Quyết định 56/2015/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về việc ban hành Quy định quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Bình Thuận

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 56/2015/QĐ-UBND'

Quyết định 56/2015/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về việc ban hành Quy định quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân tỉnh Bình ThuậnSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:56/2015/QĐ-UBND'Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Lê Tiến Phương
Ngày ban hành:28/10/2015Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Văn hóa-Thể thao-Du lịch

tải Quyết định 56/2015/QĐ-UBND'

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) Quyết định 56/2015/QĐ-UBND' DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.zip) Quyết định 56/2015/QĐ-UBND' ZIP (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN

--------
Số: 56/2015/QĐ-UBND
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Bình Thuận, ngày 28 tháng 10 năm 2015
 
 
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA
 VÀ DANH LAM THẮNG CẢNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN
-------------------------------------
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
 
 
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Di sản Văn hóa năm 2001 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản Văn hóa năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản Văn hóa và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản Văn hóa;
Căn cứ Thông tư số 09/2011/TT-BVHTTDL ngày 14/7/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định về nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh;
Căn cứ Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 28/12/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận tại Tờ trình số 1693/TTr-SVHTTDL ngày 30/9/2015,
 
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
 
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
 

 
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH





Lê Tiến Phương
 
 
QUY ĐỊNH
QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA
 VÀ DANH LAM THẮNG CẢNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 56/2015/QĐ-UBND ngày 28/10/2015
của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận)
 
Chương I
CÁC QUY ĐỊNH CHUNG
 
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh:
Quy định này quy định các hoạt động về quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích bao gồm: di tích thuộc danh mục kiểm kê bảo vệ; các di tích lịch sử, di tích lịch sử cách mạng, di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích khảo cổ học và danh lam thắng cảnh (sau đây gọi tắt là di tích) trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đã được cơ quan nhà nước xếp hạng theo quy định của Luật Di sản Văn hóa.
2. Đối tượng áp dụng:
Các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân Việt Nam; các tổ chức, cá nhân nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài có liên quan đến các hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Điều 2. Nguyên tắc quản lý
1. Nhà nước thống nhất quản lý di tích thuộc sở hữu toàn dân, công nhận và bảo vệ các hình thức sở hữu tập thể, sở hữu chung của cộng đồng, sở hữu cá nhân và các hình thức sở hữu khác theo quy định của pháp luật.
2. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) thực hiện quyền quản lý nhà nước đối với các di tích trên địa bàn thuộc địa giới hành chính theo sự phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Hoạt động quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh phải chấp hành nghiêm túc chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và quy định có liên quan của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 3. Các hành vi bị nghiêm cấm
Nghiêm cấm mọi tổ chức và cá nhân có những hành vi sau đây:
1. Chiếm dụng di tích; trộm cắp, mua bán, vận chuyển trái phép di vật, hiện vật thuộc di tích trái với quy định của Luật Di sản Văn hóa.
2. Đập phá, tháo dỡ hoặc tự ý xây dựng trái phép tại di tích gây ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường và không gian văn hóa của di tích.
3. Tự ý đào bới, san ủi, khai thác đất, cát tại các di tích khảo cổ có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học khi chưa được phép của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Di dời, thay đổi các yếu tố gốc cấu thành di tích, thay đổi hiện vật trong di tích hoặc tu bổ, phục hồi không đúng với yếu tố gốc cấu thành di tích và các hành vi khác khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Xuất bản tài liệu, tuyên truyền, giới thiệu sai lệch về nội dung và giá trị của di tích, tự ý lập sự tích, xuyên tạc lịch sử làm tổn hại đến truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc, có tác động xấu đến nhân dân, nguy hại đến an ninh trật tự của địa phương và quốc gia.
6. Tự ý xây dựng, sửa chữa các di tích đã được xếp hạng và các di tích thuộc danh mục kiểm kê bảo vệ khi chưa được phép của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Các hoạt động nghiên cứu di tích khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện những hành vi trái pháp luật.
8. Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.
 
Chương II
QUY ĐỊNH VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ
 
Điều 4. Phân cấp quản lý
1. Công tác quản lý nhà nước về di tích trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý thống nhất và toàn diện.
2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan chuyên môn có nhiệm vụ tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về di tích trên địa bàn toàn tỉnh.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện việc quản lý theo phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh như sau:
a) Ủy ban nhân dân cấp huyện: trực tiếp quản lý các di tích cấp Quốc gia, cấp tỉnh đã được xếp hạng trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý của huyện, thành phố, thị xã;
b) Ủy ban nhân dân cấp xã: trực tiếp quản lý các di tích trong danh mục đã kiểm kê chưa được xếp hạng; đồng thời phối hợp với các cơ quan chuyên môn cấp huyện quản lý, khai thác và phát huy giá trị của các di tích đã được xếp hạng trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý của xã, phường, thị trấn đó.
Điều 5. Thành lập Ban Quản lý di tích
1. Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp công lập để bảo tồn và phát huy giá trị di tích đối với các di tích có tầm quan trọng đặc biệt (như: di tích Trường Dục Thanh, tháp Pô Sah Inư...).
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Ban Quản lý di tích đối với các di tích đã được xếp hạng cấp Quốc gia và cấp tỉnh.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận Ban Quản lý các di tích trong danh mục kiểm kê chưa được xếp hạng.
4. Ban Quản lý di tích xây dựng Quy chế hoạt động trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và công nhận.
 
Chương III
QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH
 
Điều 6. Các hoạt động quản lý di tích
1. Tổ chức kiểm kê, phân loại và đăng ký di tích:
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, công bố Danh mục kiểm kê di tích; trình quyết định bổ sung Danh mục kiểm kê di tích; trình đưa ra khỏi Danh mục kiểm kê di tích đối với những di tích không đủ tiêu chuẩn.
2. Xây dựng hồ sơ khoa học xếp hạng di tích:
a) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì việc lập hồ sơ khoa học di tích, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã nơi di tích tọa lạc có trách nhiệm phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong quá trình lập hồ sơ khoa học di tích;
b) Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoàn tất hồ sơ khoa học và các thủ tục theo quy định hiện hành tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, quyết định xếp hạng di tích cấp quốc gia và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh.
3. Tu bổ, tôn tạo, phục hồi di tích:
a) Nguyên tắc tu bổ, tôn tạo và phục hồi di tích:
- Việc bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích trên địa bàn tỉnh được áp dụng theo Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 28/12/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích;
- Chỉ tiến hành bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích trong trường hợp cần thiết và phải lập hồ sơ thiết kế trình cấp có thẩm quyền phê duyệt (trừ trường hợp sửa chữa nhỏ không làm ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích);
- Tổ chức, cá nhân tư vấn lập hồ sơ thiết kế, thi công, giám sát và quản lý dự án tu bổ, tôn tạo di tích phải có đủ điều kiện về năng lực, chuyên môn kỹ thuật theo quy định của pháp luật và quy định tại Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 28/12/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích;
- Bảo đảm tính nguyên gốc, tính chân xác, tính toàn vẹn và sự bền vững của di tích;
- Ưu tiên cho các hoạt động bảo quản, gia cố di tích trước khi áp dụng những biện pháp kỹ thuật tu bổ và phục hồi khác;
- Bảo đảm an toàn cho bản thân công trình và khách tham quan.
b) Hồ sơ tu bổ, tôn tạo di tích phải do tổ chức có chuyên môn về bảo quản, tu bổ di tích thực hiện theo quy định của pháp luật và quy định tại Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 28/12/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.
c) Trường hợp tu sửa cấp thiết di tích:
Di tích có nhu cầu tu sửa cấp thiết là di tích đang có nguy cơ bị hủy hoại do tác động của thiên nhiên, của con người cần được sửa chữa nhằm chống đỡ, gia cố, gia cường các bộ phận của di tích để kịp thời ngăn chặn nguy cơ sụp đổ trước khi tiến hành tu bổ và phục hồi.
d) Thẩm quyền thẩm định và phê duyệt hồ sơ tu bổ, tôn tạo di tích:
- Hồ sơ tu bổ, tôn tạo di tích cấp quốc gia do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Xây dựng thẩm định, tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt;
- Hồ sơ tu bổ, tôn tạo di tích cấp tỉnh do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Xây dựng thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
4. Về quy hoạch:
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi di tích tọa lạc xây dựng quy hoạch tổng thể, đề án quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
5. Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ:
a) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức các hình thức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác quản lý di tích trên địa bàn tỉnh;
b) Phòng Văn hóa và Thông tin huyện tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp tổ chức các hình thức đào tạo, bồi dưỡng và hướng dẫn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ cơ sở và những người trực tiếp quản lý di tích.
Điều 7. Các hoạt động bảo vệ di tích
1. Các di tích đã được xếp hạng (kể cả các di vật, cổ vật, bảo vật có trong di tích) và những di tích đã được đăng ký trong danh mục kiểm kê, bảo vệ phải được bảo vệ nguyên trạng.
2. Các di tích đã được xếp hạng phải được cắm mốc giới theo bản đồ khoanh vùng bảo vệ và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; có Bản Nội quy quản lý và bảo vệ di tích; Bản trích giới thiệu nội dung di tích.
a) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức cắm mốc giới di tích;
b) Việc cắm mốc giới di tích phải tuân thủ đúng nguyên tắc xác định phạm vi và cắm mốc giới các khu vực khoanh vùng bảo vệ di tích quy định tại Điều 14, Nghị định 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản Văn hóa và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản Văn hóa;
c) Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân cấp huyện và xã xác định địa giới và lập bản đồ khoanh vùng bảo vệ di tích; chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với di tích;
d) Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo Phòng Văn hóa và Thông tin phối hợp với Ban Quản lý di tích xây dựng Bản Nội quy quản lý và bảo vệ di tích; Bản trích giới thiệu nội dung di tích.
3. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện và xã tổ chức khảo sát, lập Quy hoạch khảo cổ và điều chỉnh Quy hoạch khảo cổ trên địa bàn tỉnh tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt.
4. Ban Quản lý di tích trước khi tiếp nhận các hiện vật (trừ tiền công đức) như tượng thờ, lư hương, hoành phi, câu đối… để bài trí, thờ phụng tại di tích phải được sự đồng ý bằng văn bản của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
5. Việc xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội liên quan đến khu vực bảo vệ và môi trường cảnh quan di tích phải được sự thống nhất bằng văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, văn bản thẩm định của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với di tích cấp tỉnh (kể cả di tích chưa xếp hạng nhưng đã được đưa vào Danh mục kiểm kê bảo vệ) và ý kiến bằng văn bản của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với di tích cấp quốc gia.
6. Việc cấp phép thăm dò, khai thác tài nguyên, khoáng sản như: đất, đá, cát đen, cát bồi nền… trong lòng đất hoặc dưới nước tại các di tích khảo cổ có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học cho các tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện sau khi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức khảo sát, thăm dò khảo cổ và có ý kiến chính thức bằng văn bản với Ủy ban nhân dân tỉnh.
7. Ưu tiên đầu tư bảo quản, tu bổ và phục hồi các di tích đã được xếp hạng có tiềm năng phát triển du lịch và đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân địa phương.
Điều 8. Các hoạt động khai thác, phát huy giá trị di tích
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá giá trị các di tích trên địa bàn tỉnh bằng nhiều hình thức đa dạng và phong phú để thu hút khách du lịch đến tham quan, nghiên cứu.
2. Tổ chức, cá nhân khi tổ chức hoặc tham gia lễ hội, phải thực hiện các quy định tại Khoản 1 Điều 12, Thông tư số 04/2011/TT-BVHTTDL ngày 21/01/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, cụ thể:
a) Không bán vé vào dự lễ hội, các nghi lễ trong lễ hội phải được diễn ra trang trọng, phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc;
b) Khi lễ hội diễn ra, bên cạnh việc trang trí các loại cờ hội, cờ lễ; trong khu vực lễ hội, cờ Tổ quốc phải được treo phía trước cổng chính ra vào di tích, cao hơn cờ hội, cờ tôn giáo;
c) Thực hiện đúng nội quy, quy định của Ban Tổ chức lễ hội;
d) Ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội (trang phục đẹp, lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục; không phát ngôn bừa bãi gây ảnh hưởng xấu đến không khí trang nghiêm của lễ hội);
đ) Bảo đảm trật tự, an ninh khi tham dự lễ hội; không đốt pháo, không đốt và thả đèn trời; việc đốt vàng mã phải đúng nơi quy định;
e) Nếu tổ chức các trò chơi, trò diễn, biểu diễn nghệ thuật, hội chợ, trưng bày triển lãm trong khu vực lễ hội thì được phép bán vé cho các hoạt động đó; giá vé thực hiện theo quy định của pháp luật về tài chính;
g) Nghiêm cấm lợi dụng lễ hội để hành nghề mê tín dị đoan như xin xăm, bói toán, gọi hồn, yểm bùa, trừ tà, phù phép chữa bệnh…
3. Tổ chức, cá nhân khi tổ chức hoặc tham gia các hoạt động và sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo tại di tích phải thực hiện theo quy định tại Điều 3, 4, 5, 6 và 7 của Thông tư Liên tịch số 04/2014/TTLT-BVHTTDL-BNV ngày 30/5/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Nội vụ hướng dẫn việc thực hiện nếp sống văn minh tại các cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo.
4. Các hoạt động dịch vụ tại di tích phải được đưa ra ngoài khuôn viên di tích; cá nhân, tổ chức chỉ được mở các hoạt động dịch vụ sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của chính quyền địa phương và Ban Quản lý di tích.
5. Thực hiện nếp sống văn hóa, giữ gìn vệ sinh môi trường, tạo cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp tại di tích.
6. Đối với các di tích là cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo phải tuân thủ các quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo và các quy định khác có liên quan.
7. Khuyến khích và vận động các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện xã hội hóa trong các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích.
8. Hoạt động nghiên cứu khoa học:
Các tổ chức, cá nhân Việt Nam; các tổ chức, cá nhân nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài có nhu cầu nghiên cứu khoa học tại các di tích trên địa bàn tỉnh phải chấp hành đúng các quy định của pháp luật hiện hành.
 
Chương IV
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ,
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH
 
Điều 9. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
1. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các hoạt động quản lý, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh.
2. Hướng dẫn các đơn vị, địa phương thực hiện công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích theo thẩm quyền. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành chính sách khuyến khích, huy động các nguồn lực cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh.
3. Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích theo quy định của Luật Di sản Văn hóa.
4. Thẩm định hoặc tham gia thẩm định các dự án bảo tồn và phát huy giá trị di tích; chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan thẩm định dự án cải tạo, xây dựng các công trình nằm ngoài khu vực bảo vệ di tích có khả năng ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường của di tích. Tổ chức thực hiện các dự án bảo quản, tu bổ di tích sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của ngành.
5. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch nghiên cứu, kiểm kê, bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Tổ chức kiểm kê, phân loại và công bố Danh mục kiểm kê di tích trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện lập hồ sơ khoa học trình cấp thẩm quyền xếp hạng di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh.
6. Quản lý và hướng dẫn các hoạt động lễ hội truyền thống, tín ngưỡng và tôn giáo tại di tích.
7. Tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý những vi phạm trong công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh.
8. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích.
9. Hướng dẫn, đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách ở địa phương để tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích đạt hiệu quả.
10. Thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học gắn với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích nói riêng và di sản văn hóa nói chung.
11. Theo dõi, đôn đốc, giám sát và phối hợp với các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện có hiệu quả công tác quản lý các nguồn tài chính để trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích trên địa bàn tỉnh.
12. Phối hợp với các sở, ngành liên quan hướng dẫn, kiểm tra và giám sát việc nghiên cứu khoa học tại di tích trên địa bàn tỉnh của các tổ chức, cá nhân Việt Nam và người nước ngoài (hoặc có quốc tịch nước ngoài).
13. Xây dựng kế hoạch và lập hồ sơ tu bổ, tôn tạo di tích theo quy định của pháp luật.
14. Tổ chức khảo sát, thăm dò và khai quật khảo cổ học.
15. Định kỳ tổng hợp, báo cáo kết quả công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
Điều 10. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định hồ sơ tu bổ, tôn tạo di tích và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối vốn để tu bổ, tôn tạo di tích trên địa bàn tỉnh.
Điều 11. Sở Tài chính
1. Đảm bảo kinh phí cho hoạt động tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh.
2. Kiểm tra việc cấp phát, quản lý và sử dụng kinh phí trong hoạt động tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích theo quy định của pháp luật.
3. Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản quy định về phí, lệ phí, về thu, nộp, sử dụng phí, lệ phí trong quản lý, bảo vệ, khai thác và phát huy giá trị các di tích trên địa bàn tỉnh.
4. Hướng dẫn việc quản lý, sử dụng kinh phí được cấp từ nguồn ngân sách địa phương và các nguồn đóng góp khác ngoài ngân sách trong quản lý, bảo vệ, khai thức và phát huy giá trị di tích.
Điều 12. Công an, Bộ Chỉ huy Quân sự và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
1. Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân cấp huyện và xã trong việc bảo vệ di tích và các di vật, hiện vật lưu giữ tại di tích; đảm bảo an ninh trật tự trong tổ chức lễ hội nhằm phát huy tốt giá trị di tích trên địa bàn tỉnh.
2. Phối hợp với các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện và xã phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi trộm cắp, mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, hiện vật và các hành vi xâm hại di tích trên địa bàn tỉnh.
Điều 13. Sở Nội vụ
1. Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các sở, ngành liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo đối với sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo tại các di tích đã được xếp hạng trên địa bàn tỉnh.
2. Phối hợp với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương tổ chức quản lý các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo tại di tích.
Điều 14. Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các sở, ngành liên quan và địa phương trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đối với các di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng trên địa bàn tỉnh; thực hiện thu hồi đất, giao đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử dụng nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các di tích đã được xếp hạng để đảm bảo yêu cầu quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích.
2. Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các địa phương nơi di tích tọa lạc tổ chức khảo sát, lập bản đồ khoanh vùng bảo vệ di tích trình cấp thẩm quyền xem xét, xếp hạng.
3. Có trách nhiệm thông báo cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức khảo sát, thăm dò khảo cổ tại các khu vực dự kiến sẽ cấp phép cho các tổ chức, cá nhân thực hiện việc thăm dò, khai thác tài nguyên, khoáng sản như: đất, đá, cát đen, cát bồi nền…trong lòng đất hoặc dưới nước tại các di tích khảo cổ học có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. Trên cơ sở kết quả khảo sát, thăm dò khảo cổ; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có báo cáo đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết.
4. Phối hợp với các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện trong việc đầu tư khoa học, công nghệ tiên tiến để bảo vệ môi trường bền vững tại di tích.
Điều 15. Sở Giáo dục và Đào tạo
1. Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phổ biến, giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ và phát huy giá trị di tích; đưa việc học tập, tham quan, nghiên cứu di tích vào chương trình giáo dục ngoại khóa hàng năm của các cấp học, trường học. Phối hợp chỉ đạo thực hiện Chương trình xây dựng trường học thân thiện gắn với bảo vệ di tích trên địa bàn tỉnh.
2. Tạo điều kiện thuận lợi để học sinh, sinh viên tham quan, học tập thực tế tại di tích.
Điều 16. Sở Khoa học và Công nghệ
Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai, quản lý các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học phục vụ công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh.
Điều 17. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các sở, ngành liên quan xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, hệ thống thủy lợi phù hợp không gây tác động, ảnh hưởng đến công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích theo quy định của pháp luật.
Điều 18. Sở Xây dựng
1. Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các sở, ngành liên quan thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt dự án quy hoạch xây dựng, tu bổ, tôn tạo các hạng mục tại các di tích trên địa bàn tỉnh.
2. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên lĩnh vực xây dựng đối với việc đầu tư xây dựng, tu bổ, tôn tạo các hạng mục tại di tích và các công trình lân cận có ảnh hưởng đến di tích.
Điều 19. Các sở, ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao, có trách nhiệm phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện các quy định của Luật Di sản Văn hóa đối với các vấn đề thuộc phạm vi quản lý nhà nước của sở, ban, ngành, đoàn thể mình.
Điều 20. Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan chức năng chịu trách nhiệm chỉ đạo, tăng cường công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích thuộc địa bàn quản lý theo thẩm quyền. Xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện việc bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch và kinh tế - xã hội của địa phương.
2. Tổ chức phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm di tích theo thẩm quyền và quy định của Nhà nước; báo cáo, đề xuất và kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền trong việc xếp hạng di tích.
3. Thành lập Ban Quản lý di tích và phê duyệt Quy chế hoạt động của Ban Quản lý di tích đối với di tích cấp quốc gia. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã thành lập Ban Quản lý di tích và phê duyệt Quy chế hoạt động của Ban Quản lý di tích đối với di tích cấp tỉnh.
4. Tổ chức kiểm tra, giám sát các hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích trên địa bàn.
Điều 21. Phòng Văn hóa và Thông tin huyện
1. Tham mưu Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo Quy định này và hướng dẫn của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
2. Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp huyện về quản lý, phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc lập hồ sơ khoa học xếp hạng di tích, xây dựng kế hoạch bảo quản, tu bổ và phát huy giá trị di tích trên địa bàn. Trực tiếp tham gia quản lý các di tích đã được xếp hạng.
Điều 22. Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Trực tiếp phối hợp với Ban Quản lý các di tích tổ chức bảo vệ di tích và các di vật, hiện vật tại di tích; bảo tồn và phát huy giá trị di tích tại địa phương, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc bảo vệ và quản lý di tích.
2. Thành lập Ban Quản lý di tích và phê duyệt Quy chế hoạt động của Ban Quản lý di tích đối với di tích cấp tỉnh.
3. Phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại làm ảnh hưởng đến di tích và cảnh quan môi trường xung quanh. Kịp thời phát hiện tình trạng hư hại, xuống cấp và mất mát di vật, hiện vật tại di tích (kể cả những di tích chưa được xếp hạng trong danh mục kiểm kê bảo vệ) để báo cáo lên cơ quan nhà nước cấp trên.
4. Ngăn chặn và xử lý kịp thời các hoạt động mê tín dị đoan tại di tích theo thẩm quyền.
Điều 23. Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu di tích có các quyền và nghĩa vụ
1. Sở hữu hợp pháp di tích, ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lý kịp thời những hành vi phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di tích và những di vật, hiện vật thuộc di tích.
2. Thực hiện các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di tích. Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham quan, học tập và nghiên cứu tại di tích.
3. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 24. Quyền và nghĩa vụ của Ban Quản lý di tích
1. Trực tiếp bảo vệ, gìn giữ và phát huy giá trị di tích.
2. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời những hành vi xâm hại di tích.
3. Thông báo kịp thời cho chủ sở hữu hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất khi di tích và những di vật, hiện vật tại di tích bị xâm hại, có nguy cơ bị hủy hoại hoặc mất mát.
4. Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân đến tham quan, nghiên cứu tại di tích.
5. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 25. Cá nhân là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài sinh sống và làm việc trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
Có trách nhiệm trong công tác bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị di tích theo quy định của pháp luật.
 
Chương V
QUY ĐỊNH VỀ THANH TRA, KIỂM TRA, KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
 
Điều 26. Công tác thanh tra, kiểm tra
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành đối với các hoạt động quản lý, tu bổ và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh; có quyền đình chỉ các hành vi vi phạm quy định của pháp luật, đồng thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh có biện pháp xử lý.
2. Hàng năm, Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Bảo tàng tỉnh và Phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện tổ chức kiểm tra hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích trên địa bàn tỉnh; xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
Điều 27. Khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích
Biểu dương, động viên đối với các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích bằng các hình thức khen thưởng theo quy định.
Điều 28. Xử lý vi phạm
1. Cá nhân, tập thể vi phạm các quy định của pháp luật về di sản văn hóa thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Cá nhân lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm các quy định của pháp luật về di sản văn hóa thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 29. Điều khoản thi hành
1. Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra và đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện Quy định này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề gì vướng mắc, chưa phù hợp cần điều chỉnh, bổ sung; các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
 
Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

Quyết định 56/2024/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành Quy định về điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và kéo dài thời gian giữ chức vụ đối với viên chức quản lý tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập và Trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Quyết định 56/2024/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành Quy định về điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và kéo dài thời gian giữ chức vụ đối với viên chức quản lý tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập và Trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Cán bộ-Công chức-Viên chức

loading
×
×
×
Vui lòng đợi