Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13545:2022 BS EN 1509:2008 Thiết bị sân thể thao - Thiết bị cầu lông - Yêu cầu chức năng, an toàn và phương pháp thử

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 13545:2022

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13545:2022 BS EN 1509:2008 Thiết bị sân thể thao - Thiết bị cầu lông - Yêu cầu chức năng, an toàn và phương pháp thử
Số hiệu:TCVN 13545:2022Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Văn hóa-Thể thao-Du lịch
Ngày ban hành:12/07/2022Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13545:2022

BS EN 1509:2008

THIẾT BỊ SÂN THỂ THAO - THIẾT BỊ CẦU LÔNG - YÊU CẦU CHỨC NĂNG, AN TOÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

Playing field equipment - Badminton equipment - Functional and safety requirements, test methods

Lời nói đầu

TCVN 13545:2022 hoàn toàn tương đương với BS EN 1509:2008.

TCVN 13545:2022 do Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh biên soạn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

THIẾT BỊ SÂN THỂ THAO - THIẾT BỊ CẦU LÔNG - YÊU CẦU CHỨC NĂNG, AN TOÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

Playing field equipment - Badminton equipment - Functional and safety requirements, test methods

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu chức năng (xem Điều 3) và các yêu cầu an toàn (xem Điều 4) đối với thiết bị cầu lông, không bao gồm vợt và cầu lông.

Tiêu chuẩn này được áp dụng cho 3 loại và 4 cấp đối với các thiết bị cầu lông để đứng thi đấu và tập luyện trong nhà cũng như để người ngồi xe lăn thi đấu và tập luyện trong nhà (xem 3.1).

Các loại và kích cỡ khác với mô tả trong tiêu chuẩn này cũng được chấp nhận miễn là có tính đến các yêu cầu an toàn của tiêu chuẩn này.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn dưới đây rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 13318:2021 (EN 913:2008), Thiết bị thể dục - Yêu cầu an toàn chung và phương pháp thử.

ISO 1806, Fishing nets - Determination of mesh breaking force of netting (Lưới đánh cá - Xác định lực kéo đứt mắt lưới)

ISO 2307, Fibre ropes - Determination of certain physical and mechanical properties (Dây xơ - Xác định một số tính chất cơ lý)TCVN 13545:2022

3  Yêu cầu

3.1  Phân loại

Thiết bị cầu lông bao gồm một đôi cột lưới và lưới phải được phân loại theo thiết kế (các loại và các cấp) như trong Bảng 1 và Bảng 2.

Bảng 1 - Các loại

Loại

Mô tả

Ví dụ

1

Có lỗ cắm mặt sân

Hình A.1

2

Có đế và gắn cố định mặt sân

Hình A.2

3

Có đế và đứng tự do

Hình A.3

Bng 2 - Các cấp

Cấp

Mô t

A

Thiết bị để đứng thi đấu

B

Thiết bị để người ngồi xe lăn thi đấu

C

Thiết bị để đứng tập luyện

D

Thiết bị để người ngồi xe lăn tập luyện

3.2  Ký hiệu

Ví dụ cho việc ký hiệu thiết bị cầu lông theo loại 1 và lớp A của tiêu chuẩn này:

Thiết bị cầu lông TCVN 13545 (BS EN 1509) - 1 - A

Ký hiệu này có ý nghĩa như sau:

1  Thiết bị có lỗ cắm mặt sân

A  Thiết bị để đứng thi đấu

3.3  Kích thước

Thiết bị cầu lông phải tuân theo các kích thước như trong Hình 1.

Kích thước tính bằng milimét

CHÚ DN:

1  cáp lưới trên cùng

5  cột lưới

2  dây c định

6  móc buộc cáp lưới trên cùng

3  cạp lưới

7  thiết bị căng cáp lưới trên cùng

4  lưới

8  mặt sân thể thao

a  kích thước ở bên trong vạch kẻ của sân.

 

CHÚ THÍCH: Tất cả các thiết bị cầu lông bao gồm hai cột lưới và một lưới.

Hình 1 - Thiết bị cầu lông

Bảng 3 - Chiều cao

 

Chiều cao ở hai bên lưới

Chiều cao của lưới ở giữa

 

h1

h2

 

mm

mm

Cấp A và cấp C

1 550

1 524

Cấp B và cấp D

1 400

1 374

Đối với cấp A và cấp B, khoảng cách giữa cáp lưới trên cùng và đỉnh của cột lưới không được lớn hơn 10 mm (xem Hình 2).

Kích thước tính bằng milimét

Hình 2 - Ví dụ về cấu trúc đỉnh của cột lưới

3.4  Vật liệu

3.4.1  Cột lưới, cấu trúc phần đáy của loại 3 và bộ phận gắn cố định mặt sân

Các chi tiết này có thể được làm bằng thép, kim loại nhẹ hoặc vật liệu tổng hợp, miễn là đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn này.

Kim loại nhẹ phải không bị ăn mòn và thép được bảo vệ chống ăn mòn (ví dụ mạ kẽm nóng, sơn phủ hoặc sơn tĩnh điện).

3.4.2  Lưới

Lưới phải được làm từ sợi tổng hợp.

3.4.3  Cáp lưới trên cùng

Cáp lưới trên cùng phải được làm từ sợi tổng hợp hoặc cáp tổng hợp.

3.5  Thiết kế

3.5.1  Cột lưới

Cấu trúc của cột lưới phải sao cho cáp lưới trên cùng có thể được đỡ hoặc dẫn hướng ở chiều cao h1 và chiều cao h2 của Hình 1 và Bảng 3 ở giữa sân. Các cột lưới phải được trang bị bộ cố định lưới.

Ở vị trí sử dụng, các cột lưới không được di chuyển và giữ thẳng đứng trong phạm vi 88° (về phía trong sân) đến 91° (về phía ngoài sân) được đo trên tổng chiều dài của cột lưới liên quan đến mặt sân thể thao. Đối với các cấp A và B, khoảng cách cột lưới bên trong phải nằm trong khoảng từ 6 010 mm đến 6 020 mm được đo ở đầu cột lưới.

Đối với cấp A và cấp B:

- 3 mặt của cột lưới hướng về phía sân (2 mặt ở bên, song song với các đường phía sau và 1 mặt đối diện với sân) phải không được nhô vào sân;

- cột lưới phải có màu chủ đạo, không bao gồm màu sắc sáng chói, phát quang hoặc sáng bóng;

- cột lưới phải có kích thước mặt cắt phù hợp với đường kính 40 mm ± 1 mm hoặc hình vuông cạnh 40 mm ± 1 mm);

- đối với cột lưới có thể điều chỉnh (chủ yếu được sử dụng cho thiết bị cấp B), mặt cắt ngang có thể được giảm 6 mm ± 1 mm. Mức giảm phải không được quá 160 mm ± 5 mm trên chiều cao của cột lưới và mức giảm mặt cắt này ở phần dưới của cột lưới (xem Hình 3).

Kích thước tính bằng milimét

CHÚ DN:

a  Đối với các cấp A và C theo Bảng 3

b  Đối với các cấp B và D theo Bảng 3

Hình 3 - Giảm mặt cắt

Đối với các cấp C và D, mặt cắt cột lưới khác được chấp nhận miễn là chúng không nhô ra ngoài đường sân.

3.5.2  Lưới

Ở vị trí sử dụng, chiều cao của lưới phải là 760 mm ± 20 mm ở mỗi đầu và ± 40 mm ở giữa (xem Hình 1).

Mắt lưới không được nhỏ hơn 15 mm và không lớn hơn 20 mm.

Đối với cấp A và B, mắt lưới phải bao gồm mắt lưới dọc và ngang và đường chéo mắt lưới phải nằm trong khoảng từ 21 đến 29 mm.

Lực kéo đứt mắt lưới phải lớn hơn 100 N khi được thử nghiệm theo ISO 1806.

Cáp lưới trên cùng, khi được gấp đôi, phải có bề mặt 37,5 mm ± 2 mm và phải có màu trắng. Ở vị trí sử dụng, lưới phải được thiết kế để đảm bảo không có khoảng trống nào giữa các cột lưới với toàn bộ chiều cao của lưới.

Cáp lưới trên cùng phải được luồn vào cạp lưới. Các đầu của cáp lưới trên cùng phải được thiết kế sao cho không bị bung sợi và vừa khít với các thiết bị căng cố định thích hợp. Đầu cuối của cáp lưới trên cùng phải không được thụt trong dải lưới.

Khoảng hở giữa cạnh bên của lưới và cột lưới không được lớn hơn 10 mm.

Mắt lưới phải có màu tối.

3.5.3  Cáp lưới trên cùng

Độ bền đứt của dây hoặc cáp phải lớn hơn 20 daN.

3.5.4  Lỗ cắm mặt sân

Tất cả các lỗ cắm mặt sân phải được bảo vệ chống ăn mòn.

4  Yêu cầu an toàn

4.1  Yêu cầu chung

Các yêu cầu an toàn chung ngoại trừ độ ổn định và độ bền phải tuân theo TCVN 13318 (BS EN 913), nếu không có quy định khác trong tiêu chuẩn này.

4.2  Thiết bị căng

Ở vị trí sử dụng, các thiết bị căng (nếu có) phải được lắp đặt sao cho chúng chỉ khởi động khi có sự điều khiển.

Thiết bị căng phải không được hướng về phía sân và phải được thiết kế để không gây rủi ro cho người chơi.

4.3  Các thiết bị cố định khác

Các thiết bị cố định khác (nếu có) phải không được hướng về phía sân và phải được thiết kế để không gây rủi ro cho người chơi.

5  Phương pháp thử

Các yêu cầu của Điều 3, trong đó không có thử nghiệm cụ thể nào được chỉ ra trong các điều sau đây, phải được kiểm tra xác nhận một cách thích hợp, ví dụ: bằng cách đo lường, kiểm tra bằng mắt thường, kiểm tra bằng xúc giác hoặc thử nghiệm chức năng.

Thử nghiệm lực đứt của sợi lưới phải được thực hiện theo ISO 1806. Thử nghiệm cáp lưới trên cùng trên cùng và mắt lưới phải được thực hiện theo ISO 2307.

Thử nghiệm các thiết bị căng và các thiết bị cố định khác phải được kiểm tra bằng mắt thường ở vị trí sử dụng.

6  Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm ít nhất các nội dung sau:

a) ngày thử và tên của người thực hiện phép thử;

b) viện dẫn tiêu chuẩn này;

c) mô tả các điều kiện thử nghiệm (nhiệt độ, v.v..);

d) mô tả thiết bị đã được thử nghiệm;

e) mô tả trạng thái của thiết bị, bao gồm mọi điều bất thường được quan sát trước khi bắt đầu phép thử;

f) mô tả bất kỳ thay đổi nào trong thiết bị được quan sát sau các phép thử;

g) kết quả của phép thử.

7  Hướng dẫn sử dụng

Mỗi thiết bị cầu lông phải được kèm theo hướng dẫn sử dụng, bao gồm ít nhất những thông tin sau:

a) ký hiệu thiết bị;

b) chi tiết về việc lắp đặt;

c) cách lắp ráp bao gồm phương pháp điều chỉnh và thiết bị căng;

d) cách buộc chặt lưới;

e) chi tiết về việc bảo trì.

8  Ghi nhãn

Thiết bị cầu lông tuân theo tiêu chuẩn này phải được ghi nhãn với các thông tin sau:

a) viện dẫn tiêu chuẩn này và cấp của thiết bị;

b) tên, nhãn hiệu hoặc cách thức khác để nhận biết nhà sản xuất, nhà bán lẻ hoặc nhà nhập khẩu và năm sản xuất.

 

Phụ lục A

(tham khảo)

Ví dụ về thiết bị cầu lông loại 1 đến loại 3

Hình A.1 - Thiết bị cầu lông loại 1

Hình A.2 - Thiết bị cầu lông loại 2

Hình A.3 - Thiết bị cầu lông loại 3

 

Phụ lục B

(tham khảo)

Ví dụ về nền sân

CHÚ DẪN:

1  mặt sân thể thao

2  lớp phủ

3  khối bê tông

4  lỗ cắm mặt sân

Hình B.1 - Nền sân

 

Mục lục

Lời nói đầu

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Yêu cầu

3.1  Phân loại

3.2  Ký hiệu

3.3  Kích thước

3.4  Vật liệu

3.5  Thiết kế

4  Yêu cầu an toàn

4.1  Yêu cầu chung

4.2  Thiết bị căng

4.3  Các thiết bị c định khác

5  Phương pháp thử

6  Báo cáo th nghiệm

7  Hướng dẫn sử dụng

8  Ghi nhãn

Phụ lục A (tham khảo) Ví dụ về thiết bị cầu lông loại 1 đến loại 3 Phụ lục B (tham khảo) Ví dụ về nền sân

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi