Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13834-5:2023 Thiết bị bảo vệ sử dụng môn khúc côn cầu trên băng – Phần 5

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 13834-5:2023

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13834-5:2023 ISO 10256-5:2017 Thiết bị bảo vệ sử dụng môn khúc côn cầu trên băng – Phần 5: Thiết bị bảo vệ chống rách cổ cho người chơi khúc côn cầu trên băng
Số hiệu:TCVN 13834-5:2023Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Văn hóa-Thể thao-Du lịch
Ngày ban hành:31/08/2023Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13834-5:2023
ISO 10256-5:2017

THIẾT BỊ BẢO VỆ SỬ DỤNG TRONG KHÚC CÔN CẦU TRÊN BĂNG

- PHẦN 5: THIẾT BỊ BẢO VỆ CHỐNG RÁCH CỔ CHO NGƯỜI CHƠI KHÚC CÔN CẦU TRÊN BĂNG

Protective equipment for use in ice hockey - Part 5: Neck laceration protectors for ice hockey players

Mục lục

Lời nói đầu

Lời giới thiệu

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Thuật ngữ và định nghĩa

4  Yêu cầu chung

4.1  Tính vô hại

4.2  Ecgônômi, dễ sử dụng và điều chỉnh

4.3  Phạm vi được bảo vệ và phạm vi được che chắn

4.4  Khả năng chống cắt

4.5  Tính vĩnh viễn của nhãn

5  Phương pháp thử

5.1  Dung sai của thiết bị thử nghiệm

5.2  Mu thử và ổn định mẫu

5.3  Quy trình thử

6  Báo cáo thử nghiệm

7  Ghi nhãn và gắn nhãn

7.1  Ghi nhãn

7.2  Gắn nhãn

8  Thông tin hướng dẫn sử dụng

Phụ lục A (quy định) Phép thử cắt bằng cách sử dụng đường ray đơn nằm ngang được dẫn hướng

Phụ lục B (quy định) Phép thử cắt bằng cách sử dụng thiết bị thả được dẫn hướng

Phụ lục C (quy định) Hình dạng giải phẫu

Thư mục tài liệu tham khảo

 

Lời nói đầu

TCVN 13834-5:2023 hoàn toàn tương đương với ISO 10256-5:2017;

TCVN 13834-5:2023 do Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia TP. Hồ Chí Minh biên soạn, Bộ Văn hóa Ththao và Du lịch đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố;

Bộ tiêu chuẩn TCVN 13834 (ISO 10256) Thiết bị bảo vệ sử dụng trong khúc côn cầu trên băng gồm các phần sau đây:

- TCVN 13834-1 (ISO 10256-1:2016), Phần 1: Yêu cầu chung;

- TCVN 13834-2 (ISO 10256-2:2016), Phần 2: Thiết bị bảo vệ đầu cho người trượt băng;

- TCVN 13834-3 (ISO 10256-3:2016), Phần 3: Thiết b bảo vệ mặt cho người trượt băng;

- TCVN 13834-4 (ISO 10256-4:2016), Phần 4: Thiết bị bảo vệ đầu và mặt cho thủ môn;

- TCVN 13834-5 (ISO 10256-3:2017), Phần 5: Thiết bị bảo vệ chống rách cổ cho người chơi khúc côn cầu trên băng.

 

Lời giới thiệu

Mục đích của biện pháp bảo vệ cổ là để giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của vết rách cổ khi chơi khúc côn cầu trên băng. Chức năng bảo vệ chống đâm xuyên của lưỡi giày trượt băng.

Thiết bị bảo vệ chống rách cổ sử dụng trong môn khúc côn cầu trên băng bao gồm cả miếng chèn (protector) bảo vệ cổ. Để phát huy được hết tính năng của nó, thì thiết bị bảo vệ cổ phải càng khít càng tt đ đảm bảo cổ được ổn định, phù hợp và thoải mái. Khi sử dụng, thiết bị bảo vệ chống rách cổ phải được buộc chặt theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Cần phải có các quy định kỹ thuật về tính năng của thiết bị bảo vệ để giảm nguy cơ chấn thương trong môn khúc côn cầu trên băng. Mục tiêu nhằm thúc đẩy việc sử dụng các vật liệu và/hoặc cấu trúc tốt hơn khi chúng có sẵn để đáp ứng các yêu cầu trong tương lai của môn thể thao khúc côn cầu trên băng. Để mang lại sự thoải mái, lắp và sử dụng đúng cách, thiết b bảo vệ chống rách cổ phải được chế tạo từ vật liệu cung cấp các đặc tính hoạt động thích hợp.

Mục đích của tiêu chuẩn này là giảm nguy cơ bị rách cổ mà không ảnh hưởng đến hình thức hoặc sự hấp dẫn của trận đấu.

Khúc côn cầu trên băng là môn thể thao có nguy cơ gây chấn thương. Tiêu chuẩn này chỉ dành cho thiết bị bảo vệ chống rách cổ được sử dụng cho môn khúc côn cầu trên băng. Thiết bị này không đủ khả năng bảo vệ các tác động đến cổ hoặc cột sống, chúng cũng không chống lại được lực nén dọc cột sống cổ. Vì vậy chấn thương nghiêm trọng đầu, não hoặc cột sống, bao gồm tê liệt hoặc tử vong vẫn có thể xảy ra ngay cả khi thiết b bảo vệ chống rách cổ đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn này.

Để thiết bị bảo vệ chống rách cổ có thể hoạt động tốt, thiết bị cần phải ở trong tình trạng tốt, vừa vặn, được đeo đúng cách và không bị thay đổi dưới bất kỳ hình thức nào.

 

THIẾT BỊ BẢO VỆ SỬ DỤNG TRONG KHÚC CÔN CẦU TRÊN BĂNG - PHẦN 5: THIẾT BỊ BẢO VỆ CHỐNG RÁCH CỔ CHO NGƯỜI CHƠI KHÚC CÔN CẦU TRÊN BĂNG

Protective equipment for use in ice hockey - Part 5: Neck laceration protectors for ice hockey players

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về tính năng và phương pháp thử đối với thiết bị bảo vệ chống rách cổ được sử dụng trong môn khúc côn cầu trên băng, cần có thiết bị bảo vệ này để giảm nguy cơ bị rách cổ do tiếp xúc với lưỡi giày trượt băng của môn khúc côn cầu.

Các thử nghiệm cần thiết để đảm bảo thiết bị bảo vệ chống rách cổ phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này không cố gắng dự đoán tính năng của thiết bị bảo vệ chống rách cổ trong mọi tình huống có thể xảy ra. Tiêu chuẩn này không đề cập đến việc bảo vệ khỏi va đập với quả bóng, gậy hoặc các vật thể khác trong môn khúc côn cầu.

Tiêu chuẩn này không đề cập đến các phụ kiện được gắn với thiết bị bảo vệ chống rách cổ.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bn mới nht, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 13834-1 (ISO 10256-1), Thiết bị bảo vệ sử dụng trong khúc côn cầu trên băng - Phần 1: Yêu cầu chung

ISO 6330, Textiles - Domestic washing and drying procedures for textile testing (Vật liệu dệt - Quy trình giặt và làm khô tại gia đình để th vật liệu dệt)

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong TCVN 13834-1 (ISO 10256-1) cùng với các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Hình dạng giải phẫu (anatomical form)

Vật thể đặc hoặc rỗng được xác định theo hình dạng và kích cỡ, được sử dụng để hỗ trợ thiết bị bo vệ chống rách cổ (3.6) để kiểm tra xác nhận các yêu cầu thử nghiệm của tiêu chuẩn này.

3.2

Cái đe (anvil)

Khối kim loại cứng có mặt cắt hình tròn hoặc hình vuông có hình dạng xác định ở đầu trên của nó được sử dụng để truyền lực tác động từ bên trong mẫu thử lên bộ chuyển đổi lực.

3.3

Yếm (bib)

Một phần của thiết bị bảo vệ chống rách cổ (3.6) nằm trên vùng trước ngực.

3.4

Mặt đối xứng (median plane)

Mặt phẳng theo phương thẳng đứng đi qua thiết bị bảo vệ chống rách cổ (3.6) từ trước ra sau và chia thiết bị bảo vệ chống rách cổ thành hai nửa bên phải và bên trái.

3.5

Kiểu dáng (model)

Nhóm thiết bị bảo vệ cổ (3.6) không khác nhau về các yếu tố thiết yếu.

CHÚ THÍCH 1: Các yếu tố thiết yếu là vật liệu, thiết kế, cấu trúc, yêu cầu ghi nhãn và hệ thống giữ.

CHÚ THÍCH 2: Cùng một kiểu dáng có thể có nhiều kích cỡ và màu sắc.

3.6

Thiết bị bảo vệ chống rách cổ (neck laceration protector)

Bộ phận chống cắt được mặc trong phạm vi được bảo vệ (3.8) để giảm rủi ro chấn thương do rách từ bên ngoài bởi lưỡi giày trượt băng đâm xuyên.

3.7

Phần cổ (neck part)

Một phần thiết bị bảo vệ chống rách cổ (3.6) bao quanh phần hình trụ của hình cổ giải phẫu.

3.8

Phạm vi bảo vệ (protected area)

Phạm vi bảo vệ chống rách cổ (3.6) chịu tác động thử nghiệm theo quy định trong tiêu chuẩn này.

3.9

Dễ tháo m (easy access)

Khả năng m thiết bị bảo vệ và đặt nỏ ra khỏi cổ người mặc mà không cần bất kỳ dụng cụ nào khí người mặc nằm ngửa (tức là nằm ngửa, hướng lên trên) và không cần nhấc đầu khỏi mặt đất

4  Yêu cầu chung

4.1  Tính vô hại

4.1.1  Ngoài các yêu cầu của 4.1, TCVN 13834-1 (ISO 10256-1) thì phải áp dụng các yêu cầu trong 4.1.2 đến 4.1.4. Việc kiểm tra phải được thực hiện theo 5.3.1.

4.1.2  Thiết bị bảo vệ cổ phải được chế tạo không có bộ phận nào có thể tháo rời trong phạm vi bảo vệ.

4.1.3  Nếu bất kỳ vật liệu nào được sử dụng có xu hướng co lại khi giặt ủi, cần xem xét để đảm bảo vật liệu bảo vệ bao phủ phạm vi bảo vệ sau khi giặt ủi.

4.1.4  Các vật liệu bảo vệ phải được gắn chặt vào nhau và với các vật liệu khác sao cho chúng bảo vệ liên tục trong phạm vi bảo vệ, đảm bảo sự thoải mái cho người sử dụng và không bị xê dịch trong quá trình sử dụng bình thường.

4.2  Ecgônômi, dễ sử dụng và điều chỉnh

4.2.1  Thiết bị bảo vệ chống rách cổ phải phù hợp với các yêu cầu trong 3.2, TCVN 13834-1 (ISO 10256-1).

4.2.2  Thiết bị bảo vệ chống rách cổ phải tương thích với các thiết bị khác như miếng đệm vai, mũ bảo hiểm và thiết bị bảo vệ mặt.

4.2.3  Thiết bị bảo vệ chống rách cổ phải có thể điều chỉnh được nhanh chóng và dễ dàng, cho phép dễ dàng tiếp cận phạm vi được bảo vệ trong trường hợp khẩn cấp.

4.2.4  Thiết bị bảo vệ chống rách cổ phải được thiết kế và sản xuất sao cho vẫn ở đúng vị trí trong quá trình chơi khúc côn cầu trên băng bình thường khi được đeo theo hướng dẫn của nhà sản xuất

4.3  Phạm vi bảo vệ và phạm vi che chắn

Khi kiểm tra theo 5.3.3.1, vật liệu của thiết bị bảo vệ chống rách cổ phải che chắn được phạm vi bảo vệ như trong Hình 1.

4.4  Độ bền cắt

Khi tiến hành phép thử theo 5.3.5, phạm vi bo vệ đối với thiết bị bảo vệ chống rách cổ phải đáp ứng các yêu cầu về độ bền ct tối thiểu quy định đối với phương pháp thử được thực hiện.

Khi tiến hành phép thử theo phương pháp trong Phụ lục A, không phát hiện được có vết cắt nào trên mút cổ nhân tạo, cũng không được cắt qua lớp dưới cùng (lớp tiếp xúc với da của người sử dụng) của thiết bị bảo vệ chống rách cổ.

Khi tiến hành phép thử theo phương pháp trong Phụ lục B, không được có vết cắt xuyên qua toàn bộ chiều dày của thiết bị bảo vệ chống rách cổ trong vùng thử nghiệm đã cắt.

4.5  Tính vĩnh viễn của nhãn

Khi được thử nghiệm theo 5.3.4, phần ghi nhãn phải rõ ràng không dễ dàng bị xóa trong thời gian sử dụng hữu ích của thiết bị bảo vệ chống rách cổ trong điều kiện sử dụng và bảo dưỡng bình thường theo các khuyến nghị về chăm sóc và bảo dưỡng của nhà sản xuất.

5  Phương pháp thử

5.1  Dung sai của thiết bị thử nghiệm

Trừ khi có quy định khác, các kích thước của thiết bị thử nghiệm cắt phải có dung sai ± 2 %.

5.2  Mẫu thử và ổn định mẫu

5.2.1  Mẫu thử

Chỉ tiến hành phép thử đối với các thiết bị bảo vệ chống rách cổ còn mới (chưa qua sử dụng) và hoàn chỉnh đã được bán trên thị trường. Các thiết bị bảo vệ chống rách cổ phải được kiểm tra bằng mắt thường và bằng tay trước khi ổn định mẫu. Số lượng mẫu cần thiết cho mỗi phép thử được quy định trong Bảng 1.

5.2.2  Chuẩn bị mẫu và ổn định mẫu

5.2.2.1  Làm sạch và treo khô

Tất cả các mẫu thiết bị bảo vệ chống rách cổ phải được làm sạch ba lần theo ISO 6330 và theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Sau mỗi lần làm sạch, thiết bị bảo vệ phải được treo trong điều kiện môi trường xung quanh theo ISO 6330 và theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

5.2.2.2  n định mẫu

Trừ khi có quy định khác, các mẫu thiết bị bảo vệ chống rách cổ dùng cho phép thử chống cắt phải:

a) điều kiện khô - được ổn định ở nhiệt độ môi trường xung quanh theo TCVN 13834-1 (ISO 10256-1);

b) điều kiện ẩm ướt - ngập trong nước ở nhiệt độ (20 ± 2) °C trong ít nhất 4 h. Sau khi lấy ra khi nước, thiết bị bảo vệ phải được treo trong (30 ± 5) min ở điều kiện môi trường xung quanh theo 6.1, TCVN 13834-1 (ISO 10256-1).

5.3  Quy trình thử

5.3.1  Tính vô hại

Thiết bị bảo vệ chống rách cổ phải được kiểm tra bằng mắt thường và/hoặc bằng tay đề xác định rằng không có bộ phận nào có thể gây thương tích cho người dùng hoặc người chơi khác trong quá trình sử dụng bình thường.

Các tài liệu do nhà sản xuất cung cấp phải được kiểm tra để xác định xem việc công bố rằng các vật liệu này phù hợp để sử dụng cho quần áo và thiết bị bảo hộ chơi khúc côn cầu trên băng là chính xác không. Nếu tài liệu không đầy đủ thì kiểu dáng sân phẩm đó sẽ không được thử nghiệm.

Kết quả thử nghiệm về tính vô hại phải được ghi vào báo cáo thử nghiệm.

5.3.2  Ecgônômi

Thiết bị bảo vệ phải đáp ứng các yêu cầu về ecgônômi nêu trong TCVN 13834-1 (ISO 10256-1) và trong 4.2 của tiêu chuẩn này.

5.3.3  Kiểm tra xác nhận phạm vi bảo vệ, phạm vi che chắn và kiểm tra kích cỡ

5.3.3.1  Kiểm tra xác nhận phạm vi che chắn của phạm vi bảo vệ

Phạm vi bảo vệ đối với thiết bị bảo vệ chống rách cổ phải bao gồm phần cổ (cổ áo) và phần yếm.

Việc kiểm tra xác nhận phạm vi bảo vệ được thực hiện trên một hình giải phẫu được chế tạo theo thông số kỹ thuật trong Phụ lục C. Kích cỡ của hình giải phẫu phải tương ứng với kích cỡ ghi trên thiết bị bảo vệ cổ.

Khi thiết bị bảo vệ chống rách cổ được lắp đặt theo hình giải phẫu và được giữ ở vị trí theo khuyến nghị của nhà sản xuất, vật liệu bảo vệ phải đáp ứng các yêu cầu về phạm vi được bảo vệ của phần cổ và yếm (xem Hình 1).

Phạm vi được bảo vệ của phần cổ phải được xác định trên từng hình giải phẫu tương ứng với (các) kích cỡ được chỉ ra trên thiết bị bảo vệ chống rách cổ. Việc kiểm tra xác nhận phạm vi được bảo vệ của phần cổ này phải được thực hiện theo các điều kiện sau:

a) thiết bị bảo vệ chống rách cổ phải được đặt trên kích cỡ tương ứng của hình giải phẫu. Mặt đối xứng của thiết bị bảo vệ cổ phải được xếp thẳng hàng với các điểm F và J của hình gii phẫu (xem Hình 1).

b) để mô phỏng sự phù hợp tiêu chuẩn, một miếng bọt xốp có đường kính 10 mm × dài 15 cm phải được đặt trên phần trước của hình giải phẫu, giữa hình giải phẫu và thiết bị bảo vệ cổ. Thanh này phải được xếp thẳng hàng ở điểm giữa của hình giải phẫu. Phần trung tâm dưới của thanh phải được xếp thẳng hàng với điểm J và miếng bọt xốp phải kéo dài theo chiều rộng để đặt trọng tâm vào điểm F của hình giải phẫu.

c) nếu thiết bị bảo vệ chống rách cổ sử dụng móc và vòng hoặc hệ thống buộc tương tự, thiết bị bảo vệ cổ phải được lắp đặt trên hình giải phẫu sao cho hai phần của hệ thống buộc là song song.

d) sau khi định vị thiết bị bảo vệ cổ vào hình giải phẫu, thanh phải được tháo ra trong quá trình kiểm tra xác nhận phạm vi được bảo vệ.

e) cho phép điều chỉnh thủ công thiết bị bảo vệ cổ theo trục đứng miễn là đường tâm vẫn thẳng hàng với điểm F trên các hình giải phẫu. Không được phép điều chỉnh thêm.

f) thiết bị bảo vệ chống rách cổ có thể được giữ cố định với áp lực bằng tay lên hình giải phẫu trong quá trình kiểm tra xác nhận vùng bảo vệ nếu độ cứng của thiết bị bảo vệ chống rách cổ ngăn nó tiếp xúc với phần thân của hình giải phẫu.

g) nếu có nhiều hơn một kích cỡ được chỉ ra trên thiết bị bảo vệ chống rách cổ thì việc kiểm tra xác nhận vùng bảo vệ phải được thực hiện trên từng hình giải phẫu tương ứng với từng kích cỡ được nêu.

h) nếu thiết bị bảo vệ cổ được gắn liền trong một bộ quần áo, thiết bị bảo vệ chống rách cổ phải được cắt ra khỏi bộ qun áo trước khi nó được đặt trên hình giải phẫu để kiểm tra xác nhận phạm vi bảo vệ.

i) việc kiểm tra xác nhận phạm vi bảo vệ của yếm phải được xác định bằng cách đo chiều cao của yếm theo các điều kiện sau:

1) các phép đo phải được thực hiện tại ba điểm trên dạng: ở 0°, 90° và -90° (xem Hình 1):

2) các phép đo phải được thực hiện từ đường nối của yếm đến mép dưới của yếm, ở góc 90° so với đường may.

5.3.3.2  Phân loại cỡ từng kiểu dáng thiết bị

Tất cả các kích cỡ có sẵn phải được kiểm tra xác nhận theo 5.3.3.1. Các kích cỡ được ghi trên nhãn của các mẫu (xem Bảng 2) và các chi tiết trong thông tin do nhà sản xuất cung cấp (xem Điều 8) phải được kiểm tra để xác định xem các mẫu thử có tương ứng với nội dung ghi nhãn và thông tin được cung cấp cho thiết bị bảo vệ chống rách cổ hay không. Kết quả kiểm tra phải được ghi vào báo cáo thử nghiệm.

5.3.4  Tính vĩnh viễn của nhãn

Tính vĩnh viễn của nhãn phải được kiểm tra xác nhận bằng cách thử một mẫu (phần đại diện) của thiết bị bảo vệ chống rách cổ theo ISO 6330 bằng cách sử dụng các điều kiện và yêu cầu sau:

a) quy trình làm sạch số 6B: tức là đối với các vật liệu dệt dự kiến có thể chịu được giặt tay nhiều lần, hoặc giặt máy thông thường tương đương ở nhiệt độ ấm (40 ± 3) °C;

b) chất tẩy rửa chuẩn AATCC 1993 WOB (không có chất tăng trắng quang học);

c) số chu kỳ: 20 chu kỳ làm sạch liên tục;

d) quy trình khô số A (đường khô sau 20 chu kỳ giặt);

e) vải thử kèm chưa nhuộm: vải thử đa sợi số 10 (bằng sợi axetat, bông, nylon, polyeste, acrylic và len).

5.3.5  Thử nghiệm cắt

Thử nghiệm cắt của thiết bị bảo vệ chống rách cổ được thực hiện như mô tả trong Phụ lục A hoặc Phụ lục B.

6  Báo cáo thử nghiệm

Ngoài các yêu cầu trong Điều 7 của TCVN 13834-1 (ISO 10256-1), báo cáo thử nghiệm phải bao gm ít nhất các thông tin sau:

a) kết quả của phép thử theo Điều 5 ;

b) tương ng với các yêu cầu tại các Điều 4, Điều 7 và Điều 8.

7  Ghi nhãn và gắn nhãn

7.1  Ghi nhãn

Việc ghi nhãn trực tiếp trên sản phẩm phải theo Điều 8 của TCVN 13834-1 (ISO 10256-1).

7.2  Gắn nhãn

Nhãn được gắn chắc chắn vào thiết bị bảo vệ chống rách cổ phải chứa các thông tin sau:

a) khuyến nghị về bảo trì, rửa và sử dụng;

b) ngày của nhà sản xuất ở tất cả các định dạng số (tức là năm, tháng, ngày);

c) nêu cảnh báo rằng thiết bị bảo vệ chống rách cổ chỉ được thiết kế để giảm nguy cơ bị rách trực tiếp do tiếp xúc với lưỡi giày trượt băng trong phạm vi bảo vệ và do đó không loại bỏ rủi ro trong mọi tình huống có thể xảy ra mà người dùng có thể tiếp xúc, bao gồm c những cú đánh trực tiếp vào cổ;

d) nêu cảnh báo rằng nếu thiết bị bảo vệ chống rách cổ không được bo trì đúng cách, không vừa, không được đeo đúng cách hoặc bị thay đổi thì khả năng bảo vệ của thiết bị sẽ bị tổn hại.

8  Thông tin hướng dẫn sử dụng

Ngoài các yêu cầu của TCVN 13834-1 (ISO 10256-1), mỗi thiết bị bảo vệ chống rách cổ phải được ghi nhãn vĩnh viễn với ký hiệu kích cỡ của thiết bị bảo vệ chống rách cổ và chu vi cổ tối thiểu và tối đa mà thiết bị bảo vệ chống rách cổ được thiết kế.

Bảng 1 - Mẫu thử thiết bị bảo vệ chống rách cổ

Yêu cầu các mẫu thử nếu sử dụng phương pháp thử cắt trong Phụ lục A

Phép thử

Ổn định mẫu

Số mẫu cần thiết

Kích cỡ của kiểu dáng

Phạm vi bảo vệ của tấm che

Giặt

1

Tất cả các kích cỡ của kiểu dáng

Phép thử cắt

Khô

3

1 kích cỡ của kiểu dáng

Phép thử cắt

Ướt

1

1 kích c của kiểu dáng

Yêu cầu mẫu thử nghiệm nếu sử dụng phương pháp thử nghiệm cắt ở Phụ lục B

Phép thử

Điều kiện

Số mẫu cần thiết

Kích cỡ mô hình

Phạm vi che chắn của phạm vi bảo vệ

Giặt

1

Tất cả các kích cỡ của kiểu dáng

Phép thử cắt

Khô

1

1 kích cỡ của kiểu dáng

Phép thử cắt

Ướt

1

1 kích cỡ của kiểu dáng

Bảng 2 - Phân loại thiết bị bảo vệ chống rách cổ theo kích cỡ

Kích cỡ

Viết tắt

Chu VI cổ, cm

Tối thiểu

Tối đa

Rất nhỏ

XS

22

27

Nhỏ

S

26

31

Trung bình

M

30

35

Lớn

L

34

39

Rất lớn

XL

38

43

Cực lớn

XXL

42

48

CHÚ DN

1  đường tâm                                      2  phạm vi được bảo vệ

Kích cỡ thiết bị bảo vệ chống rách cổ

Kích thước phạm vi bảo vệ tối thiểu - Phần cổ

Phạm vi bảo vệ tối thiểu - kích thước (mm) của phần yếm (l1)

Rt nhỏ (XS)

Toàn bộ diện tích giữa các điểm giới hạn trên F, G, H, I và các điểm giới hạn dưới J, K, L, M như được đánh dấu trên hình giải phẫu kích c rất nhỏ (XS) phải được che chắn.

30

Nhỏ (S)

Toàn bộ diện tích giữa các điểm giới hạn trên F, G, H, I và các điểm giới hạn dưới J, K, L, M như được đánh dấu trên hình giải phẫu cỡ nhỏ (S) phải được che chắn.

30

Trung bình (M)

Toàn bộ diện tích giữa các điểm giới hạn trên F, G, H, I và các điểm giới hạn dưới J, K, L, M như được đánh dấu trên hình giải phẫu cỡ trung bình (M) phải được che chắn.

30

Lớn (L)

Toàn bộ diện tích giữa các điểm giới hạn trên F, G, H, I và các điểm giới hạn dưới J, K, L, M được đánh dấu trên hình gii phẫu clớn (L) phải được che chắn.

