milimét

Bảng rổ

Đường kẻ trên bảng rổ

l1

h1

l2

h2

h3

h4

l3

1 800

1 050

590

450

150

50

50

(1 800)a

(1 200)a

590

450

300

50

50

1 200

900

1 100

700

900

600

khác

khác

a Chỉ để thay thế. Kể từ 26/7/1998 không được áp dụng theo Luật chính thức của FIBA.

Kích thước tính bằng milimét

Hình 10 - Tấm gắn vành rổ cho các cấp A, B và C (các cáp D và E không bị hạn chế)

CHÚ THÍCH: Mẫu lỗ được thể hiện trong Hình 10 là quy định của tất cả các mẫu lỗ hiện có (phù hợp với FIBA và các quy tắc của FIBA). Tất cả các mẫu lỗ bất kỳ cũng phải tuân thủ các kích thước này.

Gắn cố định một bảng không cần phải sử dụng các lỗ. Có thể gắn cố định bằng bất kỳ cách nào miễn là có tính đến các yêu cầu về an toàn.

Kích thước tính bằng milimét

CHÚ DN:

1  Tấm cố định

Hình 11 - Vành r

3.3  Vật liệu

3.3.1  Bảng rổ

Vật liệu cho bảng rổ phải phù hợp với 3.4.1.

3.3.2  Vành rổ

Đối với các cấp A và B, vành rổ phải được làm bằng thép đặc, tối thiểu là S 235 JR theo quy định trong EN 10025.

3.3.3  Lưới

Lưới phải được làm bằng sợi tổng hợp hoặc sợi tự nhiên.

3.4  Thiết kế

3.4.1  Bảng rổ

3.4.1.1  Màu sử dụng cho bảng rổ tuân theo Bảng 5.

Bảng 5 - Màu sắc

 

Cấp A

Vật liệu

Mặt trước

Đường kẻ trên bảng rổ

gỗ

trắng

đen

nhựa tổng hợp hoặc composit

trắng

đen

tổng hợp trong suốt

không màu

trắng

kính an toàn

không màu, nhìn rõ mà không bị biến dạng

trắng

kim loại

trắng

đen

3.4.1.2  Mặt trước của bảng rổ, hướng về sân chơi, phải phẳng.

3.4.2  Vành rổ

Đối với cấp A và B, vành rổ phải là màu cam.

Đối với các cấp A và B, 12 điểm móc lưới phải được đặt cách đều nhau ở mặt dưới của vành rổ.

Khi được thử theo 5.2.2, các vành rổ giảm áp, sau khi giảm và không còn tải đặt vào, phải tự động trở lại ngay lập tức về vị trí ban đầu.

Khi được thử theo 5.2.3, tất cả các vành rổ phải không có hiện tượng nứt và không có biến dạng vĩnh viễn quá 10 mm.

3.4.3  Lưới trong các cấp từ A đến D

Lưới phải là màu trắng.

Lưới phải được làm bằng sợi lưới có lực kéo đứt tối thiểu là 1700 N.

Đường kính tối thiểu của sợi lưới không được nhỏ hơn 4,5 mm.

Khi được gắn vào vành lưới, lưới phải được treo thẳng đứng từ các điểm móc lưới có chiều dài tổng  mm.

CHÚ THÍCH: Lưới cần có lực cản đối với đường chuyền của bóng rổ có chu vi từ 749 mm đến 780 mm để làm chậm quá trình bay của quả bóng. Điều này giúp cho việc có thể xác định bằng mắt thường quả bóng có đi qua lưới hay không.

3.4.4  Khung trong các cấp từ A đến D

Đối với thiết bị bóng rổ được thiết kế để cho phép điều chỉnh độ cao của bảng rổ với rổ và lưới, các thiết bị khóa phải được lắp ở 3 050 mm2) và 2 600 mm (bóng rổ mini), xem h1 trong Hình 8.

Sau khi điều chỉnh độ cao, khoảng cách theo phương ngang từ rổ đến sân chơi phải không thay đổi.

3.4.5  Độ cứng

3.4.5.1  Khi thử theo 5.4 với một lực F1, độ lệch cố định theo phương ngang của khung sau khi dừng tác động lực, sẵn sàng để sử dụng, từ vị trí 0 phải không được quá 10 mm.

3.4.5.2  Khi thử theo 5.4 với một lực F3 cho thiết bị trong nhà, độ lệch cố định theo phương ngang của khung sau khi dừng tác động lực, sẵn sàng để sử dụng, từ vị trí 0 phải không được quá 10 mm.

Nếu thiết bị có thể được sử dụng ngoài trời, độ lệch cố định theo phương ngang của khung sau khi dừng tác động lực, sẵn sàng để sử dụng, từ vị trí 0 phải không được quá 10 mm, khi thử theo 5.4 với một lực F4.

3.4.6  Độ ổn định

Khi thử theo 5.5 với một lực F2, độ lệch cố định theo phương thẳng đứng của khung sau khi dừng tác động lực, sẵn sàng để sử dụng, từ vị trí 0 phải không được quá 10 mm.

4  Yêu cầu an toàn

4.1  Yêu cầu chung

Tất cả các góc và cạnh có độ cao đến 2 900 mm, để lộ ra trong khoảng trống của khu vực sân chơi và không được bảo vệ bằng đệm, phải được lượn tròn với bán kính ít nhất 3 mm hoặc được làm vát.

Các cạnh của bảng rổ phải được làm vát hoặc có đệm.

4.2  Vành rổ

Vành rổ phải được gắn cố định trên khung sao cho không có lực được truyền trực tiếp từ vành rổ vào bảng rổ.

Tấm cố định phải được thiết kế sao cho không nhô ra cạnh dưới của bảng rổ.

Vành rổ giảm áp phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) phải không có khe hở giữa giá đỡ và vành rổ tạo ra nguy cơ mắc kẹt;

b) cơ chế giảm áp phải không được ngắt cho đến khi một tài trọng tĩnh 1 050 N được đặt vào đỉnh của vành rổ tại điểm xa nhất so với bảng rổ;

c) khi ngắt cơ chế giảm áp và cố định, phải không được có bất kỳ khe hở nào lớn hơn 8 mm;

d) khi ngắt giảm áp, vành rổ phải không được lệch quá 30° so với vị trí nằm ngang ban đầu.

4.3  Gắn lưới vào vành rổ

Phần gắn lưới vào vành rổ phải được thiết kế sao cho các ngón tay của người chơi không bị kẹt, khoảng khe hở phải không được vượt quá 8 mm.

CHÚ THÍCH: Gắn lưới theo Hình A.1 đáp ứng yêu cầu này.

4.4  Điều chỉnh chiều cao và vị trí cất giữ

Việc thiết kế để điều chỉnh độ cao của bảng rổ và để cất giữ nó phải tránh được những thay đổi không chú ý trong quá trình sử dụng.

Trong quá trình kích hoạt hệ thống điều chỉnh độ cao, người vận hành phải quan sát được cả cơ chế điều chỉnh và bảng rổ.

CHÚ THÍCH 1: Những yêu cầu này cũng liên quan đến việc nâng toàn bộ thiết bị.

CHÚ THÍCH 2: Trong tương lai, có thể sẽ áp dụng tiêu chuẩn về thiết bị nâng.

4.5  Đệm cho cấp A và B (xem Bảng 6)

4.5.1  Các bảng rổ phải được đệm như sau:

a) đối với đáy và các cạnh của bảng rổ, phần đệm phải che đi cạnh dưới và cạnh bên lên đến khoảng cách 350 mm so với đáy;

b) đối với mặt trước và mặt sau, phần đệm phải che tối thiểu 20 mm tính từ đáy (xem Hình 12).

Bảng 6-Đệm

Loại

Bng r

Khung

 

 

Mặt sau bảng rổ

Giá đỡ

 

4.5.1

(4.5.2 a)

(4.5.2 b)

1

X

X

X

2

(X)

3

(X)

(X)

4

(X)

5

(X)

6

(X)

7

(X)

8

X yêu cầu

(X) khuyến nghị

4.5.2  Các giá đỡ phải được đệm như sau (xem Hình 12):

a) đối với bề mặt dưới cùng của bất kỳ giá đỡ nào phía sau bảng rổ và ở độ cao nhỏ hơn 2 750 mm so với sân phải được đệm lên khoảng cách 1 200 m từ mặt của bảng rổ;

b) đối với cấp 1, khung phải được đệm ở bên được lộ ra trong khoảng trống trong khu vực sân chơi đến độ cao 2 150 mm so với bề mặt của sân.

CHÚ THÍCH: Đối với thiết bị cáp A cần xem xét việc đệm các mặt của giá đỡ, ở trong vùng khoảng trống đủ gần để gây nguy hiểm tiềm tàng.

Kích thước tính bằng milimét

CHÚ DẪN:

a  theo Luật của FIBA

Hình 12 - Đệm

4.5.3  Khi được thử theo Phụ lục C, TCVN 13318 (BS EN 913) với chiều cao rơi hiệu quả là 200 mm, giá trị giảm chấn của đệm phải dưới 50 g.

Theo độ lệch so với C.3 của TCVN 13318 (BS EN 913), tiến hành phép thử phần đệm mà không có bảng rổ.

Ngoài C.3 của TCVN 13318 (BS EN 913), sử dụng mẫu thử không đồng nhất theo mẫu tương ứng với phần đệm. Độ dày của mẫu thử phải tương ứng với phần đệm ở cạnh dưới của bảng rổ.

4.6  Khoảng trống

Khoảng trống (l) nêu trong Hình 13 và được quy định trong Bảng 2 phải không có bất kỳ chướng ngại vật nào.

CHÚ DN:

a  đường kết thúc của sân chơi

Hình 13 - Khoảng trống

5  Phương pháp thử

5.1  Yêu cầu chung

Trừ khi có quy định khác trong các điều sau đây, các yêu cầu của Điều 3 và Điều 4 phải được kiểm tra xác nhận bằng phép đo, kiểm tra bằng mắt thường hoặc các phép thử thực tế.

Trước khi thử nghiệm, thiết bị phải được lắp ráp theo hướng dẫn của nhà sản xuất trong điều kiện tương tự đối với vị trí sử dụng.

5.2  Vành rổ

5.2.1  Kiểm tra bằng mắt thường xem một lực có được truyền trực tiếp bởi vành rổ có vào bảng rổ hay không.

5.2.2  Thử vành rổ giảm áp như trong Hình 14, tác dụng lực không đổi F1 = 1 050 N vào mặt trước của vành trong thời gian 5 s.

Ghi lại bất kỳ khoảng trống nào và xem vành rổ có thả ra hay không?

Khi vành rổ được thả ra, ghi lại xem:

a) khi ngắt cơ chế giảm áp và cố định, có tạo ra khoảng trống lớn hơn 8 mm hay không;

b) vành rổ lệch có quá 30° hay không.

Ngừng tác dụng lực vào vành rổ và ghi lại vành rổ có tự động trở lại ngay lập tức về vị trí ban đầu hay không.

5.2.3  Tác động một lực không đổi F2 = 2 400 N trong 1 min  ở phía trước của vành rổ cố định (xem Hình 15).

Đối với các vành rổ giảm áp, tác dụng lực F2 lên vành rổ, sau khi đã ngừng tác động lực F1 = 1050 N (xem Hình 14 và 5.2.2).

Ghi lại bất kỳ sự nứt gãy hoặc biến dạng vĩnh viễn nào lớn hơn 10 mm.

Hình 14 - Thử nghiệm các vành rổ giảm áp

Hình 15 - Thử nghiệm các vành rổ c định

5.3  Lưới

Lực kéo đứt sợi lưới được thử theo ISO 2062.

5.4  Độ cứng

Thử nghiệm độ cứng theo Hình 16 và Bảng 7, tác dụng lực trong 1 min  :

- F1 = 900 N,

- F3 = 900 N cho thiết bị trong nhà,

- F4 = 1 000 N cho thiết bị ngoài trời.

Ghi lại bất kỳ biến dạng vĩnh viễn.

5.5  Độ ổn định

Thử nghiệm độ ổn định theo Hình 16 và Bảng 7, tác dụng lực F2 = 3 200 N trong 1 min s.

Ghi lại bất kỳ biến dạng vĩnh viễn.

Hình 16 - Thử nghiệm độ cứng và độ ổn định

Bảng 7 - Thử nghiệm độ cứng và độ ổn định

Loại

Lực F1

Lực F2

Lực F3 trong nhà

Lực F4 ngoài trời

1

X

X

X

2

X

X

X hoc

X

3

X

X

X hoặc

X

4

X

X

X hoặc

X

5

X

X

X

6

X

X

X

7

X

X

X

8

X

X

X hoặc

X

X: yêu cầu

6  Hướng dẫn sử dụng

Mỗi thiết bị bóng rổ phải có kèm theo hướng dẫn sử dụng bao gồm ít nhất các thông tin sau:

a) hướng dẫn lắp ráp;

b) xử lý;

c) cài đặt;

d) bo trì.

7  Nhãn cảnh báo

Một nhãn cảnh báo vĩnh viễn phải được gắn vào thiết bị bóng rổ với các cụm từ sau:

- Sử dụng thiết bị đúng theo mục đích thiết kế;

- Không trèo lên khung!;

- Không đu lên vành rổ!.

8  Ghi nhãn

Thiết bị bóng rổ tuân thủ tiêu chuẩn này phải được ghi nhãn với các thông tin sau:

a) viện dẫn tiêu chuẩn này;

b) tên, nhãn hiệu hoặc cách thức khác để nhận biết nhà sản xuất, nhà bán lẻ hoặc nhà nhập khẩu và năm sản xuất.

 

Phụ lục A

(tham khảo)

Ví dụ về thiết kế

Kích thước tính bằng milimét

Hình A.1 - Ví dụ về gắn cố định lưới

 

Phụ lục B

(tham khảo)

Bảng lựa chọn thiết bị bóng rổ

Kích thước tính bằng milimét

Ghi nhãn

Cấp

Loại

Quyết định loại phụ thuộc chính vào cấu trúc tòa nhà hoặc sân bóng

1

2

3

4

5

6

7

8

Đứng tự do m rộng

Đứng tự do

Gập được

Có thể gắn tường

Gắn trần

Tháo rời ở khớp nối sàn

Lắp đặt chắc chắn trên sàn

Điều chỉnh độ cao từ 2600 đến 3050

Áp dụng cấp A và B cần tuân thủ quy tắc của liên đoàn

A

(Khoảng trống tối thiểu 3250)

Tùy thuộc vào luật của các cuộc thi

a) Luật của nội bộ FIBA...

b) Luật của VBF (Liên đoàn Bóng rổ Việt Nam)

Không khuyến khích

Tùy thuộc vào luật của các cuộc thi

a) Luật của nội bộ FIBA...

b) Luật của VBF (Liên đoàn Bóng rổ Việt Nam)

Tùy thuộc vào luật của các cuộc thi

a) Luật của nội bộ FIBA

b) Luật của VBF (Liên đoàn Bóng rổ Việt Nam)

Không khuyến khích

Không khuyến khích

Phụ kiện cho thiết bị của các cấp A đến C, loại 3-5 và các cấp D, E, loại 2 - 7

B

(Khoảng trống tối thiểu 2250)

Với các cuộc thi đấu quốc gia tuân thủ các quy tắc của liên đoàn quốc gia

Không khuyến khích

Với các cuộc thi đấu quốc gia tuân thủ các quy tắc của liên đoàn quốc gia

Phương tiện thể thao ngoài trời với sân chơi tuân theo quy tắc chơi bóng rổ quốc gia cho trường học và câu lạc bộ

Áp dụng loại và cấp tùy thuộc vào quy định quốc gia và/hoặc việc các định

C

Khoảng trng ti thiu 1650

Không được khuyến khích

 

Huấn luyện trong trường học, câu lạc bộ, trong nhà và ngoài trời

D

Khoảng trống tối thiểu 1250

Không được khuyến khích

 

E

Khoảng trống tối thiểu < 1250

Không được khuyến khích

 

 

Phụ lục C

(tham khảo)

Độ lệch bình quân tại châu Âu

Độ lệch bình quân: Độ lệch theo quy định quốc gia, sự thay đổi trong thời gian này không thuộc thẩm quyền của thành viên CEN/CENELEC.

Tiêu chuẩn này không có bất kỳ hướng dẫn nào của EC.

Ở các quốc gia CEN/CENELEC có liên quan, độ lệch bình quân này là hợp lệ thay vì các quy định của Tiêu chuẩn Châu Âu cho đến khi chúng bị hủy bỏ.

Pháp:

Xem xét hai loại thiết bị (loại 1 và loại 2) cho các mục tiêu bóng rổ tự do;

Xem xét các quy định hiện hành quốc gia của Pháp đặt ra các yêu cầu an toàn phải được thực hiện bằng các mục tiêu bóng đá, bóng ném, sân và khúc côn cầu trong nhà và các mục tiêu bóng rổ (Nghị định số 96-495 ngày 4 tháng 6 năm 1996), quy định:

"Thiết bị trên thị trường phải có một dụng cụ lắp đặt để đảm bảo rằng thiết bị được lắp chắc chắn.

Dụng cụ lắp cố định phải cho phép ngăn chặn thiết bị rơi, lật hoặc lật đổ một cách hợp lý trong các điều kiện sử dụng hợp lý dự kiến.

Đặc biệt, nó phải đảm bảo sự ổn định của thiết bị trong trường hợp treo lên hoặc vung từ xà ngang đến mục tiêu của bóng đá, bóng ném, khúc côn cầu; hoặc lên hoặc từ vành rổ của mục tiêu bóng rổ... (Điều 3)

"Việc cung cấp cho người dùng với các mục đích hoạt động thể thao hoặc trò chơi, miễn phí hoặc không phải trả tiền, mục tiêu bóng đá, bóng ném, khúc côn cầu và mục tiêu bóng rổ dành cho sử dụng ngoài trời hoặc trong nhà, đều bị cấm nếu thiết bị này không được bảo đảm/gắn chắc chắn và nếu nó không đáp ứng các yêu cầu an toàn được quy định trong nghị định này... (Điều 6)"

Pháp đã yêu cầu đảm bảo độ lệch quốc gia này.

Ở Pháp, tất cả các điều khoản trong EN 1270 liên quan đến loại 1 và loại 2 đều không hợp lệ.

Điều này liên quan đến các Điều khoản 1, 3.1, 4.5.2, Hình 1, Hình 2, Bảng 3, Bảng 6, Bảng 7 và Phụ lục B.

 

Mục lục

Lời nói đầu

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Yêu cầu

3.1  Phân loại

3.2  Kích thước

3.3  Vật liệu

3.4  Thiết kế

4  Yêu cầu an toàn

4.1  Yêu cầu chung

4.2  Vành rổ

4.3  Gắn lưới vào vành rổ

4.4  Điều chỉnh chiều cao và vị trí cất giữ

4.5  Đệm cho cp A và B (xem Bảng 6)

4.6 Khoảng trống

5  Phương pháp thử

5.1  Yêu cầu chung

5.2  Vành rổ

5.3  Lưới

5.4  Độ cứng

5.5  Độ ổn định

6  Hướng dẫn sử dụng

7  Nhãn cảnh báo

8  Ghi nhãn

Phụ lục A (tham khảo) Ví dụ về thiết kế

Phụ lục B (tham khảo) Bảng lựa chọn thiết bị bóng rổ

Phụ lục C (tham khảo) Độ lệch bình quân tại châu Âu

 

 

[1] EN 71-1:2005 được sử dụng làm tài liệu tham khảo để xây dựng ISO 8124:2009; ISO 8124:2009 đã được chấp nhận thành TCVN 6238-1:2011, phiên bản hiện hành là TCVN 6238-1:2020 (ISO 8124-1:2017).

2) phù hợp với quy định của FIBA

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi