Công văn 2909/VPCP-VI của Văn phòng Chính phủ về việc liên quan đến đề nghị của Hiệp hội Thép Việt Nam
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Công văn 2909/VPCP-VI
Cơ quan ban hành: | Văn phòng Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 2909/VPCP-VI |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn |
Người ký: | Nguyễn Quốc Huy |
Ngày ban hành: | 29/05/2007 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Văn hóa-Thể thao-Du lịch |
tải Công văn 2909/VPCP-VI
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
Số: 2909/VPCP-VI V/v liên quan đến đề nghị của Hiệp hội Thép Việt Nam | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 29 tháng 5 năm 2007 |
Kính gửi: | - Bộ Thương mại; - Bộ Công nghiệp; - Bộ Tài chính; - Bộ Khoa học và Công nghệ; - Hiệp hội Thép Việt Nam. |
Xét đề nghị của Bộ Thương mại tại văn bản số 2010/BTM ngày 10/4/2007, và của Hiệp hội thép Việt Nam tại Văn bản số 29/2007-HHTVN ngày 10/4/2007 và ý kiến của đại diện các Bộ, ngành liên quan tại cuộc họp ngày 18/4/2007 về việc nhập khẩu thép, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến như sau:
1. Việc làm trên của Công ty Thép Việt Ý thuê nước ngoài sản xuất sản phẩm mang nhãn hiệu Việt-Ý để bán tại Việt Nam là không sai quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, sản xuất thép trong nước cung đang vượt cầu, việc thuê nước ngoài sản xuất hàng hóa mang nhãn hiệu Việt Nam sẽ ảnh hưởng không tốt đến sản xuất trong nước. Chính phủ không khuyến khích việc làm như trên của các doanh nghiệp. Bộ Thương mại, Bộ Công nghiệp và Hiệp hội Thép Việt Nam cần chấn chỉnh việc làm này để các doanh nghiệp trong Hiệp hội phải cùng nâng cao năng lực cạnh tranh và đạo đức, văn hóa trong kinh doanh.
2. Bộ Thương mại, Bộ Tài chính xem xét khả năng điều chỉnh thuế đối với thép trong trường hợp nhập khẩu nhiều, cũng như cân nhắc, tính toán kỹ khả năng cạnh tranh chống bán phá giá để không ảnh hưởng đến sản xuất trong nước đồng thời tránh việc tăng giá thép quá cao ảnh hưởng đến đến quyền lợi người tiêu dùng, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
3. Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ đạo Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng kiểm tra chặt chẽ tiêu chuẩn chất lượng của các loại thép nhập khẩu theo quy định, đảm bảo chất lượng hàng nhập khẩu.
4. Tổng cục Hải quan kiểm tra chặt chẽ tiêu chuẩn, chất lượng của các loại thép nhập khẩu theo quy định, ngăn chặn những sản phẩm kém chất lượng nhập khẩu vào Việt Nam. Đối với sản phẩm thép mang nhãn hiệu Việt Nam khi cần thiết phải gia công, sản xuất tại nước ngoài, nhập khẩu phải có giấy xác nhận chất lượng sản phẩm của cơ quan có chức năng phía nước ngoài.
5. Bộ Thương mại chỉ đạo Cục Quản lý thị trường kiểm tra việc gắn nhãn mác các mặt hàng thép nhập khẩu khi lưu thông trên thị trường.
6. Bộ Công nghiệp xác định mục tiêu và chiến lược ngành thép, không để phụ thuộc lớn vào các nguồn nguyên liệu nước ngoài; Hạn chế việc xây dựng thêm các nhà máy cán thép xây dựng từ phôi nhập khẩu; đồng thời khuyến khích xây dựng các nhà máy sản xuất phôi thép có quy mô lớn.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các Bộ, ngành, cơ quan liên quan biết và thực hiện./.
Nơi nhận: - Như trên; - TTg và các PTTg CP; - Tổng cục Hải quan; - Cục Quản lý thị trường; - Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng; - VPCP: BTCN, các PCN: Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Quốc Huy, các Vụ: CN, KTTH, TH, Website CP; - Lưu: VT, V.I (3), MA 23 | KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM PHÓ CHỦ NHIỆM
(Đã ký)
Nguyễn Quốc Huy |
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây