Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 96/BVHTTDL-KHTC của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 96/BVHTTDL-KHTC
Cơ quan ban hành: | Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 96/BVHTTDL-KHTC | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Huỳnh Vĩnh Ái |
Ngày ban hành: | 13/01/2016 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Văn hóa-Thể thao-Du lịch |
tải Công văn 96/BVHTTDL-KHTC
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 96/BVHTTDL-KHTC | Hà Nội, ngày 13 tháng 01 năm 2016 |
Kính gửi: | - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố; |
Qua công tác quản lý nhà nước và trên cơ sở báo cáo của các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao, thời gian qua một số tổ chức, cá nhân kinh doanh trò chơi điện tử trên địa bàn một số tỉnh, thành phố đã lợi dụng việc kinh doanh trò chơi điện tử vui chơi giải trí đơn thuần (không có kết nối mạng Internet và không phải là trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài) - sau đây gọi là trò chơi điện tử, phổ biến nhất là máy bắn cá để đánh bạc trá hình hoặc có thưởng dưới dạng hiện vật cho người chơi (như xèng, xu, tích lũy, cộng điểm thưởng vào thẻ và các hình thức tương tự) trái quy định của pháp luật. Mặc dù các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương và địa phương đã có các biện pháp để quản lý, theo dõi, kiểm tra, xử lý các cơ sở vi phạm và bước đầu đã có sự chuyển biến tích cực. Tuy nhiên hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có tính chất đánh bạc ngày càng diễn biến tinh vi, phức tạp, làm phát sinh tệ nạn xã hội, mất an ninh trật tự và gây bức xúc trong nhân dân địa phương.
Để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, kịp thời phát hiện, xử lý, ngăn chặn và chấm dứt các hành vi lợi dụng kinh doanh trò chơi điện tử để đánh bạc trá hình, trả thưởng trái quy định pháp luật, biến loại hình vui chơi giải trí này thành tệ nạn xã hội dưới hình thức trả thưởng, cá cược, đánh bạc.... góp phần bảo đảm an ninh trật tự, đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên Đán Bính Thân năm 2016 sắp tới, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh, thành phố thực hiện các nội dung nhiệm vụ sau:
1. Thực hiện các biện pháp để quản lý chặt chẽ máy trò chơi điện tử tại địa bàn, đảm bảo việc kinh doanh trò chơi điện tử là loại hình vui chơi giải trí lành mạnh và không có thưởng theo quy định của pháp luật.
Đối với các loại máy trò chơi điện tử hiện có cách thức chơi và trả thưởng bằng xu, xèng, thẻ hoặc các hình thức tương tự (nếu có), đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh thay đổi cách thức chơi của loại máy này để bảo đảm hình thức trả thưởng cho người chơi chỉ được quy đổi bằng cách tích điểm hoặc cách thức tương tự, cộng thưởng thêm số lượt chơi hoặc thời gian chơi, số thưởng này phải hủy ngay sau khi người chơi kết thúc trò chơi/lần chơi đó, bảo đảm không được trả thưởng sau cuộc chơi bằng xu, xèng, thẻ, tiền, hiện vật hoặc bất kỳ hình thức nào tương tự cho các lần chơi sau; không được chuyển nhượng (mua - bán) lượt chơi trúng thưởng hoặc các hình thức tương tự cho người khác; phần thưởng trò chơi mang lại nếu quy đổi hoặc nếu trúng thưởng chỉ được bằng hiện vật giá trị rất nhỏ mang tính động viên, khích lệ tinh thần (như đồ chơi trẻ em, thú bông, bánh kẹo...).
Các tổ chức, cá nhân kinh doanh thực hiện chuyển đổi cách thức chơi của máy nêu trên báo cáo kết quả về Sở VHTTDL địa phương sau 03 tháng kể từ ngày Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao tiến hành kiểm tra và có văn bản yêu cầu cơ sở chuyển đổi cách thức chơi của máy.
2. Thường xuyên thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân kinh doanh và người chơi trò chơi điện tử chấp hành đúng quy định pháp luật, đảm bảo vui chơi lành mạnh, đáp ứng nhu cầu giải trí của người dân. Yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh trò chơi điện tử xây dựng và thông báo công khai nội quy/quy chế chơi tại khu vui chơi và trên từng máy chơi để hướng dẫn cách chơi, thể lệ chơi từng loại máy (có hướng dẫn tiếng Việt nếu nội quy, thể lệ chơi bằng tiếng nước ngoài).
3. Tăng cường theo dõi, kiểm tra, thanh tra và xử lý nghiêm các vi phạm theo thẩm quyền các tổ chức, cá nhân kinh doanh trò chơi điện tử trái phép hoặc tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh trò chơi điện tử; kinh doanh, lưu hành các sản phẩm trò chơi điện tử có nội dung vi phạm pháp luật và các sản phẩm văn hóa trái phép trên thị trường.
4. Có biện pháp phối hợp với cơ quan hải quan, công an, quản lý thị trường... để quản lý, phát hiện, ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử theo thẩm quyền. Trường hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao phát hiện có dấu hiệu hoặc người chơi/tổ chức, cá nhân kinh doanh trò chơi điện tử lợi dụng vui chơi trò chơi điện tử để đánh bạc trá hình thì thông báo kịp thời cho cơ quan công an và cấp có thẩm quyền chỉ đạo, xem xét giải quyết.
5. Thực hiện nghiêm chỉnh, đầy đủ các nhiệm vụ quản lý nhà nước về trò chơi điện tử theo thẩm quyền; áp dụng biện pháp quản lý đối xử như nhau (không phân biệt đối xử) trong việc kiểm duyệt nội dung và dán tem, nhãn đối với toàn bộ máy trò chơi điện tử sản xuất trong nước và nhập khẩu do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao phê duyệt theo đúng thẩm quyền quy định tại Thông tư số 28/2014/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2014 quy định về quản lý hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các cam kết quốc tế của Việt Nam và pháp luật trong nước có liên quan.
6. Chủ động báo cáo chính xác, kịp thời, chia sẻ thông tin giữa cơ quan văn hóa với các cơ quan chức năng và các địa phương liên quan để nắm chắc tình hình, kịp thời phát hiện, ngăn chặn các phương thức, thủ đoạn đánh bạc trá hình qua máy trò chơi điện tử; gian lận thương mại, lưu hành, phổ biến trái phép sản phẩm văn hóa, các máy trò chơi điện tử chưa được thẩm định, không có tem nhãn kinh doanh, phân phối trôi nổi trên thị trường và các hành vi vi phạm pháp luật khác liên quan.
Yêu cầu Sở Văn hóa, Thể thao Và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh, thành phố gửi báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về kết quả tình hình thực hiện các nội dung trên trước ngày 30/5/2016. Trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước tại địa phương, nếu có vướng mắc, đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để xem xét, hướng dẫn giải quyết.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thông báo và yêu cầu các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao thực hiện nghiêm túc các nội dung và nhiệm vụ./.
Nơi nhận:
| KT. BỘ TRƯỞNG |