Dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 07/2016/TT-BCA hướng dẫn Luật Căn cước công dân

thuộc tính Thông tư

Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 07/2016/TT-BCA ngày 01/02/2016 quy định chi tiết một số điều của Luật Căn cước công dân và Nghị định 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân lần 2
Lĩnh vực: Tư pháp-Hộ tịch
Loại dự thảo:Thông tư
Cơ quan chủ trì soạn thảo: Bộ Công an
Trạng thái:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Nội dung tóm lược

Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 07/2016/TT-BCA hướng dẫn Luật Căn cước công dân và Nghị định137/2015/NĐ-CP quy định công dân có thể tra cứu thông tin trong Cơ sở dữ liệu Căn cước công dân qua vân tay.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ CÔNG AN

Số:        /2019/TT-BCA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------

DỰ THẢO 2







THÔNG TƯ

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2016/TT-BCA ngày 01 tháng 02 năm 2016 quy định chi tiết một số điều của Luật Căn cước công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân

Căn cứ Luật Căn cước công dân ngày 20 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân;

Căn cứ Nghị định số 01/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2018 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội;

Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2016/TT-BCA ngày 01 tháng 02 năm 2016 quy định chi tiết một số điều của Luật Căn cước công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2016/TT-BCA ngày 01 tháng 02 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật Căn cước công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31tháng 12 năm 2015 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân (sau đây viết gọn là Thông tư số 07/2016/TT-BCA)

1. Bổ sung khoản 3 vào Điều 10 như sau:

“3. Tra cứu, khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu Căn cước công dân:

a) Đối với yêu cầu tra cứu thông tin nhân thân thì cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu căn cước công dân phải tra cứu trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân thuộc phạm vi quản lý, lưu trữ của đơn vị, địa phương mình, trường hợp không có kết quả thì gửi yêu cầu tra cứu lên cấp trên một cấp.

b) Đối với yêu cầu tra cứu qua vân tay thì đề nghị gửi về Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội để thực hiện”.

2. Sửa đổi điểm e) khoản 1 và bổ sung khoản 3 vào Điều 12 như sau:

a) Sửa đổi điểm e) khoản 1 như sau:

“e) Cơ quan nơi tiếp nhận hồ sơ cấp Căn cước công dân tiến hành xác nhận số Chứng minh nhân dân; họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh và trả cùng với thẻ Căn cước công dân theo thời gian và địa điểm ghi trên giấy hẹn. Nơi trả thẻ Căn cước công dân là nơi làm thủ tục cấp thẻ; trường hợp công dân có yêu cầu trả thẻ tại địa điểm khác thì công dân ghi cụ thể địa chỉ nơi trả thẻ tại Tờ khai căn cước công dân. Cơ quan nơi tiếp nhận hồ sơ trả thẻ Căn cước công dân tại địa điểm theo yêu cầu của công dân bảo đảm đúng thời gian và công dân phải trả phí dịch vụ chuyển phát theo quy định”.

b) Bổ sung khoản 3 vào Điều 12 như sau:

“3. Trường hợp tiếp nhận hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến:

a) Công dân kê khai thông tin theo mẫu Tờ khai Căn cước công dân trên trang thông tin điện tử dịch vụ công trực tuyến; lựa chọn ngày, tháng, năm làm thủ tục gửi đến cơ quan Công an nơi công dân đăng ký thường trú.

b) Cán bộ tiếp nhận đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân trên trang thông tin điện tử dịch vụ công trực tuyến kiểm tra thông tin của công dân kê khai trên Tờ khai Căn cước công dân trực tuyến, trường hợp đầy đủ thông tin thì hẹn ngày để công dân đến cơ quan Công an làm thủ tục.

c) Khi công dân đến làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân, cán bộ tiếp nhận hồ sơ thu nhận thông tin từ Tờ khai Căn cước công dân (qua thiết bị đọc mã vạch hoặc thiết bị thu nhận thông tin) vào hệ thống. Trường hợp thông tin trên Tờ khai Căn cước công dân trực tuyến trùng phù hợp với thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc trên sổ hộ khẩu trong trường hợp Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa đi vào vận hành và hoạt động thì cơ quan Công an làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân thực hiện theo quy định tại Điều 12, Điều 13, Điều 14 Thông tư số 07/2016/TT-BCA ngày 01 tháng 02 năm 2016”.

3. Sửa đổi, bổ sung Điều 15 như sau:

“Điều 15. Thu, nộp, xử lý Chứng minh nhân dân khi công dân chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang thẻ Căn cước công dân và xác nhận số Chứng minh nhân dân; họ, chữ đệm, tên và ngày, tháng, năm sinh cho công dân

Khi công dân làm thủ tục chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số sang thẻ Căn cước công dân thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thu Chứng minh nhân dân 9 số, Chứng minh nhân dân 12 số do công dân nộp, sau đó tiến hành như sau:

1. Đối với Chứng minh nhân dân 9 số:

a) Trường hợp Chứng minh nhân dân 9 số còn rõ nét (ảnh, số Chứng minh nhân dân và chữ) thì cắt góc phía trên bên phải mặt trước của Chứng minh nhân dân đó, mỗi cạnh góc vuông là 2cm, ghi vào hồ sơ và trả Chứng minh nhân dân đã được cắt góc cho người đến làm thủ tục. Cơ quan tiến hành cắt góc Chứng minh nhân dân 9 số có trách nhiệm cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân; họ, chữ đệm, tên và ngày, tháng, năm sinh cho công dân.

b) Trường hợp Chứng minh nhân dân 9 số bị hỏng, bong tróc, không rõ nét (ảnh, số Chứng minh nhân dân và chữ) thì thu, hủy Chứng minh nhân dân đó, ghi vào hồ sơ và cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân; họ, chữ đệm, tên và ngày, tháng, năm sinh cho công dân.

2. Đối với Chứng minh nhân dân 12 số, cắt góc phía trên bên phải mặt trước của Chứng minh nhân dân đó, mỗi cạnh góc vuông là 1,5cm, ghi vào hồ sơ, trả Chứng minh nhân dân đã cắt góc cho người đến làm thủ tục và tiến hành xác nhận họ, chữ đệm, tên và ngày, tháng, năm sinh cho công dân nếu có.

3. Trường hợp công dân mất Chứng minh nhân dân 9 số khi làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp thẻ Căn cước công dân có trách nhiệm cấp giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân 9 số đã mất; họ, chữ đệm, tên và ngày, tháng, năm sinh cho công dân”.

4. Cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân; họ, chữ đệm, tên và ngày, tháng, năm sinh cho công dân:

a) Cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân có trách nhiệm cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân đối với tất cả các trường hợp chuyển từ Chứng minh nhân dân 9 số sang thẻ Căn cước công dân. Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân được trả cho công dân theo quy định tại Điều 11, Thông tư số 11/2016/TT-BCA ngày 04/3/2016. Cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân; xác nhận họ, chữ đệm, tên và ngày, tháng, năm sinh khi công dân có sự thay đổi thì đối với trường hợp trước đây đã cấp Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân trong cùng một tỉnh, thành phố và trường hợp công dân được cấp Chứng minh nhân, Căn cước công dân ở tỉnh, thành phố khác nay chuyển đăng ký thường trú đến tỉnh, thành phố, mà có đầy đủ hồ sơ trong tàng thư Căn cước công dân; số Chứng minh nhân dân, số thẻ Căn cước công dân và thông tin trùng khớp thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ trình Thủ trưởng đơn vị ký xác nhận và trả cùng với thẻ Căn cước công dân theo quy định.

Trường hợp xác nhận số Chứng minh dân dân; xác nhận họ, chữ đệm, tên và ngày, tháng, năm sinh đối với công dân được cấp Chứng minh nhân dân do Công an tỉnh, thành phố khác cấp, nhưng chưa có hồ sơ trong tàng thư căn cước công dân thì cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ cấp giấy xác nhận gửi văn bản yêu cầu Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh nơi công dân trước đây có đăng ký thường trú, đã được cấp Chứng minh nhân dân sao gửi hồ sơ cấp Chứng minh nhân dân của công dân về Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an cấp tỉnh nơi công dân chuyển đăng ký thường trú đến.

Sau khi nhận được hồ sơ cấp Chứng minh nhân dân của công dân, cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu thông tin, nếu thông tin trùng khớp thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân; xác nhận họ, chữ đệm, tên và ngày, tháng, năm sinh trình Thủ trưởng đơn vị ký giấy xác nhận để trả cho công dân, thời gian không quá 15 ngày làm việc; trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì trả lời nêu rõ lý do và hướng dẫn để công dân thực hiện”.

b) Trường hợp công dân đã được cấp thẻ Căn cước công dân nhưng chưa được cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân; họ, chữ đệm, tên và ngày, tháng, năm sinh thì thực hiện như sau:

Công dân cung cấp thông tin cho cán bộ tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân; họ, chữ đệm, tên và ngày, tháng, năm sinh, xuất trình bản chính và nộp bản sao thẻ Căn cước công dân, bản sao Chứng minh nhân dân 9 số (nếu có) cho cán bộ tiếp nhận hồ sơ; nhận giấy hẹn trả kết quả nếu hồ sơ hợp lệ.

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân; xác nhận họ, chữ đệm, tên và ngày, tháng, năm sinh kiểm tra thông tin của công dân, trường hợp thông tin hợp lệ và đã làm thủ tục cấp Căn cước công dân lần đầu tại đơn vị thì tiếp nhận hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì trả lời công dân nêu rõ lý do và hướng dẫn để thực hiện.

c) Xử lý hồ sơ và duyệt ký Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân: Cán bộ xử lý thực hiện kiểm tra, đối soát thông tin hồ sơ đã tiếp nhận của công dân với thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, tàng thư căn cước công dân.

Trường hợp công dân cấp Chứng minh nhân dân trong cùng một tỉnh, thành phố và trường hợp công dân được cấp Chứng minh nhân ở tỉnh, thành phố khác nay chuyển đăng ký thường trú đến tỉnh, thành phố, mà có đầy đủ hồ sơ trong tàng thư Căn cước công dân; số Chứng minh nhân dân, số thẻ Căn cước công dân và thông tin trùng khớp thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ trình Thủ trưởng đơn vị ký xác nhận số Chứng minh nhân dân cho công dân, thời gian không quá 7 ngày làm việc.

Trường hợp xác nhận số Chứng minh dân dân đối với công dân được cấp Chứng minh nhân dân do Công an tỉnh, thành phố khác cấp, nhưng chưa có hồ sơ trong tàng thư căn cước công dân thì cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân cho công dân gửi văn bản yêu cầu Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh nơi công dân trước đây có đăng ký thường trú, đã được cấp Chứng minh nhân dân sao gửi hồ sơ cấp Chứng minh nhân dân của công dân về Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an cấp tỉnh nơi công dân chuyển đăng ký thường trú đến.

Sau khi nhận được hồ sơ cấp Chứng minh nhân dân của công dân, cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân cho công dân có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu thông tin, nếu thông tin trùng khớp thì  cán bộ tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân trình Thủ trưởng đơn vị ký Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân để trả cho công dân, thời gian không quá 15 ngày làm việc; trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì trả lời nêu rõ lý do và hướng dẫn để công dân thực hiện”.

4. Sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 Điều 16 như sau:

“1. Cơ quan quản lý căn cước công dân Công an cấp huyện, bộ phận tiếp nhận hồ sơ cấp thẻ Căn cước công dân tại Trung tâm hành chính công cấp huyện tiếp nhận hồ sơ giải quyết các trường hợp cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân có nơi đăng ký thường trú tại địa phương đó.

2. Cơ quan quản lý căn cước công dân Công an cấp tỉnh, bộ phận tiếp nhận hồ sơ cấp thẻ Căn cước công dân tại Trung tâm hành chính công cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân có nơi đăng ký thường trú trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đó; các trường hợp đổi thẻ Căn cước công dân theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 23 Luật Căn cước công dân và cấp lại thẻ Căn cước công dân đối với công dân có nơi đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác”.

5. Sửa đổi Điều 19 như sau:

a)  Sửa cụm từ “Trách nhiệm của Tổng cục Cảnh sát” thành “Trách nhiệm của Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội”.

b) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 19 như sau: “4. Tổ chức sản xuất, quản lý thẻ Căn cước công dân; chủ trì, phối hợp với Cục Kế hoạch và Tài chính, Cục Trang bị và kho vận, Viện Khoa học và công nghệ và các đơn vị có liên quan bảo đảm kinh phí hoạt động, trang cấp vật tư, phương tiện, biểu mẫu phục vụ công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân”.

6. Sửa đổi Điều 20 như sau:

a) Sửa cụm từ “Điều 20. Trách nhiệm của các Tổng cục, đơn vị trực thuộc Bộ” thành “Điều 20. Trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc Bộ Công an”.

b) Tại khoản 1 thay cụm từ “Tổng cục Chính trị Công an nhân dân” bằng cụm từ “Cục Tổ chức cán bộ và Cục Đào tạo”; thay cụm từ “Tổng cục Cảnh sát” bằng cụm từ “Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội”.

c) Tại khoản 2 thay cụm từ “Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật” bằng cụm từ “Cục Công nghệ thông tin”; thay cụm từ “Tổng cục Cảnh sát” bằng cụm từ “Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội”.

d) Tại khoản 3 thay cụm từ “Cục Kế hoạch và Đầu tư” bằng cụm từ “Cục Kế hoạch và Tài chính”; bỏ cụm từ “Cục Tài chính, Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật”; thay cụm từ “Tổng cục Cảnh sát” bằng cụm từ “Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội”.

7. Sửa đổi Điều 25 như sau:

a) Tại khoản 1 thay cụm từ “Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát” bằng cụm từ “Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội”.

b) Tại khoản 2 thay cụm từ “Các Tổng cục trưởng, thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ Công an” bằng cụm từ “Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Công an”; bỏ cụm từ “Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy”; thay cụm từ “qua Tổng cục Cảnh sát” bằng cụm từ “qua Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội”.

Điều 2. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày… tháng…. năm 2019.

Điều 3. Trách nhiệm thi hành

1. Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.

2. Thủ trưởng Công an các đơn vị trực thuộc Bộ Công an, Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương báo cáo về Bộ Công an (qua Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội) để có hướng dẫn kịp thời./.      

Nơi nhận:

- Các đồng chí Thứ trưởng Bộ Công an;

- Các đơn vị trực thuộc Bộ Công an;

- Các Học viện, các trường Công an nhân dân;

- Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Cục kiểm tra văn bản QPPL Bộ Tư pháp;

- Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ, Cổng TTĐT

Bộ Công an;

- Công báo nội bộ;

- Lưu: VT, C06, V03.

BỘ TRƯỞNG

Đại tướng Tô Lâm

dự thảo tiếng việt
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY