Dự thảo Nghị định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Tải dự thảo
Lưu
Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

thuộc tính Nghị định

Dự thảo Nghị định quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn
Lĩnh vực: Văn hóa-Thể thao-Du lịch Loại dự thảo:Nghị định
Cơ quan chủ trì soạn thảo: Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịchTrạng thái:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn trên lãnh thổ Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài, áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy định.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Trạng thái: Đã biết
Ghi chú

CHÍNH PHỦ
---------

Số:     /2019/NĐ-CP

DỰ THẢO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------

Hà Nội, ngày         tháng         năm 2019

 

 

NGHỊ ĐỊNH

Quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư ngày 01 tháng 01 năm 2017;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,

Chính phủ ban hành Nghị định quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn.

 

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Nghị định này quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn trên lãnh thổ Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài.

2. Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động được quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Hoạt động nghệ thuật biểu diễn

Phương án 1:

“… là hoạt động sáng tạo nhằm tạo ra những tác phẩm nghệ thuật, sản phẩm âm thanh, hình ảnh dưới các hình thức và định dạng khác nhau để truyền đạt đến công chúng”.

Phương án 2:

“… là quá trình tạo ra tác phẩm nghệ thuật thông qua biểu diễn nghệ thuật hoặc định hình sản phẩm âm thanh, hình ảnh dưới dạng bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật”.

Phương án 3:

“… là hoạt động sáng tạo nhằm tạo ra những tác phẩm nghệ thuật để truyền đạt đến công chúng bằng hình thức biểu diễn nghệ thuật hoặc định hình sản phẩm âm thanh, hình ảnh dưới dạng bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật.”

2. Biểu diễn nghệ thuật là hoạt động thể hiện trực tiếp loại hình nghệ thuật biểu diễn hoặc các loại hình trình diễn khác trong một không gian dưới các hình thức khác nhau của một cá nhân, tổ chức hoặc tổ hợp công nghệ trực tiếp trước công chúng hoặc gián tiếp thông qua các phương tiện kỹ thuật, truyền thông khác nhau.

3. Loại hình nghệ thuật biểu diễn

Phương án 1:

“Chèo, tuồng, cải lương, múa rối, kịch dân ca, kịch nhạc kinh điển, nhạc kịch, giao hưởng, múa cổ điển, kịch nói, kịch hát, kịch múa, kịch hình thể, thanh nhạc, múa, âm nhạc, xiếc, ngâm thơ, tấu hài, tạp kỹ, các hình thức diễn xướng dân gian và các hình thức sáng tạo nghệ thuật khác từ truyền thống đến hiện đại của Việt Nam và thế giới.”

Phương án 2:

“Sân khấu, âm nhạc, múa, các hình thức diễn xướng dân gian và những hình thức sáng tạo nghệ thuật từ truyền thống đến hiện đại của Việt Nam và thế giới.”

4. Loại hình trình diễn khác là hoạt động trình diễn có sự lồng ghép, phối hợp giữa một hay nhiều loại hình nghệ thuật biểu diễn với mỹ thuật, nhiếp ảnh, điện ảnh, thể dục, thể thao, trò chơi dân gian và hiện đại, giới thiệu sản phẩm mỹ thuật ứng dụng cùng kỹ thuật âm thanh, ánh sáng sân khấu hoặc tổ hợp công nghệ sáng tạo.

5. Lưu hành bản ghi âm, ghi hình là hoạt động đưa sản phẩm âm thanh, hình ảnh được sản xuất, nhập khẩu dưới các định dạng khác nhau để sử dụng hoặc tham gia giao dịch dân sự, kinh doanh thương mại.

6. Người điều hành trực tiếp hoạt động biểu diễn nghệ thuật là một trong những người sau: Đạo diễn sân khấu, chỉ huy âm nhạc, biên đạo múa thực hiện chỉ đạo và chịu trách nhiệm về nội dung, hình thức biểu diễn tiết mục, chương trình biểu diễn nghệ thuật.

7. Người điều hành trực tiếp tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu là trưởng ban tổ chức xây dựng đề án, kế hoạch và chịu trách nhiệm đối với các hoạt động trong phạm vi cuộc thi người đẹp, người mẫu; không đồng thời là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

8. Thi người đẹp, người mẫu là hoạt động giải trí nhằm tuyển chọn, phân định thứ bậc và trao giải thưởng cho thí sinh thông qua các hình thức trình diễn, ứng xử theo các tiêu chí do ban tổ chức cuộc thi quy định.

Điều 3. Nội dung quản lý nhà nước

1. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chính sách pháp luật, chiến lược, kế hoạch phát triển sự nghiệp nghệ thuật biểu diễn.

2. Quản lý công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nhân lực về chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý nhà nước về nghệ thuật biểu diễn.

3. Quản lý hợp tác quốc tế về nghệ thuật biểu diễn.

4. Cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh biểu diễn nghệ thuật; Giấy chứng nhận đủ điều kiện tổ chức thi người đẹp, người mẫu.

5. Thực hiện công tác khen thưởng đối với hoạt động biểu diễn nghệ thuật, tổ chức liên hoan, cuộc thi loại hình nghệ thuật biểu diễn.

6. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về nghệ thuật biểu diễn.

Điều 4. Điều kiện đối với chương trình, tiết mục biểu diễn nghệ thuật; bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật và địa điểm tổ chức biểu diễn nghệ thuật

1. Các chương trình, tiết mục biểu diễn nghệ thuật, bản ghi âm, ghi hình không có một trong các nội dung sau:

a) Chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

b) Xuyên tạc lịch sử, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, xúc phạm vĩ nhân, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc;

c) Kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại;

d) Sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, hình thức biểu diễn, phương tiện biểu đạt hành vi tệ nạn xã hội, dâm ô, đồi trụy, tội ác, không phù hợp với mục đích, nội dung, trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc tác động tiêu cực đến đạo đức, tâm lý xã hội.

2. Các chương trình, tiết mục biểu diễn nghệ thuật, bản ghi âm, ghi hình sử dụng tác phẩm nghệ thuật biểu diễn không thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Vi phạm các quy định của pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan; không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp;

b) Bị đình chỉ lưu hành, cấm lưu hành, thu hồi, tịch thu;

c) Không phù hợp chủ đề, nội dung chương trình, tiết mục biểu diễn nghệ thuật, bản ghi âm, ghi hình.

3. Địa điểm tổ chức biểu diễn nghệ thuật phải bảo đảm các điều kiện về trật tự an toàn xã hội, vệ sinh môi trường và phòng, chống cháy nổ.

Điều 5. Quyền của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động nghệ thuật biểu diễn

1. Quyền của tổ chức, cá nhân tổ chức biểu diễn nghệ thuật; tổ chức thi người đẹp, người mẫu:

a) Lựa chọn loại hình, bộ môn nghệ thuật hoặc loại hình trình diễn phù hợp khả năng và điều kiện để hoạt động nghệ thuật biểu diễn;

b) Tham gia cuộc thi, liên hoan loại hình nghệ thuật biểu diễn khi đáp ứng đủ điều kiện theo tiêu chí của mỗi cuộc thi, liên hoan;

c) Tham gia, tổ chức, phối hợp tổ chức các hoạt động nghệ thuật biểu diễn, cuộc thi người đẹp, người mẫu; được Nhà nước bảo hộ quyền sáng tạo nghệ thuật theo quy định của pháp luật;

 d) Tham gia lưu hành bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật;

đ) Tuyển chọn, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực phục vụ hoạt động nghệ thuật biểu diễn;

e) Thụ hưởng các lợi ích hợp pháp từ hoạt động nghệ thuật biểu diễn và hoạt động tổ chức thi người đẹp, người mẫu.

2. Quyền của người biểu diễn nghệ thuật; thí sinh thi người đẹp, người mẫu:

a) Lựa chọn loại hình, bộ môn nghệ thuật hoặc loại hình trình diễn phù hợp khả năng và điều kiện để hoạt động nghệ thuật biểu diễn;

b) Tham gia cuộc thi, liên hoan loại hình nghệ thuật biểu diễn; cuộc thi người đẹp, người mẫu khi đáp ứng đủ điều kiện theo tiêu chí của mỗi cuộc thi, liên hoan;

c) Có các quyền nhân thân và các quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn theo quy định của pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan;

d) Thụ hưởng các lợi ích hợp pháp từ việc tham gia hoạt động nghệ thuật biểu diễn và hoạt động tham gia cuộc thi người đẹp, người mẫu.

3. Quyền của chủ địa điểm tổ chức biểu diễn nghệ thuật:

a) Lựa chọn loại hình nghệ thuật biểu diễn phù hợp khả năng và điều kiện để khai thác, sử dụng;

b) Yêu cầu cá nhân, tổ chức thuê, sử dụng địa điểm giải trình hoặc ra quyết định tạm dừng, dừng hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng khi phát hiện có dấu hiệu lợi dụng hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật để che giấu vi phạm pháp luật;

c) Từ chối, dừng hoặc chuyển đổi thời gian biểu diễn mà không phải đền bù thiệt hại vì lý do quốc phòng, an ninh, thiên tai, địch họa hoặc tình trạng khẩn cấp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

4. Quyền của tổ chức, cá nhân lưu hành bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật:

a) Lựa chọn, biên tập nội dung, dàn dựng tác phẩm biểu diễn nghệ thuật để sản xuất, nhập khẩu, lưu hành bản ghi âm, ghi hình nhằm mục đích kinh doanh hoặc mục đích khác không trái với quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan;

b) Khai thác, sử dụng hoặc chuyển giao cho tổ chức, cá nhân khác khai thác, sử dụng quyền liên quan đối với bản ghi âm, ghi hình theo quy định của pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan;

c) Hưởng các quyền lợi vật chất khác khi tổ chức, cá nhân sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình theo quy định của pháp luật.

Điều 6. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động nghệ thuật biểu diễn

1. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tổ chức biểu diễn nghệ thuật, tổ chức thi người đẹp, người mẫu:

a) Phải đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh biểu diễn nghệ thuật; Giấy chứng nhận đủ điều kiện tổ chức thi người đẹp, người mẫu theo quy định tại Nghị định này;

b) Không cho người khác sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh biểu diễn nghệ thuật; Giấy chứng nhận đủ điều kiện tổ chức thi người đẹp, người mẫu để thực hiện thủ tục quy định tại Nghị định này;

c) Đáp ứng các điều kiện quản lý và quy định pháp luật liên quan để tổ chức biểu diễn nghệ thuật, tổ chức thi người đẹp, người mẫu;

d) Tổ chức biểu diễn nghệ thuật, tổ chức thi người đẹp, người mẫu đúng với nội dung đã đăng ký, quảng cáo và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận;

đ) Thông báo, đăng ký nội dung hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật, tổ chức thi người đẹp, người mẫu đến cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa tại địa phương nơi tổ chức;

e) Thực hiện đúng quy định của pháp luật nước sở tại đối với trường hợp ra nước ngoài tổ chức biểu diễn nghệ thuật, tổ chức thi người đẹp, người mẫu;

g) Trao giải thưởng cho tập thể, cá nhân đạt giải sau khi công bố kết quả cuộc thi, liên hoan loại hình nghệ thuật biểu diễn, cuộc thi người đẹp, người mẫu;

h) Thu hồi danh hiệu, giải thưởng trao cho tổ chức, cá nhân đạt giải cuộc thi, liên hoan loại hình nghệ thuật biểu diễn, cuộc thi người đẹp, người mẫu theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật và quy chế tổ chức cuộc thi;

i) Biên tập, chỉ đạo, dàn dựng các chương trình, tiết mục biểu diễn nghệ thuật phù hợp với truyền thống, văn hóa địa phương, đồng bào dân tộc thiểu số; phù hợp với lứa tuổi, giới tính và phải được sự đồng ý của người giám hộ theo quy định của pháp luật khi tổ chức cho trẻ em;

k) Không tổ chức biểu diễn nghệ thuật cho người đã bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ biểu diễn hoặc thí sinh sử dụng danh hiệu đã bị thu hồi, danh hiệu đạt được do tham dự trái phép;

l) Tổ chức, cá nhân tổ chức biểu diễn nghệ thuật; tổ chức thi người đẹp, người mẫu phải bảo lãnh nhập cảnh cho người biểu diễn, thí sinh không có quốc tịch Việt Nam tham gia theo hình thức làm việc hoặc lao động;

m) Không lợi dụng hoạt động biểu diễn nghệ thuật, thi người đẹp, người mẫu để đưa các cá nhân xuất cảnh, nhập cảnh hoặc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa trái quy định của pháp luật.

2. Trách nhiệm của người biểu diễn nghệ thuật, thí sinh thi người đẹp, người mẫu:

a) Không sử dụng danh hiệu, hình ảnh cá nhân để tham gia các hoạt động vi phạm pháp luật hoặc gây phương hại đến uy tín, danh dự của tổ chức, cá nhân khác;

b) Tham gia biểu diễn nghệ thuật phục vụ chính trị và các hoạt động xã hội khác khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;

c) Chấp hành quy định của pháp luật nước sở tại đối với cá nhân là người Việt Nam tham gia biểu diễn nghệ thuật; tham dự cuộc thi, liên hoan loại hình nghệ thuật biểu diễn, cuộc thi người đẹp, người mẫu ở nước ngoài;

d) Cá nhân là người không có quốc tịch Việt Nam biểu diễn nghệ thuật tại Việt Nam phát sinh thu nhập phải được đối tượng tổ chức biểu diễn nghệ thuật quy định tại Điều 7 Nghị định này bảo lãnh nhập cảnh theo hình thức làm việc hoặc lao động.

3. Trách nhiệm của chủ địa điểm tổ chức biểu diễn nghệ thuật:

a) Từ chối hoạt động vi phạm quy định tại Điều 4 Nghị định này;

b) Không được phát hành vé quá số ghế hoặc quá sức chứa của địa điểm;

c) Bảo đảm âm thanh, ánh sáng và các hiệu ứng kỹ thuật khác không làm ảnh hưởng tới môi trường, đời sống và sinh hoạt của dân cư xung quanh địa điểm tổ chức;

d) Bảo đảm an ninh, trật tự, phòng chống cháy nổ theo quy định;

đ) Không thực hiện các hoạt động gây mất an toàn cho con người hoặc gây thiệt hại về tài sản và môi trường trong phạm vi địa điểm tổ chức;

e) Phải có nội quy, quy định niêm yết tại địa điểm tổ chức;

g) Không tổ chức biểu diễn nghệ thuật gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau;

h) Dừng, thay đổi thời gian hoạt động khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

4. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân lưu hành bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật:

a) Thực hiện nộp lưu chiểu theo quy định tại Nghị định này và lưu hành bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật đúng với nội dung đã nộp lưu chiểu;

b) Lưu hành bản ghi âm, ghi hình có nội dung nghệ thuật biểu diễn phải phù hợp với truyền thống văn hóa, đồng bào dân tộc thiểu số; lứa tuổi, giới tính trẻ em;

c) Không sản xuất, nhập khẩu bản ghi âm, ghi hình có nội dung nghệ thuật biểu diễn đã bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ lưu hành hoặc xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan;

d) Cung cấp thông tin về nội dung bản ghi âm, ghi hình khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

5. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động nghệ thuật biểu diễn phải tuân thủ quy định tại Điều 4 Nghị định này và thực hiện nộp thuế, phí và lệ phí theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Sử dụng tên, chủ đề của chương trình, tiết mục biểu diễn nghệ thuật; bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật và cuộc thi người đẹp, người mẫu

1. Các tổ chức, cá nhân có quyền chọn tên, chủ đề của chương trình, tiết mục biểu diễn nghệ thuật; bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật và cuộc thi người đẹp, người mẫu không vi phạm quy định tại Điều 4 Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan.

2. Trường hợp tên, chủ đề của chương trình, tiết mục biểu diễn nghệ thuật; bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật và cuộc thi người đẹp, người mẫu sử dụng từ ngữ để quảng bá chất lượng của sản phẩm, dịch vụ hoặc danh hiệu và uy tín của tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc tên ngành, lĩnh vực thuộc quản lý của cơ quan có thẩm quyền trong chương trình, tiết mục biểu diễn nghệ thuật; bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật và cuộc thi người đẹp, người mẫu phải tuân thủ các quy định sau đây:

a) Có bằng chứng chứng minh chất lượng của sản phẩm, dịch vụ;

b) Có bằng chứng chứng minh uy tín, danh hiệu của tổ chức, cá nhân có liên quan;

c) Có văn bản chấp thuận khi sử dụng tên ngành, lĩnh vực thuộc quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

 

Chương II

BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT

 

Điều 8. Đối tượng tổ chức biểu diễn nghệ thuật

1. Tổ chức có chức năng hoạt động nghệ thuật biểu diễn được thành lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp hoạt động theo quyết định, kế hoạch được giao.

2. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 9 Nghị định này.

Điều 9. Điều kiện kinh doanh biểu diễn nghệ thuật

1. Doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh ngành, nghề hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí là ngành, nghề kinh doanh chính.

2. Người điều hành trực tiếp hoạt động biểu diễn nghệ thuật phải đáp ứng một trong các điều kiện sau:

a) Tốt nghiệp đại học ngành nghệ thuật biểu diễn;

b) Được phong tặng danh hiệu Nhà nước về văn học, nghệ thuật theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.

Điều 10. Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh biểu diễn nghệ thuật

1. Cục Nghệ thuật biểu diễn cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh biểu diễn nghệ thuật.

2. Doanh nghiệp gửi trực tiếp hoặc qua bưu chính hoặc trực tuyến 01 bộ hồ sơ đến Cục Nghệ thuật biểu diễn. Hồ sơ gồm:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh biểu diễn nghệ thuật (theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này);

b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh;

c) Bản sao văn bản chứng nhận tốt nghiệp đại học ngành nghệ thuật biểu diễn của người điều hành trực tiếp hoạt động biểu diễn nghệ thuật hoặc hình thức chứng minh danh hiệu Nhà nước về văn học, nghệ thuật.

3. Trình tự cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh biểu diễn nghệ thuật:

a) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu thấy hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Cục Nghệ thuật biểu diễn phải có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung hồ sơ;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Nghệ thuật biểu diễn thẩm định hồ sơ, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh biểu diễn nghệ thuật (theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) và đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Cục Nghệ thuật biểu diễn. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 11. Cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh biểu diễn nghệ thuật

1. Doanh nghiệp gửi trực tiếp hoặc qua bưu chính hoặc trực tuyến 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này đến Cục Nghệ thuật biểu diễn để cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh biểu diễn nghệ thuật trong các trường hợp sau:

a) Thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

b) Thay đổi người điều hành trực tiếp hoạt động biểu diễn nghệ thuật;

c) Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh biểu diễn nghệ thuật bị mất, hỏng hoặc rách.

2. Người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp chịu trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh biểu diễn nghệ thuật trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có sự thay đổi hoặc phát hiện Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh biểu diễn nghệ thuật bị mất, hỏng hoặc rách.

3. Cục Nghệ thuật biểu diễn có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh biểu diễn nghệ thuật mới trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ và đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Cục Nghệ thuật biểu diễn. Trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản cho Doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do; các yêu cầu sửa đổi, bổ sung (nếu có).

Điều 12. Yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh để khắc phục vi phạm

1. Cục Nghệ thuật biểu diễn yêu cầu tạm dừng kinh doanh bằng văn bản khi doanh nghiệp thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Vi phạm điều kiện kinh doanh biểu diễn nghệ thuật quy định tại Điều 9 Nghị định này;

b) Vi phạm về trách nhiệm khi hoạt động kinh doanh biểu diễn nghệ thuật quy định tại các khoản 1 và 3 Điều 6 Nghị định này;

c) Người biểu diễn nghệ thuật trong chương trình do doanh nghiệp tổ chức có hành vi vi phạm quy định tại Điều 4 và khoản 2 Điều 6 Nghị định này;

d) Là một bên trong tranh chấp quyền tác giả, quyền liên quan đã được cơ quan có thẩm quyền thụ lý giải quyết.

 2. Văn bản yêu cầu tạm dừng kinh doanh phải nêu rõ hành vi vi phạm, thời điểm và thời hạn tạm dừng. Việc xác định thời hạn tạm dừng căn cứ vào mức độ vi phạm, thời hạn khắc phục do Cục Nghệ thuật biểu diễn quyết định. Thời hạn tạm dừng không quá 03 tháng.

3. Doanh nghiệp phải dừng kinh doanh theo yêu cầu và khắc phục vi phạm.

Điều 13. Thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh biểu diễn nghệ thuật

1. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh biểu diễn nghệ thuật bị thu hồi trong các trường hợp sau:

a) Vi phạm quy định tại Điều 4 Nghị định này;

b) Giả mạo hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh biểu diễn nghệ thuật;

c) Không tạm dừng kinh doanh theo yêu cầu sau thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định của Cục Nghệ thuật biểu diễn;

d) Hết thời hạn tạm dừng kinh doanh theo yêu cầu của Cục Nghệ thuật biểu diễn mà không khắc phục hoặc khắc phục không đầy đủ các vi phạm;

đ) Sau khi kết thúc thời hạn tạm dừng kinh doanh mà tái phạm hành vi vi phạm đã nêu tại văn bản yêu cầu tạm dừng kinh doanh;

e) Doanh nghiệp bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính từ hai lần trở lên trong một năm;

g) Doanh nghiệp thực hiện thủ tục giải thể hoặc phá sản chấm dứt hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

2. Thẩm quyền thu hồi:

Cục Nghệ thuật biểu diễn là cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh biểu diễn nghệ thuật và đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Cục Nghệ thuật biểu diễn.

3. Trình tự, thủ tục thu hồi:

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi (theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này), Doanh nghiệp phải dừng hoạt động kinh doanh biểu diễn nghệ thuật, khắc phục vi phạm và nộp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh biểu diễn nghệ thuật cho Cục Nghệ thuật biểu diễn.

Điều 14. Đăng ký tổ chức biểu diễn nghệ thuật tại Việt Nam

1. Đối tượng tổ chức biểu diễn nghệ thuật quy định tại khoản 1 Điều 8 khi tổ chức biểu diễn nghệ thuật nhằm mục đích kinh doanh, không theo quyết định, kế hoạch được giao và đối tượng tổ chức biểu diễn nghệ thuật quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định này phải thực hiện các thủ tục quy định tại khoản 2 Điều này để tổ chức biểu diễn nghệ thuật.

2. Đối tượng tổ chức biểu diễn nghệ thuật gửi trực tiếp hoặc qua bưu chính hoặc trực tuyến 01 bộ hồ sơ đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa và Thể thao tại địa phương nơi tổ chức. Hồ sơ gồm:

a) Văn bản đăng ký tổ chức biểu diễn nghệ thuật (theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này);

b) Thông tin đầy đủ về tên chương trình, nội dung các tác phẩm nghệ thuật biểu diễn, tác giả, người biểu diễn, trình diễn; trường hợp nội dung có từ ngữ nước ngoài phải kèm theo bản dịch tiếng Việt có chứng thực chữ ký người dịch theo quy định pháp luật về chứng thực;

c) Bản sao có chứng thực thị thực còn giá trị sử dụng, phù hợp mục đích nhập cảnh để tham gia biểu diễn nghệ thuật đối với người biểu diễn không có quốc tịch Việt Nam trong chương trình;

d) Văn bản chứng minh quyền sử dụng địa điểm tổ chức trong trường hợp đơn vị tổ chức không đồng thời là chủ địa điểm.

3. Thời hạn đăng ký tính theo ngày nhận được ghi trên vận đơn bưu chính hoặc các hình thức có giá trị tương đương trong trường hợp gửi qua bưu chính; theo ngày ghi trên giấy tiếp nhận hồ sơ trong trường hợp nộp trực tiếp; theo ngày ghi nhận trên hệ thống trong trường hợp nộp qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến chậm nhất 05 ngày làm việc trước ngày tổ chức biểu diễn nghệ thuật.

4. Trình tự, thủ tục:

a) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa và Thể thao trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu thấy hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định phải có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung hồ sơ;

b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ, xác nhận bằng văn bản (theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này). Trường hợp không xác nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

5. Hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật chỉ được thực hiện sau khi có văn bản xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

6. Đối tượng tổ chức biểu diễn nghệ thuật có trách nhiệm tổ chức duyệt chương trình khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu. Yêu cầu duyệt chương trình phải được căn cứ dựa trên các cơ sở sau:

a) Chương trình biểu diễn nghệ thuật chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nội dung hoặc được tổ chức lần đầu;

b) Chương trình biểu diễn nghệ thuật đã được tổ chức thực hiện nhưng có tác phẩm, tiết mục, người biểu diễn mới;

c) Chương trình biểu diễn nghệ thuật được tổ chức lại sau khi doanh nghiệp bị tạm dừng hoạt động kinh doanh theo quy định tại Điều 12 Nghị định này được hoạt động kinh doanh trở lại hoặc chương trình bị tạm dừng tổ chức theo quy định tại Điều 15 Nghị định này được tiếp tục tổ chức.

7. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch hướng dẫn việc thành lập Hội đồng nghệ thuật để duyệt chương trình quy định tại khoản 6 Điều này.

Điều 15. Tạm dừng hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật

1. Khi phát hiện đối tượng tổ chức biểu diễn nghệ thuật chưa đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật hoặc có dấu hiệu vi phạm quy định tại Điều 4 và khoản 1 Điều 6 Nghị định này, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa và Thể thao nơi tiếp nhận hồ sơ yêu cầu tạm dừng hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật bằng văn bản; trong đó nêu rõ lý do tạm dừng, yêu cầu khắc phục hậu quả (nếu có) và đề nghị đề xuất phương án nếu tiếp tục hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật.

2. Đối tượng tổ chức biểu diễn nghệ thuật phải dừng hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật ngay khi nhận được văn bản của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa và Thể thao; kịp thời khắc phục hậu quả, đề xuất phương án tiếp tục tổ chức biểu diễn nghệ thuật gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa và Thể thao xem xét, quyết định. 

3. Kết quả xem xét, quyết định của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa và Thể thao phải được thể hiện bằng văn bản và gửi cho đối tượng tổ chức biểu diễn nghệ thuật biết để thực hiện. Thời hạn gửi văn bản cho đối tượng tổ chức biểu diễn nghệ thuật là 03 ngày, kể từ ngày Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa và Thể thao nhận được văn bản đề xuất phương án tiếp tục tổ chức biểu diễn nghệ thuật.  

Điều 16. Hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật của các cơ quan, tổ chức có chức năng biểu diễn nghệ thuật được thành lập và hoạt động theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

1. Hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật của các cơ quan, tổ chức sau do người đứng đầu chịu trách nhiệm và thực hiện theo quy định của cơ quan chủ quản:

a) Các đơn vị sự nghiệp công lập về nghệ thuật;

b) Các đơn vị nghệ thuật, đoàn văn công thuộc lực lượng vũ trang;

c) Cơ quan báo chí;

d) Tổ chức có chức năng hoạt động nghệ thuật biểu diễn khác được thành lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp.

2. Trường hợp tổ chức biểu diễn nghệ thuật nhằm mục đích kinh doanh, không theo quyết định, kế hoạch được giao thì thực hiện theo quy định tại Điều 14 nghị định này.

Điều 17. Hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật của cơ sở văn hóa nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam

1. Việc tổ chức biểu diễn nghệ thuật tại trụ sở của cơ sở văn hóa nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật liên quan và không vi phạm quy định tại Điều 4 Nghị định này.

2. Trường hợp tổ chức biểu diễn nghệ thuật ngoài trụ sở của của cơ sở văn hóa nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam hoặc tổ chức biểu diễn nghệ thuật nhằm mục đích kinh doanh phải phối hợp với đối tượng quy định tại Điều 8 để thực hiện quy định tại Điều 14 nghị định này.

Điều 18. Hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật tại khu dân cư hoặc trụ sở các tổ chức, cơ sở kinh doanh

1. Tổ chức biểu diễn nghệ thuật trong khu dân cư nhằm mục đích phục vụ nội bộ hoặc tại trụ sở tổ chức đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, văn nghệ cơ sở do người đứng đầu tổ chức, khu dân cư chịu trách nhiệm và thông báo bằng văn bản đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tại địa phương.

2. Tổ chức biểu diễn nghệ thuật ngoài trụ sở tổ chức hoặc tại các cơ sở lưu trú du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, nhà hàng ăn uống, giải khát phải thông báo bằng văn bản đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa và Thể thao tại địa phương nơi tổ chức muộn nhất 05 ngày làm việc, trước ngày tổ chức biểu diễn (theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này).

3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định điều kiện tổ chức biểu diễn nghệ thuật phù hợp tình hình địa phương và thực hiện kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật trụ sở tổ chức, khu dân cư hoặc tại các cơ sở lưu trú du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, nhà hàng ăn uống, giải khát trong phạm vi địa phương.

Điều 19. Hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật trực tuyến trên các hạ tầng cung cấp dịch vụ thuộc lĩnh vực thông tin điện tử

1. Hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật được truyền tải trực tiếp cho khán giả trên các hạ tầng cung cấp dịch vụ thuộc lĩnh vực thông tin điện tử nhằm mục đích kinh doanh, có phát sinh lợi nhuận hoặc các quyền lợi vật chất khác phải cung cấp số và ngày cấp văn bản xác nhận đăng ký tổ chức biểu diễn của cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Nghị định này.

2. Tổ chức, cá nhân truyền tải trực tiếp cho khán giả chương trình biểu diễn nghệ thuật trên các hạ tầng cung cấp dịch vụ thuộc lĩnh vực thông tin điện tử phải được sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan và tuân thủ quy định của pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan.

Điều 20. Tổ chức biểu diễn nghệ thuật từ Việt Nam ra nước ngoài

1. Đối với tổ chức có chức năng hoạt động nghệ thuật biểu diễn quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định này, khi ra nước ngoài tổ chức biểu diễn nghệ thuật thì thực hiện theo quyết định của cơ quan chủ quản.

2. Đối với Doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định này và cá nhân ra nước ngoài tổ chức biểu diễn nghệ thuật tuân thủ quy định tại Điều 4 Nghị định này và thực hiện quy định của pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh.

Điều 21. Tạm nhập, tái xuất hàng hóa trong hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật tại Việt Nam; tạm xuất, tái nhập hàng hóa trong hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật ở nước ngoài

Việc tạm nhập, tái xuất hàng hóa trong hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật tại Việt Nam; tạm xuất, tái nhập hàng hóa trong hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật ở nước ngoài phải tuân thủ các quy định của pháp luật về hải quan và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 22. Tổ chức các cuộc thi, liên hoan loại hình nghệ thuật biểu diễn

Việc tổ chức cuộc thi, liên hoan loại hình nghệ thuật biểu diễn thực hiện theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

 

Chương III

THI NGƯỜI ĐẸP, NGƯỜI MẪU

 

Điều 23. Quy mô, số lượng cuộc thi người đẹp, người mẫu

Phương án 1:

1. Đối với cuộc thi người đẹp, người mẫu quốc tế tổ chức tại Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch căn cứ vào tình hình cụ thể từng năm để xem xét, quyết định nhưng mỗi năm không quá 02 cuộc.

2. Đối với cuộc thi người đẹp, người mẫu toàn quốc, người đẹp, người mẫu cấp tỉnh, vùng, ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức vòng Chung kết xem xét, quyết định nhưng mỗi năm không quá 01 cuộc tại địa phương.

Phương án 2:

1. Đối với cuộc thi người đẹp, người mẫu quốc tế tổ chức tại Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch căn cứ vào tình hình cụ thể từng năm để xem xét, quyết định nhưng mỗi năm không quá 02 cuộc.

2. Đối với cuộc thi người đẹp, người mẫu toàn quốc, người đẹp, người mẫu cấp tỉnh, vùng, ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức vòng Chung kết xem xét, quyết định nhưng mỗi năm không quá 04 cuộc tại địa phương.

Phương án 3:

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết số lượng cuộc thi người đẹp, người mẫu được tổ chức mỗi năm và tiêu chí, điều kiện xác định quy mô cuộc thi người đẹp, người mẫu tổ chức tại Việt Nam.

Điều 24. Đối tượng tổ chức thi người đẹp, người mẫu

1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định pháp luật đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 25 Nghị định này.

2. Tổ chức được thành lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp phải phối hợp với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Tổ chức nước ngoài phải phối hợp với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 25. Điều kiện tổ chức thi người đẹp, người mẫu

1. Doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh ngành, nghề hoạt động sáng tác, nghệ thuật và giải trí là ngành, nghề kinh doanh chính.

2. Người điều hành trực tiếp tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu phải tốt nghiệp đại học ngành nghệ thuật biểu diễn.

Điều 26. Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện tổ chức thi người đẹp, người mẫu

1. Cục Nghệ thuật biểu diễn có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện tổ chức thi người đẹp, người mẫu.

2. Doanh nghiệp gửi trực tiếp hoặc qua bưu chính hoặc trực tuyến 01 bộ hồ sơ đến Cục Nghệ thuật biểu diễn. Hồ sơ gồm:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện tổ chức thi người đẹp, người mẫu (theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này);

b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

c) Bản sao văn bản chứng nhận tốt nghiệp đại học ngành nghệ thuật biểu diễn của người điều hành trực tiếp tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu.

3. Trình tự cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện tổ chức thi người đẹp, người mẫu:

a) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu thấy hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Cục Nghệ thuật biểu diễn phải có văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ sung hồ sơ;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Nghệ thuật biểu diễn thẩm định hồ sơ, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện tổ chức thi người đẹp, người mẫu (theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) và đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Cục Nghệ thuật biểu diễn. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 27. Cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện tổ chức thi người đẹp, người mẫu

1. Doanh nghiệp gửi trực tiếp hoặc qua bưu chính hoặc trực tuyến 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định này đến Cục Nghệ thuật biểu diễn để cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện tổ chức thi người đẹp, người mẫu trong các trường hợp sau:

a) Thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

b) Thay đổi người điều hành trực tiếp tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu;

c) Giấy chứng nhận đủ điều kiện tổ chức thi người đẹp, người mẫu bị mất, hỏng hoặc rách.

2. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện tổ chức thi người đẹp, người mẫu trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có sự thay đổi hoặc phát hiện Giấy chứng nhận đủ điều kiện tổ chức thi người đẹp, người mẫu bị mất, hỏng hoặc rách.

3. Cục Nghệ thuật biểu diễn có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện tổ chức thi người đẹp, người mẫu mới trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ và đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Cục Nghệ thuật biểu diễn. Trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do; các yêu cầu sửa đổi, bổ sung (nếu có).

Điều 28. Yêu cầu tạm dừng hoạt động tổ chức thi người đẹp, người mẫu để khắc phục vi phạm

1. Cục Nghệ thuật biểu diễn yêu cầu tạm dừng hoạt động tổ chức thi người đẹp, người mẫu bằng văn bản khi doanh nghiệp thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Vi phạm điều kiện tổ chức thi người đẹp, người mẫu quy định tại Điều 25 Nghị định này;

b) Vi phạm về trách nhiệm khi tổ chức thi người đẹp, người mẫu quy định tại các khoản 1 và 3 Điều 6 Nghị định này;

c) Thí sinh trong trong cuộc thi người đẹp, người mẫu do doanh nghiệp tổ chức có hành vi vi phạm quy định tại Điều 4 và khoản 2 Điều 6 Nghị định này;

d) Là một bên trong tranh chấp quyền tác giả, quyền liên quan đã được cơ quan có thẩm quyền thụ lý giải quyết.

2. Văn bản yêu cầu tạm dừng hoạt động tổ chức thi người đẹp, người mẫu phải nêu rõ hành vi vi phạm, thời điểm và thời hạn tạm dừng. Việc xác định thời hạn tạm dừng căn cứ vào mức độ vi phạm, thời hạn khắc phục do Cục Nghệ thuật biểu diễn quyết định. Thời hạn tạm dừng không quá 03 tháng.

3. Doanh nghiệp phải dừng hoạt động tổ chức thi người đẹp, người mẫu theo yêu cầu và khắc phục vi phạm.

Điều 29. Thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện tổ chức thi người đẹp, người mẫu

1. Giấy chứng nhận đủ điều kiện tổ chức thi người đẹp, người mẫu bị thu hồi trong các trường hợp sau:

a) Vi phạm quy định tại Điều 4 Nghị định này;

b) Giả mạo hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện tổ chức thi người đẹp, người mẫu;

c) Không tạm dừng hoạt động tổ chức thi người đẹp, người mẫu theo yêu cầu sau thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định của Cục Nghệ thuật biểu diễn;

d) Hết thời hạn tạm dừng hoạt động tổ chức thi người đẹp, người mẫu theo yêu cầu của Cục Nghệ thuật biểu diễn mà không khắc phục hoặc khắc phục không đầy đủ các vi phạm;

đ) Sau khi kết thúc thời hạn tạm dừng hoạt động tổ chức thi người đẹp, người mẫu mà tái phạm hành vi vi phạm đã nêu tại văn bản yêu cầu tạm dừng hoạt động tổ chức thi người đẹp, người mẫu;

e) Sau 02 lần được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận địa điểm tổ chức cuộc thi mà đơn vị tổ chức không tiến hành tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu;

g) Doanh nghiệp bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính từ hai lần trở lên trong một năm;

h) Doanh nghiệp thực hiện thủ tục giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

2. Thẩm quyền thu hồi:

Cục Nghệ thuật biểu diễn là cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện tổ chức thi người đẹp, người mẫu và đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Cục Nghệ thuật biểu diễn.

3. Trình tự, thủ tục thu hồi:

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện tổ chức thi người đẹp, người mẫu (theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này), doanh nghiệp phải dừng hoạt động tổ chức thi người đẹp, người mẫu, khắc phục vi phạm và nộp Giấy chứng nhận đủ điều kiện tổ chức thi người đẹp, người mẫu cho Cục Nghệ thuật biểu diễn.

Điều 30. Tổ chức thi người đẹp, người mẫu

1. Đối tượng tổ chức thi người đẹp, người mẫu quy định tại Điều 24 Nghị định này phải thực hiện các thủ tục quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Đối tượng tổ chức thi người đẹp, người mẫu gửi trực tiếp hoặc qua bưu chính hoặc trực tuyến 01 bộ hồ sơ đến Cục Nghệ thuật biểu diễn hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa và Thể thao tại địa phương nơi tổ chức. Hồ sơ gồm:

a) Văn bản đề nghị tổ chức cuộc thi (theo Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này);

b) Đề án tổ chức cuộc thi (theo Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này);

c) Văn bản chấp thuận thời gian, địa điểm đăng cai tổ chức vòng chung kết cuộc thi của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với cuộc thi người đẹp, người mẫu quốc tế;

d) Bản sao chứng thực hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận về việc sử dụng, khai thác bản quyền giữa tổ chức Việt Nam với tổ chức nước ngoài có bản dịch tiếng Việt có chứng nhận của công ty dịch thuật, đối với cuộc thi người đẹp, người mẫu quốc tế tổ chức tại Việt Nam;

đ) Văn bản chấp thuận chủ trương của Bộ chủ quản về tên gọi, mục đích, ý nghĩa đối với cuộc thi người đẹp, người mẫu quy mô ngành, lĩnh vực.

3. Thời hạn đăng ký tính theo ngày nhận được ghi trên vận đơn bưu chính hoặc các hình thức có giá trị tương đương trong trường hợp gửi qua bưu chính; theo ngày ghi trên giấy tiếp nhận hồ sơ trong trường hợp nộp trực tiếp; theo ngày ghi nhận trên hệ thống trong trường hợp nộp qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến sớm nhất 365 ngày và chậm nhất 90 ngày làm việc trước ngày tổ chức chương trình Chung kết trao danh hiệu, giải thưởng cuộc thi người đẹp, người mẫu.

4. Trình tự, thủ tục:

a) Cục Nghệ thuật biểu diễn hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa và Thể thao trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu thấy hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định phải có văn bản yêu cầu bổ sung hồ sơ;

b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc (đối với cuộc thi trong nước) và 30 ngày (đối với cuộc thi quốc tế tổ chức tại Việt Nam), kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Nghệ thuật biểu diễn hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ, ra văn bản chấp thuận (theo Mẫu số 11 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này). Trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

5. Cuộc thi người đẹp, người mẫu chỉ được tổ chức sau khi có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

6. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn nội dung thẩm định hồ sơ đề nghị tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu.

Điều 31. Điều kiện đối với thí sinh dự thi người đẹp, người mẫu trong nước và quốc tế

1. Đối với thí sinh dự thi người đẹp, người mẫu trong nước:

a) Là công dân Việt Nam có đủ năng lực hành vi dân sự;

b) Đáp ứng các tiêu chí của cuộc thi do ban tổ chức cuộc thi quy định;

c) Không vi phạm pháp luật hoặc không trong thời gian thi hành án, thời gian chấp hành kỷ luật dưới tất cả các hình thức.

2. Đối với thí sinh dự thi người đẹp, người mẫu quốc tế:

a) Có giấy mời của ban tổ chức cuộc thi;

b) Đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 32. Xác nhận đăng ký dự thi người đẹp, người mẫu quốc tế

1. Cá nhân đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 31 Nghị định này gửi trực tiếp hoặc qua bưu chính hoặc trực tuyến 01 bộ hồ sơ đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa và Thể thao tại địa phương nơi sinh sống hoặc làm việc. Hồ sơ gồm:

a) Tờ khai đăng ký dự thi của thí sinh (theo Mẫu số 12 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này);

b) Sơ yếu lý lịch của thí sinh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận;

c) Bản sao giấy mời tham dự cuộc thi người đẹp, người mẫu quốc tế của tổ chức nước ngoài.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định hồ sơ, ra văn bản xác nhận đăng ký dự thi người đẹp, người mẫu quốc tế (theo Mẫu số 13 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này). Trường hợp không xác nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

 

Chương IV

LƯU HÀNH BẢN GHI ÂM, GHI HÌNH

CÓ NỘI DUNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT

 

Điều 33. Đối tượng kinh doanh bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật

1. Tổ chức có chức năng hoạt động nghệ thuật biểu diễn được thành lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp sản xuất hoặc nhập khẩu để lưu hành bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật nhằm mục đích kinh doanh.

2. Doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật sản xuất hoặc nhập khẩu để lưu hành bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật nhằm mục đích kinh doanh.

Điều 34. Điều kiện bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật được sản xuất hoặc nhập khẩu để lưu hành nhằm mục đích kinh doanh

1. Nội dung bản ghi âm, ghi hình không vi phạm quy định tại Điều 4 Nghị định này.

2. Bản ghi âm, ghi hình phải được nộp lưu chiểu theo quy định tại Điều 35 Nghị định này.

3. Bản ghi âm, ghi hình phải cung cấp đầy đủ các thông tin sau:

a) Tên chương trình; tên tác phẩm, tác giả âm nhạc hoặc sân khấu; tên người biểu diễn nghệ thuật;

b) Họ tên đạo diễn, diễn viên, người thu âm thanh, thu hình ảnh và người hiệu chỉnh bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật;

c) Tên và địa chỉ của nhà sản xuất hoặc nhập khẩu; họ tên người đại diện theo pháp luật của nhà sản xuất hoặc nhập khẩu bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật.

Điều 35. Nộp lưu chiểu bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật

1. Bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật phải nộp lưu chiểu chậm nhất 10 ngày, trước khi lưu hành theo quy định sau:

a) Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 33 Nghị định này thuộc Trung ương nộp 03 bản cho Cục Nghệ thuật biểu diễn;

b) Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 33 thuộc địa phương và đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định này nộp 03 bản cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa và Thể thao nơi thành lập hoặc đóng trụ sở;

c) Bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật thì chỉ nộp tờ khai lưu chiểu;

2. Đối tượng quy định tại Điều 33 Nghị định này gửi hồ sơ nộp lưu chiểu đến Cục Nghệ thuật biểu diễn hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa và Thể thao. Hồ sơ gồm:

a) Tờ khai đăng ký lưu chiểu (theo Mẫu số 14 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này);

b) Bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật;

c) Danh mục nội dung thông tin quy định tại Điều 34 Nghị định này;

d) Bản nhạc hoặc kịch bản văn học tác phẩm sân khấu; trường hợp nội dung có từ ngữ nước ngoài phải kèm theo bản dịch tiếng Việt có chứng thực chữ ký người dịch theo quy định pháp luật về chứng thực.

3. Cục Nghệ thuật biểu diễn hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp văn bản xác nhận đăng ký lưu chiểu (theo Mẫu số 15 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện lưu chiểu, cơ quan có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 36. Trách nhiệm của cơ quan nhận lưu chiểu

1. Cục Nghệ thuật biểu diễn hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm:

a) Kiểm tra bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật được lưu chiểu và quyết định việc xử lý bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật vi phạm theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

b) Tổ chức kho lưu chiểu để thực hiện lưu giữ bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật lưu chiểu trong thời gian 24 tháng và thực hiện thanh lọc hoặc thanh lý sau khi hết thời gian lưu giữ.

2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn việc kiểm tra, thẩm định bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật lưu chiểu.

Điều 37. Lưu hành bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật trên phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử

1. Hoạt động lưu hành bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật trên phát thanh, truyền hình do cơ quan phát thanh, truyền hình chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về báo chí.

2. Hoạt động lưu hành bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật trên các hạ tầng cung cấp dịch vụ thuộc lĩnh vực thông tin điện tử nhằm mục đích kinh doanh, có phát sinh thu nhập, lợi nhuận hoặc các quyền lợi vật chất phải cung cấp số và ngày cấp văn bản xác nhận đăng ký lưu chiểu của cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 35 Nghị định này.

Điều 38. Lưu hành bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài

Tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được lưu hành bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định tại Điều ước quốc tế mà Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Điều 39. Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật

1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật thực hiện theo quy định tại Nghị định này, pháp luật về thương mại và đầu tư.

2. Việc xuất khẩu, nhập khẩu bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật không nhằm mục đích kinh doanh thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

 

Chương V

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CÁC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ VÀ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

 

Điều 40. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

1. Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động nghệ thuật biểu diễn.

2. Xây dựng, trình Chính phủ chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp hoạt động nghệ thuật biểu diễn.

3. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tổ chức triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nhân lực về chuyên môn, nghiệp vụ và hoạt động hợp tác quốc tế liên quan đến nghệ thuật biểu diễn.

4. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hoạt động nghệ thuật biểu diễn.

5. Tổ chức cuộc thi, liên hoan loại hình nghệ thuật biểu diễn.

6. Thực hiện công tác thi đua khen thưởng, tôn vinh các nghệ sĩ, cá nhân, tập thể đạt thành tích, có đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển văn học, nghệ thuật truyền thống, đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn học, nghệ thuật chính đáng của nhân dân.

7. Quản lý, hướng dẫn, giám sát hoạt động nghệ thuật biểu diễn, tổ chức kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất hoạt động nghệ thuật biểu diễn trên toàn quốc.

8. Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động nghệ thuật biểu diễn.

9. Quản lý và thực hiện hợp tác quốc tế về hoạt động nghệ thuật biểu diễn.

Phương án 1:

10. Quy định hướng dẫn chi tiết các mẫu văn bản thi hành Nghị định này.

Phương án 2:

Phụ lục của Nghị định quy định cụ thể các mẫu văn bản hướng dẫn.

Điều 41. Nhiệm vụ, quyền hạn của các Bộ, cơ quan ngang Bộ

1. Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn về phí thẩm định cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh biểu diễn nghệ thuật, Giấy chứng nhận đủ điều kiện tổ chức thi người đẹp, người mẫu; phí duyệt chương trình biểu diễn nghệ thuật của Hội đồng nghệ thuật; thù lao cho người kiểm tra, thẩm định bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật lưu chiểu.

2. Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Công an trong việc hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra hoạt động nghệ thuật biểu diễn trên môi trường mạng.

3. Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Ngoại giao trong việc hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện nhập cảnh và xuất cảnh của các cá nhân hoạt động nghệ thuật biểu diễn và thi người đẹp, người mẫu.

4. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động nghệ thuật biểu diễn.

Điều 42. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hoạt động nghệ thuật biểu diễn.

2. Triển khai các biện pháp thực hiện chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển sự nghiệp hoạt động nghệ thuật biểu diễn.

3. Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nhân lực về chuyên môn, nghiệp vụ và hoạt động hợp tác quốc tế liên quan đến nghệ thuật biểu diễn tại địa phương.

4. Phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức các cuộc thi, liên hoan loại hình nghệ thuật biểu diễn.

5. Ban hành tiêu chí xét duyệt hồ sơ và quy định chi tiết hoạt động phân cấp quản lý, giám sát đối với hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật và tổ chức vòng chung kết cuộc thi người đẹp, người mẫu tại địa phương.

6. Báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về hoạt động nghệ thuật biểu diễn tại địa phương khi được yêu cầu.

7. Quản lý, hướng dẫn, giám sát hoạt động nghệ thuật biểu diễn, tổ chức kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất hoạt động nghệ thuật biểu diễn trong phạm vi địa phương.

8. Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động nghệ thuật biểu diễn theo thẩm quyền.

9. Chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa và Thể thao và các cơ quan trực thuộc trong việc thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động nghệ thuật biểu diễn tại địa phương, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

 

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 43. Điều khoản chuyển tiếp

1. Giấy phép biểu diễn, tổ chức biểu diễn nghệ thuật; Giấy phép phê duyệt nội dung bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật được cấp theo quy định tại Nghị định số 79/2012/NĐ-CP và Nghị định số 15/2016/NĐ-CP hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

2. Các cuộc thi người đẹp, người mẫu đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chấp thuận đăng cai mà đêm Chung kết được tổ chức vào thời điểm sau ngày Nghị định này có hiệu lực thì thực hiện theo quy định tại Nghị định này.

3. Bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật nhập khẩu không nhằm mục đích kinh doanh thực hiện theo quy định pháp luật về quản lý ngoại thương, trường hợp nhập nhẩu nhằm mục đích kinh doanh thực hiện thủ tục nộp lưu chiểu theo quy định tại Nghị định này kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

Điều 44. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày  tháng  năm 2019

2. Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật; trình diễn thời trang, thi người đẹp, người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu; Nghị định số 15/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật; trình diễn thời trang, thi người đẹp, người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu; Điều 6 Nghị định số 142/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành./.

 

 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KGVX (3b) XH

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG





 

 

 

 

 

Nguyễn Xuân Phúc

Ghi chú

văn bản tiếng việt

văn bản TIẾNG ANH

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

×
×
×
Vui lòng đợi