Kế hoạch 25/KH-CĐBTP 2024 công tác kiểm tra, giám sát công đoàn năm 2024

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Kế hoạch 25/KH-CĐBTP

Kế hoạch 25/KH-CĐBTP của Công đoàn Bộ Tư pháp về công tác kiểm tra, giám sát công đoàn năm 2024
Cơ quan ban hành: Công đoàn Bộ Tư phápSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:25/KH-CĐBTPNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Kế hoạchNgười ký:Khương Thị Thanh Huyền
Ngày ban hành:05/02/2024Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tư pháp-Hộ tịch
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CÔNG ĐOÀN VIÊN CHỨC VIỆT NAM

CÔNG ĐOÀN BỘ TƯ PHÁP
__________

Số: 25/KH-CĐBTP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

______________________

Hà Nội, ngày 05 tháng 02 năm 2024

 

 

KẾ HOẠCH
Công tác kiểm tra, giám sát công đoàn năm 2024

________________

 

Thực hiện Điều lệ Công đoàn Việt Nam, Hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam; Kế hoạch công tác Công đoàn Bộ năm 2024, Quy chế hoạt động của Ủy ban Kiểm tra Công đoàn Bộ Tư pháp, Ban Thường vụ Công đoàn Bộ Tư pháp xây dựng kế hoạch công tác kiểm tra, giám sát năm 2024 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Nhằm chủ động nắm tình hình, đánh giá đúng thực chất tình hình triển khai và tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của tổ chức công đoàn, làm rõ những ưu điểm để phát huy, những tồn tại, hạn chế để khắc phục.

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động Ủy ban kiểm tra góp phần phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị và các quy định của công đoàn. Bảo đảm công tác thu, chi, sử dụng, quản lý tài chính, tài sản công đoàn theo đúng quy định. Bảo đảm nguyên tắc và quy trình kiểm tra.

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công đoàn các cấp, góp phần xây dựng tổ chức công đoàn; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, cán bộ, công chức, viên chức, lao động.

II. NỘI DUNG KIỂM TRA

1. Kiểm tra việc chấp hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai, thực hiện Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XII, Luật Công đoàn năm 2012; Nghị quyết Đại hội VI Công đoàn Viên chức Việt Nam và Nghị quyết đại hội Công đoàn Bộ Tư pháp Khóa III;

- Việc triển khai Kế hoạch số 232/KH-CĐVC ngày 25/8/2015 của Ban Thường vụ Công đoàn Viên chức Việt Nam thực hiện Nghị quyết 6b/NQ-TLĐ ngày 03/8/2015 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động Ủy ban kiểm tra công đoàn;

- Việc thực hiện các Quy chế hoạt động của ban chấp hành, ban thường vụ, Ủy ban kiểm tra và ban thanh tra nhân dân;

- Công tác kiểm tra của Ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở;

- Công tác phối hợp với thủ trưởng cơ quan, đơn vị tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức; hội nghị người lao động;

- Công tác thông tin báo cáo 6 tháng, báo cáo hàng năm.

2. Kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công đoàn

- Việc chấp hành quy chế quản lý tài chính công đoàn và hướng dẫn về công tác tài chính của Công đoàn Viên chức Việt Nam.

- Việc thực hiện chế độ kế toán đối với công đoàn cấp cơ sở. Cụ thể là:

+ Thực hiện việc báo cáo duyệt dự toán, quyết toán ngân sách công đoàn cơ sở đối với Công đoàn bộ;

+ Thực hiện nghiệp vụ thu, nghiệp vụ chi ngân sách công đoàn, mở các sổ sách theo quy định: việc thực hiện các nguyên tắc, quy định về quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công đoàn; việc thu, chi của Công đoàn cơ sở, tổ công đoàn (công đoàn phí, kinh phí Công đoàn, các khoản đóng góp khác do Công đoàn Bộ và Công đoàn cấp trên chỉ đạo; các nội dung chi kinh phí công đoàn).

+ Kiểm tra việc trích nộp 2% kinh phí Công đoàn.

3. Kiểm tra việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở

- Việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan.

- Việc tổ chức thực hiện nghị quyết hội nghị cán bộ, công chức hàng năm.

4. Kiểm tra việc giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo

- Việc tiếp cán bộ, công chức, viên chức, lao động và đoàn viên công đoàn đến khiếu nại, tố cáo theo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Hướng dẫn số 357/HD-CĐVC ngày 22/12/2014 của Ban Thường vụ Công đoàn Viên chức Việt Nam.

- Việc giải quyết các đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của công đoàn.

- Việc tham gia với các cơ quan chức năng, người sử dụng lao động giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, công chức, viên chức, lao động và đoàn viên công đoàn.

- Việc giám sát, theo dõi kết quả giải quyết của các cơ quan, người có thẩm quyền đối với những đơn, thư khiếu nại, tố cáo đã được tổ chức công đoàn chuyển đến và kiến nghị giải quyết.

5. Kiểm tra khi tổ chức hoặc đoàn viên có dấu hiệu vi phạm Điều lệ, chỉ thị, nghị quyết và các quy định của công đoàn

Ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở chủ động tổ chức kiểm tra khi phát hiện tổ chức, đoàn viên có dấu hiệu vi phạm Điều lệ, chỉ thị, nghị quyết và các quy định của công đoàn.

III. NỘI DUNG GIÁM SÁT

1. Nội dung giám sát đối với cán bộ công đoàn:

a) Việc chấp hành Điều lệ, chỉ thị, nghị quyết, quy định, quyết định của công đoàn.

b) Việc chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, chế độ công tác.

c) Việc thực hiện kê khai tài sản.

d) Việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

đ) Các biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống được xác định trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

2. Nội dung giám sát đối với tổ chức, tập thể:

a) Việc thực hiện các nguyên tắc tổ chức, hoạt động, quy chế làm việc, chế độ công tác, giữ gìn đoàn kết nội bộ.

b) Việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức, thực hiện Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị, quyết định và các quy định, quy chế của tổ chức công đoàn.

c) Việc thực hiện phương hướng, nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch công tác của tổ chức, đơn vị.

d) Việc giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo.

đ) Việc ban hành các văn bản theo chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của tổ chức công đoàn.

IV. ĐỐI TƯỢNG KIỂM TRA, GIÁM SÁT,

- Các công đoàn trực thuộc Công đoàn Bộ; phấn đấu t chức kiểm tra được ít nhất 25% công đoàn trực thuộc (có danh sách kèm theo);

- Cán bộ, đoàn viên thuộc Công đoàn Bộ Tư pháp.

V. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

1. Quý I, II năm 2024

- Xây dựng kế hoạch công tác năm 2024 của Ủy ban kiểm tra trình Ban Thường vụ Công đoàn Bộ Tư pháp phê duyệt.

- Kiểm tra đồng cấp về việc quản lý, sử dụng tài chính công đoàn;

- Kiểm tra việc chấp hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam; Kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công đoàn đối với một số công đoàn trực thuộc.

- Thực hiện giám sát thường xuyên đối với Ủy viên BCH Công đoàn Bộ, cán bộ và tổ chức công đoàn cơ sở, tổ công đoàn trực thuộc;

- Báo cáo công tác kiểm tra, giám sát 6 tháng đầu năm 2023.

3. Quý III, IV năm 2024

- Kiểm tra việc chấp hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam; Kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công đoàn đối với một số công đoàn trực thuộc.

- Thực hiện giám sát thường xuyên đối với Ủy viên BCH Công đoàn Bộ, cán bộ và tổ chức công đoàn cơ sở, tổ công đoàn trực thuộc;

- Tổng hợp các kiến nghị, đề xuất của các công đoàn trực thuộc về công tác kiểm tra, giám sát báo cáo Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Công đoàn Bộ Tư pháp.

- Báo cáo công tác kiểm tra, giám sát năm 2024.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ủy ban Kiểm tra Công đoàn Bộ Tư pháp

- Ủy ban Kiểm tra Công đoàn Bộ Tư pháp tham mưu cho Ban Thường vụ Công đoàn Bộ ban hanh Kế hoạch kiểm tra, giám sát năm 2024 và xây dựng chương trình, thực hiện việc kiểm tra, giám sát theo kế hoạch. Tổ chức thực hiện Kế hoạch kiểm tra giám sát năm 2024; kiểm tra đồng cấp tại công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và chỉ đạo 100% công đoàn cơ sở kiểm tra đồng cấp; thực hiện giám sát thường xuyên đối với các cán bộ công đoàn và tổ chức công đoàn thuộc Công đoàn Bộ;

- Công đoàn Bộ Tư pháp sẽ thành lập các Đoàn Kiểm tra đối với công đoàn cơ sở và Tổ công đoàn có tên trong danh sách ban hành kèm theo Kế hoạch này. Thành phần Đoàn Kiểm tra bao gồm: Đại diện Lãnh đạo Công đoàn Bộ và Ủy ban Kiểm tra, một số Ủy viên Ủy ban kiểm tra. Ngoài ra, có thể trưng tập một số đoàn viên công đoàn ở các đơn vị làm thành viên Đoàn kiểm tra.

- Các đồng chí Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Công đoàn Bộ Tư pháp căn cứ kế hoạch kim tra năm 2024, thực hiện giám sát thường xuyên và bố trí thời gian tham gia các đoàn kiểm tra khi được phân công.

2. Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở và Ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở

- Căn cứ kế hoạch kiểm tra, giám sát năm 2024 của Công đoàn Bộ Tư pháp và Kế hoạch công tác của ban chấp hành công đoàn đơn vị mình, chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát phù hợp với tình hình đặc điểm của các đơn vị; tiến hành tự kiểm tra và gửi thông báo kết luận kiểm tra về Ủy ban Kiểm tra Công đoàn Bộ Tư pháp; thực hiện giám sát thường xuyên theo quy định.

Trên đây là Kế hoạch công tác kiểm tra, giám sát công đoàn năm 2024 của Công đoàn Bộ Tư pháp, Ủy ban Kiểm tra Công đoàn Bộ, các công đoàn trực thuộc Công đoàn Bộ, Ủy ban kiểm tra các công đoàn cơ sở triển khai thực hiện./.

 

Nơi nhận:

- Công đoàn Viên chức Việt Nam (để b/cáo);

- Đảng ủy Bộ Tư pháp (để b/cáo);

- Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh (để b/cáo);

- Các Ban CĐ, tổ chức CĐ trực thuộc (để t/hiện);

- Các đơn vị thuộc Bộ (để p/hợp);

- Lưu: VPCĐ, UBKT.

TM. BAN THƯỜNG VỤ

CHỦ TỊCH

 

 

 

 

Khương Thị Thanh Huyền

 

DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ ĐƯỢC KIỂM TRA, GIÁM SÁT NĂM 2024

(Kèm theo Kế hoạch số: 25/KH-CĐBTP ngày 05 tháng 02 năm 2024)

___________________

 

STT

Tên đơn vị được kiểm tra, giám sát

Thời gian kiểm tra

I

Công tác kiểm tra cùng cấp

 

1

Công đoàn Bộ Tư pháp - Kiểm tra tài chính cùng cấp

Quý l

2

Các công đoàn cơ sở - Kiểm tra tài chính cùng cấp

II

Công tác kiểm tra công đoàn trực thuộc

 

1

Trường Cao đẳng Luật miền Trung

Quý II, III

2

Cục XLVPHC và TDTHPL

3

Viện Khoa học pháp lý

4

Học viện Tư pháp

5

Cục Trợ giúp pháp lý

III

Công tác giám sát

 

1

Vụ Pháp luật hình sự, hành chính

Quý I, II

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông báo 323/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị của Thành phố Hà Nội sơ kết 6 tháng đầu năm thực hiện Đề án 06; đánh giá kết quả thí điểm lập hồ sơ sức khỏe điện tử, cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID và công bố vận hành một số nền tảng, ứng dụng của Đề án 06

Thông báo 323/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị của Thành phố Hà Nội sơ kết 6 tháng đầu năm thực hiện Đề án 06; đánh giá kết quả thí điểm lập hồ sơ sức khỏe điện tử, cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID và công bố vận hành một số nền tảng, ứng dụng của Đề án 06

Y tế-Sức khỏe, Tư pháp-Hộ tịch, Thông tin-Truyền thông

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi