Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Kế hoạch 2465/KH-UBND Gia Lai 2023 tổ chức Festival văn hoá cồng chiêng
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Kế hoạch 2465/KH-UBND
Cơ quan ban hành: | Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 2465/KH-UBND | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Kế hoạch | Người ký: | Nguyễn Thị Thanh Lịch |
Ngày ban hành: | 13/09/2023 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Văn hóa-Thể thao-Du lịch |
tải Kế hoạch 2465/KH-UBND
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI ________ Số: 2465/KH-UBND | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ Gia Lai, ngày 13 tháng 9 năm 2023 |
KẾ HOẠCH
Tổ chức Festival văn hoá cồng chiêng tỉnh Gia Lai năm 2023
__________
Thực hiện chương trình công tác năm 2023 của UBND tỉnh, ý kiến của Bộ VHTTDL tại Văn bản số 3046/BVHTTDL-DSVH ngày 26/7/2023 của Bộ văn hóa,Thể thao và Du lịch về việc tổ chức “Liên hoan trình diễn di sản văn hoá phi vật thể Không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên tại Gia Lai, năm 2023”; UBND tỉnh Gia Lai ban hành Kế hoạch tổ chức Lễ hội văn hoá cồng chiêng tỉnh Gia Lai, năm 2023 như sau:
I. CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH:
Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội;
Quyết định số 4452/QĐ-BVHTTDL ngày 31/12/2020 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch phê duyệt Đề án “Chương trình hoạt động văn hoá, nghệ thuật phục vụ vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 20212030”;
II. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
1. Mục đích:
- Festival nhằm tôn vinh giá trị của không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên theo tinh thần Chương trình hành động nhằm phục hồi, bảo tồn và phát huy giá trị của Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
- Tuyên truyền, vận động các dân tộc trong và ngoài tỉnh giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá và truyền thống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
- Là dịp để các dân tộc các tỉnh Tây Nguyên gặp gỡ, giao lưu văn hóa, trao đổi học hỏi kinh nghiệm trong công tác bảo tồn, phát huy và quảng bá Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên.
- Tạo điều kiện để giới thiệu hình ảnh Gia Lai đến bạn bè trong nước và quốc tế, mở rộng cơ hội đón nhận đầu tư, liên kết các tỉnh Tây Nguyên phát triển vùng đảm bảo về an ninh - chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, thu hút du lịch thông qua hình thức lễ hội, quảng bá bản sắc văn hóa các dân tộc Tây Nguyên.
2. Yêu cầu:
- Các hoạt động tham gia Festival phải được chọn lọc và mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, địa phương; đảm bảo chất lượng, nội dung nghệ thuật, tính dân tộc, đa dạng phong phú, độc đáo và có tính tuyên truyền giáo dục cao.
- Các nội dung hoạt động của Festival tạo không khí vui tươi, phấn khởi, an toàn, tiết kiệm, không phô trương, lãng phí.
II. QUY MÔ, THÀNH PHẦN THAM GIA
1. Quy mô: Cấp tỉnh.
2. Chủ đề: Gia Lai - Những sắc màu văn hoá.
3. Thành phần tham gia:
- Nghệ nhân người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh (mỗi huyện thành lập 01 đoàn tham gia, số lượng tối thiểu 40 người/đoàn);
- Nghệ nhân Câu lạc bộ Cồng chiêng nữ làng Leng, xã Tơ Tung, huyện Kbang (dự kiến ít nhất 50 người).
- Đội cồng chiêng thanh, thiếu niên dân tộc Jrai của thành phố Pleiku (dự kiến ít nhất 45 người).
- Mời đoàn nghệ nhân người đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh: Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng (mỗi tỉnh thành lập 01 đoàn tham gia, số lượng tối thiểu 30 người/đoàn).
III. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM
Dự kiến tổ chức trong 02 ngày từ ngày 11/11 đến ngày 12/11/2023, tại thành phố Pleiku, cụ thể như sau:
- Chương trình Lễ khai mạc: Vào lúc 20h10’ ngày 11/11/2023, tại Quảng trường Đại Đoàn Kết.
- Chương trình Lễ bế mạc: Vào lúc 19h30’ ngày 12/11/2023, tại Quảng trường Đại Đoàn Kết.
- Các hoạt động phần hội và sự kiện khác: Trong thời gian diễn ra Festival tại khu vực Quảng trường Đại Đoàn Kết, thành phố Pleiku.
IV. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
1. PHẦN LỄ:
1.1. Chương trình Lễ khai mạc: Được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Phát thanh - Truyền hình Gia Lai; nối sóng với đài phát thanh và truyền hình các tỉnh Tây Nguyên.
- Thời gian: Bắt đầu lúc 20h10’ngày 11/11/2023.
- Địa điểm: Tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, thành phố Pleiku.
- Thành phần đại biểu: (Dự kiến hơn 200 người, không kể phóng viên báo chí):
+ Đại biểu Trung ương: Lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL), các cơ thuộc Bộ, ngành Trung ương, Cục Di sản Văn hoá, Cục Văn hoá cơ sở, Vụ Văn hoá dân tộc, Viện Khảo cổ học (dự kiến ít nhất 20 người).
+ Đại biểu tỉnh bạn: Đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN, Sở VHTTDL các tỉnh Tây Nguyên (dự kiến ít nhất 20 người );
+ Đại diện lãnh đạo UBND tỉnh: Bình Định, Phú Yên, Quảng Ngãi (các tỉnh có Chương trình phối hợp, liên kết về văn hóa - du lịch với Gia Lai)
+ Một số nhà nghiên cứu, chuyên gia khảo cổ (dự kiến ít nhất 03 người).
Khách mời trong tỉnh:
+ Các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh qua các thời kỳ (dự kiến ít nhất 30 người);
+ Các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh; (dự kiến ít nhất 25 người);
+ Lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh (dự kiến ít nhất 27 người);
+ Bí thư, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố (dự kiến ít nhất 34 người);
+ Đại biểu HĐND tỉnh, khối Đảng, Mặt trận, đoàn thể (dự kiến ít nhất 19 người);
+ Các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn tỉnh (dự kiến ít nhất 06 người);
+ Các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp lớn (dự kiến ít nhất 15 người);
+ Các nhà tài trợ, các doanh nghiệp tiêu biểu của tỉnh (dự kiến ít nhất 10 người);
+ Hiệp hội du lịch, các công ty lữ hành, cơ sở lưu trú ở tỉnh (dự kiến ít nhất 35 người);
+ Các cơ quan thông tấn, báo chí trung ương và địa phương.
- Chương trình chính thức:
a) Phần lễ:
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu;
- Phát biểu của lãnh đạo tỉnh Gia Lai;
- Phát biểu của lãnh đạo Trung ương;
- Công bố và đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Rộc Tưng - Gò Đá và công bố bảo vật quốc gia Sưu tập công cụ sơ kỳ đá cũ An Khê;
- Vinh danh các nhà tài trợ (nếu có).
b) Phần hội:
- Chương trình nghệ thuật tổng hợp do Nhà hát ca múa nhạc tổng hợp Đam San (hoặc đơn vị tổ chức sự kiện) thực hiện.
- Đêm hội cồng chiêng của 17 huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Gia Lai và đoàn các tỉnh tham gia.
1.2. Chương trình Lễ bế mạc:
- Thời gian: Từ 19h30’ - 20h45’ ngày 12/11/2023.
- Địa điểm: Tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, thành phố Pleiku.
- Thành phần đại biểu: Như Lễ khai mạc.
- Chương trình chính thức:
a) Phần lễ:
- Phát biểu của lãnh đạo tỉnh.
- Khen thưởng.
b). Phần hội: Chương trình nghệ thuật do Nhà hát ca múa nhạc tổng hợp Đam San thực hiện.
2. PHẦN HỘI
2.1. Lễ hội đường phố
Thời gian: Từ 15h00’đến 17h00’ ngày 11/11/2023.
- Các đoàn nghệ nhân, diễn viên quần chúng của 17 huyện, thị xã, thành phố, Câu lạc bộ cồng chiêng nữ làng Leng và đoàn nghệ nhân các tỉnh bạn (mặc trang phục truyền thống cùng với cồng chiêng và các loại nhạc cụ, đạo cụ khác) chia làm 02 đoàn diễu hành trên 02 cung đường trung tâm của thành phố Pleiku, cụ thể:
+ Đoàn 1: (08 đoàn địa phương của tỉnh Gia Lai, Câu lạc bộ cồng chiêng nữ làng Leng và 02 đoàn tỉnh bạn): Tập trung tại đầu đường D2 (trước cổng Bảo tàng tỉnh), di chuyển trên các tuyến đường Phạm Văn Đồng - Phan Đình Phùng - Nguyễn Đình Chiểu - Quang Trung - Trần Hưng Đạo - về Quảng trường Đại Đoàn Kết (2.100m).
+ Đoàn 2: (09 địa phương của tỉnh Gia Lai, Đội cồng chiêng thanh thiếu niên thành phố Pleiku và 02 đoàn tỉnh bạn): Tập trung tại Nhà thi đấu thể thao tỉnh, di chuyển trên các tuyến đường Trần Hưng Đạo - Hùng Vương - Lê Lợi - Anh hùng Núp - Quảng trường Đại Đoàn Kết (1.900m).
- Đơn vị thực hiện: Sở VHTTDL tỉnh Gia Lai; UBND các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Gia Lai và Sở VHTTDL các tỉnh tham gia Festival.
2.2. Sinh hoạt văn hóa cộng đồng
- Thời gian: Từ 09h00’ ngày 11/11 đến 17h00’ ngày 12/11/2023.
- Địa điểm: Khu vực thảm cỏ xung quanh Quảng trường Đại Đoàn Kết.
- Mỗi đoàn nghệ nhân (của tỉnh Gia Lai và các tỉnh tham gia) được bố trí 01 khu vực tái hiện không gian sinh hoạt và tổ chức các hoạt động trải nghiệm, như: Đánh cồng chiêng; chỉnh chiêng; tạc tượng; dệt vải; đan lát; giã gạo; các nghề thủ công truyền thống khác..., tạo không gian một phần làng thu nhỏ, nhằm giới thiệu tổng thể đặc trưng văn hoá của cộng đồng mình, tạo điều kiện thuận lợi cho báo chí, truyền thông tác nghiệp, tuyên truyền quảng bá, phục vụ nhu cầu giao lưu, tìm hiểu văn hoá Tây Nguyên truyền thống của khách du lịch.
- Đơn vị thực hiện: Sở VHTTDL các tỉnh tham gia Festival, UBND các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Gia Lai.
2.3. Giới thiệu lễ hội, nghi thức văn hóa dân gian truyền thống
- Nội dung: Phục dựng nghi lễ/lễ hội truyền thống của các dân tộc tham gia Lễ hội; trong đó, tỉnh Gia Lai tổ chức phục dựng 02 hoặc nhiều nghi lễ của dân tộc Bahnar và Jrai; các tỉnh Tây Nguyên tổ chức phục dựng 01 hoặc nhiều nghi lễ/đơn vị.
- Thời gian: Theo bố trí của Ban Tổ chức.
- Địa điểm: Quảng trường Đại Đoàn Kết (khu vực thảm cỏ phía trước cổng Bảo tàng tỉnh gần 05 ki-ốt).
- Đơn vị thực hiện: UBND các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Gia Lai và Sở VHTTDL các tỉnh tham gia Festival.
2.4. Trưng bày, triển lãm nhạc cụ Tây Nguyên; ảnh nghệ thuật về văn hóa Gia Lai; giới thiệu về di tích quốc gia đặc biệt và bảo vật quốc gia của tỉnh Gia Lai.
- Thời gian: Từ ngày 11/11 đến ngày 19/11/2023.
- Địa điểm: Phòng trưng bày chuyên đề Bảo tàng tỉnh và khu vực phía trước Bảo tàng tỉnh.
- Số lượng: 150 nhạc cụ; 150 ảnh.
- Đơn vị thực hiện: Bảo tàng tỉnh Gia Lai.
2.5. Giới thiệu văn hoá ẩm thực Tây Nguyên
- Thời gian: Từ 09h00’ ngày 11/11 đến 21h00’ ngày 12/11/2023.
- Địa điểm: Khu ẩm thực của Bảo tàng tỉnh.
- Nội dung: Mỗi đơn vị tham gia được bố trí 01 khung rạp để chế biến và giới thiệu đặc trưng ẩm thực của địa phương. Các sản phẩm giới thiệu dùng để bán cho du khách khi có nhu cầu.
- Thực hiện: Sở VHTTDL tỉnh Gia Lai và UBND các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Gia Lai.
2.6. Trình diễn đan lát, dệt vải, tạc tượng
- Thời gian: Từ 09h00’ đến 16h00’ ngày 12/11/2023.
- Địa điểm: Khu vực sân cỏ của Bảo tàng tỉnh;
- Nội dung: Mỗi đơn vị bố trí từ 03-05 nghệ nhân tham gia trình diễn các nội dung đan lát, dệt vải, tạc tượng. Nguyên liệu cho địa phương tự chuẩn bị.
- Thực hiện: Sở VHTTDL tỉnh Gia Lai và UBND các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Gia Lai.
2.7. Chương trình trải nghiệm tour du lịch Gia Lai
- Thời gian: Các ngày diễn ra Festival.
- Địa điểm: Tỉnh Gia Lai (có chương trình riêng).
- Thành phần: Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, lữ hành; các đơn vị quản lý, nghiên cứu về du lịch.
- Thực hiện: Sở VHTTDL Gia Lai chủ trì, phối hợp Hiệp hội Du lịch Gia Lai, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, lữ hành.
V. KINH PHÍ:
- Ngân sách tỉnh; kinh phí vận động tài trợ và huy động từ nguồn kinh phí hợp pháp khác, chi theo quy định.
- Quy mô tổ chức Festival văn hoá cồng chiêng tỉnh Gia Lai năm 2023 phụ thuộc vào nguồn kinh phí được cấp.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở VHTTDL
- Là Cơ quan Thường trực, chịu trách nhiệm chính trong việc triển khai Kế hoạch; phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng dự trù kinh phí; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện, tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, kịp thời báo cáo UBND tỉnh; là đầu mối liên hệ với UBND các tỉnh Tây Nguyên.
- Tham mưu Quyết định thành lập Ban Tổ chức Festival.
- Chuẩn bị các bài phát biểu cho lãnh đạo tỉnh và lãnh đạo Trung ương.
- Chủ trì, chỉ đạo Nhà hát ca múa nhạc tổng hợp Đam San dàn dựng chương trình nghệ thuật Khai mạc và Bế mạc Festival, đảm bảo điều kiện âm thanh, ánh sáng cho chương trình Khai mạc và Bế mạc.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện thủ tục lựa chọn đơn vị tổ chức sự kiện, kịch bản chương trình khai mạc và bế mạc Festival, nếu khả năng nguồn kinh phí huy động xã hội hóa đảm bảo cho hoạt động này.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Văn phòng UBND tỉnh, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh và các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch vận động tài trợ cho các hoạt động của Festival.
- Chỉ đạo, hướng dẫn Bảo tàng tỉnh và các đơn vị liên quan chuẩn bị các điều kiện, tổ chức triển lãm.
- Làm việc với các khách sạn để đăng ký, bố trí khách Trung ương và các địa phương về dự Festival đảm bảo an toàn, thuận lợi.
- Tổng hợp, lập danh sách đại biểu mời; lên ma-ket vị trí chỗ ngồi, chuẩn bị bảng tên, chức danh của đại biểu; đón tiếp đại biểu tham dự Festival.
- Thực hiện công tác tuyên truyền cổ động trực quan về Festival (dựng panô, treo băng rôn, khẩu hiệu...).
- Là đầu mối liên hệ với Bộ VHTTDL, đại biểu ngoài tỉnh (trừ UBND các tỉnh có liên quan).
- Chủ trì, phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh thực hiện công tác lễ tân, khánh tiết, thiết kế các mẫu giấy mời, áp phích chương trình, thẻ đeo các loại, phù hiệu xe, trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Lập danh sách đại biểu mời, lập sơ đồ đại biểu ngồi dự khai mạc, bế mạc.
2. Văn phòng UBND tỉnh
- Phối hợp với Sở VHTTDL thực hiện công tác lễ tân, khánh tiết, thiết kế các mẫu giấy mời, áp phích chương trình, thẻ đeo các loại, phù hiệu xe, trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Thẩm định, xin ý kiến UBND tỉnh danh sách đại biểu mời, phối hợp với Sở VHTTDL lập sơ đồ đại biểu ngồi dự khai mạc, bế mạc.
- Là đầu mối liên hệ với UBND các tỉnh dự Festival.
- Tổng hợp, trình UBND tỉnh các nội dung, kế hoạch, vận động tài trợ có liên quan đến các hoạt động tổ chức tại Festival do Ban Tổ chức Festival đề xuất.
3. Đề nghị UBND các tỉnh: Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng chỉ đạo Sở VHTTDL
- Thành lập đoàn nghệ nhân tham gia Festival văn hoá cồng chiêng tỉnh Gia Lai năm 2023.
- Phối hợp với Sở VHTTDL tỉnh Gia Lai để bố trí nghệ nhân tham gia các hoạt động phù hợp tại Festival.
- Tuyên truyền, kết nối hoạt động du lịch trong dịp Festival giữa các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở VHTTDL, Văn phòng UBND tỉnh, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh và các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch vận động tài trợ cho các hoạt động của Festival; đề xuất phương án sử dụng kinh phí tài trợ phù hợp với quy mô tổ chức Festival, đảm bảo đúng theo quy định.
5. Sở Tài chính: Tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành để triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm, đúng quy định.
6. Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì, chỉ đạo các cơ quan báo chí của tỉnh và cơ quan báo chí đứng chân trên địa bàn tỉnh tuyên truyền, quảng bá, đưa tin về Festival.
7. Báo Gia Lai, Đài Phát thanh - Truyền hình Gia Lai
- Tăng cường công tác tuyên truyền Festival thường xuyên trên báo in, báo điện tử; trên sóng phát thanh, truyền hình tỉnh kịp thời phản ánh các hoạt động diễn ra trước, trong và sau Festival; giới thiệu cảnh đẹp, tiềm năng, thế mạnh và các điểm đến về du lịch của Gia Lai.
- Đài Phát thanh - Truyền hình Gia Lai truyền hình trực tiếp Lễ khai mạc Festival văn hoá cồng chiêng tỉnh Gia Lai năm 2023 trên sóng truyền hình địa phương; phối hợp, cung cấp thông số kỹ thuật để đài phát thanh và truyền hình các tỉnh Tây Nguyên thực hiện nối sóng.
8. UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Gia Lai: Căn cứ vào nội dung Kế hoạch, phối hợp với Sở VHTTDL và các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí, huy động nghệ nhân, tổ chức tập luyện, triển khai hiệu quả các nhiệm vụ được phân công; đặc biệt chú trọng giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh du lịch của địa phương trong thời gian diễn ra Festival bằng những hoạt động, biện pháp cụ thể.
9. Hiệp hội Du lịch tỉnh Gia Lai: Tích cực tham gia và phối hợp với Sở VHTTDL trong công tác xúc tiến, quảng bá Festival để thu hút khách du lịch đến với tỉnh Gia Lai; chú trọng giới thiệu các tour, tuyến du lịch trên trang mạng xã hội, với các doanh nghiệp lữ hành, hiệp hội du lịch để kết nối các hoạt động của Lễ hội đến các điểm du lịch trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố.
10. Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh, Hội Nữ doanh nhân tỉnh:
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kế hoạch vận động tài trợ cho các hoạt động của Festival.
- Vận động hội viên, các doanh nghiệp hỗ trợ kinh phí, đồng hành cùng tỉnh tổ chức Festival, thực hiện quảng bá tiềm năng thế mạnh kêu gọi đầu tư, thu hút liên kết giữa các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà.
Trên đây là Kế hoạch tổ chức Festival văn hoá cồng chiêng tỉnh Gia Lai năm 2023. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời có thông tin, kiến nghị gửi về UBND tỉnh, Ban Tổ chức (qua Sở VHTTDL) để chỉ đạo, giải quyết theo thẩm quyền./.
Nơi nhận: - Bộ VHTTDL (báo cáo); - Cục Văn hóa cơ sở; - UBND các tỉnh Tây Nguyên: - Thường trực Tỉnh ủy; - Thường trực HĐND tỉnh; - Đoàn Đại biểu Quốc hội; - Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh; - Ủy ban MTTQVN tỉnh Gia Lai; - Văn phòng Tỉnh ủy; - Các Sở, ban, ngành của tỉnh; - Báo Gia Lai; Đài PTTH Gia Lai; - Hiệp hội Du lịch tỉnh; - Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh; - Hội Doanh nhân trẻ tỉnh; - Hội Nữ doanh nhân tỉnh; - UBND các huyện, thị xã, thành phố; - Báo, đài, phóng viên thường trú trên địa bàn tỉnh; - CVP, các Phó CVP UBND tỉnh; - Lưu: VT, NC, NL, KTTH, CNXD, KGVX. | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Nguyễn Thị Thanh Lịch |