Quyết định 47/2019/QĐ-UBND về công nhận làng nghề truyền thống tỉnh Hà Tĩnh
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 47/2019/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành: | Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 47/2019/QĐ-UBND |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Đặng Ngọc Sơn |
Ngày ban hành: | 30/08/2019 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Văn hóa-Thể thao-Du lịch |
tải Quyết định 47/2019/QĐ-UBND
ỦY BAN NHÂN DÂN Số: 47/2019/QĐ-UBND | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Tĩnh, ngày 30 tháng 8 năm 2019 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH CÔNG NHẬN NGHỀ TRUYỀN THỐNG, LÀNG NGHỀ, LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH
-----------------
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 1604/SNN-PTNT ngày 21/8/2019 và của Sở Tư pháp tại Báo cáo thẩm định số 416/BC-STP ngày 15/8/2019.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 10/9/2019 và thay thế Quyết định số 59/2012/QĐ-UBND ngày 19/10/2012, số 93/2014/QĐ-UBND ngày 25/12/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định trình tự, thủ tục xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật trích dẫn tại Quyết định này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật khác thì áp dụng quy định tại văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
Điều 3. Chánh Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY ĐỊNH
CÔNG NHẬN NGHỀ TRUYỀN THỐNG, LÀNG NGHỀ, LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 47/2019/QĐ-UBND ngày 30/8/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh)
Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định về việc xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Các nội dung khác liên quan đến phát triển ngành nghề nông thôn thực hiện theo Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thực hiện theo Điều 2 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.
Chương II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3. Tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống
1. Tiêu chí công nhận nghề truyền thống thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn. Đối với tiêu chí nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc phải đạt một trong 03 yếu tố sau:
a) Tạo ra sản phẩm mang bản sắc văn hóa đại diện cho vùng miền và thể hiện tính riêng có của địa phương.
b) Tạo ra sản phẩm đặc trưng thể hiện đời sống văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo, văn hóa ẩm thực, phong tục tập quán, trang phục, lễ hội truyền thống, kho tàng văn học nghệ thuật, sinh hoạt đời sống góp phần tạo nên diện mạo, bản sắc riêng tại địa phương.
c) Tạo ra sản phẩm mang hình ảnh, biểu tượng phản ánh di vật, cổ vật, danh lam thắng cảnh, di tích nổi tiếng tại địa phương.
2. Tiêu chí công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống thực hiện theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 5 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 Chính phủ về Phát triển ngành nghề nông thôn.
Điều 4. Hồ sơ, trình tự, thời gian xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống
1. Hồ sơ đề nghị công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 6 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.
2. Trình tự xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.
3. Thời gian xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh được tổ chức vào tháng 9 hàng năm.
Điều 5. Hỗ trợ phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống
1. Nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống được Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận được hưởng các chính sách ưu đãi về phát triển ngành nghề nông thôn theo quy định tại Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn, các chính sách ưu đãi về môi trường và các chính sách khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Mỗi nghề, làng nghề đạt các tiêu chí theo quy định được Ủy ban nhân dân tỉnh cấp bằng công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống được hỗ trợ:
a) Nghề truyền thống được công nhận đạt tiêu chí, được hỗ trợ 20.000.000 đồng (Hai mươi triệu đồng).
b) Làng nghề được công nhận đạt tiêu chí, được hỗ trợ 50.000.000 đồng (Năm mươi triệu đồng).
c) Làng nghề truyền thống được công nhận đạt tiêu chí được hỗ trợ 50.000.000 đồng (Năm mươi triệu đồng).
Chương III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống; là cơ quan thường trực của Hội đồng có trách nhiệm hướng dẫn việc thực hiện hồ sơ, thủ tục đề nghị xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống và chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu tổ chức cuộc họp của Hội đồng.
2. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức kiểm tra, đánh giá và thẩm định mức độ đạt các tiêu chí so với hồ sơ đề nghị công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống; tham mưu cho Hội đồng xét duyệt, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định và cấp bằng công nhận.
Điều 7. Các sở, ngành liên quan
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thực hiện tốt Quy định này.
Điều 8. Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Tổ chức hướng dẫn các địa phương không ngừng phát huy thế mạnh, khôi phục, duy trì, phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.
2. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã lập danh sách các nghề, làng nghề đủ tiêu chí và lập hồ sơ đề nghị công nhận; trình cơ quan thường trực Hội đồng xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.
3. Định kỳ 06 tháng, báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kết quả kiểm tra, đánh giá tình hình hoạt động của nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận và các nghề, làng nghề khác trên địa bàn để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh theo quy định.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc cần điều chỉnh, bổ sung Quy định này các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, phản ánh kịp thời về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây