Trang /
Tiêu chuẩn TCVN 6756:2009 Yêu cầu mã số mã vạch GS1 cho nhà sách và nhà xuất bản phẩm nhiều kỳ
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Lưu
Theo dõi văn bản
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Báo lỗi
Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6756:2009
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6756:2009 Mã số mã vạch vật phẩm-Mã số mã vạch GS1 cho nhà sách và nhà xuất bản phẩm nhiều kỳ-Yêu cầu kỹ thuật
Số hiệu: | TCVN 6756:2009 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ | Lĩnh vực: | Văn hóa-Thể thao-Du lịch |
Năm ban hành: | 2009 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 6756:2009
MÃ SỐ MÃ VẠCH VẬT PHẨM - MÃ SỐ MÃ VẠCH GS1 CHO SÁCH VÀ XUẤT BẢN PHẨM NHIỀU KỲ - YÊU CẦU KỸ THUẬT
Article number and barcode - GS1 number and barcode for book and serial - Specification
Lời nói đầu
TCVN 6756 : 2009 thay thế TCVN 6756 : 2000.
TCVN 6756 : 2009 hoàn toàn phù hợp với Quy định kỹ thuật chung của tổ chức mã số mã vạch quốc tế (GS1 General Specification).
TCVN 6756 : 2009 do Tiểu Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/JTC1/SC31 “Thu thập dữ liệu tự động” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
MÃ SỐ MÃ VẠCH VẬT PHẨM - MÃ SỐ MÃ VẠCH GS1 CHO SÁCH VÀ XUẤT BẢN PHẨM NHIỀU KỲ - YÊU CẦU KỸ THUẬT
Article number and barcode - GS1 number and barcode for book and serial - Specification
1. Phạm vi áp dụng
1.1. Tiêu chuẩn này quy định cấu trúc và yêu cầu kỹ thuật về mã số mã vạch GS1 cho sách và xuất bản phẩm nhiều kỳ.
1.2. Tiêu chuẩn này phù hợp với quy định kỹ thuật của tổ chức GS1 quốc tế và những thỏa thuận đã được nhất trí giữa tổ chức GS1 quốc tế với các tổ chức quản lý mã ISBN và mã ISSN về ứng dụng mã số mã vạch GS1 cho sách và xuất bản phẩm nhiều kỳ.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.
TCVN 6384 : 2007 Mã số vật phẩm - Mã số thương phẩm toàn cầu 12 chữ số - Yêu cầu kỹ thuật.
TCVN 6939 : 2007 Mã số vật phẩm - Mã số thương phẩm toàn cầu 13 chữ số - Yêu cầu kỹ thuật.
TCVN 6380 : 2007 (ISO 2108 : 2005) Thông tin và tư liệu - Mã số tiêu chuẩn quốc tế cho sách (ISBN).
TCVN 6381 : 2007 (ISO 3297 : 1998) Tư liệu - Mã số tiêu chuẩn quốc tế cho xuất bản phẩm nhiều kỳ (ISSN).
TCVN 7203 : 2009 Mã số mã vạch - Yêu cầu kiểm tra xác nhận chất lượng mã vạch.
TCVN 7825 : 2007 (ISO/IEC 15420 : 2000) Công nghệ thông tin - Kỹ thuật phân định và thu thập dữ liệu tự động - Yên cầu kỹ thuật mã vạch - EAN/UPC.
3. Thuật ngữ, định nghĩa và các từ viết tắt
3.1. Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1.1
Xuất bản phẩm (published material)
Thể hiện các tài liệu được in ấn để bán một cách riêng lẻ cho người tiêu dùng, bao gồm báo, tạp chí và sách.
3.1.2
Sách (book)
Các xuất bản phẩm in trên giấy, có bìa (mỏng hoặc dầy) với nội dung và tên xác định. Trong tiêu chuẩn này "sách" bao gồm cả các loại băng từ, đĩa từ, micrôfim và các ấn phẩm khác, trừ các xuất bản phẩm nhiều kỳ.
3.1.3
Xuất bản phẩm nhiều kỳ (serial)
Xuất bản phẩm, dưới mọi hình thức, được phát hành thành những phần kế tiếp nhau, thường được đánh bằng số hoặc theo thứ tự thời gian và được dự định xuất bản kéo dài trong một khoảng thời gian không xác định.
3.1.4
Mã vạch phụ (add-on symbols)
Mã vạch được dùng để mã hóa thông tin bổ sung vào thông tin trong mã vạch chính.
3.1.5
Hệ thống GS1 (GS1 system)
Các quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn và hướng dẫn do tổ chức GS1 quản trị.
3.1.6
Kích thước X (X dimension)
Chiều rộng của yếu tố hẹp hay chiều rộng của một mô-đun đơn được quy định trong mã vạch.
CHÚ THÍCH Phạm vi của kích thước X được quy định bởi quy định kỹ thuật ứng dụng, liên quan đến tính sẵn có của thiết bị sản xuất và đọc mã vạch, và phù hợp với yêu cầu chung của ứng dụng. Kích thước X là hàng số đối với toàn bộ mã vạch đã cho.
3.2. Các từ viết tắt
ISBN: Mã số tiêu chuẩn quốc tế cho sách (International Standard book number);
ISSN: Mã số tiêu chuẩn quốc tế cho xuất bản phẩm nhiều kỳ (International Standard serial number);
GTIN: Mã số thương phẩm toàn cầu (Global trade item number).
4. Yêu cầu chung
4.1. Khi phân định xuất bản phẩm, người sử dụng có thể chọn lựa giữa hệ thống mã số quốc tế của ISO hiện hành như ISBN, ISSN và/ hoặc cấu trúc dữ liệu GTIN thuộc hệ thống GS1. Thông qua các quy định kỹ thuật trong tiêu chuẩn này, một giải pháp chung cho xuất bản phẩm cần được các nhà xuất bản và hiệp hội thương mại xem xét, cân nhắc để lựa chọn phương án áp dụng.
4.2. Nhà xuất bản phải đảm bảo mỗi xuất bản phẩm khác nhau về nội dung, tên gọi, hình thức trình bày... phải có một số phân định xuất bản phẩm khác nhau. Mỗi tập của một xuất bản phẩm hay những lần xuất bản khác nhau của cùng một tên xuất bản phẩm cũng phải được cấp một số phân định xuất bản phẩm riêng.
4.3. Xuất bản phẩm thường được ghi sẵn giá. Do có rất nhiều đầu tên xuất bản phẩm có liên quan và các vấn đề về tạo lập và cập nhật thư mục giá nên giá bán có thể được mã hóa như một thành phần trong GTIN. Nếu giá ghi trên bìa thay đổi, cần thay đổi GTIN. Việc định giá trước cần phù hợp với luật định.
4.4. Một số nhà xuất bản muốn thông báo thông tin bổ sung để đáp ứng yêu cầu nội bộ của mình mà các mã số chính như ISBN, ISSN, GTIN-13 hoặc GTIN-12 không thể hiện được. Thông tin bổ sung được thể hiện bằng mã số mã vạch phụ.
VÍ DỤ Nhà xuất bản muốn đưa thêm thông tin về phương án phát hành (như: tái bản không sửa đổi, tăng giá bán) mà những thông tin này không được phân định bằng mã số chính.
4.5. Mã vạch được sử dụng để thể hiện mã số GS1 cho xuất bản phẩm là mã vạch EAN-13, UPC-A hoặc UPC-E (xem TCVN 7825 : 2007 (ISO/IEC 15420 : 2000)). Mã vạch chính trên xuất bản phẩm phải tuân theo những yêu cầu sau:
- Không được cắt giảm chiều cao;
- Phải được đặt trên trang bìa ngoài đối với xuất bản phẩm đem bán (để thuận lợi cho việc tính tiền) và trên trang bìa trong đối với xuất bản phẩm thuộc loại có thể trả lại.
4.6. Hệ thống GS1 đưa ra một loại mã phụ gồm 2 hoặc 5 chữ số mã hóa thông tin bổ sung. Mã số phụ 2 chữ số và 5 chữ số có cấu trúc như minh họa trong hình 1 và hình 2.
Thông tin bổ sung
Hình 1 - Cấu trúc mã số phụ 2 chữ số
Thông tin bổ sung
Hình 2 - Cấu trúc mã số phụ 5 chữ số
trong đó: N thể hiện một chữ số.
4.7. Mã vạch được dùng để thể hiện mã số phụ 2 chữ số là mã vạch phụ 2 chữ số. Hệ thống quét sẽ nhận dạng vùng dữ liệu này nhờ ký tự phân định mã vạch ]E1 (xem Phụ lục F để biết thông tin về cấu tạo mã vạch phụ 2 chữ số).
4.8. Mã vạch được dùng để thể hiện mã số phụ 5 chữ số là mã vạch phụ 5 chữ số. Hệ thống quét sẽ nhận dạng vùng dữ liệu này nhờ ký tự phân định mã vạch ]E2 (xem Phụ lục G để biết thông tin về cấu tạo mã vạch phụ 5 chữ số).
4.9. Mã phụ tuân theo các nguyên tắc sau:
- Vì việc sử dụng mã phụ có độ an toàn thấp nên cần hạn chế sử dụng mã phụ cho những ứng dụng mà trong quy định kỹ thuật của chúng các quy tắc quản lý dạng dữ liệu và nội dung dữ liệu đảm bảo được độ an toàn cần thiết;
- Việc sử dụng mã phụ là trách nhiệm của từng nhà xuất bản;
- Việc đọc mã vạch phụ tại điểm bán hàng là không bắt buộc (tùy chọn);
- Không được sử dụng đồng thời hai loại mã phụ 2 và 5 chữ số;
- Mã phụ không được dùng để nhận dạng xuất bản phẩm;
- Mã phụ không nên chứa thông tin có thể tra cứu được bằng mã chính;
- Mã phụ không được sử dụng để biểu thị giá;
- Mã vạch phụ phải được sử dụng kết hợp cùng với mã vạch chính. Vị trí của mã vạch phụ so với mã vạch chính được quy định trong Phụ lục A;
- Mã vạch phụ không bao giờ được quét một mình và dữ liệu từ cả hai mã vạch chính và phụ có thể được sử dụng cùng nhau trong quá trình xử lý;
- Mã vạch phụ phải phù hợp với quy định về chất lượng in áp dụng cho toàn bộ các loại mã vạch của hệ thống GS1 (xem TCVN 7203 : 2009 và TCVN 7825 : 2008 (ISO/IEC 15420 : 2000)).
5. Mã số mã vạch cho sách
5.1. Mã số GS1 cho sách chưa có mã số ISBN
5.1.1. Khi phân định sách theo hệ thống GS1, người sử dụng cần phân định chúng theo cách giống như đối với các thương phẩm khác: nghĩa là sử dụng cấu trúc dữ liệu GTIN-13 (xem TCVN 6939 : 2007) hoặc GTIN-12 (xem TCVN 6384 : 2007).
VÍ DỤ Mã số dạng GTIN-13 cho sách có cấu trúc như nêu trong hình 3
Hình 3 - Cấu trúc mã số GS1 dạng GTIN-13 cho sách chưa có mã số ISBN
trong đó:
893 là mã quốc gia GS1 của Việt Nam;
N thể hiện một chữ số;
Số phân định nhà xuất bản: gồm từ bốn đến bảy chữ số, do GS1 Việt Nam quản trị và cấp cho nhà xuất bản;
Số phân định sách: gồm từ năm đến hai chữ số, do nhà xuất bản quản trị và cấp cho mỗi đầu sách của mình;
Số kiểm tra được tính từ mười hai chữ số đứng trước theo quy tắc nêu trong Phụ lục D.
5.2. Mã số GS1 cho sách đã có mã số ISBN
5.2.1. Tiền tố GS1 978 - 979 được sử dụng để thêm vào trước mã số ISBN đã ấn định cho sách và không bao gồm số kiểm tra của mã số ISBN đó.
5.2.2. Mã số GS1 cho sách đã có mã số ISBN có cấu trúc như nêu trong hình 4
Tiền tố GS1 | ISBN (không bao gồm số kiểm tra) | Số kiểm tra |
9 7 8 | N4 N5 N6 N7 N8 N9 N10 N11 N12 | N13 |
hoặc 9 7 9 |
|
|
Hình 4 - Cấu trúc mã số GS1 cho sách đã có mã số ISBN
trong đó:
GS1 978, 979 do GS1 quốc tế quản trị và cấp cho sách đã có mã số ISBN;
N4...N12 là mã số ISBN không bao gồm số kiểm tra (xem TCVN 6380 : 2007 (ISO 2108 : 2005));
Số kiểm tra được tính từ mười hai chữ số đứng trước theo quy tắc nêu trong Phụ lục D.
5.3. Mã vạch thể hiện mã số GS1 cho sách
5.3.1. Việc sử dụng mã vạch để thể hiện mã số GS1 cho sách phải phù hợp với điều 4.5.
5.3.2. Vị trí của mã số mã vạch in trên sách được quy định trong Phụ lục B.
5.4. Mã phụ
5.4.1. Việc sử dụng mã phụ cho sách phải phù hợp với các quy định từ 4.6 đến 4.9.
5.4.2. Mã phụ không được sử dụng để biểu thị giá vì những lý do sau:
- mã vạch này không đảm bảo độ tin cậy cần thiết khi đọc để nhập giá;
- không có chỉ số tiền tệ để ngăn chặn sự diễn giải sai lạc về giá đối với sách nhập khẩu hoặc xuất khẩu;
- lôgic hệ thống không đưa ra được phương tiện để phân biệt rằng đó là mã phụ 5 chữ số thể hiện giá hay là thông tin phụ của một cuốn sách cụ thể.
6. Mã số cho xuất bản phẩm nhiều kỳ
6.1. Mã số GS1 cho xuất bản phẩm nhiều kỳ chưa có mã số ISSN
6.1.1. Khi phân định xuất bản phẩm nhiều kỳ theo hệ thống GS1, trước tiên người sử dụng cần phân định chúng theo cách giống như đối với các thương phẩm khác: nghĩa là sử dụng cấu trúc dữ liệu GTIN-13 (xem TCVN 6939 : 2007) hoặc GTIN-12 (xem TCVN 6384 : 2007).
VÍ DỤ Mã số GTIN-13 cho xuất bản phẩm nhiều kỳ chưa có mã số ISSN có cấu trúc như nêu trong hình 5
| Số kiểm tra | Mã số phụ | |
893 | N4 N5 N6 N7 N8 N9 N10 N11 N12 | N13 | N14 N15 |
Hình 5 - Cấu trúc mã số GS1 dạng GTIN-13 cho xuất bản phẩm nhiều kỳ chưa có mã số ISSN
trong đó:
893 là mã quốc gia GS1 của Việt Nam;
N thể hiện một chữ số;
Số phân định nhà xuất bản: gồm từ bốn đến bảy chữ số, do GS1 Việt Nam quản trị và cấp cho nhà xuất bản;
Số phân định xuất bản phẩm nhiều kỳ: gồm từ năm đến hai chữ số, do nhà xuất bản quản trị và cấp cho mỗi đầu xuất bản phẩm của mình;
Số kiểm tra được tính từ mười hai chữ số đứng trước theo quy tắc nêu trong Phụ lục D:
N14 N15 là mã số chỉ thứ tự thời gian của xuất bản phẩm nhiều kỳ.
6.1.2. Có thể biểu thị giá tiền vào trong GTIN, khi đó, giá tiền được đặt ở các vị trí quy định rõ ràng và có thể được sử dụng trực tiếp trong nước xuất bản. Tuy nhiên, ngay khi xuất bản phẩm nhiều kỳ được xuất khẩu ra nước ngoài, giá tiền đã định không còn ý nghĩa trực tiếp nữa và GTIN đã cấp phải được diễn dịch theo một cách chung không bị phá vỡ về mặt nội bộ.
6.2. Mã số GS1 cho xuất bản phẩm nhiều kỳ đã có mã số ISSN
6.2.1. Tiền tố GS1 977 được sử dụng để thêm vào trước mã số ISSN đã ấn định cho xuất bản phẩm nhiều kỳ và không bao gồm số kiểm tra của mã số ISSN đó.
6.2.2. Mã số GS1 cho xuất bản phẩm nhiều kỳ đã có mã số ISSN gồm 15 chữ số có cấu trúc như sau:
Tiền tố GS1 | ISSN (không bao gồm số kiểm tra) | Số biến thể | Số kiểm tra | Mã số phụ | |||||||||
9 | 7 | 7 | N4 | N5 | N6 | N7 | N8 | N9 | N10 | N11 | N12 | N13 | N14 N15 |
Hình 6 - Cấu trúc mã số GS1 cho xuất bản phẩm nhiều kỳ đã có mã số ISSN
trong đó:
GS1 977 do GS1 quốc tế quản trị và cấp cho xuất bản phẩm nhiều kỳ đã có mã số ISSN;
N4...N10 là mã số ISSN không bao gồm số kiểm tra (xem TCVN 6381 : 2007 (ISO/IEC 2108 : 2005));
N11 N12 là số biến thể được sử dụng để biểu thị các biến thể của các ấn phẩm có cùng tiêu đề với giá khác nhau hoặc biểu thị các ấn phẩm khác nhau của nhật báo. Trường hợp không có biến thể, N11 N12 là 00.
N13 là số kiểm tra được tính từ mười hai chữ số đứng trước theo quy tắc nêu trong Phụ lục D.
N14 N15 là mã số chỉ thứ tự thời gian của xuất bản phẩm nhiều kỳ.
6.3. Mã vạch thể hiện mã số GS1 cho xuất bản phẩm nhiều kỳ
6.3.1. Việc sử dụng mã vạch thể hiện mã số GS1 cho xuất bản phẩm nhiều kỳ phải phù hợp với điều 4.5.
6.3.2. Vị trí của mã số mã vạch in trên xuất bản phẩm nhiều kỳ được quy định trong Phụ lục C.
6.4. Mã phụ
6.4.1. Việc sử dụng mã phụ cho xuất bản phẩm nhiều kỳ phải phù hợp với các quy định từ 4.6 đến 4.9.
6.4.2. Quy tắc ấn định mã số phụ 2 chữ số cho xuất bản phẩm nhiều kỳ được quy định trong Phụ lục E.
6.4.3. Thông tin có thể được mã hóa bằng mã vạch phụ 5 chữ số bao gồm ngày phát hành thực tế, nhằm để phân biệt giữa các số báo tiếp theo.
Phụ lục A
(quy định)
Kích thước và vị trí của mã phụ so với mã chính
A.1. Kích thước của mã vạch
A.1.1. Không được cắt giảm chiều cao của mã vạch chính (tham khảo TCVN 7825 : 2007 (ISO/IEC 15420 : 2000) về kích thước chuẩn của mã vạch chính và phụ).
A.1.2. Kích thước X của mã vạch phụ phải giống hệt kích thước X của mã vạch chính đi kèm.
A.2. Vị trí của mã phụ so với mã chính
A.2.1. Mã vạch phụ không được xâm phạm vào vùng trống bên phải của mã vạch chính. Khoảng cách tối đa giữa hai mã là 12X.
A.2.2. Đầu dưới của các vạch trong mã vạch phụ đặt ngang hàng với đầu dưới của các vạch cảnh báo của mã vạch chính.
A.2.3. Chữ số thể hiện mã phụ được đặt trên mã vạch phụ, có cùng chiều cao và cùng kiểu chữ như mã vạch chính.
A.2.4. Cạnh trên của chữ số thể hiện mã phụ được đặt thẳng hàng với cạnh trên của mã vạch chính.
Phụ lục B
(quy định)
Vị trí của mã vạch trên bìa sách
B.1. Mã vạch được đặt ở vị trí góc phần tư bên phải, phía dưới, gần gáy, trên bìa 4 của sách, có chừa khoảng trống cần thiết cho vùng trống xung quanh. Hình B.1 minh họa các vị trí của mã vạch trên bìa 4.
a) Vị trí ưu tiên:
b) Vị trí chấp nhận được:
Hình B.1 - Mã vạch đặt trên bìa 4
B.2. Mã vạch được đặt ở phần nửa phía trên bìa 2 của sách, có chứa khoảng trống cần thiết cho vùng trống xung quanh, Hình B.2 minh họa các vị trí của mã vạch trên bìa 2.
a) Vị trí ưu tiên:
Hình B.2 - Mã vạch đặt trên bìa 2
Phụ lục C
(quy định)
Vị trí của mã vạch trên xuất bản phẩm nhiều kỳ
C.1. Đối với tạp chí: Mã vạch được đặt vào góc phần tư phía dưới bên trái trang 1, gần gáy, có chừa khoảng trống cần thiết cho vùng trống xung quanh.
Hình C.1 - Vị trí của mã vạch trên tạp chí
C.2 Đối với báo:
C.2.1 Khi báo được thể hiện để bán như chỉ ra ở bên trái Hình 12, đặt mã vạch vào góc phần tư phía dưới bên trái, trang 1, gần rìa, có chừa khoảng trống cần thiết cho vùng trống xung quanh.
Hình C.2.1 - Vị trí của mã vạch trên trang 1 của báo
C.2.2 Khi báo được thể hiện để bán như chỉ ra ở bên trái Hình 13, đặt mã vạch vào góc phần tư phía dưới bên phải, trang cuối, gần rìa, có chừa khoảng trống cần thiết cho vùng trống xung quanh.
Hình C.2.2 - Vị trí của mã vạch trên trang cuối của báo
Phụ lục D
(quy định)
Cách tính số kiểm tra tiêu chuẩn cho các cấu trúc dữ liệu của GS1
Thuật toán này là thống nhất cho tất cả các cấu trúc dữ liệu của GS1 có chiều dài số ký tự cố định cần có chữ số kiểm tra.
| Vị trí kí tự | |||||||||||||||||
GTIN-8 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| N1 | N2 | N3 | N4 | N5 | N6 | N7 | N8 |
GTIN-12 |
|
|
|
|
|
| N1 | N | N3 | N4 | N5 | N6 | N7 | N8 | N9 | N10 | N11 | N12 |
GTIN-13 |
|
|
|
|
| N1 | N2 | N3 | N4 | N5 | N6 | N7 | N8 | N9 | N10 | N11 | N12 | N13 |
ITF-6 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| N1 | N2 | N3 | N4 | N5 | N6 |
ITF-14 |
|
|
|
| N1 | N2 | N3 | N4 | N5 | N6 | N7 | N8 | N9 | N10 | N11 | N12 | N13 | N14 |
17 ký tự |
| N1 | N2 | N3 | N4 | N5 | N6 | N7 | N8 | N9 | N10 | N11 | N12 | N13 | N14 | N15 | N16 | N17 |
18 ký tự | N1 | N2 | N3 | N4 | N5 | N6 | N7 | N8 | N9 | N10 | N11 | N12 | N13 | N14 | N15 | N16 | N17 | N18 |
| Nhân giá trị tại mỗi vị trí với: |
| ||||||||||||||||
| 3 | 1 | 3 | 1 | 3 | 1 | 3 | 1 | 3 | 1 | 3 | 1 | 3 | 1 | 3 | 1 | 3 |
|
| Cộng dồn các kết quả cho tổng |
| ||||||||||||||||
| Lấy bội của 10 gần tổng nhất trừ tổng được số kiểm tra |
|
Ví dụ cách tính số kiểm tra cho trường gồm 18 ký tự
Vị trí | N1 | N2 | N3 | N4 | N5 | N6 | N7 | N8 | N9 | N10 | N11 | N12 | N13 | N14 | N15 | N16 | N17 | N18 | |||||||||||||||||
Mã số chưa có số kiểm tra | 3 | 7 | 6 | 1 | 0 | 4 | 2 | 5 | 0 | 0 | 2 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | = 101 | |||||||||||||||||
Bước 1: nhân với | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x |
|
| x | x | x | x | ||||||||||||||||||
3 | 1 | 3 | 1 | 3 | 1 | 3 | 1 | 3 | 1 | 3 | 1 | 3 | 1 | 3 | 1 | 3 | |||||||||||||||||||
Bước: cộng dồn Các kết quả cho tổng | = | = | = | = | = | = | = | = | = | = | = | = | = | = | = | = | = | ||||||||||||||||||
9 | 7 | 18 | 1 | 0 | 4 | 6 | 5 | 0 | 0 | 6 | 1 | 6 | 3 | 1 | 5 | 18 | |||||||||||||||||||
Bước 3: Lấy bội của 10 gần tổng nhất (là 110) trừ tổng (là 101) được số kiểm tra (là 9) |
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||
Mã số gồm số kiểm tra | 3 | 7 | 6 | 1 | 0 | 4 | 2 | 5 | 0 | 0 | 2 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 9 | |||||||||||||||||
Phụ lục E
(quy định)
Quy tắc ấn định mã số phụ 2 chữ số cho xuất bản phẩm nhiều kỳ
E.1 Mã số phụ 2 chữ số chỉ thứ tự thời gian của xuất bản phẩm nhiều kỳ luôn gắn với mã số phân định vật phẩm liên quan và có ý nghĩa như nêu trong bảng 1.
Bảng 1- Số chỉ thứ tự thời gian của xuất bản phẩm nhiều kỳ
Tần số xuất hiện | Mã số phụ được áp dụng để chỉ thứ tự thời gian trong năm |
Hàng ngày (hoặc vài số một tuần) | Xuất bản phẩm của mỗi ngày trong tuần được coi là các thương phẩm riêng cần được phân định bằng một mã số phân định riêng thể hiện trong mã vạch phụ. Mã số phụ 2 chữ số chỉ được sử dụng để thể hiện tuần áp dụng cùng GTIN-13 hoặc GTIN-12 thiết lập nên ngày trong năm. |
Hàng tuần | Số thứ tự của tuần (01 đến 53) |
Nửa tháng | Số thứ tự của tuần đầu tiên trong giai đoạn áp dụng (01 đến 53) |
Hàng tháng | Số thứ tự của tháng (01 đến 12) |
Hai tháng | Số thứ tự của tháng đầu tiên trong giai đoạn áp dụng (01, 03... đến 12) |
Một quý | Số thứ tự của tháng đầu tiên trong giai đoạn áp dụng (01 đến 12) |
Theo mùa | N14 = Chỉ chữ số cuối của năm áp dụng N15 = 1 chỉ mùa hè, = 2 chỉ mùa thu, = 3 chỉ mùa đông, = 4 chỉ mùa xuân |
Nửa năm | N14 = Chỉ chữ số cuối của năm áp dụng N15 = số của mùa đầu tiên trong giai đoạn áp dụng |
Hàng năm | N14 = Chỉ chữ số cuối của năm áp dụng N15 = 5 |
Khoảng thời gian đặc biệt | Số liên tiếp từ 01 đến 99 |
Phụ lục F
(tham khảo)
Cấu tạo mã vạch phụ 2 chữ số
F.1. Mã vạch phụ 2 chữ số có thể được sử dụng trong các ứng dụng riêng đi cùng với mã vạch EAN-13, UPC-A hoặc UPC-E và bao gồm:
- Dấu hiệu cảnh báo phụ;
- Số đầu tiên của mã số phụ từ bộ mã A hoặc B;
- Dấu hiệu phác họa phụ;
- Chữ số thứ hai của mã số phụ từ bộ mã A hoặc B;
- Vùng trống bên phải.
F.2. Mã vạch phụ không có dấu hiệu cảnh báo bên phải và không có số kiểm tra rõ ràng. Việc kiểm tra được thực hiện thông qua việc trộn các bộ mã số (A hoặc B) dùng cho hai chữ số của mã. Việc chọn bộ mã được liên kết với giá trị của mã số phụ và được thể hiện trong bảng 2.
Bảng 2 - Bộ mã số cho mã phụ 2 chữ số
Giá trị của các chữ số do mã vạch phụ mã hóa | Chữ số bên trái | Chữ số bên phải |
Bội số của 4 (00, 04, 08,…96) | A | A |
Bội số của 4+1 (01, 05,…97) | A | B |
Bội số của 4+2 (02, 06,…98) | B | A |
Bội số của 4+3 (03, 07,…99) | B | B |
F.3. Hình 14 minh họa một ví dụ về mã vạch EAN-13 cùng với mã vạch phụ 2 chữ số.
Hình 14- Mã vạch EAN-13 cùng với mã vạch phụ 2 chữ số
Phụ lục G
(tham khảo)
Cấu tạo mã vạch phụ 5 chữ số
G.1. Mã vạch phụ 5 chữ số được dùng trong các ứng dụng riêng đi cùng với mã vạch EAN-13, UPC-A, hoặc UPC-E và bao gồm:
- Dấu hiệu cảnh báo phụ;
- Số đầu tiên của mã số phụ từ bộ mã A hoặc B;
- Dấu hiệu phác họa phụ;
- Chữ số thứ hai của mã số phụ từ bộ mã A hoặc B;
- Dấu hiệu phác họa phụ trợ;
- Chữ số thứ ba của mã số phụ từ bộ mã A hoặc B;
- Dấu hiệu phác họa phụ;
- Chữ số thứ tư của mã số phụ từ bộ mã số A hoặc B;
- Dấu hiệu phác họa phụ;
- Chữ số thứ năm của mã số phụ từ bộ mã số A hoặc B;
- Vùng trống bên phải.
G.2. Mã vạch phụ không có dấu hiệu cảnh báo bên phải. Nó không có số kiểm tra rõ ràng. Việc kiểm tra được tiến hành thông qua trộn bộ mã số (A hoặc B) dùng cho 5 chữ số của mã. Giá trị V được xác định bởi trình tự sau đây:
1) Cộng các chữ số ở các vị trí 1, 3, và 5.
2) Nhân kết quả tìm được ở bước 1 với 3.
3) Cộng các chữ số còn lại (vị trí 2 và 4).
4) Nhân kết quả tìm được ở bước 3 với 9.
5) Cộng các kết quả tìm được ở bước 2 và bước 4.
6) Giá trị V là giá trị của chữ số đơn vị (chữ số ở vị trí thấp nhất) của kết quả tìm được ở bước 5.
VÍ DỤ Tính giá trị V của mã số phụ 86104 theo các bước sau:
Bước 1: | 8 + 1 + 4 = 13 |
Bước 2: | 13 x 3 = 39 |
Bước 3: | 6 + 0 = 6 |
Bước 4: | 6 x 9 = 54 |
Bước 5: | 39 + 54 = 93 |
Bước 6: | V = 3 |
Sau đó bộ mã có thể được xác định dựa trên bảng 3.
Bảng 3 - Bộ mã cho mã vạch phụ 5 chữ số
Giá trị của V | Bộ mã dùng cho ký tự mã vạch | ||||
| 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
0 | B | B | A | A | A |
1 | B | A | B | A | A |
2 | B | A | A | B | A |
3 | B | A | A | A | B |
4 | A | B | B | A | A |
5 | A | A | B | B | A |
6 | A | A | A | B | B |
7 | A | B | A | B | A |
8 | A | B | A | A | B |
9 | A | A | B | A | B |
Vì V = 3 trong Bảng 2, thứ tự các bộ mã số dùng để mã hóa giá trị 86104 là B A A A B.
G.3. Hình 15 minh họa một ví dụ về mã vạch EAN-13 cùng với mã vạch phụ 5 chữ số.
Hình 15 - Mã vạch EAN-13 với mã vạch phụ 5 chữ số.
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] GS1 General Specification (Quy định kỹ thuật chung của GS1) của tổ chức GS1 quốc tế.
Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.