40

Rất lớn (XL)

Toàn bộ diện tích giữa các điểm giới hạn trên F, G, H, I và các điểm giới hạn dưới J, K, L, M được đánh dấu trên hình giải phẫu kích cỡ rất lớn (XL) phải được che chắn.

40

Cực lớn (XXL)

Toàn bộ diện tích giữa các điểm giới hạn trên F, G, H, I và các điểm giới hạn dưới J, K, L, M được đánh dấu trên hình giải phẫu kích cỡ cực lớn (XXL) phải được che chn.

40

Phạm vi thử cắt phải giống như phạm vi được bảo vệ, ngoại trừ diện tích vành đai rộng 10 mm.

Hình 1 - Phạm vi bảo vệ đối với thiết bị bảo vệ chống rách cổ

 

Phụ lục A

(quy định)

Phép thử cắt bằng cách sử dụng một đường ray đơn nằm ngang được dẫn hướng

A.1  Nguyên tắc

Bàn thử nghiệm được thiết kế để mô phỏng chuyển động của lưỡi giày trượt khúc côn cầu (khoảng 25 km/h) do một người nặng từ 68 kg đến 90 kg đeo, tiếp xúc với cổ của người khác.

A.2  Thiết bị của phép thử cắt

A.2.1  Bàn thử nghiệm

Bàn thử nghiệm, như trong Hình A.1, phải bao gồm cổ nhân tạo, lưỡi giày trượt khúc côn cầu, xylanh khí nén và các bộ phận cần thiết khác. Lưỡi giày trượt băng phải được giữ bằng cu con lắc ở vị trí song song với trục chuyển động của cổ nhân tạo. Trong toàn bộ quá trình thử nghiệm, một cơ cấu phải được sử dụng để hạn chế chuyển động thẳng đứng của cổ nhân tạo đồng thời cung cấp ít lực cản đối với chuyển động ngang. Phải sử dụng một chốt cho phép tháo ra dễ dàng để giữ cổ trong khi đang chịu áp lực.

A.2.2  Cổ nhân tạo

Cổ nhân tạo phải được làm thành một hình trụ bằng nhôm có đường kính ngoài là 115 mm ± 5 mm được bao phủ bởi một miếng bọt xốp dày 12,5 mm được cố định chắc chắn. Tổng đường kính phải xấp xỉ 140 mm. Miếng bọt xốp này phải có các đặc điểm sau:

a) mật độ: từ 20 kg/m3 đến 36 kg/m3 (từ 1,25 lb/ft3 đến 2,25 lb/ft3) (Phương pháp thử ASTM D 3575, Hậu tố W, Phương pháp A);

b) khả năng chịu nén dọc ở độ võng 50 %: 96 kPa ± 24 kPa (14 lb/in2 ± 3.5 lb/in2) (Phương pháp thử ASTM D 3575, Hậu tố D).

A.2.3  Lưỡi giày trượt khúc côn cầu

Lưỡi giày trượt phải có các đặc điểm sau:

a) độ dày 3,00 (+0/-0.20) mm;

b) độ cứng Rockwell C từ 50 đến 60;

c) hồ sơ theo mẫu kiểm tra đối với lưỡi giày trượt băng quy định trong Hình B.3;

d) lưỡi giày trượt băng phải được mài sắc đến bán kính lõm danh nghĩa là 12,7 mm bằng cách sử dụng một thiết bị có khnăng duy trì hình dạng ban đầu của lưỡi. Việc mài sắc được coi là hợp lệ cho chín phép thử trừ khi lưỡi giày trượt băng tiếp xúc với trụ nhôm của cổ nhân tạo, trong trường hợp đó, lưỡi giày trượt băng phải được thay thế. Một ngoại lệ có thể khác được mô t trong A.4.

A.2.4  Xylanh khí nén

Xylanh khí nén phải có các đặc điểm sau:

a) xylanh tác động kép với một đầu để hở;

b) đường kính danh nghĩa 5,08 cm;

c) chiều dài hành trình tối thiểu 91 cm;

d) đường kính gốc danh nghĩa 15,9 mm.

A.2.5  Điều chỉnh bàn thử nghiệm

Việc điều chỉnh bàn thử bao gồm các bước sau:

a) điều chỉnh khối lượng của cổ nhân tạo và của các bộ phận chuyn động gắn vào (thanh giằng, trụ, thân, v.v..) đ t hợp đạt khối lượng 4 kg ± 250 g.

b) điều chỉnh chốt sao cho phần hình trụ chịu áp lực có chiều dài 250 mm ±10 mm. Ở vị trí này, phần hình trụ chịu áp suất có thể tích lý thuyết là 458 cm3.

c) xác định áp suất tác dụng lên buồng xylanh để khi thả chốt, cổ giả đạt được tốc độ 25 km/h ± 1 km/h trong hành trình 250 mm ±10 mm. Phương pháp điều chnh tốc độ phải dẫn đến tc độ tức thời tại điểm tiếp xúc là 25 km/h ± 1 km/h. Báo cáo thử nghiệm phải mô t quy trình được sử dụng để điều chỉnh băng ghế thử nghiệm và phải bao gồm một đồ thị minh họa sự tăng tốc độ cổ nhân tạo liên quan đến khoảng cách từ điểm xuất phát. Việc điều chỉnh tốc độ phải được thực hiện ở trạng thái “trống rỗng”, tức là không có thiết bị bảo vệ cổ hoặc miếng bọt xốp trên cổ nhân tạo.

d) điều chỉnh khoảng cách giữa cổ nhân tạo và lưỡi giày trượt khúc côn cầu trên băng thành 250 mm ± 10 mm.

e) điều chỉnh chiều cao của lưỡi giày trượt băng sao cho tại thời điểm cổ nhân tạo (không có thiết bị bảo vệ cổ hoặc miếng bọt xốp) đi qua bên dưới lưỡi giày trượt băng, có khoảng cách 0,1 mm (100 μm) giữa lưỡi giày trượt băng và bề mặt kim loại của cổ nhân tạo.

f) điều chỉnh khối lượng của thiết bị giữ lưỡi giày trượt băng và các bộ phận chuyển động gắn vào đến 100 kg ± 2 kg.

A.3  Quy trình phép thử độ bền cắt

Sử dụng các mẫu thử đã được ổn định mẫu theo Bảng 1. Quy trình thử bao gồm các bước sau:

a) gắn thiết bị bảo vệ chống rách cổ vào cổ nhân tạo để lưỡi của ván trượt khúc côn cầu có thể tiếp xúc với phần bảo vệ cổ cần thử nghiệm;

b) tạo áp suất trong xylanh theo yêu cầu đối với việc điều chỉnh bàn thử và đóng van nạp khí;

c) nhả chốt để thiết bị bảo vệ chống rách cổ được đẩy về phía lưỡi giày trượt băng ở tốc độ cần thiết;

d) tháo thiết bị bảo vệ chống rách cổ và kiểm tra xem có vết cắt nào trên miếng bọt xốp của cổ nhân tạo hay không.

Tiến hành số lần cắt đối với từng thiết bị bảo vệ như quy định trong Bảng A.1. Không thực hiện nhiều hơn một thử nghiệm tại một vị trí nhất định trên miếng bọt xốp bảo vệ cổ nhân tạo và thay miếng bọt xốp cho mỗi thiết bị bảo vệ chống rách cổ.

Bảng A.1 - Yêu cầu về vị trí cắt của thiết bị bảo vệ chống rách cổ

Mu thử

Ổn định mẫu

V trí

Số lần cắt trong thử nghiệm độ bền cắt

1

Khô a

Phép thử này phải được thực hiện trên mỗi thiết bị bảo vệ chống rách cổ tại ba vị trí khác nhau trong phạm vi được bảo vệ. Nếu một cụm hai bộ phận che chắn phạm vi được bảo vệ của thiết bị bảo vệ chống rách cổ, thì thử nghiệm lưỡi giày trượt băng phải được thực hiện trên mỗi bộ phận trong số hai bộ phận và đường nối giữa hai bộ phận.

3

2

Khô a

Phép thử này phải được thực hiện trên mỗi thiết bị bảo vệ chống rách cổ tại ba vị trí khác nhau trong phạm vi được bảo vệ. Nếu một cụm hai bộ phận che chắn phạm vi được bảo vệ của thiết bị bảo vệ chống rách c, thì thử nghiệm lưi giày trượt băng phải được thực hiện trên mỗi bộ phận trong số hai bộ phận và đường nối giữa hai bộ phận.

3

3

Khô a

Phép thử này phải được thực hiện trên mỗi thiết bị bảo vệ chống rách cổ tại ba vị trí khác nhau trong phạm vi bảo vệ. Nếu một cụm hai bộ phận che chắn phạm vi bảo vệ của thiết bị bảo vệ chống rách cổ, thì thử nghiệm lưỡi giày trượt băng phi được thực hiện trên mỗi bộ phận trong số hai bộ phận và đường nối giữa hai bộ phận.

3

4

Ướt

Phần cổ

2

4

Ướt

Yếm

2

a Các thiết bị bảo vệ chống rách cổ phải được ổn đnh ở nhiệt độ môi trường xung quanh là 22 °C ± 3 °C trong phòng thử nghiệm trong ít nhất 24 h.

A.4  Diễn giải kết quả thử nghiệm

Sau khi thực hiện các phép thử cắt theo yêu cầu trên từng kiểu dáng thiết bị bảo vệ chống rách cổ, nếu phát hiện thấy một hoặc nhiều vết cắt trên miếng bọt xốp cổ nhân tạo thì kiểu dáng được thử nghiệm được coi là không phù hợp với tiêu chuẩn này.

Nếu lớp dưới cùng (lớp tiếp xúc với da của người sử dụng) của thiết bị bảo vệ chống rách cổ bị xuyên thủng thì kiu dáng được thử nghiệm được coi là không phù hợp với tiêu chuẩn này.

Nếu phạm vi cắt chạm đến lớp dưới cùng của thiết bị bảo vệ chống rách cổ mà không làm thay đổi lớp đó, thì phải thực hiện ba phép thử bổ sung trên cùng một vùng của thiết bị bảo vệ cổ mới, nhưng không cần thay đổi lưỡi giày trượt khúc côn cầu đã sử dụng cho chín phép thử đầu tiên.

Nếu không có vết cắt nào được phát hiện trên miếng bọt xốp cổ nhân tạo cũng như không có vết cắt trên lớp dưới cùng (lớp tiếp xúc với da của người sử dụng) của thiết bị bảo vệ chống rách cổ thì thiết bị bảo vệ cổ được coi là phù hợp với tiêu chuẩn này.

Kích thước tính bằng milimét

CHÚ DN

1  xylanh khí nén

2  điểm tiếp xúc (trên lưỡi giày trượt băng)

3  điểm khởi đầu

4  cổ nhân tạo

5  khóa dừng

Hình A.1 - Sơ đồ của bàn thử

 

Phụ lục B

(quy định)

Phép thử cắt bằng cách sử dụng thiết bị thả được dẫn hướng

B.1  Thiết bị thử cắt

B.1.1  Cụm thiết bị cắt

B.1.1.1  Quy định chung

Cụm thiết bị cắt phải bao gồm các phần sau đây, như thể hiện trong Hình B.1, Hình B.2 và Hình B.3.

B.1.1.2  Thiết bị thả

Thiết bị thả phải bao gồm hai khối dẫn hướng làm bằng kim loại. Khối trên phải có khối lượng (25 ± 0,1) kg và khối dưới có khối lượng (2 ± 0,1) kg. Một khối cao su được đặt giữa hai khối kim loại có các đặc tính sau:

a) độ dày (25 ± 1) mm;

b) độ cứng shore A 60 ± 5;

c) độ võng nén ở mức 25 % với tốc độ 25 mm/min là 90 kPa ± 5;

d) diện tích tiếp xúc giữa cao su và các khối dẫn hướng là (6 000 ± 1 000) mm2.

B.1.1.3  Lưỡi giày trượt băng

B.1.1.3.1  Lưỡi giày trượt băng phải được lắp trên khi dưới (xem B.1.1.2) sao cho tâm của mép lưỡi thẳng đứng. Mặt phẳng của lưỡi giày trượt băng phải ở góc (25 ± 5)° so với mặt phẳng thẳng đứng pháp tuyến với bề mặt của mẫu đỡ mẫu thử (xem B.1.1.4). Lưỡi giày trượt băng phải có các đặc điểm sau:

a) độ dày 3,00-0,20 mm;

b) độ cứng rockwell C từ 50 đến 60;

c) profile theo mẫu kiểm tra đối với lưỡi giày trượt băng quy định trong Hình B.3.

B.1.1.3.2  Mẫu mài sắc phải được xác định bằng cách sử dụng một lưỡi giày trượt băng mới, chưa qua sử dụng phù hợp với các chỉ dẫn trong Hình B.3. Lưỡi giày trượt băng phải được mài sắc.

a) sử dụng thiết bị có khả năng tái tạo hình dạng ban đầu của lưỡi giày trượt băng, và

b) đến bán kính lõm (12,7 ± 3) mm.

CHÚ THÍCH: Thông thường, việc mài sắc được coi là hợp lệ trong chín chu kỳ thử nghiệm và không vượt quá 12 chu kỳ thử nghiệm.

B.1.1.3.3  Khi lưỡi giày trượt băng, tiếp xúc với bề mặt của giá đỡ mẫu thử (xem B.1.1.4) thì lưỡi giày trượt băng đó phải được thay thế.

B.1.1.4  Giá đỡ mẫu thử

Giá đỡ mẫu thử (xem Hình B.2) phải được làm bằng thép. Giá đỡ phải được cung cấp hệ thống kẹp hoặc dây đai để gn chặt mẫu thử dọc theo mép trên của giá đỡ mẫu thử sao cho không bị tách ra trong quá trình thử nghiệm.

Giữa mẫu thử và giá đỡ phải có một lớp bọt xốp polyetylen dạng ô kín duy nhất có độ dày (9,0 ± 1) mm và khối lượng riêng (43 ± 3) kg·m-3.

Hai lớp vải aramid, mỗi lớp có độ dày (0,4 ±0,1) mm và khối lượng riêng (1 400 ± 50) km-3 phải được đặt bên dưới lớp bọt xốp để bảo vệ giá đỡ mẫu thử.

Giá đỡ mẫu thử phải được ép vào lưỡi giày trượt băng bằng hệ thống các thanh bản lề và một khối. Khối lượng phải được điều chỉnh sao cho lực giữa tấm đỡ mẫu thử và lưới giày trượt băng, là (300 ± 10) N.

B.2  Thử nghiệm độ bền cắt

B.2.1  Kiểm tra xác nhận độ sắc và vận tốc của lưỡi giày trượt băng

Việc kiểm tra độ sắc của lưỡi giày trượt băng phải được thực hiện bằng cách sử dụng mẫu thử bằng cao su tổng hợp có độ dày (1,55 ± 0,08) mm.

Thời điểm cắt xuyên qua cao su neoprene phải được phát hiện bởi lưỡi giày trượt băng tiếp xúc với tấm nhôm lót bên dưới lớp cao su neoprene và do đó, tạo thành một mạch điện kín. Cao su neoprene phải được đặt trên giá đỡ mẫu thử được chỉ ra trong Hình B.2.

Lưỡi giày trượt băng phải được đặt tiếp xúc với cao su tổng hợp nghiêng một góc (25 ± 5)° như trong các thiết bị bảo vệ thử nghiệm. Lực giữa lưỡi giày trượt băng và cao su neoprene phải là (100 ± 10) N. Khối và giày trượt phải được đẩy đều đặn qua cao su neoprene. Tốc độ của lưỡi giày trượt băng phải là (15 ± 10) s-1.

Khi đóng mạch điện, phải dừng ngay chuyển động của lưỡi giày trượt băng và đo khoảng cách cần thiết để cắt qua cao su neoprene. Khoảng cách này được yêu cầu trong khoảng từ 120 mm đến 180 mm. Lưỡi giày trượt băng phải được mài sắc hoặc làm cùn để đạt được khoảng cách thích hợp.

Vận tốc của lưỡi giày trượt băng trong quá trình thử nghiệm bình thường đối với thiết bị bảo vệ cổ phải được đo bằng cách thực hiện thử nghiệm cắt như mô tả trong B.2.2, sử dụng cao su neoprene dày (1,55 ± 0,08) mm và các lớp bọt xốp và aramid trên giá đỡ mẫu thử thiết bị bảo vệ cổ. Đo vận tốc trung bình trên 100 mm trung tâm của vết cắt. Chiều cao thả của khối trên phải được thay đổi sao cho vận tốc của lưỡi giày trượt băng là (6,0 ± 0,2) m·s-1.

B.2.2  Thử nghiệm thiết bị bảo vệ chống rách cổ

Sử dụng các mẫu thử đã được ổn định theo Bảng 1. Đặt thiết bị bảo vệ chống rách cổ trên giá đỡ mẫu thử trong thiết bị thử nghiệm được nêu trong Hình B.2. Chỉnh thiết bị bảo vệ chống rách cổ sao cho vị trí trong phạm vi thử nghiệm đã cắt nằm ngay dưới lưỡi giày trượt băng, cố định thiết bị bảo vệ cổ trên mẫu giá đỡ mẫu thử bằng kẹp hoặc dây đai. Chỉnh chiều cao của lưỡi giày trượt băng sao cho lưỡi có chiều dài cạnh (200 ±10) mm so với điểm tiếp xúc trên mẫu thử. Tác dụng một lực lên tấm đỡ mẫu thử sao cho lực tác dụng lên lưỡi giày trượt băng là (300 ± 10) N. Nâng khối trên cùng lên một độ cao thích hợp và thà xuống khối mà lưỡi giày trượt băng được cố định. Tiến hành số lần cắt đối với từng thiết bị bảo vệ như quy định trong Bảng A.1. Sau mỗi thử nghiệm, thiết bị bảo vệ chống rách cổ phải được kiểm tra để xác định xem lưỡi thử có cắt xuyên qua toàn bộ chiều dày của thiết bị hay không. Phép thử cắt phải được thực hiện tại các điểm cách nhau hơn 15 mm. Trước và sau các vết cắt quy định trong Bảng A.1, độ sắc của lưỡi giày trượt băng phải được kiểm tra theo B.2.1. Nếu lưỡi giày trượt băng không phù hợp với B.2.1, phải lặp lại phép thử.

CHÚ DN

1 khối lưng

l1 l2

bng ± 10mm

2 khối cao su

l3

200 ± 10 mm

3 hệ thống kẹp

 

 

Hình B.1 - Thiết bị thử nghiệm

a) Hình chiếu cạnh

b) Hình chiếu mặt thể hiện hệ thống kẹp và một mẫu thử nghim

CHÚ DẪN

1

hệ thống kp

r1

(60 ± 5) mm

2

mẫu thử

a1

(45 ± 3)°

l1

(55 ± 5) mm

a2

>25°

l2

100 mm

 

 

Hình B.2 - Giá đỡ mẫu thử

 

Bán kính: tọa độ và kích thước

Arc: tọa độ cho các điểm cực trị

Bán kính

X

Y

Kích thước

Điểm

X

Y

1

10,4

27,5

12,0

8

0,00

21,5

2

30,1

46,5

39,4

9

65

1,56

3

50

97

94

10

71

1,36

4

73

241

240

11

152

0,00

5

155

2620

2620

12

158

0,00

6

223

261

260

13

225

0,92

7

235

182

181

14

231

1,09

 

 

 

 

15

286

9,15

Hình B.3 - Mu kiểm tra lưỡi giày trượt băng

Bảng B.1 - Yêu cầu về vị trí cắt của thiết bị bảo vệ chống rách cổ

Mẫu thử nghiệm

n định mẫu

V trí

S ln cắt trong thử nghiệm độ bền cắt a

1

Khô

Phần cổ

4

1

Khô

Yếm

2

1

Khô

Đường may

2

2

Ướt

Phần cổ

2

2

Ướt

Yếm

2

2

Ướt

Đường may

2

a Xem B.2.2.

 

Phụ lục C

(quy định)

Hình dạng giải phẫu

CHÚ THÍCH: Phụ lục này dành cho việc chế tạo các hình dạng giải phẫu, được sử dụng để kiểm tra xác nhận phạm vi được bảo vệ phần cổ của các thiết bị bảo vệ chống rách cổ.

C.1  Chế tạo các hình dạng giải phẫu

Các hình dạng giải phẫu được sử dụng trong các phép thử phải được chế tạo theo Hình C.1 và các giá trị trong Bảng C.1, trong phạm vi dung sai ± 2 mm. Hình dạng giải phẫu được xác định bởi 12 hình elip đều xếp chồng lên nhau và cách nhau một khoảng d. Mỗi hình elip được xác định bởi kích thước tổng thể từ trước ra sau y và tổng thể từ trái sang phải của X. Mặt sau của mỗi hình elip lệch về phía trước trên đường tâm một khoảng r từ trục tham chiếu R đi lên từ tâm mặt sau của hình elip được xác định cho đường cắt 0.

Cho phép dung sai ± 2 mm trên kích thước x của các hình elip đối với hình cắt 6 đến 12, trên kích thước y của các hình elip đối với hình cắt 4 đến 12 và trên các kích thước r. Dung sai cho phép đối với các kích thước xy khác là ± 5 mm (các kích thước này không ảnh hưởng trực tiếp đến các điểm đường viền).

CHÚ DẪN

1  đường tâm

2  trục tham chiếu, R

3  tâm hình học của mỗi đường cắt ngang

Hình C.1 - Hình dạng giải phẫu và các điểm tiếp xúc

Bảng C.1 - Kích thước của các hình dạng giải phẫu

Kích thước tính bằng milimét

Kích thước

Rất nhỏ

Nhỏ

Trung bình

KHOẢNG CÁCH, d

7,3

9,6

11,9

HÌNH ELIP

y

x

r

y

X

r

Y

X

R

CẮT 0

111,4

270,0

0,0

127,9

334,0

0,0

144,4

405,0

0,0

CẮT 1

106,9

267,7

0,1

122,8

331,1

0,2

138,6

401,3

0,3

CẮT 2

102,1

260,4

0,3

117,2

321,7

0,5

132,3

389,7

0,6

CẮT 3

95,6

244,9

1,4

109,7

302,1

2,3

123,9

365,3

3,2

CẮT 4

89,1

216,0

3,4

102,3

265,2

5,5

115,5

319,5

7,7

CẮT 5

83,4

134,9

6,2

95,8

162,1

10,1

108,2

191,3

14,1

CẮT 6

78,6

100,2

9,4

90,2

117,9

15,5

101,9

136,4

21,5

CẮT 7

77,8

85,7

11,5

89,3

99,4

18,9

100,8

113,5

26,2

CẮT 8

78,3

79,9

12,6

89,9

92,1

20,7

101,5

104,3

28,8

CẮT 9

79,8

77,7

13,2

91,6

89,3

21,6

103,4

100,9

30,1

CẮT 10

81,0

77,0

13,4

93,0

88,4

22,1

105,0'

99,8

30,7

CẮT 11

81,0

77,0

13,4

93,0

88,4

22,1

105,0

99,8

30,7

CẮT 12

81,0

77,0

13,4

93,0

88,4

22,1

105,0

99,8

30,7

 

Kích thước

Lớn

Rất lớn

Cực lớn

KHOẢNG CÁCH, d

11,9

11,9

11,9

HÌNH ELIP

y

x

r

y

x

r

y

x

r

CẮT 0

160,9

473,0

0,0

177,4

540,0

0,0

198,0

623,8

0,0

CẮT 1

154,4

468,7

0,4

170,3

535,0

0,5

190,1

617,9

0,6

CẮT 2

147,4

454,9

0,8

162,5

519,1

1,0

181,4

599,4

1.2

CẮT 3

138,1

426,0

4,1

152,2

485,7

5,0

169,9

560,4

6,1

CẮT 4

128,7

371,7

9,8

141,9

423,1

12,0

158,4

487,4

14,7

CẮT 5

120,5

219,7

18,0

132,9

247,8

22,0

148,3

282,8

26,9

CẮT 6

113,5

154,6

27,6

125,1

172,6

33,6

139,7

195,2

41,2

CẮT 7

112,3

127,4

33,6

123,8

141,3

41,0

138,2

158,6

50,2

CẮT 8

113,1

116,6

36,9

124,7

128,8

45,0

139,2

144,0

55,1

CẮT 9

115,3

112,4

38,5

127,1

124,0

47,0

141,8

138,5

57,6

CẮT 10

117,0

111,1

39,4

129,0

122,5

48,0

144,0

136,7

58,8

CẮT 11

117,0

111,1

39,4

129,0

122,5

48,0

144,0

136,7

58,8

CẮT 12

117,0

111,1

39,4

129,0

122,5

48,0

144,0

136,7

58,8

C.2  Xác định phạm vi được bảo vệ cho các phần cổ

Phạm vi được bảo vệ phải đi xứng về mỗi phía của đường tâm và được xác định bởi các điểm đường bao quy định trong Bảng C.2 và Hình C.1. Dung sai cho phép đối với vị trí của các điểm là ± 2° trên các góc và ± 2 mm trên chiều cao của vết cắt nơi có điểm đường bao.

CHÚ THÍCH Các phép đo kích thước x, yr được thực hiện ở chiều cao danh nghĩa của mỗi vết cắt.

Bảng C.2 - Phạm vi được bảo vệ: Các điểm đường viền

Điểm đường viền

Vị trí ở trên cùng của Hình 1

Cắt

Giới hạn trên

 

 

Điểm F

9

Điểm G

45° và - 45°

10

Điểm H

90° và - 90°

11

Điểm I

135° và - 135°

11

Giới hạn dưới

 

 

Điểm J

4

Điểm K

45° và - 45°

5

Điểm L

90° và - 90°

6

Điểm M

135° và - 135°

7

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] CAN/BNQ 9415-370/2007 (R2013), Neck protectors for ice hockey and ringette players.

[2] CEN/TS 15256:2005, Protective clothing. Hand, arm, leg, genital and neck protectors for use in ice hockey - Protectors for players other than goalkeepers - Requirements and test methods.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi