Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13541:2022 BS EN 892:2012 with amendment 1:2016 and amendment 2:2021 Thiết bị leo núi - Dây leo núi cơ động - Yêu cầu an toàn và phương pháp thử

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 13541:2022

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13541:2022 BS EN 892:2012 with amendment 1:2016 and amendment 2:2021 Thiết bị leo núi - Dây leo núi cơ động - Yêu cầu an toàn và phương pháp thử
Số hiệu:TCVN 13541:2022Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Văn hóa-Thể thao-Du lịch
Ngày ban hành:31/05/2022Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13541:2022

BS EN 892:2012

WITH AMENDMENT 1:2016
AND AMENDMENT 2:2021

THIẾT BỊ LEO NÚI - DÂY LEO NÚI CƠ ĐỘNG - YÊU CẦU AN TOÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

Mountaineering equipment - Dynamic mountaineering ropes - Safety requirements and test methods

Lời nói đu

TCVN 13541:2022 hoàn toàn tương đương với BS EN 892:2012 và Sửa đổi A1:2016, Sửa đổi A2:2021;

TCVN 13541:2022 do Viện Khoa học thể dục thể thao biên soạn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

THIẾT BỊ LEO NÚI - DÂY LEO NÚI CƠ ĐỘNG - YÊU CẦU AN TOÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

Mountaineering equipment - Dynamic mountaineering ropes - Safety requirements and test methods

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về an toàn và phương pháp thử đối với dây leo núi cơ động (dây đơn, dây nửa và dây đôi) theo cấu trúc kernmantel sử dụng cho hoạt động leo núi và trèo núi.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 257-1 (ISO 6508-1), Vật liệu kim loại - Thử độ cứng Rockwell - Phần 1: Phương pháp thử (thang A, B, C, D, E, F, G, H, K, N, T)

ISO 6487, Road vehicles - Measurement techniques in impact tests - Instrumentation (Phương tiện giao thông đường bộ - Kỹ thuật đo trong phép thử va đập - Thiết bị đo)

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Dây leo núi cơ động (dynamic mountaineering rope)

Dây mà khi được sử dụng là một phần trong chuỗi an toàn thì có khả năng ngăn cản sự rơi tự do của người leo núi hoặc trèo núi với lực đỉnh hạn chế.

3.2

Dây đơn (single rope)

Dây leo núi cơ động, có khả năng sử dụng đơn lẻ làm mối liên kết trong chuỗi an toàn để ngăn người dẫn đầu không bị rơi.

3.3

Dây nửa (half rope)

Dây leo núi cơ động mà khi được dùng theo cặp thì có khả năng làm mối liên kết trong chuỗi an toàn để ngăn người dẫn đầu không bị rơi.

CHÚ THÍCH: Xem Hình 1.

Hình 1 - Ví dụ về cách sử dụng dây nửa

3.4

Dây đôi (twin rope)

Dây leo núi cơ động mà khi được dùng theo cặp và song song thì có khả năng làm mối liên kết trong chuỗi an toàn để ngăn người dẫn đầu không bị rơi.

CHÚ THÍCH: Xem Hình 2.

Hình 2 - Cách sử dụng dây đôi

3.5

Dãy kernmantel (kernmantel rope)

Dây gồm phần lõi dây và vỏ bọc.

3.6

Chuỗi an toàn (safety chain)

Sự kết nối các thành phần được liên kết để bảo vệ người leo núi và trèo núi khỏi bị ngã từ độ cao.

CHÚ THÍCH: Chuỗi an toàn bao gồm các dây được nối với các neo bằng các đầu nối và nối với người leo núi bằng dây treo.

4  Yêu cầu an toàn

4.1  Thiết kế

Dây leo núi cơ động tuân thủ theo tiêu chuẩn này phải được chế tạo theo cấu trúc kernmantel. Đường kính và khối lượng trên đơn vị độ dài là những đặc tính cần thiết. Xem phương pháp thử trong 5.3.

Nếu các tính chất của dây thay đổi dọc theo chiều dài, ví dụ: đường kính, độ bền, các điểm đánh dấu, thì phải thử nghiệm các mẫu từ mỗi đoạn. Thông tin được cung cấp phải đầy đủ tương ứng với phần có tính năng thấp nhất của dây.

4.2  Độ trượt của vỏ bọc

Khi thử nghiệm theo 5.4, độ trượt của vỏ bọc theo hướng dọc so với phần lõi dây (theo chiều dương hoặc âm) không được vượt quá 1 % (20 mm) (xem Hình 3).

CHÚ DN

1  v bọc

a  độ trượt dương của vỏ bọc ≤ 20 mm

2  lõi dây

b  độ trượt âm của vỏ bọc 20 mm

Hình 3 - Độ trượt của vỏ bọc

4.3  Độ giãn dài tĩnh

Khi thử nghiệm theo 5.5, độ giãn dài tĩnh không được lớn hơn:

- 10 % đối với dây đơn (tao đơn của dây);

- 12 % đối với dây nửa (tao đơn của dây);

- 10 % đối với dây đôi (tao đôi của dây).

4.4  Độ giãn dài động

Khi thử nghiệm theo 5.6, đối với từng mẫu thử, trong lần thả rơi đầu tiên, độ giãn dài động không được lớn hơn 40 %.

4.5  Lực đỉnh trong quá trình ngăn sự rơi, số lần thả rơi

4.5.1  Lực đỉnh trên dây

Khi thử nghiệm theo 5.6, lực đình trên dây, trong quá trình thả rơi đầu tiên, đối với từng mẫu thử, không được vượt quá:

- 12 kN đối với dây đơn (tao đơn của dây);

- 8 kN đối với dây nửa (tao đơn của dây);

- 12 kN đối với dây đôi (tao đôi của dây).

4.5.2  Số lần thả rơi

Khi thử nghiệm theo 5.6, mỗi dây phải chịu tối thiểu 5 lần thả rơi, đối với dây đôi là 12 lần, các lần thử phải tiến hành liên tục không ngắt quãng.

5  Phương pháp thử

5.1  Mẫu thử

Để tiến hành thử, phải có sẵn các mẫu thử có độ dài:

- 40 m đối với dây đơn và dây nửa;

- 80 m hoặc 2 x 40 m đối với dây đôi.

Tiến hành các phép thử theo 5.3 trên một mẫu chưa qua sử dụng.

Tiến hành các phép thử theo 5.4 trên hai mẫu chưa qua sử dụng với độ dài (2 250 ± 10) mm.

Tiến hành các phép thử theo 5.5 trên hai mẫu chưa qua sử dụng với độ dài ít nhất là 1 500 mm.

Tiến hành các phép thử theo 5.6 trên ba mẫu chưa qua sử dụng với độ dài tối thiểu 5 m đối với dây đơn và dây nửa, 10 m đối với dây đôi, cắt từ mẫu thử sẵn có.

5.2  Ổn định mẫu và điều kiện thử

Làm khô các mẫu thử ít nhất 24 h trong môi trường khí quyển có nhiệt độ (50 ± 5) °C và độ ẩm tương đối nhỏ hơn 20 %. Ổn định các mẫu này ở môi trường khí quyển có nhiệt độ (23 ± 2) °C và độ ẩm tương đối (50 ± 2) % trong ít nhất 72 h. Sau đó tiến hành thử nghiệm các mẫu ở nhiệt độ (23 ± 5) °C trong vòng 10 min.

5.3  Cấu trúc, đường kính và khối lượng trên đơn vị độ dài

5.3.1  Quy trình thử

Kẹp mẫu thử ở một đầu.

Chất tải lên mẫu thử mà không gây tác động đột ngột với khối lượng 1):

- (10 ± 0,1) kg đối với dây đơn;

- (6 ± 0,1) kg đối với dây nửa;

- (5 ± 0,1) kg đối với dây đôi.

ở khoảng cách ít nhất là 1 200 mm từ kẹp dây.

Sau khi chất tải trong 60 s, trong vòng 10 s tiếp theo đánh dấu độ dài chuẩn (1 000 ± 1) mm trên mẫu thử. Khoảng cách của đoạn được đánh dấu từ kẹp dây hoặc điểm kết nối dây cho mẫu thử phải đạt ít nhất 50 mm.

Trong vòng 3 min kế tiếp, đo đường kính theo hai chiều xung quanh đường kính, bắt đầu ở các điểm cách nhau 90° tại mỗi mức trong số ba mức, cách nhau khoảng 100 mm. Nếu mặt cắt ngang của dây không tròn, thì đường kính lớn nhất và nhỏ nhất phải được xác định ở từng mặt cắt. Chiều dài của khu vực tiếp xúc của dụng cụ đo là (50 ± 1) mm. Diện tích mặt cắt ngang của dây không phải là đối tượng phải chịu lực nén bất kỳ trong suốt quá trình đo.

Sau đó cắt phần được đánh dấu của mẫu thử và xác định khối lượng, chính xác đến 0,1 g.

Kiểm tra cấu trúc của dây xem có phải là cấu trúc kernmantel không.

5.3.2  Biểu thị kết quả

Biểu thị đường kính theo giá trị trung bình cộng của sáu phép đo, chính xác đến 0,1 mm.

Biểu thị khối lượng trên độ dài đơn vị bằng ktex hoặc gam trên mét (g/m), chính xác đến 1 g.

5.4  Độ trượt của vỏ bọc

5.4.1  Nguyên tắc

Dây được kéo qua dụng cụ như minh họa tại Hình 4, tại đó chuyển động bị hạn chế bởi các lực hướng tâm. Lực ma sát đạt được trên vỏ tạo ra độ trượt tương đối của vỏ bọc so với lõi dây. Đo sự mở rộng của độ trượt.

Kích thước tính bằng milimét

CHÚ DN:

1  tấm chuyển động

2  miếng đệm

3  tấm cố định

Hình 4 - Dụng cụ thử độ trượt vỏ bọc

5.4.2  Chuẩn bị mẫu thử

Làm nóng chảy để hàn dính phần vỏ bọc và lõi của một đầu dây mẫu thử với nhau. Trước khi cắt đầu kia của mỗi mẫu thử theo cỡ, quấn một đoạn băng dính quanh dây, vị trí cần được cắt, vuông góc với trục của dây. Băng dính phải rộng tối thiểu 12 mm trước khi cắt, và góc quấn xung quanh dây, 8, phải nằm trong khoảng 150° ≤ θ ≤ 180°. Sau khi dán băng dính, dùng dao sắc cắt mẫu theo độ dài (2 250 ±10) mm, nằm trong bề rộng của băng dính, vuông góc với trục của dây (xem Hình 5) sao cho phần băng dính còn lại trên mẫu thử có bề ngang (10 ± 5) mm. Các đặc điểm của băng dính và phương pháp áp dụng cần làm giảm bớt độ kéo dãn để đầu bị cắt của phần vỏ bọc không được bung ra trong quá trình thử, đồng thời không cản trở độ trượt xảy ra giữa lõi và phần vỏ bọc của mẫu dây.

Kích thước tính bằng milimét

CHÚ DN:

1  băng dính

Hình 5 - Thử độ trượt của vỏ bọc - Cắt mẫu thử theo chiều dài

5.4.3  Thiết bị, dụng cụ

Dụng cụ phải gồm một khung làm bằng bốn (04) tấm thép, mỗi tấm thép dày 10 mm, được giữ cách đều nhau bằng ba (03) miếng đệm giữa. Những miếng đệm này phải có các rãnh hình chữ nhật bên trong để cho ba (03) tấm thép được cài vào phải trượt theo hướng xuyên tâm. Các miếng đệm giữa này phải được bố trí sao cho từng tấm thép trong số ba (03) tấm thép trượt theo góc nghiêng 120° với nhau (xem Hình 4).

Mỗi tấm thép trong số bảy (07) tấm phải có khoảng hở đường kính 12 mm; bề mặt bên trong lỗ hình bán xuyến và có bán kính là 5 mm. Các bề mặt nhẵn của hình bán xuyến phải có:

- sai lệch trung bình cộng của mặt cắt (profill) Ra = 0,4 μm;

- độ nhám bề mặt Rmax = 4 μm (xem Hình 6).

Kích thước tính bằng milimét

Hình 6 - Mặt cắt qua một trong số các tấm thép

Các tấm thép di chuyển phải có một vị trí khóa trong đó các khoảng hở tại các tấm thép cố định và các khoảng hở tại các tấm thép di chuyển đều nằm thẳng hàng dọc theo trục tâm. Khi không ở vị trí khóa, từng tấm thép di chuyển phải tác động một lực hướng tâm (50 ± 0,5) N lên mẫu thử theo hướng di chuyển của tấm thép. Dụng cụ thử phải được gắn chắc sao cho trục của dụng cụ ở phương nằm ngang, cần cung cấp dụng cụ, trên một bề mặt nhẵn, di chuyển mẫu thử theo phương nằm ngang, thẳng hàng với trục của dụng cụ thử, ở cả hai chiều chuyển động.

5.4.4  Quy trình thử

5.4.4.1  Lúc bắt đầu thử các tấm thép di chuyển phải ở vị trí khóa.

5.4.4.2  Đưa đầu được nung chảy của mẫu thử vào dụng cụ và kéo ra tới độ dài (200 ± 10) mm qua dụng cụ thử (xem Hình 7). Đảm bảo phần còn lại của mẫu thử không phải chịu bất kỳ tải trọng nào và ở vị trí nằm ngang trên một đường thẳng.

Kích thước tính bằng milimét

CHÚ DN:

1  tấm thép trượt

Hình 7 - Bố trí mu thử trước và sau khi thử độ trượt vỏ bọc

5.4.4.3  Thả các tấm thép di chuyển từ vị trí khóa và tác dụng lực (50 ± 0,5) N lên mẫu thử qua từng tấm trong số ba (03) tấm thép di chuyển, đồng thời kéo mẫu thử qua dụng cụ với tốc độ (0,5 ± 0,2) m/s với khoảng cách  mm.

5.4.4.4  Dỡ bỏ tải trọng khỏi các tấm thép di chuyển và đưa chúng trở lại vị trí khóa, cẩn thận cầm phần đầu ngắn của mẫu thử và chậm rãi và nhẹ nhàng kéo ra phía sau qua dụng cụ thử về vị trí ban đầu.

5.4.4.5  Lặp lại ba (03) lần quy trình đã mô tả tại 5.4.4.3 và 5.4.4.4. Sau đó tiến hành quy trình mô tả ở 5.4.4.3 thêm một lần nữa. Khi mẫu thử vẫn ở trong dụng cụ thử và các tải trọng vẫn tác động trên các tấm thép di chuyển, đo đô trượt trung bình của vỏ bọc dọc theo lõi dây ở phần tự do phía cuối của mẫu thử (xem Hình 3).

5.4.5  Biểu thị kết quả

Tính toán độ trượt của vỏ bọc theo tỉ lệ phần trăm của độ dài mẫu (2 000 mm).

Biểu thị giá trị của từng mẫu thử chính xác đến 0,1 %.

5.5  Xác định độ giãn dài tĩnh

5.5.1  Quy trình thử

Tiến hành phép thử trên:

- tao đơn của dây, đối với dây đơn;

- tao đơn của dây, đối với dây nửa;

- tao đôi của dây, đối với dây đôi.

Kẹp các mẫu sao cho độ dài tự do giữa các kẹp là  mm.

Đặt tải trọng (80 ± 0,1) kg lên mẫu thử trong  s mà không gây tác động đột ngột và duy trì tải trọng trong vòng (180 ± 15) s.

Dỡ bỏ tải khỏi mẫu thử và để mẫu nghỉ trong vòng (10 ± 0,5) min.

Đặt tải trọng (5 ± 0,1) kg lên mẫu thử trong  s mà không gây tác động đột ngột.

Sau khi đặt tải trọng trong 60 s, đánh dấu độ dài chuẩn (1 000 ± 1) mm trong vòng 10 s tiếp theo.

Tăng tải trọng lên (80 ± 0,1) kg trong vòng  s mà không gây tác động đột ngột và duy trì tải trọng đó trong vòng (60 ± 5) s.

Đo khoảng cách mới l1 giữa các điểm đánh dấu trên mẫu thử bị kéo căng trong vòng 5 s tiếp theo.

5.5.2  Biểu thị kết quả

Biểu thị độ kéo dãn bằng phần trăm của độ dài không chịu tải: nghĩa là (l1 - 1000)/10. Biểu thị kết quả chính xác đến 0,1 % đối với từng mẫu thử.

5.6  Phép thử rơi để xác định lực đỉnh, độ kéo dãn động và số lần rơi

5.6.1  Điều kiện thử

Tiến hành lần thả rơi đầu tiên cho từng mẫu thử trong vòng 10 min kể từ khi lấy ra từ môi trường điều hòa (xem 5.2).

5.6.2  Dụng cụ thử thả rơi

5.6.2.1  Yêu cầu chung

Dụng cụ thử thả rơi phải được bố trí theo Hình 8, 10, 11, 12 và 13, và cần có một cọc neo và kẹp, tấm cách, khối lượng rơi và các đường ray dẫn hướng, phương tiện đo lực đỉnh tại dây, dụng cụ đo đỉnh giãn cách của dây. Ngoài ra, phải có dụng cụ đo thời gian đi xuống của khối lượng để kiểm tra đảm bảo hệ thống dẫn hướng không can thiệp vào quá trình rơi tự do của khối lượng. Dụng cụ phải đảm bảo đủ độ chính xác và chắc chắn nhằm đạt được kết quả chính xác và khả năng lập lại kết quả theo yêu cầu.

5.6.2.2  Cọc neo và kẹp

Cọc neo phải bao gồm một trụ thép có đường kính (30 ± 0,1) mm và độ nhám bề mặt như sau:

- sai lệch trung bình cộng của mặt cắt (profill) Ra ≤ 0,8 μm;

- độ nhám bề mặt Rmax ≤ 6,3 μm.

Thanh thép phải được cố định chắc chắn với trục nằm ngang và không bị xoay. Để duy trì được sự cố định, thanh thép cần ngắn để phù hợp với thực tế trong khi vẫn cho phép hai dây kép hoặc một dây đơn có thể quấn quanh chu vi của thanh thép ba lần. Phải có hai kẹp được cố định chắc chắn cùng với cọc neo có kích thước như nêu tại Hình 10 và Hình 11 và có khả năng cố định được phần cuối của dây.

5.6.2.3  Tấm cách

Tấm cách được chế tạo từ thép với độ cứng bề mặt tối thiểu 52 HRC theo TCVN 257-1 (ISO 6508-1). Phải có một lỗ hình trụ được gia công cơ khí xuyên qua tấm cách vuông góc với bề mặt tấm cách. Gờ bên trong của tấm cách có dạng hình bán khuyên, đường kính như mô tả tại Hình 8. Tấm cách được đặt theo chiều thẳng đứng của dụng cụ, được cố định cùng với cọc neo có kích thước như nêu trong Hình 10 và Hình 11.

Không có cấu trúc nào ở phía dưới tấm cách được phép có khả năng tiếp xúc với dây trong quá trình thả rơi. Khi đã được cố định vào vị trí trong (khung) dụng cụ, gờ thấp hơn của tấm cách phải nằm ngang với bán kính tối thiểu là 5 mm và kích thước tương đối tới lỗ như nêu tại Hình 8. Bề mặt hình bán khuyên của lỗ phải có độ nhám như sau:

- sai lệch trung bình cộng của mặt cắt (profill) Ra ≤ 0,2 μm;

- độ nhám bề mặt Rmax ≤ 2 μm.

Bề mặt của tấm cách phía dưới lỗ (xem Hình 8) phải có độ nhám như sau:

- sai lệch trung bình cộng của mặt cắt (profill) Ra ≤ 0,4 μm;

- độ nhám bề mặt Rmax ≤ 4 μm.

Kích thước tính bằng milimét

Hình 8 - Tấm cách

5.6.2.4  Khối lượng rơi và các thanh ray dẫn hướng

Khối lượng rơi được làm bằng kim loại và khi rơi phải được dẫn hướng bởi hai thanh ray cố định theo chiều thẳng đứng. Nếu có thể bỏ qua những chi tiết có khối lượng không đáng kể, hệ thống khối lượng rơi và các thanh ray dẫn hướng phải có chung một mặt phẳng đối xứng giữa các thanh ray dẫn hướng. Bề mặt của tấm cách phải nằm vuông góc với mặt phẳng đối xứng này và đường thẳng vuông góc qua tâm của lỗ phải nằm trong khoảng ± 2 mm của mặt phẳng đối xứng. Khối lượng rơi và hệ thống dẫn hướng phải được đặt ở vị trí sao cho khoảng cách nằm ngang giữa đường trung tâm của tấm cách và điểm trung tâm của phương tiện kết nối dây vào khối lượng rơi là (80 ± 10) mm xuyên suốt quá trình rơi (xem Hình 9).

Kích thước của khối lượng rơi và các thanh ray dẫn hướng không được xác định cụ thể, tuy nhiên có những ràng buộc về một số kích thước, về thiết kế và hình dạng của khối lượng rơi như sau:

a) khối lượng rơi phải được thiết kế để rơi tự do có tiếp xúc tối thiểu với các thanh dẫn hướng cho đến khi mẫu thử bị kéo căng, khi xảy ra tiếp xúc với các thanh ray dẫn hướng. Để giảm ma sát giữa khối lượng rơi và các thanh ray dẫn hướng, khối lượng rơi có thể khớp với con lăn hoặc ổ bi hoặc ổ trượt có ma sát thấp bề mặt. Trong tất cả các trường hợp, phải có khoảng cách di chuyển tự do giữa khối lượng rơi và các thanh ray dẫn hướng nhưng không quá 8 mm cả ở trên mặt phẳng của các thanh ray và mặt vuông góc với chúng. Khoảng cách thẳng đứng tối thiểu của các điểm trên khối lượng rơi có thể tiếp xúc với các thanh ray dẫn hướng được định nghĩa là khoảng cách B. Thiết kế khối lượng rơi phải thỏa mãn:

B ≥ 1,10 C,

Trong đó C là khoảng cách cực tiểu giữa các điểm tiếp xúc trên các thanh ray dẫn hướng (xem Hình 12).

b) khối lượng rơi phải khớp với phương tiện kết nối của dây, có thể dưới một vài hình thức, chốt hình chữ U hoặc cấu trúc gần giống có bán kính tiếp xúc  mm và dày (15 ± 0,1) mm, được gắn chặt vào khối lượng rơi. Gờ bên trong và gờ phía trên của bộ phận kết nối phải có tiết diện hình bán nguyệt bán kính (7,5 ± 0,05) mm.

Yêu cầu cần có là mặt cắt ngang kim loại phía trên phần cao nhất của bộ phận kết nối phải có hình tròn, đường kính (15 ± 0,1) mm. Ví dụ về các hình dạng dành cho phương tiện kết nối của dây được minh họa tại Hình 13.

Điểm hiệu quả khi tác dụng lực từ dây lên khối lượng rơi (xem điểm X tại Hình 13) phải nằm trong phạm vi 1 mm của đường giao của ba (03) mặt phẳng dưới đây:

1) mặt phẳng nằm ngang gồm các điểm cao nhất trên khối lượng rơi có thể tiếp xúc với các thanh dẫn hướng;

2) mặt phẳng đối xứng của khối lượng rơi;

3) mặt phẳng vuông góc hai mặt phẳng trước, nằm cách đều giữa các điểm ở mặt trước của khối lượng rơi, có thể tiếp xúc với các thanh ray dẫn hướng.

Khi khối lượng rơi đang treo trên phương tiện kết nối của dây và được treo tự do, khối lượng rơi phải treo trong phạm vi 0,5° theo phương bình thường đo được trên bất kỳ mặt phẳng thẳng đứng nào.

Khoảng cách giữa điểm tác dụng lực hiệu quả từ dây lên khối lượng rơi (xem điểm X tại Hình 13) và trọng tâm của khối lượng rơi (A) tối thiểu phải bằng 1/3 khoảng cách thẳng đứng giữa điểm cao nhất và điểm thấp nhất có thể tiếp xúc với các thanh dẫn hướng (8) (xem Hình 12). Nghĩa là:

A ≥ 2 B/3

c) khối lượng rơi, bao gồm phương tiện kết nối dây, giá đỡ dẫn hướng và các bộ phận liên kết cố định khác, phải có khối lượng:

1) (80 ± 0,1) kg đối với dây đơn;

2) (55 ± 0,1) kg đối với dây nửa;

3) (80 ± 0,1) kg với dây đôi.

Kích thước tính bằng milimét

CHÚ DN:

X  Hệ thống cố định nhìn từ trên xuống

Hình 9 - Bố trí dụng cụ đối với phép thử tao đơn (dây nửa và dây đơn)

Hình 10 - Minh họa nút thắt số tám

Hình 11 - Bố trí dụng cụ đối với phép thử tao đôi (dây đôi)

Tất cả các kích thước khác nhau xem Hình 9.

CHÚ DN:

1  điểm tiếp xúc phía trên với các thanh ray dẫn hướng

2  điểm tiếp xúc phía dưới với các thanh ray dẫn hướng

A  ≥ 2 B/3

B  ≥ 1,10 C

C khoảng cách tối thiểu giữa các điểm tiếp xúc với các thanh dẫn hướng

Hình 12 - Kích thước liên kết lên khối lượng rơi

Kích thước tính bằng milimét

CHÚ DẪN:

1  bề mặt của kẹp

R   mm

X  điểm tác dụng của lực

Hình 13 - Ví dụ về các dạng phương tiện kết nối dây với khối lượng rơi

CHÚ DN:

Y  

X  là tần số, tính bằng Hertz (Hz)

Hình 14 - Các giới hạn đáp ứng tần số CFC30 (theo ISO 6487)

Bảng 1 - CFC và thang đo lôgarit dành cho các giới hạn đáp ứng tần số (theo ISO 6487)

 

 

 

 

 

Thang đo lôgarít

 

 

 

 

 

a

± 0,5 dB

CFC

FL
Hz

FH
Hz

FN
Hz

 

b

+ 0,5; - 1 dB

30

0,1

30

50

 

c

+ 0,5; - 4 dB

 

 

 

 

 

d

- 9 dB/bát độ (octave)

 

 

 

 

 

e

- 24 dB/bát độ (octave)

 

 

 

 

 

f

 

 

 

 

 

g

- 30 dB

5.6.2.5  Phương tiện đo lực đỉnh của dây

Các phép đo thu được phải bằng với lực mà dây đặt lên khối lượng rơi.

Nếu thiết bị được đặt xen giữa khối lượng rơi và phương tiện kết nối của dây thì cần đủ độ bền vững để đáp ứng yêu cầu tại 5.6.2.4 b).

Thiết bị, dụng cụ đo và ghi lại lực trên dây phải tương ứng với ISO 6487, lớp tần số kênh (CFC) 30 (xem Hình 14 và Bảng 1). Tần số lấy mẫu phải đạt tối thiểu 1 kHz.

Ở vị trí vận hành, cảm biến lực phải có tần số cộng hưởng dưới 150 Hz.

Lớp biên độ kênh (CAC) như được định nghĩa tại ISO 6487 phải đạt tối thiểu 20 kN.

Sai số khi tiến hành đo và ghi chép lực trên dây phải nhỏ hơn 1 % theo ISO 6487.

5.6.2.6  Phương tiện đo đỉnh kéo giãn của dây

Phép đo thu được phải bằng với đỉnh chuyển động giảm dần của bất kỳ điểm tham chiếu trên khối lượng rơi trong quá trình thả khối lượng rơi, đo từ điểm mốc ban đầu. Điểm mốc ban đầu phải là vị trí của điểm tham chiếu như đã nói trên khi khối lượng đang được treo từ điểm cuối mẫu thử, và điểm cuối mẫu thử trên danh nghĩa phải thấp hơn 2 500 mm so với gờ thấp nhất của lỗ. Đỉnh kéo giãn phải được đo với độ chính xác là ± 5 mm.

5.6.2.7  Phương tiện đo thời gian đi xuống của khối lượng rơi

Phương tiện phải được cung cấp để đo thời gian khối lượng rơi đi qua hai điểm đo thời gian, tham chiếu tương ứng với các điểm đo thời gian cao và thấp. Vị trí của điểm đo thời gian cao phải tương ứng với vị trí của khối lượng rơi khi rơi là (3 000 ± 2) mm từ vị trí đầu tiên trước khi thả. Vị trí của điểm tính thời gian thấp là (1 000 ± 2) mm nằm phía dưới theo chiều thẳng đứng so với điểm đo thời gian cao. Phương tiện đo thời gian không được mô tả chi tiết, nhưng độ chính xác của khoảng thời gian khối lượng rơi đi qua điểm đo thời gian cao và điểm đo thời gian thấp có thể thu được với độ chính xác ± 0,25 ms.

5.6.2.8  Độ ổn định của dụng cụ thử

Việc lắp ghép tấm cách phải đủ ổn định theo yêu cầu sau đây. Luồn dây qua lỗ trên tấm cách, cuốn dây ba lần quanh thanh neo và cố định dây bằng kẹp. Đặt một tải tĩnh (16 ± 0,5) kN ở đầu kia của dây, hướng xuống dưới trong phạm vi 2° theo phương thẳng đứng. Chuyển động của bất kỳ phần nào của tấm cách ra khỏi vị trí ban đầu khi chưa chịu lực không được vượt quá 1 mm ở các hướng X, Y và Z.

5.6.2.9  Kiểm tra và hiệu chuẩn dụng cụ

Ngoài các hoạt động kiểm tra và hiệu chuẩn thông thường tiến hành trên thiết bị thử thì các hoạt động sau phải được thực hiện trong quá trình kiểm tra nghiệm thu của thiết bị, dụng cụ thử và được lặp lại sau khoảng 12 tháng.

a) thay đổi vị trí của các điểm đo thời gian cao và thấp đối với việc đo thời gian đi xuống của khối lượng rơi như sau: vị trí của điểm đo thời gian cao phải tương ứng với vị trí của khối lượng rơi khi rơi là (4 500 ± 2) mm từ vị trí ban đầu chưa thả rơi. Vị trí của điểm tính thời gian thấp là (1 000 ± 2) mm nằm phía dưới theo phương thẳng đứng với điểm tính thời gian cao. Thả khối lượng rơi từ vị trí thả thông thường, nhưng không có dụng cụ nào được gắn vào dây. Kiểm tra khoảng thời gian rơi giữa các các điểm đo thời gian cao và thấp trong phạm vi  ms.

b) với kết cấu của dây sử dụng tại 5.6.2.8, đặt một tải trọng có kiểm soát ở đầu kia của dây, hướng xuống dưới trong phạm vi 2° theo phương thẳng đứng, với độ chính xác nhỏ hơn ± 1 %. Thay đổi tải tối thiểu trong phạm vi 2 kN đến 13 kN, đồng thời sử dụng tải trọng này để hiệu chuẩn phương tiện đo đỉnh tải trọng trên dây.

c) tăng mức tải áp dụng và kiểm tra độ ổn định của thiết bị, dụng cụ theo 5.6.2.8.

5.6.3  Quy trình thử

Khi thử dây đơn và dây đôi, gắn mẫu thử vào phương tiện kết nối dây với khối lượng rơi bằng cách thắt nút theo hình số tám (xem Hình 10) độ dài vòng dây bên trong là (50 ± 10) mm.

Thắt nút dây bằng tay, lần lượt kéo từng tao của dây, dùng kìm kẹp chặt đầu dây ngắn nếu cần. Bảo đảm hai tao của dây song song và thắt chặt như nhau trên toàn bộ nút thắt.

Khi thử dây đôi, gắn phương tiện kết nối dây vào khối lượng rơi bằng một nút thắt theo hình số tám ở giữa dây (xem Hình 11). Bảo đảm hai tao của dây song song và thắt chặt như nhau trên toàn bộ nút thắt.

Chuyển mẫu thử, cả hai tao của dây trong phép thử tao đôi, qua lỗ của tấm cách, quấn mỗi tao ba (03) lần quanh cọc neo và sử dụng kẹp để gia cố (xem Hình 9 và Hình 11).

Bảo đảm khối lượng rơi được đặt ở vị trí (3 000 ± 200) mm phía dưới tấm cách.

Đặt tải trọng lên mẫu thử với khối lượng rơi được coi như tải tĩnh trong khoảng thời gian  s.

Nâng khối lượng rơi đến độ cao sao cho điểm nối dây cách (2 300 ± 10) mm phía dưới gờ thấp nhất của lỗ (xem Hình 9).

Mở kẹp, vẫn để tao đã cuốn ba vòng quanh cọc neo. Đặt tải trọng 10 kg lên mẫu thử phía dưới các kẹp trong khoảng thời gian  s. Bảo đảm không có sự tiếp xúc nào giữa các kẹp dây và tải trọng 10 kg và bảo đảm đoạn dây giữa thanh neo và tấm cách không bị chùng.

Sau đó cố định dây bằng kẹp. Trong phép thử hai tao, bảo đảm độ căng ở hai tao của dây tương tự như nhau.

Đặt tải trọng lên mẫu thử với khối lượng rơi được coi như tải tĩnh trong khoảng thời gian  s. Đo khoảng cách từ gờ thấp nhất của lỗ đến điểm nối với độ chính xác là ± 5 mm. Khoảng cách này là H0.

Đánh dấu trên dây ở vị trí kẹp (khi thử tao đôi, đánh dấu cả hai tao).

Trước mỗi lần thả rơi, nâng khối lượng rơi lên sao cho điểm chính giữa của phương tiện kết nối dây đạt độ cao (2 300 ± 5) mm phía trên gờ thấp nhất của lỗ (xem Hình 9).

Thả khối lượng rơi.

Ở lần thả đầu tiên, ghi lại:

- lực đỉnh của dây gắn vào khối lượng rơi/quả;

- đỉnh kéo giãn của dây trong quá trình thả rơi. Khoảng cách này là Hmax.

Ở từng lần thả, kiểm tra khối lượng rơi sao cho không chạm vào đệm hấp thụ lực va đập (trừ trường hợp dây bị đứt).

Không để ảnh hưởng từ bên ngoài tác động vào quá trình rơi tự do của khối lượng rơi lên dây. Ở từng lần thả, ghi lại khoảng thời gian khối lượng rơi chạm đến điểm đo thời gian cao và chạm điểm tính thời gian thấp. Kiểm tra khoảng thời gian này liệu có là ms. Nếu nằm ngoài dung sai này, thì năng lượng rơi không chính xác và phép thử không đạt yêu cầu. Trong trường hợp này phép thử phải được lặp lại bắt đầu bằng một mẫu thử mới. Nếu khoảng thời gian vẫn tiếp tục nằm ngoài dung sai, thì cần lưu ý kiểm tra dụng cụ thử.

Sau mỗi lần thả, dỡ tải trọng ra khỏi dây trong vòng 60 s.

Khoảng thời gian từ lần thả rơi này đến lần thả rơi kế tiếp cho cùng một mẫu thử là (300 ± 15) s từ thả rơi này đến lần thả rơi kia.

Tiếp tục thử cho tới khi mẫu thử đứt hoàn toàn. Nếu chỗ đứt xuất hiện tại nút thắt thì phép thử được coi là không đạt yêu cầu và phải được thực hiện lại với một mẫu thử mới. Nếu các mẫu thử khác đứt ở nút thắt, thì cần ghi chép lại và kết quả thử vẫn có giá trị. Chỉ cho phép lặp lại một lần thử do đứt dây tại nút thắt.

Khi mẫu thử đứt, kiểm tra xem dây có trượt khỏi kẹp hay không. Nếu dây bị trượt khỏi kẹp hơn 5 mm thì phép thử đó không đạt yêu cầu. Trong trường hợp này phép thử phải được lặp lại bắt đầu bằng một mẫu thử mới.

Ghi lại số lần thả mỗi mẫu thử duy trì được mà không bị đứt và quan sát chỗ đứt có xuất hiện ở nút thắt không.

5.6.4  Biểu thị kết quả

Đối với mỗi mẫu thử đạt yêu cầu, biểu thị lực đỉnh trong lần thả đầu tiên, chính xác đến 0,1 kN.

Đối với mỗi mẫu thử đạt yêu cầu, tính độ giãn dài động bằng cách biểu thị đỉnh giãn dài của dây trong lần thử đầu tiên bằng phần trăm, chính xác đến 1 %, sử dụng công thức:

Độ giãn dài động = (Hmax - H0)/((H0 + 300) x 100)

(1)

Chỉ rõ số lần rơi liên tục mà không làm đứt đối với từng mẫu thử đạt yêu cầu.

6  Ghi nhãn

Dây phải có những dải băng bền chắc ở cả hai đầu với chiều rộng tối đa là 30 mm (được đo dọc theo chiều dài của dây).

Ghi nhãn trên dải băng phải rõ ràng, không thể tẩy xóa và bền với ít nhất các thông tin sau:

a) tên của nhà sản xuất hoặc đại diện được ủy quyền của nhà sản xuất;

CHÚ THÍCH: Để xác định nhà sản xuất và đại diện được ủy quyền, xem Quy định 765/2008.

b) đường kính (trong phạm vi ± 0,2 mm của đường kính dây quy định tại 5.3.2);

c) biểu tượng đồ họa tương ứng theo quy định tại Hình 15;

Hình 15 - Các biểu tượng đồ họa đối với dây

d) năm sản xuất dây;

e) độ dài của dây.

7  Thông tin do nhà sản xuất cung cấp

Thông tin phải chứa ít nhất các nội dung sau:

Các giá trị đã tuyên bố phải là các giá trị được nhà sản xuất đảm bảo tại thời điểm sản xuất và không bị quá hạn.

a) tên của nhà sản xuất hoặc đại diện được ủy quyền của nhà sản xuất;

b) viện dẫn tiêu chuẩn này;

c) độ dài của dây, tính bằng mét (m);

d) đường kính (trong phạm vi ± 0,2 mm của đường kính dây quy định tại 5.3.2);

e) tên kiểu dáng và chủng loại (dây đơn, dây nửa hoặc dây đôi) được định nghĩa ở Điều 3;

f) năm sản xuất dây;

g) khối lượng trên đơn vị độ dài của dây quy định tại 5.3.2;

h) độ giãn dài tĩnh được biểu thị bằng phần trăm, chính xác đến 0,1 %, không nhỏ hơn giá trị lớn nhất thu được tại 5.5, và là giá trị nhà sản xuất bảo đảm không vượt quá giá trị tại ngày sản xuất;

i) độ giãn dài động được biểu thị bằng phần trăm, chính xác đến 0,1 %, không nhỏ hơn giá trị lớn nhất thu được tại 5.6.4, và là giá trị nhà sản xuất bảo đảm không vượt quá giá trị tại ngày sản xuất;

j) lực đỉnh được biểu thị bằng kN, chính xác đến 0,1 %, không nhỏ hơn giá trị lớn nhất thu được tại 5.6.4, và là giá trị nhà sản xuất bảo đảm không vượt quá giá trị tại ngày sản xuất;

k) số lần thả liên tục không làm đứt, không nhiều hơn giá trị lớn nhất thu được nêu tại 5.6.4, và là giá trị nhà sản xuất bảo đảm sẽ không vượt quá giá trị tại ngày sản xuất;

l) độ trượt của vỏ bọc được biểu thị bằng phần trăm, chính xác đến 0,1 %, không nhỏ hơn giá trị lớn nhất thu được tại 5.4.5, và là giá trị nhà sản xuất bảo đảm không vượt quá giá trị tại ngày sản xuất;

m) ý nghĩa của việc ghi nhãn trên sản phẩm;

n) việc sử dụng sản phẩm (ví dụ: dây đơn, dây nửa hoặc dây đôi);

o) cách chọn các thành phần khác để sử dụng trong hệ thống;

p) cách bảo trì/bảo dưỡng sản phẩm, dưới tác động của các tác nhân hóa học, và cách khử trùng sản phẩm mà không gây tác dụng phụ;

q) tuổi thọ của sản phẩm và cách đánh giá tuổi thọ sản phẩm, không sử dụng dây leo núi cơ động sau khi rơi mạnh;

r) ảnh hưởng của điều kiện ẩm ướt và băng giá;

s) sự nguy hiểm của các cạnh sắc;

t) ảnh hưởng của việc bảo quản và lão hóa do quá trình sử dụng.

 

Phụ lục A

                                                                   (tham khảo)        

Các tiêu chuẩn về thiết bị leo núi

Bảng A.1 - Danh mục các tiêu chuẩn về thiết bị leo núi

TT

Số hiệu tiêu chuẩn

Tên tiêu chuẩn

1

TCVN 13323:2021

(BS EN 12270:2013)

Thiết bị leo núi - Phanh chống - Yêu cầu an toàn và phương pháp thử

2

TCVN 13324:2021

(BS EN 12275:2013)

Thiết bị leo núi - Đầu nối - Yêu cầu an toàn và phương pháp thử

3

TCVN 13325:2021

(BS EN 12276:2013)

Thiết bị leo núi - Neo ma sát - Yêu cầu an toàn và phương pháp thử

4

TCVN 13326:2021

(BS EN 12277:2015)

Thiết bị leo núi - Dây treo - Yêu cầu an toàn và phương pháp thử

5

TCVN 13327:2021

(BS EN 12278:2007)

Thiết bị leo núi - Ròng rọc - Yêu cầu an toàn và phương pháp thử

6

TCVN 13328:2021

(BS EN 12492:2012)

Thiết bị leo núi - Mũ bảo hiểm cho người leo núi - Yêu cầu an toàn và phương pháp thử

7

TCVN 13538:2022

(BS EN 564:2014)

Thiết bị leo núi - Dây phụ kiện - Yêu cầu an toàn và phương pháp thử

8

TCVN 13539:2022

(BS EN 566:2017)

Thiết bị leo núi - Dây cáp đeo - Yêu cầu an toàn và phương pháp thử

9

TCVN 13540:2022

(BS EN 567:2013)

Thiết bị leo núi - Kẹp dây - Yêu cầu an toàn và phương pháp thử

10

TCVN 13541:2022

(BS EN 892:2012

with Amendment 1:2016 and Amendment 2:2021)

Thiết bị leo núi - Dây leo núi cơ động - Yêu cầu an toàn và phương pháp thử

11

TCVN 13542:2022

(BS EN 893:2019)

Thiết bị leo núi - Đế đinh - Yêu cầu an toàn vá phương pháp thử

12

TCVN 13543-1:2022

(BS EN 15151-1:2012)

Thiết bị leo núi - Thiết bị phanh hãm - Phần 1: Yêu cầu an toàn và phương pháp thử đối với thiết bị phanh hãm có khóa phanh bằng tay

13

TCVN 13543-2:2022

(BS EN 15151-2:2012)

Thiết bị leo núi - Thiết bị phanh hãm - Phần 2: Yêu cầu an toàn và phương pháp thử đối với thiết bị phanh hãm bằng tay

14

BS EN 565:2017

Mountaineering equipment - Tape - Safety requirements and test methods (Thiết bị leo núi - Băng (tải) - Yêu cầu an toàn và phương pháp thử)

15

BS EN 568:2015

Mountaineering equipment - Ice anchors - Safety requirements and test methods (Thiết bị leo núi - Neo leo băng - Yêu cầu an toàn và phương pháp thử)

16

BS EN 569:2007

Mountaineering equipment - Pitons - Safety requirements and test methods (Thiết bị leo núi - Piton - Yêu cầu an toàn và phương pháp thử)

17

BS EN 958:2017

Mountaineering equipment - Energy absorbing systems for use in klettersteig (via ferrata) climbing - Safety requirements and test methods (Thiết bị leo núi - Hệ thống hấp thụ năng lượng sử dụng trong leo núi - Yêu cầu an toàn và phương pháp thử)

18

BS EN 959:2018

Mountaineering equipment - Rock anchors - Safety requirements and test methods (Thiết bị leo núi - Neo leo núi trong nhà - Yêu cầu an toàn và phương pháp thử)

19

BS EN 13089:2011 + A1:2015

Mountaineering equipment - Ice-tools - Safety requirements and test methods (Thiết bị leo núi - Dụng cụ leo trên băng - Yêu cầu an toàn và phương pháp thử)

20

BS EN 16716:2017

Mountaineering equipment - Avalanche airbag systems - Safety requirement and test methods (Thiết bị leo núi - Hệ thống túi khí đề phòng tuyết lở - Yêu cầu an toàn và phương pháp thử)

21

BS EN 16869:2017+ AC:2018

Design/construction of Via Ferrata (Thiết kế/ cấu tạo của loại hình leo núi Via Ferrata)

22

BS EN 17109:2020

Mountaineering equipment - Individual safety systems for rope courses - Safety requirements and test methods (Thiết bị leo núi - Hệ thống an toàn cá nhân - Yêu cầu an toàn và phương pháp thử)

 

Phụ lục ZA

(tham khảo)

Mối quan hệ giữa tiêu chuẩn này và các yêu cầu cơ bản tại Nghị định (EU) 2016/425 của Nghị viện và Hội đồng châu Âu ngày 9/3/2016 về phương tiện bảo vệ cá nhân

Tiêu chuẩn EN 892:2012 được biên soạn theo yêu cầu tiêu chuẩn hóa của Ủy ban châu Âu (M/031) nhằm cung cấp biện pháp tự nguyện phù hợp với các yêu cầu cơ bản tại Nghị định (EU) 2016/425 của Nghị viện và Hội đồng châu Âu ngày 9/3/2016 về phương tiện bảo vệ cá nhân (PPE).

Khi tiêu chuẩn này được trích dẫn trong Công báo của Liên minh châu Âu theo quy định của Nghị định (EU) 2016/425, thì trong phạm vi của tiêu chuẩn này, việc tuân thủ các điều khoản được nêu ở Bảng ZA.1 được giả định là phù hợp với các yêu cầu cơ bản tương ứng tại Nghị định (EU) 2016/425 và các quy định của Hiệp hội thương mại tự do châu Âu (EFTA) có liên quan.

Bảng ZA.1 - Sự tương ứng giữa tiêu chuẩn này và Phụ lục II của Nghị định (EU) 2016/425

Các yêu cầu cơ bản tại Nghị định (EU) 2016/425

Các điều của tiêu chuẩn này

Ghi chú

1.1.2.2

Các lớp bảo vệ thích hợp với các mức độ nguy cơ khác nhau

4.1, 4.3, 4.5

 

1.2.1

Không có rủi ro và các yếu tố nội tại khác gây khó chịu

4.1,4.3

 

1.3.2

Tính nhẹ và độ bền

4.4, 4.5

 

1.4

Hướng dẫn và thông tin của nhà sản xuất

Điều 7

 

2.12

Phương tiện bảo vệ cá nhân có một hoặc nhiều mã định danh hoặc dấu công nhận liên quan trực tiếp hay gián tiếp tới sức khỏe và an toàn

Điều 6

 

3.1.2.2

Chống ngã cao

4.5

Dây leo núi cơ động theo tiêu chuẩn này chỉ là một phần của chuỗi an toàn và cần được sử dụng cùng với thiết bị tương thích khác

CẢNH BÁO 1: Giả định về sự phù hợp chỉ đúng đến khi việc viện dẫn đến tiêu chuẩn này được duy trì trong danh mục được xuất bản trên Công báo của Liên minh châu Âu. Người sử dụng tiêu chuẩn này cần thường xuyên tham khảo danh mục mới nhất được xuất bản trên Công báo của Liên minh châu Âu.

CẢNH BÁO 2: Các quy định khác có thể áp dụng cho sản phẩm thuộc phạm vi của tiêu chuẩn này.

 

Mục lục

Lời nói đầu

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Thuật ngữ và định nghĩa

4.1  Thiết kế

4.2  Độ trượt của vỏ bọc

4.3  Độ giãn dài tĩnh

4.4  Độ giãn dài động

4.5  Lực đỉnh trong quá trình ngăn sự rơi, số lần thả rơi

5  Phương pháp thử

5.1  Mẫu thử

5.2  Ổn định mẫu và điều kiện thử

5.3  Cấu trúc, đường kính và khối lượng trên đơn vị độ dài

5.4  Độ trượt của vỏ bọc

5.5  Xác định độ giãn dài tĩnh

5.6  Phép thử rơi để xác định lực đỉnh, độ kéo dãn động và số lần rơi

6  Ghi nhãn

7  Thông tin do nhà sản xuất cung cấp

Phụ lục A (tham khảo) Các tiêu chuẩn về thiết bị leo núi

Phụ lục ZA (tham khảo) Mối quan hệ giữa tiêu chuẩn này và các yêu cầu cơ bản tại Nghị định (EU) 2016/425 của Nghị viện và Hội đồng châu Âu ngày 9/3/2016 về phương tiện bảo vệ cá nhân

 

 

1) Khối lượng là để mô phỏng cho lực tương ứng.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi