Quyết định 28/2019/QĐ-UBND Quảng Bình bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Quyết định 28/2019/QĐ-UBND

Quyết định 28/2019/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình về việc ban hành Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng BìnhSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:28/2019/QĐ-UBNDNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Trần Tiến Dũng
Ngày ban hành:07/10/2019Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Văn hóa-Thể thao-Du lịch
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH QUẢNG BÌNH

-------------

Số: 28/2019/QĐ-UBND

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Quảng Bình, ngày 07 tháng 10 năm 2019

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị
di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

------------
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29/6/2001;

Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18/6/2009;

Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa;

Căn cứ Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04/01/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

Căn cứ Nghị định số 62/2014/NĐ-CP ngày 25/6/2014 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “nghệ nhân nhân dân ”, “nghệ nhân ưu tú ” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể;

Căn cứ Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/6/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia;

Căn cứ Thông tư số 20/2012/TT-BVHTTDL ngày 28/12/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về hồ sơ và thủ tục gửi, nhận gửi tư liệu di sản văn hóa phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tại Tờ trình số 48/TTr-SVHTT ngày 04/9/2019.

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể trên địa bàn tỉnh Quảng Bình".

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 20/10/2019.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trong tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:

- Như Điều 3;

- Bộ VHTTDL;

- Vụ Pháp chế (Bộ VHTTDL);

- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);

- Thường trực Tỉnh uỷ (b/c);

- Thường trực HĐND tỉnh;

- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;

- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;

- UBMTTQ Việt Nam tỉnh;

- VP Tỉnh ủy; VP HĐND tỉnh;

- LĐVP UBND tỉnh;

- Báo Quảng Bình, Đài PT-TH Quảng Bình, Cổng TTĐT tỉnh;

- Trung tâm Tin học-Công báo tỉnh;

- Lưu: VT, KGVX.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

 

 

 

 

Trần Tiến Dũng

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH QUẢNG BÌNH

-------------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

 

 

QUY CHẾ

Quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị
di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

(Ban hành kèm theo Quyết định số 28/2019/QĐ-UBND
ngày 07
tháng 10 năm 2019 của UBND tỉnh Quảng Bình)

-----------------

 

Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh: Quy chế này quy định các hoạt động về quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể trên địa bàn tỉnh Quảng Bình; quy định trách nhiệm và mối quan hệ phối hợp của các cấp, các ngành, địa phương trong việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể.

2. Đối tượng áp dụng: Các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân người Việt Nam; các tổ chức, cá nhân nước ngoài, các tổ chức Quốc tế và người Việt Nam định cư ở nước ngoài có liên quan đến các hoạt động quản lý, nghiên cứu, khai thác, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Điều 2. Di sản văn hoá phi vật thể

1. Theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009: “Di sản văn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hoá liên quan, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác”.

2. Các loại hình di sản văn hoá phi vật thể được quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa.

Điều 3. Mục đích, yêu cầu

1. Giữ gìn bản sắc văn hóa Quảng Bình, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể phục vụ nhiệm vụ chính trị và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; đồng thời đáp ứng nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hoá của nhân dân trong tỉnh.

2. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp; các ngành, các tổ chức và nhân dân trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

3. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể; mở rộng quá trình xã hội hóa công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản, gắn với quản lý bằng pháp luật.

 

Chương II. QUẢN LÝ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HOÁ PHI VẬT THỂ

 

Điều 4. Nội dung công tác quản lý nhà nưóc về di sản văn hóa phi vật thể

1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, thực hiện chính sách phát triển, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể của địa phương.

2. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và ban hành các văn bản quy định việc bảo vệ và phát huy di sản văn hoá phi vật thể trên địa bàn tỉnh.

3. Tổ chức chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di sản văn hoá phi vật thể; xã hội hóa công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể.

4. Tổ chức quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học; cấp phép nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hoá phi vật thể theo quy định của pháp luật; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn; quản lý, sử dụng và cập nhật cơ sở dữ liệu di sản văn hóa phi vật thể.

5. Tổ chức và quản lý hợp tác quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể.

6. Thực hiện công tác thi đua khen thưởng và thanh tra, kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về di sản văn hoá phi vật thể.

7. Thực hiện các hoạt động quản lý khác theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể

1. Thường xuyên, định kỳ tổ chức thực hiện các dự án nghiên cứu, kiểm kê, sưu tầm, phân loại di sản văn hoá phi vật thể trong phạm vi toàn tỉnh.

2. Tổ chức truyền dạy, phổ biến, xuất bản, trình diễn và phục dựng các loại hình di sản văn hoá phi vật thể.

3. Tăng cường đầu tư và hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể.

4. Mở rộng các hình thức xã hội hoá trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể.

5. Thực hiện việc thẩm định, hướng dẫn nghiệp vụ và hỗ trợ lưu giữ bảo quản di sản văn hoá phi vật thể theo đề nghị của tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu di sản văn hoá phi vật thể đó.

6. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài; các tổ chức, cá nhân trọng nước khi tiến hành nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hoá phi vật thể trên địa bàn tỉnh Quảng Bình phải tuân thủ theo quy định pháp luật có liên quan về nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể; sau khi tiến hành nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hoá phi vật thể trên địa bàn tỉnh Quảng Bình gửi 01 bộ kết quả nghiên cứu về Sở Văn hóa và Thể thao để lưu, theo dõi.

Điều 6. Hoạt động khai thác các giá trị văn hóa phi vật thể phục vụ phát triển du lịch

1. Chính quyền địa phương các cấp, căn cứ thẩm quyền được giao để chủ trì, phối hợp với các tổ chức, cá nhân khai thác các giá trị văn hóa phi vật thể phục vụ phát triển du lịch có trách nhiệm quản lý khách tham quan theo quy định; không được xâm hại, làm hư hỏng, xuống cấp di sản văn hóa phi vật thể, đảm bảo an ninh trật tự và gìn giữ cảnh quan, môi trường; đặc biệt là giữ gìn bản sắc văn hóa của địa phương.

2. Chính quyền địa phương các cấp, căn cứ thẩm quyền được giao để chủ trì xây dựng cơ chế chính sách đối với việc khai thác, sử dụng các di sản văn hóa phi vật thể để phục vụ phát triển du lịch văn hóa nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển và đảm bảo lợi ích cho người dân.

Điều 7. Kiểm kê và lập hồ sơ đề nghị công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia

1. Tổ chức kiểm kê, lập danh mục di sản văn hoá phi vật thể trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

2. Tổ chức đánh giá, lựa chọn di sản văn hoá phi vật thể đảm bảo tiêu chí lập hồ sơ khoa học đề nghị công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

3. Tiêu chí lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia thực hiện theo quy định tại Điều 10 của Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/6/2010 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch quy định việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức lập hồ sơ khoa học trình Ủy ban nhân dân tỉnh để đề nghị Bộ trường Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

 

Chương III. BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY CAC LOẠI HÌNH DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ

 

Điều 8. Đối với tiếng nói của đồng bào các dân tộc thiểu số

1. Tổ chức nghiên cứu, sưu tầm, lưu giữ tiếng nói của cộng đồng các dân tộc thiểu số trong tỉnh. Ưu tiên bảo tồn, có biện pháp bảo vệ đặc biệt đối với tiếng nói của đồng bào dân tộc Chứt, Bru-Vân Kiều.

2. Tạo điều kiện phổ biển, truyền dạy để duy trì và phát triển tiếng nói của đồng bào dân tộc Chứt, Bru-Vân Kiều trên địa bàn tỉnh.

3. Khuyến khích việc truyền dạy tiếng nói của dân tộc cho thế hệ kế tiếp và duy trì tiếng nói trong gia đình, cộng đồng là người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

Điều 9. Đối với ngữ văn dân gian

1. Tổ chức nghiên cứu, sưu tầm, dịch thuật: truyện cổ, truyện kể, ca dao, tục ngữ, câu đố, văn tế, dân ca để lưu giữ và làm phong phú thêm kho tàng ngữ văn dân gian tỉnh Quảng Bình.

2. Tạo điều kiện xuất bản, quảng bá kho tàng văn hóa, ngữ văn dân gian Quảng Bình đến đông đảo độc giả trong và ngoài nước, khai thác phục vụ phát triển du lịch tại địa phương.

Điều 10. Đối với nghệ thuật trình diễn dân gian

1. Nghệ thuật trình diễn dân gian bao gồm: âm nhạc, múa, sân khấu, hát đối, trò chơi và các hình thức diễn xướng dân gian khác.

2. Tổ chức nghiên cứu sưu tầm, bảo tồn, phục dựng âm nhạc dân gian, nghệ thuật múa, hát đối, trò chơi dân gian truyền thống của các địa phương trên địa bàn tỉnh.

3. Thực hiện các biện pháp bảo tồn như thành lập các câu lạc bộ; tổ chức hội thi; phục dựng, khai thác vốn dân ca, dân vũ, âm nhạc truyền thống tiêu biểu của địa phương để chuyển thể thành hình thức sân khấu hóa nhằm phục vụ phát triển du lịch tại địa phương và quảng bá giá trị văn hóa tỉnh Quảng Bình.

Điều 11. Đối với tập quán xã hội và tín ngưỡng

1. Tổ chức nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn hương ước, luật tục, phong tục tập quán, tín ngưỡng dân gian của các địa phương trên địa bàn tỉnh.

2. Nghiên cứu vận dụng linh hoạt hương ước, quy ước, luật tục của các địa phương trên địa bàn tỉnh vào công tác xây dựng nội quy, quy định trong phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Điều 12. Đối với lễ hội truyền thống

1. Khuyến khích, tạo điều kiện duy trì và phát huy giá trị văn hoá của lễ hội truyền thống tiêu biểu của các địa phương trong tỉnh.

2. Tên lễ hội theo tên truyền thống mà địa phương đó gọi hoặc tên theo quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với các lễ hội đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; gắn với tên của di tích đã được nhà nước xếp hạng. Nội dung phần lễ thực hành đúng nghi lễ dân gian, mang bản sắc văn hóa địa phương và do người dân chủ trì, hạn chế đến mức tối đa sự can thiệp của chính quyền địa phương; phần hội tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống để phát huy giá trị của lễ hội tại địa phương; thực hiện tốt công tác đảm bảo an ninh, trật tự và các dịch vụ khác để lễ hội diễn ra thuận lợi, an toàn, tiết kiệm.

3. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về nguồn gốc, nội dung các giá trị tiêu biểu, độc đáo của lễ hội truyền thống tại các địa phương trong tỉnh.

Điều 13. Đối với nghề thủ công truyền thống

1. Khuyến khích hỗ trợ việc duy trì, phục hồi và phát triển nghề thủ công truyền thống có giá trị tiêu biểu, ưu tiên cho những nghề có nguy cơ bị mai một, thất truyền.

2. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo nguồn, khai thác và sử dụng vật liệu truyền thống. Khuyến khích và hỗ trợ việc sử dụng các phương pháp kỹ thuật thủ công truyền thống, tạo ra những sản phẩm có giá trị, mang nét độc đáo của địa phương để phát triển du lịch, góp phần xóa đói giảm nghèo.

3. Tăng cường tuyên truyền, quảng bá sản phẩm thủ công truyền thống rộng rãi trong nước và quốc tế bằng nhiều hình thức phù hợp, phong phú.

4. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc phổ biến và truyền dạy kỹ thuật, tri thức bản địa các nghề thủ công truyền thống có giá trị tiêu biểu.

Điều 14. Đối với tri thức dân gian

1. Tri thức dân gian gồm tri thức về thời tiết, khí hậu, tài nguyên, thiên nhiên, kinh nghiệm sản xuất, văn hóa ẩm thực, trang phục, y học, dược học.

2. Tổ chức nghiên cứu, sưu tầm bảo tồn tri thức dân gian tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

3. Tuyên truyền, phổ biến và vận dụng tri thức dân gian của các cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh để phục vụ phát triển du lịch, xóa đói giảm nghèo, ứng phó với biến đổi về khí hậu.

Điều 15. Xét tặng danh hiệu và chính sách đãi ngộ đối với “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú”

1. Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với Hội Văn học Nghệ thuật Quảng Bình và Chi hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tỉnh Quảng Bình để khảo sát, lựa chọn những nghệ nhân, người nắm giữ di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của địa phương đủ tiêu chí theo quy định tại Điều 3 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản Văn hóa; lập hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh đê nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Chủ tịch Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận danh hiệu “nghệ nhân nhân dân” và “nghệ nhân ưu tú”.

2. Thủ tục, trình tự lập hồ sơ đề nghị phong tặng danh hiệu “nghệ nhân nhân dân” và “nghệ nhân ưu tú” được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 62/2014/NĐ-CP ngày 25/6/2014 của Chính phủ Quy định về xét tặng danh hiệu “nghệ nhân nhân dân”, “nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.

3. Thực hiện cơ chế chính sách đãi ngộ đối với “nghệ nhân nhân dân” và “nghệ nhân ưu tú” và “nghệ nhân dân gian” do Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam công nhận theo quy định của pháp luật, phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của địa phương.

 

Chương IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

Điều 16. Trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân

1. Sở Văn hoá và Thể thao:

a) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các quy hoạch, kế hoạch, đề án về các hoạt động kiểm kê, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá phi vật thể trên địa bàn tỉnh.

b) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành hoặc tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn.

c) Tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể ở địa phương và lựa chọn, lập hồ sơ khoa học để đề nghị Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

d) Cấp giấy phép và phối hợp với các ngành liên quan tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hoá phi vật thể của các tổ chức, cá nhân người nước ngoài (hoặc có quốc tịch nước ngoài) vào nghiên cứu sưu tầm văn hoá phi vật thể tại tỉnh Quảng Bình.

đ) Thẩm định các dự án bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá theo thẩm quyền.

e) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức và những người làm công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

g) Phối hợp tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể; phối hợp các ngành liên quan tổ chức quảng bá các di sản văn hóa phi vật thể của tỉnh tới các du khách trong và ngoài nước.

h) Đề xuất, trình Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác thi đua, khen thưởng trong lĩnh vực nghiên cứu, sưu tầm, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

i) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tổ cáo, xử lý các vi phạm pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể.

k) Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch bảo tồn các làng nghề thủ công, lễ hội truyền thống ở các trung tâm và các tuyến du lịch; bảo vệ và khai thác di sản văn hóa phi vật thể phục vụ cho phát triển du lịch của địa phương.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan thực hiện các nhiệm vụ theo chức năng trong việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

b) Chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, bố trí nguồn vốn thực hiện các dự án bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể thuộc nhiệm vụ chi của nguồn vốn đầu tư phát triển.

3. Sở Tài chính:

Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao, các sở, ngành, địa phương liên quan thẩm định, tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí và hướng dẫn việc sử dụng kinh phí để triển khai Quy chế.

4. Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh:

a) Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tổ chức các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

b) Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã phòng ngừa, đấu tranh, xử lý các vụ việc vi phạm các hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể theo quy định của pháp luật.

5. Sở Giáo dục và Đào tạo:

a) Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức giáo dục về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các nhà trường; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng chương trình, tài liệu dạy tiếng dân tộc trong các cấp học, bậc học tại các địa bàn có đông đồng bào dân tộc ít người.

b) Tổ chức các hoạt động tham quan, ngoại khóa cho cán bộ, giáo viên và học sinh tìm hiểu các di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc trên địa bàn tỉnh.

c) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh lựa chọn, biên soạn giáo trình, đưa các tác phẩm văn học dân gian, làn điệu dân ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc vào giảng dạy trong nhà trường.

d) Tổ chức các trò chơi dân gian cho học sinh các cấp học trong hoạt động ngoại khóa và sinh hoạt hè.

6. Sở Khoa học và Công nghệ:

Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao lập quy hoạch, kế hoạch thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.

7. Sở Du lịch:

a) Chủ trì, phối hợp các đơn vị, địa phương liên quan tổ chức quảng bá các di sản văn hóa phi vật thể của tỉnh tới các du khách trong và ngoài nước; thẩm định các sản phẩm du lịch, khai thác và phát huy giá trị các di sản phi vật thể của địa phương.

b) Phối hợp với đơn vị, địa phương xây dựng kế hoạch bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu ờ các trung tâm và các tuyến du lịch; bảo vệ và khai thác di sản văn hóa phi vật thể phục vụ cho phát triển du lịch của địa phương.

8. Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh:

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện các quy định của Luật Di sản Văn hóa và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản Văn hóa đối với các vấn đề thuộc phạm vi quản lý nhà nước của sở, ngành, đoàn thể mình phụ trách.

9. Báo Quảng Bình, Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Bình, Hội Văn học nghệ thuật Quảng Bình, Chi hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam tỉnh Quảng Bình, Đài Truyền thanh - Truyền hình các huyện, thị xã, thành phố:

Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tăng cường quảng bá, tuyên truyền về hoạt động quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh; tuyên truyền về những tấm gương, người tích cực tham gia công tác trao truyền, gìn giữ và phát huy những giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh.

10. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

a) Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao và các cơ quan chức năng tăng cường công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong phạm vi địa phương theo thẩm quyền.

b) Xây dựng các đề án, dự án, kế hoạch bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể thuộc địa bàn địa phương quản lý gắn với phát triển du lịch.

c) Tổ chức phòng ngừa, ngăn chặn, bảo vệ và xử lý các vi phạm về di sản văn hóa phi vật thể theo thẩm quyền và quy định của Nhà nước.

d) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lễ hội trên địa bàn.

đ) Xử lý vi phạm về di sản văn hóa phi vật thể theo thẩm quyền.

11. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn:

a) Tổ chức quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn.

b) Tiếp nhận những khai báo về di sản văn hóa phi vật thể bị mai một, sai lệch, xâm hại chuyển lên cơ quan cấp trên.

c) Phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời mọi hành vi làm ảnh hưởng tới di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương.

d) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lễ hội trên địa bàn.

12. Các cá nhân, tổ chức sở hữu di sản văn hóa phi vật thể:

a) Tích cực, chủ động trong công tác trao truyền, bảo vệ văn hóa phi vật thể; gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể.

b) Chủ động tham gia các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể dưới hình thức xã hội hóa khi có yêu cầu, đề nghị của cơ quan quản lý về văn hóa nhằm mục đích quảng bá, tuyên truyền, phát huy giá trị di sản không vì mục đích lợi nhuận.

Điều 17. Điều khoản thi hành

1. Quy chế này được phổ biến đến các xã, phường, thị trấn; thôn, bản, tổ dân phố; cán bộ, nhân dân trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

2. Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quy chế. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề vướng mắc, phát sinh cần điều chỉnh, đề nghị phản ánh kịp thời về Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh cho phù hợp./.

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

 

 

 

Trần Tiến Dũng

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 5401/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc sửa đổi, bổ sung nhiệm vụ của Bảo tàng Hà Nội trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hà Nội tại Quyết định 2395/QĐ-UBND ngày 21/4/2017 của Ủy ban nhân dân Thành phố; sửa đổi bổ sung hình thức tổ chức quản lý dự án xây dựng Bảo tàng Hà Nội tại Quyết định 1424/QĐ-UBND ngày 21/4/2008 của Ủy ban nhân dân Thành phố

Quyết định 5401/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc sửa đổi, bổ sung nhiệm vụ của Bảo tàng Hà Nội trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hà Nội tại Quyết định 2395/QĐ-UBND ngày 21/4/2017 của Ủy ban nhân dân Thành phố; sửa đổi bổ sung hình thức tổ chức quản lý dự án xây dựng Bảo tàng Hà Nội tại Quyết định 1424/QĐ-UBND ngày 21/4/2008 của Ủy ban nhân dân Thành phố

Văn hóa-Thể thao-Du lịch

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi