Trang /
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13833:2023 Võ thuật - Kiếm WUSHU TAIJI
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Lưu
Theo dõi văn bản
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Báo lỗi
Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 13833:2023
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13833:2023 ISO 20740:2019 Võ thuật - Kiếm WUSHU TAIJI - Yêu cầu và phương pháp thử
Số hiệu: | TCVN 13833:2023 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ | Lĩnh vực: | Văn hóa-Thể thao-Du lịch |
Ngày ban hành: | 29/08/2023 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 13833:2023
ISO 20740:2019
VÕ THUẬT - KIẾM WUSHU TAIJI - YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ
Martial arts - Wushu Taiji sword - Requirements and test method
Lời nói đầu
TCVN 13833:2023 hoàn toàn tương đương với ISO 20740:2019;
TCVN 13833:2023 do Trường Đại học Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh biên soạn, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Kiếm Wushu Taiji (Thái cực quyền) là phần quan trọng của môn thể thao Taiji và là một trong những vũ khí ngắn trong Taiji.
Taiji là hình thức tập luyện mức độ trung bình với những động tác chậm rãi, nhẹ nhàng, dễ học, giúp con người giữ được tâm thái bình an và sức khỏe thể chất tốt.
Kiếm Wushu Taiji ngày càng trở nên phổ biến, được sử dụng trên khắp thế giới, nhiều loại sản phẩm đã xuất hiện, dẫn đến thông số kỹ thuật sản phẩm không nhất quán và chất lượng không đồng đều.
Cho đến nay, chưa có tiêu chuẩn thống nhất ở cấp độ toàn cầu. Do đó, tiêu chuẩn này nhằm hỗ trợ việc quảng bá môn thể thao Taiji và phát triển thương mại giữa các quốc gia và các khu vực, với mục đích bảo đảm an toàn và lợi ích của người tiêu dùng, cung cấp một nền tảng quốc tế cho các doanh nghiệp sản xuất và tiếp thị.
VÕ THUẬT - KIẾM WUSHU TAIJI - YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ
Martial arts - Wushu Taiji sword - Requirements and test method
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các thuật ngữ và định nghĩa, cấu tạo sản phẩm, các yêu cầu, phương pháp thử và ghi nhãn đối với kiếm Wushu Taiji.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho kiếm được sử dụng trong môn Wushu Taiji.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 5120 (ISO 4287), Đặc tính hình học của sản phẩm (GPS) - Nhám bề mặt: Phương pháp profin - Thuật ngữ, định nghĩa và các thông số nhám bề mặt
TCVN 6238-3 (ISO 8124-3), An toàn đồ chơi trẻ em - Phần 3: Giới hạn mức thôi nhiễm của một số nguyên tố độc hại
TCVN 12640 (ISO 9227), Thử nghiệm ăn mòn trong môi trường nhân tạo - Phương pháp thử phun mù muối
ISO 10289, Methods for corrosion testing of metallic and other inorganic coatings on metallic substrates - Rating of test specimens and manufactured articles subjected to corrosion tests (Phương pháp thử ăn mòn đối với lớp phủ kim loại và các chất vô cơ khác trên nền kim loại - Đánh giá các mẫu thử và các sản phẩm chế tạo là đối tượng của các phép thử ăn mòn)
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.
3.1
Kiếm Wushu Taiji (Wushu Taiji sword)
Dụng cụ tập luyện và biểu diễn môn thể thao Wushu Taiji
CHÚ THÍCH: Xem Hình 1.
Hình 1 - Kiếm Wushu Taiji
3.2
Thân kiếm (blade)
Phần từ mũi kiếm đến vành chắn bảo vệ (3.3), bao gồm lưỡi kiếm, lưng kiếm và mũi kiếm
CHÚ THÍCH 1: Xem Hình 2.
CHÚ DẪN
1 Mũi kiếm
2 Lưỡi kiếm
3 Lưng kiếm
4 Thân kiếm
Hình 2 - Thân kiếm
3.3
Vành chắn bảo vệ (guard)
Bộ phận được lắp trên chuôi kiếm (3.4) để bảo vệ tay.
CHÚ THÍCH: Xem Hình 3.
Hình 3 - Vành chắn bảo vệ
3.4
Chuôi kiếm (hilt)
Phần bên cạnh vành chắn bảo vệ (3.3) để tay cầm kiếm
CHÚ THÍCH: Xem Hình 4.
Hình 4 - Chuôi kiếm
3.5
Núm chuôi kiếm (pommel)
Phần cuối cùng liền kề với chuôi kiểm để cố định chuôi
CHÚ THÍCH: Xem Hình 5.
Hình 5 - Núm chuôi kiếm
4 Cấu tạo
Kiếm Wushu Taiji bao gồm núm chuôi, chuôi, vành chắn bảo vệ và thân kiếm, như trong Hình 6.
CHÚ DẪN
1 Thân kiếm
2 Vành chắn bảo vệ
3 Chuôi kiếm
4 Núm chuôi kiếm
5 Đai ốc để cố định trục
6 Trục kiếm
Hình 6 - Cấu tạo của kiếm Wushu Taiji
5 Yêu cầu
5.1 Vật liệu
5.1.1 Thân kiếm có thể được làm bằng thép mangan hoặc thép không gỉ.
5.1.2 Chuôi kiếm và bao kiếm có thể làm bằng gỗ.
5.2 Kích thước
5.2.1 Kích thước của kiếm phải theo Hình 7.
CHÚ DẪN
1 Chiều dài thân kiếm
2 Khoảng cách giữa vành chắn bảo vệ và điểm cân bằng (POB)
3 Chiều dài chuôi kiếm
4 Chiều rộng vành chắn bảo vệ
Hình 7 - Các kích thước của kiếm Wushu Taiji
5.2.2 Núm chuôi kiếm phải dài từ 45 mm đến 50 mm, rộng từ 38 mm đến 43 mm và dày từ 13 mm đến 18 mm. Hình dạng của núm chuôi kiếm phải được thiết kế như trong Hình 5.
5.2.3 Vành chắn bảo vệ phải có chiều rộng từ 80 mm đến 120 mm và dày từ 13 mm đến 18 mm. Hình dạng vành chắn bảo vệ phải được thiết kế như trong Hình 3.
5.2.4 Thân kiếm phải có hình thang và hẹp dần từ phần đầu của thân kiếm đến mũi kiếm, với chiều rộng của phần đầu của thân kiếm là từ 33 mm đến 35 mm và của mũi kiếm từ 22 mm đến 24 mm.
5.2.5 Khoảng cách từ điểm cân bằng (POB) đến vành chắn bảo vệ phải từ 30 mm đến 40 mm.
5.2.6 Độ lệch chiều dài của thân kiếm và chuôi kiếm phải theo Bảng 1.
Bàng 1 - Độ lệch chiều dài của thân kiếm và chuôi kiếm
Kích thước tính bằng milimét
Số thứ tự | Số mẫu | Chiều dài thân kiếm (± 5) | Chiều dài chuôi kiếm (± 3) |
1 | 1 | 700 | 105 |
2 | 2 | 720 | 105 |
3 | 3 | 740 | 105 |
4 | 4 | 760 | 105 |
5 | 5 | 780 | 110 |
6 | 6 | 800 | 110 |
7 | 7 | 820 | 110 |
8 | 8 | 860 | 120 |
9 | 9 | 900 | 120 |
5.3 Khối lượng
Độ lệch khối lượng của kiếm Wushu Taiji phải theo Bảng 2.
Bảng 2 - Độ lệch khối lượng của kiếm Wushu Taiji
Giá trị tính bằng kilogam
Số thứ tự | Số mẫu | Khối lượng (± 0,005) |
1 | 1 | 0,400 |
2 | 2 | 0,410 |
3 | 3 | 0,420 |
4 | 4 | 0,440 |
5 | 5 | 0,460 |
6 | 6 | 0,490 |
7 | 7 | 0,520 |
8 | 8 | 0,550 |
9 | 9 | 0,590 |
5.4 Độ đàn hồi
Sau khi thử theo 7.3, độ thẳng của thân kiếm phải nhỏ hơn 2 mm.
5.5 Độ bám dính của lớp phủ
Sau khi thử trên kiếm được xử lý bề mặt theo 7.4, thân kiếm và các chi tiết trang trí bằng kim loại không được bong tróc hoặc nứt.
5.6 Độ an toàn
5.6.1 Thân kiếm phải được bo tròn ở mũi kiếm, với bán kính lớn hơn hoặc bằng 3 mm (R ≥ 3 mm).
5.6.2 Thân kiếm, núm chuôi kiếm, chuôi kiếm, vành chắn bảo vệ và các chi tiết trang trí bằng kim loại phải có bề mặt nhẵn, không có gai hoặc gờ.
5.6.3 Các chất độc hại trong lớp phủ trên bao kiếm và chuôi kiếm phải nằm trong giới hạn quy định tại Bảng 3.
Bảng 3 - Giới hạn tối đa của các chất độc hại
Giới hạn tối đa của các nguyên tố, mg/kg | |||||||
Cd | Pb | Cr | Hg | Sb | As | Ba | Se |
≤ 75 | ≤ 90 | ≤ 60 | ≤ 0 | ≤ 60 | ≤ 25 | ≤ 1 000 | ≤ 500 |
5.6.4 Thân kiếm không được sắc, độ dày phần đầu của thân kiếm không nhỏ hơn 1,2 mm, độ dày của phần giữa không nhỏ hơn 0,7 mm và độ dày mũi kiếm không nhỏ hơn 0,2 mm.
5.7 Ngoại quan
5.7.1 Độ nhám bề mặt của thân kiếm phải lớn hơn Ra 0,40 (theo TCVN 5120 (ISO 4287)).
5.7.2 Núm chuôi kiếm, chuôi kiếm, vành chắn bảo vệ, thân kiếm và các chi tiết trang trí bằng kim loại phải có bề mặt nhẵn và tinh xảo, không bị hoen rỉ, nứt hoặc bong tróc.
5.7.3 Thân kiếm không được quay và bề mặt không được có dăm, vết nứt, vết xước hoặc vết đốm thấy rõ.
5.7.4 Bề mặt của bao kiếm phải có lớp phủ đồng nhất, nhẵn và không có vết xước thấy rõ.
5.7.5 Độ lệch trái-phải của đường gờ trung tâm phải nhỏ hơn 2 mm.
5.8 Lắp ráp
5.8.1 Núm chuôi kiếm, chuôi kiếm, vành chắn bảo vệ và thân kiếm phải được kết nối chắc chắn với nhau và không dễ bị lỏng.
5.8.2 Mối nối giữa đầu của thân kiếm với trục kiếm phải chịu được lực căng 500 N mà không bị biến dạng hoặc bong tróc.
5.8.3 Núm chuôi kiếm, chuôi kiếm và thân kiếm phải nằm trên cùng một đường thẳng, với độ lệch nhỏ hơn 3 mm.
5.8.4 Trục kiếm không được cao hơn đai ốc sau khi lắp ráp.
5.9 Chống ăn mòn
Các bộ phận kim loại và thân kiếm được xử lý bề mặt phải được duy trì trên cấp 6 (theo ISO 9227) sau thử nghiệm phun muối trung tính (theo ISO 9227).
6 Ghi nhãn
Biểu tượng Taiji phải được đặt từ 100 mm đến 150 mm về phần đầu của thân kiếm, với chấm đen (mắt cá) hướng về mũi kiếm và chấm trắng theo chiều dọc bên dưới biểu tượng màu đen, theo Hình 8.
Hình 8 - Biểu tượng Taiji
7 Phương pháp thử
7.1 Kích thước
Đối với các điều từ 5.2.1 đến 5.2.6, phải sử dụng thước cặp và thước cuộn bằng thép để đo cùng với việc kiểm tra bằng mắt thường.
7.2 Khối lượng
Khối lượng phải được đo trên cân điện tử có dải từ 0 g đến 10 000 g và độ chính xác 0,1 g.
7.3 Độ đàn hồi
7.3.1 Dụng cụ đo
Tấm thép được sử dụng cho thử nghiệm phải dài 1 000 mm, rộng 200 mm và dày 5 mm. Đường kính của hình trụ thép phải là 40 mm. Thanh kéo thẳng bằng thép phải dài 150 mm.
7.3.2 Cách tiến hành
7.3.2.1 Đánh dấu một đường thẳng 1 000 mm trên bề mặt của tấm thép, sau đó đặt thân kiếm thẳng đứng dọc theo đường đó.
7.3.2.2 Đặt hình trụ bằng thép ở vị trí bằng một phần ba thân kiếm so với mũi kiếm, sau đó uốn thân kiếm quanh hình trụ thành một góc 45°. Giữ nguyên trong 1 min, sau đó thả ra. Đo khoảng cách từ mũi kiếm đến đường thẳng đã đánh dấu.
7.4 Độ bám dính của lớp phủ
Đặt thân kiếm và các mảnh kim loại vào hộp gia nhiệt. Gia nhiệt đến (300 ± 10) °C. Sau đó, làm nguội trong nước có nhiệt độ từ 20 °C đến 25 °C. Quan sát sự phân tách giữa lớp phủ và lớp nền.
7.5 An toàn
7.5.1 Đối với các yêu cầu trong 5.6.1, phải sử dụng dụng cụ đo bán kính hoặc đồng hồ đo.
7.5.2 Đối với các yêu cầu trong 5.6.2, phải tiến hành các phép thử cảm quan.
7.5.3 Các chất độc hại trong lớp phủ trên bao kiếm và chuôi kiếm phải được thử theo TCVN 6238-3 (ISO 8124-3).
7.5.4 Đối với các phép đo trong 5.6.3, phải sử dụng thước micromet.
7.6 Ngoại quan
7.6.1 Kiểm tra độ nhám bề mặt bằng dụng cụ đo độ nhám bề mặt.
7.6.2 Đối với các yêu cầu từ 5.7.2 đến 5.7.4, phải tiến hành các phép thử cảm quan.
7.6.3 Đối với phép đo yêu cầu trong 5.7.5, phải sử dụng thước cặp.
7.7 Lắp ráp
7.7.1 Đối với các yêu cầu trong 5.8.1 và 5.8.4, phải thực hiện các phép thử cảm quan.
7.7.2 Thử mối nối của đầu thân kiếm và trục kiếm bằng dụng cụ thử kéo có dải đo từ 0 N đến 1 000 N.
7.7.3 Đặt kiếm đã lắp ráp theo phương thẳng đứng dọc theo đường thẳng được đánh dấu trên bệ trước khi đo độ võng khỏi đường thẳng bằng thước thẳng bằng thép.
7.8 Chống ăn mòn
Tiến hành phép thử trong 4 h theo ISO 9227 và ISO 10289 trước khi đánh giá.
7.9 Kiểm tra ghi nhãn
Biểu tượng Taiji phải được kiểm tra bằng mắt thường.
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Lời giới thiệu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Cấu tạo
5 Các yêu cầu
6 Ghi nhãn
7 Phương pháp thử
Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.