Trang /
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13835:2023 Mỹ thuật - Thuật ngữ và định nghĩa
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Lưu
Theo dõi văn bản
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Báo lỗi
Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 13835:2023
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13835:2023 Mỹ thuật - Thuật ngữ và định nghĩa
Số hiệu: | TCVN 13835:2023 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ | Lĩnh vực: | Văn hóa-Thể thao-Du lịch |
Ngày ban hành: | 25/08/2023 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 13835:2023
MỸ THUẬT - THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA
Art - Terms and definitions
Mục lục
Lời nói đầu
1 Phạm vi áp dụng
2 Thuật ngữ và định nghĩa
2.1 Thuật ngữ chung
2.2 Mỹ thuật tạo hình
2.2.1 Nghệ thuật điêu khắc
2.2.2 Nghệ thuật đồ họa
2.2.3 Nghệ thuật hội họa
2.2.4 Nghệ thuật kiến trúc
2.3 Mỹ thuật ứng dụng
2.3.1 Thiết kế công nghiệp
2.3.2 Thiết kế đồ họa
2.3.3 Thiết kế nội thất
2.3.4 Thiết kế thời trang
2.3.5 Thiết kế truyền thông đa phương tiện
2.4 Nghệ thuật trang trí
2.5 Nghệ thuật mới
Mục lục tra cứu thuật ngữ theo bảng chữ cái
Thư mục tài liệu tham khảo
Lời nói đầu
TCVN 13835:2023 do Trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh biên soạn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị, Tổng cục tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
MỸ THUẬT - THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA
Art - Terms and definitions
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các thuật ngữ và định nghĩa trong lĩnh vực mỹ thuật.
2 Thuật ngữ và định nghĩa
2.1 Thuật ngữ chung về mỹ thuật (general terms of fine arts)
2.1.1
Ánh sáng (Light)
Yếu tố chính trong loại hình nghệ thuật thị giác để nhận biết hình dạng, màu sắc, đường nét, sắc độ, chất liệu của sự vật, hiện tượng trong không gian.
2.1.2
Bản vẽ (Drawing)
Hình vẽ nét hoặc phác thảo trên giấy, bìa, vải bố để mô tả hình dạng, khung cảnh, không gian sự vật hoặc con người.
2.1.3
Bảng màu mỹ thuật (Palette of fine arts)
Tập hợp những màu sắc thường dùng của mỗi nghệ sĩ.
2.1.4
Bố cục (Composition)
Việc tổ chức, sắp xếp, các yếu tố tạo hình như: đường nét, màu sắc, hình khối, nhịp điệu trong một không gian nhất định để tạo thành tác phẩm.
2.1.5
Bút pháp (Stroke/brush stroke)
Cách sử dụng và thể hiện ngôn ngữ tạo hình, kỹ thuật chất liệu thông qua cảm xúc của người nghệ sĩ để tạo nên sự độc đáo riêng trong tác phẩm của mình.
2.1.6
Cách điệu (Stylization)
Đường nét, hình thể, màu sắc đặc trưng nhất của một đối tượng được đơn giản và khái quát hóa mang tính thẩm mỹ cao.
2.1.7
Cân đối (Symmetrical)
Sự phối hợp hài hoà mang tính thuận mắt về: tỷ lệ (2.1.55), đường nét, mảng khối, màu sắc trong tác phẩm.
2.1.8
Chất liệu (Material)
Nguyên liệu, vật liệu để thể hiện một tác phẩm mỹ thuật.
2.1.9
Chi tiết (Details)
Các yếu tố nhỏ (hình, đường, điểm, mảng) tạo nên tổng thể bố cục (2.1.4), hình, mảng, khối.
2.1.10
Chủ đề (Subject)
Nội dung đề tài được người nghệ sĩ nghiên cứu, thể hiện và diễn đạt bằng ngôn ngữ tạo hình.
2.1.11
Đậm nhạt (Chiaroscuro)
Độ sáng và tối trong tác phẩm để gợi tả khối và chiều sâu không gian.
2.1.12
Điểm (Point)
Đơn vị đầu tiên của ngôn ngữ tạo hình, làm mốc để tạo nét, hình, khối trong tác phẩm.
2.1.13
Điểm nhấn (Focal point)
Vị trí cần làm nổi bật trong tác phẩm nhằm thu hút thị giác của người xem.
2.1.14
Điểm tụ (Vanishing point)
Điểm đồng quy của những đường thẳng cùng hướng trong phối cảnh. Điểm tụ được dùng để xác định hướng của các đường thẳng song song khi đi vào chiều sâu.
2.1.15
Đối xứng (Symmetry)
Sự cân bằng họa tiết, yếu tố tạo hình qua trục ngang, trục dọc hoặc qua tâm. Các yếu tố tạo hình được sắp đặt xuôi chiều hoặc đảo chiều qua trục giữa hoặc qua tâm đề tạo nên sự lặp lại.
2.1.16
Đường chân trời (Horizon line)
Đường chứa đựng các điểm tụ của thị giác, góp phần xác định chiều sâu của không gian trên mặt phẳng hai chiều.
2.1.17
Đường nét (Line)
Đường được vẽ một cách liên tục hoặc đứt đoạn trong tác phẩm để phác hình, viền hình và là ranh giới xác định một hình.
2.1.18
Đường trục (Axial lines)
Chia các yếu tố tạo hình xung quanh làm hai phần dựa trên nguyên tắc đối xứng.
2.1.19
Hài hoà (Harmony)
Sự phù hợp thị giác của nhiều thành phần hoặc nhiều yếu tố tạo hình dựa trên những đặc tính chung về hình dáng, màu sắc, chất liệu, vật liệu.
2.1.20
Hình (Figure)
Sự diễn tả hay tái hiện sự vật, hiện tượng hoặc con người trong nghệ thuật tạo hình.
2.1.21
Hình tượng (Icon)
Hình (2.1.20) các sự vật, hiện tượng và con người để xây dựng thành biểu tượng cho nội dung hàm ý nào đó.
2.1.22
Hình tượng nghệ thuật (Artistic icon)
Phương thức biểu hiện từ một hình ảnh hiện thực hay một ý tưởng theo một hình thức diễn đạt của từng loại hình nghệ thuật.
2.1.23
Hình vẽ (Shape drawing)
Tập hợp những đường nét, màu sắc của đối tượng cần diễn đạt trên mặt phẳng hai chiều.
2.1.24
Hoà sắc (Harmony of colour)
Sự sắp xếp các mảng màu trong không gian tác phẩm nhằm đạt được tổng hoà chung, thống nhất và phù hợp thị giác về sắc độ.
2.1.25
Khối (BulkA/olume/Block)
Vật thể được diễn tả trong không gian ba chiều (2.1.27) (chiều cao, chiều rộng, chiều sâu).
2.1.26
Không gian (Space)
Khoảng cách, chiều sâu có thể ước lượng được giữa các yếu tố tạo hình kết hợp với luật phối cảnh trong tác phẩm.
2.1.27
Không gian ba chiều (Three-dimensional space)
Không gian (2.1.26) được quy thành một mô hình hình học theo ba hướng bất kỳ (có thể đo được), có ba thông số là chiều dài, chiều rộng và chiều cao (hoặc chiều sâu) và không cùng nằm trên một mặt phẳng.
2.1.28
Ký họa (Sketch)
Cách thức ghi chép thực tế, vẽ nhanh những đặc điểm của sự vật, con người.
2.1.29
Màu cơ bản/Màu gốc (Primary colours)
Các màu lam, vàng, đỏ trong bảng màu vẽ mỹ thuật. Từ màu cơ bản có thể pha ra nhiều màu khác.
2.1.30
Màu sắc (Colour)
Các màu tự thân hoặc đã pha trộn trong tự nhiên hoặc nhân tạo được thị giác nhận biết và phân biệt thông qua ánh sáng.
2.1.31
Màu tương phản (Complementary colours)
Hai màu đối chọi nhau về màu và sắc độ nhưng bổ túc và tôn nhau về thị giác thẩm mỹ.
2.1.32
Mô tip (Motif)
Hoạ tiết hay hoa văn trang trí theo chủ đề (2.1.10) của tác phẩm được diễn đạt bằng những hình thức riêng.
2.1.33
Mỹ thuật (Fine art)
Loại hình nghệ thuật thị giác sử dụng yếu tố tạo hình để tạo ra cái đẹp trong tác phẩm và sản phẩm.
2.1.34
Mỹ thuật công cộng (Public fine art)
Mỹ thuật (2.1.33) nhằm mục đích phục vụ nhu cầu xã hội và được thể hiện trong không gian công cộng.
2.1.35
Mỹ thuật đương đại (Contemporary fine art)
Mỹ thuật (2.1.33) và những thể nghiệm trong thực tại đang diễn ra của các nghệ sĩ.
2.1.36
Mỹ thuật hậu hiện đại (Post-modern fine art)
Mỹ thuật (2.1.33) chú trọng thể hiện những thực nghiệm, kinh nghiệm cá nhân và đề cao cái tôi.
2.1.37
Mỹ thuật hiện đại (Modern fine art)
Mỹ thuật (2.1.33) mang phong cách sáng tác và thể hiện cách nhìn mới, làm thay đổi về nghệ thuật.
2.1.38
Nguyên lý thị giác (Visual principle)
Nguyên lý nêu đặc điểm, quy luật về sự nhìn của mắt con người trong môi trường, không gian.
2.1.39
Nhịp điệu (Beat)
Sự vận động của các yếu tố tạo hình (đường nét, màu sắc, đậm nhạt...) theo một quy luật hài hoà và chặt chẽ mang tính định hướng của người nghệ sĩ thể hiện trong bố cục (2.1.4) tác phẩm.
2.1.40
Phong cách (Style)
Cá tính của từng tác giả được biểu hiện thông qua các yếu tố tạo hình (nét, hình khối, màu sắc, không gian, nhịp điệu...) để tạo sự độc đáo riêng của tác phẩm.
2.1.41
Phối cảnh (Perspective)
Cách thể hiện hình ảnh sự vật giống như mắt nhìn thấy, theo quy tắc “thấu thị” qua bản vẽ ba chiều thể hiện phép chiếu xuyên tâm của một vật thể trên mặt phẳng chiếu (thường là thẳng đứng).
2.1.42
Phối cảnh hai điểm tụ (two-point perspective)
Phối cảnh (2.1.41) của vật thể sao cho các mặt thẳng đứng nghiêng đi so với mặt phẳng chiếu và các mặt phẳng nằm ngang vuông góc với mặt phẳng chiếu.
2.1.43
Phối cảnh một điểm tụ (one-point perspective)
Biểu diễn phối cảnh (2.1.41) của một vật thể được đặt trên mặt phẳng song song với mặt phẳng chiếu.
2.1.44
Sắc độ (Chroma)
Sự phân bố đậm nhạt, sáng tối của màu sắc.
2.1.45
Tác phẩm nghệ thuật (Artwork)
Sản phẩm sáng tạo có tính nghệ thuật.
2.1.46
Thiết kế (Design)
Hoạt động sáng tạo thể hiện bằng bản vẽ, phác thảo, phác họa, mô hình có tính thẩm mỹ và có thể áp dụng vào sản xuất trong lĩnh vực mỹ thuật.
2.1.47
Trại sáng tác (Symposium/Workshop)
Nơi nghệ sĩ gặp gỡ, trao đổi chuyên môn, và thực hiện việc sáng tạo tác phẩm.
2.1.48
Triển lãm mỹ thuật (Art exhibition)
Hoạt động công bố, phổ biến tác phẩm mỹ thuật và những loại hình nghệ thuật thị giác khác đến công chúng tại một không gian nhất định hoặc trên không gian mạng.
2.1.49
Trục (Axis)
Một đường thẳng được xác định bởi hai điểm trong không gian.
2.1.50
Trường phái (school)
Một khuynh hướng sáng tác, có cương lĩnh và người khởi xướng.
2.1.51
Tư duy thiết kế (Design idea)
Quá trình nhận thức, giải pháp, lên ý tưởng, ra quyết định, sáng tạo, phác thảo và định hình sản phẩm.
2.1.52
Tương đồng (Similar)
Sự đồng nhất về tính chất của các yếu tố tạo hình nhằm tạo sự thống nhất trong tác phẩm.
2.1.53
Tương phản (Contrast)
Sự đối lập về tính chất của các yếu tố tạo hình trong tác phẩm nhằm tạo sự đa dạng và chú ý đối với người xem.
2.1.54
Tương quan (Correlation)
Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa những yếu tố: màu sắc, hình thể, đường nét, chi tiết nhằm tạo nên sự hài hoà, thuận mắt trong tác phẩm.
2.1.55
Tỷ lệ (Ratio)
Tương quan về kích thước giữa một vật với một vật khác hay với vật tiêu chuẩn nhằm đạt đến sự cân xứng, hài hoà về mặt kích thước của từng yếu tố, bộ phận sao cho thuận mắt, gợi cảm về mặt thẩm mỹ và đáp ứng được các tiêu chuẩn công nghệ kỹ thuật.
2.1.56
Tỷ xích (Scale)
Tương quan về kích thước, độ lớn của một vật, các bộ phận hay tổng thể kiến trúc so với dáng vóc con người.
2.1.57
Ý tưởng (Concept)
Quá trình tư duy của nghệ sĩ để sáng tạo và hình thành thông điệp cho tác phẩm.
2.1.58
Ý tưởng thiết kế (Concept design)
Ý tưởng (2.1.57) để vận dụng sáng tạo mẫu mã sản phẩm.
2.1.59
Ý tưởng sáng tác (Creative concept)
Ý tưởng (2.1.57) để xây dựng hình tượng nghệ thuật có giá trị về nội dung và hình thức cho tác phẩm.
2.2 Mỹ thuật tạo hình (Visual arts)
2.2.1 Nghệ thuật điêu khắc (The art of sculpture)
2.2.1.1
Bàn xoay (Sculpture stand)
Bàn có mặt hình tròn hoặc hình vuông, có trục hoặc ổ bi ở giữa để xoay tròn dùng để nặn tượng, tạo hình tác phẩm điêu khắc, gốm.
2.2.1.2
Chạm khắc (Engrave)
Dùng dụng cụ kim khí cứng hoặc hóa chất có tính ăn mòn tác động vào bề mặt nguyên vật liệu như: gỗ, đá, xương, ngà voi... để tạo nên đường nét, hình khối của tác phẩm, sản phẩm mỹ thuật.
2.2.1.3
Cốt tượng (Sculpture armature)
Phần khung xương bên trong bằng chất liệu, như: gỗ, kim loại, bê tông cốt sắt làm khung chịu lực cho khối tượng được làm bằng đất sét, thạch cao, kim loại...
2.2.1.4
Dao nặn (Clay carving tool)
Dụng cụ điêu khắc được làm bằng: gỗ, tre, hay kim loại, dùng để lên hình, tạo dáng, thể hiện chi tiết, diễn tả chất (nhẵn, thô ráp) của khối điêu khắc khi thể hiện chất liệu đất sét.
2.2.1.5
Đúc (Cast)
Phương pháp sử dụng nhiệt đun nóng chảy kim loại, nhựa, thủy tinh, thạch cao, đổ vào khuôn (đã chuẩn bị) cho chất nóng chảy trong khuôn khô cứng lại rồi dỡ khuôn.
2.2.1.6
Đục/Chạm (Carve)
Dùng dụng cụ kim khí cứng với nhiều thao tác khác nhau tác động vào bề mặt nguyên vật liệu để tạo nên đường nét, hình khối của tác phẩm, sản phẩm mỹ thuật.
2.2.1.7
Giá đỡ phù điêu (Relief plate rack)
Dụng cụ cố định phần bảng gỗ để thực hiện phù điêu.
2.2.1.8
Gò (Emboss)
Dùng búa và đục tác động vào tấm kim loại (ví dụ: đồng, nhôm, inox) theo nét, hình, mảng đã định sẵn để tạo độ sâu cao của tác phẩm, sản phẩm mỹ thuật.
2.2.1.9
Khối âm (Negative shape)
Khối có bề mặt hướng vào trong, tạo thành khối chìm, lõm hoặc khoảng không trống rỗng.
2.2.1.10
Khối dương (Positive shape)
Khối có bề mặt nổi phồng lên, hướng từ trong ra ngoài, có thể tích cụ thể trong không gian, có thể đo lường và cảm nhận thị giác về hình dạng, cấu trúc và chất liệu.
2.2.1.11
Nặn (Molding)
Phương pháp sử dụng lực bàn tay lên chất liệu mềm, dẻo (đất sét, đất hoá học) để tạo hình khối của tác phẩm và sản phẩm điêu khắc.
2.2.1.12
Phù điêu/Chạm nổi (Relief)
Hình thức sáng tạo nghệ thuật điêu khắc theo nguyên tắc của không gian hai chiều thực (chiều rộng, chiều cao) và một chiều ước lệ (chiều sâu).
2.2.1.13
Phù điêu chạm lộng (Perforated reliefs)
Một dạng thức phù điêu (2.2.1.12) bằng phương pháp tạo những khối nổi tách thành nhiều lớp đan xen nông sâu khác nhau trên bề mặt vật liệu, đôi khi có chi tiết thủng hẳn cho phép ánh sáng xuyên qua để tạo hiệu quả thị giác.
2.2.1.14
Phù điêu hoành tráng (Monumental relief)
Một dạng thức phù điêu (2.2.1.12) được làm bằng chất liệu bền vững, kích thước lớn, nội dung thể hiện sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội, lịch sử, có tính biểu tượng cao, được đặt cố định trong không gian được thiết kế.
2.2.1.15
Phù điêu trang trí (Decorative relief)
Một dạng thức phù điêu (2.2.1.12) có kích thước vừa và nhỏ, có thể đặt ở vị trí độc lập nhưng thường được sử dụng như một bộ trang trí cho công trình kiến trúc.
2.2.1.16
Tượng chân dung (Portrait sculpture)
Tượng người được nặn theo mẫu thực, tưởng tượng hoặc ảnh nhân vật thường được thể hiện từ ngực hoặc cổ trở lên.
2.2.1.17
Tượng đài (Monumental sculpture)
Công trình mỹ thuật được thể hiện bằng chất liệu bền vững, kích thước lớn, nội dung thể hiện sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội, lịch sử, có tính biểu tượng cao, được đặt cố định nơi công cộng.
2.2.1.18
Tượng tròn (Full round sculpture)
Tác phẩm điêu khắc (đơn chiếc hoặc nhóm) được thể hiện bằng các hình khối ba chiều và đặt trong không gian được thiết kế.
2.2.1.19
Vật liệu tổng hợp (Synthetic resins/Composite)
Vật liệu được tạo ra từ sự kết hợp giữa vật liệu nền như: polymer, kim loại, ceramic với vật liệu gia cường là phần cốt (gồm các loại sợi thủy tinh, cacbon, acramic hoặc các loại hạt kim loại, đất sét, bột gỗ, bột đá) có đặc tính thân thiện với môi trường, nhẹ, cách điện, cách nhiệt, chống cháy, không thấm nước và có độ bền cao.
2.2.2 Nghệ thuật đồ họa (Graphic art)
2.2.2.1
Bản can (Tracing drawing sample)
Bản đồ nét lại hình vẽ, bản thiết kế hay tác phẩm có sẵn để chuyển qua bề mặt chất liệu khác.
2.2.2.2
Bản khắc (Engraving)
Vật liệu có bề mặt phẳng được khắc chi tiết, hoạ tiết, hình ảnh, có thể nhân bản/in nhiều bản.
2.2.2.3
Bồi tranh (Marouflage)
Phương pháp bảo vệ tranh bằng cách dùng hồ dán tranh lên giấy hoặc vải, giúp tranh phẳng và cứng hơn, không bị nhăn, rách.
2.2.2.4
Dụng cụ in (Rulo)
Vật dụng có kết cấu khối trụ tròn, gồm trục bọc cao su, nhựa hoặc kim loại để tạo chuyển động và tiếp xúc bề mặt với mực in.
2.2.2.5
Dụng cụ khắc (Chisel)
Vật dụng gồm các loại dao, đục dùng để khắc trên một số chất liệu như: gỗ, cao su, thạch cao, kim loại.
2.2.2.6
Đồ họa giá vẽ (Easel graphic)
Loại hình nghệ thuật đồ họa độc lập, trong đó có tranh in: in khắc nổi, in khắc chìm, in phẳng (lithography), in lụa/in lưới.
2.2.2.7
Đồ họa tranh in (Printmaking)
Loại hình nghệ thuật đồ họa sử dụng kỹ thuật ấn loát/in ấn thủ công (rulo hoặc máy in) đưa màu từ khuôn in sang bề mặt giấy, vải.
2.2.2.8
Giấy điệp (Diep paper)
Loại giấy dó hoặc giấy báo được quét lớp bột điệp pha với hồ nếp lên trên bề mặt.
2.2.2.9
Giấy in đồ họa (Printmaking paper)
Loại giấy có đặc tính hút ẩm, mềm, mịn, có bề mặt dễ bắt mực.
2.2.2.10
In thủ công (Manually print)
Phương pháp in bằng tay hoặc kết hợp với công cụ in đơn giản sẵn có hoặc tự chế.
2.2.2.11
Kỹ thuật in (Technique printmaking)
Cách thức, quy trình in để tạo nên tác phẩm đồ họa với các loại dụng cụ, thiết bị và thao tác in khác nhau từ khuôn in bằng gỗ, kim loại, đá, cao su, thạch cao, lụa.
2.2.2.12
Kỹ thuật khắc (Technique engraving)
Cách thức, quy trình khắc nhằm tạo độ nông, sâu trên khuôn in bằng gỗ, kim loại, cao su, thạch cao để tạo hình cho khuôn in.
2.2.2.13
Mực in (Ink print)
Nguyên liệu để in tranh, gồm các loại mực cơ bản: mực nước, mực dầu và mực khô.
2.2.2.14
Tranh biếm họa (Caricature painting)
Thể loại tranh đồ họa, có hình thức và nội dung thể hiện mang yếu tố cường điệu, hài hước, châm biếm, phản ánh thực trạng của xã hội.
2.2.2.15
Tranh cổ động (Promotional graphics)
Thể loại tranh đồ họa, có hình thức và nội dung thể hiện mang tính cô đọng, thời sự, có mục đích tuyên truyền, rõ ràng, thường được đặt hoặc trưng bày nơi công cộng.
2.2.2.16
Tranh dân gian (Traditional painting)
Thể loại tranh đồ họa, có bản in từ ván gỗ theo phương pháp in nỗi hoặc bản vẽ tay trên giấy dó, giấy điệp hoặc giấy báo theo phong cách tạo hình dân gian, mộc mạc từ những nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương, mang nội dung: chúc tụng, sinh hoạt, châm biếm, thờ cúng, trang trí, minh hoạ tác phẩm văn học.
2.2.2.17
Tranh in đá (Lithography)
Thể loại tranh đồ họa, được thực hiện từ phương pháp in phẳng trên bề mặt đá theo nguyên lý đẩy mực giữa nước và mực in gốc dầu.
2.2.2.18
Tranh in độc bản (Single edition painting)
Thể loại tranh đồ họa, tác phẩm là bản in duy nhất bằng nhiều kỹ thuật và thao tác xử lý chất liệu màu khác nhau trên ván in, trên giấy, trên vải.
2.2.2.19
Tranh in khắc gỗ (Woodcut)
Thể loại tranh đồ họa, tác phẩm in ra từ ván gỗ thực hiện theo phương pháp khắc nổi in bằng mực gốc nước hoặc mực gốc dầu trên giấy, trên vải.
2.2.2.20
Tranh in khắc kim loại (Metal carving painting graphic)
Thể loại tranh đồ họa, tác phẩm in ra từ tấm kim loại phẳng theo phương pháp khắc nguội (dùng bút nhọn khắc trên bề mặt kim loại) hoặc phương pháp khắc nóng (sử dụng hóa chất ăn mòn bề mặt) trên giấy ẩm.
2.2.2.21
Tranh in lụa (Silk printing graphics)
Thể loại tranh đồ họa, tác phẩm được in qua khung lụa bằng phương pháp in xuyên (mực in xuyên qua ô lưới của khung lụa lên trên giấy, trên vải).
2.2.2.22
Tranh minh họa sách (Book illustrations)
Thể loại tranh đồ họa, bao gồm hình vẽ hoặc bản in nhằm làm sáng tỏ nội dung, ý tưởng, thông điệp cuốn sách.
2.2.2.23
Tranh thờ (Worshiping painting)
Bản vẽ, tranh in mang giá trị thẩm mỹ riêng được dùng trong nghi lễ thờ cúng của nhiều tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau.
2.2.3 Nghệ thuật hội họa (Painting art)
2.2.3.1
Bay vẽ (The drawing trowel)
Dụng cụ kim loại, có tay cầm bằng gỗ, dùng để lấy màu vẽ, trộn màu với nhau hoặc vẽ trực tiếp trên mặt tranh thay cọ vẽ.
2.2.3.2
Bảng pha màu (Palette)
Dụng cụ thường được làm bằng gỗ, nhựa, có bề mặt phẳng, khoét lỗ để cầm, dùng để trộn, phối màu vẽ.
2.2.3.3
Dựng hình (Drafting/skeching)
Quá trình phác hình vật mẫu lên mặt phẳng (mặt tranh) đúng cấu trúc, đảm bảo sự cân đối về bố cục (2.1.4) và tỷ lệ (2.1.55).
2.2.3.4
Đánh bóng (Shading)
Phương pháp sử dụng đậm nhạt để diễn tả, mô phỏng không gian, khối và chất của vật thể trong tranh dựa trên những phần khuất không được chiếu sáng của vật mẫu.
2.2.3.5
Hội họa hoành tráng (Monumental painting)
Tác phẩm hội họa có kích thước lớn, nội dung thường thể hiện những đề tài chính luận mang tính sử thi, trường ca, gắn với nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc, có tính biểu tượng cao, được đặt cố định nơi công cộng.
2.2.3.6
Màu nước (Water colour)
Chất liệu dùng trong hội họa, được vẽ phổ biến trên giấy và lụa, có thể hoà tan trong nước, cho phép diễn tả với nhiều kỹ thuật khác nhau.
2.2.3.7
Phấn màu (Pastel)
Chất liệu được chế tạo từ bột màu khô đóng thành thỏi để sử dụng (phấn màu khô) hoặc pha với chất phụ gia (phấn màu dầu) để vẽ trên các loại bề mặt nền.
2.2.3.8
Phục chế (Restoration)
Hoạt động sửa chữa, tu bổ một tác phẩm nghệ thuật, một hiện vật, ảnh chụp về trạng thái ban đầu.
2.2.3.9
Sơn dầu (Oil painting)
Chất liệu dùng trong hội họa, được chế tạo từ màu bột khô nghiền kỹ với dầu lanh để vẽ trên các loại bề mặt nền.
2.2.3.10
Sơn mài (Lacquer)
Chất liệu được pha chế từ nhựa cây sơn, có thể kết hợp với các chất liệu khác để vẽ trên vóc và các loại bề mặt nền, sau đó mài để tạo hiệu ứng bề mặt.
2.2.3.11
Sưu tập mỹ thuật (Art collection)
Hoạt động tìm kiếm và tập hợp các tác phẩm, hiện vật mỹ thuật có giá trị của tổ chức hoặc tư nhân.
2.2.3.12
Tranh khảm (Mosaic/encrust)
Tác phẩm sử dụng một số chất liệu như: kính màu, gốm màu, gạch vụn, thủy tinh, sứ... có dạng hình học đơn giản hoặc cắt theo khuôn mẫu để dán hoặc gắn lên tường tạo thành một bố cục (2.1.4) nghệ thuật với mục đích trang trí, ứng dụng cho công trình kiến trúc hoặc tác phẩm hội họa.
2.2.3.13
Tranh kính màu (Stained glass)
Tác phẩm được tạo hình bằng vẽ, khắc, phun màu trên kính để trang trí sản phẩm, không gian nội thất.
2.2.3.14
Tranh lụa (Silk painting)
Tác phẩm sử dụng chất liệu màu nước, phẩm, mực nho hay các loại màu khác nhau để vẽ trên nền lụa.
2.2.3.15
Tranh phấn màu (Pastel painting)
Tác phẩm sử dụng chất liệu phấn màu để vẽ trên các loại bề mặt nền.
2.2.3.16
Tranh phong cảnh (Landscape)
Tác phẩm vẽ cảnh quan thiên nhiên, hiện tượng tự nhiên hoặc có sự kết hợp với công trình kiến trúc... bằng nhiều chất liệu hội họa khác nhau.
2.2.3.17
Tranh sơn dầu (Oil painting)
Tác phẩm sử dụng chất liệu sơn dầu để vẽ trên các loại bề mặt nền, như: vải (thông dụng nhất), gỗ, kính, kim loại, giấy..., được quét sơn lót để tránh bị hút sơn.
2.2.3.18
Tranh sơn khắc (Lacquer engraving)
Tác phẩm được diễn đạt bằng kỹ thuật khắc lên bề mặt tấm vóc phẳng, rồi tô màu vào các chi tiết đã khắc.
2.2.3.19
Tranh sơn mài (Lacquer painting)
Tác phẩm được diễn đạt bằng kỹ thuật sử dụng chất liệu sơn ta kết hợp với các chất liệu khác như: son, vàng, bạc, vỏ trứng, vỏ trai, xà cừ, bột màu, vẽ trên nền vóc và mài để để tạo hiệu ứng bề mặt.
2.2.3.20
Tranh tĩnh vật (Still life painting)
Tác phẩm thể hiện các loại vật dụng, thiên nhiên ở dạng tĩnh bằng nhiều chất liệu hội họa khác nhau.
2.2.3.21
Tranh trổ giấy (Cutching paper painting)
Tác phẩm được tạo bằng cách sử dụng dao trổ sắc, nhọn hoặc kéo để cắt theo hình vẽ của bản mẫu trên giấy sao cho nét phải liền với mảng.
2.2.3.22
Tranh tường (Wall painting/fresco painting)
Tác phẩm hội họa vẽ trên tường (mặt đứng, sàn hoặc tràn nhà), trên lớp vữa khô (wall painting) hoặc ướt (fresco painting).
2.2.3.23
Vẽ theo trí nhớ (Memory drawing)
Phương thức vẽ lại nhân vật, hiện tượng... được lưu trong ký ức trải nghiệm cuộc sống của người nghệ sĩ.
2.2.3.24
Vóc sơn mài (Lacquer background board)
Tấm gỗ được bọc vải, bó sơn, mài phẳng, dùng để làm nền vẽ tranh sơn mài.
2.2.4 Nghệ thuật kiến trúc (Architectural art)
2.2.4.1
Bản vẽ hoàn công (As-built drawing)
Bản vẽ công trình xây dựng hoàn thành về vị trí, kích thước, vật liệu xây dựng và thiết bị được sử dụng thực tế.
2.2.4.2
Bản vẽ kiến trúc (Architectural design drawing)
Bộ bản vẻ ở giai đoạn lập dự án và giai đoạn thực hiện dự án, thể hiện chức năng sử dụng, qui mô, sự bài trí thích dụng, và hình thức thẩm mỹ của công trình xây dựng.
2.2.4.3
Bản vẽ thi công (Contruction drawing)
Bộ tài liệu dùng ở giai đoạn thực hiện dự án, bao gồm bản vẽ thiết kế kỹ thuật và các bản vẽ cùng những chỉ dẫn về cấu kiện, trang thiết bị, các chi tiết, vật liệu hoàn thiện, và những trang trí đặc biệt khác.
2.2.4.4
Bản vẽ thiết kế kỹ thuật (Technical design drawing)
Bộ tài liệu ở giai đoạn thực hiện dự án, là bản vẽ thể hiện tất cả các thông tin liên quan đến công trình về kiến trúc, kết cấu, cơ khí, điện, cấp và thoát nước... thông qua các hình vẽ, ký hiệu, quy ước mang theo quy định.
2.2.4.5
Hình chiếu phối cảnh (Distance rule)
Hình chiếu mô phỏng hình ảnh của khối công trình ba chiều và không gian xung quanh, giả lập vị trí điểm nhìn để có hình ảnh công trình như sau khi xây dựng và hoàn thiện xong.
2.2.4.6
Kiến trúc cảnh quan (Landscape architecture)
Hình thức tổ chức, quy hoạch không gian, hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc công trình, điêu khắc, hội họa nhằm tạo dựng không gian, môi trường trong mối quan hệ tổng hoà giữa thiên nhiên - con người - kiến trúc.
2.2.4.7
Kiến trúc công trình xây dựng (Construction work architecture)
Lĩnh vực thiết kế các công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình quốc phòng, công - nông - thương - ngư - nghiệp, phục vụ cho các nhu cầu đời sống, sinh hoạt của xã hội.
2.2.4.8
Mặt cắt (Section)
Hình chiếu thẳng góc lên mặt phẳng cắt của phần công trình nhìn theo hướng chiếu, cùng tiết diện tại mặt phẳng cắt.
2.2.4.9
Mặt đứng (Elevation)
Hình chiếu thẳng góc của công trình lên mặt phẳng thẳng đứng, biểu thị hình dạng và kích thước, tỷ lệ (2.1.55) công trình.
2.2.4.10
Quy hoạch đô thị (Urban planning)
Việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp tại đô thị.
2.2.4.11
Thiết kế đô thị (Urban design)
Xác định tổ chức không gian đô thị cho một khu vực nhất định đảm bảo chức năng thẩm mỹ và không gian kiến trúc, cảnh quan đô thị và tiện ích đô thị.
2.2.4.12
Thiết kế kiến trúc (Architectural design)
Quy trình nghiên cứu và thực hiện các bản vẽ, thể hiện ý tưởng kiến trúc và giải pháp kỹ thuật về kiến trúc trong các hồ sơ thiết kế quy hoạch xây dựng, thiết kế xây dựng, thiết kế nội thất, ngoại thất và kiến trúc cảnh quan.
2.2.4.13
Thiết kế nội thất (Interior design)
Việc tổ chức không gian hợp lý theo công năng (2.3.1.1) nhằm bố trí trang thiết bị hài hòa về màu sắc, chất liệu, ánh sáng, công nghệ, điều kiện tự nhiên theo nhu cầu của người sử dụng.
2.2.4.14
Trang trí kiến trúc (Architectural decoration)
Cách thức làm tăng giá trị thẩm mỹ công trình kiến trúc (nhà ở, nhà công cộng, cung văn hóa, thể thao, lễ đài, giảng đường).
2.3 Mỹ thuật ứng dụng (Applied Arts)
2.3.1 Thiết kế công nghiệp (Industrial design)
2.3.1.1
Công năng (Function)
Đáp ứng yêu cầu sử dụng một cách hiệu quả của tác phẩm, sản phẩm hoặc công trình.
2.3.1.2
Dụng cụ chuyên ngành (Specialized tool)
Dụng cụ dùng để tạo mẫu, thi công sản phẩm hoặc vật mẫu.
2.3.1.3
Kiểu dáng công nghiệp (Industrial form)
Hình dáng bên ngoài của sản phẩm (đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện, chi tiết, cấu kiện...) được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố đó, sử dụng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp.
2.3.1.4
Tạo dáng đồ công nghiệp (Industrial design)
Các giải pháp thiết kế mẫu mã, hình dạng, tính năng sản phẩm sử dụng trong kinh doanh và công nghiệp.
2.3.1.5
Tạo dáng đồ gia dụng (Appliance design)
Các giải pháp thiết kế mẫu mã, hình dạng, tính năng cho sản phẩm thiết bị, dụng cụ và máy móc giúp con người sử dụng trong cuộc sống, trong lao động và sản xuất.
2.3.1.6
Tạo dáng sản phẩm (Product design)
Quá trình thiết kế mẫu mã, hình dạng, tính năng cho sản phẩm đảm bảo tính thẩm mỹ và công năng (2.3.1.1).
2.3.1.7
Thẩm mỹ công nghiệp (industrial aesthetics)
Khoa học nghiên cứu về cái đẹp của các sản phẩm và phương tiện phục vụ đời sống, chủ yếu là các sản phẩm được sản xuất bằng phương thức dây chuyền và công nghiệp hiện đại.
2.3.1.8
Thiết kế đơn vị mẫu (Module design)
Quá trình chế tạo sản phẩm mẫu theo từng bộ phận, đơn vị, từng phần hoặc theo từng cấu kiện.
2.3.1.9
Thiết kế nguyên mẫu (Prototype design)
Quá trình tạo một phiên bàn cơ bản để thử nghiệm và kiểm tra, đánh giá tính năng, hình dáng, kết cấu, vật liệu, sản phẩm trước khi sản xuất hàng loạt.
2.3.1.10
Vật liệu chuyên dùng <Thiết kế công nghiệp> (Specialized materials industrial design>)
Nguyên vật liệu được sử dụng để thực hiện, tạo hình và sản xuất sản phẩm.
2.3.2 Thiết kế đồ họa (Graphic design)
2.3.2.1
Áp phích (Affiche /Poster)
Tác phẩm hoặc sản phẩm thiết kế đồ họa được tạo ra từ ngôn ngữ thị giác như màu, nét, hình, không gian, chữ tạo nên hiệu quả thẩm mỹ nhằm mục đích truyền thông.
2.3.2.2
Áp phích quảng cáo thương mại (Advertisement affiche/poster)
Áp phích (2.3.2.1) nhằm mục đích truyền thông quảng cáo, tiếp thị sản phẩm và tạo hiệu ứng tiêu dùng.
2.3.2.3
Biểu trưng (Logo)
Tác phẩm đồ họa (hình ảnh, ký tự hay ký hiệu tượng trưng) thể hiện khái quát đặc trưng cho thương hiệu của sản phẩm, sự kiện hoặc tổ chức, cá nhân.
2.3.2.4
Biểu tượng (Symbol)
Hình ảnh, ký tự hay ký hiệu tượng trưng cho một ý tưởng, một đối tượng cụ thể hoặc một quá trình nhằm truyền tải thông điệp, ý nghĩa.
2.3.2.5
Dàn trang (Layout)
Quá trình sắp xếp các yếu tố đồ họa, như: chữ, hình, số, ký hiệu, biểu tượng để tạo hiệu quả thẩm mỹ và truyền đạt thông điệp.
2.3.2.6
Hình ảnh (Image)
Hình tượng, cảnh tượng được lưu lại trong tâm trí, trong tác phẩm, sản phẩm hoặc phương tiện lưu giữ hiện đại.
2.3.2.7
Hình ảnh kỹ thuật số (Digital image)
Hình ảnh (2.3.2.6) được lưu lại dưới dạng số hóa để sử dụng trong thiết kế, truyền thông kỹ thuật số.
2.3.2.8
Kỹ thuật in, cắt dán (Printing techniques, collagraph)
Những phương pháp, thao tác để sáng tạo hình ảnh phục vụ cho quá trình thiết kế đồ họa.
2.3.2.9
Kỹ thuật in đồ họa (Graphic printing techniques)
Phương pháp kết xuất hình ảnh, thông tin, bản vẽ từ máy tính lên một số chất liệu như: giấy, vải, nhựa thông qua dụng cụ in.
2.3.2.10
Minh họa (Illustration)
Hình vẽ dùng ngôn ngữ tạo hình để làm rõ hơn, sinh động hơn nội dung ngôn từ của tác phẩm.
2.3.2.11
Nghệ thuật chữ (Typography)
Nghệ thuật sử dụng chữ, như: kiểu chữ, kích thước chữ, khoảng cách chữ... thông qua các yếu tố tạo hình nhằm đem lại hiệu quả thẩm mỹ cho sản phẩm thiết kế và truyền tải thông điệp.
2.3.2.12
Nghệ thuật thư pháp (Calligraphy)
Nghệ thuật tạo ra chữ viết đẹp, thường được thể hiện bằng bút hoặc bút lông đặc biệt.
2.3.2.13
Nhãn hiệu (Trademark)
Tên hoặc dấu hiệu bằng chữ, hình, chữ số, kí hiệu, biểu tượng được dùng để khẳng định nguồn gốc, quyền sở hữu sản phẩm và phân biệt với sản phẩm cùng loại của nhà sản xuất khác trên thị trường.
2.3.2.14
Thiết kế ấn phẩm (Publishing design)
Thiết kế sản phẩm thuộc lĩnh vực xuất bản phẩm và in ấn, có nội dung truyền thông nhằm đem lại hiệu quả thẩm mỹ và truyền tải thông điệp.
2.3.2.15
Thiết kế bao bì (Packaging design)
Quá trình thiết kế bằng cách kết hợp các yếu tố tạo hình vào cấu trúc bao bì và xử lý chất liệu in ấn nhằm tạo sự thu hút thị giác về thương hiệu và tính công năng (2.3.1.1).
2.3.2.16
Thiết kế nhận diện thương hiệu (Brand identity design)
Quá trình thiết kế tạo ra hệ thống sản phẩm truyền thông thị giác có chức năng định vị và quảng bá thương hiệu trên thị trường.
2.3.2.17
Thiết kế quảng cáo (Advertising design)
Quá trình sáng tạo sản phẩm truyền thông thị giác có chức năng tiếp thị, quảng bá thương hiệu.
2.3.2.18
Thiết kế quảng cáo sự kiện (Event advertising design)
Quá trình sáng tạo sản phẩm truyền thông thị giác, như: ấn phẩm, sản phẩm, sân khấu, bản thiết kế, banner, backdrop, brochure, poster... có chức năng quảng bá hoạt động, sự kiện.
2.3.2.19
Thiết kế sản phẩm (Product design)
Quá trình thiết kế, chế tạo sản phẩm đảm bảo tính thẩm mỹ và công năng (2.3.1.1).
2.3.2.20
Thiết kế truyện tranh (Comic design)
Việc kế bằng cách sử dụng hình vẽ diễn tả nội dung, kể chuyện bằng hình ảnh và nghệ thuật minh hoạ.
2.3.2.21
Vật liệu chuyên dùng <Thiết kế đồ họa> (Specialized materials <Graphic design>)
Nguyên vật liệu sử dụng để thực hiện sản phẩm thiết kế đồ họa.
2.3.3 Thiết kế nội thất
2.3.3.1
Bảng thống kê vật liệu (Material List)
Danh sách vật liệu cần thiết trong việc thực hiện, thi công không gian và sản phẩm nội ngoại thất.
2.3.3.2
Bình phong (Screen partition/folding screen/room divider)
Sản phẩm nội thất được dùng để trang trí và phân chia không gian chức năng hoặc che ánh sáng, chắn gió.
2.3.3.3
Chi tiết tháo ráp (Disassembly details)
Bộ phận của sản phẩm nội thất có thể tháo rời trong quá trình thi công hoặc vận chuyển.
2.3.3.4
Không gian nội thất (Interior space)
Toàn bộ không gian, diện tích, vật dụng có tính công năng (2.3.1.1) bên trong công trình kiến trúc.
2.3.3.5
Phối cảnh chi tiết tháo ráp (Perspective of disasembly)
Bản vẽ ba chiều mô tả chi tiết tháo ráp (2.3.3.3).
2.3.3.6
Thiết kế chi tiết (Detailed design)
Hệ thống bản vẽ chi tiết hóa sản phẩm thiết kế theo bản mô tả chi tiết kỹ thuật cho quá trình xây dựng, lắp đặt, trưng bày các sản phẩm.
2.3.3.7
Thiết kế sản phẩm nội thất (Furniture design)
Quá trình nghiên cứu, lựa chọn vật liệu, phương pháp thực hiện một sản phẩm nội thất.
2.3.3.8
Thiết kế trưng bày (Display design)
Quá trình nghiên cứu, lập kế hoạch, triển khai dự án trưng bày thông qua các bản vẽ bằng ngôn ngữ thiết kế và hệ thống hình ảnh không gian ba chiều.
2.3.3.9
Tiêu chí thiết kế trưng bày (Display design criteria)
Tập hợp các nguyên tắc, yêu cầu mà thiết kế trưng bày (2.3.3.8) phải tuân thủ.
2.3.3.10
Trang trí nội thất (Interior decoration)
Cách sắp xếp, bày trí, tô điểm một không gian chức năng theo phong cách cụ thể nhằm đem lại hiệu quả thẩm mỹ và phù hợp công năng (2.3.1.1) của không gian nội thất.
2.3.3.11
Triển lãm nội thất (Furniture exhibition)
Hình thức trưng bày, giới thiệu mang tính trực quan, truyền cảm và cung cấp thông tin đến người xem về sản phẩm nội thất.
2.3.3.12
Vật liệu chuyên dùng <Thiết kế nội thất> (Specialized materials <lnterior design>)
Nguyên vật liệu sử dụng để thực hiện sản phẩm thiết kế nội thất.
2.3.4 Thiết kế thời trang
2.3.4.1
Biểu tượng thời trang (Fashion symbol)
Phong cách thời trang có vị thế tiêu biểu của thời đại, có sức ảnh hưởng và lan toả cộng đồng.
2.3.4.2
Kỹ thuật cắt may (Sewing cutting technique)
Ứng dụng kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm cắt, may trang phục (2.3.4.10) để tạo ra sản phẩm tinh tế và mang tính thẩm mỹ.
2.3.4.3
Ma nơ canh (Mannequin)
Mô hình người bằng một số chất liệu như: gỗ, thạch cao, nhựa trong các cửa hàng thời trang, xưởng may để trưng bày các bộ sưu tập mốt, các mẫu hàng trang phục (2.3.4.10) mới.
2.3.4.4
Mốt (Mode)
Sự thay đổi của thời trang đang được nhiều người hưởng ứng, hình thành thị hiếu thẩm mỹ mới.
2.3.4.5
Nhà thiết kế thời trang (Fashion designer)
Nghệ sĩ sáng tạo mẫu trong lĩnh vực thời trang.
2.3.4.6
Phong cách cổ điển (Classic style)
Trang phục theo khuynh hướng thời trang tiêu biểu, mang tỉnh chuẩn mực, truyền thống của giai đoạn trước.
2.3.4.7
Phong cách thể thao (Sport style)
Trang phục mang phong cách thời trang (2.3.4.8) khỏe khoắn, mạnh mẽ và năng động, thường lấy cảm hứng từ đặc trưng của các hoạt động thể thao.
2.3.4.8
Phong cách thời trang (Fashion style)
Sự kết hợp trang phục với phục trang tạo nên cá tính, thẩm mỹ riêng.
2.3.4.9
Phục trang (Uniform)
Quần, áo, váy, mũ, nón, khăn, giày, dép, ủng, thắt lưng, găng tay, đồ trang sức sử dụng trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn.
2.3.4.10
Trang phục/Y phục (Apparel/Clothes)
Quần, áo, váy, mũ, nón, khăn, giày, dép, ủng, thắt lưng, găng tay, đồ trang sức để mặc, làm đẹp cho con người, phản ánh dấu ấn văn hóa của từng thời kỳ.
2.3.4.11
Trang phục thường ngày (Casual fashion)
Trang phục (2.3.4.10) để mặc hàng ngày.
2.3.4.12
Trang phục trình diễn (Demonstration costume)
Trang phục (2.3.4.10) độc đáo, ấn tượng dành cho sân khấu biểu diễn.
2.3.4.13
Trang phục truyền thống (Costume)
Trang phục (2.3.4.10) được lưu truyền qua nhiều thế hệ, thể hiện bản sắc văn hóa của một quốc gia, một địa phương, một cộng đồng, một dân tộc.
2.3.5 Thiết kế truyền thông đa phương tiện
2.3.5.1
Đa phương tiện (Multimedia)
Kỹ thuật mô phỏng, tích hợp nhiều phương tiện truyền thông, như: âm thanh, hình ảnh, văn bản, hoạt hình và phần mềm để tạo ra những trải nghiệm tương tác và đa chiều.
2.3.5.2
In kỹ thuật số (Digital printing)
Quá trình kết xuất ấn phẩm bằng công nghệ kỹ thuật số.
2.3.5.3
Mô hình (Modelling)
Kỹ thuật dựng cảnh hoặc đối tượng ba chiều bằng cách sử dụng phần mềm đồ họa ba chiều.
2.3.5.4
Nghệ thuật đa phương tiện (Multimedia art)
Tác phẩm nghệ thuật sử dụng đa phương tiện (2.3.5.1).
2.3.5.5
Nghệ thuật kỹ thuật số (Digital art)
Tác phẩm nghệ thuật được sáng tác và truyền thông bằng những thiết bị công nghệ kỹ thuật số.
2.3.5.6
Phim trường (Movie studio)
Không gian được thiết kế làm bối cảnh phim và là nơi diễn ra một số hoạt động làm phim.
2.3.5.7
Phương tiện thể hiện (Medium)
Chất liệu biểu đạt sản phẩm truyền thông, như: lời nói, âm thanh, âm nhạc, văn bản, hình ảnh, đồ họa, video...
2.3 5.8
Tạo hình động (Moving image)
Việc tạo ra hình ảnh động từ các hình ảnh tĩnh bằng phần mềm đa phương tiện.
2.3.5.9
Thẩm mỹ truyền thông (Communicational aesthetics)
Lý thuyết thẩm mỹ nghiên cứu nghệ thuật thị giác phát triển từ khoảng nửa cuối thế kỷ XX.
2.3.5.10
Thiết kế truyền thông (Commumnication design)
Quá trình tạo ra sản phẩm truyền thông có chức năng trình bày, truyền tải thông tin hoặc tương tác với người dùng bằng đa phương tiện (2.3.5.1).
2.3.5.11
Thiết kế tương tác (Interactive design)
Quá trình tạo ra sản phẩm tương tác giữa nhà thiết kế với thiết bị điện tử nhằm thoả mãn các nhu cầu và mong muốn của người dùng.
2.3.5.12
Thực tại ảo (Virtual reality)
Không gian ba chiều được tạo ra từ công nghệ kỹ thuật số nhằm giả lập môi trường thực tế.
2.3.5.13
Tranh kỹ thuật số (Digital painting)
Việc sử dụng một số hình thức của công nghệ kỹ thuật số để trình chiếu tác phẩm nghệ thuật hoặc ghi lại thông qua hệ thống đa phương tiện, được lưu trữ dưới định dạng kỹ thuật số.
2.3.5.14
Truyền thông thị giác (Visual communication)
Sử dụng ngôn ngữ thị giác để truyền đạt ý tưởng, giao tiếp và trình bày thông tin qua kênh thị giác.
2.4 Nghệ thuật trang trí
2.4.1
Đăng đối (Symmetry)
Sự tương ứng vị trí của hai hay nhiều yếu tố tạo hình thông qua một điểm, một trục (trục dọc, trục ngang hoặc trục xiên) trên mặt phẳng (hội họa, đồ họa), trong không gian (điêu khắc, kiến trúc).
2.4.2
Đồ án trang trí (Decoration project)
Tập hợp của một hệ thống các họa tiết, hoa văn trong một tổng thể hài hòa, liên kết với nhau để thể hiện một ý nghĩa, nội dung nhất định.
2.4.3
Đường diềm (Frieze)
Thể loại trang trí trên đó các hoạ tiết, hoa văn được lặp lại theo một quy luật: xen kẽ (2.4.13), nhắc lại (2.4.6) và kéo dài liên tục.
2.4.4
Hoa văn trang trí (Decorative pattern)
Hình vẽ hoa lá, linh vật, sự vật, hiện tượng trong tự nhiên được cách điệu (2.1.6).
2.4.5
Nghệ thuật trang trí (Decorative art)
Nghệ thuật hướng tới việc tạo ra giá trị thẩm mỹ và công năng (2.3.1.1) của sản phẩm phục vụ cho đời sống vật chất tinh thần của con người thông qua ngôn ngữ tạo hình: đường nét, màu sắc, hình khối và bố cục (2.1.4).
2.4.6
Nhắc lại (Repetition)
Nguyên tắc trang trí có cách thể hiện lặp đi lặp lại liên tục một họa tiết, hoa văn trang trí (2.4.4) nào đó.
2.4.7
Trang trí công nghiệp (Industrial decoration)
Phong cách thiết kế nội ngoại thất lấy cảm hửng từ đặc trưng của hoạt động sản xuất công nghiệp. Yếu tố công nghiệp được kết hợp với yếu tố nghệ thuật và trang trí để tạo ra không gian trang trí độc đáo riêng.
2.4.8
Trang trí mỹ nghệ (Fine art decoration)
Nghệ thuật trang trí (2.4.5) làm đẹp các vật phẩm quà tặng, đồ thủ công, đồ chơi, đồ trang sức, vật dụng trong sinh hoạt gia đình, bằng các chất liệu như: gỗ, thủy tinh, pha lê, sành sứ, gốm, mây, tre, cói...
2.4.9
Trang trí nội, ngoại thất (Interior and exterior decoration)
Nghệ thuật trang trí (2.4.5) làm đẹp không gian bên trong và bên ngoài công trình kiến trúc.
2.4.10
Trang trí phục trang (Costume decoration)
Nghệ thuật trang trí (2.4.5) nhằm làm tăng tính thẩm mỹ hoặc tạo nét riêng cho phục trang (2.3.4.9), phản ánh dấu ấn văn hóa của từng thời đại.
2.4.11
Trang trí sách báo (Book decoration)
Nghệ thuật dàn trang, trình bày bố cục (2.1.4), chữ, số, ảnh... để làm đẹp và truyền tải thông điệp nội dung chính của bìa sách, tạp chí, bài báo,
2.4.12
Trang trí sân khấu điện ảnh (Theater decoration)
Trang trí, thiết kế dựng cảnh và sân khấu từ đạo cụ, phông màn, trang phục, hóa trang đến ánh sáng cho các loại hình sân khấu của nghệ thuật biểu diễn.
2.4.13
Xen kẽ (Alternation)
Nguyên tắc trang trí có cách thể hiện lặp đi lặp lại không liên tục một họa tiết, hoa văn trang trí (2.4.4) bởi sự ngắt quãng chen vào của một họa tiết, hoa văn trang trí khác.
2.5 Nghệ thuật mới
2.5.1
Nghệ thuật ánh sáng (Light art)
Loại hình nghệ thuật sử dụng nguồn sáng (nhân tạo hoặc tự nhiên) làm phương tiện biểu đạt và tạo hình tác phẩm, sản phẩm mỹ thuật, đem lại trải nghiệm tương tác cho người xem.
2.5.2
Nghệ thuật âm thanh (Sound art)
Loại hình nghệ thuật trong đó âm thanh (âm nhạc, âm thanh điện tử, tiếng ồn...) được sử dụng như là phương tiện đề truyền tải ý tưởng, kích thích trí tưởng tượng, tạo ra trải nghiệm độc đáo cho người nghe.
2.5.3
Nghệ thuật bên ngoài (Outside art)
Loại hình nghệ thuật do các nghệ sĩ không chuyên sáng tác. Những tác phẩm này nằm ngoài nghệ thuật hàn lâm và bắt nguồn cảm hứng từ nghệ thuật nguyên thủy.
2.5.4
Nghệ thuật chuyển động (Kinetic art)
Loại hình nghệ thuật khai thác khía cạnh nghệ thuật thời gian, không gian, cảm xúc của sự chuyển động qua cấu trúc cơ học của công cụ, máy móc, nhằm tạo ra chuyển động đa chiều và tương tác với người xem.
2.5.5
Nghệ thuật địa hình (Land art)
Loại hình nghệ thuật được các nghệ sĩ sử dụng địa hình của một vùng đất rộng lớn bao gồm: cảnh quan, môi trường và những chất liệu tự nhiên để tạo ra tác phẩm nghệ thuật với nhiều hình thức khác nhau.
2.5.6
Nghệ thuật điêu khắc kỹ thuật số (Digital sculpture)
Tác phẩm nghệ thuật điêu khắc sử dụng công nghệ kỹ thuật số tạo các vật thể ba chiều.
2.5.7
Nghệ thuật graffiti (Graffiti art)
Loại hình nghệ thuật có tính chất tự do, ngẫu hứng, sử dụng hình ảnh đồ họa, biểu tượng cách điệu, được phun sơn để vẽ trên các công trình công cộng (đường phố, trên tường các toà nhà, nhà ga, bến tàu điện ngầm, thành cầu...).
2.5.8
Nghệ thuật mạng (Net art)
Loại hình nghệ thuật kết hợp nhiều phương tiện truyền thông trực tuyến khác nhau đễ tạo ra tác phẩm nghệ thuật trên nền tảng nghệ thuật kỹ thuật số (2.3.5.5).
2.5.9
Nghệ thuật môi trường (Environmental art)
Loại hình nghệ thuật tạo ra tác phẩm tương tác với môi trường, cảnh quan tự nhiên và đô thị.
2.5.10
Nghệ thuật sắp đặt (Installation art)
Việc sắp xếp vật thể trong không gian ba chiều.
2.5.11
Nghệ thuật thân thể (Body painting)
Loại hình nghệ thuật sử dụng các phương tiện và chất liệu tạo hình để thể hiện trực tiếp lên cơ thể người, tạo sự kết nối và truyền tải thông điệp nghệ thuật đến người xem.
2.5.12
Nghệ thuật tổng hợp (Synthesis art)
Loại hình nghệ thuật sử dụng kết hợp nhiều chất liệu tạo hình và phương tiện biểu đạt khác nhau trong cùng một tác phẩm, nhằm tăng cường hiệu quả thẩm mỹ thị giác.
2.5.13
Nghệ thuật trình diễn (Performance art)
Loại hình nghệ thuật kết hợp giữa diễn xuất của người nghệ sĩ với đạo cụ, âm thanh, ánh sáng và các phương tiện biểu đạt khác, tạo sự tương tác giữa nghệ sĩ và công chúng.
2.5.14
Nghệ thuật video (Video art)
Loại hình nghệ thuật trong đó hình ảnh chuyển động được biều hiện bằng nhiều dạng thức và phương tiện biểu đạt khác nhau, kèm theo âm thanh để thể hiện các ý tưởng tạo hình động.
2.5.15
Nghệ thuật ý niệm (Conceptual art)
Loại hình nghệ thuật mà ý tưởng là khía cạnh quan trọng nhất của tác phẩm, tạo ra trải nghiệm, gợi mở tư duy cho người xem trong quá trình tương tác với tác phẩm.
Mục lục tra cứu thuật ngữ theo bảng chữ cái tiếng Việt
TT | Thuật ngữ tiếng Việt | Thuật ngữ tiếng Anh | Điều |
1 | Ánh sáng | Light | 2.1.1 |
2 | Áp phích | Affiche/Poster | 2.3.2.1 |
3 | Áp phích quảng cáo thương mại | Advertisement affiche/poster | 2.3.2.2 |
4 | Bàn xoay | Sculpture stand | 2.2.1.1 |
5 | Bản can | Tracing drawing sample | 2.2.2.1 |
6 | Bản khắc | Engraving | 2.2.2.2 |
7 | Bản vẽ | Drawing | 2.1.2 |
8 | Bản vẽ hoàn công | As-built drawing | 2.2.4.1 |
9 | Bản vẽ kiến trúc | Architectural design drawing | 2.2.4.2 |
10 | Bản vẽ thi công | Contruction drawing | 2.2.4.3 |
11 | Bản vẽ thiết kế kỹ thuật | Technical design drawing | 2.2.4.4 |
12 | Bảng màu mỹ thuật | Palette of fine arts | 2.1.3 |
13 | Bay vẽ | The drawing trowel | 2.2.3.1 |
14 | Bảng pha màu | Palette | 2.2.3.2 |
15 | Bảng thống kê vật liệu | Material list | 2.3.3.1 |
16 | Biểu trưng | Logo | 2.3.2.3 |
17 | Biểu tượng | Symbol | 2.3.2.4 |
18 | Biểu tượng thời trang | Fashion symbol | 2.3.4.1 |
19 | Bình phong | Screen partition/folding screen/room divider | 2.3.3.2 |
20 | Bố cục | Composition | 2.1.4 |
21 | Bồi tranh | Marouflage | 2.2.2.3 |
22 | Bút pháp | Stroke/brush stroke | 2.1.5 |
23 | Cách điệu | Stylization | 2.1.6 |
24 | Cân đối | Symmetrical | 2.1.7 |
25 | Chạm khắc | Engrave | 2.2.1.2 |
26 | Chất liệu | Material | 2.1.8 |
27 | Chi tiết | Details | 2.1.9 |
28 | Chi tiết tháo ráp | Disassembly details | 2.3.3.3 |
29 | Chủ đề | Subject | 2.1.10 |
30 | Công năng | Function | 2.3.1.1 |
31 | Cốt tượng | Sculpture armature | 2.2.1.3 |
32 | Dàn trang | Layout | 2.3.2.5 |
33 | Dao nặn | Clay carving tool | 2.2.1.4 |
34 | Dụng cụ chuyên ngành | Specialized tools | 2.3.1.2 |
35 | Dụng cụ in | Rulo | 2.2.2.4 |
36 | Dụng cụ khắc | Chisel | 2.2.2.5 |
37 | Dựng hình | Drafting/sketching | 2.2.3.3 |
38 | Đa phương tiện | Multimedia | 2.3.5.1 |
39 | Đánh bóng | Shading | 2.2.3.4 |
40 | Đăng đối | Symmetry | 2.4.1 |
41 | Đậm nhạt | Chiaroscuro | 2.1.11 |
42 | Điểm | Point | 2.1.12 |
43 | Điểm nhấn | Focal point | 2.1.13 |
44 | Điểm tụ | Vanishing point | 2.1.14 |
45 | Đồ án trang trí | Decoration project | 2.4.2 |
46 | Đồ họa giá vẽ | Easel graphic | 2.2.2.6 |
47 | Đồ họa tranh in | Printmaking | 2.2.2.7 |
48 | Đối xứng | Symmetry | 2.1.15 |
49 | Đúc | Cast | 2.2.1.5 |
50 | Đục/chạm | Carve | 2.2.1.6 |
51 | Đường chân trời | Horizon line | 2.1.16 |
52 | Đường diềm | Frieze | 2.4.3 |
53 | Đường nét | Line | 2.1.17 |
54 | Đường trục | Axial lines | 2.1.18 |
55 | Giá đỡ phù điêu | Relief plate rack | 2.2.1.7 |
56 | Giấy điệp | Diep paper | 2.2.2.8 |
57 | Giấy in đồ họa | Printmaking paper | 2.2.2.9 |
58 | Gò | Emboss | 2.2.1.8 |
59 | Hài hòa | Harmony | 2.1.19 |
60 | Hình | Figure | 2.1.20 |
61 | Hình ảnh | Image | 2.3.2.6 |
62 | Hình ảnh kỹ thuật số | Digital image | 2.3.2.7 |
63 | Hình chiếu phối cảnh | Distance rule | 2.2.4.5 |
64 | Hình tượng | Icon | 2.1.21 |
65 | Hình tượng nghệ thuật | Artistic icon | 2.1.22 |
66 | Hình vẽ | Shape drawing | 2.1.23 |
67 | Hoa văn trang trí | Decorative pattern | 2.4.4 |
68 | Hòa sắc | Harmony of colour | 2.1.24 |
69 | Hội họa hoành tráng | Monumental painting | 2.2.3.5 |
70 | In kỹ thuật số | Digital printing | 2.3.5.2 |
71 | In thủ công | Manually print | 2.2.2.10 |
72 | Khối | Block/bulk/volume | 2.1.25 |
73 | Khối âm | Negative shape | 2.2.1.9 |
74 | Khối dương | Positive shape | 2.2.1.10 |
75 | Không gian | Space | 2.1.26 |
76 | Không gian ba chiều | Three-dimensional space | 2.1.27 |
77 | Không gian nội thất | Interior space | 2.3.3.4 |
78 | Kiến trúc cảnh quan | Landscape architecture | 2.2.4.6 |
79 | Kiến trúc công trình xây dựng | Construction work architecture | 2.2.4.7 |
80 | Kiểu dáng công nghiệp | Industrial form | 2.3.1.3 |
81 | Ký họa | Sketch | 2.1.28 |
82 | Kỹ thuật cắt may | Sewing cutting technique | 2.3.4.2 |
83 | Kỹ thuật in | Technique printmaking | 2.2.2.11 |
84 | Kỹ thuật in, cắt dán | Printing techniques, collagraph | 2.3.2.8 |
85 | Kỹ thuật in đồ họa | Graphic printing techniques | 2.3.2.9 |
86 | Kỹ thuật khắc | Technique engraving | 2.2.2.12 |
87 | Ma nơ canh | Mannequin | 2.3.4.3 |
88 | Màu cơ bản/Màu gốc | Primary colours | 2.1.29 |
89 | Màu nước | Water colour | 2.2.3.6 |
90 | Màu sắc | Colour | 2.1.30 |
91 | Màu tương phản | Complementary colours | 2.1.31 |
92 | Mặt cắt | Section | 2.2.4.8 |
93 | Mặt đứng | Elevation | 2.2.4.9 |
94 | Minh họa | Illustration | 2.3.2.10 |
95 | Mô hình | Modelling | 2.3.5.3 |
96 | Mô tip | Motif | 2.1.32 |
97 | Mốt | Model | 2.3.4.4 |
98 | Mực in | Ink print | 2.2.2.13 |
99 | Mỹ thuật | Fine art | 2.1.33 |
100 | Mỹ thuật công cộng | Public fine art | 2.1.34 |
101 | Mỹ thuật đương đại | Contemporary fine art | 2.1.35 |
102 | Mỹ thuật hậu hiện đại | Post-modern fine art | 2.1.36 |
103 | Mỹ thuật hiện đại | Modern fine art | 2.1.37 |
104 | Nặn | Molding | 2.2.1.11 |
105 | Nghệ thuật ánh sáng | Light art | 2.5.1 |
106 | Nghệ thuật âm thanh | Sound art | 2.5.2 |
107 | Nghệ thuật bên ngoài | Outside art | 2.5.3 |
108 | Nghệ thuật chuyển động | Kinetic art | 2.5.4 |
109 | Nghệ thuật chữ | Typography | 2.3.2.11 |
110 | Nghệ thuật đa phương tiện | Multimedia art | 2.3.5.4 |
111 | Nghệ thuật địa hình | Land art | 2.5.5 |
112 | Nghệ thuật điêu khắc kỹ thuật số | Digital sculture | 2.5.6 |
113 | Nghệ thuật graffiti | Graffiti art | 2.5.7 |
114 | Nghệ thuật kỹ thuật số | Digital art | 2.3.5.5 |
115 | Nghệ thuật mạng | Net art | 2.5.8 |
116 | Nghệ thuật môi trường | Environmental art | 2.5.9 |
117 | Nghệ thuật sắp đặt | Installation art | 2.5.10 |
118 | Nghệ thuật thân thể | Body painting | 2.5.11 |
119 | Nghệ thuật thư pháp | Calligraphy | 2.3.2.12 |
120 | Nghệ thuật tổng hợp | Synthesis art | 2.5.12 |
121 | Nghệ thuật trang trí | Decorative art | 2.4.5 |
122 | Nghệ thuật trình diễn | Performance art | 2.5.13 |
123 | Nghệ thuật video | Video art | 2.5.14 |
124 | Nghệ thuật ý niệm | Conceptual art | 2.5.15 |
125 | Nguyên lý thị giác | Visual principle | 2.1.38 |
126 | Nhà thiết kế thời trang | Fashion designer | 2.3.4.5 |
127 | Nhãn hiệu | Trademark | 2.3.2.13 |
128 | Nhắc lại | Repetition | 2.4.6 |
129 | Nhịp điệu | Beat | 2.1.39 |
130 | Phấn màu | Pastel | 2.2.3.7 |
131 | Phim trường | Movie studio | 2.3.5.6 |
132 | Phong cách | Style | 2.1.40 |
133 | Phong cách cổ điển | Classical style | 2.3.4.6 |
134 | Phong cách thể thao | Sport style | 2.3.4.7 |
135 | Phong cách thời trang | Fashion style | 2.3.4.8 |
136 | Phối cảnh | Perspective | 2.1.41 |
137 | Phối cảnh hai điểm tụ | Two-point perspective | 2.1.42 |
138 | Phối cảnh một điểm tụ | One-point perspective | 2.1.43 |
139 | Phối cảnh chi tiết tháo ráp | Perspective of disasembly | 2.3.3.5 |
140 | Phù điêu/Chạm nổi | Relief | 2.2.1.12 |
141 | Phù điêu chạm lộng | Perforated reliefs | 2.2.1.13 |
142 | Phù điêu hoành tráng | Monumental relief | 2.2.1.14 |
143 | Phù điêu trang trí | Decorative relief | 2.2.1.15 |
144 | Phục chế | Restoration | 2.2.3.8 |
145 | Phục trang | Uniform | 2.3.4.9 |
146 | Phương tiện thể hiện | Medium | 2.3.5.7 |
147 | Quy hoạch đô thị | Urban planning | 2.2.4.10 |
148 | Sắc độ | Chroma | 2.1.44 |
149 | Sơn dầu | Oil painting | 2.2.3.9 |
150 | Sơn mài | Lacquer | 2.2.3.10 |
151 | Sưu tập mỹ thuật | Art collection | 2.2.3.11 |
152 | Tác phẩm nghệ thuật | Artwork | 2.1.45 |
153 | Tạo dáng đồ công nghiệp | Industrial design | 2.3.1.4 |
154 | Tạo dáng đồ gia dụng | Appliance design | 2.3.1.5 |
155 | Tạo dáng sản phẩm | Product design | 2.3.1.6 |
156 | Tạo hình động | Moving image | 2.3.5.8 |
157 | Thẩm mỹ công nghiệp | Industrial aesthetics | 2.3.1.7 |
158 | Thẩm mỹ truyền thông | Communicational aesthetics | 2.3.5.9 |
159 | Thiết kế | Design | 2.1.46 |
160 | Thiết kế ấn phẩm | Publishing design | 2.3.2.14 |
161 | Thiết kế bao bì | Packaging design | 2.3.2.15 |
162 | Thiết kế chi tiết | Detailed design | 2.3.3.6 |
163 | Thiết kế đơn vị mẫu | Module design | 2.3.1.8 |
164 | Thiết kế đô thị | Urban design | 2.2.4.11 |
165 | Thiết kế sản phẩm nội thất | Furniture design | 2.3.3.7 |
166 | Thiết kế kiến trúc | Architectural design | 2.2.4.12 |
167 | Thiết kế nguyên mẫu | Prototype design | 2.3.1.9 |
168 | Thiết kế nhận diện thương hiệu | Brand identity design | 2.3.2.16 |
169 | Thiết kế nội thất | Interior design | 2.2.4.13 |
170 | Thiết kế quảng cáo | Advertising design | 2.3.2.17 |
171 | Thiết kế quảng cáo sự kiện | Event advertising design | 2.3.2.18 |
172 | Thiết kế sản phẩm | Product design | 2.3.2.19 |
