Kế hoạch 157/KH-UBND Hà Nội 2018 triển khai Hỗ trợ xây dựng thương hiệu làng nghề

thuộc tính Kế hoạch 157/KH-UBND

Kế hoạch 157/KH-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc triển khai "Hỗ trợ xây dựng thương hiệu làng nghề" năm 2018
Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:157/KH-UBND
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Kế hoạch
Người ký:Nguyễn Văn Sửu
Ngày ban hành:08/08/2018
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thương mại-Quảng cáo, Văn hóa-Thể thao-Du lịch
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
--------

Số: 157/KH-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 08 tháng 8 năm 2018

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI “HỖ TRỢ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU LÀNG NGHỀ” NĂM 2018

Căn cứ các Quyết định của UBND Thành phố: số 31/2014/QĐ-UBND ngày 4/8/2014 về việc ban hành Quy định về chính sách khuyến khích phát triển làng nghề thành phố Hà Nội; số 6230/QĐ-UBND ngày 18/11/2015 phê duyệt kế hoạch thực hiện chính sách khuyến khích phát triển làng nghề thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020; số 8586/QĐ-UBND ngày 08/12/2017 về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2018 của thành phố Hà Nội và Kế hoạch số 76/KH-UBND ngày 27/3/2018 của UBND Thành phố về hoạt động phát triển nghề, làng nghề thành phố Hà Nội năm 2018; UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách “Hỗ trợ xây dựng thương hiệu làng nghề” năm 2018 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Hỗ trợ các làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội xây dựng và phát triển thương hiệu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, giữ gìn bản sắc truyền thng và danh tiếng vốn có của các làng nghề trên thị trường trong và ngoài nước, phù hợp với các điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Tạo điều kiện để các làng nghề của Hà Nội bảo tồn và phát triển thương hiệu làng nghề, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, chuyn dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

2. Yêu cầu

Thu hút sự quan tâm và tham gia của các làng nghề trên địa bàn Thành phố. Tạo được sự chuyển biến từ nhận thức tới hành động của các làng nghề về phát triển và xây dựng thương hiệu mạnh cho các làng nghề.

Phổ biến các chính sách liên quan đến hỗ trợ và quảng bá thương hiệu cho các làng nghề trên địa bàn Thành phố.

II. NỘI DUNG

1. Đơn vị thực hiện

- Đơn vị chủ trì thực hiện: Sở Công Thương Hà Nội.

- Đơn vị phối hợp thực hiện: Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các quận, huyện, thị xã.

- Đơn vị tham gia: Các làng nghề được phê duyệt.

2. Nội dung hỗ trợ

- Đào tạo, tập huấn kiến thức về xây dựng và quảng bá thương hiệu.

- Đặt tên thương hiệu; thiết kế biểu tượng (lô gô) và hệ thống các dấu hiệu nhận diện thương hiệu cho các làng nghề.

- Tư vấn chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu cho thương hiệu làng nghề.

3. Điều kiện hỗ trợ

Các làng nghề đã được UBND Thành phố công nhận danh hiệu làng nghề có nhu cầu được hỗ trợ và được UBND quận, huyện, thị xã có văn bản đề nghị hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu từ nguồn ngân sách Thành phố.

4. Thứ tự ưu tiên

Việc lựa chọn các làng nghề được hỗ trợ kinh phí xây dựng thương hiệu làng nghề năm 2018 được thực hiện theo thứ tự ưu tiên:

- Làng nghề có kế hoạch và dự toán kinh phí về xây dựng thương hiệu làng nghề năm 2018, trong đó có phương án duy trì, phát triển thương hiệu làng nghề sau khi được hỗ trợ xây dựng thương hiệu năm 2018.

- Làng nghề đăng ký thực hiện đủ 03 nội dung hỗ trợ của Kế hoạch để đảm bảo sử dụng hiệu quả kinh phí hỗ trợ.

- Làng nghề đã đăng ký các năm trước nhung chưa được hỗ trợ xây dựng thương hiệu làng nghề, đồng thời phân bổ hợp lý kinh phí hỗ trợ giữa các quận, huyện, thị xã.

5. Trình tự thực hiện

5.1. Sau khi nhận được Đăng ký tham gia chương trình Hỗ trợ xây dựng thương hiệu làng nghề Hà Nội năm 2018 (theo hướng dẫn của Sở Công Thương) của các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố, Sở Công Thương kiểm tra đối tượng, nội dung, tổng hợp danh sách, hồ sơ đề nghị đăng ký của các quận, huyện, thị xã; phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính lựa chọn danh sách làng nghề, đại diện làng nghề, nội dung và mức kinh phí hỗ trợ cho từng làng nghề được hỗ trợ.

5.2. Sở Công Thương và Sở Tài chính đồng trình UBND Thành phố ban hành quyết định phê duyệt danh sách các làng nghề, đại diện làng nghề, nội dung, mức kinh phí hỗ trợ xây dựng thương hiệu đối với từng làng nghề theo quy định.

5.3. Sau khi có Quyết định của UBND Thành phố phê duyệt danh sách các làng nghề được hỗ trợ:

- Sở Công Thương thông báo bằng văn bản cho các làng nghề đã được phê duyệt hỗ trợ.

- Sở Công Thương, UBND quận, huyện, thị xã và đại diện làng nghề (UBND cấp xã hoặc Hợp tác xã hoặc Hội, hiệp hội ngành nghề) ký hợp đồng thực hiện nhiệm vụ, trong đó nêu rõ quyền và trách nhiệm của từng bên và các nội dung hỗ trợ đã được phê duyệt.

- Sau khi hoàn thành các nội dung công việc, Sở Công Thương, UBND quận, huyện, thị xã và đại diện làng nghề có trách nhiệm ký thanh lý hợp đồng, thời gian hoàn thành trước ngày 25/11/2018 để hoàn tất thủ tục thanh quyết toán theo quy định.

6. Kế hoạch triển khai và tiến đô thực hiện

TT

Nội dung công việc

Thời gian thực hiện

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

1

Nhận hồ sơ đăng ký hỗ trợ; kiểm tra đối tượng, nội dung, tổng hợp danh sách, hồ sơ đề nghị hỗ trợ

Tháng 3 đến tháng 5/2018

Sở Công Thương

UBND các quận, huyện, thị xã

2

Tổ chức họp liên ngành thống nhất lựa chọn danh sách các làng nghề, đại diện làng nghề, nội dung và mức kinh phí hỗ trợ cho từng làng nghề

Tháng 6 năm 2018

Sở Công Thương

Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

3

Trình UBND Thành phố phê duyệt Quyết định danh sách các làng nghề, đại diện làng nghề, nội dung và mức kinh phí hỗ trợ cho từng làng nghề được hỗ trợ

Tháng 8 năm 2018

Sở Công Thương

Sở Tài chính

4

Dự thảo, thương thảo, ký hợp đồng thực hiện nhiệm vụ theo các nội dung hỗ trợ đã được phê duyệt

Tháng 8 năm 2018

Sở Công Thương

UBND các quận, huyện, thị xã liên quan; đại diện làng nghề

5

Tổ chức kiểm tra, giám sát tiến độ triển khai thực hiện hỗ trợ thương hiệu làng nghề

Tháng 9 đến tháng 11/2018

Sở Công Thương

UBND các quận, huyện, thị xã; đại diện làng nghề

6

Nghiệm thu và thanh lý hợp đồng sau khi hoàn thành các nội dung tư vấn

Hoàn thành trước ngày 25/11/2018

Sở Công Thương

UBND các quận, huyện, thị xã, đại diện làng nghề

7

Thanh quyết toán Chương trình

Tháng 12 năm 2018

Sở Công Thương

Sở Tài chính, đại diện làng nghề

7. Kinh phí thực hiện: Từ nguồn kinh phí nghiệp vụ đã giao Sở Công Thương tại Quyết định số 8586/QĐ-UBND ngày 08/12/2017 của UBND Thành phố, số tiền là: 3.000.000.000 đồng (Ba tỷ đồng).

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Các đơn vị được giao thực hiện các nhiệm vụ, căn cứ Quy định về chính sách khuyến khích phát triển làng nghề thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định 31/2014/QĐ-UBND ngày 04/8/2014 của UBND thành phố Hà Nội xây dựng dựng kế hoạch và tổ chức triển khai đảm bảo tiến độ và chất lượng công việc, cụ thể:

1. Sở Công Thương:

- Chủ trì triển khai thực hiện Kế hoạch; phối hợp Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định danh sách làng nghề, đại diện làng nghề, nội dung, mức kinh phí hỗ trợ cho từng làng nghề trình UBND Thành phố phê duyệt; tổng hợp tình hình, đôn đốc các đơn vị triển khai thực hiện Kế hoạch;

- Chủ trì tổ chức ký hợp đồng thực hiện nhiệm vụ theo các nội dung hỗ trợ đã được phê duyệt giữa Sở Công Thương, UBND quận, huyện, thị xã và đại diện làng nghề; chịu trách nhiệm về chất lượng, nội dung hỗ trợ phát triển thương hiệu làng nghề nêu trong Kế hoạch;

- Kiểm tra, giám sát, nghiệm thu và thanh lý hợp đồng; thanh, quyết toán kinh phí đúng mục đích, đối tượng và quy định của pháp luật và Thành phố; tng hp kết quả thực hiện, báo cáo UBND Thành phố theo quy định.

2. Sở Tài chính:

- Phối hợp Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định danh sách làng nghề, đại diện làng nghề, nội dung, định mức kinh phí hỗ trợ cho từng làng nghề trình UBND Thành phố phê duyệt;

- Hướng dẫn việc thực hiện thanh, quyết toán theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Phối hợp Sở Công Thương, Sở Tài chính thẩm định danh sách làng nghề, đại diện làng nghề, nội dung, mức kinh phí hỗ trợ cho từng làng nghề theo quy định.

4. UBND các quận, huyện, thị xã:

- Chủ động đề xuất các làng nghề tham gia chương trình “Hỗ trợ xây dựng thương hiệu làng nghề”; chỉ định đại diện làng nghề (phải có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng);

- Phối hợp Sở Công Thương thẩm định danh sách làng nghề, đại diện làng nghề, nội dung, định mức kinh phí hỗ trợ cho từng làng nghề; ký hợp đồng hỗ trợ thương hiệu làng nghề giữa Sở Công Thương, UBND quận, huyện, thị xã và đại diện làng nghề ngay sau khi Kế hoạch “Hỗ trợ xây dựng thương hiệu làng nghề” được phê duyệt; phối hợp nghiệm thu, thanh lý hợp đồng theo đúng quy định của pháp luật và Thành phố.

- Phối hợp Sở Công Thương tổ chức tuyên truyền chương trình tới các làng nghề; kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc triển khai thực hiện Kế hoạch đối với các làng nghề được hỗ trợ trên địa bàn;

- Quản lý, duy trì và phát triển thương hiệu làng nghề sau khi đã được hỗ trợ.

5. Đại diện của làng nghề:

- Triển khai thực hiện xây dựng thương hiệu làng nghề theo đúng hợp đồng đã ký kết với Sở Công Thương, UBND các quận, huyện, thị xã theo đúng quy định hiện hành;

- Thực hiện việc thanh, quyết toán kinh phí theo đúng quy định của pháp luật và Thành phố; quản lý, duy trì và phát triển thương hiệu làng nghề sau khi đã được Thành phố hỗ trợ./.

Nơi nhận:
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các PCT UBND Thành phố:
Nguyễn văn Sửu, Nguyễn Doãn To
n;
- C
ác Sở: CT, TC, NN&PTNT;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- VPUB: CVP, PCVP
PC Công, KT, TKBT;
- Lưu: VT, KT
Vân

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Sửu

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất