Trang /
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13543-2:2022 BS EN 15151-2:2012 Thiết bị leo núi - Thiết bị phanh hãm - Phần 2: Yêu cầu an toàn và phương pháp thử đối với thiết bị phanh hãm bằng tay
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Lưu
Theo dõi văn bản
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Báo lỗi
Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 13543-2:2022
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13543-2:2022 BS EN 15151-2:2012 Thiết bị leo núi - Thiết bị phanh hãm - Phần 2: Yêu cầu an toàn và phương pháp thử đối với thiết bị phanh hãm bằng tay
Số hiệu: | TCVN 13543-2:2022 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ | Lĩnh vực: | Văn hóa-Thể thao-Du lịch |
Ngày ban hành: | 31/05/2022 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 13543-2:2022
BS EN 15151-2:2012
THIẾT BỊ LEO NÚI - THIẾT BỊ PHANH HÃM - PHẦN 2: YÊU CẦU AN TOÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐỐI VỚI THIẾT BỊ PHANH HÃM BẰNG TAY
Mountaineering equipment - Braking devices - Part 2: Manual braking devices, safety requirements and test methods
Lời nói đầu
TCVN 13543-2:2022 hoàn toàn tương đương với BS EN 15151-2:2012;
TCVN 13543-2:2022 do Viện Khoa học thể dục thể thao biên soạn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố;
Bộ TCVN 13543 (EN 15151), Thiết bị leo núi - Thiết bị phanh hãm, gồm các phần sau:
- TCVN 13543-1:2022 (BS EN 15151-1:2012), Phần 1: Yêu cầu an toàn và phương pháp thử đối với thiết bị phanh hãm có khóa phanh bằng tay;
- TCVN 13543-2:2022 (BS EN 15151-2:2012), Phần 2: Yêu cầu an toàn và phương pháp thử đối với thiết bị phanh hãm bằng tay.
THIẾT BỊ LEO NÚI - THIẾT BỊ PHANH HÃM - PHẦN 2: YÊU CẦU AN TOÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ ĐỐI VỚI THIẾT BỊ PHANH HÃM BẰNG TAY
Mountaineering equipment - Braking devices - Part 2: Manual braking devices, safety requirements and test methods
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu về an toàn và phương pháp thử đối với thiết bị phanh hãm bằng tay sử dụng khi leo núi, trèo núi và các hoạt động liên quan khác để hãm lại và tụt xuống, chỉ với động tác điều khiển bằng tay, để bảo vệ không rơi từ trên cao.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho thiết bị phanh hãm chịu tải trọng một người và sử dụng dây leo núi theo TCVN 13541 (BS EN 892). Tiêu chuẩn này cũng áp dụng cho thiết bị phanh hãm được áp dụng cùng dây kernmantel theo EN 1891 trong trường hợp tụt xuống và hạ thấp xuống.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 13541 (BS EN 892), Thiết bị leo núi - Dây leo núi cơ động - Yêu cầu an toàn và phương pháp thử
TCVN 13543-1:2022 (BS EN 15151-1:2012), Thiết bị leo núi - Thiết bị phanh hãm - Phần 1: Yêu cầu an toàn và phương pháp thử đối với thiết bị phanh hãm có khóa phanh bằng tay
EN 1891, Personal protective equipment for the prevention of falls from a height- Low stretch kernmantel ropes (Thiết bị bảo vệ cá nhân để ngăn ngừa ngã từ độ cao - Dây kernmantel độ căng thấp)
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1
Thiết bị phanh hãm (braking device)
Thiết bị cơ học, tạo ra lực trên dây để chống lại chuyển động của dây qua thiết bị này.
3.2
Thiết bị phanh hãm bằng tay (manually braking device)
Thiết bị được điều khiển bằng lực của bàn tay tác dụng trên đầu tự do của dây, tạo ra một lực khuếch đại trên dây đang hoạt động, một cách liên tục và có thể đảo chiều, theo đó khi lực ở đầu tự do của dày giảm về 0, thì tác dụng phanh là không đáng kể.
3.3
Điểm nối (attachment point)
Một thành phần của thiết bị phanh hãm, đã có sẵn hoặc dự định liên kết tới bộ đấu nối nối với người sử dụng theo thông tin do nhà sản xuất cung cấp.
CHÚ THÍCH Tham khảo thêm thông tin về đầu nối tại TCVN 13323 (BS EN 12275) hoặc EN 362.
3.4
Chức năng điều chỉnh ma sát (function to adjust the friction)
Chức năng cho phép sử dụng đặc tính của thiết bị để thay đổi lực ma sát.
4 Phân loại
4.1 Yêu cầu chung
Hình 1 cho thấy sự phân loại các thiết bị phanh hãm sử dụng trong hoạt động leo núi, trèo núi và các hoạt động có liên quan. Thiết bị phanh hãm bằng tay được phân loại theo 4.2. Thiết bị phanh hãm có khóa phanh bằng tay được định nghĩa trong 4.2 của TCVN 13543-1:2022 (BS EN 15151-1:2012).
CHÚ DẪN
A tụt xuống
B hãm lại
Hình 1 - Phân loại các thiết bị phanh hãm
4.2 Thiết bị phanh hãm bằng tay
4.2.1 Loại 1: thiết bị dùng để tụt xuống không có chức năng điều chỉnh ma sát;
4.2.2 Loại 2: thiết bị dùng để hãm lại và tụt xuống không có chức năng điều chỉnh ma sát;
4.2.3 Loại 3: thiết bị dùng để tụt xuống có có chức năng điều chỉnh ma sát;
4.2.4 Loại 4: thiết bị dùng để hãm lại và tụt xuống có chức năng điều chỉnh ma sát.
5 Yêu cầu an toàn
5.1 Yêu cầu chung
5.1.1 Bảng 1 giới thiệu tổng quan những yêu cầu liên quan đến các dạng khác nhau của thiết bị phanh hãm bằng tay. Các yêu cầu đối với thiết bị phanh hãm có khoá phanh bằng tay quy định tại TCVN 13543-1:2022 (BS EN 15151-1:2012).
Bảng 1 - Khái quát các yêu cầu liên quan đến các dạng khác nhau của thiết bị phanh hãm bằng tay
Điều | Yêu cầu | Đường kính dây/ loại dây | Loại 1 | Loại 2 | Loại 3 | Loại 4 |
5.1 | Yêu cầu chung | - | x | x | x | x |
5.2 | Độ bền tĩnh | Nhỏ nhất/lớn nhất TCVN 13541 (BS EN 892) và/hoặc EN 1891 | x | x | x | x |
5.1.2 Nếu thiết bị phanh hãm có điểm nối, thì phải có khả năng chứa được một thanh có đường kính mm. Gờ của tất cả khoảng hở phải tối thiểu như Hình 2.
Kích thước tính bằng milimét
Hình 2 - Gờ của các khoảng hở
5.1.3 Gờ của thiết bị phanh hãm không được sắc hoặc thô ráp có thể gây ra vết cắt, trầy xước hoặc làm hỏng dây hay gây chấn thương cho người sử dụng.
5.1.4 Khi sử dụng như mô tả trong phần thông tin do nhà sản xuất cung cấp, thiết bị phanh hãm phải có chức năng ngăn ngừa dây bị tách ra mà không có ít nhất hai thao tác liên tiếp bằng tay có chủ định.
5.1.5 Thiết bị phanh hãm phải được thiết kế để vận hành cùng dây có dải đường kính như đã nêu trong phần thông tin do nhà sản xuất cung cấp.
5.2 Độ bền tĩnh
Khi thử nghiệm dây theo 6.5, phép thử phải được thực hiện với từng loại dây có đường kính nhỏ nhất như được chỉ rõ trong chỉ dẫn của nhà sản xuất. Thiết bị phanh hãm phải chịu được lực là kN áp dụng cho dây đơn và dây đôi (có hai tao) và kN cho dây nửa (một tao), áp dụng cho từng điểm nối của thiết bị trong vòng s mà không tuột dây chịu tải.
Phép thử phải được lặp lại với các dây có đường kính lớn nhất, của từng loại dây, theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nếu thiết bị nhằm sử dụng cùng các dây nửa hoặc dây đôi thì phải thử nghiệm với hai tao của dây.
Nếu các hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất chỉ rõ thiết bị có các vị trí hoạt động khác nhau, thì phải tiến hành thử tại từng vị trí.
Nếu thiết bị phanh hãm có một bộ phận liên kết bổ sung đặt trên một neo để dừng và chặn người leo thứ hai, tiến hành thử theo 6.6 với một tao của dây có đường kính nhỏ nhất như chỉ rõ trong hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Thiết bị phanh hãm phải chịu được lực kN trong s và vòng dây không bị tuột.
5.3 Độ bền tĩnh khi sử dụng làm neo dừng
Nếu thiết bị phanh hãm được dùng làm neo dừng trực tiếp thì cần thử nghiệm theo 6.6.2 với một tao của dây có đường kính nhỏ nhất như chỉ rõ trong hướng dẫn sử dụng. Thiết bị phanh hãm phải chịu lực kN trong s và vòng dây không bị tuột.
Phép thử phải được lặp lại với các dây có đường kính cực đại, của từng loại dây, như chỉ ra trong phần hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
Phép thử phải được lặp lại cho từng vị trí hoạt động khả thi như mô tả trong hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
6 Phương pháp thử
6.1 Yêu cầu chung
Thiết bị phanh hãm phải được thử ở tất cả các cấu hình sử dụng như chỉ rõ trong phần thông tin do nhà sản xuất cung cấp.
6.2 Điều kiện thử
Tiến hành các lần thử ở nhiệt độ (23 ± 5) °C.
6.3 Lấy mẫu
Sử dụng dây mới cho từng lần thử. Sử dụng thiết bị phanh hãm mới cho mỗi lần thử như chỉ rõ ở 6.5.
6.4 Thiết kế
6.4.1 Xác định kích thước điểm nối (xem 5.1.2) bằng cách đo, sử dụng thanh đo có đường kính mm.
6.4.2 Phương pháp thử này phải áp dụng cho tất cả các loại thiết bị phanh hãm.
Tham chiếu tài liệu phù hợp kèm theo thiết bị phanh hãm và dây, và bằng cách quan sát trực diện hoặc với góc nhìn được điều chỉnh và/hoặc kiểm tra bằng tay, và vận hành thiết bị phanh hãm và dây để khẳng định rằng các thiết bị này tuân thủ theo 5.1.3 và 5.1.4. Nếu cần, có thể tháo thiết bị phanh hãm để kiểm tra các bộ phận bên trong
6.5 Độ bền tĩnh
6.5.1 Thiết bị, dụng cụ
Thiết bị, dụng cụ thử nêu tại Hình 3.
6.5.2 Quy trình thử
Lắp thiết bị phanh hãm vào dây theo thông tin do nhà sản xuất cung cấp. Nối điểm nối với điểm neo quay. Lắp đầu vào của dây ở góc (30 ± 5)° theo hướng của sức căng (xem Hình 3). Để đo (300 ± 15) mm, áp dụng lực phù hợp giữ cho thiết bị ở vị trí ổn định. Áp dụng lực theo 5.2 trong vòng 1 min đến 2 min ở đầu ra của dây và giữ trong vòng 1 min.
Kích thước tính bằng milimét
CHÚ DẪN
1 thiết bị kéo | 5 điểm nối cố định của dây |
2 thiết bị cảm biến tải trọng | 6 điểm neo quay |
3 thiết bị phanh hãm | F lực |
4 dây |
|
Hình 3 - Dụng cụ thử độ bền tĩnh của thiết bị phanh hãm bằng tay
6.6 Độ bền tĩnh của liên kết bổ sung
6.6.1 Thiết bị, dụng cụ
CHÚ DẪN | |
1 thiết bị kéo | 5 vòng dây |
2 thiết bị cảm biến tải trọng | 6 điểm neo |
3 thiết bị phanh hãm | F lực |
4 chốt Ø 10 mm |
|
Hình 4 - Dụng cụ thử độ bền tĩnh của liên kết bổ sung
6.6.2 Quy trình thử
Lắp thiết bị phanh hãm có liên kết bổ sung vào máy thử.
Lắp thiết bị phanh hãm với mục đích treo người leo thứ hai ở tư thế đứng trong vòng dây theo thông tin do nhà sản xuất cung cấp. Nếu cần có vòng kẹp karabin, sử dụng loại chốt ngang có đường kính 10 mm.
Nối vòng dây với máy thử.
Tác dụng lực theo 5.2 từ 1 min đến 2 min lên đầu dây ra và duy trì lực trong 1 min.
7 Ghi nhãn
Thiết bị phanh hãm phải được ghi nhãn rõ ràng, không tẩy xóa được và bền, bao gồm ít nhất các thông tin sau:
a) tên của nhà sản xuất hoặc đại diện ủy quyền của nhà sản xuất;
CHÚ THÍCH: Để xác định nhà sản xuất và đại diện được ủy quyền, xem Quy định 765/2008.
b) viện dẫn tiêu chuẩn này;
c) mã định danh kiểu thiết bị (nếu nhà sản xuất đưa ra lưu thông một số kiểu);
d) đường kính nhỏ nhất và lớn nhất của dây, tính bằng milimet, làm tròn tới một chữ số sau dấu phẩy;
e) biểu tượng đồ họa, hướng dẫn người dùng đọc thông tin do nhà sản xuất cung cấp (xem Hình 5);
Hình 5
f) chỉ dẫn thị giác vị trí đặt chính xác của dây.
8 Thông tin do nhà sản xuất cung cấp
Thiết bị phanh hãm bằng tay phải được cung cấp cùng tờ hướng dẫn trong đó sử dụng ít nhất là ngôn ngữ chính thức của quốc gia sử dụng sản phẩm, với ít nhất các thông tin sau đây:
a) tên và địa chỉ của nhà sản xuất hoặc đại diện được ủy quyền của nhà sản xuất;
b) viện dẫn tiêu chuẩn này;
c) xác định loại thiết bị phanh hãm theo phân loại tại 4.2;
d) mô tả các đặc điểm của thiết bị và mục đích sử dụng, gồm:
1) thông tin hướng dẫn sử dụng thiết bị phanh hãm dành cho hoạt động leo núi, trèo núi và các hoạt động liên quan khác;
2) khuyến cáo sản phẩm chỉ nên sử dụng bởi những người đã được huấn luyện và/hoặc người có kinh nghiệm hay người sử dụng nên có sự giám sát trực tiếp từ người được huấn luyện và/hoặc người có kinh nghiệm;
3) hướng dẫn cách lắp các bộ phận liên kết hoặc hệ thống phụ trợ (ví dụ như đối với thiết bị neo, cứu hộ);
4) khuyến cáo dành cho người sử dụng về tỉnh hiệu quả của thiết bị sẽ phụ thuộc vào đường kinh dây, độ trơn trượt của dây, khi dây bị ướt và các yếu tố khác;
5) khuyến cáo dành cho người sử dụng phải có trách nhiệm làm quen với hiệu quả phanh hãm đang có trước mỗi lần sử dụng;
6) khuyến cáo dành cho người sử dụng về đầu kia của dây phải luôn được điều chỉnh bằng tay trong toàn thời gian sử dụng;
7) đường kính nhỏ nhất và lớn nhất của (các) dây, đơn vị mm, làm tròn tới hàng đơn vị thập phân và loại dây với tuyên bố thương mại, nêu rõ các đường kính của dây có độ dung sai lên đến ± 0,2 mm. Đường kính dây và các đặc điểm khác có thể biến đổi khi sử dụng;
8) ý nghĩa của việc ghi nhãn trên sản phẩm;
9) hướng dẫn sử dụng về chức năng điều chỉnh độ ma sát (đối với loại 3 và 4);
10) thông tin về cách bảo trì và bảo dưỡng sản phẩm;
11) tuổi thọ của sản phẩm hoặc cách đánh giá tuổi thọ của sản phẩm;
12) thông tin về ảnh hưởng của việc bảo quản và lão hóa do quá trình sử dụng;
13) hướng dẫn cách chọn các thành phần khác để sử dụng trong hệ thống;
14) khuyến cáo về tầm quan trọng của việc thường xuyên kiểm tra thiết bị phanh hãm về bất kỳ hư hỏng nào, cũng như sự cần thiết phải loại bỏ sản phẩm khi phát hiện thấy hư hỏng hoặc khuyết tật;
15) khuyến cáo về tác nhân hóa học mà sản phẩm có thể tiếp xúc;
16) khuyến cáo về độ ẩm môi trường, điều kiện ẩm ướt và băng giá.
Phụ lục A
(tham khảo)
Các tiêu chuẩn về thiết bị leo núi
Bảng A.1 - Danh mục các tiêu chuẩn về thiết bị leo núi
TT | Số hiệu tiêu chuẩn | Tên tiêu chuẩn |
1 | TCVN 13323:2021 (BS EN 12270:2013) | Thiết bị leo núi - Phanh chống - Yêu cầu an toàn và phương pháp thử |
2 | TCVN 13324:2021 (BS EN 12275:2013) | Thiết bị leo núi - Đầu nối - Yêu cầu an toàn và phương pháp thử |
3 | TCVN 13325:2021 (BS EN 12276:2013) | Thiết bị leo núi - Neo ma sát - Yêu cầu an toàn và phương pháp thử |
4 | TCVN 13326:2021 (BS EN 12277:2015) | Thiết bị leo núi - Dây treo - Yêu cầu an toàn và phương pháp thử |
5 | TCVN 13327:2021 (BS EN 12278:2007) | Thiết bị leo núi - Ròng rọc - Yêu cầu an toàn và phương pháp thử |
6 | TCVN 13328:2021 (BS EN 12492:2012) | Thiết bị leo núi - Mũ bảo hiểm cho người leo núi - Yêu cầu an toàn và phương pháp thử |
7 | TCVN 13538:2022 (BS EN 564:2014) | Thiết bị leo núi - Dây phụ kiện - Yêu cầu an toàn và phương pháp thử |
8 | TCVN 13539:2022 (BS EN 566:2017) | Thiết bị leo núi - Dây cáp đeo - Yêu cầu an toàn và phương pháp thử |
9 | TCVN 13540:2022 (BS EN 567:2013) | Thiết bị leo núi - Kẹp dây - Yêu cầu an toàn và phương pháp thử |
10 | TCVN 13541:2022 (BS EN 892:2012 with Amendment 1:2016 and Amendment 2:2021) | Thiết bị leo núi - Dây leo núi cơ động - Yêu cầu an toàn và phương pháp thử |
11 | TCVN 13542:2022 (BS EN 893:2019) | Thiết bị leo núi - Đế đinh - Yêu cầu an toàn và phương pháp thử |
12 | TCVN 13543-1:2022 (BS EN 15151-1:2012) | Thiết bị leo núi - Thiết bị phanh hãm - Phần 1: Yêu cầu an toàn và phương pháp thử đối với thiết bị phanh hãm có khóa phanh bằng tay |
13 | TCVN 13543-2:2022 (BS EN 15151-2:2012) | Thiết bị leo núi - Thiết bị phanh hãm - Phần 2: Yêu cầu an toàn và phương pháp thử đối với thiết bị phanh hãm bằng tay |
14 | BS EN 565:2017 | Mountaineering equipment - Tape - Safety requirements and test methods (Thiết bị leo núi - Băng (tải) - Yêu cầu an toàn và phương pháp thử) |
15 | BS EN 568:2015 | Mountaineering equipment - Ice anchors - Safety requirements and test methods (Thiết bị leo núi - Neo leo băng - Yêu cầu an toàn và phương pháp thử) |
16 | BS EN 569:2007 | Mountaineering equipment - Pitons - Safety requirements and test methods (Thiết bị leo núi - Piton - Yêu cầu an toàn và phương pháp thử) |
17 | BS EN 958:2017 | Mountaineering equipment - Energy absorbing systems for use in klettersteig (via ferrata) climbing - Safety requirements and test methods (Thiết bị leo núi - Hệ thống hấp thụ năng lượng sử dụng trong leo núi - Yêu cầu an toàn và phương pháp thử) |
18 | BS EN 959:2018 | Mountaineering equipment - Rock anchors - Safety requirements and test methods (Thiết bị leo núi - Neo leo núi trong nhà - Yêu cầu an toàn và phương pháp thử) |
19 | BS EN 13089:2011 + A1:2015 | Mountaineering equipment - Ice-tools - Safety requirements and test methods (Thiết bị leo núi - Dụng cụ leo trên băng - Yêu cầu an toàn và phương pháp thử) |
20 | BS EN 16716:2017 | Mountaineering equipment - Avalanche airbag systems - Safety requirement and test methods (Thiết bị leo núi - Hệ thống túi khí đề phòng tuyết lở - Yêu cầu an toàn và phương pháp thử) |
21 | BS EN 16869:2017+ AC:2018 | Design/construction of Via Ferrata (Thiết kế/ cấu tạo của loại hình leo núi Via Ferrata) |
22 | BS EN 17109:2020 | Mountaineering equipment - Individual safety systems for rope courses - Safety requirements and test methods (Thiết bị leo núi - Hệ thống an toàn cá nhân - Yêu cầu an toàn và phương pháp thử) |
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] EN 362, Personal protective equipment againts falls from a height - Connectors.
[2] TCVN 13324 (BS EN 12275), Thiết bị leo núi - Đầu nối - Yêu cầu an toàn và phương pháp thử.
[3] Regulation 765/2008 of the European Parliament and of the Council of 9 July 2008 setting out the requirements for accreditation and market surveillance relating to the marketing of products and repealing Regulation (EEC) No 339/93.
Mục lục
Lời nói đầu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Phân loại
4.1 Yêu cầu chung
4.2 Thiết bị phanh hãm bằng tay
5 Yêu cầu an toàn
5.1 Yêu cầu chung
5.2 Độ bền tĩnh
5.3 Độ bền tĩnh khi sử dụng làm neo dừng
6 Phương pháp thử
6.1 Yêu cầu chung
6.2 Điều kiện thử
6.3 Lấy mẫu
6.4 Thiết kế
6.5 Độ bền tĩnh
6.6 Độ bền tĩnh của liên kết bổ sung
7 Ghi nhãn
8 Thông tin do nhà sản xuất cung cấp
Phụ lục A (tham khảo) Các tiêu chuẩn về thiết bị leo núi
Thư mục tài liệu tham khảo
Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.