Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13320:2021 BS EN 13219:2008 Thiết bị thể dục dụng cụ - Lưới bật - Yêu cầu về chức năng và an toàn, phương pháp thử

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 13320:2021

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13320:2021 BS EN 13219:2008 Thiết bị thể dục dụng cụ - Lưới bật - Yêu cầu về chức năng và an toàn, phương pháp thử
Số hiệu:TCVN 13320:2021Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Văn hóa-Thể thao-Du lịch
Ngày ban hành:19/04/2021Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13320:2021

BS EN 13219:2008

THIẾT BỊ THỂ DỤC DỤNG CỤ - LƯỚI BẬT - YÊU CẦU VỀ CHỨC NĂNG VÀ AN TOÀN, PHƯƠNG PHÁP THỬ

Gymnastic equipment - Trampolines - Functional and safety requirements, test methods

Lời nói đầu

TCVN 13320:2021 hoàn toàn tương đương với BS EN 13219:2008.

TCVN 13320:2021 do Trường Đại học Thể dục thể thao Đà Nẵng biên soạn, Bộ Văn hóa Th thao và Du lịch đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

THIẾT BỊ THỂ DỤC DỤNG CỤ - LƯỚI BẬT - YÊU CẦU VỀ CHỨC NĂNG VÀ AN TOÀN, PHƯƠNG PHÁP THỬ

Gymnastic equipment - Trampolines - Functional and safety requirements, test methods

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu chức năng đối với năm loại lưới bật (xem Điều 3) và các yêu cầu an toàn cụ thể (xem Điều 4). Tiêu chuẩn này áp dụng cùng các yêu cầu an toàn chung của TCVN 13318 (BS EN 913).

Tiêu chuẩn này được áp dụng cho năm loại lưới bật dự định sử dụng dưới sự giám sát đủ điều kiện của người có thẩm quyền như được xác định trong Bảng 1.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các đệm nhào lộn (fast track), lưới bật lò xo và lưới bật lò xo nhỏ dành cho sử dụng tại nhà, dây đai an toàn hoặc các phụ kiện khác.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn có ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm c các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 13318:2021 (BS EN 913:2018), Thiết bị thể dục dụng cụ - Yêu cầu an toàn chung và phương pháp thử.

EN 10049, Measurement of roughness average Ra and peak count RPc on metallic flat products (Đo độ nhám trung bình Ra và tổng số cực đại RPc trên các sản phẩm kim loại phẳng).

3  Yêu cầu về chức năng

3.1  Phân loại

Lưới bật, lưới bật nhỏ và lưới bật đôi nhỏ phải được phân loại theo thiết kế (loại và kích cỡ) như thể hiện trong Bng 1.

Bảng 1 - Các loại lưới bật

Loại

Cỡ

Mô tả

Ví dụ

Bảng

1

1, 2 và 3

Lưới bật

Hình 1

Bảng 2

2

1 và 2

Lưới bật nhỏ m

Hình 2

Bảng 3

3

 

Lưới bật nhỏ đóng

Hình 3

Bảng 4

4

 

Lưới bật đôi nhỏ

Hình 4

Bảng 5

5

1, 2 và 3

Lưới bật có hố mút

Hình 5

Bảng 6

 

CHÚ DN:

1  khung đệm và hệ thống treo

2  khung treo

3  chân

4  thiết bị chống trượt

5  đệm lót

6  hệ thống treo

7  thiết bị bảo quản, vận chuyển

Hình 1 - Ví dụ về lưới bật (Loại 1)

 

 

CHÚ DẪN

1  khung đệm và hệ thống treo

2  khung treo

3  chân

4  thiết bị điều chỉnh chiều cao

5  thiết bị chống trượt

6  đệm lót

7  hệ thống treo

Hình 2 - Ví dụ về lưới bật nhỏ đóng (Loại 2)

 

CHÚ DN

1  khung đệm và hệ thống treo

2  chân

3  thiết bị chống trượt

4  thiết bị điều chỉnh chiều cao

5  đệm lót

6  khung treo

7  hệ thống treo

Hình 3 - Ví dụ về lưới bật nhỏ m (Loại 3)

CHÚ DN

1  khung đệm và hệ thống treo

2  chân

3  thiết bị chống trượt

4  đệm lót

5  hệ thống treo

6  khung treo

Hình 4 - Ví dụ về lưới bật đôi nhỏ (Loại 4)

 

CHÚ DN

1  khung đệm và hệ thống treo

2  khung treo

3  đệm lót

4  hệ thống treo

5  hố mút

Hình 5 - Ví dụ về một lưới bật có hố mút (Loại 5)

3.2  Kích thước

Kích thước của khung, hố mút và đệm lót phải phù hợp với các kích thước được đưa ra trong Hình 6 đến Hình 10 và Bảng 2 đến Bảng 6 ở vị trí sử dụng.

Hình 6 - Kích thước của lưới bật (Loại 1)

Bảng 2 - Phạm vi kích thước của lưới bật (Loại 1)

Kích thước tính bằng milimét

Kích thước

Khung

Giường

Chiu dài

l1
 

Chiều rộng

b1
 

Chiều dài

l1
 

Chiều rộng

b1
 

Độ cao thực dưới giường

h

1

4990 đến 5110

2860 đến 2960

4220 đến 4340

2090 đến 2190

995 đến 1160a

2

4390 đến 4510

2580 đến 2680

3540 đến 3660

1800 đến 1860

995 đến 1050

3

3490 đến 3610

2780 đến 2880

2840 đến 2960

1470 đến 1530

800 đến 950

a  Đối với các cuộc thi đấu theo FIG (Liên đoàn Thể dục thể thao Quốc tế), chiều cao sẽ là 1155 mm ± 5 mm.

 

Hình 7 - Kích thước của các lưới bật nhỏ mở (Loại 2)

Bảng 3 - Phạm vi kích thước của các lưới bật nhỏ m (Loại 2)

Kích thước tính bằng milimét

Kích thước

Khung

Nền/Đệm lớp

Chiều dài

l1

Chiều rộng

b1

Chiều cao

h1

Chiều cao

h2

Chiều dài

l2

Chiều rộng

b2

1

1080 đến 1270

1080 đến 1270

300 đến 395

395 đến 560

580 đến 720

580 đến 720

2

650 đến 750

650 đến 750

200 đến 300

200 đến 300

410 đến 450

410 đến 450

 

Hình 8 - Kích thước của các lưới bật nhỏ đóng (Loại 3)

Bảng 4 - Phạm vi kích thước của các lưới bật nhỏ đóng (Loại 3)

Kích thước tính bằng milimét

Khung

Đệm lót

Chiều dài

l1

Chiều rộng

b1

Chiều cao

h1

Chiều cao

h2

Chiều dài

l2

Chiều rộng

b2

1080 đến 1270

1080 đến 1270

300 đến 395

600 đến 700

680 đến 720

580 đến 620

 

Hình 9 - Kích thước của các lưới bật đôi nhỏ (Loại 4)

Bảng 5 - Phạm vi kích thước của các lưới bật đôi nhỏ (Loại 4)

Kích thước tính bằng milimét

Khung

Giường

Chiều dài

l1

Chiều rộng

b1

Chiều cao

h1

Chiều cao

h2

Chiều dài

l2

Chiều rộng

b2

3400 đến 3600

1550 đến 1950

350 đến 550

600 đến 800

2800 đến 2900

710 đến 930a

a Đối với các cuộc thi đấu theo FIG (Liên đoàn Th dục th thao Quốc tế), chiều rộng b2 sẽ là 920 mm ± 10mm.

Hình 10 - Kích thước của các lưới bật có hố mút (Loại 5)

Bảng 6 - Phạm vi kích thước của các lưới bật có hố mút (Loại 5)

Kích thước tính bằng miiimét

Kích thước

Hố mút

Đệm lót

Chiều sâu của chỗ lõm/h

h

Chiều dài

l1

Chiều rộng

b1

Chiều dài

l2

Chiều rộng

b2

 

1

4990 đến 5110

2860 đến 2960

4220 đến 4340

2090 đến 2190

Tối thiểu 995

2

4390 đến 4510

2580 đến 2680

3540 đến 3660

1800 đến 1860

Tối thiểu 950 min

3

3490 đến 3610

2780 đến 2880

2840 đến 2960

1470 đến 1530

Tối thiểu 800

3.3  Vật liệu

Khung và thiết bị bảo quản, vận chuyển phải được làm bằng thép hoặc hợp kim nhôm, miễn là đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn này.

Thép phải được bảo vệ chống ăn mòn (ví dụ: mạ kẽm nóng, sơn tĩnh điện hoặc sơn). Đệm lót phải được làm từ sợi tổng hợp.

4  Yêu cầu an toàn

4.1  Yêu cầu chung

Lưới bật Loại 1 đến Loại 5 phải phù hợp với các yêu cầu của TCVN 13318 (BS EN 913), trừ các yêu cầu được quy định trong tiêu chuẩn này.

4.2  Kẹt

Khi dựng hoặc tháo dỡ lưới bật, tất cả các điểm cắt hoặc nghiền (ví dụ: phần bản lề) không tuân thủ TCVN 13318 (BS EN 913), theo 5.2 phải được ghi nhãn cảnh báo rõ ràng.

TCVN 13318 (BS EN 913) không áp dụng cho đệm lót và hệ thống treo đệm lót.

Đối với đệm lót, khoảng cách tối đa giữa hai đường gân bất kỳ không được vượt quá 16 mm.

4.3  Độ ổn định và chống trượt

Khi được thử theo 5.2, các lưới bật Loại 1 đến Loại 4 không được lật nghiêng, nghiêng hoặc trượt khi chịu một lực bằng 50 % khối lượng của chính nó.

4.4  Độ bền (tính toàn vẹn cấu trúc)

Khi được thử theo 5.3, các bộ phận phải không có dấu hiệu lỏng hoặc gãy, vỡ hoặc bất kỳ biến dạng vĩnh viễn nào dẫn đến nguy cơ mất an toàn.

4.5  Đệm lót

Đối với đệm lót được sản xuất từ các băng vải, các băng vải phải được may lại với nhau để tránh dịch chuyển trong quá trình sử dụng bình thường.

Trung tâm của đệm lót phải được đánh dấu bằng màu tương phản với đệm lót như sau:

a) đối với lưới bật Loại 1 cỡ 1, khu vực nhảy phải được đánh dấu rõ ràng (FIG màu đỏ) ở giữa đệm lót với

- Chiều dài 2150 mm ± 40 mm

- Chiều rộng 1080 mm ± 40 mm

và tâm của đệm lót phải được chỉ định bằng một chữ thập có màu tương phản (FIG màu đỏ) với kích thước 700 mm ± 30 mm;

b) đối với lưới bật Loại 1 cỡ 2 và Loại 3, chúng phải có đường trung tâm đầy đủ theo cả hai hướng bằng một màu tương phản. Lưới bật Loại 5 phải có dấu trung tâm (hình tròn hoặc hình chữ thập) hoặc ghi nhãn theo a).

c) lưới bật Loại 2 phải có dấu trung tâm (hình tròn hoặc hình chữ thập);

d) lưới bật Loại 3 phải có đường tâm kéo dài toàn bộ theo cả hai hướng;

e) lưới bật Loại 4 có các vùng nhảy được ghi nhãn rõ ràng như sau:

- Điểm ghi nhãn cuối 130 mm ± 20 mm;

- Vùng trung tâm 390 mm ± 10 mm;

- Khoảng cách của vùng trung tâm 900 mm ± 20 mm (tính từ đầu lắp).

4.6  Không gian trống dưới đệm lót

Không gian trống dưới đệm lót phải không được có bất kỳ vật cản nào khi sử dụng.

Khi được thử theo 5.3, độ võng (f) không được tiếp xúc với bất kỳ bộ phận nào ở mặt dưới của lưới bật. Đệm lót phải trở về vị trí ban đầu.

4.7  Tính chất đàn hồi

Vị trí và sức căng của hệ thống treo của đệm lót phải được thiết kế sao cho đảm bảo các đặc tính phục hồi đối xứng.

Khi được thử theo 5.3, độ võng (f) không được lớn hơn 80 % chiều cao của đệm lót. Đệm lót phải trở về vị trí ban đầu.

4.8  Khung và hệ thống treo

Đối với tất cả các loại lưới bật, khung treo và hệ thống treo phải được đệm.

Khi được thử theo 5.4.1, gia tốc cực đại không được vượt quá 500 m/s2.

Phần đệm phải có màu tương phản với đệm lót và được gắn chắc chắn.

Đối với lưới bật Loại 1 và Loại 5, khi thử độ cứng theo 5.4.2, phần đệm không được lún xuống.

4.9  Phương tiện bảo quản vận chuyển

Lưới bật Loại 1 và Loại 4 sẽ được cung cấp với một phương tiện bảo quản vận chuyển phù hợp, xem Hình 11, trong đó:

a) có thể tháo rời được khỏi lưới bật hoặc không cản trở khung của lưới bật và không gian trống dưới đệm lót khi sử dụng;

b) giữ lưới bật vị trí an toàn trong quá trình bảo quản và vận chuyển.

Hình 11 - Ví dụ về thiết bị bảo quản và vận chuyển

5  Phương pháp thử

5.1  Yêu cầu chung

Trừ khi có quy định khác, các yêu cầu của Điều 3 và Điều 4 phải được kiểm tra xác nhận bằng phép đo, kiểm tra trực quan hoặc kiểm tra thực tế.

Trước khi thử, thiết bị phải được lắp ráp theo hướng dẫn của nhà sản xuất trong điều kiện tương tự như vị trí sẵn sàng để sử dụng trong ít nhất 24 h.

5.2  Thử độ ổn định và chống trượt

5.2.1  Nguyên tắc

Tác dụng một lực theo phương nằm ngang vào lưới bật và quan sát chuyển động của lưới bật.

5.2.2  Thiết bị, dụng cụ

- Thiết bị kéo

- Hợp kim nhôm có độ nhám trung bình Ra 0,4 đến 0,8 μm theo EN 10049

5.2.3  Quy trình thử

Khi điều chỉnh chiều cao, đặt lưới bật lên chiều cao tối đa phía trước và chiều cao tối thiểu phía sau.

Đặt lưới bật lên tấm nhôm.

Gắn một sợi dây vào các góc ngoài cùng phía trước của lưới bật.

Đặt một lực tác dụng theo phương nằm ngang F bằng 50 % khối lượng của lưới bật vào giữa sợi dây với vận tốc kéo là 10 mm/s, xem Hình 12.

Hình 12 - Kiểm tra độ ổn định và chống trượt

5.2.4  Biểu thị kết quả

Ghi lại bt kỳ sự nghiêng, lệch nghiêng hoặc trượt nào.

5.3  Kiểm tra độ bền và tính chất đàn hồi

5.3.1  Nguyên tắc

Theo TCVN 13318 (BS EN 913), Phụ lục B.

5.3.2  Thiết bị, dụng cụ

Thân máy thử nghiệm phẳng và tròn có đường kính 200 mm ± 5 mm.

5.3.3  Quy trình thử

Điều chỉnh lưới bật vị trí cao nhất.

Đặt điểm chính giữa của các khu vực nhảy một lực tĩnh thng đứng từ trên xuống theo Bảng 7 trong 65 s ± 5 s như nêu tại Hình 13.

Bảng 7 - Lực thử và các hệ s được sử dụng

Loại

Khối lượng

mo

kg

Hệ số động

Cd

Hệ số an toàn

S

Lực thử

Ft

N

1 và 5

94

2,5

2

4650

2, 3, 4

94

2,5

1,5

3500

5.3.4  Biểu thị kết quả

Thể hiện độ bền thông qua hiện tượng gãy hoặc vỡ.

Thể hiện độ đàn hồi bằng cách báo cáo độ võng (f) theo phần trăm chiều cao của tâm đệm lót (xem Hình 13).

Hình 13 – Kiểm tra độ bền và độ đàn hồi

5.4  Thử phần đệm

5.4.1  Thử giảm chấn

Tiến hành thử tất cả các loại và kích cỡ với thiết b vị trí sử dụng.

Tiến hành thử trên phần đệm ngay phía trên khung treo vị trí nằm ngang.

Khi thử theo Phụ lục C của TCVN 13318 (BS EN 913), bằng cách sử dụng chiều cao thả 200 mm ± 5 mm.

5.4.2  Thử độ cứng

5.4.2.1  Nguyên tắc

Đặt một tải thng đứng vào phần đệm. Phần đệm được thử và quan sát sự thay đổi của đệm.

5.4.2.2  Thiết bị, dụng cụ

Một đĩa đường kính 200 mm ± 5 mm.

5.4.2.3  Quy trình thử

Thực hiện thử tại một góc của lưới bật như sau (xem Hình 14):

Đặt đĩa tại điểm trục giữa đệm lót và khung. Đặt vào đĩa một tải thẳng đứng từ trên xuống 950 N ± 30 N trong khoảng thời gian 65 s ± 5 s.

Trong quá trình đặt tải, kiểm tra bằng cách quan sát để xem phần đệm có bị lún không.

5.4.2.4  Biểu thị kết quả

Báo cáo xem đệm có b lún dưới tải hay không.

CHÚ DẪN

1  khu vực kiểm tra

2  khung treo

3  khung và đệm treo

Hình 14 - Thử độ cứng của phần đệm

6  Hướng dẫn sử dụng

Hướng dẫn sử dụng bao gồm các thông tin sau:

a) chi tiết về cách lắp ráp và điều chỉnh;

b) chi tiết vận chuyển và bảo quản;

c) không gian của thiết bị (theo quy định của nhà sản xuất);

d) chi tiết bảo trì;

e) cảnh báo thiết bị cần được sử dụng dưới sự kiểm soát;

f) được dự kiến sử dụng bởi một người luyện tập tại cùng một thời điểm.

7  Ghi nhãn

Ghi nhãn phải phù hợp với Điều 6 của TCVN 13318 (BS EN 913) và bổ sung loại và cỡ lưới bật.

 

MỤC LỤC

Lời nói đầu

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Yêu cầu về chức năng

4  Yêu cầu an toàn

5  Phương pháp thử

6  Hướng dẫn sử dụng

7  Ghi nhãn

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi