Trang /
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13834-1:2023 Thiết bị bảo vệ sử dụng trong khúc côn cầu trên băng – Phần 1
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Lưu
Theo dõi văn bản
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Báo lỗi
Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 13834-1:2023
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13834-1:2023 ISO 10256-1:2016 Thiết bị bảo vệ sử dụng trong khúc côn cầu trên băng – Phần 1: Yêu cầu chung
Số hiệu: | TCVN 13834-1:2023 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ | Lĩnh vực: | Văn hóa-Thể thao-Du lịch |
Ngày ban hành: | 31/08/2023 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 13834-1:2023
ISO 10256-1:2016
THIẾT BỊ BẢO VỆ SỬ DỤNG TRONG KHÚC CÔN CẦU TRÊN BĂNG
- PHẦN 1: YÊU CẦU CHUNG
Protective equipment for use in ice hockey - Part 1: General requirements
Lời nói đầu
TCVN 13834-1:2023 hoàn toàn tương đương với ISO 10256-1:2016;
TCVN 13834-1:2023 do Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia TP. Hồ Chí Minh biên soạn, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố;
Bộ tiêu chuẩn TCVN 13834 (ISO 10256) Thiết bị bảo vệ sử dụng trong khúc côn cầu trên băng gồm các phần sau đây:
- TCVN 13834-1 (ISO 10256-1:2016), Phần 1: Yêu cầu chung;
- TCVN 13834-2 (ISO 10256-2:2016), Phần 2: Thiết bị bảo vệ đầu cho người trượt băng;
- TCVN 13834-3 (ISO 10256-3:2016), Phần 3: Thiết bị bảo vệ mặt cho người trượt băng;
- TCVN 13834-4 (ISO 10256-4:2016), Phần 4: Thiết bị bảo vệ đầu và mặt cho thủ môn;
- TCVN 13834-5 (ISO 10256-3:2017), Phần 5: Thiết bị bảo vệ chống rách cổ cho người chơi khúc côn cầu trên băng.
Lời giới thiệu
Khúc côn cầu trên băng là môn thể thao va chạm, tốc độ cao có nguy cơ gây chấn thương. Mục đích của tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu chung để làm cơ sở cho các tiêu chuẩn cụ thể đối với môn khúc côn cầu trên băng, có tính đến các rủi ro vốn có khi tham gia môn thể thao này, trong số đó có nhiều rủi ro không thể loại trừ bằng thiết bị bảo vệ. Khi chơi môn thể thao này, người tham gia chấp nhận rủi ro bị chấn thương, bị liệt và/hoặc tử vong.
Chủ đích của việc sử dụng thiết bị bảo vệ trong môn khúc côn cầu trên băng là để giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của các chấn thương cục bộ đối với phần cơ thể mà thiết bị bảo vệ được sử dụng. Chức năng bảo vệ nhằm phân bố và làm lực va chạm gây mất tác dụng đâm xuyên của vật thể lên thiết bị bảo vệ và giảm nguy cơ bị rách trong trường hợp dùng thiết bị bảo vệ cổ. Để đạt được tính năng có thể có và để đảm bảo độ ổn định khi đeo, thiết bị bảo vệ cần phải vừa sát nhất có thể, chắc chắn và thoải mái. Khi sử dụng, điều cần thiết là các thiết bị bảo vệ phải được xiết chặt, mang đúng cách và điều chỉnh theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Cần phải có các quy định kỹ thuật về tính năng của thiết bị bảo vệ để giảm nguy cơ chấn thương trong môn khúc côn cầu trên băng. Mục đích nhằm thúc đẩy việc sử dụng các vật liệu và/hoặc cấu trúc tốt hơn khi chúng có sẵn để đáp ứng các yêu cầu trong tương lai của môn thể thao khúc côn cầu trên băng. Thiết bị bảo vệ sử dụng trong khúc côn cầu trên băng phải nhẹ nhất có thể đồng thời cung cấp tính năng thích hợp để đáp ứng nhu cầu của môn thể thao. Đào tạo đúng về cách sử dụng và cài lắp thiết bị bảo vệ phù hợp là rất quan trọng đối với tính năng của thiết bị. Việc thực thi đúng các luật chơi và điều hành nhất quán cũng là điều cần thiết để thiết bị bảo vệ có tính năng tốt nhất trong việc giảm nguy cơ chấn thương.
Tiêu chuẩn này được sử dụng cùng với các tiêu chuẩn cụ thể trong bộ TCVN 13834 (ISO 10256).
THIẾT BỊ BẢO VỆ SỬ DỤNG TRONG KHÚC CÔN CẦU TRÊN BĂNG - PHẦN 1: YÊU CẦU CHUNG
Protective equipment for use in ice hockey - Part 1: General requirements
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu chung đối với các thiết bị bảo vệ đầu, mặt, cổ và thân (sau đây gọi là thiết bị bảo vệ) để sử dụng trong môn khúc côn cầu trên băng.
Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho các thiết bị bảo vệ được sử dụng trong khúc côn cầu trên băng. Các yêu cầu được đưa ra bao gồm:
a) thuật ngữ và định nghĩa;
b) tính vô hại;
c) ecgônômi;
d) báo cáo thử nghiệm;
e) ghi nhãn vĩnh viễn;
f) thông tin hướng dẫn sử dụng.
Trong bộ tiêu chuẩn TCVN 13834 (ISO 10256), các tiêu chuẩn cụ thể quy định các yêu cầu về tính năng đối với những thiết bị bảo vệ để sử dụng trong môn khúc côn cầu trên băng với mục đích sử dụng kết hợp với tiêu chuẩn này.
CHÚ THÍCH 1: Các yêu cầu nêu trong một điều mục được ưu tiên hơn là nêu trong hình vẽ.
CHÚ THÍCH 2: Mục đích của tiêu chuẩn là giảm nguy cơ chấn thương cho người chơi khúc côn cầu trên băng mà không ảnh hưởng đến hình thức hoặc sự hấp dẫn của trận đấu. Các tiêu chuẩn này đề ra các quy tắc của môn khúc côn cầu trên băng mà người chơi phải tuân thủ và được quản lý bởi cơ quan có liên quan.
2 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này, sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
2.1
Ghi nhãn vĩnh viễn (permanent marking)
Thông tin phải rõ ràng và không thể tẩy xóa được trong điều kiện sử dụng bình thường.
2.2 Các mặt phẳng
2.2.1
Mặt phẳng gốc của dạng đầu (basic plane of the headform)
Mặt phẳng tương đối với dạng đầu, tương đương với mặt phẳng gốc của đầu người (2.2.2).
2.2.2
Mặt phẳng gốc của đầu người (basic plane of the human head)
Mặt phẳng ngang đi qua bờ trên bên ngoài của ống tai (ống tai ngoài) và bờ dưới của hốc mắt.
2.2.3
Mặt phẳng nằm ngang (horizontal plane)
Mặt phẳng đi qua cơ thể vuông góc với cả mặt phẳng phía trước và mặt phẳng đối xứng (2.2.4).
CHÚ THÍCH 1: Xem Hình 1.
2.2.4
Mặt phẳng đối xứng (median plane)
Mặt phẳng theo phương thẳng đứng đi qua dạng đầu từ trước ra sau và chia dạng đầu thành hai nửa bên phải và bên trái.
CHÚ THÍCH 1: Xem Hình 1.
2.2.5
Mặt phẳng chính diện-giữa (mid-frontal plane)
Mặt phẳng thẳng đứng, vuông góc với mặt phẳng đối xứng (2.2.4) và mặt phẳng chuẩn (2.2.6), nằm giữa điểm cận trước và điểm cận sau của dạng đầu trên mặt phẳng chuẩn (2.2.6).
CHÚ THÍCH 1: Xem Hình 1.
2.2.6
Mặt phẳng chuẩn (reference plane)
Mặt phẳng nằm song song với mặt phẳng gốc của dạng đầu (2.2.1) tại một khoảng cách là hàm số của kích thước của dạng đầu.
3 Các yêu cầu
3.1 Tính vô hại
3.1.1 Nhà sản xuất phải cung cấp tài liệu bằng văn bản cho cơ quan tiếp nhận công bố hoặc đơn vị thử nghiệm chỉ ra rằng vật liệu được sử dụng để chế tạo thiết bị bảo vệ đáp ứng các yêu cầu từ 3.1.2 đến 3.1.7
3.1.2 Thiết bị bảo vệ phải đáp ứng các yêu cầu chung phù hợp với mục đích của sản phẩm khi sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Sản phẩm được thiết kế và sản xuất để giảm nguy cơ chấn thương. Trên bề mặt của sản phẩm không được có cạnh cứng hoặc sắc, đường may, khóa hoặc các vật dụng khác có thể gây hại cho người dùng hoặc những người chơi khác trong quá trình sử dụng bình thường.
CHÚ THÍCH: Nhận biết các rủi ro vốn có của môn thể thao va chạm tốc độ cao này, vì vậy người chơi phải chấp nhận rằng thiết bị bảo hộ không thể ngăn ngừa tất cả các rủi ro có thể gây chấn thương trong quá trình sử dụng.
Việc kiểm tra phải được thực hiện theo Điều 4.1 và Điều 5.
3.1.3 Vật liệu kết cấu và các chất liệu hợp thành không được gây hại cho người tiếp xúc. Nhà sản xuất phải ghi nhãn sản phẩm có chứa các chất hoặc chế phẩm độc hại nguy hiểm hoặc được biết là chất gây kích ứng da.
3.1.4 Tất cả các vật liệu được sử dụng để sản xuất thiết bị bảo vệ phải không bị ảnh hưởng bởi xà phòng gia dụng thông thường, chất làm sạch được nhà sản xuất khuyến nghị và mồ hôi. Nhà sản xuất phải cung cấp thông tin về cách vệ sinh và bảo trì trong hướng dẫn sử dụng.
3.1.5 Các loại sơn, keo dán và vật liệu phủ được sử dụng trong sản xuất phải tương thích với các vật liệu được sử dụng trong kết cấu của thiết bị bảo vệ. Nhà sản xuất phải cung cấp thông tin liên quan đến khả năng tương thích.
3.1.6 Nếu chất kết dính được sử dụng trong thiết bị bảo vệ, chúng không được có phối liệu làm thay đổi tính chất hóa học hoặc tính chất vật lý của vật liệu trong kết cấu thiết bị bảo vệ đến mức làm giảm chất lượng bảo vệ.
3.1.7 Tất cả các vật liệu được sử dụng để chế tạo thiết bị bảo vệ phải chịu được sự biến đổi polyme không hồi phục khi phơi nhiễm với nhiệt độ lên đến 70 °C hoặc khi phơi nhiễm với bức xạ cực tím.
3.2 Ecgônômi
Các thiết bị bảo vệ cho người chơi khúc côn cầu trên băng phải được thiết kế và chế tạo để cho phép thực hiện tất cả các chuyển động thông thường trong khi chơi và giảm thiểu sự khó chịu khi sử dụng.
4 Phương pháp thử
4.1 Xác định tính vô hại
Công bố của nhà sản xuất rằng sản phẩm đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn này về tính vô hại phải được hỗ trợ bởi kiểm tra trực quan hoặc bằng tay để phát hiện cạnh cứng hoặc sắc nhọn, đường may, khóa hoặc các chi tiết bất kỳ khác có thể gây thương tích cho người dùng hoặc người chơi khác trong quá trình sử dụng thông thường.
Các tài liệu do nhà sản xuất cung cấp phải được kiểm tra để xác định, liệu tuyên bố rằng vật liệu sử dụng cho quần áo và thiết bị bảo vệ người chơi khúc côn cầu trên băng có được đảm bảo thích hợp hay không. Nếu các tài liệu được cho là không đầy đủ, không được thử nghiệm sản phẩm. Kết quả kiểm tra phải được ghi vào báo cáo thử nghiệm.
4.2 Xác định ecgônômi
Các nhà sản xuất phải cung cấp tài liệu trong hồ sơ sản phẩm/hồ sơ chứng nhận để chứng minh rằng thiết kế và cấu trúc của thiết bị bảo vệ giảm thiểu sự hạn chế và khó chịu đối với tất cả các động tác thông thường khi chơi.
5 Dung sai
Dung sai của bất kỳ kích thước nào phải là ± 2 %, trừ khi có quy định khác.
6 Yêu cầu về ổn định mẫu thiết bị bảo vệ
6.1 Ổn định mẫu ở môi trường xung quanh
Mẫu phải được để ở nhiệt độ (20 ± 3) °C và độ ẩm tương đối không quá 50 % ± 10 % trong thời gian không ít hơn 4 h.
6.2 Ổn định mẫu ở nhiệt độ thấp
Mẫu phải được để ở nhiệt độ (-25 ± 2) °C trong thời gian không ít hơn 4 h. Thử nghiệm phải bắt đầu trong vòng 40 s kể từ khi lấy ra khỏi buồng lạnh.
6.3 Ổn định mẫu ở nhiệt độ cao
Mẫu phải được để ở nhiệt độ (30 ± 2) °C trong thời gian không ít hơn 4 h. Thử nghiệm phải bắt đầu trong vòng 40 s kể từ khi lấy ra khỏi buồng gia nhiệt.
7 Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm ít nhất các thông tin sau:
a) các tiêu chuẩn được sử dụng để thử nghiệm, ví dụ: TCVN 13834-1 (ISO 10256-1) và TCVN 13834-X (ISO 10256-X);
b) tên hoặc nhãn hiệu của nhà sản xuất hoặc tổ chức chịu trách nhiệm sản xuất;
c) các chi tiết nhận dạng của thiết bị bảo vệ được thử nghiệm (như thương hiệu, model, kích thước);
d) mô tả về thiết bị bảo vệ (như cách sử dụng, loại và tình trạng của sản phẩm, chẳng hạn như các khuyết tật, các bộ phận bị thiếu hoặc hư hại khác bất kỳ);
e) chỉ rõ, đó là thiết bị bảo vệ bên trái hay bên phải, nếu có thể;
f) phù hợp với các yêu cầu trong Điều 4;
g) kết quả (với các giá trị, nếu có) của các thử nghiệm theo các yêu cầu và quy trình tương ứng trong tiêu chuẩn quốc tế/ quốc gia hiện hành;
h) trình tự thử nghiệm va đập của các thiết bị bảo vệ;
i) mọi hư hỏng đối với thiết bị bảo vệ;
j) vị trí của các điểm va đập không được quy định theo quy trình tương ứng;
k) ngày thử nghiệm;
l) tên phòng thử nghiệm và tên, chức danh của người thực hiện thử nghiệm
8 Ghi nhãn vĩnh viễn
Mỗi thiết bị bảo vệ phải được ghi nhãn sao cho người dùng có thể dễ dàng đọc được các thông tin sau và duy trì nét chữ rõ ràng trong suốt vòng đời của sản phẩm:
a) tiêu chuẩn phù hợp sử dụng cùng TCVN 13834 (ISO 10256), ví dụ: TCVN 13834-2 (ISO 10256-2);
b) loại sản phẩm và mục đích sử dụng;
c) tên hoặc nhãn hiệu của nhà sản xuất hoặc đại diện của nhà sản xuất;
d) ký hiệu của model;
e) kích thước hoặc phạm vi kích thước của thiết bị bảo vệ;
f) năm và quý sản xuất;
g) biểu tượng đồ họa tiêu chuẩn thông báo cho người dùng đọc hướng dẫn sử dụng.
9 Thông tin hướng dẫn sử dụng
Thông tin bằng ngôn ngữ chính thức của các quốc gia nơi bán phải đi kèm với thiết bị bảo vệ:
a) tất cả các thông tin trong Điều 8 ngoại trừ f) và g);
b) hướng dẫn cách điều chỉnh cho đúng, thoải mái và hướng dẫn cách sử dụng;
c) người tiêu dùng nên cẩn thận để chọn thiết bị bảo vệ vừa vặn, an toàn và thoải mái khi sử dụng;
d) hướng dẫn làm sạch và bảo dưỡng, bao gồm cả việc bảo quản thích hợp;
e) thiết bị bảo vệ phải được kiểm tra trước khi sử dụng và thay thế nếu bị hư hỏng dẫn đến giảm chức năng bảo vệ;
f) cảnh báo rằng không có thiết bị bảo vệ nào có thể cung cấp sự bảo vệ đầy đủ chống lại thương tích;
g) cảnh báo về sự nhiễm bẩn, thay đổi bất kỳ đối với thiết bị bảo vệ hoặc sử dụng sai mục đích có thể làm giảm tính năng của thiết bị bảo vệ đến mức nguy hiểm;
h) danh sách các chất có thể gây dị ứng cho người sử dụng;
i) địa chỉ đầy đủ của nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu.
CHÚ DẪN
1 mặt phẳng nằm ngang
2 mặt phẳng đối xứng
3 mặt phẳng cơ bản
4 mặt phẳng chính diện-giữa
Hình 1 - Hướng các mặt phẳng
Thư mục tài liệu tham khảo
[1 ] TCVN 13834-2 (ISO 10256-2), Thiết bị bảo vệ sử dụng trong khúc côn cầu trên băng - Phần 2: Thiết bị bảo vệ đầu cho người trượt băng.
[2] TCVN 13834-3 (ISO 10256-3), Thiết bị bảo vệ sử dụng trong khúc côn cầu trên băng - Phần 3: Thiết bị bảo vệ mặt cho người trượt băng.
[3] TCVN 13834-4 (ISO 10256-4), Thiết bị bảo vệ sử dụng trong khúc côn cầu trên băng - Phần 4: Thiết bị bảo vệ đầu và mặt cho thủ môn.
[4] EN 960, Headforms for use in the testing of protective helmets.
[5] ASTM D2240-05, Standard Test Method for Rubber Property - Durometer Hardness.
[6] CSA/Standard Z262.6-14, Specifications for Facially Featured Headforms.
[7] Directive 89/686/EEC, Personal protective equipment.
Mục lục
Lời nói đầu
Lời giới thiệu
1 Phạm vi áp dụng
2 Thuật ngữ và định nghĩa
3 Các yêu cầu
3.1 Tính vô hại
3.2 Ecgônômi
4 Phương pháp thử
4.1 Xác định tính vô hại
4.2 Xác định Ecgônômi
5 Dung sai
6 Yêu cầu về ổn định mẫu thiết bị bảo vệ
6.1 Ổn định mẫu ở môi trường xung quanh
6.2 Ổn định mẫu ở nhiệt độ thấp
6.3 Ổn định mẫu ở nhiệt độ cao
7 Báo cáo thử nghiệm
8 Ghi nhãn vĩnh viễn
9 Thông tin hướng dẫn sử dụng
Thư mục tài liệu tham khảo
Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.