173 | Thiết kế truyện tranh | Comic design | 2.3.2.20 |
174 | Thiết kế truyền thông | Commumnication design | 2.3.5.10 |
175 | Thiết kế trưng bày | Display design | 2.3.3.8 |
176 | Thiết kế tương tác | Interactive design | 2.3.5.11 |
177 | Thực tại ảo | Virtual reality | 2.3.5.12 |
178 | Tiêu chí thiết kế trưng bày | Display design criteria | 2.3.3.9 |
179 | Trại sáng tác | Symposimum/Workshop | 2.1.47 |
180 | Trang phục/Y phục | Apparel/Clothes | 2.3.4.10 |
181 | Trang phục thường ngày | Casual fashion | 2.3.4.11 |
182 | Trang phục trình diễn | Demonstration costume | 2.3.4.12 |
183 | Trang phục truyền thống | Custome | 2.3.4.13 |
184 | Trang trí công nghiệp | Industrial decoration | 2.4.7 |
185 | Trang trí kiến trúc | Architectural decoration | 2.2.4.14 |
186 | Trang trí mỹ nghệ | Fine art decoration | 2.4.8 |
187 | Trang trí nội, ngoại thất | Interior and exterior decoration | 2.4.9 |
188 | Trang trí nội thất | Interior decoration | 2.3.3.10 |
189 | Trang trí phục trang | Costume decoration | 2.4.10 |
190 | Trang trí sách báo | Book decoration | 2.4.11 |
191 | Trang trí sân khấu điện ảnh | Theater decoration | 2.4.12 |
192 | Tranh biếm họa | Caricature painting | 2.2.2.14 |
193 | Tranh cổ động | Promotional graphics | 2.2.2.15 |
194 | Tranh dân gian | Traditional painting | 2.2.2.16 |
195 | Tranh in đá | Lithography | 2.2.2.17 |
196 | Tranh in độc bản | Single edition painting | 2.2.2.18 |
197 | Tranh in khắc gỗ | Woodcut | 2.2.2.19 |
198 | Tranh in khắc kim loại | Metal carving painting graphic | 2.2.2.20 |
199 | Tranh in lụa | Silk printing graphics | 2.2.2.21 |
200 | Tranh khảm | Mosaic/encrust | 2.2.3.12 |
201 | Tranh kính màu | Stained glass | 2.2.3.13 |
202 | Tranh kỹ thuật số | Digital painting | 2.3.5.13 |
203 | Tranh lụa | Silk painting | 2.2.3.14 |
204 | Tranh minh họa sách | Book illustrations | 2.2.2.22 |
205 | Tranh phấn màu | Pastel painting | 2.2.3.15 |
206 | Tranh phong cảnh | Landscape | 2.2.3.16 |
207 | Tranh sơn dầu | Oil painting | 2.2.3.17 |
208 | Tranh sơn khắc | Lacquer engraving | 2.2.3.18 |
209 | Tranh sơn mài | Lacquer painting | 2.2.3.19 |
210 | Tranh thờ | Worshiping painting | 2.2.2.23 |
211 | Tranh tĩnh vật | Still life painting | 2.2.3.20 |
212 | Tranh trổ giấy | Cutching paper painting | 2.2.3.21 |
213 | Tranh tường | Wall painting/fresco painting | 2.2.3.22 |
214 | Triển lãm mỹ thuật | Art exhibition | 2.1.48 |
215 | Triển lãm nội thất | Furniture exhibition | 2.3.3.11 |
216 | Trục | Axis | 2.1.49 |
217 | Trường phái | School | 2.1.50 |
218 | Truyền thông thị giác | Visual commumnication | 2.3.5.14 |
219 | Tư duy thiết kế | Design idea | 2.1.51 |
220 | Tương đồng | Similar | 2.1.52 |
221 | Tương phản | Contrast | 2.1.53 |
222 | Tương quan | Correlation | 2.1.54 |
223 | Tượng chân dung | Portrait sculpture | 2.2.1.16 |
224 | Tượng đài | Monumental sculpture | 2.2.1.17 |
225 | Tượng tròn | Full round sculpture | 2.2.1.18 |
226 | Tỷ lệ | Ratio | 2.1.55 |
227 | Tỷ xích | Scale | 2.1.56 |
228 | Vật liệu chuyên dùng <Thiết kế công nghiệp> | Specialized materials <lndustrial design> | 2.3.1.10 |
229 | Vật liệu chuyên dùng <Thiết kế đồ họa> | Specialized materials <Graphic design> | 2.3.2.21 |
230 | Vật liệu chuyên dùng <Thiết kế nội thất> | Specialized materials <lnterior design> | 2.3.3.12 |
231 | Vật liệu tổng hợp | Synthetic resins/Composite | 2.2.1.19 |
232 | Vẽ theo trí nhớ | Memory drawing | 2.2.3.23 |
233 | Vóc sơn mài | Lacquer background board | 2.2.3.24 |
234 | Xen kẽ | Alternation | 2.4.13 |
235 | Ý tưởng | Concept | 2.1.57 |
236 | Ý tưởng thiết kế | Concept design | 2.1.58 |
237 | Ý tưởng sáng tác | Creative concept | 2.1.59 |
Mục lục tra cứu thuật ngữ theo bảng chữ cái tiếng Anh
TT | Thuật ngữ tiếng Anh | Thuật ngữ tiếng Việt | Điều |
1 | Advertisement affiche/poster | Áp phích quảng cáo thương mại | 2.3.2.2 |
2 | Advertising design | Thiết kế quảng cáo | 2.3.2.17 |
3 | Affiche/Poster | Áp phích | 2.3.2.1 |
4 | Alternation | Xen kẽ | 2.4.13 |
5 | Apparel/Clothes | Trang phục/Y phục | 2.3.4.10 |
6 | Appliance design | Tạo dáng đồ gia dụng | 2.3.1.5 |
7 | Architectural decoration | Trang trí kiến trúc | 2.2.4.14 |
8 | Architectural design | Thiết kế kiến trúc | 2.2.4.12 |
9 | Architectural design drawing | Bản vẽ kiến trúc | 2.2.42 |
10 | Art collection | Sưu tập mỹ thuật | 2.2.3.11 |
11 | Art exhibition | Triển lãm mỹ thuật | 2.1.48 |
12 | Artistic icon | Hình tượng nghệ thuật | 2.1.22 |
13 | Artwork | Tác phẩm nghệ thuật | 2.1.45 |
14 | As-built drawing | Bản vẽ hoàn công | 2.2.4.1 |
15 | Axial lines | Đường trục | 2.1.18 |
16 | Axis | Trục | 2.1.49 |
17 | Beat | Nhịp điệu | 2.1.39 |
18 | Block/bulk/volume | Khối | 2.1.25 |
19 | Body painting | Nghệ thuật thân thể | 2.5.11 |
20 | Book decoration | Trang trí sách báo | 2.4.11 |
21 | Book illustrations | Tranh minh họa sách | 2.2.2.22 |
22 | Brand identity design | Thiết kế nhận diện thương hiệu | 2.3.2.16 |
23 | Calligraphy | Nghệ thuật thư pháp | 2.3.2.12 |
24 | Caricature painting | Tranh biếm họa | 2.2.2.14 |
25 | Carve | Đục/chạm | 2.2.1.6 |
26 | Cast | Đúc | 2.2.1.5 |
27 | Casual fashion | Trang phục thường ngày | 2.3.4.11 |
28 | Classical style | Phong cách cổ điển | 2.3.4.6 |
29 | Clay carving tool | Dao nặn | 2.2.1.4 |
30 | Colour | Màu sắc | 2.1.30 |
31 | Comic design | Thiết kế truyện tranh | 2.3.2.20 |
32 | Commumnication design | Thiết kế truyền thông | 2.3.5.10 |
33 | Communicational aesthetics | Thẩm mỹ truyền thông | 2.3.5.9 |
34 | Complementary colours | Màu tương phản | 2.1.31 |
35 | Composition | Bố cục | 2.1.4 |
36 | Concept | Ý tưởng | 2.1.57 |
37 | Concept design | Ý tưởng thiết kế | 2.1.58 |
38 | Conceptual art | Nghệ thuật ý niệm | 2.5.15 |
39 | Construction work architecture | Kiến trúc công trình xây dựng | 2.2.4.7 |
40 | Contemporary fine art | Mỹ thuật đương đại | 2.1.35 |
41 | Contrast | Tương phản | 2.1.53 |
42 | Contruction drawing | Bản vẽ thi công | 2.2.4.3 |
43 | Correlation | Tương quan | 2.1.54 |
44 | Costume decoration | Trang trí phục trang | 2.4.10 |
45 | Creative concept | Ý tưởng sáng tác | 2.1.59 |
46 | Custome | Trang phục truyền thống | 2.3.4.13 |
47 | Cutching paper painting | Tranh trổ giấy | 2.2.3.21 |
48 | Chiaroscuro | Đậm nhạt | 2.1.11 |
49 | Chisel | Dụng cụ khắc | 2.2.2.5 |
50 | Chroma | Sắc độ | 2.1.44 |
51 | Decoration project | Đồ án trang trí | 2.4.2 |
52 | Decorative art | Nghệ thuật trang trí | 2.4.5 |
53 | Decorative pattern | Hoa văn trang trí | 2.4.4 |
54 | Decorative relief | Phù điêu trang trí | 2.2.1.15 |
55 | Demonstration costume | Trang phục trình diễn | 2.3.4.12 |
56 | Design | Thiết kế | 2.1.46 |
57 | Design idea | Tư duy thiết kế | 2.1.51 |
58 | Detailed design | Thiết kế chi tiết | 2.3.3.6 |
59 | Details | Chi tiết | 2.1.9 |
60 | Diep paper | Giấy điệp | 2.2.2.8 |
61 | Digital art | Nghệ thuật kỹ thuật số | 2.3.5.5 |
62 | Digital image | Hình ảnh kỹ thuật số | 2.3.2.7 |
63 | Digital painting | Tranh kỹ thuật số | 2.3.5.13 |
64 | Digital printing | In kỹ thuật số | 2.3.5.2 |
65 | Digital sculture | Nghệ thuật điêu khắc kỹ thuật số | 2.5.6 |
66 | Disassembly details | Chi tiết tháo ráp | 2.3.3.3 |
67 | Display design | Thiết kế trưng bày | 2.3.3.8 |
68 | Display design criteria | Tiêu chí thiết kế trưng bày | 2.3.3.9 |
69 | Distance rule | Hình chiếu phối cảnh | 2.2.4.5 |
70 | Drafting/sketching | Dựng hình | 2.2.3.3 |
71 | Drawing | Bản vẽ | 2.1.2 |
72 | Easel graphic | Đồ họa giá vẽ | 2.2.2.6 |
73 | Elevation | Mặt đứng | 2.2.4.9 |
74 | Emboss | Gò | 2.2.1.8 |
75 | Environmental art | Nghệ thuật môi trường | 2.5.9 |
76 | Engrave | Chạm khắc | 2.2.1.2 |
77 | Engraving | Bản khắc | 2.2.2.2 |
78 | Event advertising design | Thiết kế quảng cáo sự kiện | 2.3.2.18 |
79 | Fashion designer | Nhà thiết kế thời trang | 2.3.4.5 |
80 | Fashion style | Phong cách thời trang | 2.3.4.8 |
81 | Fashion symbol | Biểu tượng thời trang | 2.3.4.1 |
82 | Figure | Hình | 2.1.20 |
83 | Fine art | Mỹ thuật | 2.1.33 |
84 | Fine art decoration | Trang trí mỹ nghệ | 2.4.8 |
85 | Focal point | Điểm nhấn | 2.1.13 |
86 | Frieze | Đường diềm | 2.4.3 |
87 | Full round sculpture | Tượng tròn | 2.2.1.18 |
88 | Function | Công năng | 2.3.1.1 |
89 | Furniture design | Thiết kế sản phẩm nội thất | 2.3.3.7 |
90 | Furniture exhibition | Triển lãm nội thất | 2.3.3.11 |
91 | Graffiti art | Nghệ thuật graffiti | 2.5.7 |
92 | Graphic printing techniques | Kỹ thuật in đồ họa | 2.3.2.9 |
93 | Harmony | Hài hòa | 2.1.19 |
94 | Harmony of colour | Hòa sắc | 2.1.24 |
95 | Horizon line | Đường chân trời | 2.1.16 |
96 | Icon | Hình tượng | 2.1.21 |
97 | Illustration | Minh họa | 2.3.2.10 |
98 | Image | Hình ảnh | 2.3.2.6 |
99 | Industrial aesthetics | Thẩm mỹ công nghiệp | 2.3.1.7 |
100 | Industrial decoration | Trang trí công nghiệp | 2.4.7 |
101 | Industrial design | Tạo dáng đồ công nghiệp | 2.3.1.4 |
102 | Industrial form | Kiểu dáng công nghiệp | 2.3.1.3 |
103 | Ink print | Mực in | 2.2.2.13 |
104 | Installation art | Nghệ thuật sắp đặt | 2.5.10 |
105 | Interactive design | Thiết kế tương tác | 2.3.5.11 |
106 | Interior and exterior decoration | Trang trí nội, ngoại thất | 2.4.9 |
107 | Interior decoration | Trang trí nội thất | 2.3.3.10 |
108 | Interior design | Thiết kế nội thất | 2.2.4.13 |
109 | Interior space | Không gian nội thất | 2.3.3.4 |
110 | Kinetic art | Nghệ thuật chuyển động | 2.5.4 |
111 | Lacquer | Sơn mài | 2.2.3.10 |
112 | Lacquer background board | Vóc sơn mài | 2.2.3.24 |
113 | Lacquer engraving | Tranh sơn khắc | 2.2.3.18 |
114 | Lacquer painting | Tranh sơn mài | 2.2.3.19 |
115 | Land art | Nghệ thuật địa hình | 2.5.5 |
116 | Landscape | Tranh phong cảnh | 2.2.3.16 |
117 | Landscape architecture | Kiến trúc cảnh quan | 2.2.4.6 |
118 | Layout | Dàn trang | 2.3.2.5 |
119 | Light | Ánh sáng | 2.1.1 |
120 | Light art | Nghệ thuật ánh sáng | 2.5.1 |
121 | Line | Đường nét | 2.1.17 |
122 | Lithography | Tranh in đá | 2.2.2.17 |
123 | Logo | Biểu trưng | 2.3.2.3 |
124 | Mannequin | Ma nơ canh | 2.3.4.3 |
125 | Manually print | In thủ công | 2.2.2.10 |
126 | Marouflage | Bồi tranh | 2.22.3 |
127 | Material | Chất liệu | 2.1.8 |
128 | Material list | Bảng thống kê vật liệu | 2.3.3.1 |
129 | Medium | Phương tiện thể hiện | 2.3.5.7 |
130 | Memory drawing | Vẽ theo trí nhớ | 2.2.3.23 |
131 | Metal carving painting graphic | Tranh in khắc kim loại | 2.2.2.20 |
132 | Model | Mốt | 2.3.4.4 |
133 | Modelling | Mô hình | 2.3.5.3 |
134 | Modern fine art | Mỹ thuật hiện đại | 2.1.37 |
135 | Module design | Thiết kế đơn vị mẫu | 2.3.1.8 |
136 | Molding | Nặn | 2.2.1.11 |
137 | Monumental painting | Hội họa hoành tráng | 2.2.3.5 |
138 | Monumental relief | Phù điêu hoành tráng | 2.2.1.14 |
139 | Monumental sculpture | Tượng đài | 2.2.1.17 |
140 | Mosaic/encrust | Tranh khảm | 2.2.3.12 |
141 | Motif | Mô tip | 2.1.32 |
142 | Movie studio | Phim trường | 23.5.6 |
143 | Moving image | Tạo hình động | 2.3.5.8 |
144 | Multimedia | Đa phương tiện | 2.3.5.1 |
145 | Multimedia art | Nghệ thuật đa phương tiện | 2.3.5.4 |
146 | Negative shape | Khối âm | 2.2.1.9 |
147 | Net art | Nghệ thuật mạng | 2.5.8 |
148 | Oil painting | Sơn dầu | 2.2.3.9 |
149 | Oil painting | Tranh sơn dầu | 2.2.3.17 |
150 | One-point perspective | Phối cảnh một điểm tụ | 2.1.43 |
151 | Outside art | Nghệ thuật bên ngoài | 2.5.3 |
152 | Packaging design | Thiết kế bao bì | 2.3.2.15 |
153 | Palette | Bảng pha màu | 2.2.3.2 |
154 | Palette of fine arts | Bảng màu mỹ thuật | 2.1.3 |
155 | Pastel | Phấn màu | 2.2.3.7 |
156 | Pastel painting | Tranh phấn màu | 2.2.3.15 |
157 | Perforated reliefs | Phù điêu chạm lộng | 2.2.1.13 |
158 | Performance art | Nghệ thuật trình diễn | 2.5.13 |
159 | Perspective | Phối cảnh | 2.1.41 |
160 | Perspective of disasembly | Phối cảnh chi tiết tháo ráp | 2.3.3.5 |
161 | Point | Điểm | 2.1.12 |
162 | Portrait sculpture | Tượng chân dung | 2.2.1.16 |
163 | Positive shape | Khối dương | 2.2.1.10 |
164 | Post-modern fine art | Mỹ thuật hậu hiện đại | 2.1.36 |
165 | Primary colours | Màu cơ bản/Màu gốc | 2.1.29 |
166 | Printing techniques, collagraph | Kỹ thuật in, cắt dán | 2.3.2.8 |
167 | Printmaking | Đồ họa tranh in | 2.2.2.7 |
168 | Printmaking paper | Giấy in đồ họa | 2.2.2.9 |
169 | Product design | Tạo dáng sản phẩm | 2.3.1.6 |
170 | Product design | Thiết kế sản phẩm | 2.3.2.19 |
171 | Promotional graphics | Tranh cổ động | 2.2.2.15 |
172 | Prototype design | Thiết kế nguyên mẫu | 2.3.1.9 |
173 | Public fine art | Mỹ thuật công cộng | 2.1.34 |
174 | Publishing design | Thiết kế ấn phẩm | 2.3.2.14 |
175 | Ratio | Tỷ lệ | 2.1.55 |
176 | Relief | Phù điêu/Chạm nổi | 2.2.1.12 |
177 | Relief plate rack | Giá đỡ phù điêu | 2.2.1.7 |
178 | Repetition | Nhắc lại | 2.4.6 |
179 | Restoration | Phục chế | 2.2.3.8 |
180 | Rulo | Dụng cụ in | 2.2.2.4 |
181 | Scale | Tỷ xích | 2.1.56 |
182 | Screen partition/folding screen/room divider | Bình phong | 2.3.3.2 |
183 | Sculpture armature | Cốt tượng | 2.2.1.3 |
184 | Sculpture stand | Bàn xoay | 2.2.1.1 |
185 | School | Trường phái | 2.1.50 |
186 | Section | Mặt cắt | 2.2.4.8 |
187 | Sewing cutting technique | Kỹ thuật cắt may | 2.3.4.2 |
188 | Shading | Đánh bóng | 2.2.3.4 |
189 | Shape drawing | Hình vẽ | 2.1.23 |
190 | Silk painting | Tranh lụa | 2.2.3.14 |
191 | Silk printing graphics | Tranh in lụa | 2.2.2.21 |
192 | Similar | Tương đồng | 2.1.52 |
193 | Single edition painting | Tranh in độc bản | 2.2.2.18 |
194 | Sketch | Ký họa | 2.1.28 |
195 | Sound art | Nghệ thuật âm thanh | 2.5.2 |
196 | Space | Không gian | 2.1.26 |
197 | Specialized materials <Graphic design> | Vật liệu chuyên dùng <Thiết kế đồ họa> | 2.3.2.21 |
198 | Specialized materials <Industrial design> | Vật liệu chuyên dùng <Thiết kế công nghiệp> | 2.3.1.10 |
199 | Specialized materials <Interior design> | Vật liệu chuyên dùng <Thiết kế nội thất> | 2.3.3.12 |
200 | Specialized tools | Dụng cụ chuyên ngành | 2.3.1.2 |
201 | Sport style | Phong cách thể thao | 2.3.4.7 |
202 | Stained glass | Tranh kính màu | 2.2.3.13 |
203 | Still life painting | Tranh tĩnh vật | 2.2.3.20 |
204 | Style | Phong cách | 2.1.40 |
205 | Stylization | Cách điệu | 2.1.6 |
206 | Stroke/brush stroke | Bút pháp | 2.1.5 |
207 | Subject | Chủ đề | 2.1.10 |
208 | Symbol | Biểu tượng | 2.3.2.4 |
209 | Symmetrical | Cân đối | 2.1.7 |
210 | Symmetry | Đăng đối | 2.4.1 |
211 | Symmetry | Đối xứng | 2.1.15 |
212 | Symposimum/Workshop | Trại sáng tác | 2.1.47 |
213 | Synthesis art | Nghệ thuật tổng hợp | 2.5.12 |
214 | Synthetic resins/Composite | Vật liệu tổng hợp | 2.2.1.19 |
215 | Technical design drawing | Bản vẽ thiết kế kỹ thuật | 2.2.4.4 |
216 | Technique engraving | Kỹ thuật khắc | 2.2.2.12 |
217 | Technique printmaking | Kỹ thuật in | 2.2.2.11 |
218 | Two-point perspective | Phối cảnh hai điểm tụ | 2.1.42 |
219 | Typography | Nghệ thuật chữ | 2.3.2.11 |
220 | The drawing trowel | Bay vẽ | 2.2.3.1 |
221 | Theater decoration | Trang trí sân khấu điện ảnh | 2.4.12 |
222 | Three-dimensional space | Không gian ba chiều | 2.1.27 |
223 | Tracing drawing sample | Bản can | 2.2.2.1 |
224 | Trademark | Nhãn hiệu | 2.3.2.13 |
225 | Traditional painting | Tranh dân gian | 2.2.2.16 |
226 | Uniform | Phục trang | 2.3.4.9 |
227 | Urban design | Thiết kế đô thị | 2.2.4.11 |
228 | Urban planning | Quy hoạch đô thị | 2.2.4.10 |
229 | Vanishing point | Điểm tụ | 2.1.14 |
230 | Video art | Nghệ thuật video | 2.5.14 |
231 | Virtual reality | Thực tại ảo | 2.3.5.12 |
232 | Visual commumnication | Truyền thông thị giác | 2.3.5.14 |
233 | Visual principle | Nguyên lý thị giác | 2.1.38 |
234 | Wall painting/fresco painting | Tranh tường | 2.2.3.22 |
235 | Water colour | Màu nước | 2.2.3.6 |
236 | Woodcut | Tranh in khắc gỗ | 2.2.2.19 |
237 | Worshiping painting | Tranh thờ | 2.2.2.23 |
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] |
[2] Lê Thanh Lộc (biên soạn) (1998), Từ điển mỹ thuật (Art Dictionary), Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
[3] Đặng Bích Ngân (2002), Từ điển thuật ngữ mỹ thuật phổ thông, Nxb Giáo dục.
[4] Jane Turner (2002), The Grove Dictionary of Art, volume 34, Oxford University Press, (Từ điển Nghệ thuật)
[5] Vệ Hải, Tiệp Nhân (chủ biên) (Trần Kiết Hùng, Nguyễn Hồng Trang dịch) (2004), Từ điển mỹ thuật hội họa thế giới, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.
[6] Gordon Campbell (2007), The Grove Encyclopedia of Classical Art and Architecture (Bách khoa toàn thư về Nghệ thuật cổ điển và Kiến trúc), Oxford University Press.
[7] Nikolas Davies and Erkki Jokiniemi (2008), Dictionary of Architecture and Building Construction (Từ điển Kiến trúc và Công trình xây dựng), Published by Elsevier Ltd
[8] NguyễnThị Hiền Lê (2009), Từ điển bỏ túi chuyên ngành mỹ thuật, Đại học Nghệ Thuật Huế.
[9] Lưu Đức Minh, Lê Thuý Hằng, Trần Thị Hải (2015), Tiếng Anh chuyên ngành mỹ thuật (English for arts), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.