ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG ------- Số: 29/2015/QĐ-UBND | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------------------- An Giang, ngày 11 tháng 09 năm 2015 |
QUYẾT ĐỊNH
CUNG CẤP, TIẾP NHẬN VÀ RÀ SOÁT THÔNG TIN LÝ LỊCH TƯ PHÁP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
-----------------------------
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Lý lịch tư pháp ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 111/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Lý lịch tư pháp;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 10 tháng 5 năm 2012 của Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc Phòng hướng dẫn trình tự thủ tục tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 54/TTr-STP ngày 15 tháng 6 năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Nơi nhận: - Bộ Tư pháp; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL - BTP; - Thường trực Tỉnh ủy; - Thường trực HĐND tỉnh; - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; - Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh; - Các Sở, Ban, ngành tỉnh; - Ủy ban nhân dân huyện, thị, thành phố; - Cổng thông tin điện tử của tỉnh; - Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh; - Trung tâm Công báo - Tin học (để đăng công báo); - Phòng NC, TH; - Lưu: VT. | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Vương Bình Thạnh |
QUY CHẾ
VÀ RÀ SOÁT THÔNG TIN LÝ LỊCH TƯ PHÁP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 29/2015/QĐ-UBND ngày 11 tháng 09 năm 2015
của UBND tỉnh An Giang)
Chương I
1. Quy chế này quy định về trách nhiệm và mối quan hệ phối hợp trong việc tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp, tiếp nhận và rà soát thông tin lý lịch tư pháp để xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp và cấp phiếu lý lịch tư pháp theo quy định hiện hành.
2. Quy chế này áp dụng đối với Sở Tư pháp, cơ quan Công an (Công an tỉnh, Công an cấp huyện), Tòa án nhân dân (Tòa án nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện), Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh; Cơ quan Thi hành án dân sự (Cục Thi hành án dân sự tỉnh, các Chi cục Thi hành án dân sự); Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã và các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có liên quan trong việc tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp, tiếp nhận và rà soát thông tin lý lịch tư pháp.
3. Các nội dung khác thực hiện theo Luật Lý lịch tư pháp; Nghị định số 111/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Lý lịch tư pháp; Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 10 tháng 5 năm 2012 của Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng hướng dẫn trình tự, thủ tục tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp.
Đảm bảo việc tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp, tiếp nhận thông tin lý lịch tư pháp thông suốt, an toàn, đầy đủ, chính xác phục vụ cho quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp của tỉnh và để cấp phiếu lý lịch tư pháp theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân đúng thời hạn do pháp luật quy định.
1. Mối quan hệ công tác giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan là quan hệ phối hợp, dựa trên nguyên tắc phối hợp, tôn trọng sự hợp tác; bảo đảm phát huy tính chủ động, trách nhiệm và hỗ trợ lẫn nhau trên cơ sở thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của pháp luật.
2. Trong quá trình triển khai thực hiện, tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp, tiếp nhận và rà soát thông tin lý lịch tư pháp, bảo đảm chính xác, kịp thời, đầy đủ, đúng trình tự thủ tục.
3. Thời gian cung cấp thông tin lý lịch tư pháp theo quy định trong Luật Lý lịch tư pháp và các văn bản hướng dẫn thi hành là thời gian tối đa. Trên tinh thần cải cách thủ tục hành chính, các cơ quan có thể rút ngắn thời gian so với quy định.
1. Hình thức và phương thức cung cấp, tiếp nhận thông tin lý lịch tư pháp được thực hiện theo quy định tại Điều 25 Luật Lý lịch tư pháp, Điều 3 Thông tư liên tịch 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP.
2.Bộ phận đầu mối ở các ngành phối hợp cung cấp danh sách trích ngang cán bộ, công chức được phân công nhiệm vụ tra cứu, xác minh, cung cấp và tiếp nhận thông tin lý lịch tư pháp; số điện thoại, số Fax và địa chỉ Email của cơ quan, đơn vị để thuận tiện việc trao đổi, liên hệ trong quá trình giải quyết công việc.
3.Sở Tư phápchủ động phối hợp với Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Công an tỉnh, Cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh bằng hình thức họp giao ban định kỳ hoặc thông tin bằng văn bản về tình hình cung cấp thông tin lý lịch tư pháp của các đơn vị trực thuộc trên địa bàn để có chỉ đạo, chấn chỉnh kịp thời những vướng mắc, khó khăn, hạn chế.
4. Để đảm bảo về mặt thời gian phục vụ công tác xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp, bộ phận đầu mối ở các ngành có thể trao đổi bằng các hình thức như: trực tiếp, bằng văn bản, qua điện thoại hoặc qua địa chỉ Email đối với các thông tin cần bổ sung, đính chính (có sai sót trong quá trình cung cấp, tiếp nhận thông tin).
Chương II
ĐỂ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU LÝ LỊCH TƯ PHÁP
Trường hợp cần có thêm thông tin về tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, tình trạng thi hành án của người đã bị Tòa án Việt Nam kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật trước ngày 01 tháng 7 năm 2010 để lập lý lịch tư pháp của người đó theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 Luật Lý lịch tư pháp; khoản 2, khoản 3 Điều 8; Điều 11; Điều 12 Nghị định số 111/2010/NĐ-CP thì Sở Tư pháp có trách nhiệm đề nghị các cơ quan có liên quan cung cấp thông tin lý lịch tư pháp, cụ thể như sau:
1. Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án cung cấp bản án sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật; trường hợp vụ án được xét xử theo thủ tục phúc thẩm thì Tòa án đã xét xử phúc thẩm cung cấp bản án phúc thẩm và bản án sơ thẩm.
2. Tòa án đã ra quyết định thi hành án hình sự cung cấp quyết định thi hành án hình sự.
3. Tòa án đã cấp giấy chứng nhận đặc xá trong trường hợp hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù cung cấp thông tin về việc đặc xá.
4. Tòa án đã ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã trong đó có nội dung cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã, đề nghị gửi quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã có hiệu lực pháp luật cho Sở Tư pháp.
5.Phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp Công an tỉnh thực hiện cung cấp thông tin về việc thi hành án phạt trục xuất.
6. Công an cấp huyện (Bộ phận Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp) cung cấp thông tin lý lịch tư pháp liên quan đến việc chấp hành xong án phạt cải tạo không giam giữ, án treo và các hình phạt bổ sung mà cơ quan, đơn vị đã thực hiện việc cấp giấy chứng nhận.
7. Cục Thi hành án dân sự tỉnh, Chi cục Thi hành án dân sự huyện đã ra quyết định thi hành hình phạt tiền, tịch thu tài sản, án phí và các nghĩa vụ dân sự khác trong bản án hình sự; quyết định đình chỉ thi hành án; cấp giấy xác nhận kết quả thi hành án; văn bản thông báo kết thúc thi hành án liên quan đến thi hành phần dân sự trong bản án hình sự cung cấp thông tin về việc thi hành hình phạt tiền, tịch thu tài sản, án phí và các nghĩa vụ dân sự khác, thông tin về đình chỉ thi hành án, kết quả thi hành án của người bị kết án.
8. Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức đã cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt cải tạo không giam giữ, án treo, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, cấm cư trú, quản chế, tước một số quyền công dân có nhiệm vụ cung cấp thông tin về việc chấp hành xong án phạt cải tạo không giam giữ, án treo, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, cấm cư trú, quản chế, tước một số quyền công dân.
Thời hạn cung cấp thông tin lý lịch tư pháp theo quy định tại Điều 5 Quy chế này là 10 ngày làm việc, kể từngày các cơ quan, tổ chức nhận được văn bản đề nghị của Sở Tư pháp.
Sở Tư pháp có nhiệm vụ tiếp nhận và cập nhật đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin lý lịch tư pháp do các cơ quan cung cấp theo quy định tại Điều 23, Điều 34 Luật Lý lịch tư pháp; Nghị định 111/2010/NĐ-CP; Thông tư liên tịch 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP và Thông tư số 06/2013/TT-BTP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Bộ Tư pháp hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp.
1. Sở Tư pháp đề nghị Tòa án cung cấp thông tinlý lịch tư pháp về án tích từ ngày 01 tháng 7 năm 2010 theo quy định tại Điều 13Thông tư liên tịch 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP.
2. Tòa án đã ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã, trong đó có nội dung cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã có nhiệm vụ gửi Sở Tư pháp quyết định tuyên bố phá sản hoặc trích lục quyết định tuyên bố phá sản (theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP) trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định có hiệu lực pháp luật.
Đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh gửi cho Sở Tư pháp quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù trong trường hợp kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định.
Công an cấp huyện (Bộ phận Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp) có trách nhiệm cung cấp cho Sở Tư pháp các loại thông tin sau đây:
1. Giấy chứng nhận đã chấp hành xong thời gian thử thách án treo, án phạt cải tạo không giam giữ theo quy định tại Khoản 3 Điều 62, Khoản 3 Điều 73 Luật Thi hành án hình sự.
2. Giấy chứng nhận đã chấp hành xong án phạt cấm cư trú, án phạt quản chế, án phạt tước một số quyền công dân, án phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo quy định tại Khoản 4 Điều 82, Khoản 3 Điều 89, Khoản 5 Điều 103 và Khoản 5 Điều 107 Luật Thi hành án hình sự.
3. Thời hạn cung cấp các loại thông tin theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này là 10 ngày làm việc kể từ ngày cấp giấy chứng nhận.
Thực hiện theo Điều 17 Thông tư liên tịch 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP.
1. Trường hợp cần có thêm thông tin về việc chấp hành xong hình phạt, đặc xá, đại xá, thi hành hình phạt tiền, tịch thu tài sản và các quyết định dân sự trong bản án hình sự để xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp đối với người bị kết án chấp hành xong bản án trên địa bàn tỉnh, Sở Tư pháp có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị đến Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án, Phòng Hồ sơ Công an tỉnh, Cơ quan Thi hành án dân sự tra cứu, xác minh, cung cấp thông tin.
2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Sở Tư pháp, đề nghị Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án, Phòng Hồ sơ Công an tỉnh, Cơ quan Thi hành án dân sự cung cấp thông tin cho Sở Tư pháp.
Việc phối hợp cung cấp thông tin giữa Sở Tư pháp và cơ quan quản lý các cơ sở dữ liệu khác theo quy định tại Điều 5 và Điều 16 Nghị định số 111/2010/NĐ-CP được thực hiện như sau:
1. Trong quá trình cập nhật thông tin lý lịch tư pháp, trường hợp các thông tin về nhân thân như: họ, tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân, nơi cư trú, họ tên cha, mẹ, vợ, chồng và thông tin khác về nhân thân của người bị kết án, người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã có điểm chưa rõ ràng, chính xác thì Sở Tư pháp gửi văn bản cho các cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về dân cư, hộ tịch, hộ khẩu, chứng minh nhân dân để xác minh, làm rõ, cụ thể như sau:
a) Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về dân cư, cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch cung cấp thông tin về họ, tên, ngày tháng năm sinh, họ tên cha, mẹ, vợ, chồng và những thông tin khác về nhân thân của người bị kết án, người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
Trường hợp có sự sai lệch thông tin về nhân thân của người bị kết án, người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã thì Sở Tư pháp phối hợp với cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về dân cư, cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch để xác minh tính chính xác của thông tin.
b) Cơ quan đăng ký hộ tịch đã ban hành quyết định cho phép thay đổi, cải chính hộ tịch, cấp giấy chứng tử cho người từ đủ 14 tuổi trở lên thực hiện cung cấp thông tin về việc thay đổi, cải chính hộ tịch và chứng tử.
c) Cơ quan đăng ký, quản lý cư trú; cấp, quản lý chứng minh nhân dân thực hiện xác minh, cung cấp thông tin về nơi cư trú, số chứng minh nhân dân của người bị kết án, người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
2. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về dân cư; cơ quan quản lý, đăng ký hộ tịch; cơ quan đăng ký, quản lý cư trú; cấp, quản lý chứng minh nhân dân có nhiệm vụ xác minh, cung cấp thông tin cho Sở Tư pháp trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị cung cấp thông tin. Đối với trường hợp đặc biệt cần xác minh nhiều nơi thì được kéo dài thời gian nhưng không quá 20 ngày làm việc.
Theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 111/2010/NĐ-CP và Điều 25 Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP, khi người bị kết án đã có đủ thời gian để đương nhiên được xóa án tích theo quy định của Bộ luật Hình sự, nhưng chưa nhận được giấy chứng nhận xóa án tích của Tòa án thì Sở Tư pháp tiến hành xác minh về việc người đó có đang bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử trong thời hạn đang có án tích hay không có án tích. Việc phối hợp xác minh được thực hiện theo quy định tại Điều 25 Thông tư liên tịch 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP.
Chương III
1. Định kỳ hằng quý, Sở Tư pháp lập danh sách thông tin và xây dựng công văn đề nghị rà soát kèm theo trích sao báo cáo thống kê thông tin lý lịch tư pháp đã nhận được gửi các cơ quan cung cấp thông tin lý lịch tư pháp để phối hợp rà soát.
a) Phối hợp với Tòa án nhân dân tỉnh để thực hiện thống kê, rà soát số lượng bản án hình sự, trích lục bản án hình sự sơ thẩm đã có hiệu lực; bản án hình sự phúc thẩm, kèm theo bản án hình sự sơ thẩm đã được xét xử phúc thẩm; các quyết định, giấy chứng nhận mà Tòa án nhân dân tỉnh đã cung cấp.
b) Phối hợp với Tòa án nhân dân cấp huyện thống kê, rà soát số lượng bản án hình sự, trích lục bản án hình sự sơ thẩm đã có hiệu lực, các quyết định, giấy chứng nhận mà Tòa án nhân dân cấp huyện đã cung cấp.
c) Phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh thống kê, rà soát số lượng quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù trong trường hợp Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm mà Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh đã cung cấp.
d) Phối hợp với Công an cấp huyện (Bộ phận Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp) thống kê, rà soát số lượng giấy chứng nhận đã chấp hành xong thời gian thử thách án treo, án phạt cải tạo không giam giữ; giấy chứng nhận đã chấp hành xong án phạt cấm cư trú, án phạt quản chế, tước một số quyền công dân, án phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
đ) Phối hợp với Phòng Hồ sơ Công an tỉnh thống kê, rà soát số lượng thông tin lý lịch tư pháp trong quá trình xác minh cấp phiếu lý lịch tư pháp đã cung cấp thông tin về án tích cho Sở Tư pháp.
e) Phối hợp với Cục Thi hành án dân sự tỉnh, Chi cục Thi hành án dân sự huyện để thống kê, rà soát số lượng quyết định thi hành án phạt tiền, tài sản, án phí và các nghĩa vụ dân sự khác của người bị kết án trong bản án hình sự, quyết định đình chỉ thi hành án, giấy xác nhận kết quả thi hành án, văn bản thông báo về việc chấp hành xong hình phạt tiền, tịch thu tài sản, án phí và các nghĩa vụ dân sự khác trong bản án hình sự.
2. Sau khi nhận được kết quả trả lời rà soát của các cơ quan, đơn vị, Sở Tư pháp tiến hành đối chiếu, chỉnh sửa thông tin. Trường hợp số lượng thông tin lý lịch tư pháp cung cấp (có sai sót), chưa đầy đủ theo quy định tại điểm b Khoản 3 Điều 26 Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP thì Sở Tư pháp có văn bản đề nghị cơ quan cung cấp thông tin lý lịch tư pháp xác minh và bổ sung thêm thông tin.
1. Trên cơ sở văn bản đề nghị rà soát thông tin lý lịch tư pháp của Sở Tư pháp gửi đến, đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh, Toà án nhân dân cấp huyện, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh, Chi cục Thi hành án dân sự huyện, Phòng Hồ sơ Công an tỉnh, Công an cấp huyện (Bộ phận Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp) tổ chức rà soát, xác minh, đối chiếu số liệu thông tin lý lịch và thông báo cho Sở Tư pháp trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị rà soát thông tin lý lịch tư pháp của Sở Tư pháp.
2. Trường hợp số lượng thông tin lý lịch tư pháp cung cấp (có sai sót), chưa đầy đủ theo quy định mà Sở Tư pháp đã có văn bản đề nghị xác minh, bổ sung thêm thông tin thì các cơ quan tiếp tục thực hiện việc cung cấp bổ sung thông tin lý lịch tư pháp cho Sở Tư pháp trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Sở Tư pháp.
Chương IV
1. Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp, Sở Tư pháp gửi phiếu xác minh lý lịch tư pháp kèm theo 01 bộ hồ sơ cho Phòng Hồ sơ Công an tỉnh để tiến hành tra cứu thông tin.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được phiếu xác minh lý lịch tư pháp, Phòng Hồ sơ Công an tỉnh thực hiện tra cứu thông tin về tình hình án tích của đương sự và gửi cho Sở Tư pháp kết quả tra cứu.
2. Đối với những trường hợp khó khăn trong quá trình tra cứu, xác minh thông tin lý lịch tư pháp gây chậm trễ trong việc trả kết quả theo thời hạn được quy định tại Khoản 1 Điều này, Phòng Hồ sơ Công an tỉnh có trách nhiệm phản hồi bằng văn bản, nêu rõ nguyên nhân và gửi về Sở Tư pháp để kịp thời thông tin cho người yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp, tránh tình trạng phản ánh, kiến nghị.
1. Trong trường hợp sau khi đã tra cứu thông tin lý lịch tư pháp về án tích tại cơ quan Công an mà vẫn chưa đủ căn cứ để kết luận hoặc nội dung về tình trạng án tích của đương sự có điểm chưa rõ ràng, đầy đủ để khẳng định đương sự có hay không có án tích hoặc đã xóa án tích hay chưa thì Sở Tư pháp có nhiệm vụ gửi văn bản hoặc cử cán bộ trực tiếp liên hệ Tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc Tòa án đã xét xử phúc thẩm liên quan đến đương sự để tra cứu hồ sơ.
2. Trên cơ sở đề nghị của Sở Tư pháp trong việc tra cứu thông tin lý lịch tư pháp, đề nghị Cơ quan Tòa án phối hợp với Sở Tư pháp tiến hành xác minh và cung cấp thông tin cho Sở Tư pháp trong thời hạn 05 ngày làm việckể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Sở Tư pháp hoặc phối hợp với cán bộ của Sở Tư pháp được cử đến tiến hành xác minh và lập biên bản xác minh; biên bản xác minh được đóng dấu xác nhận của cơ quan Tòa án.
Chương V
1. Chủ trì tổ chức thực hiện Quy chế này.
2. Đôn đốc, theo dõi, đánh giá về công tác phối hợp.
3. Chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch hoặc đề xuất nội dung phối hợp liên ngành trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp và cấp phiếu lý lịch tư pháp tại địa phương.
4. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức họp liên ngành để sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Quy chế, rút kinh nghiệm, tháo gỡ những vướng mắc, đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp và cấp phiếu lý lịch tư pháp tại địa phương.
1. Phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức thực hiện Quy chế này.
2. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, tổ chức phổ biến, quán triệt nội dung Quy chế đến cán bộ, công chức, chiến sỹ trong cơ quan, đơn vị mình nắm và thực hiện; cung cấp các thông tin lý lịch tư pháp kịp thời, đầy đủ, chính xác theo quy định, đồng thời phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả đạt được, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện tốt công tác quản lý lý lịch tư pháp tại địa phương.
1. Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch công tác và nhiệm vụ được giao, các cơ quan, đơn vị thực hiện việc dự toán ngân sách đảm bảo cho việc thực hiện Quy chế.
2. Sở Tài chính có trách nhiệm bố trí ngân sách đảm bảo cho việc thực hiện các nhiệm vụ theo Quy chế này.
1. Trong quá trình thực hiện Quy chế này, nếu có vấn đề phát sinh, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị có ý kiến bằng văn bản gửi về Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.
2. Những quy định khác liên quan đến hoạt động tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp, tiếp nhận và rà soát thông tin lý lịch tư pháp không được quy định trong Quy chế này được thực hiện theo các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của Trung ương./.