Công văn 2946/BVHTTDL-DSVH của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc kiện toàn bộ máy quản lý di tích
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Công văn 2946/BVHTTDL-DSVH
Cơ quan ban hành: | Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 2946/BVHTTDL-DSVH |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn |
Người ký: | Đặng Thị Bích Liên |
Ngày ban hành: | 27/08/2014 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Văn hóa-Thể thao-Du lịch |
tải Công văn 2946/BVHTTDL-DSVH
BỘ VĂN HÓA - THỂ THAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2946/BVHTTDL-DSVH | Hà Nội, ngày 27 tháng 08 năm 2014 |
Kính gửi: | - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; |
Đến nay, cả nước có hơn 3000 di tích được xếp hạng di tích quốc gia (trong đó có 8 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, 48 di tích quốc gia đặc biệt) và hơn 7000 di tích cấp tỉnh, thành phố. Đối với hầu hết các di tích, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đều đã xác định rõ nên cơ bản trong nhiều năm qua hệ thống di tích trên cả nước đã được bảo vệ và phát huy giá trị có hiệu quả.
Để bảo vệ di tích, các địa phương đã chủ động thành lập Tổ/Ban quản lý tại hầu hết các di tích. Hiện nay, mô hình tổ chức đơn vị quản lý di tích ở địa phương rất đa dạng, được tổ chức từ các cơ quan trung ương (Bộ, ngành), đến địa phương. Tuy nhiên, qua kiểm tra, khảo sát và làm việc với các địa phương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhận thấy còn một số bất cập trong bộ máy quản lý di tích nêu trên, cụ thể như sau: Tên gọi của các đơn vị còn chưa thống nhất, có sự chồng chéo về chức năng quản lý nhà nước và quản lý sự nghiệp giữa phòng quản lý di sản và ban quản lý di tích trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; có Ban quản lý di tích trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, được giao quản lý 03 đến 04 di tích, nhưng trên thực tế các di tích này đã được chính quyền cấp huyện trực tiếp quản lý gây khó khăn, phức tạp trong hoạt động của Ban cũng như của địa phương. Một số Ban/Trung tâm quản lý di sản thế giới trực thuộc cấp huyện nên bị hạn chế về cơ cấu tổ chức các phòng ban, đơn vị trực thuộc, biên chế, viên chức..., do đó rất khó khăn trong việc quản lý, đào tạo đội ngũ cán bộ có chuyên môn sâu; một số di tích trực thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ chưa có bộ phận chuyên trách làm công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích; một số địa phương có di tích được xếp hạng cấp tỉnh hoặc cấp quốc gia chưa thành lập Ban quản lý di tích ở cơ sở, với sự tham gia của lãnh đạo cấp xã và đại diện các đoàn thể ở địa phương, nên đã buông lỏng quản lý để cộng đồng hoặc người trụ trì trực tiếp đứng ra trông nom di tích dễ dẫn đến việc tu bổ di tích không xin phép hoặc tùy tiện nhận đồ cúng tiến không phù hợp đưa vào di tích...
Từ thực trạng trên, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu, xem xét việc kiện toàn bộ máy quản lý di tích trên địa bàn với những định hướng cụ thể như sau:
1. Đối với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
- Thống nhất đầu mối đơn vị quản lý nhà nước về di tích thuộc Phòng di sản văn hóa của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố cần phân cấp rõ chức năng, nhiệm vụ quản lý di tích theo từng lĩnh vực công việc cụ thể, không phân cấp quản lý toàn diện cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã; quy định rõ nhiệm vụ của tổ chức được giao quản lý, bảo vệ và chăm sóc trực tiếp di tích tách bạch với nhiệm vụ quản lý nhà nước của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Phòng Văn hóa - Thông tin.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo ở địa phương, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp tỉnh xây dựng quy chế phối hợp về bảo vệ, tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị đối với các di tích tôn giáo, tín ngưỡng.
- Ban quản lý di tích trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, chịu trách nhiệm quản lý những di tích quan trọng (do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố xác định) và hướng dẫn nghiệp vụ về các hoạt động tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị toàn bộ di tích trên địa bàn tỉnh khi nhận được đề nghị.
- Đối với các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, cần nghiên cứu lộ trình nâng cấp bộ máy hiện nay trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; đối với các di tích quốc gia đặc biệt, cần căn cứ điều kiện từng địa phương, phạm vi và quy mô di tích, Ban quản lý di tích cần trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện. Trường hợp di tích quốc gia đặc biệt là di tích tôn giáo tín ngưỡng do cộng đồng địa phương có di tích quản lý thì chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân cấp huyện cử cán bộ tham gia ban quản lý di tích.
2. Đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ: Các di tích thuộc Bộ, ngành quản lý, kể cả di tích đang là trụ sở của Bộ, ngành hoặc cơ quan trực thuộc cần thành lập đơn vị quản lý di tích chuyên trách.
3. Đối với các di tích được xếp hạng nhưng không thuộc các đối tượng đã nêu ở điểm 1 và 2 trên đây, Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi có di tích cần thành lập Tổ bảo vệ di tích, có sự tham gia của Lãnh đạo xã, Mặt trận tổ quốc, Hội người cao tuổi, đại diện dòng họ (nếu là di tích lưu niệm danh nhân), đại diện trụ trì và người trông coi trực tiếp di tích. Mỗi một di tích chỉ có một tổ chức quản lý, không để xảy ra tình trạng di tích đã được xếp hạng nhưng không xác định rõ tổ chức, cá nhân được giao quyền bảo vệ và chăm sóc trực tiếp. Cán bộ lãnh đạo các Ban quản lý di tích cần phải có trình độ chuyên môn, am hiểu về di tích và các quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trân trọng có ý kiến để các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét, tổ chức triển khai việc kiện toàn bộ máy quản lý di tích phù hợp với điều kiện và yêu cầu thực tế của Bộ, ngành, địa phương hiện nay./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây