Nghị quyết 09-NQ/TU Hà Nội 2022 phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025

thuộc tính Nghị quyết 09-NQ/TU

Nghị quyết 09-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội về việc phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Cơ quan ban hành: Thành ủy Hà Nội
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:09-NQ/TU
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị quyết
Người ký:Đinh Tiến Dũng
Ngày ban hành:22/02/2022
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Văn hóa-Thể thao-Du lịch
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THÀNH ỦY HÀ NỘI

*

Số 09 – NQ/TU

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

________________________

Hà Nội, ngày 22 tháng 02 năm 2022

 

 

NGHỊ QUYẾT

Về phát triển công nghiệp văn hoá trên địa bàn Thủ đô
giai đoạn 2021-2025, định hướng đến n
ăm 2030, tm nhìn đến năm 2045

---------

 

Thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XVII của Đảng bộ Thành phố và Chương trình Công tác toàn khóa của Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố khóa XVII, nhm thúc đẩy phát triển văn hoá, con người Hà Nội theo hướng bn vng, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, Thành ủy ban hành Nghị quyết v “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tm nhìn đến năm 2045”.

I. TÌNH HÌNH

Trong bi cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, nhiều quốc gia tiến bộ nhanh hơn, thành công hơn dựa trên việc phát huy lợi thế, đặc sắc v văn hóa ca đt nước và xác định văn hóa là yếu tố cốt lõi, là động lực mới cho sự phát triển. Nhiều nước phát triển đã xuất khẩu sản phẩm văn hóa ra toàn cầu. Quan điểm và hành động hướng tới các ngành công nghiệp văn hóa (hay công nghiệp sáng tạo) đã và đang trở thành xu hướng phát triển chung của thế giới, một trong những chiến lược phát triển quan trọng, toàn diện và bn vng, thu hút nguồn lực hợp tác quốc tế, tạo ra lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy và có đóng góp khá lớn vào tăng trưởng GDP. Đng thời góp phần định vị thương hiệu quốc gia trên trường quốc tế. Việc ưu tiên phát triển mạnh các ngành công nghiệp văn hóa (CNVH) đi đôi với hoàn thiện thị trường văn hóa đã được Đại hội XVII Đảng bộ Thành phố đặt ra nhm quán triệt, cụ th hóa Nghị quyết Đại hội XIII ca Đảng và Chiến lược phát triển các ngành CNVH ca Chính phủ.

Với vị thế là Thủ đô ngàn năm văn hiến, từ Thăng Long biu thị cho khát vọng vươn lên, đến nhng danh hiệu cao quý: Thủ đô ngàn năm văn hiến; Thủ đô anh hùng; “Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người”; ‘Thành phố vì hòa bình”; “Thành phố sáng tạo”, đã góp phần định vị thương hiệu cho Hà Nội phát triển. Với bề dày lịch sử và nền tảng di sản văn hóa phong phú, đa dạng, nơi hội tụ, kết tinh, tỏa sáng, nơi nuôi dưỡng, thúc đy sự sáng tạo văn hóa, nơi tạo ra các sản phẩm và dịch vụ văn hóa chất lượng, thời gian qua Thành phố đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách phát triển văn hóa nói chung và CNVH nói riêng nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ ngày càng cao ở c trong nước và quốc tế. Với những chính sách cụ thể, CNVH đã từng bước có sự chuyn động tích cực. Năm 2018, ngành CNVH đóng góp khoảng 1,49 tỳ USD vào tng sản phẩm trên địa bàn, chiếm tỷ trọng 3,7% GRDP của Thành phố.

Tuy nhiên, để hiện thực hóa việc phát triển các ngành CNVH tr thành ngành kinh tế mũi nhọn, có sự phát triển c về chất và lượng, đóng góp tích cực hơn vào tăng trưởng GRĐP Thủ đô, đạt được mục tiêu Hà Nội trở thành một trong những trung tâm công nghiệp văn hóa hàng đầu của c nước, tạo nền tảng vững chắc, động lực quan trọng thúc đẩy xây dựng “Thành phố sáng tạo” trong thời gian tới. Bên cạnh những thuận lợi, Thành phố Hà Nội cũng nhận thy còn nhiu hạn chế, khó khăn, thách thức đặt ra như: Nhn thức văn hóa là động lực, ngun lực quan trọng cho phát triển, nhất là phát triển bền vững của Thủ đô ngàn năm văn hiến, cũng như v CNVH của một s cp, ngành, đơn vị còn hạn chế. Việc đầu tư, khơi thông nguồn lực văn hóa, lịch sử cho phát triển kinh tế - xã hội còn chưa đáp ứng yêu cầu; cơ s hạ tầng cho CNVH thiếu đng bộ. Sự tăng trưởng kinh tế dựa vào khai thác thế mạnh văn hóa chưa n định, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế; cơ chế và các chính sách đặc thù, ưu tiên cho sáng tạo văn hóa chưa hoàn thiện. Thiếu sự phối hợp, liên kết đng bộ hiệu qu, liên ngành giữa các lĩnh vực khác nhau có liên quan. Giáo dục, đào tạo, phát hiện, bồi dưỡng nhân tài trong các lĩnh vực văn hóa và CNVH chưa được quan tâm đúng mức và chưa theo kịp sự tiến bộ, phát triển chung của khu vực và thế giới. Việc triển khai thực hiện các cam kết với UNESCO về “Thành phố sáng tạo” chưa được tập trung đẩy mạnh. Tình trạng vi phạm bản quyền nhiều lĩnh vực sáng tạo còn diễn ra; thị trường văn hoá phát triển chưa đồng bộ; chịu sự ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19...

Nguyên nhân của nhng hạn chế, tồn tại nêu trên chủ yếu là do nhận thức chưa đầy đủ, toàn diện về vị trí, vai trò ca văn hóa và CNVH trong phát triển kinh tế - xã hội. Thiếu nền tng lý luận, thiếu quy hoạch, chiến lược, kế hoạch tng th và qun lý chi tiết đối với từng ngành CNVH theo hướng phát triển bền vững. Nguồn lực dành cho hoạt động của CNVH còn nh lẻ, manh mún, thiếu đng bộ; doanh nghiệp văn hóa phn lớn có quy mô nhỏ, sức cạnh tranh thấp. Chính sách xã hội hóa phát triển CNVH còn hạn chế. Việc đầu tư, hợp tác, liên kết, phát triển CNVH từ khâu tạo sản phẩm, dịch vụ, đến phát triển thị trường trong và ngoài nước chưa được chú trọng đúng mức, chưa gắn với chui giá trị toàn cầu. Hệ thống kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, chất lượng môi trường hỗ trợ sáng tạo, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực CNVH còn nhiều khó khăn; chưa xây dựng được cơ chế chính sách phù hợp để thu hút, khuyến khích các nguồn lực xã hội và các nhà đầu tư lớn vào phát triển CNVH.

II. QUAN ĐIM, MỤC TIÊU

1. Quan điểm

1.1. Phát trin CNVH được đặt trong tổng thể và dựa trên nền tảng phát triển văn hóa, con người Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng; là điu kiện đ phát huy ti đa nguồn lực văn hóa, con người, tạo nên sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng quyết định phát triển bền vng Thủ đô; là một ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, với mục tiêu tr thành ngành kinh tế mũi nhọn, có đóng góp hiệu quả vào tăng trưởng GRDP, đem lại nhiều việc làm và thu nhập, thúc đy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển nhanh và bền vng Th đô.

1.2. Phát trin CNVH trên nguyên tắc đm bảo hài hòa giữa bảo tồn và phát triển, phát huy tối đa những tiềm năng, thế mạnh, giá trị văn hóa truyền thống mang bản sắc của Thủ đô ngàn năm văn hiến; đẩy mạnh hội nhập quốc tế, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, góp phần bồi đắp và phát triển hệ giá trị văn hóa Thăng Long - Hà Nội, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, Hà Nội trở thành "Thành phố sáng tạo", quảng bá và nâng cao vị thế, hình ảnh Thủ đô, Việt Nam ra khu vực và thế giới.

1.3. Phát triển CNVH là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, của toàn xã hội trên tinh thn “đầu tư cho văn hóa là đu tư cho phát triển bn vng”; đảm bo nguyên tc Đng lãnh đạo trong định hướng, sự thng nhất qun lý của Nhà nước trong việc tạo hành lang pháp lý, cơ chế chính sách nhằm phát huy mạnh mẽ vai trò động lực, là chủ th sáng tạo của các t chức, doanh nghiệp, cộng đồng và Nhân dân tham gia phát triển CNVH.

1.4. Quá trình phát triển CNVH đi đôi với hoàn thiện thị trường văn hóa, đảm bảo có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, phát huy cao nht lợi thế của Thủ đô; đảm bào tính đng bộ, hiệu quả liên kết giữa các ngành, các khâu sáng tạo, sn xuất, ph biến và tiêu dùng; tạo nên những sản phẩm văn hóa mới đặc sắc, hình thành liên kết chui góp phần gia tăng giá trị, sức cạnh tranh, thúc đy thị trường xuất khu, phát triển và định vị thương hiệu sản phẩm CNVH Thủ đô ở trong nước, khu vực và trên thế giới; tạo ra cơ hội cống hiến, kh năng tiếp cận, thụ hưởng quá trình sáng tạo văn hóa gn với phát triển văn hóa sáng tạo, định hướng thị hiếu và nâng cao văn hóa thm mỹ cho người dân, cộng đồng xã hội.

1.5. Đảm bảo kết cấu hạ tầng, tạo lập môi trường và hệ sinh thái đổi mới sáng tạo cho các ngành CNVH phát triển. Tận dụng hiệu quả cơ hội từ hội nhập quốc tế, thành tựu của Cách mạng Công nghiệp ln thứ tư (4.0). Vn dụng thành quả của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo nhằm bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa truyền thống ca Thủ đô, đồng thời kiến tạo các công trình, lĩnh vực văn hóa mới, hấp dẫn, có giá trị tốt đẹp, đáp ứng các nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, vừa thu hút du khách, nguồn lực từ quốc tế, vừa góp phần lưu truyền lại cho các thế hệ mai sau. Phi hợp và phát huy có hiệu quả các thiết chế, nguồn nhân lực của các cơ quan Trung ương, t chức quc tế trên địa bàn Thủ đô. Thông qua phát triển CNVH góp phần thúc đẩy hội nhập quốc tế về văn hóa.

1.6. Hoàn thiện quy hoạch, cơ chế, chính sách phát triển văn hóa và CNVH đ huy động, đầu tư, khai thác tối đa và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực đ phát triển CNVH Thủ đô vừa bao trùm, đặc sắc, vừa bền vững, hiện đại. Kịp thời nm bắt, đánh giá thị trường gắn với đi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, điều chnh chính sách và cơ cấu các ngành CNVH phù hợp trong lộ trình phát triển. Chú trọng thực thi hiệu quả công tác bảo hộ và khai thác quyền sở hu trí tuệ.

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu chung:

Tạo bước phát triển toàn diện các ngành CNVH của Thủ đô cả về quy mô, cht lượng sn phm, dịch vụ và thị trường, đm bảo phát triển bền vững, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ, t trọng, giá trị gia tăng cao; hoạt động có tính chuyên nghiệp, với kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại: dịch vụ, sản phẩm văn hóa đa dạng, có chất lượng, có thương hiệu, đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ ca người dân trong nước, thúc đẩy phát triển du lịch và xuất khẩu. Tập trung đầu tư phát triển một số lĩnh vực giàu tiềm năng, lợi thế ca Thủ đô như: Du lịch văn hóa; Nghệ thuật biểu din; Th công mỹ nghệ; Thiết kế; Quảng cảo; Mỹ thuật, nhiếp nh và trin lãm; Điện ảnh; Thời trang; m thực; Phần mềm và các trò chơi gii trí; Truyền hình và Phát thanh; Xuất bn,...phù hợp với thực tiễn Thủ đô và từng giai đoạn cụ th.

2.2. Mục tiêu đến năm 2025:

Ngành CNVH Thủ đô trở thành ngành kinh tế quan trọng, tạo động lực mới thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; hoàn thành rà soát, tích hợp quy hoạch phát triển CNVH vào Quy hoạch Hà Nội đến 2030, tầm nhìn đến 2050; cải thiện hạ tang lương đối đồng bộ, hiện đại, ƯU tiên b trí quỹ đất theo quy hoạch phân khu 2 bên bờ sông Hồng đ phát trin các ngành CNVH gắn với phát triển du lịch; hoàn thiện cơ chế, chính sách, hệ thống ch tiêu thng kê, triển khai s hóa, kết nối, chia s d liệu s đảm bảo cho phát triển CNVH có tính liên thông và chuyên nghiệp; đu tư, phát triển sản phẩm, dịch vụ văn hóa có cht lượng cao, đa dạng, độc đáo, có thương hiệu, mang đậm bn sắc văn hoá Hà Nội; đu tư, tôn tạo hệ thống các thiết chế văn hóa, các di tích Quốc gia, di sản Thế giới Hoàng thành Thăng Long...; gi vng và phát triển thương hiệu Thủ đô ngàn năm văn hiến, “Thành phố vì hòa bình”, "Thành phố sáng tạo". Phấn đấu đóng góp khoảng 5% GRDP của Thành phố.

Tập trung phát triển các ngành, sản phẩm CNVH có sẵn lợi thế như: Du lịch văn hóa, Th công mỹ nghệ, Nghệ thuật biểu diễn, Thiết kế, m thực, Phần mềm và trò chơi giải trí. Đồng thời, quan tâm phát triển các ngành: Quảng cáo, Kiến trúc, Điện nh; Truyền hình và Phát thanh; Xuất bn; Thời trang ...

2.3. Mục tiêu đến năm 2030:

Ngành CNVH Thủ đô cơ bản tr thành một ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác. Hà Nội nằm trong nhóm các thành phố có ngành CNVH phát triển hàng đu có thương hiệu, sản phẩm uy tín, khả năng cạnh tranh cao với các Thành phố trong khu vực; là "Thành phố sáng tạo" có sức ảnh hưởng ở khu vực Đông Nam Á. Phấn đấu doanh thu từ các ngành CNVH tăng dn qua từng năm, đóng góp khoảng 8% GRDP của Thành phố.

Duy trì phát triển n định, bền vững các ngành: Du lịch văn hóa, Thủ công mỹ nghệ, Nghệ thuật biu diễn, Thiết kế, Ẩm thực, Phần mềm và trò chơi giải trí. Đẩy mạnh phát triển các ngành: Quảng cáo, Kiến trúc, Điện nh. Tiếp tục phát triển các ngành: Nhiếp ảnh và trin lãm, Thời trang, Truyền hình và Phát thanh, Xuất bn...

2.4. Mục tiêu đến năm 2045:

Ngành CNVH Thủ đô là ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển toàn diện, là động lực phái trin các ngành, lĩnh vực khác, là tin đ đ xây dựng Hà Nội có chất lượng cuộc sng cao; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, bền vững; trở thành “Thành phố sáng tạo” ca khu vực châu Á, thành phố kết nối toàn cầu, trung tâm văn hóa, du lịch lớn đặc sắc, có sc cạnh tranh quốc tế. Hình thành một số công trình văn hóa mới cho Thủ đô và Việt Nam, mang tính biểu tượng văn hóa có tm c khu vực và thế giới. Phấn đấu đóng góp khoảng 10% GRDP của Thành ph.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM

1. Đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức về công nghiệp văn hóa

- Quán triệt, cụ th hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đng, Nghị quyết Đại hội XVII Đng bộ Thành phố v phát triển văn hóa, con người. Tập trung đẩy mạnh tuyên truyn, ph biến, quán triệt quan điểm phát triển CNVH của Đảng, Nhà nước và Thành phố, tạo sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động của cấp ủy, chính quyền, hệ thống chính trị các cấp, cán bộ, đảng viên và Nhân dân về ý nghĩa, tm quan trọng của các ngành CNVH đi với nhiệm vụ bảo tn và phát huy giá trị văn hóa truyền thng, sáng tạo những giá trị văn hóa mới phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, đ văn hóa và con người Hà Nội thực sự trở thành nguồn lực quan trọng quyết định sự phát triển bền vững của Thủ đô.

- Đổi mới mạnh mẽ tư duy, nhận thức về phát triển CNVH là một quá trình thường xuyên, liên tục, lâu dài và không ngừng được b sung, hoàn thiện trong quá trình phát triển; hoạt động theo quy luật kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm nhất quán từ quan điểm, mục tiêu, kế hoạch hành động; là ngành kinh tế mới, đòi hỏi phải có bước đi phù hợp, với cơ chế, chính sách đặc thù mang tính đột phá, đáp ứng yêu cầu phát trin CNVH tr thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thành phố.

- Trong tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức tránh áp đặt li suy nghĩ bảo thủ; khuyến khích những cách nhìn mới, tư duy mới về CNVH để động viên cao nhất đối với tầng lớp lao động sáng tạo văn hóa nhằm tạo ra những giá trị văn hóa mới mà đặc trưng CNVH đem lại.

- Các giải pháp tuyên truyền, thông tin định hướng được triển khai đng bộ, đa dạng hóa các hình thức, tăng cường ứng dụng các phương thức truyền thông mới, tạo sự thống nht trong nhận thức về CNVH trước hết đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, sự tin tưởng, đồng thuận, ng hộ và vào cuộc tích cực của các chủ th tham gia quá phát triển CNVH (doanh nghiệp, đội ngũ doanh nhân, văn nghệ sỹ, nghệ nhân...và Nhân dân); đồng thời, đem lại cho nhận thức của công chúng, cộng đồng xã hội (nhất là thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên) nhng hiu biết đúng, lành mạnh v CNVH. Từ đó, tạo nên sc mạnh tng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong xây dựng, phát triển CNVH Thủ đô, đ Hà Nội thực sự trở thành trung tâm CNVH của cả nước, khu vực và quốc tế, là "Thành phố sáng tạo" kết ni toàn câu.

2. Tập trung xây dựng, hoàn thiện chế, chính sách

- Xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách thúc đẩy sáng tạo, phát triển CNVH; hoàn thiện cơ cấu ngành CNVH, bảo đảm phát triển đồng bộ trong tng thể phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô. Rà soát, cp nhật “Quy hoạch phát triển văn hóa Hà Nội” vào điều chnh b sung Quy hoạch Thành phố; đ xut các giải pháp đầu tư mới nhm ci thiện hạ tng tương đi đng bộ, hiện đại, trong đó ưu tiên b trí quỹ đất theo quy hoạch phân khu 2 bên bờ sông Hồng và các khu vực phát triển đô thị, các đô thị vệ tinh đ xây dựng các công trình văn hóa, du lịch...; đồng thời b sung quy hoạch phát triển văn hóa Hà Nội vào từng địa phương đảm bảo thống nhất trong quan điểm, mục tiêu phát triển CNVH Thủ đô và của cả nước với tm nhìn đến năm 2045.

- Xây dựng cơ chế, chính sách đảm bảo ngun lực tài chính n định, b trí nguồn vốn ngân sách thỏa đáng cho đầu tư phát triển CNVH, nhất là các hạng mục có tính chất nền tng, chiến lược. Đổi mới cơ chế quản lý, huy động các nguồn lực đầu tư, nhất là nguồn lực từ xã hội. Nghiên cu cơ chế hợp tác công - tư trong quản lý. khai thác di sản, bo tn, phát triển văn hóa; khuyến khích xây dựng, hình thành, phát triển các loại quỹ đầu tư, quỹ hỗ trợ, quỹ giải thưng theo hình thức hợp tác công - tư để phát triển văn hóa nói chung và CNVH theo hướng chuyên nghiệp, hiệu qu, thích ứng với xu thế chung của Thế giới.

- Xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù của Thủ đô để phát huy sự sáng tạo dựa trên các nguồn lực CNVH cho phát triển bền vững như: Chuyền đổi di sn công nghiệp, nhà, biệt thự cũ, di sản đô thị, di sản ký ức thành di sản văn hóa mới; phát triển ngh và sản phẩm nghề thủ công truyền thng... Có cơ chế, chính sách khuyến khích, xúc tiến đầu tư quảng bá các loại hình CNVH. Chú trọng cơ chế đảm bảo phát huy hiệu lực, hiệu qu việc thực thi và khai thác quyền s hữu trí tuệ đúng pháp luật.

- Xây dựng và ban hành cơ chế khuyến khích phát triển bền vững các không gian sáng tạo tr thành “hệ sinh thái sáng tạo”; khởi nghiệp sáng tạo, đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ số, phát triển kinh tế số, kinh tế ban đêm, kinh tế đô thị... phù hợp với lợi thế và điều kiện của Thành phố.

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thng chi tiêu thống kê, các ch báo, chỉ số, tiêu chí và cơ sở d liệu về các ngành CNVH Thủ đô gắn với tiêu chí trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Xây dựng tiêu chuẩn, quy trình quản lý, đầu tư bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa mới tiệm cận với các tiêu chí, tiêu chuẩn của UNESCO và thế giới.

3. Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực

- Xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cho các ngành CNVH có trình độ chuyên môn cao. Xây dựng tiêu chuẩn và cơ chế thi tuyển, lựa chọn, bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý, chuyên gia trong lĩnh vực văn hóa và CNVH có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ ngang tầm nhiệm vụ.

- Thực hiện tốt chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài, ưu đãi, vinh danh đội ngũ trí thức, văn ngh sỹ, nghệ nhân, các nhà khoa học Việt Nam ở trong và ngoài nước, các chuyên gia quốc tế có đóng góp tích cực trong xây dựng, phát triển văn hóa và CNVH Thủ đô; h trợ trao truyền tri thức, kỹ năng, bí quyết thực hành, một s hoạt động khác có liên quan trong các lĩnh vực CNVH.

- T chức đào tạo và đào tạo lại, bồi dưỡng nguồn nhân lực trên cơ sở đánh giá chất lượng, xác định rõ nhu cầu đối với từng lĩnh vực, ngành CNVH cụ thể, với đội ngũ cán bộ quản lý, thực thi về quyền tác gi, quyền liên quan. Chủ động kết ni cung – cu, đẩy mạnh liên kết, hợp tác giữa Thành phố với doanh nghiệp văn hóa và các cơ sở đào tạo chuyên ngành có uy tín trong nước và quốc tế. Khuyến khích và cử cán bộ có trình độ, sinh viên, nghệ sĩ...xuất sắc đi đào tạo, học tập kinh nghiệm tại các nước có nền CNVH phát triển; hình thành và phát triển ngun nhân lực cht lượng cao, đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp và liên ngành.

- Đu tư phát triển nguồn nhân lực trong việc qung bá, phát triển thị trường văn hóa, tạo mi liên kết thị trường về ngành ngh và khu vực, xây dựng thương hiệu quốc gia, quốc tế cho các ngành CNVH của Thủ đô.

- Đẩy mạnh giáo dục sáng tạo trên địa bàn thành phố. Chú trọng tạo lập môi trường nuôi dưỡng văn hóa sáng tạo, phát triển hệ sinh thái giáo dục sáng tạo trong cộng đng, nhà trường gn với thúc đấy giáo dục mở, xây dựng nhà trường sáng tạo, hình thành thế hệ công dân sáng tạo - công dân toàn cu.

4. Tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ

- Ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại trong sáng tạo, sản xut, phổ biến, lưu gi các sn phm văn hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ văn hóa, phù hợp với thị trường trong và ngoài nước.

- Tăng cường hợp tác, hội nhập với các Thành phố của các quốc gia có nền CNVH phát triển mạnh nhm đổi mới, sáng tạo trong các lĩnh vực: Du lịch văn hóa; nghệ thuật biu din; th công mỹ nghệ; thiết kế; Ẩm thực; quảng cáo; mỹ thuật, nhiếp nh và trin lãm; điện ảnh; thời trang; phn mềm và các trò chơi giải trí; truyền hình và phát thanh; xut bản...

- Triển khai số hóa, hoàn thiện cơ sở d liệu với đy đ các nội dung về di sản văn hóa, "Thành phố sáng tạo", phục vụ phát triển CNVH để quản lý, kết nối chia sẻ, qung bá thông tin với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng trong và ngoài nước.

5. Phát triển thị trường công nghiệp văn hóa

- Chú trọng khu vực có tiềm năng, lợi thế như ở khu vực đô thị, làng nghề truyn thng, thông qua các chương trình đào tạo, hoặc liên kết với chuyên gia quốc tế để nâng cao năng lực sáng tạo, hướng đến thị trường quốc tế.

- Đổi mới tư duy, Đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất và sáng tạo các giá trị văn hóa mới, tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ văn hóa có cht lượng cao tham gia vào thị trường văn hóa trong nước và quốc tế;

- Nâng cp kết cu hạ tầng về CNVH và các mô hình tổ chức, quản lý của các doanh nghiệp, t chức, cá nhân, văn nghệ sĩ, trí thức, nghệ nhân, thợ giỏi nhm phối hợp đồng bộ, phát triển nhanh và bền vững.

- Lựa chọn xây dựng các thương hiệu sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao để quảng bá cho ngành CNVH Hà Nội với cả nước và thế giới kết hợp với du lịch, các hoạt động thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

- Tăng cường công tác tư vấn, hỗ trợ triển khai các hoạt động nghiên cứu, đánh giá năng lực thị trường hiện tại, dự báo xu hướng phát triển mới của thị trường nội địa và quốc tế nhm đáp ứng yêu cu quản lý, điu chỉnh chính sách phát triển ca Thành phố, đng thời cung cp thông tin, định hướng cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp, cũng như nhu cầu, thị hiếu thm mỹ của công chúng.

- Từng bước hình thành, phát triển cộng đng người tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ văn hóa trên địa bàn Thành phố, ở trong và ngoài nước thông qua hoạt động quảng bá, nâng cao khả năng tiếp cận, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ văn hóa của công chúng. Chú trọng nâng cao năng lực xuất khu, đm bo các sản phẩm xuất khu phải đạt trình độ nghệ thuật cao, độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc, của Thủ đô.

- Nâng cao nhận thức của các cơ quan quản lý Nhà nước, các tác giả, t chức, cá nhân liên quan và công chúng v quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình, đặc biệt là ý thức tôn trọng sở hũu trí tuệ, quyền tác giả và các quyền khác liên quan. Tăng cường thanh tra, kim tra, giám sát phòng, chng việc xâm hại s hu trí tuệ và bản quyền tác giả, ứng dụng công nghệ thông tin thiết lp hệ thng báo cáo xâm hại bn quyn trực tuyến.

6. Thu hút và hỗ tr đầu tư

- Quy hoạch, bố trí quỹ đất, nguồn lực đầu tư của nhà nước và ngoài nhà nước cho các công trình, dự án phát triển văn hóa chất lượng cao, trong đó ưu tiên phát triển không gian công cộng, đim du lịch văn hóa, vui chơi giải trí, nghệ thuật biu diễn, kết hp ph - không gian đi bộ, điểm mua săm, mở rộng tạo không gian văn hóa giành cho cộng đồng.

- Triển khai quyết liệt một s dự án, đồ án quy hoạch bảo tồn, phát huy giá trị di sản thế giới, di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia, đồng thời với việc xây dựng một s công trình văn hóa mới, tạo thành các biu tượng văn hóa mới cho Th đô và có tiềm năng phát trin CNVH gắn với du lịch.

- Thực hiện các chính sách ưu đãi, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư phát triển các ngành CNVH sn có lợi thế, tiềm năng như: Nghệ thuật biu diễn, thủ công mỹ nghệ, thiết kế, phần mềm và các trò chơi giải trí, du lịch văn hóa, m thực... Phát triển mạng lưới doanh nghiệp văn hóa, trong đó hình thành một số tập đoàn lớn về CNVH.

- Kêu gọi các doanh nghiệp trong và ngoài nước đu tư vào Hà Nội tập trung vào công trình, dự án lớn, các hoạt động sáng tạo văn hóa, sản xut các sản phẩm và dịch vụ văn hóa, hình thành hệ thng quảng trường, không gian văn hóa nghệ thuật, trình chiếu ánh sáng, qung bá sn phm tạo thành nơi hội tụ của các sản phẩm văn hóa có thương hiệu quốc gia và quc tế được trình diễn, th hiện.

- Tạo môi trường, điu kiện thuận lợi nht đ khai thác, phát huy những tim năng, giá trị văn hóa đặc sắc của từng địa phương, phát triển CNVH gn với du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng.

7. M rộng giao lưu, hp tác trong nước và quốc tế về văn hóa

- Tiếp tục thực hiện hiệu quả ngoại giao văn hóa. Mở rộng các hoạt động giao lưu đối ngoại và hợp tác quốc tế về văn hóa, tập trung nâng cao hiệu quả công tác giao lưu, đối ngoại văn hóa, hợp tác với các địa phương, cơ quan, các tổ chức của Trung ương quốc tế trên địa bàn Thủ đô và cả nước.

- Xây dựng kế hoạch t chức lhội, sự kiện văn hóa, th thao, du lịch có quy mô ln, mang tầm khu vực và quốc tế đến năm 2030, tm nhìn đến năm 2045. Tiếp tục duy trì, phát huy việc t chức các hoạt động gặp gỡ, giao lưu văn hóa, đăng cai các sự kiện văn hóa quốc tế lớn tại Thủ đô tr thành các sự kiện thường niên, có uy tín trong khu vực, thu hút sự tham gia của các nghệ sĩ, các tổ chức văn hóa nghệ thuật, nhng cá nhân và tổ chức hoạt động trong lĩnh vực CNVH có uy tín trong nước và trên thế giới, được đông đo công chúng và các thị trường văn hóa quan tâm.

- Xác lập thương hiệu các sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu doanh nghiệp trong lĩnh vực CNVH Thủ đô, xây dựng các chương trình qung bá, xúc tiến thương mại quốc gia, giới thiệu tại các hội chợ quốc tế, liên hoan du lịch quốc tế và các hoạt động quốc tế khác; lồng ghép các chương trình quảng bá phát triển CNVH gắn với các sự kiện ngoại giao, thông qua các hoạt động của đại sứ quán, lãnh sự quán Việt Nam các nước.

- Tăng cường đu tư xây dựng mới các công trình có tính biu tượng văn hóa mới, hội nhập văn hóa giữa các vùng, miền lành th, thu hút du khách trong nước và quốc tế. Phối hợp khai thác hiệu quả nguồn lực của các cơ quan Trung ương trên địa bàn Thành phố. M rộng giao lưu, trao đổi văn hóa với các tnh, thành ph trong cả nước với tinh thần “Hà Nội vì cả nước, cùng c nước”.

- Chủ động kết nối, mở rộng mạng lưới và tăng cường hp tác với các t chức quc tế, các thành phố có kinh nghiệm, các quốc gia uy tín trong phát triển CNVH, hợp tác trong các lĩnh vực có lợi thế, đào tạo các chuyên gia, cán bộ trong lĩnh vực văn hóa và ngày càng nâng cao tiêu chuẩn, chất lượng, giá trị sản phẩm văn hóa làm nên thương hiệu của Thủ đô và Việt Nam.

8. Tập trung xây dựng, phát triển và đnh vị thương hiệu Thành phố sáng tạo của UNESCO

- Xây dựng trung tâm thiết kế sáng tạo Nội nhằm tạo môi trường ươm mm và nuôi dưỡng các tài năng trong lĩnh vực thiết kế sáng tạo, kết nối các không gian sáng tạo và các ngành CNVH trọng điểm.

- Xây dng, củng cố, kết nối, đầu tư cho các không gian sáng tạo tại Hà Nội tạo hệ sinh thái phát triển các ngành CNVH.

- Trin khai dự án chui chương trình truyền hình tài năng sáng tạo Hà Nội tạo ra sân chơi cho giới trẻ và cộng đồng nói chung trong tất c các lĩnh vực có liên quan đến thiết kế sáng tạo.

- T chức tuần L hội thiết kế sáng tạo Hà Nội hàng năm, quảng bá những đồi mới trong thiết kế sáng tạo từ Hà Nội, trong khu vực và trên toàn cầu.

- T chức mạng lưới các nhà thiết kế sáng tạo trẻ, hỗ trợ và tạo cơ hội cho những tài năng mới trong lĩnh vực thiết kế sáng tạo.

- Tham gia tích cực các hội nghị, din đàn Mạng lưới các Thành phố sáng tạo trong khu vực Đông Nam Á, châu Á và toàn cầu. T chức Diễn đàn Mạng lưới các thành phố sáng tạo Đông Nam Á tại Hà Nội.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyn về tầm nhìn xây dựng và phát triển Hà Nội trở thành "Thành phố sáng tạo" gắn với truyền thống văn hóa sáng tạo của Thủ đô ngàn năm văn hiến, danh hiệu "Thành phố vì hòa bình" nhm khơi dậy niềm tự hào, tình yêu Hà Nội, cảm hứng sáng tạo, ý chí và khát vọng phát triển ca mỗi người dân, cộng đng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại.

IV. T CHỨC THC HIỆN

1. Ban Thưng vụ Thành ủy

- Ch đạo cp ủy, chính quyền, MTTQ và t chức chính trị - xã hội các cp của Thành phố t chức nghiên cứu, quán triệt, học tập, ph biến, tuyên truyền và xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết đến cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân Thủ đô.

- Hàng năm ch đạo kim tra, giám sát việc trin khai, tổ chức thực hiện Nghị quyết ở các t chức đang trực thuộc, các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị của Thành phố; t chức sơ kết đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm công tác lãnh đạo, ch đạo triển khai thực hiện Nghị quyết vào năm 2025.

2. Đng đoàn HĐND Thành phố

Chỉ đạo cụ thể hóa nội dung Nghị quyết bằng các chủ trương, chính sách, chương trình, gn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; bố trí nguồn lực đầu tư công trung hạn và hàng năm ng tương xứng với yêu cầu phát triển văn hóa, đảm bo thực hiện mục tiêu Nghị quyết đề ra; xây dựng các chuyên đề giám sát việc thực hiện Nghị quyết các cơ quan quản lý; xây dựng các cơ chế, chính sách thực hiện Nghị quyết của Thành ủy.

3. Ban Cán s Đảng UBND Thành phố

Ch đạo xây dựng kế hoạch thực hiện Nghị quyết. Chỉ đạo, đôn đốc các sở, ban, ngành đề xuất xây dựng các cơ chế, chính sách, các đề án, dự án cụ thể trình Thành ủy và HĐND Thành phố xem xét, ban hành tổ chức triển khai, đm bảo thực hiện Nghị quyết hiệu qu. Rà soát, cập nhật, kiến nghị cấp có thẩm quyền điu chỉnh bổ sung, tích hợp quy hoạch phát triển CNVH vào Quy hoạch Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quy hoạch phát triển văn hóa Hà Nội định hướng đến năm 2030, Quy hoạch phân khu hai bên bờ sông Hồng. Thành lập Ban Ch đạo triển khai các nhiệm vụ thực hiện CNVH. Kim tra định kỳ việc triển khai tt cả các cấp, ngành có liên quan của Thành phố. Hàng năm, chỉ đạo sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết theo kế hoạch, báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy theo quy định.

4. Đảng đoàn MTTQ và các t chức chính trị - xã hội Thành phố

Xây dựng Kế hoạch thực hiện Nghị quyết; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, ph biến sâu rộng về vai trò, vị trí của các ngành CNVH trong phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Tham gia hoạt động theo dõi, kim tra, phản biện việc triển khai thực hiện Nghị quyết tại các cơ quan, đơn vị có thm quyền. Tuyên truyền, vận động các tng lớp Nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia thực hiện Nghị quyết.

5. Các ban Đng và Văn phòng Thành ủy

- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ từng đơn vị, ch động xây dựng Kế hoạch cụ th đ triển khai Nghị quyết. Tham mưu giúp Ban Thường vụ Thành ủy ch đạo, theo dõi, đôn đốc, kim tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết; định kỳ báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy kết qu thực hiện Nghị quyết.

- Ban Tuyên giáo Thành y xây dựng kế hoạch, t chức nghiên cứu, quán triệt, học tập nghị quyết đến các t chức đảng và đảng viên; chỉ đạo, định hướng các cơ quan báo chí, truyn thông, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên các cp của Thành phố t chức tuyên truyền, ph biến Nghị quyết đến cán bộ, đảng viên, nhân dân Thành phố và nhng kết quả đạt được trong quá trình triển khai thực hiện. T chức nghiên cứu các đề án, chuyên đề; biên soạn, xuất bn sách, tài liệu tuyên truyền; các hội nghị, hội thảo chuyên đề... để tổ chức thực hiện Nghị quyết.

6. Các cấp ủy trc thuộc Thành ủy và các s ban, ngành Thành phố

T chức quán triệt Nghị quyết đến từng cán bộ, đng viên và tầng lớp Nhân dân; xây dựng kế hoạch, đề án, dự án, chuyên đề công tác để t chức thực hiện có hiệu qu Nghị quyết của Thành y. Định kỳ hàng năm tổ chức đánh giá, báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy kết quả thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này được phổ biến đến chi bộ./.

 

Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng,

- Các ban Đảng và Văn phòng TW,

- Văn phòng Tng Bí thư,

- BCS Đảng Chính phủ.

- Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Quốc hội,

- B VHTT&DL,

- Các đng chí Thành ủy viên,

- Đảng đoàn HĐND Thành phố,

- Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố,

- Các ban Đảng và Văn phòng Thành ủy;

- Các cấp ủy trực thuộc Thành ủy;

- Các sở, ngành, MTTQ và các đoàn thể Thành phố,

 - Lưu VPTU.

 

T/M BAN THƯỜNG VỤ

BÍ THƯ

 

 

 

 

 

 

 

 

Đinh Tiến Dũng

 

 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất